Quan hệ Việt-Trung

Mọi người k có cảm xúc gì về bài post của em ah :|, thực tế phết đấy chứ :|
 
Bài của ấy 1 nửa là Game còn 1 nửa là Họa My.;))
-----------------
Sao mình không thử mời các nước quân sự mạnh vào nước mình để TQ dè chững nhỉ..

Mỹ chẳng hạn
Vừa có ông nào đến thăm đấy thôi.:-??
Nhưng mà VN cũng ko muốn kêu cứu ai cả, mắc nợ thì phiền lắm.
 
Bài của ấy 1 nửa là Game còn 1 nửa là Họa My.;))
-----------------

Vừa có ông nào đến thăm đấy thôi.:-??
Nhưng mà VN cũng ko muốn kêu cứu ai cả, mắc nợ thì phiền lắm.

Theo em nếu không có sự trợ giúp và quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung hay của một cường quốc nào khác nói riêng thì chúng ta làm thế nào để ngăn TQ chiếm nốt TS và đòi lại HS trong khi hiện tại Vn kém TQ cả về dân số, kinh tế, kỹ thuật, quân sự, lẫn con người?
 
Bài của ấy 1 nửa là Game còn 1 nửa là Họa My.;))
-----------------

Vừa có ông nào đến thăm đấy thôi.:-??
Nhưng mà VN cũng ko muốn kêu cứu ai cả, mắc nợ thì phiền lắm.

KO phải sợ mắc nợ mà sợ cõng rắn cắn gà nhà :|
 
Theo em nếu không có sự trợ giúp và quan tâm của cộng đồng quốc tế nói chung hay của một cường quốc nào khác nói riêng thì chúng ta làm thế nào để ngăn TQ chiếm nốt TS và đòi lại HS trong khi hiện tại Vn kém TQ cả về dân số, kinh tế, kỹ thuật, quân sự, lẫn con người?

hôm nọ em có hỏi một bác vụ trưởng bên bộ ngoại giao , bác nói là hiện nhà nước chưa biết phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này , vì làm thế nào cũng chết .

Nếu giữ kín như hiện nay thì ai có lợi nhất, chắc mọi người cũng biết.
Nếu chọn con đường đấu tranh ngoại giao thì với thế như hiện nay, chỉ còn một giải pháp khả thi duy nhất là đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.

Thế nhưng , nếu chọn con đường thứ 2, thì chỉ sợ chưa làm được, đã bị ăn những đòn trả đũa bẩn thỉu của phía bên kia, mà chúng ta đều biết, kinh tế của Vn, nhất là các tỉnh phía Bắc , phụ thuộc vào bên đó như thế nào.

Xem ra, có muốn lạc quan cũng không biết phải lạc quan như thế nào !
 
đúng là mình yếu hơn họ về mọi mặt, cho nên vấn đề này phải khéo thôi
 
ko đến mức cõng rắn cắn gà đâu.:)) Cho nó đóng tí quân để dọa Tàu thôi là đủ.;))
...nhưng về lâu về dài...
 
bởi nếu thế thì bao nhiêu "công" đánh đuổi họ đi trước kia bây giờ thành con số 0 hết...

Trả lời như vậy em không cảm thấy quá vô trách nhiệm hay sao? Quân Tàu và quân Mỹ ở Việt Nam thì liệu có khác gì nhau? Chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ có mục đích tối thượng là phục vụ ai và bảo vệ ai? Không phải ngày nay chúng ta giao thương với người Mỹ, gửi học sinh sang Mỹ học và sẵn sàng đón nhận người Mỹ sang du lịch và làm ăn hay sao?

Năm 74 người Mỹ có can thiệp khi đồng minh người Việt của họ bị Trung Quốc tấn công hay không? Những năm gần đây người Mỹ có can thiệp khi đảo của Phillipine bị TQ lấn chiếm hay không? Chuyện quân đội một nước ABC nào đó sẽ bảo vệ chủ quyền hộ cho chúng ta là một ảo thưởng nguy hiểm vô cùng. Và chúng ta phải quên nó ngay đi. Chỉ có người Việt mới có thể bảo vệ lãnh thổ của người Việt mà thôi.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi phủ nhận chuyện cần hợp tác quân sự và kinh tế với các quốc gia khác để đối trọng với Trung Quốc. Năm 79 người Nga đã không hề ra tay khi Trung Quốc xâm phạm biên giới phía Bắc, nhưng sự thật là nếu không có người Nga lúc đó thì tình hình của chúng ta đã tệ hơn rất nhiều. Sau này cũng vậy thôi. Hợp tác kinh tế với nhiều nước thì sẽ làm giảm sự phụ thuộc của mình vào Trung Quốc (xin làm ơn hiểu rằng hiện nay tất cả các nước đều phụ thuộc vào nhau, và một nước đông dân như Trung Quốc thì cả thế giới đều phụ thuộc nhiều khá nhiều vào nó). Nếu làm đồng minh quân sự với Mỹ chả hạn, thì điều mà ta có thể hi vọng nhiều nhất là sự giúp đỡ, hợp tác của họ về mặt kỹ thuật, về khí tài, ... Còn con người thì đừng hi vọng. Người Việt chỉ có thể trông cậy vào người Việt mà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ko đến mức cõng rắn cắn gà đâu.:)) Cho nó đóng tí quân để dọa Tàu thôi là đủ.;))

em trả lời tệ quá, ko đơn giản thế đâu. Rước nó sang thì dễ nhưng mời nó về khó trăm lần.Hơn nữa đừng nghĩ quan hệ của ta với Mỹ tốt đẹp gì hơn quan hệ của ta với TQ.Chẳng qua bọn chúng là 2 con trâu, còn ta là con ruồi ở giữa thôi :(
 
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao trong 1 hội nghị về quan hệ Việt Trung đã khẳng định đại khái là quan hệ giữa VN và M sẽ tiến triển rất thuận lợi khi VN thực hiện chính sách Đa Nguyên Đa Đảng chính tri :|, còn khướt :|
Sắp phân chia lại thế giới rồi, mấy thập kỉ nhanh lắm, chúng ta biết bấu víu vào ai thì đỡ thiệt, nếu cứ thế này chắc M thôi :|
 
Tình cờ mình đọc được bài rất hay này có liên quan tới chủ đề (tuy ko liên quan nhiều lắm đến những điều đang nói), mình xin cùng chia sẻ với các bạn:


Hãy để Lịch sử được sống

Lần đầu tiên anhgrass biết được việc Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa là từ câu chuyện ngoài lề bài giảng của người thầy giáo già dạy Lịch sử năm cấp III, khi ông gấp lại trang sách Lịch sử đứt đoạn ở chiến thắng 1975. Lời kể của thầy về những sự thật không được phép nằm trong sách giáo khoa đó đã gợi lên nhiều dấu hỏi của cậu học trò. Với tôi ngày đấy, Lịch sử vụt thoát khỏi trang sách giáo khoa méo mó, khô cứng để bỗng nhiên trở thành sống động và gần gũi.

Đó cũng là những năm đầu tiên dân Việt biết sử dụng internet, và với chiếc đĩa mềm, tôi lang thang các cửa hàng internet để tìm hiểu về Trường Sa và Hoàng Sa, những CIA factbook, những bài báo, những bài phân tích. Sợi dây liên hệ tất nhiên của logic đã khiến tôi chú ý đến những thông tin về nhiều nhiều những mảnh đất nữa của cha ông mình. Và dần dần, mối quan hệ đau thương giàu cảm xúc giữa hai dân tộc quá khác biệt về thế và lực đã lần lượt hiện ra đầy nhức nhối.

Có nhiều kiến giải về lý do tại sao trong số rất nhiều các dân tộc Bách Việt, chỉ có Việt Nam tồn tại được trước người láng giềng tham lam và thâm hiểm Trung Quốc. Những nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa đã tìm đến sức mạnh nội tại của nền văn hóa, đến hào khí và tinh thần đoàn kết vô bờ bến của người Việt mỗi khi đứng trước ngoại xâm. Cuộc tuần hành vĩ đại của thanh niên vào hai ngày cuối tuần vừa rồi đã trở thành minh chứng sống động nhất cho sức mạnh đồng thuận của dân tộc Việt. Chính những công dân mạng đã tự động gạt ra ngoài tất cả những mâu thuẫn nội bộ tồn tại trong lòng một xã hội, đã gạt bỏ những nhà dân chủ kiểu phương Tây không được chính phủ Việt Nam chấp nhận, chỉ để hướng đến mục tiêu duy nhất là nói lên tiếng nói yêu nước của mình. Dải đất cha ông lại một lần nữa đứng trước cơ nguy và thông điệp mà họ gửi đến những người lãnh đạo của mình là: hãy vững vàng và dũng cảm, chúng tôi luôn sát cánh với hành trang là hào khí cha ông ngàn đời.

Trong cuộc biểu tình tuần vừa rồi có những sự kiện để lại dư âm thật xúc động cho người viết bài. Khi đoàn biểu tình chấm dứt tại khách sạn Hà Nội, anhgrass gặp một chị dắt theo cô con gái khoảng bốn tuổi. Chị có hỏi người viết về lý do và mục đích biểu tình. Giải thích cho chị xong và chia tay, anhgrass chợt thấy nghẹn ngào khi nghe chị nhắc cho cô con gái xinh xắn bé nhỏ: con sẽ trả lời như thế nào nếu tối nay bố hỏi, rằng ngày hôm nay con thấy gì. Em bé trả lời: “hôm nay các cô các chú đi xử lý bọn Trung Quốc”. Không can dự tiếp vào câu chuyện giữa cô cháu gái và bà mẹ trẻ, nhưng anhgrass nghĩ rằng cô bé đó lớn lên sẽ sửa câu trả lời của mình, rằng hôm nay chúng tôi đi đòi quyền sống cho lịch sử của dân tộc.

Trở về nhà, anhgrass khoe với bố mẹ về chiếc áo có in ngôi sao vàng và giải thích cho hai cụ ý nghĩa của dòng chữ trên áo. Chờ đợi một lời khuyên nhủ của mẹ như hơn hai mươi năm nay bà vẫn làm với bất kỳ điều gì có thể gây nguy hại cho cuộc mưu sinh bình thường của cậu con trai mang bao kỳ vọng. Nhưng người viết lại một lần nữa bất ngờ về phản ứng của bà, bà trách tôi rằng tại sao không rủ thằng em nó đi cùng.

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn, Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Vâng, dòng máu cha ông đã truyền lại cho những người con đất Việt bình dị một sức mạnh vô biên để dân tộc đứng vững trước bất kỳ kẻ thù nào trong chiều dài lịch sử. Cái đốm lửa Tam Sa mà Trung Quốc đốt lên bỗng trở thành hành động châm ngòi cho bao người dân hiền lành chân chất hôm nay vụt đứng dậy, nối sợi dây liên hệ với Lịch sử và truyền thống ngàn đời. Những người biểu tình có lẽ đều biết rằng với thế và lực của dân tộc hiện tại, việc đòi lại Hoàng Sa là khó vô chừng nếu mảnh đất Việt không vươn mình đứng dậy như Nhật Bản hay không có một sự biến lớn ảnh hưởng đến sự thanh bình của Tổ Quốc. Nhưng họ vẫn đi bởi nếu dân tộc muốn tiếp tục tồn tại, không bao giờ được phép thiếu Truyền thống và Lịch sử trong hành trang của mình.

Lịch sử sẽ là vô nghĩa và là một lịch sử chết nếu không có sợi dây liên hệ với thực tại, nếu không trở thành động lực tinh thần cho cuộc sống hiện tại. Những gì đang diễn ra hôm nay đáng giá gấp trăm vạn lần bài học lịch sử khô khan trong sách giáo khoa con em chúng ta đang học. Người viết bài tin rằng cháu bé trong câu chuyện và rất nhiều người theo dõi sự kiện hôm nay sẽ có thêm trong mình một đốm lửa ấm của tình yêu với Lịch sử và hào khí dân tộc. Lịch sử không xảy ra đều đều mà có những điểm chốt, chắc chắn với mốc son của tháng mười hai nhạy cảm này, trong kỳ thi tốt nghiệp sẽ bớt đi nhiều em học sinh có điểm không đầy thất vọng.

Hãy để Lịch sử được sống, nếu dân tộc không muốn mang một mảnh tang trắng trên đầu!

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-s6vJXe8wda4nLjSYqFodSg--?cq=1&p=239#comments
 
hôm nọ em có hỏi một bác vụ trưởng bên bộ ngoại giao , bác nói là hiện nhà nước chưa biết phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này , vì làm thế nào cũng chết .

Nếu giữ kín như hiện nay thì ai có lợi nhất, chắc mọi người cũng biết.
Nếu chọn con đường đấu tranh ngoại giao thì với thế như hiện nay, chỉ còn một giải pháp khả thi duy nhất là đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.

Thế nhưng , nếu chọn con đường thứ 2, thì chỉ sợ chưa làm được, đã bị ăn những đòn trả đũa bẩn thỉu của phía bên kia, mà chúng ta đều biết, kinh tế của Vn, nhất là các tỉnh phía Bắc , phụ thuộc vào bên đó như thế nào.

Xem ra, có muốn lạc quan cũng không biết phải lạc quan như thế nào !

Nhà Nước nên để, thứ nhất, toàn dân biết chuyện gì đã và đang xảy ra ờ HS và TS hơn bốn chục năm qua. Thứ hai, chúng ta cần liên kết và kêu gọi giúp đỡ về ngoại giao (và cả quân sự, nếu được) của các nước cũng có vấn đề về biên giới và hiểu được dã tâm của TQ như Nga, Ấn, các nước ĐNA, Nhật, và Hàn. Đánh động để họ biết TQ đã bắt đầu và chắc chắn sẽ ko chỉ dừng lại ở HS và TS nếu TQ "thắng" lần này. Thứ ba, đẩy nhanh và mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, không thể tự mãn với tốc độ 8-9%/năm được. Các tỉnh Tây Nam ven biển TQ trong thập kỉ 90 với số dân tương đương Vn có tốc độ tăng trưởng lên tới 25%/năm và hiện vẫn từ 12-13%. Trong khi đó, hơn mười năm qua chúng ta chưa có lần nào tăng trưởng chạm tới được hai chữ số. Như vậy làm sao có thể đuổi kịp TQ mà Nhà Nước luôn tuyên truyền và tự hào quá mức về thành tựu đó. Cuối cùng là cần phải thể hiện rõ thái độ với TQ rằng nếu đẩy chúng ta vào bước đường cùng thì chúng ta sẵn sàng đáp trả, không thể nhân nhượng mãi được, không chúng ta sẽ chết. Xét cho cùng thì TQ cũng không muốn có một cuộc chiến tổng lực để làm tâm điểm bị chỉ trích bây giờ.
 
Nguồn: BBC Vietnamese

Việt Nam sửa sang di tích Hoàng Sa


Một buổi lễ tưởng niệm chiến binh Hoàng Sa
Một buổi lễ tưởng niệm chiến binh Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn.
Một khu di tích Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đang được gấp rút trùng tu trong bối cảnh VN và Trung Quốc vẫn còn tranh cãi về các quần đảo ở biển Đông.

Khu di tích trên đảo Lý Sơn có tên "Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa".

Đây được coi là nơi thờ các "hùng binh Hoàng Sa hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ 300 năm trước".

Theo báo Tuổi Trẻ, dự kiến quá trình tu tạo kéo dài một năm và hoàn thành vào tháng 11 năm 2008.

Thông tấn xã Việt Nam cho hay, khu di tích Hoàng Sa tại Lý Sơn, Quảng Ngãi là nơi chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong tháng 12, nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa đã diễn ra ở Hà Nội và TP HCM.

Huyện đảo Lý Sơn cách đất liền khoảng một tiếng đi bằng tàu cao tốc.

Nghề chính của dân trên đảo là đi biển. Trong những năm gần đây, nhiều ngư dân đảo Lý Sơn đã bị bắt và bị bắn trên vùng biển tranh chấp ở biển Đông.

Từ đầu năm tới nay, chín tàu của ngư dân đảo Lý Sơn đã bị bắt cùng với 126 lao động.

--------------------------------------------------------------------------------------
Nguồn: BBC Vietnamese
Biểu tình chống VN tại Phnom Penh


Sư sãi Campuchea
Các nhà sư nói người Campuchia Crom thiểu số tiếp tục bị ngược đãi
Xô xát đã xảy ra ở Phnom Penh khi một số sư sãi muốn tới gửi một thỉnh nguyện đơn lên đại sứ quán Việt Nam nhưng bị cảnh sát chặn đường.

Các sư muốn dư luận chú ý đến vấn đề mà họ cho rằng có tình trạng ngược đãi đang tiếp diễn đối với đồng bào thiểu số Campuchia Crom đang sống ở Việt Nam.

Có mặt tại Phnom Penh, phóng viên BBC Guy de Launey cho biết bạo lực xảy ra sau khi khoảng 50 vị sư mặc áo cà sa vàng tới đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh và ngồi xuống biểu tình.

Khi cảnh sát chống bạo động yêu cầu các vị sư này phải rời đi, tình hình trở nên thêm tồi tệ.

Các người tranh đấu cho nhân quyền nói cảnh sát đã dùng gậy gộc đánh các vị sư.

Giới chức thì cáo buộc các vị sư này tìm cách xông vào đại sứ quán và còn mang theo gạch đá để ném cảnh sát.

Một số người thuộc cả hai phe đã bị thương trong vụ đụng độ, mặc dù không ai bị thương nặng.

Đòi đất

Các vị sư sãi từ trước đã biểu tình vì họ cho rằng Việt Nam ngược đãi sư sãi gốc Campuchia thiểu số tại Việt Nam.


Chủ tịch Nguyễn minh Triết đã có hội đàm với Quốc Vương Campuchea hồi trước đây trong năm nay

Thỉnh nguyện đơn của họ đề nghị phải trả tự do cho một vị sư bị bỏ tù tên là Tim Sakhorn, vì bị buộc tội "gây hại tới đoàn kết dân tộc" .

Họ cũng yêu cầu Việt Nam phải trả lại phần lãnh thổ mà họ nói là thuộc về Campuchia. Đây là một chủ đề nhạy cảm đối với chính phủ Campuchia.

Mối quan hệ giữa Campuchia với VN có từ năm 1979, khi quân đội VN giúp Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ.

Tuy nhiên, rất nhiều người Campuchia không thích vị láng giềng lớn này, và họ bất bình trước việc mất các phần lãnh thổ trước đây trong lịch sử, trong đó có cả thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

Một số ngôi chùa tại Campuchia đã trở thành điểm tập trung cho các cuộc biểu tình phản đối về vấn đề này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trả lời như vậy em không cảm thấy quá vô trách nhiệm hay sao? Quân Tàu và quân Mỹ ở Việt Nam thì liệu có khác gì nhau? Chính phủ Mỹ, quân đội Mỹ có mục đích tối thượng là phục vụ ai và bảo vệ ai? Không phải ngày nay chúng ta giao thương với người Mỹ, gửi học sinh sang Mỹ học và sẵn sàng đón nhận người Mỹ sang du lịch và làm ăn hay sao?

Năm 74 người Mỹ có can thiệp khi đồng minh người Việt của họ bị Trung Quốc tấn công hay không? Những năm gần đây người Mỹ có can thiệp khi đảo của Phillipine bị TQ lấn chiếm hay không? Chuyện quân đội một nước ABC nào đó sẽ bảo vệ chủ quyền hộ cho chúng ta là một ảo thưởng nguy hiểm vô cùng. Và chúng ta phải quên nó ngay đi. Chỉ có người Việt mới có thể bảo vệ lãnh thổ của người Việt mà thôi.

... Còn con người thì đừng hi vọng. Người Việt chỉ có thể trông cậy vào người Việt mà thôi.

Em không hoàn toàn đồng ý với anh Trung.
Người Mĩ đã nhiều lần dùng quân lực và con người, mạng sống của binh lính Mĩ để chiến đấu giúp bảo vệ một quốc gia khác. Năm 1950 nếu không có sự chi viện của hàng chục nghìn binh sĩ Mĩ thì ngày nay đâu còn nước Hàn Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, một phần quan trọng nhờ sự chi viện về vốn, khoa học, con người và sự bảo vệ an ninh của Mĩ mà Đức và Nhật trở thành cường quốc.

Còn hôm nay, người Mĩ đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật, cộng hòa Séc, etc để bảo vệ các đồng minh châu Âu và châu Á của mình. Nếu sáng mai TQ tấn công Đài Loan, em tin người Mĩ cũng sẽ tham chiến ngay bên cạnh Đài Loan.

Nói như vậy em cũng ko có ý là lính Mĩ luôn bảo vệ các đồng minh mà ko vì một lợi ích cụ thể nào của Mĩ. Nhưng nếu người Mĩ cảm thấy họ có lợi ích chiến lược, hoặc an ninh của họ và an ninh toàn cầu bị đe dọa, họ sẵn sàng hành động bằng nguồn nhân lực của họ.
Hiện nay, với Việt Nam ta, quân Mĩ khác quân Trung Quốc nhiều lắm. Các phân tích chỉ ra rằng người Mĩ và người Việt có chung lợi ích trong việc xây dựng một nước Việt Nam mạnh về kinh tế và an toàn về an ninh quân sự. Còn người TQ thì không hề muốn một VN mạnh để cạnh tranh với TQ trên biển Đông. Mĩ ko có xung đột về lãnh thổ với VN, còn TQ thì có.
Như vậy, nếu Việt Nam có thể nhận được sự viện trợ kinh tế quân sự, con người của Mĩ, thì trong tình hình hiện nay không thể gọi là "cõng rắn cắn gà nhà được"
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em không hoàn toàn đồng ý với anh Trung.
Người Mĩ đã nhiều lần dùng quân lực và con người, mạng sống của binh lính Mĩ để chiến đấu giúp bảo vệ một quốc gia khác. Năm 1950 nếu không có sự chi viện của hàng chục nghìn binh sĩ Mĩ thì ngày nay đâu còn nước Hàn Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, một phần quan trọng nhờ sự chi viện về vốn, khoa học, con người và sự bảo vệ an ninh của Mĩ mà Đức và Nhật trở thành cường quốc.

Còn hôm nay, người Mĩ đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật, cộng hòa Séc, etc để bảo vệ các đồng minh châu Âu và châu Á của mình. Nếu sáng mai TQ tấn công Đài Loan, em tin người Mĩ cũng sẽ tham chiến ngay bên cạnh Đài Loan.

Nói như vậy em cũng ko có ý là lính Mĩ luôn bảo vệ các đồng minh mà ko vì một lợi ích cụ thể nào của Mĩ. Nhưng nếu người Mĩ cảm thấy họ có lợi ích chiến lược, hoặc an ninh của họ và an ninh toàn cầu bị đe dọa, họ sẵn sàng hành động bằng nguồn nhân lực của họ.
Hiện nay, với Việt Nam ta, quân Mĩ khác quân Trung Quốc nhiều lắm. Các phân tích chỉ ra rằng người Mĩ và người Việt có chung lợi ích trong việc xây dựng một nước Việt Nam mạnh về kinh tế và an toàn về an ninh quân sự. Còn người TQ thì không hề muốn một VN mạnh để cạnh tranh với TQ trên biển Đông. Mĩ ko có xung đột về lãnh thổ với VN, còn TQ thì có.
Như vậy, nếu Việt Nam có thể nhận được sự viện trợ kinh tế quân sự, con người của Mĩ, thì trong tình hình hiện nay không thể gọi là "cõng rắn cắn gà nhà được"



Vấn đề là người Mỹ, nếu có ý định can thiệp vào biển Đông chẳng hạn, thì họ làm điều đó vì cái lợi của họ, không phải vì cái lợi của chúng ta. Có nghĩa là họ sẽ chỉ can thiệp đến đủ mức để bảo vệ lợi ích của mình. Chưa kể biển Đông cũng có thể trở thành một con bài cho sự ngã giá giữa Mỹ và Trung Quốc - Trung Quốc có thể sẽ làm ngơ cho Mỹ ở một vài nơi với điều kiện Mỹ làm ngơ cho TQ ở biển Đông chả hạn.

Do đó không bao giờ có thể ỉ lại vào Mỹ được. Nếu lợi ích thay đổi và Mỹ đột nhiên không có quá nhiều lợi ích của biển Đông, hoặc nếu có một mối lợi khác lớn hơn ở nơi nào đó, thì sẽ ra sao nếu chúng ta đã quen vào việc ỉ lại này?



Mặt khác nếu bỏ TQ và Mỹ lên bàn cân mà cân nhắc thì đương nhiên cũng có thể hiểu là TQ dễ mâu thuẩn quyền lợi với Việt Nam hơn Mỹ. Hay nói cách khác, ngắn gọn là chơi với Mỹ thì ít thiệt hại hơn là chơi với Tàu.
 
Người Mĩ đã nhiều lần dùng quân lực và con người, mạng sống của binh lính Mĩ để chiến đấu giúp bảo vệ một quốc gia khác. Năm 1950 nếu không có sự chi viện của hàng chục nghìn binh sĩ Mĩ thì ngày nay đâu còn nước Hàn Quốc.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, một phần quan trọng nhờ sự chi viện về vốn, khoa học, con người và sự bảo vệ an ninh của Mĩ mà Đức và Nhật trở thành cường quốc.

Còn hôm nay, người Mĩ đang xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật, cộng hòa Séc, etc để bảo vệ các đồng minh châu Âu và châu Á của mình. Nếu sáng mai TQ tấn công Đài Loan, em tin người Mĩ cũng sẽ tham chiến ngay bên cạnh Đài Loan.

Không thể mang HQ và Đài Loan ra ở đây được, mục đích của Mỹ đối với 2 quốc gia này là hoàn toàn nhằm vào cuộc chiến giữa XHCN và TBCN. Nếu so sánh thì chỉ có việc Mỹ đưa quân vào Nam Việt Nam là giống với việc Mỹ đưa quân bảo vệ 2 quốc gia này, em nên nhìn nhận lại về vấn đề này
 
sao lại không có,năm 79 khi tung của đánh phía bắc thì trong trường hợp Hà Nội thất thủ thì ở bắc biên giới trung quốc ,nga đã chuẩn bị sẵn 2 sư đoàn xe tăng và cho điều động vài sư đoàn lính dù đến hà Nội,sẵng sàng vào cuộc khi hà Nội thất thủ,nhưng may mà nó không làm được.....
...trong kháng chiến chống mỹ,tung củatrợ kinh tế xây dựng cầu đường ở miền bắc,nhưng điều không ngờ tới là trong lúc nó làm cho ta thì đã đào sẵn các hố lớn và cất vũ khí ở dưới,khi năm 79 ào ạt tấn công thì đào các hố đã đánh dấu sẵn,đi đến đâu đánh đến đó,...bao nhiêu nhà cửa ở lạng sơn là đánh bom sập hết,...không chừa 1 mống gì...
...và trong lúc 2 bên đấu pháo thì mình bắn 1 nó bắn 100 quà pháo...
...khi trung quốc ào sang bao nhiêu bộ đội chạy về hết,nhưng khi lấy lại tinh thần thì cầm súng quay lại hết,không 1 ai đào ngũ cả,có lẽ là mối thâm thù dân tộc sâu quá,...
...năm 79,bố mình đang ở trại huấn luyện để đưa bộ đội vào chiến trường campuchia,sáng hôm đó thằng nào cũng đói vàng mắt ra vì lúc đó nghèo quá,không có gì ăn,bỗng nghe 1 ông phát thanh thông báo:"sáng nay trung quốc đánh phía bắc...".Nghe lời thúc giục xong thì quên hết cả đói,ai cũng muốn cầm súng ra để tệt thằng tung của trước rồi vào Miên sau...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/762796/

Đây có lẽ là lần đầu tiên một tờ báo nhà nước nói rằng HS đã bị TQ chiếm đóng hoàn toàn và đề cập tới cuộc chiến TS 1988.
--------------------------------------------------------------------------

07:59' 07/01/2008 (GMT+7)
(VietNamNet)- Cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đem ra khối ASEAN hoặc Liên hợp quốc để giải quyết. Ngoài ra, việc cần làm ngay là thức tỉnh ý thức dân tộc về biển và bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa bằng cách thông tin, giáo dục rộng rãi cho dân chúng như đã xây dựng ý thức dân tộc giành độc lập, thống nhất đất nước trước kia. Ý kiến của các chuyên gia.


Những phân tích trước nay cho thấy lý lẽ của VN mạnh hơn của Trung Quốc, vì VN đã sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa liên tục trong ba thế kỷ, sử dụng một cách hòa bình không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.

Không những thế, sách sử của Trung Quốc lại còn công nhận rằng những quần đảo đó là vòng đai phòng thủ của VN, và qua thái độ của họ trong thời gian đó thì Trung Quốc cũng đã mặc thị công nhận chủ quyền của VN trên những quần đảo này. Nếu cho rằng chúa Nguyễn đã khai thác các đảo từ đầu thế kỷ 17, sau gần 100 năm, chủ quyền lịch sử của VN đã hoàn tất. Chủ quyền lịch sử đó lại được củng cố thêm qua đời vua Gia Long và Minh Mạng. Đồng thời chủ quyền vẫn được hành xử liên tục qua sự khai thác và quản trị của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, là những bộ phận của nhà nước.

Chủ quyền được khẳng định

Phía Trung Quốc cũng đã đưa ra những tài liệu để chứng minh mình đã khám phá và hành xử chủ quyền trước tiên. Tuy nhiên, chủ quyền lịch sử mà Trung Quốc khẳng định mình có là rất yếu. Phần lớn tác giả, luật gia chuyên về luật quốc tế, trừ những tác giả Trung Hoa, đều công nhận điều này. So sánh chủ quyền lịch sử viện dẫn bởi hai bên, chúng ta có thể kết luận rằng giữa VN và Trung Quốc thì VN mới là quốc gia có chủ quyền lịch sử trên hai quần đảo. Phân tích còn cho thấy chủ quyền lịch sử của VN đã được hoàn tất từ thế kỷ 17, dưới thời chúa Nguyễn.

Hiệp ước Pháp-Thanh 1887 không trao chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc vì Hiệp ước này chỉ là hiệp ước ấn định biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Do đó, nó chỉ ấn định phần biên giới ở Vân Nam, Quảng Đông và Vịnh Bắc Bộ.

Trên thực tế hiện nay, Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã cho xây cất nhiều công trình nhằm củng cố sự chiếm hữu bất hợp pháp. Một sự chiếm hữu bất hợp pháp, với thời gian, nếu không có sự phản đối từ quốc gia kia, và nếu có sự thừa nhận của các quốc gia thứ ba, sẽ tạo nên chủ quyền cho quốc gia chiếm hữu.

Trong hoàn cảnh hiện tại, muốn bảo đảm sự chiếm hữu của Trung Quốc không thể tạo ra chủ quyền được, VN phải thường xuyên lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa (và cả Trường Sa nữa). VN cũng nên công khai đề nghị Trung Quốc đưa vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa ra trước Tòa án quốc tế. Nếu Trung Quốc thật tình tin tưởng rằng mình có căn bản pháp lý vững chắc để khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo này, Trung Quốc không có lý do gì để từ chối một giải pháp pháp lý.

Năm 1988, Trung Quốc lần đầu tiên ra đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa, tàu của VN bị đánh đắm nhưng Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất của chiến tranh. Như vậy, có thể suy đoán Trung Quốc sẽ không ngần ngại gì mà không tiếp tục sử dụng vũ lực. Từ đó đến nay, lâu lâu Trung Quốc lại chiếm thêm vài đảo ở quần đảo Trường Sa.

Đưa vấn đề ra khối Asean hoặc Liên Hiệp Quốc

Một giải pháp thương thuyết song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp khó thực hiện được một cách công bằng, vì sức mạnh để thương thuyết giữa hai bên không bằng nhau, nó chênh lệch và mạnh dĩ nhiên là Trung Quốc. Cũng vì vậy mà Trung Quốc cho đến nay chỉ chấp nhận thương thuyết song phương.

Trung Quốc muốn thương thuyết song phương để buộc quốc gia đối phương phải thương thuyết theo chiều mà Trung Quốc muốn. Nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực. Đây chỉ là một chiến thuật để Trung Quốc tranh thủ thời gian củng cố thêm thế của mình đối với hai quần đảo. Thời gian càng kéo dài thì càng có lợi cho Trung Quốc.

Giải pháp khai thác chung mà Trung Quốc đề nghị không thể thực hiện được khi mà vấn đề chủ quyền chưa được giải quyết. Như vậy, thời gian càng kéo dài lại càng củng cố được những sự chiếm hữu bất hợp pháp, và quốc gia nào có chủ quyền pháp lý vững vàng sẽ bị thiệt thòi.

Giải pháp đưa ra Tòa án quốc tế hoặc trọng tài quốc tế có lẽ công bằng nhất, nhưng Trung Hoa ngày xưa đã hơn một lần phủ nhận giải pháp này, khi Pháp đề nghị vào năm 1932 và 1947. Đối với Trung Quốc bây giờ lại càng khó hơn nữa.

Giải pháp hiện thời, thực tiễn nhất là đưa ra khối Asean hoặc Liên Hiệp Quốc để giải quyết. Liên Hiệp Quốc là giải pháp có thể hữu hiệu hơn, vì đem ra cơ quan này có tính cách khoáng đại, cho phép Mỹ, Nga, Nhật Bản và các quốc gia khác tham dự. Hơn nữa, trường hợp Liên Hiệp Quốc không giải quyết được, hoặc nếu có vấn đề trong việc giải quyết, Liên Hiệp Quốc vẫn có quyền đem vấn đề ra Tòa án quốc tế và yêu cầu tòa cho ý kiến mà không cần sự đồng ý của bất cứ quốc gia nào. "Thủ tục cho ý kiến" của Tòa án quốc tế không có hiệu lực quyết định như một bản án thật sự, nhưng nó vẫn có một tác động mạnh mẽ trong dư luận thế giới. Vụ tranh chấp vùng Tây Sahara đã được tòa cho ý kiến trong những hoàn cảnh như trên (nghĩa là thể theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc).

Cuộc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cần phải giải quyết càng sớm càng tốt. Để càng lâu, nó càng đe dọa hòa bình ở Đông Nam Á và có thể là hòa bình thế giới.
 
đây là sách trắng Sự thật về quan hệ Việt Nam __Trung Quốc trong 30 năm qua (1949-1979) , được nhà xuất bản Sự thật Hà Nội phát hành vào năm 1979 , ngay sau cuộc chiến biên giới 1979

cuốn sách là tài liệu quý giá cho lớp trẻ ngày nay , trong hoàn cảnh mới của mối quan hệ Việt_Trung

Cuốn sách gồm 5 phần , phần thứ 5 sẽ có link sau :

Phần thứ nhất (13 links)
http://www.megaupload.com/?f=T9H5O86P

Phần thứ hai (7 links)
http://www.megaupload.com/?f=YV1PAM4F



Phần thứ ba (18 links)
http://www.megaupload.com/?f=AKQ1VU9F

Phần thứ tư (13 links)
http://www.megaupload.com/?f=GQG68ORD

Phần thứ năm (8 links)
http://www.megaupload.com/?f=ZQCD9YP5
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên