Nhật ký Hao's members... hôm nay có chuyện gì nào ;)

tắt máy, đổi số, ai cần biết thì biết cả rồi ;))
trốn thôi :"> hê hê
tối nay ngủ ngoan :">
 
Chúc mừng sinh nhật a Long \:d/ tuổi mới trọn niềm vui a nhớ\:d/

Đang tự hỏi ko biết có nên tỏ ra đại gia một hôm, rủ rê e rm mua bánh về ăn mừng sn anh ẻm ko =))=))=)) thôi mình bựa quá :">

Ngủ một phát từ 8h tối đến 4h sáng :"> mình kể cũng có tí điều độ. 6h có nên đi tập thể dục ko nhở =))

Ho gần chết, người ngợm cứ thiếu ngủ là bơ phờ, ngủ được 1 giấc no say là y rằng thấy đời bỗng dưng đẹp hơn :"> :x sáng có nên nghỉ ở nhà học bài ko nhở :">

:-< nhiều điều băn khoăn quá :-<

thôi làm cho xong ass :-< đời bh chả biết hỏi bài ai =)) tìm được giai đẹp giỏi toán ở cái đất này đúng là ... khó thật =))
 
Tôi nhận ra là tôi vẫn nghĩ đến anh, mỗi ngày một ít.
nhưng trí não tôi không cho phép tôi chỉ nghĩ đến mỗi mình anh, hehe.

mỗi ngày một ít, mỗi người một chút.
cái gì càng ngày càng hiện rõ hơn, không còn là một ít, một chút nữa, tự động một lúc nào đó, mình sẽ nắm được thôi.
:>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cách dễ nhất để hết bị stress k chỉ là nhảy nhót mà còn là làm bài kt hóa =))))))))))))))))))))
k hiểu sao dù điểm <7 mà vẫn thấy phấn khích.
đời cần tí vui :">
:))
=))
cần học hóa :|
 
hic tóc mình mùi siêu quyến rũ ạ , cứ như e Bella có mùi KFC thì mình có mùi nem vậy đó =)) 1kg1 thịt 10 quả trứng với 1 đống khác cơ mà b-) chả biết 3 con ngồi cuốn có đến tám chục chiếc ko nhỉ :"> khiếp sợ thật, mùi đừng hỏi T__T tắm gội cả tiếng đồng hồ=)) cơ mà ngonnnnnnnnn :x hi hi hi hi :x mình cuốn rất là đẹp :"> =))

chưa kể hqa ninh được nồi cháo lưỡi < 100% nghĩa đen =)) > cũng ngắc ngoải làm lưỡi :p khiếp tuần sau chắc ăn gà nướng hoặc thịt kho hột vịt thôi :-s sợ bày vẽ lắm rồi T__T < nói thế thôi tuần sau mình có kế hoạch làm quẩy nấu cháo ăn ---> cháo quẩy rồi =)) > . Đấy nhắc mới nhớ tuần sau đi cái đồi cao cao :x thế là ngắm được cả TP :x thích quáhhhhhh :x

ah hn có dấu hiệu ho trở lại T__T chán quá ho như con sắp chết ý :-< ho đau cả cơ hoành :-< kiểu này chả cần tập tành mà chỉ ho bụng cũng sáu múi như a LMH mất =)) :-< hầy mau khỏi ốm còn đi chơi.

Mới mua được 1 đống thứ sướng rồ ngườiiiiiiiii :x ai bảo mình ko mua được quần bò ở cái đất này [-x=)) quần cho trẻ 12-14t:"> mình mặc vừa vặn =)) sướng điên mất :"> =))
 
đầu óc hôm nay sao mà cứ lâng lâng
khó chịu quá đi thôi
huhu
 
Chào Hà Nội 1000 năm :)


hôm nay đi bộ một vòng lăng Bác - Bờ Hồ mà mất 3 tiếng tê cả người =)
nhưng mà rất vui :x
ai cũng thèm áo ba lỗ I <3 Hanoi của mình :">
 
“Bà” trong tuổi thơ tao là một ai đó vừa xa lạ mà vừa đáng thèm thuồng và mơ ước. Bà ngoại mất lúc mẹ tao 6 tuổi. Bà nội mất lúc tao 4 tháng tuổi, vào một ngày đầm đìa mưa. Của cả bố và của cả ông trời nữa.

Tao luôn tin thế. Hai mươi mấy năm rồi mà mỗi lần kể cho tao nghe về món canh cua, chuối ốc ấu thơ (mà tao biết chẳng ai trên đời nấu cho bố được ngon hơn bà nữa), về đôi mắt rất đẹp của bà và mười mấy năm cuối đời nó chìm trong mù lòa, chỉ vì mấy ông thày lang nghèo nên ngu dốt (mà cái nghèo thì đâu có tội để mình đổ lỗi!), về chuyện bố bỏ ước mơ thành kĩ sư, quyết tâm thi vào Y bởi cái duyên cớ "muốn chữa cho bà" mang nhiều ấm ức và oan ức; về đôi dép nhựa bố háo hức mua tặng bà ngày mới ra trường bằng lương phụ khám ít ỏi, và chỉ kịp tặng bà duy nhất đôi dép ấy;.. bố đều không khóc, nhưng tao vẫn thấy nước mắt rưng rưng mặn lây sang cả mình.

Thì làm sao cái ngày ấy không đầm đìa mưa.

Tao nhớ hồi lớp 3. Tình huống truyền thống, tao gặp một đề tập làm văn truyền thống:”Tả người bà mà em yêu quý ”. Với bao nhiêu tị nạnh và thèm muốn đã để dành từ lâu của một đứa chăm tưởng tượng như tao, thì viết chẳng có gì là khó. Bà của em (mà có), thì chắc chắn sẽ chuyên kể chuyện cổ tích và kể rất hay, sẽ hát ru hết cả quyển truyện Kiều lẫn thơ Tố Hữu, sẽ suốt ngày đan khăn đan áo, rồi lúc nào cũng bênh em khi bố mẹ mắng phạt, đi đón em khi tan học và thế là em sẽ chẳng bao giờ phải ngày ngày lủi thủi đi về một mình vì bố mẹ lúc nào cũng bận. Tóc bà sẽ phài dài và bạc, răng đen, lưng còng còng và người lúc nào cũng thoang thoảng mùi cay nồng chan chát của trầu cau. Thế này và thế nọ. Giống những người bà mà sách vở đài báo hay nói. Nhặt nhạnh từ bà của lũ bạn mà tao hay thèm.

Thế mà con bé tao 8 tuổi hồi đấy viết xong một bài văn (nghe cô giáo bảo là) rất hay, đã thấy ghét mình như là vừa nói dối.

Em làm gì có bà!

Ông thì cũng chỉ có thể tạm là một sự an ủi. Hai ông tao đều ở quê. Một năm lên thăm con cháu được vài lần, mỗi lần vài tuần. Ông ngoại ở xa và ít lên hơn, nên tao thân với ông nội. Tuy thế, ngoài việc ông thì chẳng được sách báo và các loại văn hóa phẩm ca ngợi bằng những thứ hấp dẫn con nít, như kể chuyện cổ tích chẳng hạn, những thứ ông thích cũng chẳng mấy hấp dẫn tao. Chơi chim thì tao không thích rồi, tao không thích nhìn cái bọn lẽ ra được bay, bị nhốt lại một chỗ và ủ rũ. Chơi cây cảnh thì toàn là những cây lùn lùn, xấu xấu mà ông gọi là có thế, còn tao thì thấy chúng chán tệ, vì chẳng có hoa. Thơ ông viết rất nhiều, nhưng đều giống giống nhau và chán, lại còn hay sai chính tả (riêng chuyện này tao thông cảm, vì bố bảo ngày xưa hai mươi mấy tuổi ông mới biết chữ, tao thấy cũng tội lắm, nên cho qua).

Nhưng chắc chắn là ông cũng thân với tao. Vì trưa nào mẹ không về được, dặn tao đi học về nấu cơm, thì lúc về ông cũng đều đã nấu hộ rồi (dù thường chỉ là thịt luộc và rau muống xào rất mặn), và tuyệt đối không mách lại với mẹ rằng tao trốn việc. Vì dù chẳng bao giờ được tao khen hay tỏ ra thích thủ, ông vẫn rất chịu khó khoe tao thơ ông viết, tuy bây giờ thì tao cũng chẳng còn nhớ nó viết về những thứ gì. Còn tao mỗi lần đi mua sách, mà tha về được cho ông quyển thơ nào (có cái kiểu già già buồn buồn giống thơ ông) thì đều thấy thật đắc chí. Tối tối lại phải ghé qua phòng để kiểm tra xem ông có đọc sách thơ của mình không. Ông còn hay rủ chị em tao đi bộ ra công viên gần nhà, và đặc biệt thích chụp ảnh với hai đứa. Rồi mỗi lần xếp đồ đạc chuẩn bị về quê, ông đều lại bí mật gọi tao vào dúi cho một ít tiền. Dặn là: "Để mua sách vở mà học." Tao còn bé, rất thắc mắc ông không đi làm sao lại có tiền, lại chẳng tiêu, mà đem cho tao thế? Nên rất lấy làm cảm động. Sau này lớn rồi và biết. Cái cảm động cũng theo thế mà dắt cái xon xót trong lòng lớn lên.

Ông bao giờ cũng ăn hai bát cơm và uống một bát nước canh. 9h sẽ tắt đèn đi ngủ, sau khi đọc vài trang sách. Dậy vào lúc 5h sáng để lên sân thượng tưới cây, rồi ngồi lại đấy, thi thoảng cắm cúi viết lách. Tao không bao giờ biết được ông nghĩ gì vào những khi ấy. Chỉ nhớ và sẽ không bao giờ quên cái ấn tượng rất sâu từ vài lần thử mon men ra ngồi cạnh, nhìn ông im lặng, về một đôi mắt xám đục và càn cạn, mà không hiểu sao lại có cái nhìn rất xa xôi như của một người ngồi bình lặng trước một dòng sông.

Rồi khi tao lớn hơn và ông bắt đầu ốm, cũng là lúc ông bắt đầu viết tự truyện. Vẫn sai chính tả nhiều, hầu như không xuống dòng. Và nhiều thơ. Một nửa trong ấy là cuộc đời ông những ngày bôn ba Nam Bắc. Một nửa là về bà. Hóa ra ông tắt đèn lúc 9h nhưng có mấy khi ngủ. Hóa ra ông chưa bao giờ nguôi nhớ và nguôi thương.

Người ta hóa ra có thể sống cả một đời trong một tình yêu còn lại một người nhưng không chết. Sống cùng một dòng sông.

Tao lớp 10. Ông ngoại cũng ốm, rất nhanh rồi đột ngột mất. Tất cả ấn tượng về ông ngoại của tao nằm lại những ngày ít ỏi ông ở nhà tao sau phẫu thuật não. Mấy chục năm đi biển, sóng mặn và gió mặn làm ông trông khỏe mạnh và hồng hào hơn nhiều cái tuổi ngoài bảy mươi. Thế mà chỉ mấy ngày, ông vừa mới đấy còn nắm tay tao dặn dò những lời như di chúc, đã thành không còn nói được rành mạch nữa, hầu như chỉ ú ớ những điều không ai hiểu. Lúc nào cũng ngồi thẫn thờ trong phòng. Ai xin gì cũng cho. Chỉ duy có một lần, bà trẻ tao đến thăm đúng lúc ông đang lau nhẫn cưới (ngày nào ông cũng lau nhẫn cưới), mới xin thử. Ông khăng khăng giữ, hốt hoảng như đứa trẻ sợ bị giật mất bạn đồ chơi.

Chợt nhớ ra đã qua 40 năm. Ông chưa bao giờ đi bước nữa.

Tao cũng không bao giờ biết được, ông khi ấy nghĩ những gì, hay không còn nghĩ gì. Chỉ biết đâu đó trong đôi mắt ngơ ngác ấy, có cái nhìn của một người vừa quên tất cả, tới ngồi trước một dòng sông.

Đám tang ông. Mẹ về quê lúc nửa đêm và biển động. Tao về đã thấy mẹ ngồi bên quan tài và lặng im khóc. Các con ông đều lặng im khóc. Chỉ có những người khóc thuê là ồn ào. Tao chỉ thấy đau vì xung quanh mình nhiều nỗi đau quá, tuy là có cả thật và giả. Tận sâu trong lòng cái cảm giác mất mát vẫn còn rất mù mờ.

Đến lượt ông nội ốm tiếp, và lần này thì nặng. Bác cả đón ông lên HN để tiện chăm sóc. Ở quê quanh năm sắn khoai thóc lúa, ngoài vườn tược chim chóc, chẳng ai bầu bạn với ông chứ nói gì đến trông nom. Tao đến thăm. Ông chẳng nói mấy đến bệnh mình. Chỉ toàn hỏi tao về bố. Lần đầu tiên tao thấy dòng sông của ông trôi ra khỏi mắt và lăn theo đường của những nếp nhăn.

Ông đau nhiều hơn. Di căn đến xương nhưng chẳng ai dám nói với ông, chỉ bảo là bệnh già do thời tiết. Có điều, tao ngờ là ông cũng biết thừa. Được vài tháng thì tới giai đoạn cuối. Không dỗ được ông ăn nữa. Ông bắt đầu sốt và mê sảng. Ú ớ những điều không ai hiểu. Da tróc và đỏ tấy lên. Chân tay rất gầy và không ngồi được dậy nữa. Lúc tỉnh nhất, ông khẩn khoản bảo bác: "Cho ông về quê. Mai ông chết."

Lần cuối cùng tao nắm tay ông. Mắt ông vẫn đục và lần này rất cạn. Đợi chờ.

Rồi hôm sau ông mất thật. Không kịp về với vườn và bể cá của ông.

Trời lại đầm đìa mưa.

Lúc đứng nhìn các bác liệm ông, thấy một cuộc đời được gói ghém lại, sao mà gầy gò.

Mưa quá, lại kiêng này kị nọ, nên mọi người không cho bố sang nhà ông, cũng không cho đưa tang. Bố nằm một mình trên giường nhà bác. Tao chạy qua chạy lại giữa hai nhà, trừ những lúc có khách khứa vào thăm, lần nào cũng thấy bố gối tay nằm nghiêng, im lặng. Mở mắt. Bố dặn phát tang nhớ đem sang cho bố, rồi vì không được đeo ngay, lại cất xuống gối. Tao giật mình nhìn thấy trong đôi mắt đăm đăm không hề khóc, cũng đang dậy sóng của một dòng sông.

Có những dòng sông đã qua đời. Để lại những dòng sông mới.

Bao giờ sẽ tới lượt tao?

[Big]

mày à, còn lâu lắm >:D<.
 
:D

Lên bus, vào lecture theatre, đi đâu cũng giữ 1 chỗ bên cạnh...
Chỉ là một thói quen.
Mất bao lâu nữa ta sẽ quen được cảm giác này?


I miss you so...
Still, I have to live my life happily w/o you.
 
Back
Bên trên