Nước Mỹ

Credit crunch, MBS, derivative, opportunity cost, chapter 11,... biết những thứ đấy để kết luận là chưa chắc nhân công mất việc!!! Nghe thì thấy rất nhiều kiến thức nhưng mấu chốt để kết gắn với thực tại thì lại không có. Giữa thời đại khủng hoảng này còn bảo vệ rằng có thể nhân công của Big 3 không thất nghiệp khi công ty phá sản vì nước Mỹ có những điều luật thật tuyệt vời thì quá ảo tưởng vào sự kỳ diệu của nước Mỹ. Nói vậy thì chẳng khác nói nước Mỹ rất kỳ diệu nên ở đây người chết cũng sống lại được.

??????

Nhìn qua thì có rất nhiều nhiều thứ trong mấy bài vừa rồi nhưng câu hỏi cuối cùng chốt lại là nếu Big 3 phá sản, công nhân của họ có sẽ mất việc không? Hay sự kỳ diệu của nước Mỹ sẽ cứu được họ?

Mình thấy câu hỏi hơi lệch lạc.

Trong cái cuộc khủng hoảng này, ai cũng bị mất việc chứ kô phải chỉ có mấy cái công ty này. Cả citigroup còn sa thải 50,000 nhân công vừa rồi, và tiếp tục sa thải thêm. Nếu những nhân công của mấy cái công ty này giữ được việc bây giờ mà cả nền kinh tế đi xuống cầu tiêu, nghĩ xem trong lâu dài họ giữ được việc à?

Ngược lại, nếu chính phủ chú tâm vào mấu chốt, chữa trị vào căn bịnh lao (vd trong post #78 của mình); thì trong ngắn hạn họ sẽ có thể giữ được việc; và nếu nền kinh tế vực lại (do chú tâm chữa trị mấu chốt của căn bệnh) thì cơ hội giữ được việc của họ cao hơn.

Bạn có hai lựa chọn:
1) mấy cái công ty này giữ công nhân ngắn hạn; nhưng trong tương lai thì khả năng chết cao hơn, kô những thế còn tổn thương cả nền kinh tế(vd 50,000 công nhân ở citigroup và cả trăm ngàn ở ngành retail)

2) Mấy cái công ty này có thể sống; nếu sống được thì cơ hội sống trong tương lai của họ sẽ cao hơn, hơn nữa làm giảm sự tổn thương cho cả nền kinh tế

Cái này là thực tế, chứ kô phải là mong ước viễn vông của từng người. Được cái này thì mất cái kia, kô có cái gì là hoàn hảo cả (there is no free lunch).

Chính phủ Mỹ do áp lực của chính trị đã chọn phương án đầu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phải chăng đồng chí Tâm tin rằng giờ phút cuối của Đế quốc Mỹ đã điểm, rằng không gì có thế cứu vớt nước Mỹ? Giả sử đây là giờ phút cuối của nó đi nữa, Tâm tin rằng sự lụi bại lúc cuối có nghĩa rằng nhân loại và các quốc gia nên quên đi hoàn toàn quá trình sinh ra và tồn tại đã giúp Mỹ trở thành siêu cường quốc bậc nhất trong một thế kỷ? (ultimately doomed when it was born?) Hay Tâm quan tâm về cuộc sống của những người công nhân của Big 3 bị mất việc?
Tâm có định kiến với Phước vì Phước có vẻ tin vào American exceptionalism. Nhưng American exceptionalism phức tạp hơn mức có thể đánh đồng nó với idealism. Mặt khác, Phước hoàn toàn bám vào các sự kiện, chỉ có những nhận đinh khác thôi. Như vậy không phải là idealism (người idealist phải lờ đi reality một phần hoặc hoàn toàn).
Vấn đề là việc nhiều người mất việc, kinh tế đình đốn ai cũng biết. Nhưng lời chỉ trích đang nghe nhất hiện tại là chính sách tư bản tự do kể từ thời Reagan đã làm cho vốn quá sẵn khiến các nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm tạo ra bong bóng nhà đất, tiền đề của việc thị trường tài chính suy sụp. Nhưng điều đó không có nghĩ là cách tổ chức đất nước của Mỹ sai về mặt bản chất. Một bộ máy tổ chức hợp lý hoàn toàn có thể ra những quyết định sai lầm trong một số thời điểm. Vẫn đề là bộ máy ấy có kiểm soát được các hiểm họa trên đường dài và sự linh hoạt của bộ máy ấy.
Nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện đại, việc bankcruptcy về tổng quan chưa chắc đã xấu vì tư bản được giải phóng, thay vì phải đầu tư vào những tổ chức không sinh lợi. Ngay cả những vấn đề như nhân công bị sa thải, có thể tái đào tạo để họ có thể thích ứng với môi trường mới và đi làm cho những ngành sinh lợi.
Tất nhiên là không có mô hình nào hoàn hảo và có lẽ một mô hình tốt là một mô hinh có thể tự sửa chữa nhanh nhất. Hãy cứ đợi một năm, hai năm nữa để xem tình hình thế nào. Đừng vội kết luận gì cả, nữa là bình luận rằng Chinese economic model makes sense. China has more troubles than the economy itself. Người chết như ngả rạ (trường lớp sụp đổ, sữa độc v...v…)
 
về vấn đề các công ty làm ăn thua lỗ thì người thua thiệt trước tiên chính là những người làm thuê chứ không phải ông chủ. Vì sao? Họ là những người đầu tiên bị sa thải, họ có thu nhập ít nên nên đồng tiền tiết kiệm được cũng ít hơn và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ví dụ, khi 1 nhà hàng hay công ty đang gặp khó khăn thì ông chủ sẽ sa thải bớt nhân viên để cân đối ngân sách, bảo đảm lợi nhuận.
Thậm chí khi công ty phá sản thì những người làm thuê cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn khi tài sản của các ông chủ thường rất lớn, bảo đảm họ có thể sống trong thời gian dài không có việc làm. Trong khi đó, những người làm thuê lại rất vất vả.
Ngoài ra, những ông chủ sau khi phá sản thường sẽ dễ kiếm việc làm hơn người làm thuê vì họ có kinh nghiệm quản lý điều hành, học vấn cao và các mối quan hệ rộng rãi.

Nói về cái hay và cái dở của nước Mỹ, đây là 1 vấn đề hoàn toàn mang tính chủ quan cá nhân, tùy vào cảm nhận của từng người. Tôi đã sống ở Mỹ được 6 năm, không phải là quá lâu nhưng cũng đủ lâu để hiểu về đất nước này. Bản thân đã sống với gia đình người Mỹ, đi học, đi làm, đi chơi với người Mỹ nhiều, làm việc trong công ty Mỹ. So với Việt Nam, tôi thấy điều hay nhất về nước Mỹ là sự tự do và thoải mái. Chưa nói đến tự do ngôn luận hay chính trị gì, chỉ đơn giản mình đi đâu, làm gì, không bị ai soi mói. Ở VN, rất hay bị hàng xóm để ý và bàn tán. Nước Mỹ rộng và các cá nhân được tôn trọng, vì vậy mình làm gì không phải lo "hàng xóm láng giềng nó cười cho" (mặc dù ko làm gì xấu hết). Ở VN, làm gì cũng lo người khác nói gì về mình. Trong khi ở Mỹ, làm gì cũng lo cho kết quả trước tiên. Cái mà mình thích nhất là được thoải mái bộc lộ suy nghĩ, cho người ta cảm giác tự tin hơn. Ở VN, đặc biệt là Hanoi thì ko như vậy được, ko cẩn thận sẽ bị cho là tinh vi.

Tuy nhiên, ở Mỹ cũng có nhiều cái dở. 2 điều rõ nhất đối với tôi. thứ 1 là buồn. Ko có cafe vỉa hè, ko có người người đi lại ồn ào, ko có hàng quán ngay ngoài đường, cũng ko hay tu tập bạn bè như ở VN. Lý do: cuộc sống ở Mỹ rất bận rộn nên mọi người ít thời gian rảnh hơn và đi lại cũng xa hơn. Nhiều khi đi đến nhà nhau lái xe gần 1 tiếng mới đến nơi.
Cái dở thứ 2 về vấn đề văn hóa. Ai cũng biết nước Mỹ là đất nước đa chủng tộc và đa văn hóa nhưng xin nói về văn hóa 1 cách nói chung của nước Mỹ. Văn hóa gia đình của nước Mỹ kém nước VN mình nhiều nhiều lắm. Con cái 18t thường là ra ngoài ở riêng luôn. Đến khi bố mẹ về già thì tự vào nhà dưỡng lão. Nhìn cái cảnh con cái chăm sóc bố mẹ già lúc ốm đau thật là đẹp. Cảnh mọi người thay nhau túc trực ở bệnh viện lo cho người thân cũng thật ý nghĩa. Đáng buồn là cảnh tượng đó không phổ biến ở nước Mỹ, ít nhất là những gì tôi thấy.
 
@Trang: Trong bài của anh không có cái gì nói đến giờ của nước Mỹ đã điểm. Cái mà bài anh cung cấp cái gọi là thực tế (reality check) cho những người bảo vệ một nước Mỹ hoàn hảo, rằng dù gì xảy ra đi chăng nữa thì điều xấu cũng sẽ không đến với nước Mỹ.

Bài của Phước nói rằng việc mất việc là chưa chắc xảy ra với công nhân chỉ đơn thuần dựa trên lý thuyết và sự tin tưởng vào một hệ thống kỳ diệu không gì lay chuyển dù gì có xảy ra đi chăng nữa. Nói đơn giản là Phước nên đọc nhiều tin tức thay vì sách hay báo chí hay trường lớp (more news, less books). Bản thân cái mà em nói đến cũng chỉ là lý thuyết sách vở nên anh cũng không tranh cãi làm gì. Sách vở bao giờ cũng hay, miễn là không có gì xấu xảy ra.

Bây giờ ta vẫn nói đến nước Mỹ như một hình mẫu số một của thế giới là điều chỉ có trong quá khứ. Thế giới đơn cực sẽ mất dần đi, các cường quốc và các nhóm nước mới dần khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuần Mỹ đang ngày một suy yếu. Khi bão xảy ra, người ta mới nhận ra Canada có một trong những hệ thống ngân hàng tốt nhất thế giới, Nhật là nước có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hàng đầu, v.v...

Cái gì cũng cứ mang nước Mỹ ra ví dụ rồi phê vào Việt Nam là không được chỉ là tư tưởng của người lý tưởng hóa vấn đề, thích tỏ ra mình hơn người khác, không phải là người thực sự tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc để giải quyết. Tại sao lại đem hệ thống chính trị, giáo dục của Mỹ ra so với Việt Nam trong khi rõ ràng hai nước hoàn toàn không giống nhau về văn hóa, lối sống, tại sao không đem so với Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Thái Lan? Các nước đấy gần hơn Mỹ rất nhiều và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, khí hậu, lối sống, quá khứ phát triển v.v... Cố tình chỉ áp đặt Mỹ vào Việt Nam là ngây thơ và ảo tưởng.

Nếu Mỹ là số một tại sao tất cả các nước không như Mỹ? Có lẽ vì logic một giải pháp cho mọi tình huống (one size fits all) chỉ là dĩ vãng.
 
@Anh Tâm: Chương 11 mà anh Phước nói đến không đơn thuần chỉ là trong sách vở mà thực tế nó được đưa ra để áp dụng trong trường hợp các công ty Mỹ nộp đơn phá sản lên tòa án. Do vậy nói rằng tin vào việc các công nhân của GM, Ford & Chrysler sẽ không bị mất việc là lý tưởng hóa chỉ "lý thuyết sách vở" đơn thuần là hoàn toàn nói mà không dựa trên tìm hiểu sự vận hành của hệ thống pháp luật nước Mỹ. Chương 11 của luật phá sản Mỹ thực sự cho phép GM giữ lại nguyên trạng những gì mà nó đang sở hữu hiện nay, tránh phải giải ngân bằng cách đóng cửa các nhà máy và bán công cụ sản xuất như nhiều báo chí nói, từ đó công nhân có thể giữ được việc làm mà không bị sa thải khi GM nộp đơn xin phá sản. Cái con số 3 triệu việc làm khi mà Big 3 phá sản chỉ dựa trên giả thuyết nếu GM, Ford và Chrysler hoàn toàn ngừng hoạt động dẫn tới việc các tiểu thương gần với ngành ô tô như sửa chữa, cho thuê xe,v...v... cũng bị mất việc. Bản thân giả thuyết này cũng không thể kiểm chứng được. Còn việc mất việc của công nhân Big 3 do thị trường xấu đi thì hoàn toàn nằm trong một hoàn cảnh khác và đã xảy ra trong suốt một vài năm gần đây khi mà ngành ô-tô của Mỹ mất tính cạnh tranh vốn có đầu thập niên 80.

Hơn nữa, dựa vào sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và ô-tô của Mỹ mà nói rằng hình mẫu của Mỹ đã lỗi thời là hoàn toàn sai lầm. Chính sự già cỗi và sụp đổ của Big 3 chỉ càng chứng minh cho chúng ta rằng hình mẫu của Mỹ đề cao sự sáng tạo và tính cạnh tranh không chỉ ở yếu tố con người mà còn ở cấp độ cao hơn như thế nào. Big 3 đi xuống nhường chỗ cho các doanh nghiệp có khả năng thích nghi và cạnh tranh cao hơn vượt lên. Big 3 đi xuống không có nghĩa là tất cả công nhân của họ sẽ mất việc, mà thay vào đó là đội ngũ quản lý sẽ phải cân nhắc lại những quyết định sai lầm của họ trong quá khứ, bao gồm chính sách phát triển công nghệ lẫn ưu đãi cho công đoàn. Big 3 đi xuống cũng đồng nghĩa với bài học mà chủ nghĩa tư bản luôn coi trọng: anh đạt được những gì anh xứng đáng (you get what you deserve). Toyota đã thể hiện được rằng họ xứng đáng trở thành kẻ mạnh hàng đầu chứ không phải một GM già cổi và thiếu năng động. Đó mới là những gì chủ nghĩa Mỹ, mô hình Mỹ tượng trưng cho. Việc sụp đổ của hệ thống ngân hàng hay ô-tô đi cũng chỉ là một phần của sự tự sửa chữa chính mình của đất nước Mỹ (nếu chính phủ không can thiệp) mà đã được chứng minh qua hơn 200 năm lịch sử của nó. Dù Mỹ có gặp khó khăn, kinh tế có nhiều khủng hoảng thì sau đó vẫn đi lên phát triển mạnh mẽ. Có ai sống vào thời Đại khủng hoảng tin vào sự vô địch của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Có ai nhìn thấy Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik mà nói rằng 40 năm sau Liên Xô không còn mà Mỹ vẫn vững vàng ở ngôi vị số một? Có ai trải qua 20 năm phát triển thần kỳ của Nhật mà không ngỡ ngàng khi bây giờ Nhật đã rơi vào thời kỳ suy thoái đến hơn 15 năm?

Đồng ý rằng không thể bê nguyên cả hệ thống của Mỹ để áp đặt cho Việt Nam (cũng như nhiều nước châu Á khác) vì bản thân Mỹ và Việt Nam đã trải qua hai hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn khác biệt nhau chưa kể đến yêu tố xã hội. Những cái mà không khác là yếu tố con người mà ngay cả chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã phải khen ngợi chủ nghĩa Mỹ khi ông trích tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ vào bản tuyên ngôn Độc Lập của Việt Nam. Đó là sự đề cao chủ nghĩa cá nhân và sự công bằng giữa các phần tử trong xã hội, cái mà Việt Nam chưa từng có và sự thiếu vắng của nó đã cản trở sự phát triển, từ tham nhũng, quan liêu, đến sự bất bình đẳng giữa những người có hoàn cảnh xuất thân khác nhau. Thử hỏi một xã hội làm sao có thể đi lên khi mà khả năng và đạo đức của con người không được đánh giá cao bằng đồng tiên mua chức? Làm sao xã hội có thể được lợi từ yếu tố con người nếu điểm số trong một kỳ thi có thể thay thế và bù lại cho khả năng toàn diện của một sinh viên hay học sinh, để đưa ra một quyết định ý nghĩa trọng đại với cuộc đời họ như kỳ thi đại học vẫn diễn ra hàng năm ở nước mình?

Chúng ta không thể dựa vào một thời điểm, sự kiện để mà đánh giá một cách đúng đắn về nước Mỹ được. Cái nhìn của anh Tâm, thực sự mà nói, em cảm thấy rất phiến diện giống như rất nhiều báo chí gần đây vậy. Đừng nghĩ rằng một sai lầm có thế biểu trưng cho một sự vật. Diễn dịch như vậy chỉ có thể nắm được da mà không thấy tủy mà thôi.
 
Cái gì cũng cứ mang nước Mỹ ra ví dụ rồi phê vào Việt Nam là không được chỉ là tư tưởng của người lý tưởng hóa vấn đề, thích tỏ ra mình hơn người khác, không phải là người thực sự tìm hiểu vấn đề một cách sâu sắc để giải quyết.
câu này là anh đang nói ai chứ em thấy ở đây có ai nói kiểu đấy đâu :-@
Tại sao lại đem hệ thống chính trị, giáo dục của Mỹ ra so với Việt Nam trong khi rõ ràng hai nước hoàn toàn không giống nhau về văn hóa, lối sống, tại sao không đem so với Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Thái Lan? Các nước đấy gần hơn Mỹ rất nhiều và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, khí hậu, lối sống, quá khứ phát triển v.v...
cái này cũng hoàn toàn tự nhiên và dễ hiểu thôi. Dù Mĩ đang trong thời kì suy thoái nhưng nó vẫn là cường quốc số một thế giới về kinh tế, chính trị, quân sự cũng như về nhiều mặt khác. So sánh Việt Nam với Mĩ là thể hiện khát khao vươn tới cái cao nhất của nhân dân mình, như thế là tốt chứ. Đâu có riêng Việt Nam mà người dân nước nào chả muốn nước mình được như Mĩ, từ các nước Đông Âu cho đến cả người Iran, Iraq cũng thế.
Và rõ ràng là cho đến nay mô hình của Mĩ vẫn là ưu việt hơn cả, tại sao Việt Nam lại không thể áp dụng mô hình đó :-@ Tại sao anh lại cho rằng sự khác biệt về văn hóa, truyền thống khiến Việt Nam không thể áp dụng thành công mô hình của Mĩ? Những nước như Hàn Quốc, Thái Lan đã đạt được những thành công nhất định khi học tập theo mô hình ấy, tại sao chúng ta không thể học theo. Hay anh cho rằng mô hình của Việt Nam bây giờ là ưu việt rồi? Bản thân em thì nghĩ một mô hình Nhà nước tốt là mô hình mà nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hiệu quả. Cho dù đất nước có phồn thịnh mà nhân dân không có tiếng nói gì đối với vận mệnh của đất nước thì em nghĩ đó không phải là mô hình bền vững. Nếu có một mô hình nào đem lại dân chủ và nhân quyền hơn mô hình của phương Tây thì chắc chắn ai cũng muốn áp dụng mô hình đó vào Việt Nam thôi. Nhưng đã có cái mô hình ấy chưa? Trung Quốc chăng, Ả rập xê út, Cuba hay là Iran? Đó có phải là những mô hình dân chủ?

Cố tình chỉ áp đặt Mỹ vào Việt Nam là ngây thơ và ảo tưởng.
Nếu Mỹ là số một tại sao tất cả các nước không như Mỹ? Có lẽ vì logic một giải pháp cho mọi tình huống (one size fits all) chỉ là dĩ vãng.
đoạn này em nghĩ người áp đặt là anh chứ chẳng phải ai. Áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác. Em nói về giáo dục nhé. Mô hình giáo dục phương Tây rõ ràng là đáng để học tập chứ, chẳng nhẽ anh thấy học sinh mình 12 năm gù lưng ra chỉ biết học và học, chịu bao nhiêu sức ép thi cử, như thế mới hợp với văn hóa và lối sống của người phương Đông :-??
 
Có đất nước nào mà kô từng có khủng hoảng; có nước nào mà kô mắc sai lầm? Cái mà phân biệt giỏi và dở là ở khả năng nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa nó. Và đây chính là điểm mạnh của nền chính trị dân chủ ở Mỹ: khả năng mà người dân nhận ra sai lầm của mình và quyết định để mà sửa chữa.

Em thấy cần phải nhấn mạnh lại câu này của anh Phước một lần nữa, vì sự chính xác và nói trúng vấn đề của nó.

Nước Mĩ không hoàn hảo, chưa bao giờ hoàn hảo, và chắc rằng cũng sẽ không trở nên hoàn hảo. Nước Mĩ là siêu cường quốc duy nhất không phải vì hệ thống của nó hoàn hảo, mà bởi vì nước Mĩ có khả năng tự phát hiện và tự khắc phục những nhược điểm của mình. Nước Mĩ đang khủng hoảng, đã từng đẻ ra khủng hoảng, và trong tương lai sẽ còn khủng hoảng. Nhưng cứ sau mỗi lần khủng hoảng lại là một lần nước Mĩ lớn lên. Nếu ai theo dõi kì bầu cử Mĩ, sẽ thấy từ khi có tin tức suy thoái kinh tế tháng 9-10, Obama mới vượt hẳn lên McCain để thành tổng thống da màu đầu tiên. Người ta phải một phần cảm ơn cuộc khủng hoảng, vì lần này nó sẽ định hình lại ý thức hệ, tư tưởng, hình ảnh của nước Mĩ. Hi vọng rằng lại một lần nữa nước Mĩ sẽ trưởng thành.

Với khả năng đặc biệt tự sửa chữa bản thân này của Mĩ, thế kỉ 21 vẫn chưa hoàn toàn là thế kỉ của TQ hay thế kỉ châu Á. Trích lời Thomas Friedman, "the 21st century is still up for grasp." Nền tảng cơ bản cho sự phát triển lâu dài (dân số, giáo dục, capital) vẫn vững vàng, và nước Mĩ vẫn còn cơ hội vươn lên khỏi thế kỉ 21 như nước mạnh nhất thế giới. US Census Bureau dự báo, nếu không có thay đổi lớn trong chính sách nhập cư của Mĩ, năm 2040 Mĩ lần đầu tiên sẽ có nhiều người da màu (đen, vàng, nâu, etc) hơn người da trắng. Một khi nước Mĩ còn giữ được sự đa dạng này, một khi đất Mĩ còn là đất của những người nhập cư, where everything is possible, một khi các trường đại học của Mĩ tiếp tục mở cửa, continue to attract and churn out the best and brightest minds of the world, no one can touch America.

Những năm 1970s, khủng hoảng dầu mỏ trong khu vực tư bản, nước Mĩ lâm vào suy thoái nặng nề, Liên Xô ngồi rung đùi cười khẩy: "history stands on our side", để rồi đến 1991 thì chả ai đánh cũng tự giải tán :D Những năm 1980s, Nhật Bản xuất siêu kỉ lục sang Mĩ, người Nhật mua hết cả New York City, các nhà học giả lại gào ầm lên, Nhật Bản sẽ thành siêu cường số 1, để rồi kết cục 1990s được gọi là the lost decade of Japan. Nay người ta cũng kêu rằng, Trung Quốc sẽ là mạnh nhất thế giới, nhưng người Hoa nên thử tự nhìn lại mình, xem ai, nếu không phải các học giả Mĩ, là người đang to mồm nhất về sự thống trị của Trung Hoa?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái mà bài anh cung cấp cái gọi là thực tế (reality check) cho những người bảo vệ một nước Mỹ hoàn hảo, rằng dù gì xảy ra đi chăng nữa thì điều xấu cũng sẽ không đến với nước Mỹ...
Nói đơn giản là Phước nên đọc nhiều tin tức thay vì sách hay báo chí hay trường lớp (more news, less books). Bản thân cái mà em nói đến cũng chỉ là lý thuyết sách vở nên anh cũng không tranh cãi làm gì. Sách vở bao giờ cũng hay, miễn là không có gì xấu xảy ra.

đoạn này em nghĩ người áp đặt là anh chứ chẳng phải ai. Áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác. Em nói về giáo dục nhé. Mô hình giáo dục phương Tây rõ ràng là đáng để học tập chứ, chẳng nhẽ anh thấy học sinh mình 12 năm gù lưng ra chỉ biết học và học, chịu bao nhiêu sức ép thi cử, như thế mới hợp với văn hóa và lối sống của người phương Đông :-??

lol Đọc đến đoạn này tớ phì cười. Hình như anh Tâm cũng đi học ở Mỹ đúng không ạ? Sách vở thì có muôn vàn kiểu sách vở, kể cả các sách kể về chuyện xấu hoặc điều xấu. Đọc sách hay đọc báo thì đều phải có critical thinking với cả tư duy độc lập để vừa có thêm thông tin, vừa phân biệt hay dở cho riêng mình. Nếu anh nghĩ học lý thuyết sách vở không bằng đọc báo thì anh đi học trường Mỹ ở Mỹ làm gì ạ? Cứ ở nhà ở Việt Nam đọc báo cho nó khỏe.
 
Mọi người tranh luận thật là xôm tụ, mỗi người đều có những ý kiến hay, chuyện Mỹ giỏi hay dốt, sắp suy hay là vừa mới suy và lại sắp tiếp tục thịnh thì chắc thời gian sẽ trả lời chính xác nhất.

Tớ chỉ muốn nói 1 yếu tố nho nhỏ về vấn đề giải cứu cái bon big 3. Chương 11 đúng là cho phép công ty giữ nguyên tài sản trong một thời gian để tự tìm cách cứu mình, nhưng việc đó đồng nghĩa với việc không thể xoay được tiền mặt từ những người cho vay (creditors) nữa, không có tiền thì cũng khỏi hoạt động, nhất là khi mà cả thị trường tiền tệ đóng băng như hiện nay. (Đừng bảo tớ là bán tài sản đi mà có tiền hoạt động nhé, không kịp đâu :) )

Vì vậy chính phủ buộc phải bơm tiền để cứu. Thực tế thì sức ép chính trị có lẽ không lớn đến như mức khiến chính phủ phải cứu đâu, nếu có một sức ép chính trị lớn đến thế có lẽ nghị viện đã thông qua phương án giải cứu bọn big 3 rồi. Vấn đề ở đây là không thể để chúng nó chết như vậy, và trong bối cảnh hiện nay, nếu dùng chương 11 thì chắc chắn chết vì sẽ không có tiền để hoạt động, thậm chí không đủ thời gian mà re-organise. Chính phủ bơm tiền chủ yếu là để nó có thời gian re-org.

Cái động thái cho big 3 vay 47 tỉ chẳng qua cũng là tỏ ra là "tớ không bỏ rơi các cậu" thôi, chứ đừng so sánh với số tiền mà chính phủ Mỹ định dùng để cứu ngành tài chính vì bọn nó định dùng gần 800 tỷ cơ. 3 cái ông đại gia ô tô kia thì cũng gần như là cả ngành ô tô của Mỹ rồi, vứt cho 47 tỷ để cầm hơi mà re-org vậy thôi, chứ sao lại đem so với cái gói gần 800 tỷ cho tài chính được :(

BAT.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tại sao lại đem hệ thống chính trị, giáo dục của Mỹ ra so với Việt Nam trong khi rõ ràng hai nước hoàn toàn không giống nhau về văn hóa, lối sống,

Tại sao lại kô?

Muốn giỏi thì phải học; mà học thì phải học rộng, học sâu. Thấy ai hay thì học; chứ cứ kỳ thị nó là thằng này thằng nọ kô nên học

Ra đường, mình thấy thằng hồi giáo...văn hóa, tín ngưỡng gì gì đó đều rất khác...nhưng thấy nó có gì hay thì mình cũng học...chứ cứ phải là Việt Nam hay Tàu mình mới học thôi à?

Cố tình chỉ áp đặt Mỹ vào Việt Nam là ngây thơ và ảo tưởng

Mình nghĩ ở đây ai cũng đồng ý là muốn học cái gì thì phải nghiên cứu kỹ lưỡng, chứ có ai bảo là copy&paste cái Mỹ có vào VN đâu mà bạn cứ nhắc đi nhắc lại hoài.

Mình sống ở Mỹ, tầm nhìn hẹp, chỉ biết ở Mỹ thôi...cho nên đưa ra những hiểu biết của mình về Mỹ; mọi người thấy hay thì chấp nhận, kô hay thì thôi...chứ mình có cầm súng dí vô đầu bắt người ta nghe đâu


tại sao không đem so với Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Thái Lan? Các nước đấy gần hơn Mỹ rất nhiều và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, khí hậu, lối sống, quá khứ phát triển v.v...

Lần đầu mình nghe người ta nói là Nhật, TQ, Hàn Quốc, Thai Lan có lịch sử giống Mỹ hơn là VN

Nhật, TQ, Hàn Quốc, Thái Lan mấy chục năm trước nó cũng như VN mình; mình nghĩ bởi vì họ rất chăm chỉ học hỏi những cái hay, những cái mới của cả thế giới (chứ kô phải chỉ là Mỹ) cho nên bây giờ nó mới mạnh vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhật, TQ, Hàn Quốc, Thái Lan mấy chục năm trước nó cũng như VN mình; mình nghĩ bởi vì họ rất chăm chỉ học hỏi những cái hay, những cái mới của cả thế giới (chứ kô phải chỉ là Mỹ) cho nên bây giờ nó mới mạnh vậy.
Hàn Quốc có thể giống, nhưng 3 nước kia thì khác, nhất là Nhật. Trước khi đại bại và nghèo đói, Nhật đã từng là 1 cường quốc tư bản chủ nghĩa. Và trước đó nữa, trước cả Duy tân, phương thức sản xuất mới đã manh nha và phát triển dưới thời Edo. Lịch sử Nhật trung-cận đại có nhiều nét tương đồng với Châu Âu.
 
Happy Birthday Phước.

Best wishes

(I'm not trying to spam the topic, it's just that this is probably the thread you check the most often ;) )

Anyways, Happy NY, Happy BDay ;)
 
Back
Bên trên