Một em gái luận về sự thành công.

Lại ngứa miệng rồi
:|
Đây nhé , tr'c hết là chị ko có ý nói j` em Ngọc , vì mục đích em viết bài văn cũng chỉ là nộp cho cô chứ chả phải để mang lên đây nghe mọi ng` phán xét
Cái chị muốn nói là mấy ông net nủng báo chí cứ rùm beng lên nên chị ngứa ngáy thôi
1. Đề văn mở => thik viết thế nào thì viết . Đối với 1 đứa dân chuyên văn viết thế này là bt , ko có j` đặc sắc . Chị ghét nhất là đ.c giao đề bài vớ va vớ vẩn, bắt mình phải học thuộc , viết như thế có mà phát điên lên ; nhưng ở đây em may mắn là đ.c viết tự do , đề mở , đ.c quyền sáng tạo < do đó cũng chả có j` là dũng cảm hay dám nộp cả :)) > . Hồi tr'c phân tích chiếc lá cuối cùng, chị đưa từ ngoài vào trong , đại khái là dẫn dắt như kiểu lời 1 ng` chị kể chuyện và phân tích cho đứa em , xưng hô trong bài là em , kiểu em có biết , em có hiểu , em có thấy là cuộc sống , là chiếc lá blah blah này nọ ko :)) hmm đến bây h thực ra chị vẫn thik :D nhưng mà hồi í bị cô sổ toẹt , bảo là ko đ.c lìu tìu . Lên lớp 9, thi tốt nghiệp , cô bảo là ko có sáng tạo sáng tủng j` hết, thik sống hay chết. Bài văn đầu tiên lớp 9 của chị là 6. : ) . Ừ thì học thuộc.
2. Bài văn của em Ngọc chắp vá quá. Quá nhàm . Mỗi chỗ rút ra 1 tí . Nghe mãi rồi . Đọc mãi rồi . Ko có j` mới hơn đ.c à ? Chị đọc HHT thik cái ấu thơ trong tôi là ... lắm. Lời lẽ giản dị , cứ tui tui rồi bà Tám này này nọ nọ . Thế mà sâu sắc và chị vẫn nhớ đến bây h . Chị nói thật bài của em í :D chị đọc mỗi khổ 1 câu đầu 1 câu cuối , đoán đ.c đoạn giữa và ko đủ kiên nhẫn để đọc hết . Chị vẫn nhớ HHT hồi tr'c có chuyện Ả ìa âu . Đọc xong ngồi khóc rấm rứt . Câu chuyện cũng chả có j` to tát . Chỉ là 2 chị em , và 1 con chó mà 2 chị em yêu quý bị chết , đứa em khóc . Thế thôi . Nhưng chị đọc cách đây 5,6 năm rồi . Rồi truyện Em trai tôi < ờ tiện thể nói luôn HHT xuống cấp quá , nhạt , ko có chiều sâu :D>. Cũng chả có j` to tát cả , nhưng n~ j` nó mang lại cho chị đến h chị vẫn ko quên .
Ờ thực ra thì em viết nt này cũng chả sao :D , bài văn của tôi kệ tôi tôi thik thế nào viết thế ấy , nhưng mà mấy bố quảng cáo qua net làm chị hẫng quá , thổi phồng vớ vẩn , hơi khó chịu.
 
Bây giờ chả còn mấy người được như thế này, thành ra có thể suy nghĩ của em hơi bị lạc lõng so với mọi người... Có lẽ cũng ít người hiểu được em Ngọc.
.

Vớ vẩn
hiểu hay ko hiểu cái j` . Ai bảo chị là bây h mấy ng` đ.c nt này . Đầy . Chả có j` lạc lõng cả . Chị nói như kiểu kết tội mọi ng` đọc ko hiểu thì to còi lên phản bác . Em chỉ nói là những j` em Ngọc làm ko có j` mới thôi .
 
Trang kia, tao bảo em ý dũng cảm là dũng cảm ở chỗ dám viết một cái thứ như thế này và nộp bài như thế này làm bài kiểm tra 1 tiết đầu tiên ở một lớp chuyên Văn ý :D còn dũng cảm hơn cả bạn Bốp lớp tao viết láo lếu trong mấy bài văn nghị luận trên lớp cơ :p Bốp nhờ :x
 
:D ơ tao thấy có làm sao đâu mà ko dám
cô giáo đừng lìu tìu
em í chuyeê văn cơ mà :D
hồi cấp 1 tao đ.c giao bài là sáng tác một câu chuyện dựa trên đoạn mở đầu của dế mèn phiêu lưu kí í , thik phaáttrieể thế nào thì phát triển
hehe
hay hay :x
 
tao không nói dũng cảm cái đề mở. dũng cảm là ở chỗ dám nộp một bài lủng củng, chả ra sao cơ!
 
Nếu nói hoa văn bị chụp mũ "đi mượn" thì nó vô lý kiểu: nghèo: trong sạch, lương thiện, giàu: thằng này chắc là bóc lột , cướp của dân nghèo.

Chụp mũ hay không thì em phải phân tích rõ mới thấy được. Em phải xem chủ ngữ liên quan tới thành phần chính của câu văn ở đâu thì sẽ thấy.
Em nghĩ thành công là kiếm được tiền <= chủ ngữ là em, tự nói về kinh nghiệm của mình.
Em nghĩ thành công là bạn học sinh nghèo làm giúp mẹ... <= cói cối lõi của câu văn là "bạn học sinh nghèo..." trong đó chủ ngữ là "bạn học sinh nghèo". Đây rõ ràng không phải là suy nghĩ thật của người viết mà chỉ là cảm tưởng của người đó về sự việc nhìn bề ngoài thôi. Có thể tác giả "em" thấy thế là thành công nhưng "bạn học sinh nghèo" lại thấy đó là sự bất công, cực nhọc. Sao tuổi học sinh lại phải kiếm tiền cho mẹ, sao mình không được sung sướng như mọi người khác.

Cái đó chỉ là đi mượn, là gán ghép cái suy nghĩ thành công của mình vào hành động của người khác, hoàn toàn không phải là suy nghĩ chân chính của mình.

Nó là chân lý và sẽ còn được nhai lại nhiều nữa. Khác nhau là mỗi người khám phá ở một điểm nhìn khác nhau. Ngọc có những câu chuyện em tâm đắc và những người khác có những câu chuyện khác.
Nếu kô tại sao họ kô nhai chừng 10 bài rồi thôi mà nhai đến cỡ "1 tỉ bài rồi".
Chân lý hay không thì không biết, cứ biết là không thật đã. Với cả đối với anh thì vay mượn những thứ kinh điển thì không sao, cái quan trọng là phải biến nó thành của mình. Chứ sự giả tạo thế này thì nói làm gì. Ví dụ như là việc sống vì người khác cảm thấy hạnh phúc chẳng hạn, như bản thân anh, hồi đi học suốt ngày đi quyên góp tiền, hoạt động linh tinh. Bản thân anh đã trải qua, anh đã tự tay làm, anh đã hiểu được, anh có viết là hoàn toàn bình thường. Như Ngọc thì toàn gắn những cái suy nghĩ đó vào hoàn cảnh của người khác, viết thế thì có nghĩa lý gì đâu. Kiếu viết sống trên đời chả biết mình là ai, chỉ biết người khác thành công thế nào.
 
em thấy rằng em Ngọc này có thể là chép lại , hoặc ghi lại những kinh nghiệm của người khác (như anh Tâm nói là giả ) nhưng với một sự thông cảm , thấu hiểu , hay là kính phục , thì cũng được chứ ạ .Ngọc còn rất trẻ tuổi , có thể kinh nghiệm sống của bản thân chưa nhiều , nên việc học hỏi , tiếp thu qua những mảnh đời mà em ấy đọc được qua sách vở , hoặc là tận mắt chứng kiến cũng đã là một việc đáng hoan nghênh và trân trọng , và từ sự học hỏi , tiếp thu đó mà đem vào văn chương . Theo em , nó sẽ chỉ bị coi là giả tạo , khi viết một đằng , nhưng cảm xúc một nẻo , hay nói cách khác , viết ra những thứ rất hoa mỹ , nhưng bản thân lại ko tin vào những gì mình đang viết .
 
to em Nga:không ra sao là sao hả em, tất nhiên nó ko fải là 1 cái essay, em đừng so sánh việc viết bài luận = tiếng Anh ở Mỹ với làm 1 bài văn ở Việt Nam, 2 cái đấy không phải là 1 đâu, anh biết ở nước ngoài khi viết người ta chia ý rất rõ ràng và đi thẳng vào đề tài của mình ngày, nhưng văn của người Việt Nam không như thế đâu có nghĩa là không ra làm sao. Không ra sao là sao?
 
Cô giáo em Ngọc mới ra trường thôi các bác ạ.
Về thành công, đạt đc mục đích ko phải là tất cả tạo nên thành công nhưng nó là điều kiện tiên quyết, ko thể thiếu đc. Ko đạt đc mục đích thì đó chỉ là thành công trong ngoặc kép thôi.
Công nhận các bác net cứ vớ đc cái j là làm ầm cả lên...nhạt...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em ko nghĩ như các anh chị.
Thứ nhất bài văn này chẳng có gì là giả cả.Bạn ấy đọc ở đâu đó, bạn ý thấy hay và thán phục thì bạn ấy nhớ .ừ thì nó ko p do bạn ấy nghĩ ra nhưng chẳng lẽ điểm 1 tiết để ktra năng lực hs mà cô giáo ra đề cho về nhà làm để bạn ấy tìm tài liệu mà chép lại?Nhớ được những câu chuyện ấy và sắp xếp nó trong 1 bài văn như thế đã là những suy nghĩ thật của bạn ý.
Báo chí đưa bài viết của bạn ý lên, có thể bài viết ấy cóp nhặt đấy nhưng nộp 1 bài như thế là quá giỏi.Đừng ai nghĩ với dân chuyên Văn chuyện đấy là bt.Có thể chuyên Văn viết được như thế nhưng chuyên Văn có dám nộp như thế ko?
Có thể em ko được như bạn ý nên em thấy việc đưa bài viết này lên với 1 điểm cao như thế là rất xứng đáng.Cho dù là mọi người mổ xẻ kết cấu hay thậm chí cả từng câu từng từ thì cũng p thấy rằng bạn ý đã nói lên suy nghĩ của mình trong 1 dạng đề mở.Có ng` bảo là quan niệm sai nhưng nếu đúng thì bạn ý chắc ko p 16 tuổi.ở tuổi bọn em có thể đọc nhiều, ghi lại nhiều nhưng dám nói lên nhiều như thế thì chắc ít.Chỉ 1 trình tự lập luận ko đúng theo đáp án thậm chí sẽ đánh trượt tất cả những cố gắng trong câu chữ.Nếu suy nghĩ của em khác với mọi người thì vô hình chung là em sai.
Ngọc có thể chưa đúng ở 1 đâu đó trong bài văn nhưng khi đưa 1 bài văn như thế lên để ca ngợi thì chẳng có gì là nhạt cả.Bạn ý p yêu Văn mới dám viết,dám nộp như thế.Còn nếu yêu điểm số thì chắc chắn chẳng có 1 bài văn thế này.Đấy mới là nhạt.
 
Em ơi , dân chuyên văn mà ko dám nộp như thế á :eek: . Chị nhắc lại đây là đề mở , hs viết nt nào thì kệ hs . Cô giáo lìu tìu đập chết :D . Ko có chuyện dám hay ko dám em ạ : ) . Chả có j` là ko dám cả . Chị thấy hoàn toàn bt . Nếu như cô giáo em í trẻ thì càng chả có j` ko dám .
btw , dạo này em đi đâuthế ?
 
Cái anh không thích là sự "giả" của bài văn
Trời bài này mà giả thì còn bài nào thật nữa. Chắc anh ko thể chấp nhận được là có người trẻ tuổi lại suy nghĩ chín chắn được như thế à.
Cuối bài bạn ấy bảo thành công của bạn ấy là được bày tỏ những suy nghĩ của bạn ấy trong bài văn. Nghe là biết điều này ko thể sao chép ở đâu cả. Cả cái câu nói về Abramovic nữa, chắc chắn ko thể sao chép được. Em dám khẳng định bài văn này là những suy nghĩ thật của bạn ấy.
Thực ra ai cũng có thể viết ra những bài văn như thế nhưng cái mới ở đây là người giáo viên đã lắng nghe học sinh, đã khuyến khích học sinh sáng tạo. Cô giáo chấm điểm 9 cho bài văn còn mình chấm điểm 10 cho cô giáo. Nền giáo dục VN hiện nay chưa khuyến khích sự sáng tạo. Các thầy cô lúc nào cũng phải đi theo những khung chương trình sắp xếp rất cụ thể, cụ thể đến mức bóp chết sáng tạo. Chúng ta hãy quên đi bài văn có hay hay ko mà hãy nghĩ đến ý nghĩa của sự việc này. Nó sẽ mở ra 1 phong trào giáo viên ra đề mở, học trò viết những cảm xúc thật của mình. Điều đấy chẳng tốt quá hay sao?
 
Trời bài này mà giả thì còn bài nào thật nữa. Chắc anh ko thể chấp nhận được là có người trẻ tuổi lại suy nghĩ chín chắn được như thế à.

Watch your mouth .Anh lôi đâu ra mà nói thế đ.c ạ ?
Sự giả trong bài văn , mà anh j` trên kia nói , ko phải là em í sao chép ở đâu , mà là cái cảm xúc em í cóp nhặt , nó ko thực tế , bài này ngồi 1 lúc là nhớ ra đầy , em nói rồi, trong báo HHT ko thiếu , chicken soup for the soul cũng đầy . Em cũng cảm thấy trong bài này có j` đó giả , em nói là về cảm xúc , đừng bắt em phân tik nó giả ở đâu <văn là thế, ng` viết hoàn toàn phụ thuộc vào ng` đọc , cảm xúc ko thể điều khiển đ.c đâu anh> vì đấy là n~ j` ng` đọc cảm nhận đ.c qua bài viết .Nếu như em í muốn làm ng` đọc hiểu đ.c n~ cảm xúc thật của em í trong bài viết này , thì đối với em , em í ko thành công .
 
Chuyển hướng đề tài coi, thế theo mọi người bản chất của thành công là gì ?
 
Em An ko hiểu chị nói nhạt cái gì à? Nhạt ở chỗ chuyện này không có gì mà phải viết một đống bài báo rồi phỏng vấn này nọ em ạ. Nếu tình hình học tập ở VN mà chỉ có những chuyện, những bài văn thế này đc đưa lên thì không còn gì để nói. Từ lần sau em đọc kĩ rồi hãy nói nhé. Thân.
Mà cũng ko bói đâu ra chuyện cho đề mở nhiều đâu. Đầu năm thường có 1 đề mở để giáo viên "thăm dò" khả năng học sinh, năm nào em cũng thấy có một cái, năm thì em hãy chọn 1 điều răn nhà phật để nói cảm xúc, năm thì hãy "mỗi câu thơ giúp ta hiểu đc 1 tâm hồn." Nhưng làm sao mà keó dài đc, mình học để thi, có muốn cũng phải chịu thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Watch your mouth .Anh lôi đâu ra mà nói thế đ.c ạ ?
Sự giả trong bài văn , mà anh j` trên kia nói , ko phải là em í sao chép ở đâu , mà là cái cảm xúc em í cóp nhặt , nó ko thực tế , bài này ngồi 1 lúc là nhớ ra đầy , em nói rồi, trong báo HHT ko thiếu , chicken soup for the soul cũng đầy . Em cũng cảm thấy trong bài này có j` đó giả , em nói là về cảm xúc , đừng bắt em phân tik nó giả ở đâu <văn là thế, ng` viết hoàn toàn phụ thuộc vào ng` đọc , cảm xúc ko thể điều khiển đ.c đâu anh> vì đấy là n~ j` ng` đọc cảm nhận đ.c qua bài viết .Nếu như em í muốn làm ng` đọc hiểu đ.c n~ cảm xúc thật của em í trong bài viết này , thì đối với em , em í ko thành công .

Còn đối với anh thì em í thành công. Em tưởng anh chưa đọc mấy cái kia chắc.
 
Nó là chân lý và sẽ còn được nhai lại nhiều nữa. Khác nhau là mỗi người khám phá ở một điểm nhìn khác nhau. Ngọc có những câu chuyện em tâm đắc và những người khác có những câu chuyện khác.

Ơ hay thật...........
Giờ mình mới biết thì ra chân lý là để dành cho bò ăn............
=))
Nhai đi nhai lại phát ngán.........

Chân lý dựng ra là để đạp đổ..........

Đi tôn thờ 1 cái tượng mục chả ý nghĩa gì cả...........

về chuyện em gái này nhai lại rồi đưa vào bài văn thì chắc mọi người nói nhiều quá rồi mình nói nhiều thành ra cũng thừa...........

Nói chung là ko nhai lại của cô cũng tốt thôi.............

Nhưng thay vì nhai lại của cô mà nhai lại của người khác thì thà nhai lại của cô còn hơn............

Còn nếu là nhai lại của người khác để làm mình nổi bật , để đạt điểm 9 thì xin chúc mừng vì chúng ta có 1 người nhai lại quá giỏi , và 1 cô giáo yêu mến việc nhai lại...........
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hiz mọi người cãi nhau dài quá. Hôm nay em cũng mới có may mắn được đọc bài này.
Nói thế nào nhỉ, em thấy bài văn này không có gì đáng để chú ý. Hình ảnh, nghệ thuật không có :| Cảm xúc không sâu sắc. Ý tưởng mới so với những người cổ hủ, nhưng là quá bình thường so với những người trẻ.
Nhưng em không dám nói chuyện em ấy viết hay hay viết dở đâu vì em có phải chuyên văn hay học giỏi văn gì đâu mà lên giọng mổ xẻ này nọ.

Em chỉ nói suy nghĩ của em về thành công. Thế là đúng chứ ạ?
Với bản thân em thì thành công là khẳng định được bản thân mình, không để lẫn mình với những người xung quanh, trở thành 1 người quan trọng và được làm những việc mang tầm vóc to lớn 8-}

Có thể là nghe thế thì thấy em kiêu căng, tham vọng hay cái gì đại loại là ko được tốt cho lắm. Nhưng mọi người chắc từng đọc qua câu này "Chẳng biết 300 năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng?"
Có mấy ai sống trên đời mà 300 năm sau vẫn có người nhớ tới. Gia phả thì được 100 năm dễ cũng thất lạc lên xuống, mà có giữ được cũng chả hiểu có việc gì mà phải mất công lôi 1 cái tên từ đời kị của kị của kị ra xem xét.
Thế mà ông Nguyễn Du làm được, ơclit, Acsimet,... làm được (em ví dụ tàm tạm thế).
Sao các ông ý làm được mà mình không làm được???
Tại vì mình là người bình thường???
Mấy ông âý khi sinh ra chả lẽ lại không bình thường 8-} Các ông âý sinh ra đâu phải đã giỏi giang, thông minh, tài năng xuất chúng.

Chỉ đơn giản là các ông ấy cố gắng, nỗ lực, làm mọi việc để khẳng định mình.

Thử hỏi nếu ai sinh ra cũng có suy nghĩ thôi mình là người bình thường, mình suy nghĩ bình thường như mọi người, mình sống cuộc đời bình thường như ông bà bố mẹ mình, mình lớn, mình làm việc, mình sinh con rồi mình chết thì xã hội có phát triển được đến như ngày hôm nay không???


Con người, theo em, sống không phải là để tồn tại, sống là để vạch ra một mục tiêu cho cuộc đời mình và đạt tới, con người sống để chết đi không bị quên lãng. Có như thế thì cuộc sống ấy mới có ý nghĩa.

Trước tiên cứ vạch ra cho mình 1 mục tiêu xứng đáng để cố gắng đã. Rồi nỗ lực, rồi hết mình để đạt tới. Tới lúc cố lắm rồi mà đành chịu thì giảm mục tiêu xuống 1 chút vừa sức hơn với mình, rồi cứ thế. Đến bao giờ hết tuổi để phấn đấu với mục tiêu, đến lúc chết đi thì hẵng thôi.

Như ví dụ của em Ngọc về 1 anh chàng bị tàn tật chẳng hạn. ước mơ của anh ấy ai nói là nhỏ. 1 người tàn tật có thể chơi được bóng, vào được đội dự bị là quá tuyệt vời. Có phải ai thích bóng đá cũng vào được đội bóng đâu. Mà theo em chắc chắn anh ấy ko chỉ muốn được đá dự bị, nhưng tới khi đạt được tới đó anh ấy có thể phần nào thoả mãn 1 chút với mình vì rõ là những gì đạt được đã đủ tự hào.

Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của sự thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm, cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ…

Đó là 1 thành công vĩ đại chứ không hề giản dị. Không hề.

Có thể ai đó sẽ rưng rưng xúc động khi đọc những dòng ở bài viết kia. Nhưng có ai nghĩ tới việc học xong đại học ở nhà nuôi con không??? Đó là 1 thành công cao thượng và đẹp đẽ cơ mà???

Có nhiều người sống như thế, không phải vì người ta chỉ muốn như thế mà vì nhiều lí do người ta đã chỉ làm được đến thế và người ta cảm thấy có lẽ không cố được nữa, chấp nhận. Con người tạm hài lòng với bản thân chỉ là giảm căng thẳng trong cuộc sống thôi. Chứ ko hẳn vì mục đích sống của người ta giản dị đến mức ấy.
Nếu bây giờ em học hết lớp 12, em ra ngoài chợ bán rau, em thấy em giỏi quá học hết lớp 12 cơ đấy. Nhưng mọi người có nhìn em mà xúc động vì thành công giản dị quá ko???


Nói lòng vòng rốt cuộc em cũng chả hiểu mình nói gì nữa.
Rút lại là theo em thành công là sự khẳng định bản thân.

Và em hoàn toàn phản đối với ý kiến của em Ngọc về thành công giản dị. Tất cả những người trong bài viết của em Ngọc đã thành công, nhưng đấy không phải là thành công giản dị. Em ấy đưa ra 1 nhận định và đưa ra những dẫn chứng theo em là ko sát với nhận định. Ai cũng hiểu sự thành công trong mỗi dẫn chứng đó, nhưng sự giản dị thì do em Ngọc tự áp đặt suy nghĩ của mình vào. Con người 1 khi đã thành công thì không bao giờ nghĩ đó là 1 thành công giản dị.

Nếu ai có ý ko đồng ý với những điều em nói, em sẵn sàng trao đổi. Mỗi người có 1 suy nghĩ riêng thôi mà :D

Tiện vừa đọc blog của bạn ^^ thấy mấy câu này hay hay mà cũng ko quá xa chủ đề :">

Another day passed...

Another day of finding ourselves babies...

We are not the lambs who looking for a hidden place. We are the wolves who chasing...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em bài văn này không có gì là đặc biệt thì em đã nói ở trên rồi :D
-thứ nhất, chưa có "hồn" (cái này em đã viết ở trên)
-thứ hai, bài chưa xác định rõ tại sao lại có được thành công?
-thứ ba, về trình bày cũng chưa tốt (cái này em sẽ mổ xẻ sau :( )
-thứ tư, người đưa bài văn này lên mạng đầu tiên cũng (có thể) có "vấn đề"?? :)) vì bạn này học chuyên văn hơn nữa lại là girl /:)
Còn một số đoạn em vẫn thấy có điều khuất tất chẳng hạn như:
-Bạn ấy bảo là ở nhà mỗi chúng ta đều có một " đội bóng">>Khái niệm này rất mơ hồ và khó hiểu nên anh chị nào biết giải thích giùm em :)) Chẳng lẽ bạn ấy nói người nào cũng có nhiều tài sản để mua 1 CLB sao?? :))
-Theo em, còn một điều em thấy hơi vô lý:
"Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công"
Đối với một người thành công thì đó là một hành động thật vô nghĩa. Một người (chưa hoặc sắp) thành công thì luôn luôn phải vào đời và tự xoay sở và kiếm sống. Một người còn nói vui:" BillGates ngày xưa thấy tờ 100$ rơi dưới đất còn không thèm nhặt vì trong cúi xuống nhặt thì ông còn kiếm được hơn trăm đôla nữa". Vậy còn một người đã thành công thì họ vẫn phải lo cho chính họ chứ họ đâu có thời gian để lo cho những người nghèo. Đặc biệt họ còn phải làm cách nào đó để không còn tình trạng ăn xin nữa >>>theo em đây là thành công :)
 
Chân lý dựng ra là để đạp đổ.........
.
Có những chân lý có lẽ là vĩnh cửu. "Sống đẹp là sống vì mọi người" có lẽ là một chân lý như thê.

Để dễ hiểu, ví dụ một chân lý khác được coi là vĩnh cữu: "mọi sự sống đều cần trao đổi chất". Từ ngày mai, em nhịn ăn để đạp đổ chân lý này đi. Chúc em may mắn :) .


về chuyện em gái này nhai lại rồi đưa vào bài văn thì chắc mọi người nói nhiều quá rồi mình nói nhiều thành ra cũng thừa...........

Nói chung là ko nhai lại của cô cũng tốt thôi.............

Nhưng thay vì nhai lại của cô mà nhai lại của người khác thì thà nhai lại của cô còn hơn............

Còn nếu là nhai lại của người khác để làm mình nổi bật , để đạt điểm 9 thì xin chúc mừng vì chúng ta có 1 người nhai lại quá giỏi , và 1 cô giáo yêu mến việc nhai lại...........

Mọi sáng tạo đều có sự kế thừa. Đừng nhầm kế thừa với nhai lại.
Ví dụ: em học giỏi toán, giật huy chương vàng Olympic. Thực chất, đó cũng chỉ là học thuộc những định lý, định luật và biết vận dụng thôi.
Ai dám bảo em kô giỏi, em nhai lại?

Thôi, chuyển chủ đề đi, theo mọi người thế nào là sự thành công?

Một công thức khá thú vị của Albert Einstein:
If A is success in life, then A equals x plus y plus z. Work is x; y is play; and z is keeping your mouth shut.:D

Trong lịch sử , có hai tư tưởng lớn chi phối văn hóa Trung Hoa, đó là đạo Khổng và đạo Lão.
Quan điểm về thành công ở đời của hai ông có vẻ khác nhau:

Khổng cho rằng một người thành công là phải lập danh lập nghiệp, công trạng rỡ ràng, lưu danh muôn thuở. (giống em Linh :) ). Tóm lại phải làm gì đó có ý nghĩa. Thành công là khẳng định được mình.

Lão thì ngược lại, coi thành công là ung dung tự tại, sống biết đạo, hợp đạo, "người quân tử gặp thời thì đi xe, không gặp thời thì tay ôm nón lá mà đi bộ :D "(đại loại vậy kô nhớ nguyên văn) chẳng cầu danh lợi công trạng, chỉ cần tâm hồn vui vẻ, thỏa chí.
Tóm lại, cuộc đời mong manh, sức người có hạn, mình sống yên ổn, thanh cao, cần gì ai biết, cần gì tiếng tăm. Thành công là biết vui sống.

(Hiểu biêt nông cạn, có lẽ trình bày tư tưởng của hai ông có phần chưa đúng lắm, mong mọi người chỉ giáo :) )
Bạn ủng hộ ai? Lão Tử hay Khổng Tử?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên