Nước Mỹ

Đậu Hoàng Quân
(silverwiza)

New Member
Tớ vừa được nghe câu nói thế này "Chúng ta cứ nuôi những ảo tưởng ko đúng về nước Mỹ; chúng ta hay khâm phục những cái dở của nó và chê những cái thực ra là rất hay của nó."

Người nói câu này cũng kể cho tớ nghe khá nhiều chuyện hay ho và nói về cái nhìn của ông sau 30 năm sống và làm việc bên Mỹ. Nhân đây tớ cũng muốn lập topic để thảo luận và tìm hiểu thêm về nước Mỹ số lượng Amsers ở Mỹ là "khá" lớn :D

"Nước Mỹ như thế nào?"
 
http://en.wikipedia.org/wiki/USA

Đương nhiên về nước Mỹ còn rất nhiều điều để nói, nhưng trong khuôn khổ của 1 topic thảo luận, có thế nhấn mạnh điểm quan trọng nhất: hiện nay Mỹ vẫn đang là "hegemon" (kẻ thống trị) của thế giới về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế; nước Mỹ trong hơn nửa thế kỉ qua đã và đang điều khiển cả thế giới ở mức độ nào đó thông qua "insivible hand"- chính là các tổ chức quốc tế (IMF, WB, UN, WTO,...) cơ bản được lập ra tại New Hampshire-US ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 (còn được gọi là "Bretton Woods system".) Chính sách hiện nay của Mỹ về quan hệ quốc tế (dưới thời tổng thống Bush và ngoại trưởng Condoleezza Rice) đang là realism (về chính trị và quân sự) và mercantilism (về kinh tế); nói 1 cách đơn giản, Mỹ luôn cố gắng giữ vững vị thế số 1 của mình trên chính trường quốc tế bằng mọi cách.

1 số mặt nên tìm hiểu: Lịch sử, hệ thống chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa. Nhìn chung đều có thể tìm được những thông tin cơ bản trên wiki (thông tin có thể không chính xác hoàn toàn, nhưng là đủ để hiểu sơ qua về nước Mỹ)

Mặc dù vẫn là nước "mạnh" nhất hiện nay, nhưng nước Mỹ đang ẩn chứa trong mình rất nhiều vấn đề có thể dẫn đến suy giảm quyền lực, mà 1 trong những vấn đề lớn nhất chính là kinh tế, ở đây xin ko bàn đến vấn đề khủng hoảng kinh tế của Mỹ, chỉ xin dẫn 1 thực tế đáng chú ý:

Mỹ hiện là nước có nợ nước ngoài nhiều nhất thế giới >$10 trillions ($10,330,380,490.82 vào ngày 17 tháng 10 năm 2008) với 2 chủ nợ lớn nhất là Nhật Bản và Trung Quốc, mỗi nước cho vay hơn $500 billions. Nếu chia số nợ này cho tổng dân số thì mỗi người dân nợ ~$33,876.76. Mỹ sẽ còn là nước nợ nhiều nhất đến khi Dollar không còn là main currency của international trade.
(Source: U.S.National Deabt clock
http://www.brillig.com/debt_clock/)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mĩ nợ nhật và trung quốc ko phải là do 2 nước này cho mĩ vay, mà là do thâm hụt thuơng mại (trade deficit).
 
Ko phải đâu anh ạ, thâm hụt thương mại chỉ là 1 phần thôi, chủ yếu Nhật và TQ chủ động mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành nhằm tận dụng sự ổn định của nền kinh tế đứng đầu thế giới (tính đến trước khủng hoảng)
 
Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
đây là chủ đề lớn nhất trong the US election 2008 chứ không còn là Iraq War
Ai theo dõi tin tức đều biết sự ra đi của 1 loạt ngân hàng: Lehman, Merrill Lynch..
chứng khoán sụt thê thảm kể từ The great depression 1930
Chỉ số chứng khoán 24-10
Dow Jones: 8,377.12 down 3.61%
Nasdaq: 1,552.03 down 3.23%
S&P 500 876.48 down 3.48%

nói chung là trong vòng 2 năm kinh tế Mỹ không thể hồi phục
đồng nghĩa với học bổng ít đi:(:(
 
Nước Mỹ sắp nối bước châu Âu chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau vụ bailout mấy công ty nhớn.

Bạn Đậu dạo này khỏe ko :D
 
Nước Mỹ sắp nối bước châu Âu chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau vụ bailout mấy công ty nhớn.

Bạn Đậu dạo này khỏe ko :D

Cái này có thể lắm. Đợt trước Hạ viện không thông qua kế hoạch giải cứu cũng vì có nhiều người không muốn chuyện này xảy ra. Nhưng cuối cùng không giải cứu cũng không xong.
 
Đừng hiểu nhầm việc chính phủ Mỹ cứu thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Mỹ là "mixed economy" (nền kinh tế hỗn hợp) chứ không phải "pure capitalist" (xin lỗi mình dùng một vài từ tiếng Anh vì mình học bên này nên không rõ từ chính xác trong tiếng Việt). Trong mixed economy thì việc Chính phủ tham gia vào kinh tế là hết sức bình thường.

Các bạn có thể đọc thêm ở đây: http://usinfo.state.gov/products/pubs/oecon/chap2.htm

While those categories, though oversimplified, have elements of truth to them, they are far less relevant today. If the pure capitalism described by Marx ever existed, it has long since disappeared, as governments in the United States and many other countries have intervened in their economies to limit concentrations of power and address many of the social problems associated with unchecked private commercial interests. As a result, the American economy is perhaps better described as a "mixed" economy, with government playing an important role along with private enterprise.

Các bạn cũng có thể đọc định nghĩa tiếng Việt tại: http://dictionary.bachkhoatoanthu.g...k1NyZncm91cGlkPTgma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=2
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra trên thế giới hiện nay hầu như chẳng còn nơi nào tồn tại thị trường hoàn toàn tự do(market economy), và cũng chỉ còn một số ít theo đuổi kinh tế tập trung(command economy) như Triều Tiên, Cuba, Lybia. Hầu hết đều là kinh tế hỗn hợp(mixed economy) trong đó bên cạnh vai trò của bàn tay vô hình(invisible hand) tức là khả năng tự điều chỉnh của thị trường thì vai trò điều tiết của chính phủ rất quan trọng.
Còn khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chỉ riêng VN mới có(TQ cũng không có), tức là nền kinh tế nhiều thành phần nhưng thành phần kinh tế Nhà nước sẽ là trụ cột, dẫn dắt. Thực ra, VN vẫn là một dạng mixed economy, và em cũng rất nghi ngờ cái khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" kia bởi vì cứ với cái đà làm ăn ì ạch của các doanh nghiệp Nhà nước thế này thì trong tương lai khối tư nhân mới là trụ cột của nền kinh tế. Cái khái niệm kia đưa ra em nghĩ chỉ có tác dụng xoa dịu các bác cựu chiến binh vẫn còn hoài niệm về chủ nghĩa xã hội kiểu Marx thôi chứ trong tương lai VN sẽ tiến dần tới mô hình các nước tư bản.
 
Bạn Kiên có thể xem độ tự do kinh tế của các nước ở đây
http://www.heritage.org/research/features/index/countries.cfm

Chuyện bailout của bác Bút bi em cũng khó nói sai hay đúng. Nhưng qui tắc của neoliberalism (từ này dịch thế nào nhẩy) thì ko thể phá bỏ được. Chính quyền bác Bút Bi có thể điều tiết hệ thống cho vay của ngân hàng hoặc thị trường nhà đất trong 8 năm. Nhưng cuối cùng cũng chẳng ai làm gì. Để đến lúc tất cả sụp đổ mới đổ tiền vào can thiệp. Muốn điều tiết cũng chẳng nổi, chỉ còn có điều khiển thui.
Tung cả đống tiền ra thị trường năm nay thì năm sau lại lạm phát thui.

Đưa cái kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vào là để so sánh cái gói 700 tỉ cứu thị trường Mẽo của bác Bút với gói cứu thị trường "trứng" của bác Dũng. Hic so sánh để có hình tượng tí mà các bác vào ném đá em ghê mợi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nước Mỹ sắp nối bước châu Âu chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau vụ bailout mấy công ty nhớn.

Bạn Đậu dạo này khỏe ko :D

Cám ơn, bạn Đậu vẫn đc khỏe ạ :">

Còn tớ ko nghĩ Mỹ nó lại phát triển theo kinh tế XHCN đâu D:. Ko có nhiều kiến thức về mảng này nên ko tiện lập luận, nhưng đại để là kinh tế XHCN có gì hay và thích hợp cho nước MỸ? :(
 
ôi, nếu em có thời gian xem lại một vài topic trong TLNT này mà xem, topic nào cũng loanh quanh một hồi thế nào rồi cũng nói về nước Mĩ, ko ít thì nhiều
 
Đừng hiểu nhầm việc chính phủ Mỹ cứu thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Mỹ là "mixed economy" (nền kinh tế hỗn hợp) chứ không phải "pure capitalist" (xin lỗi mình dùng một vài từ tiếng Anh vì mình học bên này nên không rõ từ chính xác trong tiếng Việt). Trong mixed economy thì việc Chính phủ tham gia vào kinh tế là hết sức bình thường.

Đương nhiên là không nền kinh tế nào hiện nay "pure capitalist" hay "pure socialist" cả. Nhưng việc nó định hướng thế nào thì lại khác. Bỏ 700 tỉ đô-la ra mua lại nợ xấu của các tập đoàn khổng lồ là một việc làm ngược hẳn với các lý thuyết của một nền kinh tế thị trường mà Mỹ theo đuổi từ thời Reagan và không hề bình thường như anh nói.
 
Nói thật lòng một câu, nếu muốn tìm hiểu về nước Mĩ, nhất là nền kinh tế Mĩ, đừng bao giờ ngó đến mấy tờ báo kiểu An Ninh Thế giới, Hà Nội mới, tạp chí Cộng Sản, v..v.. Nói thẳng ra là mấy báo này viết như kiểu đang thời chiến tranh lạnh, hơi một tí là hô hào chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, nền tảng của nước Mĩ sắp sụp đổ đến nơi.... =))Nhìn Lehman Brothers phá sản thì bảo là giai cấp tư bản không chịu được sức ép nên sụp đổ; nhìn Guatanamo Bay thì lại kiểu dân chủ kiểu Mĩ là dân chủ giả tạo =)) Cách suy nghĩ này thuộc loại masturbation tinh thần nặng không đỡ được. Đọc một tí đã thấy dị ứng ngứa hết cả người :|
Báo chí viết về phương Tây thuộc loại tử tế ở VN mình chỉ có Vietnamnet với mấy báo kinh tế như thời báo kinh tế sài gòn, thời báo kt việt nam, etc.

Còn về vụ bail-out và nationalization hệ thống ngân hàng Mĩ: thực ra trong lịch sử nước Mĩ đã từng có vài lần chính phủ quốc hữu hóa thành phần tư nhân để cứu nền kinh tế, sau đó khủng hoảng qua rồi thì lại tư nhân hóa lại nhanh chóng. Ví dụ các năm 1929-1933; đầu những năm 1980; etc. Sau những lần dao động và khủng hoảng thì chủ nghĩa tư bản lại quay về triết lí thị trường tự do bình thường :D

Trước những bình luận tấn công capitalism, báo The Economist của Anh vừa có một bài thuộc loại "nói nhanh cho nó vuông" là thế này:
Over the past century and a half capitalism has proved its worth for billions of people. The parts of the world where it has flourished have prospered; the parts where it has shrivelled have suffered. Capitalism has always engendered crises, and always will. The world should use the latest one, devastating though it is, to learn how to manage it better.
link: http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?story_id=12429544
Đấy, nói cho nó vuông thế thôi, còn bác nào muốn quay lại nền kinh tế tập trung bao cấp thì tùy :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
khủng hoảng năm 1988 chính phũ mĩ cũng bailout 1 loạt xong mấy năm sau quay ngược ra bán stakes của mình đi thu về 1 đống tiền, tạo ra nguồn funds lớn cho government expenditures và cũng tạo điều kiện để cut tax. ko phải cứ mua vào là lại nói quốc hữu hóa với tiến lên xã hội chủ nghĩa hết :))
 
Nói thật lòng một câu, nếu muốn tìm hiểu về nước Mĩ, nhất là nền kinh tế Mĩ, đừng bao giờ ngó đến mấy tờ báo kiểu An Ninh Thế giới, Hà Nội mới, tạp chí Cộng Sản, v..v.. Nói thẳng ra là mấy báo này viết như kiểu đang thời chiến tranh lạnh, hơi một tí là hô hào chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, nền tảng của nước Mĩ sắp sụp đổ đến nơi.... =))Nhìn Lehman Brothers phá sản thì bảo là giai cấp tư bản không chịu được sức ép nên sụp đổ; nhìn Guatanamo Bay thì lại kiểu dân chủ kiểu Mĩ là dân chủ giả tạo =)) Cách suy nghĩ này thuộc loại masturbation tinh thần nặng không đỡ được. Đọc một tí đã thấy dị ứng ngứa hết cả người :|
Cái này là thời kì nào rồi ấy nhở :)| May ra thì báo Nhân Dân. Tự nghĩ là các báo kia viết thế cũng là một dạng tự td tinh thần kiểu "bọn này viết lởm ếch ngồi đáy giếng ko được như ta..."

Còn chuyện nationalization thì cũng chẳng phải chuyện tất lẽ dĩ ngẫu gì. Có lẽ là buộc phải thực hiện thật nhưng phe bảo thủ vẫn cực kì against chuyện đó, báo chí theo tư tưởng Mỹ điển hình thì thường quote lại bác Bush bằng tiếng Pháp :D
 
đồng ý với anh Cộng. Gói cứu trợ chỉ là tạm thời. Sau khi kinh tế hồi phục các khoản nợ xấu cũng sẽ tăng giá trị, chính phủ lại bán lại nên giá trị thực của gói cứu trợ chắc chắn ít hơn nhiều so với 700 như hiện nay.
Mấy cái anh Minh bảo chắc chả có mấy báo còn nói nhảm đâu :)) nhưng mà chắc trong mấy giờ công dân vẫn có :D :p.
 
Back
Bên trên