Một em gái luận về sự thành công.

Võ Minh Thắng
(Võ Minh Thắng)

New Member
Trong blog của một người bạn, mình đọc được bài văn của một em gái luận về sự thành công.


Bản chất của thành công *
(© Hà Minh Ngọc - Lớp Văn 06-09)


Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của sự thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm, cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ…

Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp nấu những món ăn mà mẹ thích nhân ngày 8 – 3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ có màu đỏ sậm lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con có thể không thành công trên "chiến trường" bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ "đóa hồng" của tình yêu. Một hạnh phúc ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Thành công còn là câu chuyện về một cậu bé dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi một ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao sĩ tử buồn rầu khi biết mình trở thành "tử sĩ." Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nguyện vọng một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thực ra không phải là thất bại, chỉ là thành-công-bị-trì-hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nguyện vọng hai, nguyện vọng ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình, đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.

Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi vì ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình yêu nào thiêng liêng hơn thế?

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến công của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày ông tốt nghiệp khóa-học-của-một-người-cha.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái nhiều thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: "Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn." Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành một tỉ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu cả tâm hồn. Khi đó, bạn thực sự thành công.

Cũng có khi bạn mơ ước thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovic – ông chủ của một đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho "đội bóng" của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovic không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mỗi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế.

Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi." Còn đối với tôi, thành công là khi có ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy ngẫm của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công!



Ngày 6 tháng 9 năm 2006
_________________________
(*): Bài văn này được 9 điểm. Đề bài: "Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em".


Đó là một bài văn hay, giàu cảm xúc nhưng hình như hơi thiếu thuyết phục. Thành công mang hơi hướng một cái gì đó AQ, theo kiểu thắng lợi tinh thần.
Ý kiến của các bạn về bài văn này nói riêng và thành công nói chung như thế nào? MOng nhận được phản hồi.

P/S: MÌnh không thể nào kéo được bài văn ấy ra và post vào đây cho các bạn tiện theo dõi và tranh luận. Nếu mod nào hoặc bạn nào biết cách có thể giúp mình thì hay quá. Thanks!!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cũng không phải là AQ chút nào cả. "Thành công" có lẽ vốn là một khái niệm được định nghĩa dựa trên "mục đích". Và có lẽ một người không có mục đích là một người không thể có thành công. Khi mà mục đích của một người là gia đình thì việc chăm sóc tốt cho gia đình là một sự thành công. Tương tự cho những việc khác.
 
viết essay thế này thì bỏ xừ :D kết cấu theo kiểu phang và chặt chứ cũng chẳng được như là ... sandwich nữa :p ý tưởng không có gì mới. nhưng dũng cảm, dám nộp một bài như thế này :D

nghĩ lại điểm văn ở nhà khó thật. được 7 điểm đã là cao, trong khi viết văn bằng tiếng Anh dưới 85 là thấp (nói chung chỉ cần có kinh nghiệm một chút thì điểm văn bằng tiếng Anh không bao giờ dưới 90). ở nhà chấm điểm kiểu đủ ý ăn tiền, đâm ra văn thành môn học thuộc lòng. lập luận của người viết dù yếu lại cũng vẫn điểm cao. ý tưởng mới lạ không có tác dụng gì hết. duyên.
 
đây ko phải là essay , cũng ko rõ nên gọi là thể loại văn gì , tất nhiên ý tưởng ko có gì mới lạ , có thể đọc cái này thường xuyên ở các tủ sách:" sống đẹp " đã từng rất mốt ở VN .
Tuy nhiên , với một đề văn thế này ,và không yêu cầu phải có một kết cấu chặt chẽ như essay kiểu Mỹ , thì viết được đến thế là đạt rồi , nhất là em này còn nhỏ tuổi .
 
Hoá ra là em ấy học Ams? Có sáng tạo đấy chứ?

Lời phê của giáo viên:
Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất! Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công.
Điểm 9 (ghi chú thêm 9+)


Học trò hay mà giáo viên cũng tình cảm nhỉ :)
 
Bạn này học Sư phạm ạ.
Các anh chị có thể vào đây tìm hiểu thêm.
http://www22.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2006/10/148550.vip
http://www22.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2006/10/148765.vip
Em nghĩ bài văn này xứng đáng được mọi người ca ngợi như nó đang được.Có thể vẫn có nhiều bài văn kiểu ''đếm ý ăn tiền''(nguyên văn lời 1 thầy giáo), cũng có thể giọng văn này ko mới nhưng trong 1 h kiểm tra có thể viết được như thế này, có thẻ sắp xếp ý 1 cách tự nhiên như thế này thì ko thể nào phủ nhận được tình cảm mà bạn ấy dành cho Văn.Học cái j` thì cũng p có đam mê đã(chứ hs Vn bây h rất ghét học Văn mà:D)
 
Thành công trong cuộc sống là khẳng định được mình và sống có ích cho xã hội
 
Cái anh không thích là sự "giả" của bài văn. Thực ra những người viết văn thơ, ca nhạc, hầu hết đều sử dụng cảm xúc không phải là của mình. Có những người đàn ông viết về người phụ nữ kiếp cầm ca chẳng hạn, kiểu kiểu vậy. Thực sự những cảm nhận của Ngọc trong bài viết này không thật, chỉ là vay mượn của người khác, chỉ là do đọc được, xem được, lại của người khác. Những cái mô típ "cái đẹp trong mọi sự nhỏ nhặt của cuộc sống" được nhai đi nhai lại nhiều nhiều lắm lắm rồi. Ngay cả bọn em vào trong HAO xem TSVB thấy những bài tương tự chả thiếu. Rồi cái "sống đẹp là sống vì người khác" thì trong báo HHT chắc phải có độ 1 tỉ bài rồi.

Cái anh muốn nhìn thấy trong một bài văn là cảm xúc thực, suy nghĩ thực của người viết cơ, những thứ có sẵn trong văn thơ thì anh đọc quá nhiều rồi. Nhiều hơn nhiều so với những gì bọn nó có thể đọc, có thể tưởng tượng ra. Anh muốn biết ví dụ như Ngọc nó nghĩ thành công là gì, nó trải qua như thế nào, lúc nào nó cảm thấy thành công. Anh đâu cần biết là nó lúc nào nó nghĩ là người khác cảm thấy thành công như thế nào. Vấn đề ở chỗ là người viết văn quá giả tạo để mà viết những cảm xúc chân thực của mình ra. Nếu mà viết là "mình thành công khi viết bài văn được điểm 9" thì làm sao mà hay bằng "khi thấy mẹ nhọc nhằn nhưng gia đình hạnh phúc, mẹ đã thành công".

Rất đơn giản, ví dụ khác, ta hỏi "em nghĩ thế nào là trưởng thành". Nếu trả lời "là lúc mà em tự kiếm ra tiền nuôi thân"<= câu đó là nói thật. Nếu trả lời là "em thấy cậu học sinh nghèo bán hàng đêm kiếm tiền giúp mẹ mình là trưởng thành" <= đi mượn <= những thứ như thế này thì bịa cả ngày chả hết, cần gì thêm một đứa viết vào. Viết thật nó trông tầm thường và ích kỷ quá, cái người ta sợ là người khác chê mình, sợ người khác không thấy mình lung linh huyền ảo. Nhưng đó là con người thật, cái đó mới là hay, mới là nhân sinh.

Không phải là anh cho là đứa này viết văn kém hay là nó giả tạo, lớp 10 viết vậy là cũng khá rồi. Chưa kể cách giáo dục của mình chỉ dạy mình đi học cách nghĩ của người khác. Đơn thuần là anh không thích những thứ không có thật như vậy.
 
Vậy bản chất của thành công là gì? nêú chỉ đưa ra những dẫn chứng để nói về bản chất của thành công thì không hề khó, nhưng ko thấy bạn đó có 1 cái nhìn khái quát lại, bạn đưa ra các ý để phục vụ cho đề bài của bạn bàn về :" Bản chất của thành công?" nhưng kết thúc bạn chỉ nói " Còn đối với tôi, thành công là khi có ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy ngẫm của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công!"

Vậy bản chất của thành công là gì?? Về mặt cảm xúc tôi ko có ý kiến gì về bài văn này, nhưng xét về sắp đặt, diễn đạt các ý và cần 1 cái nhìn tổng thể hay 1 câu để khái quát thì tôi nghĩ bài văn này chưa được
 
Vậy bản chất của thành công là gì? nêú chỉ đưa ra những dẫn chứng để nói về bản chất của thành công thì không hề khó, nhưng ko thấy bạn đó có 1 cái nhìn khái quát lại, bạn đưa ra các ý để phục vụ cho đề bài của bạn bàn về :" Bản chất của thành công?" nhưng kết thúc bạn chỉ nói " Còn đối với tôi, thành công là khi có ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy ngẫm của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công!"

Vậy bản chất của thành công là gì?? Về mặt cảm xúc tôi ko có ý kiến gì về bài văn này, nhưng xét về sắp đặt, diễn đạt các ý và cần 1 cái nhìn tổng thể hay 1 câu để khái quát thì tôi nghĩ bài văn này chưa được


Anh nên đọc lại ở dantri.com.vn:
Trong giờ trả bài cách đây 2 tuần, cô Thảo còn nhận xét, nếu bài này được sửa đi một chút thì xứng đáng đưa vào tuyển tập “Những bài học cuộc sống”.


Theo em thì thành công là ta làm được một việc nhỏ nhưng mang lại thật nhiều ý nghĩa to lớn và được mọi người ủng hộ
 
to KiênTrung: anh ko biết cô giáo của bạn này là ai, cô nhận xét thế nào đấy là theo quan điểm của cô. Chúng ta cũng nên tạm quên tuổi của cô bé đi, quên đi cảm xúc mà bài văn mang lại, nhìn nhận mổ xẻ 1 cách nghiêm túc về bản chất của thành công, đây ko phải là 1 câu hỏi khá hay sao :D
Vậy đọc xong bài văn, em rút ra bản chất của thành công là: làm 1 việc nhỏ nhưng mang thật nhiều ý nghĩa to lớn và được mọi người ủng hộ. Vậy cứ làm những việc nhỏ nhỏ thôi nhưng nó nhiều tình cảm, và nó là việc tốt có nghĩa là em đã thành công ? anh xin lỗi khi vặn vẹo em 1 cách chi ly như thế, cũng giống như khi ta đi tìm câu hỏi: "hạnh phúc là gì?" có lẽ không phải ai cũng tìm được câu trả lời thoả mãn chính mình. chắc bây giờ anh sẽ nghĩ xem: "bản chất của thành công là gì?" hoạ chăng nó có gần vơí câu hỏi" hạnh phúc là gì?"
Cái anh muốn nói ở đây: nêú đặt bài văn nay dươí con mắt của một người vô cảm thì có lẽ ko được 9d, bởi vì nó vẫn chưa trả lời cho câu hỏi :"bản chất của thành công là gì" những dẫn chứng bài văn đưa ra có thể hướng chúng ta hiểu theo cách hiểu,theo cảm xúc của tác giả nhưng nếu 1 người có cách nhìn nhận vấn đề khác thì có lẽ đó ko phải là bản chất của thành công.
-----
Nêú chỉ hiểu thành công ở mức làm 1 việc nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa, anh không nghĩ đây là 1 ý hay, anh thâý nó hơi nhỏ bé.
 
Đồng ý với anh Đinh Trọng Thành Trung: thành công là khi ta có một mục đích (mục tiêu để phấn đấu) và khi đạt được mục đích đó rồi thì được gọi là thành công. Mục đích lớn hay nhỏ tùy vào quan niệm mỗi người, miễn là họ làm được nghĩa là họ đã thành công.

Bàn về bài văn của em Hà Minh Ngọc:

Hầu hết các dẫn chứng em Ngọc đưa ra đều dùng suy nghĩ của người ngoài cuộc áp đặt và cho rằng đó là thành công. Không thể gọi đó là thành công khi mục đích của người trong cuộc đặt ra chưa thực hiện được và bản thân người trong cuộc chắc gì đã hài lòng với kết quả cuối cùng.

Ví dụ nhé: dẫn chứng thứ nhất em đưa ra nói về hai bố con vào bếp nấu ăn và cho dù món ăn không ngon nhưng người vợ vẫn mỉm cười và em kết luận đó là thành công. Vậy mục đích vào bếp của người chồng là gì? Nếu mục đích vào bếp là để người vợ hài lòng về tài nấu ăn của chồng và nếu người chồng làm được như vậy thì chắc chắn đó là sự thành công. Còn những thứ khác như người vợ cảm động, hoặc mỉm cười, hoặc động viên an ủi lại thuộc phạm trù khác, không nên áp đặt nó là thành công trong hoàn cảnh này.

Dẫn chứng thứ hai về cậu bé dị tật mơ ước thành cầu thủ bóng đá. Cậu bé đó vẫn chưa thực hiện được mơ ước nghĩa là cậu ý chưa thành công. Còn thành công vì đã theo đuổi ước mơ đấy là do con mắt của người ngoài nhìn nhận và gán vào.

Mấy dẫn chứng tiếp theo em Ngọc vẫn bị sa vào sự đánh giá chủ quan như thế. Thành công chỉ thực sự là thành công khi người trong cuộc tự thừa nhận điều đó như dẫn chứng về người phụ nữ không theo đuổi sự nghiệp để dành thời gian chăm sóc gia đình.

Chính vì em Ngọc để cảm xúc chi phối nhiều quá nên em bị lẫn lộn khái niệm. Không lẽ thành công của mỗi người là phải nghe ngóng xem người ngoài có gọi đó là thành công hay không sao? Nếu tôi không đạt được mục tiêu đề ra nhưng bạn tôi cảm thấy như thế là thành công rồi thế là tôi cũng tự an ủi mình: không sao đâu, bạn mình thấy như thế là thành công rồi đấy!

Chắc là chỉ trong văn chương mới chấp nhận kiểu suy nghĩ như vậy nên cô giáo em Ngọc mới cho em 9 điểm. Trong kinh doanh mà quan niệm thành công như thế thì chuẩn bị dọn đồ đạc là vừa. Đặt mục tiêu tăng doanh thu 10% nhưng không thực hiện được, không lẽ chờ sếp khen mình đã thành công vì nỗ lực hết sức tuy chẳng bán được thêm hàng???

Phải thực tế một chút, các bác nhỉ ;)
 
Không biết em í có thích mọi người mổ bài của em í ko nhỉ? Em í nộp bài, cô chấm cho điểm như thế, em í nghĩ thế hay ko thì cũng kệ chứ. Hay vấn đề lại là bài này có xứng đáng đc 9 ko? <lols>Nếu mọi người muốn bàn về chuyện này thì có lẽ cũng ko nên lôi bài của em í ra để mà phản bác, mà hãy nói về suy nghĩ của riêng mình thôi. Em í viết bài để nộp chứ có phải vứt lên trên này cho mọi người bình luận đâu.
@em Trung: việc cô giáo em í nhận xét thế này chị nghĩ ko chi phối đc suy nghĩ của mọi người ở đây em ạ.
Theo ý của mình nhé: thành công là khi đề ra đc mục tiêu nào đó và hoàn thành nó, nhưng ko bị cái mục tiêu đó chi phối mình quá nhiều. Ví dụ như em muốn đi du học, nếu đc đi + ko đến mức vì phấn đấu đi du học mà đánh mất nhiều thứ khác<sức khỏe, bạn bè,...> thì đó là thành công với em.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ồ vậy thì theo các anh chị thì bạn ấy chỉ làm bài văn với mục đích là kiếm điểm cao phải không ạ, em cũng nghĩ như vậy :D. Đối với bài của bạn đó thì theo em chưa đủ cái gọi là "sáng tạo" thì còn phải suy nghĩ. Mà bài văn của bạn ấy theo em cũng chưa chắc đã được đăng lên báo bởi những dẫn chứng của bạn ấy toàn là đi đ... . Một bài văn được coi là hay thì người viết phải thổi được "hồn" vào tác phẩm. Hồn ở đây là các phép tu từ. Làm văn khác với làm báo là nó có một dàn ý chung thì bạn ấy làm được bài mà cần dàn ý thì cũng không được ghê cho lắm :D. Mà bạn ấy học chuyên văn thì bạn ấy làm được như thế cũng không có gì là đặc biệt cả :)) chỉ tại mấy cái ông thông tấn xã con vịt cạc ở trên net cứ làm rùng beng cả lên :)) :)). Cuối cùng thì thành công của bạn ấy là đã "bắt" cô giáo phải cho được một điểm cao vào trong bài của mình. Theo chủ quan của em thì điểm 9+ văn vẫn...có là gì đâu đối với dân xã hôi. Nếu là dân tự nhiên mà văn cao thì hẵng post lên mạng, chừng 9.5>10 là được :)) 8-} Thế người ta mới có câu: "nhà văn, nhà báo, nhà giáo nhà nghèo" :)) :)) :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đồng ý với anh Đinh Trọng Thành Trung: thành công là khi ta có một mục đích (mục tiêu để phấn đấu) và khi đạt được mục đích đó rồi thì được gọi là thành công. Mục đích lớn hay nhỏ tùy vào quan niệm mỗi người, miễn là họ làm được nghĩa là họ đã thành công.

Bàn về bài văn của em Hà Minh Ngọc:

Hầu hết các dẫn chứng em Ngọc đưa ra đều dùng suy nghĩ của người ngoài cuộc áp đặt và cho rằng đó là thành công. Không thể gọi đó là thành công khi mục đích của người trong cuộc đặt ra chưa thực hiện được và bản thân người trong cuộc chắc gì đã hài lòng với kết quả cuối cùng.

Ví dụ nhé: dẫn chứng thứ nhất em đưa ra nói về hai bố con vào bếp nấu ăn và cho dù món ăn không ngon nhưng người vợ vẫn mỉm cười và em kết luận đó là thành công. Vậy mục đích vào bếp của người chồng là gì? Nếu mục đích vào bếp là để người vợ hài lòng về tài nấu ăn của chồng và nếu người chồng làm được như vậy thì chắc chắn đó là sự thành công. Còn những thứ khác như người vợ cảm động, hoặc mỉm cười, hoặc động viên an ủi lại thuộc phạm trù khác, không nên áp đặt nó là thành công trong hoàn cảnh này.

Dẫn chứng thứ hai về cậu bé dị tật mơ ước thành cầu thủ bóng đá. Cậu bé đó vẫn chưa thực hiện được mơ ước nghĩa là cậu ý chưa thành công. Còn thành công vì đã theo đuổi ước mơ đấy là do con mắt của người ngoài nhìn nhận và gán vào.

Mấy dẫn chứng tiếp theo em Ngọc vẫn bị sa vào sự đánh giá chủ quan như thế. Thành công chỉ thực sự là thành công khi người trong cuộc tự thừa nhận điều đó như dẫn chứng về người phụ nữ không theo đuổi sự nghiệp để dành thời gian chăm sóc gia đình.

Chính vì em Ngọc để cảm xúc chi phối nhiều quá nên em bị lẫn lộn khái niệm. Không lẽ thành công của mỗi người là phải nghe ngóng xem người ngoài có gọi đó là thành công hay không sao? Nếu tôi không đạt được mục tiêu đề ra nhưng bạn tôi cảm thấy như thế là thành công rồi thế là tôi cũng tự an ủi mình: không sao đâu, bạn mình thấy như thế là thành công rồi đấy!

Chắc là chỉ trong văn chương mới chấp nhận kiểu suy nghĩ như vậy nên cô giáo em Ngọc mới cho em 9 điểm. Trong kinh doanh mà quan niệm thành công như thế thì chuẩn bị dọn đồ đạc là vừa. Đặt mục tiêu tăng doanh thu 10% nhưng không thực hiện được, không lẽ chờ sếp khen mình đã thành công vì nỗ lực hết sức tuy chẳng bán được thêm hàng???

Phải thực tế một chút, các bác nhỉ ;)

Em thấy chính chị mới bị cảm xúc chi phối nhiều quá nên bị lẫn lộn khái niệm.

Em Ngọc viết bài này thể hiện quan điểm của mình về sự thành công, những dẫn chứng em ấy đưa ra cần phải lồng ý kiến chủ quan của em vào.
Ví dụ ở câu chuyện hai bố con vào nấu bếp chẳng hạn, em nghĩ ý Ngọc muốn nói rằng: nhiều người nghĩ là hai bố con đã thất bại nhưng trong quan niệm của tôi , tôi vẫn đánh giá là họ thành công.

Các ý kiến chủ quan ở đây là không thể tránh được và không thể thiếu khi tác giả muốn trình bày quan điểm cá nhân của mình.

Bài này theo em, Ngọc đã đưa ra một loạt câu chuyện để chứng minh cho quan điểm : thành công không chỉ là đạt được mục đích nhưng còn nên được đánh giá qua động cơ, nỗ lực, tình cảm ..... (opposite to Mr Trung 's view:) ).

Một số câu chuyện là thuyết phục:
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp nấu những món ăn mà mẹ thích nhân ngày 8 – 3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ có màu đỏ sậm lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con có thể không thành công trên "chiến trường" bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ "đóa hồng" của tình yêu. Một hạnh phúc ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.

Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến công của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày ông tốt nghiệp khóa-học-của-một-người-cha.


Một số chưa thuyết phục , và thiếu rõ ràng:

Thành công còn là câu chuyện về một cậu bé dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi một ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?

Cậu bé này không thể coi là thành công . Dị tật không bao giờ đi lại bình thường được mà theo đuổi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá là lầm lạc . Bỏ nỗ lực theo đuổi một ước mơ như thế kô thể gọi là thành công. Cậu bé đã thất bại để tìm hướng đi cho cuộc đời mình.

Sau mỗi mùa thi đại học, có bao sĩ tử buồn rầu khi biết mình trở thành "tử sĩ." Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi nguyện vọng một lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thực ra không phải là thất bại, chỉ là thành-công-bị-trì-hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với nguyện vọng hai, nguyện vọng ba. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình, đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.
Cái câu: "cuộc sống vẫn chào đón họ với nguyện vọng hai, nguyện vọng ba" đã giết chết câu chuyện này.

Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái nhiều thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: "Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn." Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.

Cũ. Tại sao phụ nữ không thể thành công trên cả hai mặt trận? Hay bố và hai con đã thất bại để giúp mẹ làm điều đó?
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành một tỉ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu cả tâm hồn. Khi đó, bạn thực sự thành công.
Thiếu nhất quán, duy ý chí, khó hiểu.

Anyway, bài này dù sao cũng thể hiện là em ấy có suy ngẫm, trăn trở và là một người tốt.

@ Hoai Anh: Bạn nói đúng.
Nhưng dù sao thì nếu thông qua bài văn này mọi người có thể bàn luận và học hỏi một cái gì đó có ích và biết thêm một quan điểm về sự thành công thì cũng tốt chứ sao.
Những ý kiến mang tính xây dựng , thảo luận chứ không phải bới móc. Mình nghĩ Ngọc cũng sẽ vui khi thấy mọi người có những suy ngẫm về bài văn của em ấy.
 
Em thấy chính chị mới bị cảm xúc chi phối nhiều quá nên bị lẫn lộn khái niệm.

Em Ngọc viết bài này thể hiện quan điểm của mình về sự thành công, những dẫn chứng em ấy đưa ra cần phải lồng ý kiến chủ quan của em vào.

Cảm xúc ở chỗ nào nhỉ?

Tất cả những người thảo luận ở đây đều nói lên "quan điểm của mình", em Ngọc dĩ nhiên khi làm văn cũng nói lên quan điểm của em ý. Vấn đề là tớ thấy quan điểm của em Ngọc có nhiều chỗ chưa logic và tớ đã nêu ra rồi. Còn quan điểm của tớ về thành công thì tớ đã nêu ra ở ngay những dòng đầu tiên.

Em Ngọc nghĩ thế hay không thì kệ chứ nhỉ, em ý viết văn có phải để mọi người vào đây mổ xẻ đâu nhỉ. Nhưng vấn đề là bài văn này xuất hiện ở nhiều diễn đàn, nhiều người đọc, nhiều người có thể sẽ bị ảnh hưởng theo lối suy nghĩ đó. Điều tớ chỉ ra ở bài viết trước là thành công được đánh giá bằng con mắt của người ngoài cuộc.

Hãy thử đặt mình là người trong cuộc, khi không thực hiện được mục tiêu đề ra, các bạn có tự ru ngủ là mình thành công vì mình đã làm được một vài việc khác ngoài cái mục tiêu to đùng đề ra ban đầu không? Và thế là thôi bạn sẽ không cố gắng để làm lại nó tốt hơn hoặc nghĩ ra cách khác để thực hiện mục tiêu vì bạn tự cho mình là thành công rồi còn gì.

Như vậy thì có đáng lo sợ không nhỉ?
 
Sao nhiều người "mổ xẻ" bài viết của em Minh Ngọc khiếp thế nhỉ... :D :)

Đọc bài văn em Ngọc viết, mình thấy lời văn cũng giản dị thôi, nhưng nó chân thật (chân thật theo dòng suy nghĩ của em). Có thể có 1 vài chỗ còn hơi mơ hồ hoặc lấy ví dụ của những trường hợp đặc biệt, nhưng nhìn chung, mình thấy thích cách suy nghĩ của em Ngọc.
(Dạo này thấy báo chí VN mình có vẻ thiên theo kiểu dùng từ ngữ "đao to búa lớn", đầy "hào nhoáng", đến nỗi nhiều khi dùng sai cả nghĩa của từ, nghe rất gượng ép và làm cho mình cảm tưởng như là người viết đang không thật sự biết mình viết gì.)

Theo cá nhân mình thì em này là 1 người sâu sắc và khá hay đấy :) Bây giờ chả còn mấy người được như thế này, thành ra có thể suy nghĩ của em hơi bị lạc lõng so với mọi người... Có lẽ cũng ít người hiểu được em Ngọc.

Mình nghĩ, người ta cần biết vui với những thành công nhỏ nhất thì về sau mới có thể thành công với những việc "lớn" hơn được (mình cho vào trong ngoặc kép vì khái niệm "lớn"/"nhỏ" cũng tương đối lắm).

1 đại gia là 1 người thành đạt trong sự nghiệp, có lẽ chả cần nói thì ai cũng thấy, và mọi người khâm phục(?). Thế nhưng, với cá nhân ông ấy, sự thành đạt này có thể lại chỉ là 1 "chuyện nhỏ". Với ông ấy, thành công có khi lại là mua được cho vợ 1 bó hoa mà vợ thích thật (chứ không chỉ khen động viên ông ấy :D ).
Trong thời đại này, người phụ nữ có nhiều điều kiện để đạt được thành công trong cả 2 lĩnh vực là gia đình và sự nghiệp. Đúng thế. Nhưng cuộc sống cũng muôn vàn nỗi niềm, nhiều khi bắt buộc PHẢI lựa chọn 1 trong 2 :) Thường thì người phụ nữ sẽ lựa chọn vì gia đình. Khi gia đình êm ấm thì đấy là thành công còn lớn hơn nhiều so với thành công của sự nghiệp.
...

Nhiều khi con người ta chỉ nhìn vào cái hào nhoáng bên ngoài nhưng lại bỏ qua cái thầm lặng bên trong...
Như thế thì sẽ mất đi nhiều cơ hội để trở nên thành công thật sự...
 
Điều tớ chỉ ra ở bài viết trước là thành công được đánh giá bằng con mắt của người ngoài cuộc.

Hãy thử đặt mình là người trong cuộc, khi không thực hiện được mục tiêu đề ra, các bạn có tự ru ngủ là mình thành công vì mình đã làm được một vài việc khác ngoài cái mục tiêu to đùng đề ra ban đầu không? Và thế là thôi bạn sẽ không cố gắng để làm lại nó tốt hơn hoặc nghĩ ra cách khác để thực hiện mục tiêu vì bạn tự cho mình là thành công rồi còn gì.

Như vậy thì có đáng lo sợ không nhỉ?

Người ngoài cuộc ở đây là em Ngọc (kô biết chị có đồng ý kô ?). Em ấy chỉ mượn câu chuyện để bày tỏ ý kiến của mình thôi.
Câu chuyện được đưa vào bài văn như một dẫn chứng minh họa cho luận điểm của em Ngọc. Luận điểm đó là gì , em đã nói ở trên.

Ý kiến của người trong cuộc kô quan trọng. Mỗi người có một ý kiến khác nhau.

Bài văn này là một bài văn nêu quan điểm về sự thành công. Em Ngọc đã nêu ra quan điểm của mình thế là đủ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái anh không thích là sự "giả" của bài văn.

Bài của anh Tâm lúc đầu đọc thấy mới, chặt chẽ, có tư tưởng. Nhưng đọc kỹ em thấy vẫn có một vài điểm.
Thực ra những người viết văn thơ, ca nhạc, hầu hết đều sử dụng cảm xúc không phải là của mình.
Em tin là câu này sai. Chỉ có cảm xúc thăng hoa thì sáng tác mới bất hủ. Xã hội càng biến động, đau đớn , văn học càng sâu sắc, có nhiều tuyệt tác. Cảm xúc vay mượn chả nên cơm cháo gì.
Những cái mô típ "cái đẹp trong mọi sự nhỏ nhặt của cuộc sống" được nhai đi nhai lại nhiều nhiều lắm lắm rồi. Ngay cả bọn em vào trong HAO xem TSVB thấy những bài tương tự chả thiếu. Rồi cái "sống đẹp là sống vì người khác" thì trong báo HHT chắc phải có độ 1 tỉ bài rồi.
Nó là chân lý và sẽ còn được nhai lại nhiều nữa. Khác nhau là mỗi người khám phá ở một điểm nhìn khác nhau. Ngọc có những câu chuyện em tâm đắc và những người khác có những câu chuyện khác.
Nếu kô tại sao họ kô nhai chừng 10 bài rồi thôi mà nhai đến cỡ "1 tỉ bài rồi".

Rất đơn giản, ví dụ khác, ta hỏi "em nghĩ thế nào là trưởng thành". Nếu trả lời "là lúc mà em tự kiếm ra tiền nuôi thân"<= câu đó là nói thật. Nếu trả lời là "em thấy cậu học sinh nghèo bán hàng đêm kiếm tiền giúp mẹ mình là trưởng thành" <= đi mượn <= những thứ như thế này thì bịa cả ngày chả hết, cần gì thêm một đứa viết vào. Viết thật nó trông tầm thường và ích kỷ quá, cái người ta sợ là người khác chê mình, sợ người khác không thấy mình lung linh huyền ảo. Nhưng đó là con người thật, cái đó mới là hay, mới là nhân sinh.
Nếu nói hoa văn bị chụp mũ "đi mượn" thì nó vô lý kiểu: nghèo: trong sạch, lương thiện, giàu: thằng này chắc là bóc lột , cướp của dân nghèo.
Con người có thể làm giàu chính đáng, cũng như có thể nghĩ một cách nhân văn, sâu sắc? Tại sao nghi ngờ khi họ có những suy nghĩ cao cả, tốt đẹp?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Người ngoài cuộc ở đây là em Ngọc (kô biết chị có đồng ý kô ?).

Đồng ý!

Bài văn này là một bài văn nêu quan điểm về sự thành công. Em Ngọc đã nêu ra quan điểm của mình thế là đủ.

Muốn nêu được quan điểm về sự thành công thì hoặc là tự mình trải qua điều đó, hoặc là hỏi những người khác về sự thành công của họ. Nếu những người khác không cho rằng họ thành công mà mình cứ khăng khăng như thế là thành công rồi thì nghe cứ ngang phè phè.

Nếu Minh Thắng thấy em Ngọc đã nêu ra quan điểm của em ý thế là đủ thì cần gì kêu gọi mọi người vào đây bàn luận làm gì cho mệt. Để em Ngọc yên đi.
 
Back
Bên trên