Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Điểm yếu nằm chính ở trong điểm mạnh: Vì quá phát triển, quá mạnh, nên nhiều điểm yếu tiềm tàng của hệ thống ít được chú ý đến.
1, Constitution: Rất mạnh, sống dai, nhưng mỗi lần sửa đổi rất khó khăn.
2, Giới trẻ: Dù quan tâm đến việc bầu cử, nhưng rất ít khi đặt câu hỏi về thể chế của cả đất nước (trong khi hỏi sinh viên Việt Nam chắc anh nào cũng biết chuyện người này người khác đòi đa đảng đa nguyên này nọ.) Dù biết rằng "các tổng thống không bao giờ thực hiện lời mình hứa" nhưng không muốn (hoặc không dám) nghĩ đến 1 thể chế, 1 cách thức phân chia quyền lực nào khác. Cái gì đã tồn tại lâu năm, có tên có tuổi và thành norm thì đều khó phá bỏ.
Tâm tư một người Mỹ về Obama
Dưới đây là cảm xúc của William J. Kole, trưởng văn phòng của AP tại Vienne, Áo, trước kết quả bầu cử tổng thống Mỹ và ảnh hưởng của nó tới những người dân bình thường.
Cô gái người nước ngoài, không quen biết tôi, mà lại đến hôn tôi. Chỉ vì tôi là người Mỹ. Chuyện xảy ra ít giờ sau khi Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ.
Khi đó tôi đang trên xe buýt đi làm, và nói chuyện qua điện thoại. Cô gái người Áo chừng 20 tuổi ngồi đối diện tôi, chắc là nghe thấy tôi nói tiếng Anh.
Không nói một lời nào, cô tiến đến, hôn vào má tôi rồi xuống xe. Không có một lời nào được thốt ra, nhưng thông điệp thì quá rõ. Hôm nay, chúng ta đều là ngừoi Mỹ.
Đã rất lâu rồi, những người Mỹ sống ở nước ngoài như tôi - vốn đã quá quen với việc bị biến thành mục tiêu của sự căm ghét vì những chính sách của chính phủ Mỹ - có cảm giác như lại được yêu.
Như thể đã đi qua một chặng đường dài và gian khó, cuối cùng đã đến được đích.
Cảm giác đó không chỉ có ở tôi.
Một người Mỹ gốc Israel nhảy múa mừng Obama đắc cử tổng thống Mỹ, trong một quán bar ở Jerusalem. Ảnh: AP.
Một đồng nghiệp của tôi ở Ai Cập kể rằng khi chị đi trên đường phố Cairo, có mấy người đã tiến đến và nói: "Hoan hô nước Mỹ!". Những người khác, đều là người lạ, nói những câu chúc mừng và chia sẻ tình cảm.
Một đồng nghiệp khác ở Amman, Jordan, cho biết nhiều người đã chúc mừng cô ngay trên đường phố, nhiều phụ nữ nói họ rất xúc động trước niềm vui khi ông Obama thắng cử tổng thống.
Khi bạn là người Mỹ ở nước ngoài, bạn có thể nhanh chóng bị biến thành mục tiêu của nỗi ghét bỏ. Chẳng cần biết bạn có dính dáng đến chính trị hay không, nhưng nếu chẳng may bạn ở nước ngoài đúng lúc nước Mỹ khiến thế giới buồn lòng, bạn sẽ lãnh đủ. Bạn sẽ cảm thấy mình bỗng dưng trở thành thứ quyền rơm vạ đá cho các chính sách của Washington, bạn sẽ cảm thấy tủi hổ và cô đơn.
Tôi không bao giờ quên một cuốc taxi ở Vienna, vào cái hôm cả thế giới biết chuyện Mỹ hành hạ tù nhân ở trại giam giữ các nghi phạm khủng bố ở Guantanamo. Tài xế là người Hồi giáo, đang vô cùng phẫn nộ. "Mày là người Mỹ, có phải không?", ông ta hỏi với giọng kết tội, vốn đã quen với tai những người sống ở nước ngoài như tôi.
"Ơ, không, tôi người Canada", tôi nói.
Đấy không phải là lần đầu tiên tôi nói dối về quốc tịch của mình. Tôi nói được ba ngoại ngữ, nên cũng có thể linh hoạt khi phải nói dối như thế. Tôi là người Đức khi ở Serbia, là người Pháp khi ở Thổ Nhĩ Kỳ, là người Hà Lan khi ở Áo.
Tôi chẳng sung sướng gì khi nói dối. Nhưng khi ta xa nhà mà lại lo lắng, ta đành phải làm những gì cần thiết để tồn tại.
Đầu năm nay, khi chính quyền Bush công nhận độc lập của Kosovo, một người Serbia, nghe thấy giọng Anh Mỹ của tôi, đã ném một vỏ lon bia vào đầu tôi ngay giữa trung tâm thành phố Vienna. Anh ta ném không trúng, liền nhổ bọt và chửi rủa tôi.
Lần khác, một người Áo nghe thấy con gái tôi (cháu mới ở tuổi thiếu niên) nói chuyện với bạn nó, liền đuổi theo cháu và thét lên: "cút về đi".
Chuyện tấn công bạo lực đối với người Mỹ ở nước ngoài rất hiếm xảy ra. Nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy lờ mờ những nguy cơ rình rập.
Sự ghét bỏ xuất hiện ở cả những nơi đáng ra đầy tình thân thiện, như trong các tiệc cocktail. Nhiều người nước khác vây lấy chúng tôi và chất vấn tại sao quân đội Mỹ lại hành hạ tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib; tại sao Mỹ không ký Công ước của LHQ về cấm tra tấn; tại sao Mỹ bác bỏ nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu.
Đáng ra họ phải hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ - cơ quan này vẫn thường khuyến cáo công dân nên "giữ mình" khi ở nước ngoài, ngay cả ở những nơi thanh bình như nước Áo.
Tất nhiên, trước những câu hỏi đó, tôi phải thủ thế, phải nhắc nhở những người hay chỉ trích rằng người Mỹ rất bặt thiệp và hào phóng, thường phản ứng rất nhanh bằng cách giúp tiền bạc và sức lực bất kỳ lúc nào bất kỳ nơi nào khi đâu đó trên thế giới có người gặp nạn.
Con cái tôi lớn lên ở châu Âu, và trong bối cảnh thù hằn sau vụ 11/9, tôi phải dạy các cháu cách tránh để người khác nhận ra mình là người Mỹ. Đừng có nói tiếng Anh quá to khi đi tàu điện ngầm. Đừng đội mũ lưỡi trai hay đi giày tennis. Đừng đi đứng một mình, bởi những người Mỹ có thể trở thành mục tiêu của ai đó.
Chúng tôi không quá phóng đại, nhưng cuộc sống quả là căng thẳng. Một cảm giác khó tả về nguy cơ bị tấn công. Bản năng khiến chúng tôi cảnh giác, bởi chính phủ chúng tôi không được ưa chuộng và chúng tôi không được chào đón cho lắm.
Tôi biết nhiều người Mỹ khác cũng có cảm giác như thế khi sống ở một nơi thoải mái và yên bình như Vienna, nơi mà mối nguy hiểm lớn nhất có lẽ chỉ là ăn phải cái bánh mỳ không ngon.
Vì thế, cái hôn tự nguyện hôm qua quả là đáng nhớ.
Bây giờ tôi có được hai thứ cảm xúc mà đã rất lâu không có: thân thiện và ngưỡng mộ. Obama đã có một bài phát biểu thành công, thế giới đã nghe và mong muốn nước Mỹ thành công. Đêm qua, người Mỹ đã làm được một việc mà những người châu Âu chưa làm: bầu một người da màu lên làm tổng thống và tổng tư lệnh quân đội.
Tôi thường chạy marathon, tôi có một chiếc áo may ô màu đỏ, trắng và xanh, nhưng tôi chẳng mấy khi dám mặc ở châu Âu. Chạy marathon đủ vất vả rồi, tôi không cần chịu đựng thêm những tiếng la ó và chế giễu của khán giả.
Nhưng người bạn thân nhất và cũng là bạn tập của tôi - anh là người Pháp - vừa cho phép tôi làm việc đó. "Bây giờ, anh sẽ mặc chiếc áo có cờ Mỹ chứ? Anh được phép rồi đấy", bạn nói với tôi.
T. Huyền (theo AP)
mình chỉ đang suy nghĩ nc mĩ những năm gần đây có 2 cái top industries là financial services và auto making, giờ cả 2 cái đều going down the toilet rồi thì sẽ recover bằng gì
thượng viện còn đang không thông qua bail-out cho Detroit
kiểu này có khi tuần sau có thêm mấy chục ngàn công nhân của GM và Chrysler mất việc
Không nhất định là họ phải thất nghiệp.
Ở Mỹ có bankruptcy law (luật phá sản); đặc biệt là Chapter 11 (chương 11). Đại khái là, nếu một công ty tuyên bố phá sản. Công ty đó có thể giữ lại tài sản của mình để tiếp tục làm việc; chính phủ sẽ đàm phán giữa công ty đó và chủ nợ của họ để nghiên cứu một phương pháp trả tiền mới giữa hai bên.
Mục đích của luật này là giải quyết vụ người nợ khi phá sản, bị tước hết tài sản rồi không có gì để mà kiếm tiền để mà trả nợ nữa --> có hại cho người bị nợ và chủ nợ --> có hại cho nền kinh tế
Trong vụ những công ty GM và Chrysler. Họ có thể đưa đơn phá sản dưới chương 11. Họ có thể vẫn giữ những tài sản của họ (nhà máy, công cụ vv). Những cổ phần viên chính của những công ty này phải đàm phán với chủ nợ về restructure plan (kiểm như là phương án thay đổi công ty) và một hợp đồng trả tiền mới. Phần lớn nhân viên kô nhất thiết phải là bị đuổi việc...nhưng đám CEOs thì chắc chắn là mất việc.
Nước Mỹ đang ở trong một trong những cơn khủng khoảng lớn nhất trong lịch sử của nước này. Tất cả những thứ người ta tưởng là ưu việt và kinh điển đều đang sụp đổ. Ai lại dám nghĩ là nước Mỹ lại có những chính sách tồi tệ về điều hành thị trường tài chính và có những lỗ hổng không đo đếm hết trong hành pháp?
Hệ thống chính trị của Mỹ có vẻ là hay nhưng 8 năm vừa qua những vẫn không tránh được việc đưa Mỹ vào một trong những thời kỳ tồi tệ nhất, toàn tin xấu. Dân chúng mất lòng tin vào người đứng đầu của quốc gia, chiến tranh kéo dài, kinh tế suy giảm,... Cái gì của Mỹ là hay thì chúng ta thừa nhận là hay và học hỏi nhưng đừng lý tưởng hoá nước Mỹ vì đó chỉ là nhất thời và phiến diện. Lý tưởng hoá nước Mỹ không giúp chúng ta có được bài học hữu ích mà làm mờ đi khả năng phán xét một cách có trọng tâm và khách quan.
Ai dám nghĩ đồ của Mỹ sáng tạo và sản xuất ra (ô tô) giờ không còn ai thèm dính vào nữa?
Cái gì của Mỹ là hay thì chúng ta thừa nhận là hay và học hỏi nhưng đừng lý tưởng hoá nước Mỹ vì đó chỉ là nhất thời và phiến diện. Lý tưởng hoá nước Mỹ không giúp chúng ta có được bài học hữu ích mà làm mờ đi khả năng phán xét một cách có trọng tâm và khách quan.
Đây là cuộc đại khủng hoảng, tất cả bắt nguồn từ nước Mỹ. Đừng nói đến nước Mỹ như một chuẩn mà thế giới phải theo nữa. Vì bằng chứng đã sờ sờ ra trước mặt mọi người rồi, không có chỗ nào để che dấu và chối cãi được nữa. Các nước từng một thời làm bá chủ thế giới như Đức, Pháp, Anh, Tây Ba Nha, La Mã,... đều rồi lần lượt phải nhường cho những nước năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng tốt hơn. Bánh xe lịch sử là vậy.
Idealist. Nói thì nghe có vẻ như vậy, nhưng thực ra là chắc chắn mất việc. Đơn giản là không có tiền để trả các loại công nợ, không có khách hàng đặt mua để tạo ra doanh thu thì công nhân đi làm để làm gì. Cái mà chúng ta đang nói tới là cơn bão tài chính chứ không phải đơn giản là một hai công ty làm ăn khó khăn. Công ty làm ăn khó khăn thì nghỉ việc chỗ này, đi làm chỗ khác. Chứ giờ chẳng có tiền, chẳng có việc thì làm gì còn gì. Thế giới chúng ta đang ở là thế giới thật chứ không phải là trong sách vở. Hết tiền là hết hoạt động, hết nhân công, hết giám đốc, hết sản phẩm.
Nếu là nhà đầu tư thì chắc là khó mà bỏ tiền đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô Mỹ lúc này. Nhưng vấn đề là đây là chính phủ Mỹ, chứ không phải 1 nhà đầu tư đơn thuần. Họ cần nhìn đến nhiều khía cạnh hơn chứ không đơn thuần chỉ là lợi nhuận.
Chưa kể họ phải nhìn vào khía cạnh ổn định xã hội nữa, nhiều người không có việc, dân chúng sẽ nghèo hơn trước, tệ nạn sẽ gia tăng
Mà đùa chứ ... công ty phá sản mà nói là nhân viên không nhất thiết phải mất việc ... bó tay ... mộng mơ miễn hỏi ... Thế Lehman Brothers sụp thì 60,000 nhân viên của nó có mất việc không? Một khi đã tuyên bố phá sản, đơn giản là công ty đó không còn tồn tại. Nếu nó may mắn được mua lại, thì một số nhân viên có thể được tiếp tục thuê lại. Còn ở cái thời điểm công ty cũ tuyên bố phả sản, tât cả nhân viên đều mất việc. Như trường hợp Lehman, may mắn được mua lại khoảng 70-80% công ty rồi, nhưng mà tổng số nhân viên được thuê lại bởi người mua cũng chỉ khoảng một nửa thôi.