Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Lê Hoàng Giang
(get rid of it)

Thành viên danh dự



Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?



1. Thứ bảy tuần trước, tôi và nhiều người khác được gặp và nghe ông cựu thủ tướng danh tiếng của CHLB Đức Gerhart Schroeder tâm sự. Ông nói rằng đây là lần thứ ba ông sang Việt Nam. Hai lần trước với tư cách là người đứng đầu chính phủ, ông thực hiện sứ mệnh ngoại giao. Giờ thì ông sang với tư cách cố vấn cho một tập đoàn công nghệ truyền thông của Thụy Sĩ đã có 15 năm hoạt động tại Việt Nam. Lần này ông đến vì "tình yêu đối với Việt Nam". Ông cho biết tình yêu ấy nảy sinh trong thực tiễn hoạt động của một chính khách và từ ký ức một thời trai trẻ khi chịu tác động của sự kiện Việt Nam, biểu trưng cho một lịch sử giải phóng hào hùng và một nền văn hóa đặc sắc.

Tương tự như điều ông G.Schroeder nói, tôi cũng từng nghe một phó thị trưởng thành Venice (Italia) tự giới thiệu khi tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An: "Tôi thuộc thế hệ Việt Nam". Cũng một lời tương tự như vậy từ một nhà lãnh đạo Quốc hội châu Âu tại Bruxelles (Bỉ)... và rất nhiều người khác, kể cả nhiều người Mỹ mà tôi đã gặp...

2. Hãy đọc lại Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi: "Xét như nước Đại Việt ta - Thật là một nước văn hiến - Bờ cõi sông núi đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác - Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương - Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau - Mà hào kiệt đời nào cũng có". Nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết về dân tộc của mình luôn nói tới niềm tự hào "Nước Nam ta nổi tiếng là văn hiến...", "văn vật điển chương rất đẹp, không kém gì Trung Quốc".

Ngô Thời Nhậm đi sứ phương Bắc, lúc trở về làm bài thơ Hoản nhĩ ngâm (Mỉm cười mà ngâm ngợi) thốt lên niềm tự hào "May mắn thay ! Chúng ta được sinh ra ở nước Nam... chớ bảo rằng ta kém văn minh...". Phan Thanh Giản đi sứ Tây kinh, tàu đến một cảng biển ngoại quốc, theo thông lệ phải giương quốc kỳ của sứ đoàn, Phan bèn lấy tấm lụa rồi dùng son mà viết 2 chữ lớn là "Đại Nam" treo lên mũi tàu mà biểu trưng niềm tự hào dân tộc nơi đất khách quê người...

Những chuyện như thế trong sử sách nhiều lắm. Không có niềm tự hào ấy chúng ta không tồn tại được, và chính sự phấn đấu để tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã làm nên niềm tự hào đó.

3. Ngót trăm năm đô hộ của thực dân Pháp là một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam sau hơn một thiên niên kỷ tự chủ, hơn mười lần đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm. Đến thế kỷ XIX, chỉ vài trăm tên lính đánh thuê đã hạ nổi thành Hà Nội có những người anh hùng như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu cầm quân rồi phải tự vẫn cho khỏi thẹn với núi sông. Những bài học trên ghế học trò "Tổ tiên ta là người Gô-loa" mà thực dân nhồi sọ. Thảm cảnh của những người cu li Việt phải tha phương cầu thực ở những đồn điền hải ngoại và của những trai tráng người Việt sang làm bia đỡ đạn bên trời Âu trong hai cuộc đại chiến cũng như sự khốn cùng của nhân dân dưới ách áp bức của thực dân và phong kiến... đã dồn nén lòng tự ái dân tộc thành một sức mạnh phi thường khi có được ngọn cờ tụ nghĩa. Từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học... đến Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều thấm cái nỗi nhục mất nước để tạo nên sức vùng dậy của cả một dân tộc giành quyền làm chủ của mình.

Dân tộc ấy đã công khai tuyên bố quyền tự chủ của mình trên những nguyên lý phổ quát của nhân loại. Và dân tộc ấy đã tự chứng minh sức mạnh của mình bằng ba cuộc chiến tranh vệ quốc liên tiếp trong hơn 4 thập kỷ với biết bao nhiêu xương máu khi đã không còn con đường lựa chọn nào khác ngoài ý chí "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

4. Nhưng điều gì khiến cho công cuộc 20 năm Đổi mới được biểu dương như những thành tựu to lớn mà có người còn sánh với những chiến công của lịch sử giữ nước, mà cuối cùng chúng ta vẫn không tránh được nguy cơ tụt hậu? Ai cũng biết giữ được mức tăng GDP thuộc loại nhất nhì khu vực, đặc biệt là giữ được sự ổn định về an ninh là một cố gắng rất lớn. Nhưng mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa vời. Phải tìm cho ra những lý do của sự tụt hậu mới mong thoát được nguy cơ tụt hậu.

Đương nhiên, chiến tranh luôn được viện dẫn làm lý do hàng đầu. Chiến tranh tàn phá của cải vật chất để lại những hậu quả rất nặng nề. Chiến tranh mang lại nhiều đau thương mất mát, kể cả những di chứng lâu dài cho con người... Những lý do ấy đều thấy được, cân đong đo đếm được và trên thực tế ta đã có nhiều thập kỷ khắc phục. Nhưng còn có một lý do mà không phải là khó thấy. Đó chính là nếp nghĩ và hành xử.

Vì sao đứng trước hiện tượng hàng vạn người phụ nữ phải rời quê hương đi làm dâu xứ người trong một hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo và cả nạn bạo hành trong gia đình mà không ai nghĩ đến một giải pháp để ngăn chặn ngoài nỗi bức xúc được phản ánh trên báo chí và liệu những người có trách nhiệm với đất nước có ai cảm thấy đó là nỗi nhục để tìm cách chấm dứt. Mời được càng đông người nước ngoài đầu tư vào nước ta, vay được càng nhiều tiền của thiên hạ được coi là thước đo của sự tín nhiệm của thế giới đối với Việt Nam. Nó mang lại những nguồn lực cần thiết nhưng mấy ai quan tâm đến tỷ trọng lợi nhuận rơi vào túi ai mà vẫn được tính vào một phần thành tựu GDP của đất nước và ai sẽ phải gánh vác để trang trải những món nợ đáo hạn? Và những cuộc đình công, bãi công của thợ thuyền giờ đây có còn làm nên một phần của truyền thống giai cấp hay không? Những vụ bê bối, tham nhũng bạc triệu đô la gây nên sự ồn ào trên dư luận và sự bận bịu của các cơ quan điều tra và xét xử mà chưa làm nên sự xúc động đến mức chẳng có một ai từ chức vì sự xấu hổ về trách nhiệm của mình, v.v và v.v...

Cách hành xử và tâm thế của chúng ta dường như luôn mặc cảm Việt Nam giờ đây là nước nhỏ. Không ít những phát biểu của các quan chức luôn khiến ta nghĩ rằng Tổ quốc của mình giống như những địa phương mong được xếp vào diện nghèo hay vùng sâu vùng xa của thế giới để được hưởng những ưu tiên được trợ giúp, mà không thấy nỗi hèn nhục của một nước nghèo và tụt hậu.

Lại nhớ đến điều mà vị Đại tướng góp phần đánh thắng hai đế quốc to nhắc nhở: Có một thế hệ hàng ngày nhìn vết đạn của ngoại xâm trên thành Cửa Bắc để nuôi chí rửa sạch nỗi nhục mất nước. Bây giờ, nếu mỗi ngày, cùng với dự báo thời tiết chúng ta công bố thứ hạng về trình độ phát triển cùng những món tiền nợ nước ngoài để thấm được cái nỗi nhục tụt hậu, chúng ta mới chiến thắng nghèo hèn để vươn lên cho xứng đáng với dân tộc của mình...

5. Tôi đã gặp hai con người, hai nhà doanh nghiệp quyết định đặt tên cho những công trình và thương hiệu của mình bằng những quốc danh thời xa xưa. Một người đặt cho cái không gian tâm linh của một khu công viên văn hóa rất rộng lớn ở Bình Dương là "Đại Nam quốc tự". Còn một người là chủ một hãng bia mang tên "Đại Việt", cơ sở nộp ngân sách lớn nhất của tỉnh Thái Bình. Hỏi vì sao lại đặt tên như vậy, cả hai đều nhắc đến tâm thế của người xưa về niềm tự hào dân tộc, rằng chính vì niềm tự hào ấy mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ chúng ta cả một cơ đồ, một giang sơn gấm vóc. Cả hai đều chất vấn tôi bằng một câu hỏi: "Vậy thì Việt Nam có phải là một nước nhỏ hay không?". Và cả hai đều cho rằng nếu tâm thế của ta nhỏ thì đáng là nước ta nhỏ, nếu chỉ bó mình trong những ước vọng chật hẹp thì mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu là vô vọng. Còn như tâm thế ta lớn thì dám làm cái lớn và sẽ làm cho nước ta lớn, như cha ông ta đã tư duy và hành xử.

Viết bài báo này, tôi cũng muốn bạn đọc cùng chia sẻ với cái câu hỏi sâu sắc: "Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ?".



Dương Trung Quốc (Tháng 3.2006)





Sau khi nhà sử học Dương Trung Quốc viết bài báo này trên báo Tuổi Trẻ ( ngày 26/03/2006), tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã quyết định lập một diễn đàn để bạn đọc có thể tham gia để chia sẻ, để cùng nhau suy nghĩ, phân tích những điểm mạnh, yếu của Việt Nam ta để đưa ra phương hướng phát triển. Vậy còn lập topic này để làm gì? Để " Thảo Luận Nghiêm Túc" đúng với ý nghĩa của " Thảo Luận Nghiêm Túc", mặc kệ những đồng phục mùa đông, mặc kệ những tờ báo đưa tin vịt. Chúng ta vẫn còn những người trẻ tuổi ngày ngày chỉ lo ăn mặc mà không biết đất nước đang bị chèn ép, bị coi thường trên chính trường Quốc Tế. Chúng ta mới chỉ bằng lòng với vị trí của những người làm thuê lương cao cho những tập đoàn hàng đầu thế giới mà chưa hề có một thương hiệu nào của Việt nam gây được tiếng vang đang chú ý. Con số 197 năm để đuổi kịp láng giềng Singapore chỉ cách chúng ta 4 giờ bay nếu họ không tiếp tục phát triển thực sự gây choáng váng. Rõ ràng với những giống sâu mọt đục khoét đang tung hoành trong giới quan chức Việt Nam với trình độ tinh vi và bài bản, Việt Nam khó mà tiến xa. Nực cười nhất, những sai phạm to lớn về xây dựng lại được phát hiện bởi ... cá độ bóng đá. Vâng! Tôi đang nhắc đến Bùi Tiến Dũng!

Chúng ta có 80 triệu dân Việt Nam, nhưng không có nhiều Quốc Dân Việt Nam.

Tuy nhiên, một dân tộc không chịu khuất phục những Thành Cát Tư Hãn, những Thực Dân Pháp, Phát xít Nhật và Đế Quốc Mĩ không có lí do gì để không thể phát triển hùng mạnh.

Không thể không tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
 
Việt Nam:
Xét về diện tích: Không phải là lớn lắm.
Xét về khả năng chiến đấu: Có thể coi là một cường quốc ( các nước khác khó mà "nuốt trôi").
Xét về khả năng phát triển và kinh tế: Hi vọng với đà phát triển này (kèm theo sự suy giảm của mấy con sâu mọt kia), trong một thời gian không lâu nữa sẽ trở thành không nhỏ.
 
--So sánh tí nhỉ. Việt Nam thì

diện tích: nhỏ hơn Trung Quốc, Nga, Hoa Kì nhưng to hơn Singapore.
lịch sử: Việt Nam: 4000 năm, Hoa Kì: 300 năm.
khoáng sản: nhiều hơn Nhật.

... (còn nhiều nữa )
nhưng mà :(

tham nhũng: (dự đoán) vô địch Đông Nam Á.
làm đường: (cùng 1 khoản tiền) thế giới 5 km, Việt Nam: 1 km
làm 1 km đường: thế giới: 1 triệu USD, Việt Nam: 7 triệu USD.
ODA: vay của Nhật.
Lừa đảo du học: bị 1 thằng Singapore lừa.

--Nên nhanh chóng đề ra phương án giải quyết và kiên quyết thực hiện.
 
Nguyễn Gia Linh đã viết:
Việt Nam:
Xét về diện tích: Không phải là lớn lắm.
Xét về khả năng chiến đấu: Có thể coi là một cường quốc (các nước khác khó mà "nuốt trôi").
Xét về khả năng phát triển và kinh tế: Hi vọng với đà phát triển này (kèm theo sự suy giảm của mấy con sâu mọt kia), trong một thời gian không lâu nữa sẽ trở thành không nhỏ.

Xét về dân số: không nhiều
Xét về tài nguyên: không giàu


bi bô bổ sung ông anh phát :D
 
Dương Trung Quốc viết nghe thì hoa mỹ nhưng mà nhìn về khía cạnh phân tích thì hời hợt, không có gì sâu sắc cả. vẫn cái kiểu khoa môi múa mép, lấy từ hay chữ đẹp, ý tưởng tuyệt vời để che mắt những ai không để ý, lấp liếm đi những cái kém cỏi trong phân tích.
Thứ nhất, những gì mà Schroeder, phó thị trưởng Venice hay chú big shot vân vân nào đấy mà đồng chí Quốc khoe là từng gặp phát biểu về Việt Nam không có gì đáng để mà lấy làm sướng cả. đây là bọn chính khách, dân doanh nghiệp - nó có việc làm dính đến Vn thì nó tâng lên một tí... không có việc dính đến thì nó hơi đâu mà tâng làm gì. Phải nhìn thử xem Vn bây giờ nhận được bao nhiêu phần quan tâm của thế giới. ở Mỹ, nơi phát hành sách lớn nhất trên thế giới, có bao nhiêu cuốn viết về Vn - so với... Venezuela chẳng hạn - không hơn không kém là bao nhiêu đâu. Dân chúng nói chung có quan tâm đến Vn không? Một cuốn sách viết về Vn mới ra có nhiều người tìm đọc không? một bộ phim mới làm về Vn hay mới nhập từ Vn sang có nhiều người xem không? Sao kô nhìn vào những cái tầm thường như thế để mà đánh giá xem. trích ra vài câu nói của mấy thằng tai to mặt lớn nó ban phát cho thì có ích lợi gì?

2. Lời kêu gọi của DTQ là một lời kêu gọi sai lầm nếu không nói là nguy hiểm. cái quan trọng để vươn lên trong thế giới này bây giờ là biết chỗ của mình. kêu nghèo kể khổ để vay nợ thì sao? vì người ta kêu nghèo kể khổ để vay nợ thì người ta là loại không biết nhục à? vậy chăng là nên cương mặt lên, bắt chước bọn Bắc Triều Tiên, không thiết thằng nào con nào cả?

Việt Nam có phải là lớn hay nhỏ? Tất nhiên là nhỏ rồi. Việt Nam không phải là đại quốc - đừng bao giờ có cái tư tưởng đại quốc. Để phát triển thì tinh thần dân tộc là cần phải có. nhưng tinh thần dân tộc khác với tư tưởng đại quốc. suy nghĩ tiểu quốc khác với sự khiếp nhược.

VN chưa có nhiều Quốc Dân VN bởi vì vẫn còn những người như Dương Trung Quốc, những người vỗ ngực xưng là học giả nhưng viết ra chỉ rặt những lời tỉ tê... nghe thì có vẻ hay, đọc kỹ thì thấy với vẩn. thay vào chỗ DTQ, Vn cần những người biết hiệu triệu, biết viết những cái vừa hợp lý, vừa thấu đáo mà lại vừa được người dân hiểu và ủng hộ. Có thế thì mới có nhiều quốc dân VN được.
 
Khổ lắm cơ, DTQ là nhà sử học chứ có phải gì gì học đâu mà bác Long cứ hách nhiễu con nhà người ta ra!?

Giàu nghèo, lớn nhỏ gì âu cũng là cái số của mỗi dân tộc rồi. Nhân dân dù cố gắng lắm, cố gắng nữa cũng chỉ được 50% cơ hội định đoạt tiềm tàng của đất nước mình so với các nước bạn 5 châu 4 bể thôi. Mình cứ làm hết sức mình thế là đã có quyền tự hào và tự sướng về bản thân và với nhau rồi. Phỏng ạ?

Về cái chuyện lạy lục đi vay đi mượn của nước ngoài giàu mạnh, em tuyệt đối đồng tình với bác Long. Anh DTQ cứ quá lời của nó ra - chuyện nhỏ như con thỏ: 1 con chó hạng dưới phải làm cái mà 1 con chó hạng dưới phải làm. Có vầy thôi mà cũng này nọ, chuyện bé xé ra to. Phỏng ạ?

TB: 'con chó hạng dưới' ở đây em nói là hình ảnh ẩn dụ à nha, không phải nghĩa đen. Phải giao hẹn thế ngay không kẻo ai hay bác Tuấn ass bác ý nhảy bổ nhảy xô vào còng tay còng chưn em quẳng lên ban TW vì tội danh thóa mạ thì bỏ thầy bu nhà em. :D
 
Em thấy là dân Việt Nam mình thế hệ trước hay bị lún quá sâu vào cái quá khứ hoàng kim. Công nhận là quá khứ của VN thì có thể nói là hoành tráng, đáng tự hào. Từ đấy để mà có niềm tin vào tương lai sáng chói etc. etc. etc.....

Vấn đề là nói thì như thế, còn hành động để mà chứng tỏ cho cái niềm tin ấy được bao nhiêu ạ? Tham nhũng đầy đống ra. Ý thức "cá nhân" cao vời vợi, í em là cái ý thức "mình đã mọi người sau" ấy.

Nước mình vẫn còn mang đậm tính "nông nghiệp" lắm.

Quá khứ vẫn nên phải nhớ nhưng đừng nên lún sâu vào nó quá. Mong là thế hệ chúng em giúp đựoc gì cho VN, em cũng không mong những người đi du học cứ đà đi rồi bỏ luôn nước. Thế thì VN mình chảy máu chất xám mất

Theo em thì trong quá khứ, VN mình lớn mạnh đấy nhưng trong hiện tại thì không. Tương lai thì phải chờ rồi xem thôi :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lịch sử quá khứ là vệ quốc triền miên trong khi các nước khác họ bận rộn mở mang bờ cõi, luôn ở thế chủ động; còn ta luôn ở thế bị động thì các quí vị nghĩ thế nào nào? Chúa ơi.
 
Thay vào chỗ DTQ, Vn cần những người biết hiệu triệu, biết viết những cái vừa hợp lý, vừa thấu đáo mà lại vừa được người dân hiểu và ủng hộ
.

Những gì là hợp lí, là thấu đáo ạ? Anh Long viết như thế này có khác nào: " Chúng ta cần đại đoàn kết toàn dân, cùng nhau đưa đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa"? Nói thì dễ, thì đúng, ai cũng nghe, ai cũng hiểu, ai cũng ủng hộ. Ai bảo là không hợp lí và không thấu đáo nào? Vấn đề là làm như thế nào mới là quan trọng.

Em thấy trong bài viết của Bác Dương Trung Quốc không hề có một lời hô hào nào kiểu cách như thế, tất cả những gì Bác Dương đã viết chỉ để thức tỉnh một thế hệ người Việt, cả cũ lẫn mới, cũ thì quá bằng lòng với hiện tại, trẻ thì quá hời hợt, không quan tâm đến vận mệnh Quốc Gia. Thiết nghĩ, với một mục đích như thế, Bác Dương đâu đáng để bị xúc phạm như anh Long đã nói?

Bản thân em đã hai lần được cùng bố nói chuyện và tiếp xúc với Bác Dương. Cha mẹ Bác Dương vốn là người giác ngộ và đóng góp rất nhiều cho cách mạng, mang theo cái tâm thế của cha, những gì Bác Dương đang làm, chẳng phải là rất đáng quý sao?

Tuy rằng, đúng, Bác Dương có vẻ, có vẻ thôi, chỉ trích rất mạnh mẽ, đặc biệt là trong vụ của "Cựu" Bộ Trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình, ( bài viết trên báo Tuổi Trẻ), nhưng, nhìn chung, đó cũng chỉ là sự bức xúc và thắc mắc của một người dân hết lòng cho đất nước mà thôi. Với những giống sâu mọt đó, có xử tử hình, cũng chưa chắc đã đáng, huống chi chỉ là một vài xúc phạm trên mặt báo? Dùng từ "xúc phạm" có vẻ hơi oan cho bọn chúng, nhưng trong đầu em hiện giờ không còn từ nào khác. Em nghĩ rằng, PMU 18 rõ ràng còn thối nát hơn cả Năm Cam. Năm Cam là xã hội đen, PMU 18 là quan chức chính phủ. Quan chức chính phủ đã tinh vi và bài bản hơn cả xã hội đen, chẳng phải là đáng sợ lắm sao?

----------

À, và quên, nếu anh Long có thắc mắc, nếu có thể, anh dành chút thời gian, qua Box 04-07, topic Giao Lưu 12L2-11V, anh có thể thấy, bạn bè em có thái độ đáng buồn như thế nào với bài viết này.
 
đồng chí Giang hơi bị nhầm rồi. anh không phiền bác Quốc vụ chỉ trích. chỉ trích là tốt, chả có gì sai. cái sai lầm là cái câu hỏi. câu hỏi đấy là câu hỏi không đáng đặt và hàm chứa những sai lầm cơ bản. anh không ủng hộ hô khẩu hiệu. những gì hợp lý thấu đáo là những gì đúng và tốt cho đất nước này và được người ta đọc và ủng hộ. cái câu hỏi của bác QUốc, xét cho cùng ra thực ra là một kiểu hô khẩu hiệu kiểu mới. có thể ông ấy không nghĩ thế khi viết thế, nhưng bản chất nó là như vậy. sáo rỗng và vô tác dụng.
những gì ông Quốc phân tích anh nghĩ sai lầm ở đâu anh đã chỉ ra rồi. ý kiến riêng thôi.
 
Đoàn Trang đã viết:
Xét về dân số: không nhiều
Xét về tài nguyên: không giàu


bi bô bổ sung ông anh phát :D

Dân số đứng thứ 11 (hay 12, 13 gì đó) thế giới mà còn chưa nhiều thì phải bao nhiêu mới là nhiều ạ:-?
 
Phan Trường Sơn đã viết:
Dân số đứng thứ 11 (hay 12, 13 gì đó) thế giới mà còn chưa nhiều thì phải bao nhiêu mới là nhiều ạ:-?

Ồ, vậy hả cưng? Bây giờ chị mới biết.

Chị đang so sánh với các nước lớn khác như: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ. :D

Chắc chị quen thói chém to kho mặn lúc nấu cơm nên khi so sánh, suy nghĩ chuyện chính sự cũng mắc bệnh nghề nghiệp đấy :D. Nên so với các nước lớn thì dân số VN không nhiều chị bảo là vì thế. :p
 
Hoàng Long đã viết:
đồng chí Giang hơi bị nhầm rồi. anh không phiền bác Quốc vụ chỉ trích. chỉ trích là tốt, chả có gì sai. cái sai lầm là cái câu hỏi. câu hỏi đấy là câu hỏi không đáng đặt và hàm chứa những sai lầm cơ bản. anh không ủng hộ hô khẩu hiệu. những gì hợp lý thấu đáo là những gì đúng và tốt cho đất nước này và được người ta đọc và ủng hộ. cái câu hỏi của bác QUốc, xét cho cùng ra thực ra là một kiểu hô khẩu hiệu kiểu mới. có thể ông ấy không nghĩ thế khi viết thế, nhưng bản chất nó là như vậy. sáo rỗng và vô tác dụng. những gì ông Quốc phân tích anh nghĩ sai lầm ở đâu anh đã chỉ ra rồi. ý kiến riêng thôi.

Ui. Em lại không đồng quan điểm với bác Long thế đâu. :)

Cái điều em thấy tách đặt ông DTQ ra khỏi và khác hẳn với đám đông những cá nhân làm công tác vận động, kêu gọi quần chúng hướng về và quan tâm tới việc giải các bài toán đất nước thì hiện tại và tương lai là ở chỗ: ông DTQ đặt câu hỏi mở, và để cho người đọc có được tự do đi tìm câu trả lời cho chính mình. Thay vì tự tay mình giáo huấn và đề đạt nguyên nhân, giải pháp của các vấn đề cho người đọc.

Cái đó, theo em, thể hiện rõ tư chất 1 người thầy theo đúng nghĩa của nó từ con người ông DTQ. Bác Long để ý mà xem: giáo viên Mỹ chúng nó rất ít khi nhét chữ vào đầu học sinh mà thường thiên về đặt câu hỏi mang tính gợi ý thôi, phải không?

Hơn thế nữa, như ông DTQ đã đề cập rõ trong bài viết của mình rằng: trọng tâm của bài viết là về "tâm thế và cách hành xử' của người Việt ta. Thế nên thiết nghĩ những câu hỏi ông ấy đặt ra trong bài không đến nỗi lạc loài và vô dụng như bác nghĩ đâu. Mặc dù không phải tất cả những điều ông ấy nói đều đúng đắn và thỏa đáng cả.
 
--@ anh Sơn: theo số liệu của CIA thì dân số Việt Nam là 84402966, xếp thứ 14. :D

--HỏI rằng Việt Nam nhỏ hay k0 nhỏ, câu trả lờI là Việt Nam k0 hề nhỏ nếu như mỗI ngườI Việt Nam k0 nghĩ nhỏ mà nghĩ lớn 1 tí

1. Phần lớn du học sinh Việt Nam được nhận xét là thông minh. Nhưng đó là khi làm việc cá nhân. Còn khi đưa các học sinh đó vào làm việc nhóm thì nhiều khi có tình trạng ỷ lạI hoặc giấu ý tưởng k0 chia sẻ cho nhóm để lấy điểm cao hơn cho bản thân. ( em k0 có ý vơ đũa cả nắm nhưng tình trạng này rõ ràng là có)

2. HồI ở Việt Nam, chiều tốI đi học về là thấy ông già vớI các chiến hữu rủ nhau ra quán dzô dzô 100%. NgườI dân lao động thì thế nhưng cán bộ cấp cao cũng chả hơn gì: xài chùa tiền Nhà nước vay nợ để đi đánh bạc, bao gái. Bùi Tiến Dũng là 1 trong nhiều trường hợp.

3. Sau khi Nhà nước ra chính sách đãi ngộ vớI trí thức Việt kiều, có mấy anh sinh viên ở nước ngoài ra giá ngay: “Tui giỏI nè, đãi ngộ thì tui mớI về làm”. Xin lỗI nhé, đừng hỏI Tổ quốc làm gì cho bạn mà xem bạn làm gì cho Tổ quốc. (JFK)

4. Nhiều ngườI cứ bảo là Việt Nam nhỏ nên chịu làm nước nhỏ cũng phảI, đừng có lên giọng “tự hào dân tộc” bắt ngườI ta nể phục. Xin thưa là Singapore vớI Thụy Sĩ diện tích bé hơn Việt Nam nhiều mà kinh tế rất phát triển. Nhật Bản tài nguyên hạn chế mà phục hồI nhanh chóng sau khi bạI trận trong chiến tranh, và bây giờ là cường quốc kinh tế.

5. Học sinh ở Việt Nam ai cũng quen cảnh “thầy đọc trò chép”. TuổI thanh niên là tuổI sáng tạo, k0 sống cam chịu. Vậy mà trường lớp lạI giáo dục theo kiểu “cam chịu” thì khi lớn lên, phần lớn những ngườI đó sống chung, thoả hiệp, hay thậm chí tham gia vào tham nhũng hốI lộ cũng k0 phảI là lạ. Thử hỏI ở Việt Nam có bao nhiêu công ty không đưa hốI lộ? Có bao nhiêu quan chức không nhận hốI lộ?

--Ở chảo lửa Trung Đông, ngườI Israel khi xưa và ngườI Palestine ngày nay khi đấu tranh giành đất luôn nhắc tớI Việt Nam như 1 tấm gương của sự dũng cảm, kiên trì trong đấu tranh. NgườI dân Mĩ chống chiến tranh Iraq cũng mang cờ đỏ sao vàng theo (nguồn http://www.indybay.org/news/2005/03/1728946.php). Rõ ràng, chúng ta đâu có nhỏ.

--Nhỏ hay k0 nhỏ, tuỳ thuộc vào năng lực quản lý của mỗI dân tộc, mỗI quốc gia. Trung Quốc lấy được vị thế quan trọng cũng nhờ vào cảI cách kinh tế và quản lí chặt chẽ “theo kiểu Tàu”. Nga ngố nhờ có kiểm soát chặt chẽ nên kiểm soát được đất nước và lấy lạI vị thế vốn có của Đế quốc Nga và Liên Xô trước đây.

--Nhưng 1 đất nước k0 thể lớn nếu như mỗI ngườI dân cứ nghĩ nhỏ cho riêng mình. Một đất nước k0 thể lớn nếu như công chức vẫn giữ tư tưởng “làm quan” như thờI phong kiến: học ra làm quan, kiếm lời. Những vụ như PMU18 thể hiện 1 sự thật hiển nhiên là tham nhũng bắt nguồn từ chuyện công chức và lãnh đạo có quá nhiều quyền lực và lợI ích trong khi trách nhiệm mỗI cá nhân thì ít, trách nhiệm của tập thể thì nhiều. Nếu ra 1 chính sách là tất cả các quan chức sẽ bị tước bỏ 1 số quyền lợI đổI lấy cái ghế của họ, thì sẽ k0 có chuyện bộ trưởng Bình khư khư giữ cái ghế Bộ Trưởng GTVT mặc cho công luận nói gì thì nói. Nếu làm lãnh đạo mà bị tước bỏ quyền lợI cho đúng nghĩa “đầy tớ của dân” thì có bao nhiêu ngườI dám làm và tham ghế. :D

--Có ai dám làm k0, có ai dám chịu thiệt k0. :p:p:p
 
Chú An, chú nhầm lẫn giữa "quốc gia có kinh tế mạnh" với "cường quốc." Cường quốc phải là một đất nước có nền kinh tế mạnh + ảnh hưởng chính trị lớn. Singapore, Thụy Sĩ, 2 ví dụ của chú có thể có là ví dụ điển hình. Người ta nói Singapore và Thụy Sĩ là 2 nước giầu chứ không ai nói Singapore và Thụy Sĩ là 2 cường quốc cả. Để trở thành cường quốc thì tư duy đại quốc là cần thiết - tư duy cho rằng mình giỏi, mình mạnh, mình mang lại cái tốt, mình nên đứng trên người khác v.v.. Để trở thành nước giầu, nhiều khi lại cần phải có cái tư duy ngược lại - phải biết chỗ đứng của mình. Singapore và Thụy Sĩ lại cũng là 2 ví dụ điển hình. Bọn chúng nó là dạng chim biết chọn cành để đậu - biết rằng mình là con cá chép chứ không phải con rồng. Bọn chúng nó không có tư tưởng "Đại Singapore", "Đại thụy Sĩ".
Nhật Bản trước khi có thể trở thành cường quốc cũng phải chịu làm cá chép một thời gian rất lâu. ngay cả bây giờ đây Nhật Bản cũng còn chưa cho rằng mình là rồng mà chỉ là một con cá chép đang lăn tăn chờ vựot Long Môn thôi.
Việt Nam, anh dám khẳng định với chú, chẳng phải là nước lớn chó gì cả - theo bất cứ nghĩa nào. Ừ thì chú bảo là dân chúng nó đi biểu tình nó vác theo cờ Vn, chú biết thế nghĩa là thế nào không? Thế có nghĩa là Vn chẳng qua vẫn là một cuộc chiến trnah với chúng nó. nếu không phải vì chúng nó phải đi biểu tình chống ctranh Iraq, liệu chúng nó có biết Vn là cái gì không? Anh đảm bảo với chú, nếu chú có thể ở đây để hỏi mấy thằng cầm cờ Vn biểu tình đấy mấy câu đại loại là "Thủ đô VN là gì" "Vn có phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc không" - đảm bảo với chú 90% chúng nó trả lời sai.

@ Đoàn Trang: anh không phải là ông DTQ hô khẩu hiệu. Cái đáng sợ nó là ở chỗ đấy. ông DTQ đại diện cho một thế hệ đang biểu dương một khẩu hiệu sai lầm mà không hề biết mình đang làm việc đó. Đó là kêu gọi dân chúng Vn nhìn mình như là một cái gì to tát hơn là họ đáng được hiện nay. Họ kêu gọi như vậy là vì họ có cái tâm - nhưng họ sai. Vì thế nên họ hô khẩu hiệu một cách rất tận tình, rất chân thành. Nhưng như anh đã nói, anh nghĩ là cái mà Vn bây giờ cần là một tinh thần dân tộc cao nhưng ko quá đáng. Có tinh thần dân tộc để mà biết phấn đấu nhưng không quá đáng để cho mình bị ảo tưởng. Khi đến lúc, tự khắc sẽ có nhu cầu thực sự để chứng tỏ Vn là một đại quốc, cường quốc. còn bây giờ, muốn như thế, nghĩ như thế chỉ giúp kéo thụt lùi Vn lại thôi.
 
Hoàng Long đã viết:
@ Đoàn Trang: anh không phải là ông DTQ hô khẩu hiệu. Cái đáng sợ nó là ở chỗ đấy. ông DTQ đại diện cho một thế hệ đang biểu dương một khẩu hiệu sai lầm mà không hề biết mình đang làm việc đó. Đó là kêu gọi dân chúng Vn nhìn mình như là một cái gì to tát hơn là họ đáng được hiện nay. Họ kêu gọi như vậy là vì họ có cái tâm - nhưng họ sai. Vì thế nên họ hô khẩu hiệu một cách rất tận tình, rất chân thành. Nhưng như anh đã nói, anh nghĩ là cái mà Vn bây giờ cần là một tinh thần dân tộc cao nhưng ko quá đáng. Có tinh thần dân tộc để mà biết phấn đấu nhưng không quá đáng để cho mình bị ảo tưởng. Khi đến lúc, tự khắc sẽ có nhu cầu thực sự để chứng tỏ Vn là một đại quốc, cường quốc. còn bây giờ, muốn như thế, nghĩ như thế chỉ giúp kéo thụt lùi Vn lại thôi.

Hì, nhưng mà bác của em ơi, cảm xúc ở đây là 1 thứ phương tiện bắt buộc để người viết phục vụ cho mục đích, ý nghĩa bài viết của mình vốn là: kêu gọi tâm trí người dân. Nên ngôn ngữ ở đây phải mạnh mẽ, to tát. Bác công nhận thế không ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trước khi trả lời câu "nước VN nhỏ hay không nhỏ" thì cần phải chọn một trường phái suy nghĩ hợp lý đã. Câu hỏi thực chất ở đây là "who am I?". Các trường phái khác nhau có thể tập trung vào thời điểm khác nhau như quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở đây chỉ nói tới hiện tại và tương lai.
1-I am who I am now: vị trí của ta so với thế giới là do bây giờ nước ta như thế nào
2-I am who I can become: vị trí của ta so với thế giới nếu ta cố gắng hết khả năng của mình.
3-I am who I will become(naturally): vị trí của ta so với thế giới nếu chúng ta phát triển một cách "tự nhiên"(cố gắng một cách bình thường)

3 trường phái suy nghĩ này đều cho ra 3 kết quả rất khác nhau. Câu trả lời khác nhau cũng cho phương hướng hành động khác nhau.

Nhưng bác DQT thì lại có cách tiếp cận vấn đề rất lạ. Thứ nhất đó là cái nhìn tập trung vào quá khứ. Nhìn vào những gì chúng ta đã đạt được để đặt mục tiêu cho tương lai. Bây giờ thử làm tương tự với những nước như Mông Cổ, Hy Lạp, Ý, Tây Ba Nha thì sẽ thấy là quá khứ là mốc son thôi, có quá nhiều điều kiện môi trường thay đổi, quá khứ rất khó có thể làm điểm mốc hợp lý cho tương lai được. Một công ty phần mềm có thể đặt mục tiêu tăng lợi nhuận sau thuế là 20% mỗi năm khi ngành công nghiệp phần mềm còn non trẻ. Nhưng đến lúc bản chất của ngành công nghiệp phần mềm thay đổi, thị trường bão hòa rồi dùng dữ liệu quá khứ để đặt mục tiêu cho tương lai là không hợp lý.

Thứ hai, bác DQT dùng thế mạnh về quân sự để làm mốc đo cho vị trí về kinh tế. Việc này như bảo là sức mạnh của chân là 10, sức mạnh của tay cũng nên là 10. Trên thực thế kinh tế và quân sự là 2 phần hoàn toàn khác biệt, đòi hỏi những kỹ năng, tài nguyên, chiến lược rất rất khác nhau. Nếu chúng ta nhiều, có thể chúng ta cứ xông hết ào ạt vào là thắng. Trong kinh tế không có chuyện đó, càng nhiều người thì tiềm năng lớn hơn nhưng quản lý cũng khó hơn rất nhiều, không có một cách đơn giản nào như là cứ lao tất vào là hơn người khác. Trong quân sự, sự gan dạ, tinh thần quyết thắng, hi sinh của binh lính có thể làm nghiêng cán cân một cách đáng kể(không cần biết là chiến lược ra sao). Trong kinh tế, gan dạ, sẵn sàng hi sinh chả có nghĩa lý gì cả, cái quan trọng là cần một chiến lượng sử dụng tài nguyên hợp lý nhất. Trong toàn lịch sự VN, chúng ta chưa bao giờ thực sự có một mốc son nào về kỹ năng phát triển kinh tế cả. Giữ nước có thể chúng ta giỏi, dựng nước thì nói chung là còn thua rất xa mọi người khác.

Đây là điển hình cho việc biết nhiều nên không biết thông tin nào cần thiết, xác đáng để dựa vào phân tích và cho kết luận (analyze irrelevant information).

anh nghĩ là cái mà Vn bây giờ cần là một tinh thần dân tộc cao nhưng ko quá đáng.

Còn tuỳ thuộc vào anh cần làm gì nữa, nếu anh cần để giữ VN ở mức phát triển bình thường thì không cần, còn nếu mong muốn có sự phát triển vượt bậc thì tinh thần dân tộc lại quan trọng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Thứ hai, bác DQT dùng thế mạnh về quân sự để làm mốc đo cho vị trí về kinh tế. Việc này như bảo là sức mạnh của chân là 10, sức mạnh của tay cũng nên là 10. Trên thực thế kinh tế và quân sự là 2 phần hoàn toàn khác biệt, đòi hỏi những kỹ năng, tài nguyên, chiến lược rất rất khác nhau. Nếu chúng ta nhiều, có thể chúng ta cứ xông hết ào ạt vào là thắng. Trong kinh tế không có chuyện đó, càng nhiều người thì tiềm năng lớn hơn nhưng quản lý cũng khó hơn rất nhiều, không có một cách đơn giản nào như là cứ lao tất vào là hơn người khác. Trong quân sự, sự gan dạ, tinh thần quyết thắng, hi sinh của binh lính có thể làm nghiêng cán cân một cách đáng kể(không cần biết là chiến lược ra sao). Trong kinh tế, gan dạ, sẵn sàng hi sinh chả có nghĩa lý gì cả, cái quan trọng là cần một chiến lượng sử dụng tài nguyên hợp lý nhất. Trong toàn lịch sự VN, chúng ta chưa bao giờ thực sự có một mốc son nào về kỹ năng phát triển kinh tế cả. Giữ nước có thể chúng ta giỏi, dựng nước thì nói chung là còn thua rất xa mọi người khác.

Đây là điển hình cho việc biết nhiều quá nên nói linh tinh. Biết nhiều nên không biết thông tin nào cần thiết, xác đáng để dựa vào phân tích và cho kết luận (analyze irrelevant information).


Em đồng ý với quan điểm này của bác Tâm :). Đây là cái căn bệnh chung niên của người Việt ta đó bác à. Cách hành xử cái gì cũng rất hời hợt, nửa vời. Tuyệt không bao giờ đi đến tận cùng, chuyên nghệ cả. Lại còn rất lan man, rải rác trong tư duy. Lớp người thế hệ cũ thôi thì cũng 1 phần điều kiện học tập, đào tạo không đầy đủ và cao như thế hệ mới chúng mình đã đành. Thế nhưng mà ngay cả đến bản thân những người thế hệ anh em mình: thế hệ 7x, 8x thật em thấy vẫn còn rất nhiều cá nhân tỏ ra ôm đồm 3, 4 nghiệp vụ cùng 1 lúc đâm ra rồi cuối cùng chẳng cái nghề tay nào là chuyên nghiệp, chuyên môn cả, mặc dù các nghề này có mối liên quan gần gũi với nhau đi chăng nữa, rất nhiều các liên-hoàn-nhà gì gì học xấn vào sân chơi đáng nhẽ không phải là chuyên của mình.

Điều này chứng tỏ gì? Rằng bản chất nhiều con người VN ta là không có tính cầu toàn. Mà như thế thì thử hỏi lấy bàn đạp ở đâu để mà cho mỗi cá nhân vươn lên cố gắng đi tới cái bản thể hoàn thiện nhất của mình mà mình có thể đạt tới - chứ chưa nói gì tới sức bật của cả 1 dân tộc và tầm vóc cùng vị thế to hay nhỏ của nó.

Nghĩ và nói như em An là rất có lý:
1 dân tộc sẽ lớn hơn khi mỗi 1 công dân suy nghĩ cao hơn.
1 dân tộc sẽ mạnh hơn khi mỗi 1 công dân lao động tốt hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giống như bác Long, em ủng hộ chuyện hô hào và vực dậy tinh thần của người dân (Tâm và Đoàn Trang chắc cũng vậy), nhưng nếu quá đáng không chọn lọc thì không những không phục vụ mục đích kêu gọi mà còn phản tác dụng.

Em có một generalization này, chỉ là cảm nhận tức thời, không biết mọi người nghĩ sao?

Trung Quốc:
Hô hào=>tự hào về lịch sự=>yêu nước=>hành động=>yêu nước=>hành động...

VN
Hô hào=>tự hào về lịch sự=>tự hào=>tự hào=>tự hào=>tự hào...
 
Bác Long nói đúng quá rồi. Nhiệt tình cộng thiếu hiểu biết bằng phá hoại.
Em có bổ sung thêm một chút là bác Quốc này theo em cũng kiểu dân cơ hội cũng giống giống như kiểu anh Tuấn Vasc, anh Bình ep pê tê, rất biết chăm lo bề nổi theo làn gió đổi mới. Thật tâm hay không em không biết.
Còn em chẳng thấy cái tinh thần nào cần vực dậy cả. Chỉ cần người dân, em nói xin lỗi, hết ngu và ngây thơ thì hữu xạ tự nhiên hương.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên