Một em gái luận về sự thành công.

đương nhiên em theo Khổng từ :D

mà nghe cũng hay nhỉ Khổng thì quan niệm thành công theo kiểu khổng lồ
Lão thì quan niệm thành công theo kiểu dưỡng lão 8-}
 
Theo mình thì đúng là nên chuyển chủ đề ... đọc mấy bài trên thấy hơi hơi bức xúc nên cũng bon chen post nốt mong mọi người lượng thứ .
+ Ý kiến về bài văn : hoàn toàn đồng ý với bài viết của anh Thắng ngay ban đầu .Một vài dẫn chứng trên thực tế là không thuyết phục và vô lý , nghe nó hay vậy thôi ( vd : cho bà ăn xin là thành công ? Chấp nhận nguyện vọng 2 ?) Chủ quan mà nói thì lúc đầu đọc bài thấy có ấn tượng tốt , nhưng ấn tượng đó ko tồn tại lâu trong quá trình đọc tiếp ..;))
+ @ mọi người : đây là một bài văn của học sinh chứ ko phải là 1 tác phẩm được xuất bản , và bài làm văn tại lớp thì có thể thoải mái theo quan điểm của cá nhân , no prob . đây chẳng qua cũng chỉ là 1 hiện tượng "lạ" khi 1 hs chuyên văn ko làm văn theo 1 khuôn mẫu cho nên mọi người mới xôn xao và bàn tán , theo mình nó cũng giống như bài văn 1 chị thi HSG về bài "văn tê'... " , và cô giáo cũng "hơi bồng bột" khi đánh giá cao bài viết này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tư tưởng Khổng Lão đều đc phong kiến Trung Hoa cho vào ý thứ hệ của mình. Những người theo Khổng Lão tức là phục vụ phong kiến. Nhưng Khổng Tử thì có vẻ gần gũi, thiết thực với nhân dân hơn nên đc coi trọng hơn.
Nói chung máy cái này cao thâm lắm, mỗi ông có cái lý của mình, nói ra đây chắc đến tết mất./:)
Bây h cứ theo Đoàn ấy, "sống đẹp+sống có ích".:D
 
Ơ hay thật...........
Giờ mình mới biết thì ra chân lý là để dành cho bò ăn............
=))
Nhai đi nhai lại phát ngán.........

Chân lý dựng ra là để đạp đổ..........

Đi tôn thờ 1 cái tượng mục chả ý nghĩa gì cả...........

về chuyện em gái này nhai lại rồi đưa vào bài văn thì chắc mọi người nói nhiều quá rồi mình nói nhiều thành ra cũng thừa...........

Nói chung là ko nhai lại của cô cũng tốt thôi.............

Nhưng thay vì nhai lại của cô mà nhai lại của người khác thì thà nhai lại của cô còn hơn............

Còn nếu là nhai lại của người khác để làm mình nổi bật , để đạt điểm 9 thì xin chúc mừng vì chúng ta có 1 người nhai lại quá giỏi , và 1 cô giáo yêu mến việc nhai lại...........

bài này hay nhất trong cả cái topic này =)) cô đọng và súc tích :)) :x
 
@Bách: anh không chỉ trích người viết, chỉ trích bài văn thôi. Anh không thích văn kiểu vậy tức là không thích thôi. Có những thứ lẽ ra nên thật thì nó nên thật, như là cách nghĩ của mình về cuộc sống. Có những thứ không nhất thiết phải thật, như là cảm nhận của mình về bài văn thơ ở trong sách giáo khoa, chả thích tẹo nào nhưng không viết ra thì toi. Có những thứ hư cấu hoàn toàn cũng được chả làm sao, như là Romeo và Juliet có khi chưa bao giờ tồn tại.

Chân lý dựng ra là để đạp đổ..........
Trước tiên là chân lý không được "dựng ra", chân lý được khám phá ra, bởi vậy cũng chả có ai đạp đổ được cả. Không có ai có thể đạp đổ được những quy tắc của thiên nhiên.

@An: anh cũng nghĩ một bài viết như thế là cũng táo bạo ra khỏi quỹ đạo bình thường của các bài văn trong trường học ở VN bây giờ, anh cho răng thế cũng là một điều hay, đáng khen. Thế nhưng em không nên nhầm việc mọi người chỉ trích bài văn với việc chỉ trích người viết. Bản thân anh cũng là một người không thích kiểu học văn ở Việt Nam. Tuy nhiên ở đây mọi người đang nhận xét bài văn theo bản chất của nó chứ không phải là vì hình thức tình huống của nó. Nếu giả sử đây là một bài viết bình thường về thành công, không ở trong trường lớp thì ra sao? Đây có phải là một bài viết hay và thuyết phục không, có đáng để nhớ và học hỏi không v.v... Như bản thân anh thì anh trả lời là không đáng nhớ, học hỏi vì anh đã đọc nhiều lần những điều tương tự từ rất lâu rồi. Có hay và thuyết phục không? Câu trả lời của anh cũng là không nốt bởi vì anh thấy đây không phải là một bức vẽ được vẽ nên bởi chính cuộc sống, suy nghĩ của người viết, chỉ là đi chụp ảnh các nơi rồi ghép lại. Nói chung là đừng nghĩ mọi người đè nén tài năng em ạ, tài năng và sự dũng cảm là 2 thứ hoàn toàn khác nhau.

Còn thành công là sao? Anh không hẳn là theo Khổng tử hay Lão tử, anh dựa theo Aristotle (A rít tốt). Ông này quan niệm là tất cả mọi thứ đều thay đổi để hướng tới sự hoàn hảo. Ví dụ như là việc một quả táo héo dần cũng là một phần công đoạn làm cho cây táo nói riêng hay thiên nhiên nói chung trở nên hoàn hảo hơn. Thế nên mục tiêu của anh bao giờ cũng là tạo sự thay đổi để vạn vật tốt hơn, muốn là người thúc đẩy quá trình thay đổi. Ví dụ như điểm cao => mình hiểu biết hơn, có nhiều khả năng để thay đổi sự việc hơn trong tương lai => thành công. Đi bộ mấy cây số để quyên góp tiền chống ung thư tim => chắc là sẽ có ai đó được thêm giúp đỡ vì có thêm mình đi bộ, làm cuộc sống họ tốt hơn (chắc chỉ chút xíu) => thành công.


Còn ai có những trường phái tâm đắc nào về thành công nữa?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài văn của bạn này theo em vẫn chỉ là một cái gì đó như một tư duy nhất thời. Liệu ở các bài tiếp theo thì bạn có thể làm được một bài văn được điểm cao thì liệu có được không? Cô giáo dạy văn của bạn mới ra trường chắc cũng chưa có kinh nghiệm trong việc chấm bài của học sinh nên mới viết những dòng đó vào lời phê
 
trong báo viết là cô đang gặp vấn đề vì mới vào trường mà, có lẽ bài viết của em ấy với cô có 1 ý nghĩa lớn, lớn đến độ cô giáo xúc động khi vào những dòng đó. Thế thì ko thể trách cô giáo được, có những thứ bình thường ở hoàn cảnh đặc biệt trở nên cực quan trọng mà.

à mà chuyện thành công, hôm qua em lại nghe 1 bạn nói đơn giản thế này "Thành công là đạt được mục tiêu của mình"

Em thấy rất chí lí, ko có gì đúng hơn. Còn nếu ai hỏi "mục tiêu" như thế nào thì lại sang 1 vấn đề khác :D
 
:-? :-? :-? Bây h thì tớ đã hiểu tại sao bài này là 1 bài kiểm tra bình thường thôi mà bây h mọi ng lại biết đến nhiều thế. Bây h nổi tiếng có vẻ dễ dàng nhỉ? Lúc đầu thì nó cũng chỉ là 1 bài văn, có thể mọi ng ca tụng đấy, sau đấy nhiều ng thấy nó đc ca tụng nhiều quá lại thấy đem mổ xẻ. 1 ng mổ==> tranh luận ==> bình thường lại thành nổi tiếng.;;) Xem ra cái em gì đấy viết bài này còn "thành công" hơn cả thành công mà em ấy nghĩ. Thực ra theo ý kiến của tớ thì nó cũng chỉ là 1 bài văn chẳng có gì đặc biệt cả. Nếu ca tụng nó như 1 số ng nói, kiểu dạng như đất nc đang trg thời kì đổi mới GD, như kiểu dưới ách lầm than tự nhiên lại có "anh hùng cứu thế" ấy 8-} 8-} , nói thế thì bài viết của cái bạn nào đấy trc đây về "Văn tế nghĩa sì Cần Giuộc" còn "kinh điển" hơn nhiều. Bài này giả, bài này vay mượn cảm xúc của ng khác...mọi ng nói ở trên cũng nhiều rồi tớ ko bàn luận gì thêm nữa, chỉ có 1 điều ko thể chấp nhận đc là "Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công"
Mọi ng chuyển đề tài sang suy nghĩ về thành công và theo tớ thành công hay có 1 tâm hồn đẹp ko fai là "bố thí" cho ng khác! Hay ý của em ấy là thành công là khi bạn chỉ cho mọi ng thấy bạn có 1 "beautiful heart"???!!! 1 ng thực sự tốt thì đâu cần fai "khoe khang" mình là ng tốt.|-) 0:)

Nói thế ko có nghĩa là tớ ko thấy ở bài này có gì hay ho, cũng khá nhiều, như diễn đạt lưu loát và tớ rất thích chi tiết cậu bé bị dị tật ở chân và dù chỉ là 1 thành viên dự bị ở 1 dội bóng nhỏ thôi (nhớ đại khái là thế) cậu vẫn vui vẻ và nghĩ là mình đã thành công. Dù nhiều ng thấy vô lý hay gì đó nhưng với tớ đoạn này là đoạn rất hay, cũng đâu có gì là vô lý, tớ nhớ là đã đọc ở đâu đó 1 cậu bé bị mù nhưng nỗ lục hết sức và sau trở thành 1 basketball player hay runner gì đó ko nhớ rất nổi tiếng. Cậu bé mù này còn successful hơn nhiều nhưng đúng như đại ý của bài văn này, nhiều khi chỉ trg những gì nhỏ nhặt ở CS thôi nhg lại ý nghĩa to lớn đối với bạn.:x :x :x :x
 
Tư tưởng Khổng Lão đều đc phong kiến Trung Hoa cho vào ý thứ hệ của mình. Những người theo Khổng Lão tức là phục vụ phong kiến. Nhưng Khổng Tử thì có vẻ gần gũi, thiết thực với nhân dân hơn nên đc coi trọng hơn.
Nói chung máy cái này cao thâm lắm, mỗi ông có cái lý của mình, nói ra đây chắc đến tết mất./:)
Bây h cứ theo Đoàn ấy, "sống đẹp+sống có ích".:D

Tết cũng chưa đến được đâu em - các ông ấy ở đằng này cơ mà <_<

Và thưa anh Tâm, nói như anh quả thực rất duy tâm, mặc dù bọc bên ngoài một kiểu tư duy duy vật. Thế nào là 'tạo sự thay đổi để vạn vật tốt hơn' đây? Anh cho thế nào là tốt hơn? Anh có hướng đi đến một cái gì cụ thể không? Hay là cứ đi, cứ hy vọng rằng 'đi rồi sẽ đến,' cứ mù mờ rằng có một cái gì đấy tốt đẹp hơn ở phía trước? Cuộc sống thực tuân theo các định luật bảo toàn, không giống như computer games hay lý luận suông, hỏng thì 'Load lại' hoặc 'xét tiếp trường hợp khác vậy.' Nếu anh ngẫm nghĩ lại chắc sẽ thấy cái cần tốt hơn không phải là vạn vật.
 
Cái anh không thích là sự "giả" của bài văn. Thực ra những người viết văn thơ, ca nhạc, hầu hết đều sử dụng cảm xúc không phải là của mình. Có những người đàn ông viết về người phụ nữ kiếp cầm ca chẳng hạn, kiểu kiểu vậy. Thực sự những cảm nhận của Ngọc trong bài viết này không thật, chỉ là vay mượn của người khác, chỉ là do đọc được, xem được, lại của người khác. Những cái mô típ "cái đẹp trong mọi sự nhỏ nhặt của cuộc sống" được nhai đi nhai lại nhiều nhiều lắm lắm rồi. Ngay cả bọn em vào trong HAO xem TSVB thấy những bài tương tự chả thiếu. Rồi cái "sống đẹp là sống vì người khác" thì trong báo HHT chắc phải có độ 1 tỉ bài rồi.

Cái anh muốn nhìn thấy trong một bài văn là cảm xúc thực, suy nghĩ thực của người viết cơ, những thứ có sẵn trong văn thơ thì anh đọc quá nhiều rồi. Nhiều hơn nhiều so với những gì bọn nó có thể đọc, có thể tưởng tượng ra. Anh muốn biết ví dụ như Ngọc nó nghĩ thành công là gì, nó trải qua như thế nào, lúc nào nó cảm thấy thành công. Anh đâu cần biết là nó lúc nào nó nghĩ là người khác cảm thấy thành công như thế nào. Vấn đề ở chỗ là người viết văn quá giả tạo để mà viết những cảm xúc chân thực của mình ra. Nếu mà viết là "mình thành công khi viết bài văn được điểm 9" thì làm sao mà hay bằng "khi thấy mẹ nhọc nhằn nhưng gia đình hạnh phúc, mẹ đã thành công".

Rất đơn giản, ví dụ khác, ta hỏi "em nghĩ thế nào là trưởng thành". Nếu trả lời "là lúc mà em tự kiếm ra tiền nuôi thân"<= câu đó là nói thật. Nếu trả lời là "em thấy cậu học sinh nghèo bán hàng đêm kiếm tiền giúp mẹ mình là trưởng thành" <= đi mượn <= những thứ như thế này thì bịa cả ngày chả hết, cần gì thêm một đứa viết vào. Viết thật nó trông tầm thường và ích kỷ quá, cái người ta sợ là người khác chê mình, sợ người khác không thấy mình lung linh huyền ảo. Nhưng đó là con người thật, cái đó mới là hay, mới là nhân sinh.

Không phải là anh cho là đứa này viết văn kém hay là nó giả tạo, lớp 10 viết vậy là cũng khá rồi. Chưa kể cách giáo dục của mình chỉ dạy mình đi học cách nghĩ của người khác. Đơn thuần là anh không thích những thứ không có thật như vậy.

Quả vậy. Em khi đọc bài văn cũng có cảm giác rất giống anh. Nó không đến nỗi quá trơn tuột hay đến mức để gọi là sáo nhưng sao đọc lên cứ chai lì cảm xúc, kì lạ, như đọc một bài báo thôi, nó không bắt phải suy nghĩ, phải lăn tăn. Đã lâu rồi em chẳng còn rung cảm trước văn kiểu thế này (kiểu Chicken soup for soul, hay bài học cuộc sống đã rất mốt, rất thịnh hành ở VN, cũng do HTT cổ xúy thôi, càng ngày càng thấy bùi thì bành trướng mãi mục đấy ra). Những bài này khi đọc lần đầu thì có thể thấy hay, thấy cảm động nhưng ngay cả trên HTT càng về sau càng có những truyện chẳng ra sao cả, nhạt lắm.
Và lí do là như anh nói thôi. Bài này được 9 điểm, nhưng đọc lên nó không thật. Không phải là tâm huyết hay là đau đấu trong lòng học sinh viết ra, cứ ngẫm mà xem. Kết cấu quen thuộc, ví dụ quen thuộc, quen đến mức thậm chí chưa cần đọc hết đã đoán nốt ra được. Đó là ý tưởng đã được ghi nhận,có gì là "mô phỏng" lại theo những cái đã có rất nhiều. Tóm lại đây vẫn là bài văn ca ngợi "sống đẹp" mà tư tưởng có thể hiểu là mọi thứ đáng yêu đáng trân trọng, kiểu thế này này "... tôi rưng rưng nước mắt khi nhìn cảnh hạnh phúc ấy, va tôi hiểu rằng hạnh phúc đơn sơ giản đị biết bao. Cuộc sống đem lại cho ta nhiều bài học thật quí giá, và trong tim tôi bỗng nở hoa..." :p đấy câu em vừa tự chế,viết cái là ra, cũng có vẻ cùng mạch được đấy chứ, nhưng đúng là nó nhão quá rồi.
Dân mình đúng là không dám thật với lòng, cũng hơi củ chuối. Giống như đi ăn cơm mời thì ăn không hết, ăn ít, nhỏ nhẹ cho nó lịch sự, chủ nhà thì dọn nhiều cho nó hiếu khách, bụng đói, cỗ thừa. Ăn phở sợ ăn hết người ta nhìn mình sao sao đó, mặc dù phải ăn hết mới là biết ăn và văn minh, rồi chuyện tặng hoa các ngày lễ, tặng mấy bó xấu mù, tặng mà như phát chẩn, chỉ vì bọn nó cũng làm thế, đến độ có bạn gái hay thầy cô giáo ôm mấy bó hoa như mấy mớ rau, mặt khó xử thực sự vì bỏ thì thương mà vương thì tội, xã hội lãng phí bao nhiêu chỉ vì người ta không dám thật với nhau. VD lớp em đổi mới tặng bộ mĩ phẩm cho các girl của lớp, chứ chả buồn hoa nữa, mọi người còn vui hơn ấy chứ. Còn nhiều chuyện kiểu thế lắm, nhiều...

Trước học văn em cũng thích đọc các sách phân tích khác nhau chứ không muốn chỉ nghe thầy, và thật sự cũng có lúc thấy ý tưởng giải thích của thày vớ vẩn. Thế nhưng khi làm bài em vẫn phải theo thôi, vẫn ép mình viết những câu mà lòng mình ko phục Cũng chỉ đến thế, nhỉ, chẳng anh hùng gì hơn :) . Ở VN mình ko dám có những bài viết khác khác. Em cũng chẳng làm được như cái truyện em từng đọc "thày có thể giữ lại điểm E của thày, còn em vẫn giữ ước mơ của em", khi mà cậu học sinh làm bài văn về ước mơ của mình và thày thấy nó chẳng thể thành hiện thực. Bài văn đó có vẻ cũng không phải là hay lắm :D nhưng giọng văn nó thực, tả rất háo hức những cái nó muốn và nó nghĩ là nó sẽ phải làm.

Túm lại là bài này có j đó đánh trúng vào tâm lí, trong hoàn cảnh đặc biệt của cô (như lời phê ấy) chứ cũng đâu có gì là thật sự đặc sắc?
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Thành công là gì? Đối với 1 em bé mới học lớp 10, viết được thế này cho một bài tập làm văn là được rồi. Tự dưng quay ra mổ xẻ đánh giá là em ấy viết thế có đúng hay không, có đáng được điểm 9 hay không thì thật là vô lý. Cứ đặt trường hợp mình vào hoàn cảnh viết 1 bài văn chứng minh dân tộc Việt Nam anh hùng, phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang... liệu mọi người có phải lấy các dẫn chứng từ nhiều bài văn thơ khác nhau, rồi áp tình cảm suy nghĩ của mình vào đó để cố mà lái ý của đoạn văn, đọan thơ theo ý của mình không? Giống kiểu cùng 1 đoạn thơ của Tố Hữu "Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí, Bầm quí con, bầm quí anh em", thích thì cũng có thể nói là phụ nữ Việt Nam "đa tình", hoặc là nói phụ nữ VN giàu tình cảm. Nói thế nào chẳng được. Văn mà lại.:)

Cái mà đáng nói ở đây, có lẽ là mọi người chia sẻ suy nghĩ của chính mình trước câu hỏi "thành công là gì" thì hay hơn. Theo mình, thành công là khi mình làm được những điều sau đây:

Do it anyway

(The 10 Paradoxical Commandments by Kent M Keith)


1. People are illogical, unreasonable and self-centred. LOVE THEM ANYWAY.

2. If you do good, people will accuse you of selfish ulterior motives. DO GOOD ANYWAY.

3. If you are successful, you will win false friends and true enemies. SUCCEED ANYWAY.

4. The good you do today will be forgotten tomorrow. DO GOOD ANYWAY.

5. Honesty and frankness make you vulnerable. BE HONEST AND FRANK ANYWAY.

6. The biggest men and women with the biggest ideas can be shot down by the smallest men and women with the smallest minds. THINK BIG ANYWAY.

7. People favour underdogs but follow only top dogs. FIGHT FOR A FEW UNDERDOGS ANYWAY.

8. What you spend years building may be destroyed overnight. BUILD ANYWAY.

9. People really need help but may attack you if you do help them. HELP PEOPLE ANYWAY.

10. Give the world the best you have and you'll get kicked in the teeth. GIVE THE WORLD THE BEST YOU HAVE ANYWAY.
 
Thành công đơn giản là đạt đc mục đích của mình thôi.
Các mục đích dù so với nhau lớn nhỏ thế nào, thì thành công đối với mỗi mục đích đó đều quan trọng như nhau cả, đều là kết quả của ko ít thất bại, ko ít nỗ lực, ko ít cố gắng...Ko có công thì sao mà thành đc.
"Những người thành công ko phải là chưa từng thất bại, mà chỉ là vì họ thất bại nhiều lần hơn thôi".
Cái quan trọng của cuộc sống là phải đặt ra cho mình 1 mục đích lớn, 1 ước mơ lớn, 1 lý tưởng. Và theo đuổi nó, khát khao thành công ở nó, là động lực để cuộc sống này có ý nghĩa hơn.:)
 
Chị Giao ,đề bài ko hỏi về bản chất của sự thành công mà là bài học quý giá trong đời . Thế nên ko thể nói là đề bài áp đặt em ấy nói về sự thành công . Anh Lê Thành Nam nói đúng ý em :D . Đọc mỗi paragraph một câu đầu là biết ngay nội dung chính cả đoạn , đi thi mà đề bài ra thế này ăn gọn điểm :D , ngắn thế này chứ dài bao nhiêu trong 25' cũng làm xong :D . Có nhiều bài thầy cô phân tích , em ko hiểu tác giả người ta có nghĩ ra đến đấy ko , mà nhiều cái suy ra như đúng rồi ý . Em nghĩ em là tác giả mà đọc bài của ng` khác phân tích như thế có mà phát hoảng cả lên . Hơn nữa nhìn một bài phân tích nó có nhiều khía cạnh , nếu mình chọn con đường này rồi thì các ý của mình , theo dòng chảy , nó chỉ có ngần này thôi , ý trên ý dưới thống nhất với nhau . Chọn theo huớng khác thì ý khác . Thầy cô được cái đọc nhiều :D biết nhiều hướng nhiều ý, hướng nào cũng bắt học sinh làm theo , một bài phân tích hổ lốn của ông này một ít nhận định của bà kia một ít , thành ra , nhiều khi viết một bài , để đủ ý của cô , phải cố làm sao nhét được ý này ý này vào , mà làm hỏng đi cái thống nhất của bài mình, chẳng ra đâu vào đâu cả . Hồi tr'c em thik văn lắm , cái hồi mà đọc Không gia đình , rồi Côi cút giữa dòng đời , kể cả truyện Lão Hạc , em đọc từ hồi bé lắm , đọc truyện say mê . Bây h em sợ lắm rồi . Em ko hiểu em sẽ phải dành bao nhiêu ngày mới học xong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc .Em nói ở chỗ khác rồi , qua đây nói lại :D .Học sinh thik thì nó sẽ tự nhớ , chả ai bắt học thuộc .Học thuộc thì chỉ cần giở sách ra là đ.c ,cần j` phải tốn thời gian .Thời gian đấy để suy nghĩ , tư duy hoặc phân tích bài đấy , cái mà trong sách ko có có phải hữu ích hơn ko. Cứ phải chạy theo thành tích .Bộ giáo dục Việt Nam tham và ôm đồm quá, cái j` cũng muốn , làm sao chúng em chạy theo được ? Giá như những bài khó như văn tế hay các bài cổ cổ chỉ có một vài bài để chúng em biết thế nào là văn học thời đấy, còn về tự tìm hiểu , hoặc được quyền chọn , ai thik ai đam mê thì theo , ai ko thik thì thôi , vì văn mà, một khi đã ko thik , đã ko giỏi , thì sau này có học cả đời cũng chỉ là câu chữ của người khác của thầy cô của sách vở, chả bao h là của mình đ.c cả . Mỗi người thik và giỏi một khía cạnh . Ai bắt ép được ai . Thời gian học thuộc đấy làm việc mình thik hay việc mình giỏi hơn , thì sẽ hiệu quả + thực tế hơn rất nhiều. Việc j` phải khổ bắt ép mình làm một việc mà sau này mình biết chắc là sẽ chả có ích j` cho mình cả . Chạy theo những giá trị đặt ra vớ vẩn , cuối cùng thì đ.c cái j` ?Em ko hiểu học lớp văn , là j` giá trị nhân văn , hay yêu thương con người , mà một lớp văn nọ ở một trường nào đó ,cả một lớp , đóng tiền ủng hộ bão Xangsane được 50 000 đồng , mua đ.c 2 hộp mì chắc hết .Nực cười . Ừ thì ng` ta có lòng , ng` ta thik nộp bao nhiêu thì nộp , nhưng ngẫm đi nghĩ lại thì lại thấy chạnh lòng . Bỏ tiền một cốc chè , hay bớt ít tiền đi chơi làm điệu đt di động ra để làm việc có ích , dù sao cùng một dân tộc , lại là lớp văn , mà đối xử với nhau như thế . Thôi lại lạc đề . : ) . Tóm lại nếu sau này lớn lên về VN , nếu em có thể hay có đk , em sẽ thay đổi nhiều thứ .
 
@Linh: anh nghĩ là "mục tiêu" là một phần quan trọng của Thành Công chứ. Dường như định nghĩa thành công của em có 2 phần là hành động "hoàn thành" và danh từ "mục tiêu". Chắc là một kiểu nói khác của việc phân tách "thành công" thành "hoàn thành" và "công việc". Ví dụ như chọn một mục tiêu thật dễ thì thành công cũng thật dễ, nhưng mà đó có lẽ không phải là thành công thực sự.

Ví dụ như bản thân anh thì mục tiêu "một gia đình êm ấm hạnh phúc" thì lại hoàn toàn không dễ bởi vì anh là loại con trai tham vọng, lúc nào cũng coi trọng công việc hơn hết, thường được miêu tả bằng cụm từ "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng". Anh có lẽ là loại bố mà chỉ nói chuyện với con của mình 2 tiếng một ngày trong các bữa ăn, loại chồng mà suốt ngày bị vợ than phiền là tít mít chả thấy ở nhà bao giờ. Thế nên việc đạt tới "mục tiêu" đó đối với anh có lẽ sẽ là một thành công lớn của đời anh. Nhưng giả sử anh đặt mục tiêu là phải biết đọc biết viết thì dù anh có tự coi mình là thành công chăng nữa thì cũng khó có ai đồng ý. Anh nghĩ là có một mục tiêu tốt cũng là một phần rất quan trọng của thành công.

@Tuấn Anh: anh đâu có cần một vỏ bọc duy vật. Bản chất của cơ sở cho niềm tin của anh là do hệ thống bằng chứng của sự phát triển trong lịch sử. Một niềm tin dù là gì đi chăng nữa nhưng có bằng chứng hỗ trợ một cách vững vàng là được, dù em có đặt tên cho nó là duy vật hay duy tâm cũng được. Trên thực tế, cái cốt lõi của triết lý anh dùng cũng được Adam Smith đưa vào trong lý thuyết về kinh tế (the Invisible Hand), một trong những lý thuyết mà tạo nền móng cho chủ nghĩa tư bản, về sau Karl Marx cũng hòa nó vào trong hệ thống triết của mình, hệ thống này làm cơ sở cho trường phái chủ nghĩa xã hội. Em chụp cho cái triết lý anh nói 2 chữ "duy tâm" e rằng cũng không có cơ sở để đứng vững lắm.

Triết lý mà hướng dẫn cuộc sống của anh bị ảnh hưởng lớn bởi triết lý về hướng đi của cuộc sống của Aristotle, trường phái pragmatism và communism. Em bỏ công ra tìm hiểu 3 cái đó một chút thì sẽ tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trong bài của em.


Phạm Vũ Lộc đã viết:
Cái quan trọng của cuộc sống là phải đặt ra cho mình 1 mục đích lớn, 1 ước mơ lớn, 1 lý tưởng. Và theo đuổi nó, khát khao thành công ở nó, là động lực để cuộc sống này có ý nghĩa hơn.
Anh nghĩ đây là một suy nghĩ rất trưởng thành. Anh cũng là loại có "1 mục đích lớn".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Trang: Chị đâu có nói về đề bài cô giáo ra đâu. Chị nói chủ đề của topic này là mọi người muốn bàn về cái gì kìa? Nếu định bàn về nội dung bài viết, trình độ văn của em gái kia thì chị thấy vô lý và vô nghĩa. Nếu là bàn về vấn đề bức xúc trong giảng dạy văn của VN thì có lẽ không phù hợp lắm? Thà là nhân cơ hội đọc được bài viết của em nó, luận về thành công, mình cũng thử luận xem sao, thế có hay hơn không? Hoặc là nếu thích lan man hơn (như em viết ở trên chẳng hạn) mình bàn về vấn đề "thế nào thì được gọi là một tác phẩm văn học thành công" đi. Chị nghĩ như vậy còn có ý nghĩa hơn nhiều.:)
 
@ bà Dô: à cái này cháu cũng thấy :) nhưng cái này thì đi hơi xa ^^

@ anh Tâm: ko em ko chia rẽ cái gì cả, đấy là suy nghĩ của bạn em và em thấy nó ko sai. Rõ ràng thành công là khi 1 mục tiêu của mình thành hiện thực, với ai cũng thế, bất cứ trường hợp nào cũng như thế. Tôi cố để phá đảo 1 trò chơi nào đó chẳng hạn, nếu là đc là tôi thành công. Thành công trong việc chơi trò đó. Có n~ ng` đặt cho mình n~ mục tiêu nhỏ và dễ thực hiện, với mình nó chả là gì, nhưng vs ng` ta đó là thành công.
1 người ước mơ làm giám đốc 1 công ty phần mềm lớn chẳng hạn. Có ng` sẽ coi đó là 1 ng` có chí hướng, ng` khác cho là tham vọng :D
Em chỉ giải thik đơn giản từ thành công thôi :D
 
. Nền giáo dục VN hiện nay chưa khuyến khích sự sáng tạo. Các thầy cô lúc nào cũng phải đi theo những khung chương trình sắp xếp rất cụ thể, cụ thể đến mức bóp chết sáng tạo. Chúng ta hãy quên đi bài văn có hay hay ko mà hãy nghĩ đến ý nghĩa của sự việc này. Nó sẽ mở ra 1 phong trào giáo viên ra đề mở, học trò viết những cảm xúc thật của mình. Điều đấy chẳng tốt quá hay sao?

Ai nói với anh rằng GD VN chưa - khuyến - khích - sáng - tạo??? Anh thử đưa dẫn chứng để xác thực cho lời mình nói xem nào?

Những bài viết như of em Ngọc là khá, nhưng chỉ thick hợp cho lối ra đề "mở", còn đối với đề truyền thống, ta vẫn fải theo 1 "barem" như cũ. H/s lúc nào cũng kêu ca văn chương cứng nhắc, rập khuôn, theo chuẩn, làm mất duy ý và cảm xúc của ng viết. Nhưng thử hỏi, nếu trong 1 cuộc thi, cho làm theo cảm xúc và chấm cũng theo cảm xúc nốt. Rút cuộc ng này cãi ng kia, thì liệu nửa năm đã chấm xong 1 bài văn chưa ( có phải gv nào cũng để trình độ để thẩm thấu và chấm thật sáng suốt đâu?!).

Cũng cần lưu ý, đây là 1 hs trường chuyên, môi trường học là chuyên, gv chuyên nốt. Ko fải trong bất cứ môi trường nào cũng làm như thế đc.:) Làm kiểu này 5 ăn 5 thua. Ko thể từ 1 hiện tượng rồi lôi ra ca ngợi, đòi phổ cập cho toàn ngành đc.:)

@ Trang: ko nên đưa bài viết of Phi Thanh để so sánh sự "kinh điển" ở đây. Bài của Thanh chỉ là sự bạo biện cho hành động học tủ của mình. Ngay từ đầu Thanh đã sai. Do vậy, đừng đưa trò trẻ con ấy để làm cán cân so sánh ở đây.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có mỗi bài văn của 1 em mà sao mọi người có vẻ cãi nhau kinh thế nhỉ, loạn hết cả lên. Em thì chẳng biết chuyên Văn viết văn hay thế nào chứ ngày xưa kiểm tra 1 tiết em chép văn mẫu đã thấy hay lắm rồi mà nộp bài cứ toàn 4 với 5 :( :D Cá nhân em đọc bài viết này của em Ngọc thì thấy hay.
Ở trên mọi người cứ bảo là với chuyên Văn thì những đề như thế này làm nhiều rồi hay là em này học chuyên Văn mà viết như thế là bình thường, có cái quái gì đâu mà báo chí đưa rầm rộ thế. Nhưng theo em vấn đề ở đây là cả VN chẳng có được mấy lớp gọi là chuyên Văn theo đúng nghĩa cả, giảng dạy Văn học trong trường cấp III nói chung thì thầy cô giáo vẫn ra những đề có sẵn. Mục đích báo chí đưa bài viết này lên là để tuyên dương những kiểu ra đề như vậy và những trao đổi thẳng thắn giữa giáo viên - học sinh, như thế là tốt chứ có gì là sai đâu.
Đối với em thì "thành công" là khi em đạt được một mục tiêu, mục đích nào đó và điều đó thúc đẩy em làm những việc tốt hơn. Ví dụ 1 học sinh hay bị điểm 1 muốn vươn lên, thì việc đạt được điểm 5 có thể gọi là 1 thành công đối với họ rồi đấy chứ, hay cứ phải đạt điểm 10 mới là thành công ?
 
--Thấy mọi người bàn cãi hơi lộn xộn 1 tí nên em k0 có ý chen ngang /:) , chỉ xin phát biểu tí cảm nghĩ khi đọc xong bài văn này thôi. Em nghĩ là bài văn này kết cấu ổn mà nội dung cũng hay.

--Kết cấu ổn ở chỗ có mở bài nêu 1 ý chính, có kết bài kết luận ý chính, toàn bộ các đoạn còn lại ở giữa chỉ là ví dụ minh họa. 1 số bạn và anh chị đang học ở nước ngoài sẽ thấy hơi chướng mắt khi đọc bài này vì mình đã quen với kiểu viết luận là:

mở bài nêu ý chính
thân bài: 2 đoạn trở lên, mỗi đoạn 1 ý nhỏ (phân tích và ví dụ)
kết luận ý chính.

Tóm lại là nếu coi bài văn này là 1 đoạn với 1 ý thì sẽ dễ nhìn hơn. :D

--Nói nội dung "cũng hay" chứ chưa "hay" 100% chẳng qua là do đánh giá của mỗi người về khái niệm "thành công". Có người cho rằng nó hay vì đưa ra "bài học cuộc sống", có người cho rằng nó chưa hay vì "giọng văn giả dối". Nhiều người nghĩ rằng "thành công" là phải thắng, phải có vật chất, cái đó đúng. Nhưng người viết thì lại đưa ra 1 cách nhìn khác: "thành công" đôi khi là niềm an ủi động viên sau 1 quá trình cố gắng (có thể là k0 có tiền :D). Nội dung giả dối hay k0 thì tùy mỗi người 1 quan điểm, nhưng hãy nhớ rằng ngay cả Nguyễn Du phải đọc 1 tác phẩm loại xoàng của Trung Quốc mới có cảm hứng viết "Truyện Kiều" đó. Mỗi người 1 quan điểm nên tranh luận cũng là điều bình thường thôi.

--Kết cấu ổn, nội dung cũng hay nhưng lại được báo chí đưa rầm rộ chẳng qua bởi vì môn Văn ở nước mình đã thành 1 môn "học thuộc lòng" rồi, thỉnh thoảng có vài người sáng tạo 1 tí thì mới thành hiện tượng lạ bởi vì phần lớn chỉ chép bài mẫu.[-x

--@mọi người: em có 1 câu hỏi là khái niệm "học thuộc lòng" ở nhà mình từ đâu mà ra thế? :-? Em thấy là nếu học thuộc lòng thì kiến thức chả vào đầu tí nào cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên