Lê Nguyễn Ngọc Tâm
(Youngexplorer)
New Member
Anh nghĩ rằng vấn đề không phải là ở chỗ là điểm 5 so với điểm 1 mà là điểm 5 so với khả năng thực của mình. Giả sử nếu mà học sinh đó sức học có thể đạt được 8-9 chẳng hạn thì điểm 5 không hẳn là thành công. Đối với anh thì có lẽ là điểm 7 là thành công, một số người khác cho là phải có kết quả cao nhất sức của mình mới là thành công.Ví dụ 1 học sinh hay bị điểm 1 muốn vươn lên, thì việc đạt được điểm 5 có thể gọi là 1 thành công đối với họ rồi đấy chứ, hay cứ phải đạt điểm 10 mới là thành công ?
Đây cũng là một quan niệm thường thấy về thành công, đo bằng kết quả của mình với khả năng của mình, thường mục tiêu là hoàn thiện và vượt qua bản thân mình <= những người này hay bị gọi là cầu toàn. Theo trường phái này thì một học sinh thiên tài đứng đầu lớp không hẳn là thành công bởi vì việc đó là chuyện bình thường và dễ dàng với họ. Dù mọi người có thán phục và coi họ là thành công nhưng thực chất họ vẫn chưa coi mình là thành công. Với những người đó thì có lẽ khi họ thành tựu trong việc cống hiến gì đó trong khoa học thì là thành công. Cũng tương tự với việc tập tành chẳng hạn. Sức mình ban đầu chống đẩy 30 cái, đạt tới 40 là thành công, sau đó lên tới 50 là thành công, cứ dần dần tăng lên.
Bản thân anh học ở Mỹ mà anh vẫn phải học thuộc rất nhiều thứ. Chỉ đơn giản là bởi vì nhiều lúc mình không đủ sức hiểu được, đành phải học thuộc thôi; nhất là các quy tắc, quy định. Anh không cho việc học thuộc là dở, việc học mà không dùng được mới là dở. Hiểu chỉ là để giúp đỡ quá trình học tập và thực hành hiệu quả hơn thôi. Học thuộc thì có thể dần dần sau trong quá trình thực hành mình hiểu ra nhiều hơn.--@mọi người: em có 1 câu hỏi là khái niệm "học thuộc lòng" ở nhà mình từ đâu mà ra thế? Em thấy là nếu học thuộc lòng thì kiến thức chả vào đầu tí nào cả.