Nước Mỹ

Nói thật lòng một câu, nếu muốn tìm hiểu về nước Mĩ, nhất là nền kinh tế Mĩ, đừng bao giờ ngó đến mấy tờ báo kiểu An Ninh Thế giới, Hà Nội mới, tạp chí Cộng Sản, v..v.. Nói thẳng ra là mấy báo này viết như kiểu đang thời chiến tranh lạnh, hơi một tí là hô hào chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, nền tảng của nước Mĩ sắp sụp đổ đến nơi.... =))Nhìn Lehman Brothers phá sản thì bảo là giai cấp tư bản không chịu được sức ép nên sụp đổ; nhìn Guatanamo Bay thì lại kiểu dân chủ kiểu Mĩ là dân chủ giả tạo =)) Cách suy nghĩ này thuộc loại masturbation tinh thần nặng không đỡ được. Đọc một tí đã thấy dị ứng ngứa hết cả người :|
Báo chí viết về phương Tây thuộc loại tử tế ở VN mình chỉ có Vietnamnet với mấy báo kinh tế như thời báo kinh tế sài gòn, thời báo kt việt nam, etc.

Còn về vụ bail-out và nationalization hệ thống ngân hàng Mĩ: thực ra trong lịch sử nước Mĩ đã từng có vài lần chính phủ quốc hữu hóa thành phần tư nhân để cứu nền kinh tế, sau đó khủng hoảng qua rồi thì lại tư nhân hóa lại nhanh chóng. Ví dụ các năm 1929-1933; đầu những năm 1980; etc. Sau những lần dao động và khủng hoảng thì chủ nghĩa tư bản lại quay về triết lí thị trường tự do bình thường :D

Trước những bình luận tấn công capitalism, báo The Economist của Anh vừa có một bài thuộc loại "nói nhanh cho nó vuông" là thế này:

link: http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?story_id=12429544
Đấy, nói cho nó vuông thế thôi, còn bác nào muốn quay lại nền kinh tế tập trung bao cấp thì tùy :))

Anh Minh chắc lại chả thèm bật cái link lên đọc đã phán rồi :)) báo Đảng mà ko có nhiều bài có giá trị à :)) chỉ có cái kiểu bias báo Đảng thế này báo Đảng thế nọ mới là không chấp nhận được thôi :)) đương nhiên chả có ai muốn quay lại thời bao cấp, cũng chả có ai đi theo được cái mô hình utopia XHCN của Karl Marx nữa, nhưng Marx có nhiều luận điểm đúng về capitalism, và nếu muốn hiểu cặn kẽ về capitalism thì phải hiểu cả những critique về nó, chứ không phải cứ hở ra là dựa vào luận điểm của báo chí ngoài nước. Thôi thì em trích 1 đoạn trong bài anh nhé:

"Nhiều nước trên thế giới từng ngưỡng mộ chúng ta bởi sự vận hành kinh tế của chúng ta; và chúng ta cứ liên tục nói với họ rằng nếu họ muốn giống mình thì đây là việc phải làm: trao quyền cho thị trường" - phát biểu của Joseph Stiglitz, Giáo sư kinh tế từng đoạt giải Nobel (hiện giảng dạy tại Đại học Columbia) - "Vấn đề bây giờ là chẳng ai kính trọng mô hình kinh tế ấy nữa khi xảy ra cuộc khủng hoảng lần này. Và dĩ nhiên cũng nảy sinh thêm câu hỏi về sự đáng tin của chúng ta".

Stiglitz là chief economist của WB đấy anh ạ, đừng kinh ý kiến của anh ý.

Vấn đề ở đây là capitalism tôn thờ liberalism, lúc nào cũng thị trường tự do, nhưng trong những hoàn cảnh khó khăn, thì cái mô hình này không đủ sức tự nó giải quyết những vấn đề của nó, mà phải nhờ đến bàn tay của Nhà nước, như vậy mô hình này không phải là hoàn thiện; nó có vấn đề. Anh có thể nói là nhà nước chỉ can thiệp 1 lần rồi lại trả lại cho thị trường quyền của nó, nhưng bản thân chuyện can thiệp đã ko phải là capitalism nữa rồi. Nếu anh lại định bảo e chả biết gì về neo capitalism thì mời anh đọc đoạn dưới cùng của bài em.

Vấn đề thứ 2 là báo Đảng nói "CNTB đã đến hồi cáo chung" thì không đúng, CNTB chắc sẽ còn sống dai; và phần này thì báo Đảng hoàn toàn phục vụ mục đích chính trị rồi, không đáng nói. Thế nhưng phần nó nói về vấn đề của capitalism thì ko sai. Người đọc phải biết chọn ra cái nào hay để đọc, cái nào dở để bỏ qua, chứ không phải để cái bóng của prejudice phủ lên toàn bộ bài báo để đến nỗi chả còn phân biệt được phần nào đúng phần nào sai. Đương nhiên trong đại đa số các bài viết của báo Đảng phần chính trị ca ngợi Đảng nặng hơn, nên dễ làm người đọc lầm tưởng những ng viết báo chả biết cái j cả và chuyển sang vietnamnet, thời báo kte^' Sài Gòn... Thế nhưng trong bài e quote, rõ ràng người viết trích dẫn ý kiến của 1 chuyên gia kinh tế có trình độ, chứng tỏ người viết có kiến thức về kinh tế, chứ không phải là người "nghe tên là đã không muốn đọc."

Thứ 3 là cái việc chỉ trích capitalism hoàn toàn khác với việc ta có sử dụng capitalism hay không. Chỉ trích capitalism là để biết nó có vấn đề, nhưng vì nó còn ưu việt hơn cái chế độ bao cấp nên ta phải đổi mới. Ta chỉ phủ định 1 phần của capitalism chứ không phủ định sạch trơn, ta chỉ trích nó nhưng ta vẫn phải dùng nó. Anh nói "bác nào muốn quay lại nền kinh tế tập trung bao cấp thì tùy" là anh lại có vấn đề trong việc phân biệt 2 mục trên rồi.

Nhìn chung là vốn từ lâu capitalism đã thay đổi để giải quyêt những vấn đề nội tại, và nó thay đổi theo hướng làm cho sự can thiệp của Nhà nước ngày càng nhiều lên, tức là ngày càng xa rời capitalism nguyên thủy. Chừng nào capitalism còn thích ứng được thì nó còn sống, chỉ khi nào nhà nước tham gia mà cũng không cứu được thị trường, ta mới bàn đến sự tồn tại của nó. Mà có ai biết là nhà nước có cứu được thị trường mãi hay không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Hưng bảo anh chưa thèm đọc cái link báo Hanoimoi của em hả? Đọc được hơn nửa em ạ :)) Đây trích đoạn đầu ra nhé:
Gần đây, trong giới nghiên cứu kinh tế học theo luận thuyết Karl Marx quyển “Das Kapital” (Tư bản luận) của ông đang trở thành sách gối đầu giường cho nhiều người phương Tây. Trong “Das Kapital”, Marx nhấn mạnh giới chủ làm giàu trên xương máu họ. Và giới trùm tư bản sẽ phải đổ sụp dưới sức nặng của những mâu thuẫn nội tại. Có vẻ như điều này hoàn toàn đúng với những gì đã xảy ra với tập đoàn tài chính bị phá sản mới đây Lehman Brothers cũng như nhiều tập đoàn tài chính tư bản khác. Chẳng phải tự nhiên mà trong bài viết gần đây trên Washington Post, tác giả Anthony Faiola đã đặt câu hỏi rằng liệu có phải chủ nghĩa tư bản Mỹ đang đến hồi cáo chung hay không?
Đấy, đọc thế đủ chưa :) Cái giọng điệu này của báo Hanoimoi có thể gọi là radical leftist / communist :)) Thật mấy giờ rồi mà còn xài cái giọng kiểu này =)) Mà có khi cũng chả phải là theo nguyên gốc chủ nghĩa Marx hay communism ý; ở VN mình thấy media toàn xuyên tạc Marx vớ va vớ vẩn, thật chả quá bằng bôi nhọ Marx. Bọn Mĩ nó dạy chủ nghĩa Marx dịch nguyên sách gốc ra, anh được học một ít, có thấy lúc nào cũng "tư bản đến hồi cáo chung" như VN mình đâu.

Còn cái quote ông Stiglitz kia thì em tìm giúp anh nguyên bản tiếng Anh cái :D Nói thật về cái cách dịch của báo chí Việt Nam, anh thấy tin được chít liền. Lần trước cũng về khủng hoảng và capitalism, đọc Vietnamnet thấy trích dẫn Fukuyama trên Newsweek, lần mò đọc bản tiếng Anh, đọc xong thấy muốn đập đầu vào tường :eek: Mặc dù về cơ bản nội dung báo Vietnam giữ lại nguyên gốc, nhưng giọng văn thì xuyên tạc hẳn của ng ta đi. Hồi trước còn rộ lên báo chí VN xuyên tạc thêm mắm muối vào cả bài trả lời phỏng vấn CNN của chủ tịch nước ta cơ mà :| =)) Trình cao đến thế thì đỡ sao nổi.

Còn em bảo đọc phải chọn lọc, anh thử hỏi một tí nhé: giữa việc dành thời gian đọc một tờ báo uy tín vs. việc lần mò đọc báo Đảng rồi tỉ mỉ chọn lựa ra vài mẩu thông tin tạm gọi là có giá trị, em chọn cái nào :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đồng ý, em cũng ko dành cả ngày để nhằn xương trong báo Đảng được, dành thời gian đọc chuyên gia kinh tế nước ngoài có góc nhìn trung lập, khách quan cho năng suất cao hơn. Nhưng nếu anh thi thoảng nghía qua báo Đảng thì sẽ thấy là báo này cũng đang thay đổi, và quan trọng là nó gắn với chính sách của nhà nước ta hiện nay. Nhận biết tình hình thế giới rất quan trọng, nhưng biết được quan điểm của nhà nước về tình hình thế giới cũng quan trọng không kém. Sẽ thế nào nếu anh về nước và bảo "các bác lãnh đạo chả biết cái j cả, nhìn em đây này" (j/k)? Đương nhiên là sẽ bị liệt vào hạng "trứng khôn hơn vịt" và bị đì đọt cho đến hết đường ngóc lên. Đấy cũng là tình trạng thực tế của nhiều sinh viên có tài về nước: Có kiến thức nhưng ko hiểu môi trường làm việc nên ko thế áp dụng được kiến thức ấy.

Còn cái quote của Stiglitz chính xác ở đâu thì e cũng chưa search đc ra (đúng là về phần này báo VN yếu quá), nhưng theo những gì em đọc, và theo em nghĩ, báo Việt Nam dịch như thế là chấp nhân được: ông Stiglitz này criticize liberalization, globalization và cả capitalism rất nhiều trong "The East Asia Crisis: How IMF policies brought the world to the verge of a global meltdown," và "Broken Promises" in Globalization and its discontents. Về mặt tinh thần, dịch như thế là hợp với tư tưởng của Stiglitz.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Stiglitz nổi tiếng là against globalization mà. mà ông này buồn cười lắm, trong class time có thể vừa ngồi nghe sinh viên nói vừa ngồi cắn cắn cái cổ áo đến nát cả ra :)) làm ở WB cũng against rất nhiều policies của WB.
 
Thứ nhất Stiglitz là chief economist của WB chứ kô phải là Chairman.

Thứ hai, Stiglitz không hề chống globalization; cái ông ta chống là phương pháp của phương tây, đặc biệt là của Mỹ (Washington Consensus) sai lầm bởi vì nó không xem xét những trường hợp của market imperfections. Cái này là một điều hiểu lầm nhiều người có. Mình đọc và thảo luận trong lớp về cuốn sách

Globalization and its Discontent, không có chỗ nào ông ta bảo là phải đóng cửa, không cởi mở kinh tế.

Còn về cái quote của Hưng; ông ta đang nói đến cái model nào? trong kiến thức kinh tế có cả chục cái models. Quote kiểu vậy rất dễ gây ra hiểu lầm


Mà sao mọi người toàn nói về economics kô thế; kô có ai có ý kiến gì về xã hội Mỹ à?

Còn cái quote của Stiglitz chính xác ở đâu thì e cũng chưa search đc ra (đúng là về phần này báo VN yếu quá), nhưng theo những gì em đọc, và theo em nghĩ, báo Việt Nam dịch như thế là chấp nhân được: ông Stiglitz này criticize liberalization, globalization và cả capitalism rất nhiều trong "The East Asia Crisis: How IMF policies brought the world to the verge of a global meltdown," và "Broken Promises" in Globalization and its discontents. Về mặt tinh thần, dịch như thế là hợp với tư tưởng của Stiglitz.

Nếu cụ thể hơn, ông ta criticize phương pháp của liberalization, đặt biết là capital controls, exchange regime. Chứ về trade bình thường của hàng hóa thì ông ta kô hề phản đối.

Globalization cụ thể theo em là thế nào? Nói chung chung vậy, rất dễ tạo sự hiểu lầm.

Một điều nữa, IMF làm sai, thì không nhất định là Globalization phải sai. Anh cũng phải đối rất nhiều phương pháp của IMF, chúng ta có thể đi sau vào, tuy nhiên dùng cái đó để lập luận là globalization là sai thì rất là sai lầm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nói rất hay. Thực có 1 số phần e hiểu nhưng ko viết và 1 số phần chưa hiểu, cám ơn a Phước đã mở rộng tầm mắt.

Bàn về econ vì nó đang hot anh ạ ^^ tâm lý thường tình
 
Thứ hai, Stiglitz không hề chống globalization; cái ông ta chống là phương pháp của phương tây, đặc biệt là của Mỹ (Washington Consensus) sai lầm bởi vì nó không xem xét những trường hợp của market imperfections.

em nghĩ point of view của Stiglitz là government intervention ko nên ruled out, cũng ko nên ruled in, tức là ở trừng mực nhất định thôi. Stiglitz tin là luôn luôn có market imperfections do imperfect information, nên bàn tay vô hình điều chỉnh free market to Pareto optimal là ko thể có trừ khi có 1 cái balance control giữa cả market và government. Stiglitz cho rằng policies của Mỹ về economy và finance là yếu và ko đủ để optimize markets.
 
sao đang từ Mỹ lại bàn về Stiglitz thế này mọi người :))
theo ý kiến anh Phước chuyển sang bàn chủ đề xã hội Mỹ, mòi người có thấy báo chí Mỹ thiên vị không :))
 
em nghĩ point of view của Stiglitz là government intervention ko nên ruled out, cũng ko nên ruled in, tức là ở trừng mực nhất định thôi. Stiglitz tin là luôn luôn có market imperfections do imperfect information, nên bàn tay vô hình điều chỉnh free market to Pareto optimal là ko thể có trừ khi có 1 cái balance control giữa cả market và government. Stiglitz cho rằng policies của Mỹ về economy và finance là yếu và ko đủ để optimize markets

Em nói gom nhiều cái với nhau quá...muốn phân tích tất cả, chắc anh phải viết cả 1 cái paper. Thôi anh chỉ nói câu cuối của em thôi.

Cái câu cuối của em rất dễ gây sự hiểu lầm. Không phải chỉ Stiglitz, mà rất nhiều kinh tế gia khác đều biết một điều đó là ở các nước đang phát triển thiết rất nhiều cơ chế (institutions) mà các nước phương Tây có, cho nên nếu áp dụng những chính sách như ở phương Tây mà không chỉnh sửa một chút, thì sẽ không có hiệu quả. Đây có phải là ý của em?

Hay ý của em là chính sách kinh tế của Mỹ hoàn toàn yếu kém trong các nước đang phát triển lẫn phương Tây?
 
Em thiết nghĩ vào thời điểm này thì hot nhất vẫn là chuyện bầu cử thôi :D
 
Obama đã win, cập nhật đến 11h (giờ VN) của CNN về phiếu đại cử tri là 297/139.:))
khá là fer cho McCain?
 
ý của Stiglitz, ko phải của em

Mình không biết ý ông Stiglitz thế nào nên mình không bàn; nhưng cách quote của bạn với lại cách diễn giải của bạn mình thấy là rất dễ gây sự hiểu lầm;

Thứ nhất, cái quote = tiếng việt, mình không biết dịch có đúng không. Thứ hai, chỉ quote có 1 câu thì rất dễ hiểu lầm.

Thứ hai, chính sách là nói chính sách nào, đối với đất nước nào, trong trường hợp nào? bạn có thể cụ thể hơn, chứ gom chung lại nói như vậy, một lần nữa rất dễ hiểu lầm.

Mình không biết ông Stiglitz nghĩ gì, nhưng nếu ông ta thật sự nghĩ là chính sách kinh tế của Mỹ hoàn toàn yếu kém trong các nước đang phát triển lẫn phương Tây thì cho dù ông ta có 10 cái nobel prizes, mình cũng phản đối. (Mình không hề nghĩ là ông ta có ý như vậy, mình cho rằng chỉ là người ta hiểu lầm ý ông ta thôi.)

nên bàn tay vô hình điều chỉnh free market to Pareto optimal là ko thể có trừ khi có 1 cái balance control giữa cả market và government

Cái lý thuyết Pareto optimal, cho những ai không biết, đại khái là:

Một chính sách làm cho một số người khá lên mà không làm tổn hại đến ai.

Cái lý thuyết này thì trong một thế giới hoàn hảo thì hy vọng có...chứ trên thực tế mình chưa thấy có chính phủ nào làm được cả, cho dù có balance giữa chính phủ với free market. Mình không biết là ông Stiglitz có thực sự nghĩ là ông ta có thể đạt được hay không, hay là bạn hiểu lầm ý ổng...chứ nếu ông tìm ra được cách, thì thế nào cũng đạt thêm 1 cái nobel prize nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Comment này em viết về việc Mĩ chi tiền cứu vớt thị trường/quốc hữu hóa và việc một số bạn cho là cái policy đấy là dấu hiệu heading toward socialism, nhưng trước hết em trình bày những kiến thức cơ bản vỡ lòng mà ai cũng biết, em chỉ remind hoặc giới thiệu cho những ai chưa biết, có gì sai sót xin đc chỉ bảo:

_Có 2 loại economy theory gọi là 2 "cực" trong economics là free market và planned market. Xin lưu ý "free" ở đây là free trong việc trading và setting price nhé chứ ko phải là rights hay các thứ liên quan đến politics khác. Nằm giữa 2 cái này là mixed economy, cái mà tất cả các quốc gia hiện tại và các triều đại, bộ lạc trong quá khứ đều sử dụng, chỉ khác là các policy các quốc gia áp dụng có thiên hướng về tả hay hữu hơn.
(Note: triều đại, bộ lạc ở đây là nói đến những xã hội mà "cộng sản nguyên thủy" ko tồn tại nữa - phần này em ko rõ lắm)

Đại diện cho phía nghiêng về free market là the United States of America, các nước Tây Âu, Úc, Japan (ko rõ lắm Japan là free market từ khi còn là monarchism hay sau khi ăn bom)..

Bên planned economy có Soviet Union, Đức quốc xã, Triều Tiên, một số nước Mĩ Latin, Phi và các nước XHCN trước khi "đổi mới" - xin lưu ý là planned economy đang nói ở đây là về kinh tế, có cái tốt và cái dở của nó, nhiều bạn chỉ nhìn thấy Soviet union, Nazi Germany sụp đổ mà cho rằng planned economy là "sai", còn kinh tế tư bản kiểu Mĩ cái gì cũng tốt đẹp.. thế tức là bạn đã nhìn nhận một chiều rồi đấy. Thậm chí trong 6 năm 1933 - 1939, Nazi đã giúp nước Đức từ một bãi chiến trường đổ nát sau WWI trở thành trung tâm sản xuât, là kẻ gây chiến trong WWII (điều mà VN thời kì planned economy "bao cấp" đã ko làm đc - liệu Nazi Germany có tham ô tham nhũng hay ko?)

Ở Anh này thì sinh viên đc học là kinh tế Anh là "chính giữa" của mixed economy :)) (I really mean it - trong cuốn sách học có đồ thị ví dụ countries bên nào free hơn bên nào planned hơn thì GB là cái chấm ở chính giữa). Có một điều thú vị là Labour party tên là "Labour" vì nó "đã từng" là một socialist party :) sorry vì topic Mĩ mà lại nói về Anh, mọi người thử search google "American Communist Party" xem..

_Pure "free" market economy never exist. Bởi vì - basically - có sự tồn tại của "market failure", imperfect information như anh Cộng (or Stiglitz) mentioned là một yếu tố (quan trọng nhất), ngoài ra còn vô số failures khác như pollution, poverty (chênh lệch giàu nghèo), monpoly.. Giả sử nó exist nhé thì trong cái community đấy invisible hand sẽ quyết định tất, ko có government intervention, chính xác hơn là ko có government, ko taxation, ko army (chắc có lính đánh thuê).. Mà 1 village/nation thì phát triển economy đâu phải là mục tiêu duy nhất, tiền hàng năm Mĩ chi cho quân sự lấy từ đâu? Cái mà invisible hand giúp economy grow là motivation => innovation => efficiency (allocative efficiency là cái "dream" mà mọi market/society đều hướng tới, assuming là thế)

_Pure "planned" economy never exist. Tuy nhiên về loại này thì các nước có nền kinh tế quân sự như Triều Tiên hay Nazi Germany tiến đến gần "cực" hơn là Mĩ với free market. Mĩ và Nhật có gov intervention vào economy là khoảng 30%, còn Triều Tiên là, lets say, 99,99%. Dịch tiếng Việt centrally planned economy tức là kinh tế tập trung, mọi thứ được quyết định bởi nhà nước/1 tổ chức/1 đảng/1 người (một người thì hơi quá, một người ngày ngủ 8 tiếng, còn ăn còn uống, đâu quyết định tất cả các behaviour của từng individual trong cả quốc gia như "tôi nên uống pepsi or coke" để maximise my utility?).
Tại sao nó ko tồn tại? Nếu pure market economy ko thể tiến tới allocative efficiency được vì có market failures thì planned economy có government failures: imperfect information hay đơn giản là cái choice của government liệu có phải là the best decision hay không. Một số failures khác visible hơn ví dụ như corruption...
"Rất ít" ko có nghĩa là "ko tồn tại", ví dụ ở Triều Tiên vẫn tồn tại chợ, thời bao cấp ngoài tem phiếu vẫn có lương và tiền lưu hành (thử hỏi bố mẹ bạn mà xem), mặc dù muốn thịt con lợn mình nuôi thì phải "thịt trộm"..

_Vậy thì việc Mĩ chi tiền bù lỗ/quốc hữu hóa/cứu vớt các công ty ngân hàng tư nhân thời kì recession này chẳng có nghĩa lí gì khẳng định Mĩ đang tiến tới kinh tế thị trường định hướng XHCN cả. Hành động đó là bắt buộc vì nó giúp nước Mĩ/dân Mĩ, nói cách khác là làm kinh tế Mĩ bớt sa đọa hơn thôi. Xin lưu ý là socialist state ko có nghĩa là đi song hành với planned economy và ngược lại, capitalist with free market. Ví dụ: kinh tế VN hiện nay là mixed dần vào giữa, tuy nhiên nước ta là socialist state (ngay từ tên nước là CHXHCN VN), TQ cũng là socialist republic đấy, nhưng tên nước có chữ "socialism" nào đâu.

Cái lý thuyết Pareto optimal, cho những ai không biết, đại khái là:

Một chính sách làm cho một số người khá lên mà không làm tổn hại đến ai.

Cái lý thuyết này thì trong một thế giới hoàn hảo thì hy vọng có...chứ trên thực tế mình chưa thấy có chính phủ nào làm được cả, cho dù có balance giữa chính phủ với free market.
Em hơi confused về cái pareto này: những cái pareto policy mà anh đề cập có phải là improvement để tiến tới pareto optimum ko? Em lấy một ví dụ nhé: một nước có resources nhưng thiếu capital, 1 nước khác sản xuất đc capital nhưng thiếu resources nên cả 2 nước đều nghèo, sau khi 2 nước trade goods với nhau/hợp tác sản xuất thì quantity supply tăng rất nhiều (nhờ comparative cost advantage - có cái đồ thị vẽ thì tốt nhỉ), cả 2 quốc gia đều better off thì liệu đó có phải là pareto improvement ko?

P/S:Những phần trên em nói "economy" refers to economy của 1 quốc gia, có 2 câu hỏi sau thắc mắc sau khi đọc topic này:
Trade among countries - Is that "pure free market"?
Is the family a type socialism form? (làm theo năng lực (bố, mẹ), hưởng theo nhu cầu (con))
Sorry if the questions are so basic and obvious.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em hơi confused về cái pareto này: những cái pareto policy mà anh đề cập có phải là improvement để tiến tới pareto optimum ko? Em lấy một ví dụ nhé: một nước có resources nhưng thiếu capital, 1 nước khác sản xuất đc capital nhưng thiếu resources nên cả 2 nước đều nghèo, sau khi 2 nước trade goods với nhau/hợp tác sản xuất thì quantity supply tăng rất nhiều (nhờ comparative cost advantage - có cái đồ thị vẽ thì tốt nhỉ), cả 2 quốc gia đều better off thì liệu đó có phải là pareto improvement ko?

Cái này nó rất lý thuyết; mấu chốt của lý thuyết này là :"
Một chính sách làm cho một số người khá lên mà không làm tổn hại đến một ai cả." Chính vì sự tuyết đối của cái lý thuyết này cho nên anh mới nói trên thực tế kô có chính sách như vậy.

Lấy cái vd của em, hai nước buôn bán với nhau. Nhật nhập khẩu dầu từ Iran. Cứ cho là Nhật không có dầu ở trong nước, thì cuộc buôn bán này rất có lợi cho cả 2 bên, và đa số người dân ở hai nước sẽ được lợi. Tuy nhiên trên thực tế lúc nào cũng có 1 số người bị ảnh hưởng xấu bởi những chính sách này (có ít có nhiều).

Vd. dầu dùng để làm phân bón; trước kia kô có dầu, nhiều nhà sản xuất ở Nhật dùng gia súc để tạo phân bón. Nay nhập khẩu dầu, một số người mua máy móc rồi sản xuất phân bón = dầu --> cạnh tranh trực tiếp với những nhà sản xuất cũ --> "tổn hại" họ.

Cái đó kô có nghĩa là Nhật kô nên nhập khẩu dầu từ Iran; nhưng chúng ta phải biết đó là trong kinh tế, "there is no free lunch" (kô có cái gì là miễn phí cả). Cái gì cũng có cái lợi và cái hại của nó cả; mấu chốt là chúng ta phải đánh giá xem cái lợi có nhiều hơn cái hại và chứng minh rằng chúng ta nên làm.
 
ai phân tích cho mình tại sao cái 401(k) plan ở Mĩ lại được nhiều nước đánh giá cao và học tập theo. Đứng trước khủng hoảng, nhiều công ty Mĩ lại cắt cái này đi đầu tiên để giảm chi phí, như vậy có làm giảm động lực làm việc của người lao động nhiều hơn là cắt giảm lương không(thực tế là ở Mĩ tiền lương người lao động vẫn tăng)
 
Back
Bên trên