Người VN thông minh như thế nào?

Nguyễn Hoàng Dũng
(ThomasTran)

New Member
Nhân tài là nguyên khí quốc gia, là cột trụ then chốt nhất làm động lực phát triển kinh tế. Ở tầm cao, đó là những nhà lãnh đạo kiệt xuất, những doanh nhân lão luyện, những nhà khoa học uyên bác, những kĩ sư đam mê sáng tạo. Ở tầm thấp hơn là người dân cần cù chăm chỉ, lao động năng suất cao, tuân thủ pháp luật, là những công nhân lành nghề có khả năng thích nghi nhanh với những tiến bộ chóng mặt của khoa học công nghệ. Không tính đến bọn Ẩ Rập thiếu văn minh thừa dầu mỏ, thì rõ ràng là nhân lực luôn là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất của mỗi quốc gia. Chính thế nên người ta mới luôn dành một sự quan tâm đặc biết đến giáo dục, phải không ạ. Như ở nước ta, thì Bộ Giáo dục năm nào mà không bị chửi cho lên bờ xuống ruộng?

Nhưng mà vấn đề nó là thế này này : Người ta có thể huấn luyện cho người thông minh để thành người tài, nhưng mà đã stupid thì mãi mãi vẫn là stupid, dạy nữa hay dạy mãi thì cũng thế thôi. Các bạn đen ở lớn lên Châu Phi hay là có mang sang Mỹ nuôi nấng thì vẫn chỉ phát triển cơ bắp là chính chứ trí tuệ thì cũng chả thể lên được mấy. Còn các bạn Tàu, Nhật thì ném vào đâu cũng học giỏi xuất sắc nhất nhì trường. Thế nên, cái gen là rất quan trọng.

Đau đáu nỗi lòng của một công dân yêu nước, mình luôn tự hỏi đến bao giờ thì Việt Nam mới có thể vươn mình sánh vai với bạn bè năm châu. Chúng ta đều biết nước nhà đang đi sau bạn bè khu vực ít nhất vài thập niên, còn nếu so với những quốc gia tiên tiến nhất thế giới, nước ta đã đi bỏ xa đến hàng thế kỉ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chắc chắn là thua xa những nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore khi mà họ ở mức giống như chúng ta hiện nay. Cơ chế chính trị hiện đang rất trói buộc sự phát triển kinh tế, trong khi các thành phần lãnh đạo thì vẫn tỏ ra bảo thủ, chống đổi mới.

Rất tiếc là mình không phải là chuyên gia kinh tế-chính trị, nên không thể ngồi bốc phét với mọi người là Việt Nam nến tăng cường đổi mới thể chế theo hướng nào để có lợi nhất cho sự phồn thịnh quốc gia. Tuy nhiên, mình có một suy nghĩ như thế này : Với một xuất phát điểm thấp như thế, với một cơ chế chính trị còn xa mới ở mức tối ưu hóa sự phát triển kinh tế, thì yếu tố nhân lực của Việt Nam phải ở mức exceptional thì may ra chúng ta mới có hy vong đuổi kịp được bạn bè năm châu. Mà như trên đã nói, chúng ta có được nhiều người tài, có đội ngũ lao động trình độ cao hay không, ngoài sự giáo dục và vô vàn yếu tố khác, phải trông cậy rất nhiều vào việc nguồn gen của chúng ta quý đến mức nào.

Vì thế, câu hỏi mà mình muốn đặt ra là, trí thông minh, nói chung, của người VN tốt đến mức nào. Việt Nam đứng ở đâu trong bảng xếp hạng IQ của thế giớ?. Liệu chúng ta có giỏi giang như người Tàu, người Nhật, có innovative như người da trắng hay không, hay là cũng chỉ lởm khởm như các bạn da đen? So với người Thái, người Philipin, người Indo, và các anh em khác trong khu vực, trình của chúng ta đến đâu?

Rất mong mọi người tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, xin hết!
 
Đừng so sánh với người tầu người nhật làm gì cho thêm buồn người ra. Tất nhiên nước nào cũng có người giỏi người dốt, nhưng mà những người ở tầm cao, đó là những nhà lãnh đạo kiệt xuất, những doanh nhân lão luyện, những nhà khoa học uyên bác, những kĩ sư đam mê sáng tạo(quote) thì người việt chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bọn bên này chúng nó nói rằng người việt láu cá chứ ko thông minh, bắt chiếc rất giỏi, chỉ nhìn qua một lần là làm theo được ngay cho nên chúng nó hay khen, chính vì thế mà có thời gian chúng ta cứ tưởng là chúng ta thông minh hơn các nước khác. Nhớ lại cách đây vài năm có cuộc thi đấu đá bóng tính điểm gì đó, Hồng Sơn hơn điểm Beckham, thế là các báo chí đua nhau tâng bốc nói là hồng sơn giỏi hơn Beckham... Rồi thì cũng chỉ 2-3 năm trước đây thôi, báo chí cũng ca ngợi ông gì chủ đảo Tuần châu như là một doanh nhân kiệt xuất, có ko dưới 600 bài viết về ông ta...nhưng cuối cùng thì sự thật vẫn là sự thật. Có khi tại thời điểm này, chúng ta nên nhường nghiên cứu khoa học cơ bản cho Mỹ, cho Anh..., nhường nghiên cứu công nghệ cho Hàn Quốc, Nhật Bản, chúng ta trước mắt chỉ học theo Thái Lan nhập công nghệ hiện đại về mà dùng sẵn thì có lẽ đỡ tốn kém tiền và thời gian đào tạo hơn là cứ lao vào nghiên cứu, mỗi đề tài vài trăm triệu đến vài tỉ mà làm xong cũng vứt xó, tiếc lắm...
 
Các bạn đen ở lớn lên Châu Phi hay là có mang sang Mỹ nuôi nấng thì vẫn chỉ phát triển cơ bắp là chính chứ trí tuệ thì cũng chả thể lên được mấy.

Căn cứ vào đâu mà bạn dám phát biểu ngon lành như vậy? Có một nghiên cứu xã hội hay là nghiên cứu gen gi truyền nghiêm túc về vấn đề này rồi à? Bạn có cho rằng mình thông minh hơn Colin Powell, Dr. Rice, Kofi Annan, Barack Ohama...?
 
Những người như ông Trung kể ra thì đếm được bao nhiêu trên tổng số người châu phi
 
Đó là bác Dũng phân biệt chủng tộc. Không thể cứ nói da trắng gen giỏi hơn da vàng, da vàng gen giỏi hơn da đen được. Nghiên cứu lúc nào, căn cứ vào đâu. Ít nhất cũng phải thí nghiệm trên một triệu trẻ em, rồi cùng môi trường đào tạo giáo dục, sau đó đo, rồi nói bao nhiêu phần trăm chứ không ai phang ngay một câu:

Các bạn đen ở lớn lên Châu Phi hay là có mang sang Mỹ nuôi nấng thì vẫn chỉ phát triển cơ bắp là chính chứ trí tuệ thì cũng chả thể lên được mấy.
 
Chả liên quan gì đến gen di truyền cả, sao lại đi phân biệt chủng tộc nhỉ?
Nhưng cái chình đúng là do lãnh đạo dở quá, không dở, thiếu tài thì đức lại càng thiếu hụt nghiêm trọng=> đất nước đi lên sao nổi.
Chứ về mặt nhân tài thì thực ra đâu có thiếu, khổ cái là cả người có đức lẫn người có tài đều ko có ai lên làm lãnh đạo, bị mấy thằng kia nó đè đầu cưỡi cổ cho ko ngoi lên được mà, chứ kiểm tra lại các giải quốc tế và du học sinh người Việt xem, bọn nước ngoài khối đứa phải nể đấy [-(
 
Thực ra nghiên cứu, khảo sát để xem chủng tộc nào thông minh thì chắc cũng làm được.
Có điều, đem vài triệu người khác chủng tộc ra để nghiên cứu hỉnh như cũng bị coi là một hình thức phân biệt chủng tộc rồi :).
Cá nhân mình thì thấy rằng chắc chắn là về trung bình (xét trong môi trường tương đương nhau) thì có chủng tộc thông minh hơn, có chủng tộc kém hơn. So sánh nghe hơi chối tai nhưng như chó cũng vậy thôi (chó thì người ta nghiên cứu dễ hơn), có loài thông minh hơn những loài khác.

Và khi nói về trí tuệ của người Việt Nam thì cũng nên nhớ rằng không phải tất cả người Việt đều bắt đầu từ một nguồn.
Theo số liệu thống kê năm 2000, Việt Nam có 54 dân tộc. (Wikipedia)
Có 2 cách tính: một là trung bình cả nước, hai là trung bình của chủng tộc thông minh nhất. Nhưng nghiên cứu như vậy thì lại giống như mình đã nói, dễ bị hiểu nhầm là phân biệt chủng tộc.

Còn một vấn đề nữa là trí thông minh nên được đánh giá như thế nào? Bác Ngọc Dũng có nói về "láu cá, và bắt chước giỏi", theo mình thì trong một số trường hợp hai cái đó cũng được tính vào thông minh. Bài viết đầu của bác Hoàng Dũng thì có nêu vấn đề IQ, nhưng thực ra IQ cũng chỉ là một bài kiểm tra mà thôi, người có IQ 100 có khi lại được đánh giá thông minh hơn nhiều lần người 140. Ví dụ như Tổng Thống Mỹ hiện nay, George W. Bush, có nguồn cho rằng là người có IQ thấp nhất:
147 Franklin D. Roosevelt (D)
132 Harry Truman (D)
122 Dwight D. Eisenhower (R)
174 John F. Kennedy (D)
126 Lyndon B. Johnson (D)
155 Richard M. Nixon (R)
121 Gerald Ford (R)
175 James E. Carter (D)
105 Ronald Reagan (R)
098 George HW Bush (R)
182 William J. Clinton (D)
091 George W. Bush (R)

http://urbanlegends.about.com/library/bliq-bush.htm
Nhưng ông vẫn giữ vững 2 nhiệm kỳ Tổng Thống (điều mà nhiều TT khác không làm được). Mình đã thử test IQ của mình bằng nhiều cách, chưa bao giờ IQ dưới 110. Nhưng quả thật bảo mình thông minh hơn TT Bush thì quá là ngông cuồng.

Thêm vào đó, trí thông minh (đánh giá dựa trên phát minh, sáng chế, trình độ văn hóa) còn dựa rất nhiều vào chính trị, chính sách và tôn giáo..... của một quốc gia. Ví dụ như đạo Hồi kìm chế người phụ nữ, như vậy coi như 50% trí tuệ bị kìm hãm rồi còn đâu. Hơn nữa những nước Trung Đông quá ỷ lại vào dầu mỏ cũng làm hạn chế những phát minh của họ trong những ngành công nghiệp khác. Nếu xét về khía cạnh chủng tộc, trước đây khu vực Trung Đông chẳng phải một trong những cái nôi của các phát kiến khoa học vĩ đại sao?

Cuối cùng, xin mạnh dạn trả lời trực tiếp câu hỏi bác Hoàng Dũng đưa ra. Trung Quốc quá đông dân, gấp khoảng 16, 17 lần Việt Nam, cho nên chúng ta không có cửa nào đọ trí thông minh cao nhất với Trung Quốc cả. Quan trọng là việc một quốc gia phát triển hay không dựa vào nước đó có nhiều người thông minh ở mức cao nhất hay không, chứ chưa chắc đã dựa vào tỉ lệ trung bình. Nhật Bản và Hàn Quốc thì họ có thời cơ, có nỗ lực nhiều cho nên được như vậy, Việt Nam đành phải chờ thời cơ để bắt kịp thôi.
Malaysia xã hội có vẻ ổn định, đáng sợ. Nhưng như Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia, Philipin... suốt ngày đánh nhau, có thông minh lên trời cũng sẽ thua Việt Nam trong tương lai xa. Việt Nam hiện tại có một điểm mạnh là xã hội ổn định, tuy thỉnh thoảng còn gặp vướng mắc với các luật, nhưng người dân không bị những lo lắng chính trị vớ vẩn chi phối.
Những nước Phương Tây thì mặt bằng dân trí và khả năng tiếp cận công nghệ mới (một cách khác để đánh giá trí thông minh) rất cao, cao hơn Trung Quốc chứ chưa nói đến Việt Nam. Ví dụ host-mom của mình là đầu bếp, suốt ngày trong bếp, nhưng vi tính cũng dùng nhoay nhoáy. Mẹ mình là một nữ doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng cũng chưa chắc thạo vi tính bằng host-mom. Hoặc bọn Trung Quốc sang đây (nhiều đứa nhà giàu sụ) nhưng không thấy dùng iPod mấy (vì đó không phải là nhu cầu thiết yếu của người dân trung bình Trung Quốc), trong khi với bọn sinh viên Mỹ thì iPod là chuyện nhỏ. Khổ nỗi, việc sử dụng những thiết bị như vậy đôi khi cũng được tính vào trí thông minh.

Nói nhiều quá rồi, bây giờ phải học bài thôi. Không mai điểm kém thì chắc là thành kém thông minh mất :D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo tớ vấn đề ko nằm ở thông minh hay ko, nó nằm ở cái khác, cái mà châu Á hơn các nơi khác, đồng thời cũng là cái kém các nơi khác. Trước đây, từ thời mình trở về trước, hầu như năm nào Ams cũng có giải quốc tế Lý, có thể kết luận hs Ams thông minh hơn? Nó nằm ở truyền thống! Nghe thì hơi vô lý nhưng rất nhiều tranh luận về giải quốc gia mà chả ai nhận thấy cái này. Việc Ams năm nào cũng đứng hàng đầu về Lý dẫn đến niềm tin chiến thắng cực kì vững chắc, bọn đội tuyển cắm đầu đầu tư mà ko phải lo lắng. Còn nếu vùng nào chả năm nào có giải thì hs nào chịu đầu tư như thế, càng ko bao giờ có giải thôi. Cái này là ví dụ vấn đề ko chỉ là thông minh, còn với cái về Châu Á thì có lẽ nó nằm ở vị trí của việc học đối với mỗi cá nhân. Có lẽ việc phải đứng đầu lớp quan trọng với SV TQ hoặc Nhật hơn các nước khác. Có những cái động lực và thói quen tốt do văn hóa đem lại là những nguyên nhân chính tạo ra sự khác biệt.

Có nhiều cái lý giải cho tốc độ phát triển của VN kém mấy nước kia, trong đấy có 1 lý do tớ cho là có nhưng chưa thấy đâu đề cập, đó là VN lớn hơn chúng nó nhiều. Nếu chỉ so tốc độ phát triển của HN hoặc tp HCM thì chưa chắc đã kém thằng nào trong mấy thằng kia đâu.

Bảo thủ thì bất cứ cái gì và ở đâu cũng có, nhưng nó ko chỉ nằm ở lãnh đạo mà cả ở sức ỳ của cả bộ máy và cả ở dân nữa. Mọi ng hay tập trung đổ tội cho lãnh đạo, nhưng thực ra lãnh đạo chỉ có một nhúm ng, ví dụ thay ông bộ trưởng Giáo Dục tiến bộ thì ko khó, nhưng cái sức ì chung mới khủng khiếp. Liệu thay ông bộ trưởng có xong ko?? Và nếu nói thay khó thì cũng là nằm ở cái sức ì chung chứ ko nằm ở lãnh đạo!

Trở lại chủ đề, thông minh ko chỉ nằm ở gen, nó còn nằm ở giáo dục, nhưng ko chỉ là cái giáo dục ở trường lớp, nó còn nằm ở gia đình. Những gia đình bố mẹ là trí thức thì con cái thường có học thức tốt, nhưng nguyên nhân gen thì ko nhiều đến thế. Cái cách nhìn nhận cuộc sống quan trọng hơn gen. Ko tin cứ vác con họ vào xóm bụi đời xem lớn lên có thành giáo sư ko. Về ng da đen cũng vậy, cứ quan sát âm nhạc họ chơi và quan niệm của họ về cuộc sống qua những cái hàng ngày (tớ xem phim :D) cũng lí giải vì sao họ ko chiếm dc những đỉnh cao.

Túm lại thì có lẽ chả có ai đẻ ra đã hơn ai, có hơn thì cũng ko phải cái quyết định, cái quyết định nằm ở nỗ lực phấn đấu mà tác động đến cái nỗ lực này có vai trò khá rõ nét từ bên ngoài. Một ng ko thông minh lắm nhưng có ý chí chắc chắn sẽ vượt 1 ng thông minh nhưng kém về ý chí. Hơn nữa VN có hơn hay kém IQ thì mình cũng đâu thể tác động, dù "đau đáu" cỡ nào, chỉ có thể khích lệ thôi :)
 
Ko tin cứ vác con họ vào xóm bụi đời xem lớn lên có thành giáo sư ko.
Hic, bố mẹ mình nông dân ở quê, mãi mới lên được thành phố thì phải mua nhà trong xóm liều cho rẻ, xung quanh toàn bụi đời và nghiện hút, hic, kiểu này đành phải cuốn gói đi về quê thôi, học nữa cũng chả thành được cái gì

Túm lại thì có lẽ chả có ai đẻ ra đã hơn ai, có hơn thì cũng ko phải cái quyết định, cái quyết định nằm ở nỗ lực phấn đấu mà tác động đến cái nỗ lực này có vai trò khá rõ nét từ bên ngoài. Một ng ko thông minh lắm nhưng có ý chí chắc chắn sẽ vượt 1 ng thông minh nhưng kém về ý chí. Hơn nữa VN có hơn hay kém IQ thì mình cũng đâu thể tác động, dù "đau đáu" cỡ nào, chỉ có thể khích lệ thôi :)

Người thông minh mà kém ý chí thì ko nói làm gì. Nhưng nếu người không thông minh thì dù có ý chí đến đâu đi nữa thì cũng chỉ cố đến 1 mức nào đấy thôi. Còn người vừa thông minh lại vừa có ý chí thì mới thành công xuất sắc được, nước mình thiếu những người như thế
 
Nhưng nếu người không thông minh thì dù có ý chí đến đâu đi nữa thì cũng chỉ cố đến 1 mức nào đấy thôi. Còn người vừa thông minh lại vừa có ý chí thì mới thành công xuất sắc được, nước mình thiếu những người như thế
những người vừa thông minh vừa có y' chí thì đa số lại thích làm việc, tìm thử thách ở Nhật, Mĩ...giúp chúng nó đã giàu mạnh càng giàu mạnh hơn :D (còn tại sao thì phải bàn đến vấn đề khác)
Nhân tài là nguyên khí quốc gia, là cột trụ then chốt nhất làm động lực phát triển kinh tế. Ở tầm cao, đó là những nhà lãnh đạo kiệt xuất, những doanh nhân lão luyện, những nhà khoa học uyên bác, những kĩ sư đam mê sáng tạo
.
muốn đất nước đi lên đúng là cần những người như thế này. Nhưng nói đến nhân tài mà lại đi từ việc có thông minh hay ko, là đã bỏ qua mất 2 giai đoạn tối quan trọng là "được đào tạo" và "được sử dụng" mất rồi. (vd đơn giản là khả năng rèn luyện+sử dụng neuron thần kinh trong con người) Về mặt này, khỏi bàn cũng biết nước mình kém thế nào so với Sing, với Thái, chưa cần lôi Mĩ Nhật vào đây làm gì cho thêm tủi.^^

Còn chỉ số thông minh của cả 1 dân tộc là 1 cái gì đấy rất tổng quát, và rất khác với mức độ thành đạt chung, nên đem 1 số người đại diện ra làm minh họa chưa nói lên đc điều gì cả.

Chốt phát nữa^^ gen di truyền có đóng 1 số vai trò nhất định: đồng ý! Nhưng anh Dũng và 1 vài anh nào nữa (?!) biết bao nhiêu người da đen mà phán hoành tráng thế ;;) (qua bài viết này em chắc chắn là em quen biết nhiều đứa da đen hơn anh :D và nói thực là nếu 90% trong số bọn nó ko phải đi làm kiếm tiền nuôi bản thân + gia đình từ năm 19,20 tuổi, thì Nhật hay Tàu giỏi đến đâu cũng cứ phải xem đã mới biết đc^^)

Nhưng em hiểu ý anh Dũng^^ Nếu mỗi cá nhân đều cố gắng và (có thể) thành công trong môi trường của mình, thì trong con mắt người nước ngoài ở cùng môi trường đó, hình ảnh của bản thân nói riêng và đất nc' nói chung đã cải thiện đc phần nào rồi :)

hehe suy cho cùng em thấy nếu ta băn khoăn, trăn trở về vấn đề này, thì lí do sâu xa không phải sự đau đáu với nỗi đau của dân tộc, mà đơn giản chỉ xuất phát từ ý muốn cải thiện vị trí cá nhân thôi. :D Đất nước thì to lớn, thiêng liêng nhưng mà chung và "đại khái" quá. Có điều trong hoàn cảnh anh em mình, sự tự hào về bản thân hòa chung với niềm tự hào dân tộc, tinh thần dân tộc ở đây gắn liền với tinh thần của tế bào cốt lõi nhất của dân tộc trong mắt mình: là chính bản thân mình mà thôi :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn nào bảo da đen thông minh không kém gì da trắng và da vàng thì nhiệm vụ chứng minh là thuộc về bạn đó, chứ không có thuộc về tớ. Nhìn vào perfomance của người da đen trên mọi lĩnh vực, trừ thể thao ( thuộc về cơ bắp ) đã là đủ hiểu rồi.

- Có bao nhiêu nhà khoa học da đen được giải Nobel ? Trả lời : 0
( Không tính giải Nobel hòa bình nhé, giải đấy là giải vớ vẩn )
Có bao nhiêu tỉ phú người da đen : 1 ( Bà Oprah Winfrey, nhưng mà cũng có phải doanh nhân đ** đâu )
Ở nước Mỹ, tỉ lệ phạm tội của người da đen cao gấp 7 lần người da trắng.

- Thế còn người da vàng thì sao : Cả châu Á có khoảng 150 tỉ phú. Hồng Kông dân số 7 triệu người nhưng mà hình như có 17 tỉ phú. Trung Quốc có 15 thằng. Nhật có gần 30. Đấy là chưa tính tỉ phú Asian American ( Da vàng sống ở Mỹ )

Nước Nhật có cũng tầm 10 giải Nobel. Trung Quốc mainland thì đã có 2 giải thưởng Fields ( Nobel của toán học ) rồi, Nobel đâu như 1-2 cái. Các giáo sư gốc Tàu nhiều bạt ngàn ở đại học Mỹ, trong khi thỉnh thoảng lắm mới gặp một professor người da đen, trừ khi bạn lạc vào khoa African-American studies :p

- Nếu xét trên cùng môi trường phát triển thì sao ?
Asian American chiếm không đến 5% dân số Hoa Kỳ nhưng lại đóng góp khoảng 20% trong Ivy Leagues ( Top school của Mỹ ).
Người da đen chiếm khoảng 15 % dân số Hoa Kỳ nhưng luôn là đại đa số trong các nhà tù ở Mỹ, đóng góp khoảng 50% tội phạm giết người.

Còn về mấy chính trị gia, theo tớ nói về IQ của họ là bao nhiêu không có nhiều ý nghĩa, vì chả ai quan tâm đến cái đó cả. Làm chính trị cần những kĩ năng rất khác với trí thông minh theo cách hiểu thông thường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cuối cùng, xin mạnh dạn trả lời trực tiếp câu hỏi bác Hoàng Dũng đưa ra. Trung Quốc quá đông dân, gấp khoảng 16, 17 lần Việt Nam, cho nên chúng ta không có cửa nào đọ trí thông minh cao nhất với Trung Quốc cả. Quan trọng là việc một quốc gia phát triển hay không dựa vào nước đó có nhiều người thông minh ở mức cao nhất hay không, chứ chưa chắc đã dựa vào tỉ lệ trung bình.

Bài của chú có 1 ý hay, đấy là IQ trung bình có thể không đóng vai trò quyết định, mà là cái "smarter portion" của dân số một nước mới là yếu tố then chốt. Nhưng mà lập luận như chú, thế thì Mỹ đọ thế quái nào được với Tàu ? Dân Do Thái đọ thế nào được với Tàu?
Thế nên, cái gen vẫn cực kỳ quan trọng .Nếu gen của ta tốt hơn Tàu, hoặc là nếu cơ chế- chính sách của ta có khả năng promote pt kinh tế tốt hơn, thì sợ quái gì 1.5 tỉ dân của nó, phải không chú?


@Bạn Quang : Tại sao bạn Quang cứ nhất nhất là ai đẻ ra cũng như ai nhỉ, vì thực tế nó đâu có vậy. ?

@chú Minh : Cứ cho là mười bạn da đen chú gặp đều có IQ trên trung bình cả đi. Thế anh bảo nhé, cứ 1 bạn có đen có IQ trên trung bình mà chú gặp thì sẽ có 10 bạn IQ dưới trung bình mà chú chưa gặp, anh nói thế thì chú tính sao. Bài này anh đề cập đến trí tuệ ở tầm dân tộc, sau đó rồi đến chủng tộc, chứ không nhằm vào một vài cá nhân cụ thể nào. Đấy, ghi nhớ điều đó hộ anh :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cha biết thế nào, chứ em cũng gặp nhiều bạn người Nhật rồi. Họ không thông minh lắm nhưng rất có kỉ luật và rất chịu khó. Họ tự biết mình chậm hơn người nhưng không bao giờ nản chí, biết học hỏi cái hay của người giỏi hơn họ. Đó chỉ là những công dân bình thường, chẳng phải chính trị hay bác học. Một dân tộc như vậy nên Nhật mới sánh vai được với các cường quốc.
Edison famous quote:" Genius is one per cent inspiration, ninety-nine per cent perspiration."

Thông minh bẩm sinh thì ít, mà do rèn luyện thêm thì nhiều. Việt Nam mà nói không cần phải bàn đến thông minh ở đây, mà nên coi lại cái ý chí cái tinh thần học hỏi, vươn lên để theo kịp bè bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ nói ai đẻ ra ko khác nhau nhiều và ko đóng vai trò quyết định. Và phần dựa vào kết quả để đánh giá cái thông minh thì tớ cũng đã ví dụ Ams rồi (mở ngoặc với những ng chưa bao giờ học đội tuyển thường cho rằng do có nhiều thầy giỏi, nói luôn là nỗ lực và khả năng cá nhân mới là cái quyết định - vì cái này hay có nhiều ng đoán mò). Phần nữa hình như tớ viết chưa rõ, bàn việc IQ cao hay thấp chả giải quyết cái gì theo bản thân nghĩa của nó, vì chả ai đi thay đổi IQ của VN dc, cái quan trọng hơn là dùng nó (cái mệnh đề) như thế nào để kích thích được ý chí nói chung mới là cái có thể làm. Cái này thậm chí là mị dân cũng phải làm.

Bàn cái IQ này có lẽ chỉ để tán phét thôi, nhưng cũng chả biết dựa vào cái gì để nói.

Mở ngoặc hình như Do Thái là 1 đạo chứ đâu phải 1 dân tộc. Nếu đúng thì ko chơi với gen dc :D

Cái câu của Edison mô tả rất chính xác về trường hợp của ông ;)

Anh Dũng: 1: cái đấy em nói chung chứ có nói tất cả đâu. Mà nếu chỉ vì nó mà anh về quê thật thì ..... anh nên về. Chấy của anh bé thế thì tiếc làm gì :-"
2: anh khôn thế, làm gì có nước nào kêu đủ đâu :D
 
Bài của chú có 1 ý hay, đấy là IQ trung bình có thể không đóng vai trò quyết định, mà là cái "smarter portion" của dân số một nước mới là yếu tố then chốt. Nhưng mà lập luận như chú, thế thì Mỹ đọ thế quái nào được với Tàu ? Dân Do Thái đọ thế nào được với Tàu?
Thế nên, cái gen vẫn cực kỳ quan trọng .Nếu gen của ta tốt hơn Tàu, hoặc là nếu cơ chế- chính sách của ta có khả năng promote pt kinh tế tốt hơn, thì sợ quái gì 1.5 tỉ dân của nó, phải không chú?
Em hiểu ý bác, và hai ý kiến cũng không mâu thuẫn với nhau, ngược lại là một cặp.

Ở đây em giả thiết là Việt Nam và Trung Quốc 2 nước có chỉ số thông minh trung bình tương đương nhau, nhưng do TQ đông dân hơn nên số người trên trung bình cũng nó cũng đông hơn.

Còn những nước như Do Thái đã nổi tiếng về sự thông minh, bản thân chỉ số thông minh trung bình có lẽ đã được coi là hơn TQ và Việt Nam. Nếu lấy một số liệu nào đó của toàn quốc (kinh tế, văn hóa,...) rồi chia cho số dân thì chỉ số trung bình của dân Do Thái sẽ cao hơn, dẫn đến quốc gia đó được coi là phát triển hơn (thông minh hơn?). Như bác nói, có nghĩa là gen của người Do Thái tốt hơn. Dù sao, Mỹ thì còn hơn được TQ, chứ Israel ít dân quá (6 triệu), tương lai chắc cũng thua TQ. Mỹ cũng có 300 triệu dân và đang tiếp tục tăng, cũng không phải là ít. Hơn nữa, từ xưa đến nay, gen của dân đến Mỹ cũng có nhiều gen tốt, những gen tốt này bù lấp hoàn toàn những gen xấu và còn tạo lãi cho Mỹ. Ví dụ có thể có 100 người Mexico vượt biên bất hợp pháp sang Mỹ sống vô gia cư, nhưng chỉ cần 1 người như Albert Einstein là ổn lắm rồi.

Có việc đột xuất, hạ hồi phân giải :D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em hiểu ý bác, và hai ý kiến cũng không mâu thuẫn với nhau, ngược lại là một cặp.

Ở đây em giả thiết là Việt Nam và Trung Quốc 2 nước có chỉ số thông minh trung bình tương đương nhau, nhưng do TQ đông dân hơn nên số người trên trung bình cũng nó cũng đông hơn.

Còn những nước như Do Thái đã nổi tiếng về sự thông minh, bản thân chỉ số thông minh trung bình có lẽ đã được coi là hơn TQ và Việt Nam. Nếu lấy một số liệu nào đó của toàn quốc (kinh tế, văn hóa,...) rồi chia cho số dân thì chỉ số trung bình của dân Do Thái sẽ cao hơn, dẫn đến quốc gia đó được coi là phát triển hơn (thông minh hơn?). Như bác nói, có nghĩa là gen của người Do Thái tốt hơn. Dù sao, Mỹ thì còn hơn được TQ, chứ Israel ít dân quá (6 triệu), tương lai chắc cũng thua TQ. Mỹ cũng có 300 triệu dân và đang tiếp tục tăng, cũng không phải là ít. Hơn nữa, từ xưa đến nay, gen của dân đến Mỹ cũng có nhiều gen tốt, những gen tốt này bùa lấp hoàn toàn những gen xấu và còn tạo lãi cho Mỹ. Ví dụ có thể có 100 người Mexico vượt biên bất hợp pháp sang Mỹ sống vô gia cư, nhưng chỉ cần 1 người như Albert Einstein là ổn lắm rồi.

Có việc đột xuất, hạ hồi phân giải :D.


Đọc đoạn này em lại tường Einstein là người Mexico :-??

Hehe, nói chung topic này đọc nhiều cái vui phết .
 
Anh Dũng: 1: cái đấy em nói chung chứ có nói tất cả đâu. Mà nếu chỉ vì nó mà anh về quê thật thì ..... anh nên về. Chấy của anh bé thế thì tiếc làm gì :-"
2: anh khôn thế, làm gì có nước nào kêu đủ đâu :D

Nói chung thì thông thường người ta nghĩ đến phần lớn, cách đây 10-30 năm, đất nước nhộm nhoạm khác gì xóm liều đâu, phần lớn các bậc phụ huynh còn lo chạy phọt cứt ra để mà kiếm cái đổ vào mồm cho lũ con, lây đâu ra thời gian mà giáo dục, thế mà cũng tòi ra phần lớn các giáo sư trong tổng số các giáo sư hiện nay đấy.

Chấy bé là gì thế, ko hiểu
 
- Có bao nhiêu nhà khoa học da đen được giải Nobel ? Trả lời : 0
( Không tính giải Nobel hòa bình nhé, giải đấy là giải vớ vẩn )

Người da đen được tất cả 10 giải Nobel, trong đó ngoài 6 giải Hòa Bình còn có một giải kinh tế và các giải còn lại là văn học.

Thực tế thì người da đen trong một thời gian dài phải chịu đựng một sự phân biệt chủng tộc khắc nghiệt. Tình hình đó chỉ được cải thiện trong vòng khoảng vài chục năm nay mà thôi. Theo quan sát của tôi thì người da đen nếu có cơ hội để học hành tử tế thì học cũng không kém các sắc dân khác. Tuy vậy vì lý do lịch sử, văn hóa, .... cho nên cơ hội dành cho họ là không nhiều.

Sự so sánh của Hoàng Dũng giống như có lần Trần Thiên Phước nói văn hóa Âu Mỹ là superior so với Phương Đông, dẫn chứng là tại sao Trung Quốc và Nhật Bản lại không giàu như là Mỹ và Châu Âu.
 
Giáo dục ko có nghĩa phải dạy nó thế nọ thế kia, bản thân cách xử sự của bố mẹ là cái giáo dục tốt nhất, đóng vai trò hàng đầu trong các cái liên quan đến giáo dục. Ông trí thức ông ko cứ phải có cái roi dạy con, mà nó học qua cách ông đối xử với mọi ng, thái độ của ông với các vấn đề cuộc sống. Đơn giản như chẳng trường nào dạy ng ta vượt đèn đỏ, nhưng bố mẹ nó vượt đèn đỏ thì khỏi nói tiếp. Sống trong môi trường mà toàn ng ham học, lấy sự học làm hàng đầu thì nó sẽ khác. Ví dụ luôn em, trước khi vào Ams cũng quay bài, dù ko nhiều, nhưng trong môi trường ko đứa nào quay bài mà điểm vẫn cao thì nó phải khác. Anh Dũng đừng hiểu cái xóm liều theo nghĩa vật chất ko. Nó cũng chỉ mang nghĩa tượng trưng chứ ko phải đi chê bai ai cả, đơn giản để minh họa môi trường khác nhau sẽ dẫn đến những sự khác biệt trong kết quả (để chứng minh vai trò của thông minh – vấn đề đang được bàn). Em chỉ nêu thế thôi, nếu mọi ng thấy nghe dc thì chấp nhận, ko thì bỏ qua, em ko chứng minh thêm đâu.

Còn chấy thì có nghĩa là nếu ý chí của ai mà chỉ vì một câu nói của một ng nào đó đã thay đổi thì có từ xóm liều, mù cang chải, hay new york cũng có gì phải tiếc. Nếu anh đã đủ bản lĩnh thì việc gì quan tâm cái nhỏ nhặt ấy, còn nếu để tâm thì có giỏi mấy thì cũng rút sớm ngày nào hay ngày ấy. Khối ng đi lên từ xóm liều, nhưng em chắc chắn đấy phải là những ng ko quan tâm đến những câu như thế.
 
Mọi sự so sánh đều là khập khiễng
Em ko đồng ý lắm vs quan điểm của anh Hoàng Dũng : ]
Ở đâu cũng có nhữg người jỏi người kém, để đoạt đc 1 jải Nobel, ko chỉ có trí lực, sự cố gắg của cá nhân mà còn có rất nhiều yếu tố khác nữa. Các nước ở châu Phi, miếng ăn còn ko có, ko thể có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ nghiên cứu đc. Đó cũg là 1 yếu tố chứ!
Mấy điều như thế này, đã đc bàn luận ko fải là ít! Sao ko nghĩ thử xem sau này sẽ làm đc j cho đất nc : )

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên