Quan hệ Việt-Trung

Ko biết cái này mọi người đọc chưa, nếu là đồ cổ thì thông cảm nhé:

Mạng Sina vừa đăng bài “Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) hay không?” viết :

Trong lịch sử của nước Trung Hoa mới, chỉ có hai lần tiến hành hải chiến đều là đánh nhau với VN, một lần hải chiến ở Hoàng Sa năm 1974, tuy là đánh quân Nam VN, nhưng Bắc Việt chắc cũng cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ có thể dấu trong tim. Năm 1988 lại xảy ra cuộc hải chiến lần thứ hai với quy mô nhỏ. Phân tích kỹ hai cuộc hải chiến sẽ phát hiện ra một điều lý thú, đó là từ cuộc hải chiến lần thứ nhất dùng lựu đạn đánh chìm tàu chiến đối phương, đến cuộc hải chiến lần thứ hai trực tiếp dùng pháo hạm bắn chìm tàu chiến của VN, điều này đã chứng minh hải quân TQ đã có sự biến đổi về chất. Thế thì nếu như giữa TQ và VN nổ ra cuộc hải chiến lần thứ ba, thì TQ sẽ dùng thủ đoạn gì? Việc dùng công nghệ tin học để tiến công có thể trở thành sự tượng trưng thực sự cho sức mạnh của hải quân TQ.

Sau cuộc hải chiến lần thứ hai năm 1988, VN đã thay đổi thái độ cứng rắn trước đây, một mặt khôi phục quan hệ với TQ, nhưng mặt khác lại ngấm ngầm chiếm lĩnh một cách phi pháp các đảo ở Nam Hải, lôi kéo các Cty có thực lực của phương Tây, dính líu vào tranh chấp Trung-Việt ở Nam Hải. VN nhiều lần tuyên bố có chủ quyền đối với Nam Hải của TQ, không chỉ coi thường thiện chí của TQ muốn hoà bình giải quyết vấn đề Nam Hải, mà còn tìm cách dựa vào sự ủng hộ của thế lực bên ngoài, nhân lúc TQ còn phải bận đối phó với vấn đề Đài Loan, để tranh thủ tranh giành lợi ích.

Sự phản đối của VN đối với chính sách “Nam tiến” của TQ là một vấn đề quan trọng. Những ý đồ của VN đối với Nam Hải cũng chính là một khâu quan trọng đe dọa đến an ninh của tuyến đường vận chuyển dầu mỏ trên biển của TQ. Gần đây VN lại mấy lần khuyến khích dân chúng biểu tình phản đối TQ, kháng nghị việc quản lý hành chính của TQ đối với khu vực Trường Sa. Điều đáng chú ý là khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Tần Cương cảnh cáo VN “không nên làm những việc tổn hại đến lợi ích hai nước”, thì phía Mỹ lại nói rằng một khi VN xảy ra xung đột với TQ ở Hoàng Sa và Trường Sa, phía Mỹ sẽ “hỗ trợ VN", việc hỗ trợ như thế nào, phía Mỹ không nói cụ thể. Nhưng chúng ta (tức là Khựa) có thể thấy, ngoài thế lực quân Mỹ ra, Ấn Độ cũng là đối tượng mà VN lôi kéo, cộng thêm không quân VN được trang bị máy bay chiến đấu SU-30, VN tự tin có thể đánh cho TQ một đòn chí mạng, mà về mặt đạo nghĩa lại được bạn bè quốc tế ủng hộ.

Từ những tin tức gần đây, có thể thấy rõ hai điểm: Thứ nhất, Mỹ hy vọng xảy ra xung đột Trung-Việt trên biển, qua đó quân Mỹ có thể thăm dò được thực lực của hải quân TQ; Thứ hai, xung đột lợi ích giữa TQ và Mỹ tại Nam Hải sẽ tăng lên, Mỹ hy vọng xung đột Trung-Việt sẽ tạo nên một tấm gương cho các nước ASEAN khác - TQ là mối đe dọa đối với các nước ASEAN. Ý đồ của Mỹ thực ra rất là thâm độc. Mỹ liệu có thể cung cấp sự “hỗ trợ” gì cho VN, dự tính ngoài tin tức tình báo chiến trường, vật tư hậu cần chiến lược và trang bị vũ khí ra, ít có khả năng quân Mỹ nhảy vào.

Nhưng một khi xung đột Trung-Việt nổ ra, sẽ ảnh hưởng đến chiến lược “Nam tiến” của TQ. Trên mức độ nhất định sẽ để lại ấn tượng về một TQ bá quyền đối với các nước ASEAN, sẽ khiến gần 20 năm cố gắng của TQ trở nên uổng công vô ích. Phân tích sâu một chút có thể thấy xung đột Trung-Việt nổ ra ở Nam Hải sẽ làm TQ bị phân tán lực lượng đối phó với thế lực gây chia cắt đất nước ở Đài Loan, làm rối loạn bố cục chiến lược của TQ. Hiển nhiên, TQ cũng xem xét đến điều này. Tiến xuống phía Nam sẽ mở thông tuyến đường vận chuyển trên biển của TQ. TQ có thể cắm chốt ở phía Tây từ Pakistan, ở phía Đông từ Malaysia và ở khu vực giữa là Mianma, lấy điểm phá diện, phân hoá phạm vi thế lực của Mỹ và phá vỡ ý đồ chiến lược của các nước nhỏ trong khu vực. Trong các nước ASEAN, Thái Lan, Singapore, Philippine là “hàng rào thép” của Mỹ; VN, Lào, Indonesia luôn hoài nghi TQ. Cho nên chiến lược “ Nam tiến” của TQ không thuận lợi chút nào. Trong số những nước này VN, Singapore và Indonesia là hận TQ nhất. Nhìn từ khả năng chiến lược của TQ cho thấy đánh VN có thể là sự lựa chọn tốt nhất.

Trong tình hình nếu VN cứ làm theo ý mình thì khả năng nổ ra xung đột Trung-Việt ở Nam Hải không phải là không có. Liên tưởng đến việc các tàu chiến tàng hình mới của TQ tiến hành tập trận ở khu vực Nam Hải, thì việc TQ dạy cho VN một bài học ở “mức độ nhất định” cũng là chuyện bình thường. “Mức độ nhất định” này phải đảm bảo được 3 yếu tố “nhanh, chuẩn xác và mạnh”. Với bài học này VN đau cũng không dám nói ra, không kịp có thời gian phản ứng, cũng để Mỹ không có cơ hội tìm hiểu được sức mạnh của hải quân TQ. Đánh nhanh đánh tốt một trận ở Nam Hải không chỉ có tác dụng răn đe những hoang tưởng của các nước xung quanh đối với quần đảo Trường Sa của TQ, mà trên mức độ nhất định cũng răn đe quyết tâm của Mỹ-Nhật dính líu vào xung đột ở eo biển Đài Loan. Cho nên đánh trận này phải đánh thật hay, phải thể hiện đặc điểm của chiến tranh kỹ thuật cao và những tinh tuý về mặt chiến thuật của quân đội TQ.

Cũng mạng Sina có đăng tải bài: Việt Nam đang thăm dò "vạch đỏ chiến tranh" của Trung Quốc
Bài báo viết gần đây trong nước VN dấy lên các cuộc biểu tình của dân chúng chống TQ trước Đại sứ quán TQ, kháng nghị TQ thiết lập thành phố cấp huyện Tam Sa bao gồm quần đảo Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa. Đây rõ ràng là phản ứng tâm lý của phía VN. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Trong lịch sử, quần đảo Trường Sa luôn là lãnh thổ thiêng liêng không thể bị chia cắt của TQ. Từ thời nhà Thanh đến thời kỳ Dân Quốc, chính phủ nước ta (tức là chúng nó) đã từng 3 lần đặt tên cho các đảo ở Nam Hải. Lần thứ nhất là năm 1909, khi Lý Chuẩn đi tuần tra biển đã đặt tên cho 15 hòn đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Lần thứ hai vào năm 1935, Uỷ ban thẩm tra bản đồ thuỷ lục đã công bố “Biểu đối chiếu tên tiếng Trung-Anh của các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)”, trong đó công bố tên 136 đảo ở Nam Hải. Lần thứ ba vào năm 1947 sau khi kháng chiến thắng lợi, Bộ Nội chính đã công bố “Biểu đối chiếu tên cũ và tên mới đối với các đảo ở Nam Hải (Trung Quốc)”, trong đó bao gồm tên của 172 hòn đảo. Mỗi lần đặt tên đều vẽ trên bản đồ. Những tin tức gần đây cho thấy mức độ chống TQ của VN đã đến mức không thể chịu đựng nổi, đã đến lúc TQ lại phải dạy cho VN một bài học.

VN hiện đang thăm dò “vạch đỏ” chiến tranh của TQ. Bước sang thế kỷ mới, TQ đã đề xuất chiến lược ngoại giao “thế giới hài hoà”, cho nên VN đã đưa ra sự lựa chọn giữa chiến tranh và hoà bình với TQ (chiến lược lãnh thổ và ngoại giao); hòng lợi dụng ảnh hưởng quốc tế để gây sức ép với TQ, đặc biệt vào lúc vấn đề Đài Loan đang nóng lên và Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh sắp diễn ra, VN càng liều lĩnh, muốn liên hợp với Mỹ kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á-TBD. Nam Hải nằm trên tuyên đường vận chuyển trên biển từ eo biển Malắcca đến Đông Bắc Á, tầm quan trọng địa-chiến lược không thể phủ nhận. Nếu kiểm soát khu vực này có thể ngăn cản việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nhật Bản (NB), làm rối loạn việc điều hành tuyến vận chuyển và chỉ huy lực lượng hải quân của Mỹ và đồng minh. Ngược lại, nếu Mỹ kiểm soát khu vực này thì có thể răn đe có hiệu quả TQ. Mặc dù TQ đã sớm tuyên bố “Mỹ không có liên quan gì đến tranh chấp ở Nam Hải, vì thế không nên can thiệp vào”, nhưng Mỹ muốn duy trì quyền đi lại tự do trên biển Nam Hải, nên khó tránh khỏi sự can thiệp của Mỹ. Những biểu hiện thiện chí của Mỹ rõ ràng đã làm tăng thêm dũng khí cho VN, mới khiến VN dám đương đầu với TQ.
VN là nước vong ơn bội nghĩa, trong thời kỳ Mỹ xâm lược VN, TQ đã giúp VN tài lực và vật lực để đánh đuổi Mỹ. Nhưng không ngờ cuối cùng VN trở mặt đối với TQ: Bắt đầu từ năm 1977, đã tiến hành bài Hoa chống Hoa, trục xuất người Hoa, thậm chí đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với TQ, gây mâu thuẫn ở khu vực biên giới, không ngừng gậm nhấm lãnh thổ của nước ta, phá hoại mốc cắm giữa biên giới hai nước, thay đổi dòng chảy trên các dòng sông, thậm chí có lúc bắn súng qua biên giới.

Ngay từ cuối năm 1978, khoảng 22 vạn quân TQ đã tập kết với quy mô lớn ở khu vực biên giới Trung-Việt ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam. Bắc Kinh bắn tin muốn VN rút quân khỏi Campuchia, nếu không sẽ dạy cho VN một bài học. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh biên giới, bộ máy tuyên truyền của VN rêu rao VN là “cường quốc quân sự thứ 3 thế giới”, một lính VN có thể đối phó được 30 lính TQ, còn nói sẽ đánh đến Nam Ninh rồi ăn điểm tâm sáng, nơi nào có cây hoa gạo thì đều là lãnh thổ của VN, mục đích là muốn kích động quyết chiến một trận với TQ. Nhưng VN không biết rằng trong thời kỳ “kháng Mỹ viện Việt”, TQ đã nắm rất rõ mọi địa hình, công sự trên biên giới của phía VN. Quân đội TQ đã dùng pháo, tên lửa, súng phóng hoả để đối phó khiến các công sự kiên cố không có tác dụng gì, không thể ngăn cản được đại quân TQ. Sau khi bị mất Lạng Sơn, Hà Nội lập tức động viên chiến tranh toàn dân. Tại Hà Nội người già trẻ con thì đi sơ tán, thanh niên trai tráng thì đào công sự. Cùng ngày, TQ tuyên bố rút quân. Hà Nội vẫn phòng bị, lo lắng quân đội TQ quay trở lại.

Quần đảo Trường Sa từ trước đến nay luôn là lãnh thổ thiêng liêng của TQ. TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa. Bắt đầu từ thập kỷ 60, đặc biệt từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 đến nay, các đảo nổi lên mặt biển và khu vực biển phụ cận của quần đảo Trường Sa đã bị các nước xung quanh xâm chiếm. cướp đoạt tài nguyên. Trong đó bao gồm VN, Philippine, Malaysia và Brunei; VN, Malaysia và Philippine còn chiếm đóng quân sự đối với các đảo; Indonesia thì chiếm một phần khu vực biển; cộng thêm TQ và Đài Loan, hình thành nên thế đối đầu ở quần đảo Trường Sa giữa 6 nước và 7 bên. Đến cuối năm 1991, ngoài 6 đảo mà quân ta kiểm soát và Đài Loan kiểm soát đảo Thái Bình ra, 44 đảo khác bị VN, Philippine và Malaysia xâm chiếm, trong đó VN là nước duy nhất đưa ra yêu cầu chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa, cũng là nước hiện đang có lợi ích lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với nước ta. Trong thế kỷ trước TQ và VN (Bắc và Nam) đã từng 2 lần hải chiến ở quần đảo Trường Sa, đều kết thúc với chiến thắng của TQ. Hiện nay trong vấn đề lãnh thổ TQ vận dụng sách lược “giấu mình chờ thời”, “gác tranh chấp cùng khai thác”, chú trọng “gác tranh chấp”. Trên thực tế là chú ý đến nhân tố quốc tế phức tạp, chú ý đến ảnh hưởng của cuộc chiến tranh khu vực có thể xẩy ra đối với sự phát triển của đất nước ta. Nhưng VN đã coi sự khoan dung của TQ như là sự mềm yếu, lấn dần từng bước. Tháng 4 năm nay, bất chấp sự phản đối của phía TQ đã quyết định hợp tác với hãng dầu BP của Anh khai thác dầu khí ở Trường Sa. Điều này đã công khai thách thức chủ quyền lãnh thổ của TQ, thăm dò dây thần kinh chiến tranh của TQ. VN là nước xâm chiếm nhiều đảo nhất ỏ quần đảo Trường Sa, chiếm tới một nửa toàn bộ quần đảo Trường Sa, cho nên TQ phải giải quyết vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa. Trước hết việc giải quyết các đảo VN chiếm đóng là việc làm cấp bách. Trong hải chiến hiện đại, muốn kiểm soát biển trước hết phải kiểm soát trên không, tuy quần đảo Trường Sa cách lục địa nước ta mấy trăm hải lý, nhưng máy bay chiến đấu của nước ta hoàn toàn có thể đối với được với mối đe dọa ở mức độ hạn chế của không quân VN. Hiện nay hải quân VN có tàu tốc hạm mang tên lửa “Con nhện” với số lượng không nhiều, quả thực là mối đe dọa không nhỏ đối với hải quân nước ta. Nhưng tin rằng quân đội TQ tuyệt đối có khả năng một lần nữa lại có thể nhấn chìm hải quân VN xuống Thái Bình Dương. Chỉ cần giải quyết xong VN, các tranh chấp lãnh thổ với các nước khác cũng sẽ được giải quyết. VN chủ định muốn làm “con gà”, cho nên TQ phải chuẩn bị tốt cho việc “giết gà dọa khỉ”.


Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-IcgvqFs9eqhXKGuGFi2_1gdtBurxxVc-?cq=1
 
quả là thông tin đa luồng có đọc mới hiểu ra nhiều vấn đề về cái độ mị dân chính trị của Tàu :) cảm ơn bạn :)
 
bọn TQ vẫn luôn tởm như thế......................................................................
 
vãi cả ra :)) ko thể tưởng tượng nổi là bộ máy tuyên truyền của nó hoạt động mạnh đến thế :))

bao h mới có bài "Hà Nội là đất đai thiêng liêng của ng` Trung Quốc" nhỉ =))
Em có thắc mắc là liệu 1 tỷ ng` Trung Quốc thì có bao nhiêu phần trăm tin vào chuyện này? bao nhiêu phần trăm tin là "Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc" nếu như thế thì mấy cái petition trên mạng, 80mil vs 1bil ah :))
 
Hehe e đang ở cùng với 1 thằng bạn Tàu :)) nó bảo phần đông dân TQ coi cái chuyện tranh chấp với VN ở Trường Sa là chuyện dở hơi, VN thích thì cứ lấy Trường Sa nó chả quan tâm :))
 
oh,từ trước đến giờ tàu đều thua mà vẫn cứ khoe là thắng thế nhỉ,...
 
Sao em down mấy cái link trên kia nó hiện ra nhiều link kick vào nó hiện ra dòng này All download slots assigned to your country (Viet Nam) are currently in use. Please try again in a few hours or install the Megaupload Toolbar for immediate access - with the toolbar installed, there are no more slot limitations for you!
Chả biết down ở đâu!!!!
 
Báo chí và các bài viết bao giờ cũng vậy.
Người Trung Quốc viết bài thì thiên về phía Trung Quốc- người Việt Nam viết bài thì thiên về phía Việt Nam, em chả biết đâu là tin thật nữa.
Có anh nào thì được bài viết từ phía trung lập ( từ các nước khác) phân tích về vấn đề này thì đưa lên cho em đọc với để em còn biết người ngoài cuộc nói gì về chuyện này.
 
Chém mạnh quá.=))
Lo giữ lấy VN đi đã, Tàu Mẽo làm gì kệ họ.:)|
 
Sao em down mấy cái link trên kia nó hiện ra nhiều link kick vào nó hiện ra dòng này All download slots assigned to your country (Viet Nam) are currently in use. Please try again in a few hours or install the Megaupload Toolbar for immediate access - with the toolbar installed, there are no more slot limitations for you!
Chả biết down ở đâu!!!!
Download Phan 1.rar
Đã gộp hết phần 1 vào 1 file rar trong link đó.
Khi nào rỗi sẽ up các phần còn lại, chắc nửa ngày một lần :D .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Tiến Đạt :

em không chịu install cái Megaupload toolbar của nó thì làm sao mà download các file được đây
 
làm ơn đừng biến topic này thành giải thích về công nghệ thông tin mà :))

nếu ng` Tàu ko coi trọng việc Hoàng Sa và Trường Sa như anh gì trên kia nói, thì có chứng tỏ là ý thức dân tộc của bọn nó có phần nào ko đc tốt ko?
 
Nhật với Nga mà TQ còn không ngại thì nó coi VN ra cái gì?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
“giấu mình chờ thời” có nghĩa là TQ đang mong Mĩ sụp đổ chăng?, sau đó TQ sẽ cho cả thế giới biết họ là ai thì phải?. Khi đó các lãnh đạo là con trai duy nhất xuất thân từ gia đình sẽ tung hoành trên thế giới... và rồi TQ trở thành bá chủ? TQ nổi tiếng tàn độc cả nhân loại đều biết và người TQ cũng biết, giống như Mỹ dải chất độc màu da cam xuống VN. Mấy gã Lão Tử, Khổng Tử... và các loại đạo có liên quan không hiểu người TQ nghĩ ra để làm gì mà tại sao nó lại nổi tiếng thế không biết, so với Bill Gate và những điều nhà tỉ phú nghỉ hưu này đã làm và nói với chúng ta thì quả là một trời một vực.
ặc ặc em dốt nát kô hiểu anh Thủy muốn nói điều gì??????????
 
À, hôm trc vấn đề này có xem TV. TQ nó chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của mình.
Quan hệ giữa TQ với Việt Nam hình như được bình thường hóa từ năm 1991. Theo lời cô dạy Sử hồi cấp 2 với bà tớ nói thì sách trước khi cải cách nói Trung Quốc ghê lắm. Trong sách lịch sử 12 (chưa thay sách) bây giờ là nhẹ đấy!
Hôm nay (chính xác là hôm qua vì bây h đã là 1 sáng rồi L-) ) thầy dạy Hóa tớ cũng bảo, hôig mình kháng chiến chống Mĩ, TQ lấy danh nghĩa sang VN làm đường, giúp đỡ cách mạng nhưng thực ra là để khai thác khoáng sản như vàng hay đá quý!
Tớ ko ưa TQ tí nào! Nó đô hộ mình hơn 1000 năm. Nói thật chứ tớ nghĩ hơn 1000 năm thì VN mình chả bị Tàu hóa hết rồi L-)
 
để mà đồng hóa hết được thì khó lắm,ảnh hưởng ít nhiều.....
...thêm 1 câu chuyện chứng tỏ bọn tung của là bọn ngu:thời chống mỹ,miền bắc bị ném bom rất ác liệt,lúc đó quân tung của,các chuyên gia sang giúp đỡ,khi máy bay mỹ ném bom thì ta bảo xuống hầm trốn đi,không chịu nghe,bày đặt bắt chước chủ tịch mao trạch đông đọc báo khi có máy bay ném bom,không quan tâm sẽ chẳng bị gì,kết cục cả đám chết gần hết...sau này có lúc nó trách ta nhưng trách sao dc,ngu thì ráng chịu...
 
Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2008/01/3B9FEE39/

Duy trì và tăng cường quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Tại phiên họp thứ hai Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, hai bên đã dành thời lượng đáng kể để trao đổi về những vấn đề nhạy cảm và quan trọng trong quan hệ hai nước đặc biệt là vấn đề biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trả lời phỏng vấn TTXVN, Thứ trưởng Vũ Dũng, đồng thời là Tổng Thư ký phía Việt Nam của Uỷ ban, nói rằng hai bên đã đạt được một số nhận thức chung quan trọng nhằm xử lý và giải quyết những vấn đề tồn tại và nảy sinh và đều hy vọng rằng, trên cơ sở tiến triển trong các diễn đàn đàm phán vừa qua giữa hai nước, đặc biệt là thoả thuận trong phiên họp Uỷ ban chỉ đạo lần này, các vấn đề tồn tại sẽ được xử lý và giải quyết thoả đáng nhằm thu hẹp bất đồng, tăng cường tin cậy, giữ gìn hữu nghị và thúc đẩy quan hệ hợp tác, góp phần duy trì hoà bình ổn định ở biển Đông và trong khu vực.

Hai bên nhất trí đẩy nhanh công tác phân giới cắm mốc, giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn tại để hoàn thành toàn bộ công tác này vào tháng 6/2008 và giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ đi đôi với ký Hiệp ước về Quy chế quản lý biên giới trong năm 2008, xây dựng đường biên giới Việt-Trung thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác cùng phát triển lâu dài giữa hai nước.

Về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí cần duy trì hoà bình ổn định, không làm phức tạp thêm tình hình, thúc đẩy hợp tác, trước mắt là hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như khảo sát khoa học biển, cứu hộ cứu nạn; tích cực đàm phán về phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ đi đôi với tìm kiếm khả năng hợp tác phù hợp.

Thứ trưởng Vũ Dũng cũng cho biết, trong các cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo (từ 23 đến 25/1 tại Bắc Kinh), hai bên đã trao đổi rất thẳng thắn và chân thành trên tinh thần hữu nghị và đồng chí anh em về những biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước theo phương châm 16 chữ đã được lãnh đạo cấp cao thỏa thuận.

Hai bên khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian qua tiếp tục có những phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục duy trì truyền thống đi thăm và gặp gỡ thường xuyên, giúp tăng cường tin cậy, tạo động lực mới thúc đẩy hợp tác giữa hai nước phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả. Quan hệ thương mại có bước phát triển vượt bậc với kim ngạch hai chiều năm 2007 đạt khoảng 15 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu đề ra 15 tỷ USD cho năm 2010.

Đánh giá về triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Dũng cho biết, quan hệ hai nước đang đứng trước cơ hội phát triển ổn định và lâu dài để nâng lên tầm cao hơn, lành mạnh và bền vững hơn. Tuy còn tồn tại một số vấn đề do lịch sử để lại, nhưng lãnh đạo cấp cao hai nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo các vấn đề này.
 
nói chung là phải cương nhu đúng lúc.
Hôm trc xem TV vẫn quay các chiến sỹ ở đảo Trường Sa trồng rau bắt cá cơ mà :D
 
Back
Bên trên