Liệu mình có thể thay đổi 1 ai đó?

phải làm gì để có thể khóc mỗi khi muốn khóc, cười mỗi khi muốn cười
phải làm gì để thấy không hối tiếc khi một ngày trôi qua
phải làm gì khi đã tự nhủ "mình đã cố hết sức" mà vẫn thấy không yên
phải làm gì để buông tay, nới lỏng một chút, để không phải co cứng chịu đựng một mình
phải làm gì ... để bản thân có thể tựa vào người khác mà không cảm thấy mình vô dụng
 
có một câu chuyện về một ông vua đã đi khắp nơi trên đất nước của m`. Khi trở về , nhà vua thấy rất mệt mỏi và đau chân, ông đã ra lệnh lót toàn bộ các các con đường trong đất nước bằng da bò để ông đi k còn bị đau chân nữa. Mọi người rất lo lắng vì nếu làm như thế thì ko biết phải cần bao nhiêu lâu và bao nhiêu con bò cho đủ. Và có một người đã nói vs nhà vua:" tại sao thay vì lót da bò ở tất cả các con đường trong đất nước, ngài ko thử lấy 2 miếng da lót dưới chân minh`? "

Đừng bao h cố gắng thay đổi thế giới, mà hãy thay đổi chính bản thân mình, câu chuỵên này có nghĩa là vầy đấy :-<
 
đc
câu chuyện hay chế
lâu lắm mới đọc đc
the only thing we have to fear is fears itself
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ LG : đâu phải lúc nào cũng thay đổi bản thân để chiều theo ý người khác đc chứ?

giả sử như khi người khác sai thì làm sao mình có thể sai theo đc?
 
có một câu, ko liên quan lắm đến 2pic n m` vẫn muốn hỏi:
làm thế nào để biết rằng ở nữa bên kia trái đất, trái tim ai đấy đã thay đổi hay chưa ?
 
Đừng bao h cố gắng thay đổi thế giới, mà hãy thay đổi chính bản thân mình, câu chuỵên này có nghĩa là vầy đấy :-<
Ừ, vì những việc lớn đều bắt đầu từ các việc nhỏ, và vì mỗi người là một phần của thế giới, thế nên cách tốt nhất để thay đổi thế giới chính là thay đổi bản thân mình trước, em nhỉ!
 
Nếu điều này đến được với những bạn luôn cho rằng Vn của mình là "vớ vẩn "thì tốt quá :)
Đôi khi muốn thay đổi bản thân mà khó quá....
 
Chúng ta phê bình và chỉ trích rất nhiều. Chúng ta coi việc này là chuyện hết sức bình thường, thậm chí là vô cùng cần thiết, bởi chúng ta cho rằng phải phê bình, chỉ trích, chê bai người khác thì mới giúp họ thay đổi để khá hơn được.

Chúng ta đã nhầm lẫn ngay từ đầu, bởi đúng-sai, tốt-xấu chỉ là những tính chất ước lệ, võ đoán, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trên hết là nằm trong tương quan với tư tưởng cá nhân của chúng ta. Mỗi người hình thành cho mình những quan điểm cá nhân trong quá trình sống. Các quan niệm về đúng-sai, tốt-xấu cũng khác nhau khi đối chiếu với suy nghĩ của người khác, và chúng ta dễ mang những gì mình cho là đúng ra để áp đặt và qui kết những gì trái với ý mình là sai. Chúng ta đã bị một thứ ảo tưởng che mờ mắt, ảo tưởng ấy mang tên "cái tôi".

Chúng ta thường nghe nói đến "cái tôi" như một bản thể nội tâm, một "con người" ở bên trong mỗi người, có khả năng thể hiện mạnh mẽ những cá tính nội tâm của mỗi người. "Cái tôi" ấy thật ra chỉ là một bản thể tạo nên bởi sự ích kỉ, sự nóng vội, sự cáu kỉnh và bướng bỉnh. Nó là chướng ngại vật, khiến cho ta không thể tiến tới sự thanh thản nội tâm. "Cái tôi" càng lớn, khổ đau càng nhiều. Nó khống chế và điều khiển chủ thể, tách biệt chủ thể khỏi những cá thể khác. Vì thế, những người có "cái tôi" lớn rất dễ có xu hướng phản ứng lại trước thái độ và hành vi của người khác, tìm cách thay đổi người khác để làm thỏa mãn chính mình. Đi kèm với ảo tưởng "cái tôi", còn có một ảo tưởng mang tên "lòng tự trọng", nó không giống với lòng tự trọng đích thực, mà chỉ là một hình thức khác của sự tự tôn ẩn sau "cái tôi".

Khi chúng ta cho rằng cần giúp người khác khá hơn, nghĩa là đã tự cho rằng bản thân mình tốt hơn họ. Điều này có thể đúng, nhưng cũng có thể đây chỉ là một ảo tưởng do "cái tôi" tạo ra. Đi từ ảo tưởng này tới ảo tưởng khác, chúng ta sẽ lạc lối trên con đường kiếm tìm chân lí.
Thay vì chống đối, chỉ trích người khác, có thể sẽ tốt hơn nếu chúng ta lắng nghe nhiều hơn, cảm thông nhiều hơn, để biết rằng thật ra người khác không sai nhiều như ta nghĩ, và ta không đúng nhiều như mình nghĩ. Rất có thể người cần thay đổi là ta chứ không phải họ.

Mọi thứ đều có thể thay đổi, nếu ta tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi ấy chứ không phải bằng cách phê phán và từ bỏ chúng.


(HNK8)
 
Anh ơi! Cái tôi anh nói có phần đúng rùi nhưng mà khẳng định rằng đó là "chướng ngại vật" thì oan quá :|
Cái ji` sinh ra cũng có hai mặt hết! em cho là như thế :)
và cái tôi cũng ko phải ngoại lệ , có những cái tôi như anh nói và cũng có những cái tôi như những điều em sẽ nói ngay đây
cái tôi có thể giúp ta trụ vững trước nhiều thử thách chứ anh, cái tôi cho ta biết mình là ai và mình có thể làm j` giữa thế gian này
lắng nghe cái tôi nói để biết có những lúc ta cần làm theo cái tôi đó
em nghĩ cái tôi bắt nguồn từ con người thì cũng sẽ mang những điều đặc trưng của con người anh ạ :cái tôi cũng có thể tốt cũng có thể xấu, vì vậy em nghĩ sao anh lại "buộc tội" cái tôi chỉ vì nhìn vào những mặt xấu đc !
 
Em thân mến,

Em có thể chưa tin vào việc ấy, vì em vẫn còn dựa vào "cái tôi" của em, coi nó là "công cụ" giúp em vượt qua khó khăn. Nhưng em hoàn toàn có thể dùng chính ý chí và năng lực của em để giải quyết các vấn đề mà hoàn toàn không cần đến "cái tôi" ấy.

Em nói đúng, "cái tôi" xuất phát từ bản chất của con người, nhưng nó bắt nguồn từ phần "con" chứ không phải từ phần "người", bởi vì em có thể quan sát được sự vị kỉ và vụ lợi ở cả các động vật khác, không phải chỉ ở con người. Ngoài ra, chính ảo tưởng về lợi ích của "cái tôi" khiến cho con người bảo vệ nó (cái tôi) như bảo vệ một tài sản cá nhân, điều này được chứng tỏ ở việc các loài động vật có thể tranh chấp với nhau bởi "cái tôi" nhưng có thể quên ngay nếu được đối xử theo cách mà chúng thích hơn, còn con người thì dùng trí thông minh của mình để níu giữ sự tự tôn, nhiều khi rất khó bỏ qua cho nhau.

Điều gì thể hiện sự khác biệt giữa một người cố chấp và thù dai với một người rộng lượng, giàu lòng vị tha? Chính là ý thức về "cái tôi". Người coi trọng "cái tôi" sẽ coi trọng bản thân mình một cách mù quáng (bởi họ tưởng "cái tôi" chính là mình), họ sẽ nghĩ cho bản thân nhiều hơn và luôn mong chiến thắng, muốn lợi ích thuộc về mình, dù là về tinh thần hay vật chất, họ chưa chắc nhận được những gì mà họ chiến đấu để giành lấy; người biết tách biệt "cái tôi" ra khỏi bản thân mình thì sẽ cư xử bằng tình yêu thương và lòng vị tha, họ sẽ có được những điều mà họ không giành lấy cho mình, chính những điều tốt đẹp mà họ muốn mang đến cho người khác.

Anh không mong em sẽ tin ngay lập tức những gì anh vừa nói. Nhưng em cứ thử để ý và tự quan sát mình xem, khi nào em có tranh chấp với người khác thì điều gì tạo nên một bức tường giữa em và họ?

Rất vui vì được trao đổi với em!
 
Có lẽ anh nói đúng ! :">
Bản thân em thì "cái tôi" có lẽ ko có hoặc em đã để quên ở đâu đó rồi :)
Đối với em thì em luôn quan niệm cuộc sống luôn có cái tốt của nó, thế nên em nghĩ "cái tôi" cũng vậy!
Không phải vì cố chấp mà em hỏi anh câu này đâu :p :liệu có chăng tồn tại "cái tôi" xuất phát từ phần
"người"? Cái tôi như một dấu ấn để tách biệt mỗi cá nhân với những người khác? Một cái tôi khác biệt nhưng cũng là cầu nối gắn kết mọi người với nhau để tạo nên một thế giới rất khác biệt như "Trái đất" :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Việt và thằng An đã đọc Sigmund Freud chưa ?
Cái anh Việt đề cập đến là phần "id" trong mỗi con người, còn cái thằng An đang tưởng anh Việt nói là phần "ego" - nếu mọi người chưa đọc thì có thể liên tưởng nôm na đến truyện "Tây du kí" ý. Cái tôi của anh Việt cũng giống nhân vật Trư Bát Giới : luôn muốn thoả mãn nhu cầu của bản thân, cho là mình cao hơn người khác (cái này là "id") . Còn "cái tôi" mà thằng An đang đề cập đến thì là nhân vật Tôn Ngộ Không: vừa muốn thoả mãn bản thân nhưng cũng muốn tuân theo những quy tăc, chuẩn mực của cuộc sống, hoà bình và hướng thiện (cái này là "ego")

Freud cho rằng mỗi cá nhân gồm 3 loại cái tôi : "id" "ego" và "superego" (cái này là đại diện cho hệ thống những quan điểm, đạo đức - chuẩn mực đạo đức trong mỗi con người - giống nhân vật Đường Tăng ý -> đây mới là ý nghĩa lớn lao về mặt tâm lý học của truyện Tây Du Kí :D vì nó đã thể hiện cái mâu thuẫn giữa 3 bản thể trong cuộc sống đời thường :) )

Nên là 2 người nói về 2 cái khác nhau thì nói làm gì :D
(ngày xưa em đọc nhưng cũng ko hiểu lắm nên có gì sai sót thì mọi người chỉ giáo ah :">)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Dương nói trừu tượng quá :|
Nói như vậy thì thực chất là cái superego bổ sung và hoàn thiện cái ego chứ :|
Và như vậy thì sao có thể tồn tại cả ego và superego đc???
Theo em thì cái tôi vẫn chỉ có một thôi, và nó có nhiều mặt của nó :)
và nếu nói để có thể tách biệt từng phần của nó ra thì e là ko hợp lý lắm :)
Còn một vấn đề nữa là topic "Liệu mình có thể thay đổi 1 ai đó"
như vậy thì cái tôi có ý nghĩa như thế nào trong việc này ạ?
Em vẫn đang rất mông lung về việc này, ko biết anh Việt hay anh Dương có thể giải đáp ko ạ?
 
3 cái lúc nãy là 3 khái niệm căn bản của Phân tích tâm lý học hay Phân tâm học (Psychology) và hiển nhiên đã là một ngành khoa học đc mọi người công nhận thì ko thể ko hợp lý đc - ok ?

Cái "superego" là hệ thống quan điểm đạo đức - dung hoà với "id" để cùng tạo nên "ego" - cnó là 3 mặt của mỗi con người và con người được nhìn nhận nhờ cái "ego" của mình :)

Còn mấy cái đám này đc đả động đến vì anh Việt bảo là Thay đổi người khác là mang tính cá nhân, áp đặt của mỗi con người lên người khác :D

Nhu cầu của "cái tôi" hay "bản chất" của mỗi người là cái thúc đẩy mình thay đổi người khác. Ví dụ như em thấy mình sẽ yêu thằng Trym hơn nếu nó bớt bựa đi chẳng hạn - thì nhu cầu của cái tôi của em là "yêu" và khiến em có hành động là "khuyên thằng Trym bớt bựa đi"

Nhưng mà ý anh Việt là cái phần "tôi" thúc đẩy mình thay đổi người khác lại chính là phần "id" - nghĩa là những dục vọng tầm thường nên là cái hành động thay đổi người khác nó ko tốt đẹp gì -> em thấy hơi phiến diện (hoặc là em chưa hiểu ý anh :D) Anh hơi đề cao cái Id và hạ thấp bớt phần Superego :D


Nói một lúc rồi cũng ko hiểu mình đang nói gì :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào các em!

Có lẽ anh nói đúng ! :">
Bản thân em thì "cái tôi" có lẽ ko có hoặc em đã để quên ở đâu đó rồi :)
Đối với em thì em luôn quan niệm cuộc sống luôn có cái tốt của nó, thế nên em nghĩ "cái tôi" cũng vậy!
Không phải vì cố chấp mà em hỏi anh câu này đâu :p :liệu có chăng tồn tại "cái tôi" xuất phát từ phần
"người"? Cái tôi như một dấu ấn để tách biệt mỗi cá nhân với những người khác? Một cái tôi khác biệt nhưng cũng là cầu nối gắn kết mọi người với nhau để tạo nên một thế giới rất khác biệt như "Trái đất" :)
Nếu ở trên anh nói "cái tôi" xuất phát từ phần "con" thì là anh muốn đề cập đến phần bản năng sinh vật ở con người. Cũng phải nhờ đến bản năng sinh vật mà con người mới tự phát triển bản năng xã hội, có nghĩa là dùng tri thức và nền tảng bản năng sinh vật để tổng hợp thành văn hóa. Theo quan điểm của rất nhiều tiền bối thì văn hóa là công cụ để kiểm soát và chế ngự bản năng. Càng ít văn hóa thì người ta càng sống theo bản năng.
Cho nên anh cũng nói là em có thể dùng ý chí và năng lực của em để không cần dùng đến "cái tôi", là vì "cái tôi" đã được sinh ra và vẫn sẽ luôn tồn tại trong em, điều em có thể làm chỉ là đặt nó ở đằng sau để không đề cao bản thân hơn người khác, sống vị tha và hài hòa hơn thôi.

Anh Việt và thằng An đã đọc Sigmund Freud chưa ?
Cái anh Việt đề cập đến là phần "id" trong mỗi con người, còn cái thằng An đang tưởng anh Việt nói là phần "ego" - nếu mọi người chưa đọc thì có thể liên tưởng nôm na đến truyện "Tây du kí" ý. Cái tôi của anh Việt cũng giống nhân vật Trư Bát Giới : luôn muốn thoả mãn nhu cầu của bản thân, cho là mình cao hơn người khác (cái này là "id") . Còn "cái tôi" mà thằng An đang đề cập đến thì là nhân vật Tôn Ngộ Không: vừa muốn thoả mãn bản thân nhưng cũng muốn tuân theo những quy tăc, chuẩn mực của cuộc sống, hoà bình và hướng thiện (cái này là "ego")

Freud cho rằng mỗi cá nhân gồm 3 loại cái tôi : "id" "ego" và "superego" (cái này là đại diện cho hệ thống những quan điểm, đạo đức - chuẩn mực đạo đức trong mỗi con người - giống nhân vật Đường Tăng ý -> đây mới là ý nghĩa lớn lao về mặt tâm lý học của truyện Tây Du Kí :D vì nó đã thể hiện cái mâu thuẫn giữa 3 bản thể trong cuộc sống đời thường :) )

Nên là 2 người nói về 2 cái khác nhau thì nói làm gì :D
(ngày xưa em đọc nhưng cũng ko hiểu lắm nên có gì sai sót thì mọi người chỉ giáo ah :">)
Dương đọc về phân tâm học sớm thế à?

Em dùng lí thuyết của Freud cũng hay. Nhưng anh xin đính chính lại một chút.
Nếu đặt khái niệm "cái tôi" mà anh nói ở trên vào tương quan với "id", "ego" và "superego" thì cái anh nói đến là bao gồm cả "id" và "ego" (thực ra thì trong "ego" vốn đã có sự ảnh hưởng và chi phối bởi "id" rồi). Và việc vượt qua "id", "ego" sẽ giúp người ta tiến tới "superego" (2 thứ ấy cũng là nền tảng để hình thành "superego").

Ở phần trả lời An ở trên, anh nhắc tới các khái niệm "bản năng sinh vật", "bản năng xã hội" và "văn hóa". Nếu đối chiếu một cách cơ bản, em có thể thấy sự tương ứng của 3 khái niệm này với 3 khái niệm mà em trích từ lí thuyết của Freud.

Em có thể thấy là bản năng sinh vật đòi hỏi sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản như đói thì muốn ăn, khát thì muốn uống, thích thì muốn chiếm... Khi bản năng sinh vật chịu sự chi phối của các đạo lí và phép tắc xã hội thì nó trở thành bản năng xã hội, khiến người ta phải cân nhắc khi muốn thỏa mãn các nhu cầu cơ bản ấy. Nhưng chung qui thì nó vẫn chỉ dừng lại ở chỗ thỏa mãn các nhu cầu của bản thân (có thể thấy sự tương đồng trong lí thuyết về "id" và "ego" của Freud). Chỉ có văn hóa (mà nền tảng là các bản năng) giúp con người ta thật sự tách biệt mình khỏi các động vật khác, để không chỉ lo thỏa mãn nhu cầu của bản thân mà còn biết sống vì người khác. Dương liên hệ tiếp với quan điểm về "cái tôi" và những ảo tưởng mà anh viết ở trên, nếu thấy có gì chưa ổn thì góp ý tiếp cho anh nhé!

Anh Dương nói trừu tượng quá :|
Nói như vậy thì thực chất là cái superego bổ sung và hoàn thiện cái ego chứ :|
Và như vậy thì sao có thể tồn tại cả ego và superego đc???
Theo em thì cái tôi vẫn chỉ có một thôi, và nó có nhiều mặt của nó :)
và nếu nói để có thể tách biệt từng phần của nó ra thì e là ko hợp lý lắm :)
Không phân biệt, vì cả "id", "ego" và "superego" đều móc nối vào nhau, cái trước là tiền đề của cái sau.

Còn một vấn đề nữa là topic "Liệu mình có thể thay đổi 1 ai đó"
như vậy thì cái tôi có ý nghĩa như thế nào trong việc này ạ?
Em vẫn đang rất mông lung về việc này, ko biết anh Việt hay anh Dương có thể giải đáp ko ạ?
Câu trả lời nằm ở chính em: trước hết hãy tự hỏi vì sao em muốn thay đổi một ai đó, rồi mới tìm ý nghĩa của "cái tôi" trong trường hợp ấy.

3 cái lúc nãy là 3 khái niệm căn bản của Phân tích tâm lý học hay Phân tâm học (Psychology) và hiển nhiên đã là một ngành khoa học đc mọi người công nhận thì ko thể ko hợp lý đc - ok ?
Tin vào khoa học là tốt, nhưng đừng coi khoa học là chân lí em ạ. Rất có thể 10 năm nữa người ta lại chứng minh được những điều ngược lại.

Còn mấy cái đám này đc đả động đến vì anh Việt bảo là Thay đổi người khác là mang tính cá nhân, áp đặt của mỗi con người lên người khác :D
Không đơn thuần là thế đâu em. Sự áp đặt do quan điểm cá nhân là mức độ thấp thôi. Cao hơn nữa là sự nhận thức không sáng tỏ, cho rằng mình dựa vào cái khách quan để đánh giá và chỉ trích người khác, đây mới là vấn đề mà anh mượn hình ảnh những đám mây để nói đến.

Nhu cầu của "cái tôi" hay "bản chất" của mỗi người là cái thúc đẩy mình thay đổi người khác. Ví dụ như em thấy mình sẽ yêu thằng Trym hơn nếu nó bớt bựa đi chẳng hạn - thì nhu cầu của cái tôi của em là "yêu" và khiến em có hành động là "khuyên thằng Trym bớt bựa đi"
Thế thì em cũng có những đám mây kia bao phủ xung quanh đấy.
Anh nghĩ là có thể xem xét lại mức độ "yêu" trong em, cũng như bản chất và mức độ cư xử thiếu sáng suốt của bạn em. Nên xem lại xem vì sao em muốn bạn em thay đổi.

Nhưng mà ý anh Việt là cái phần "tôi" thúc đẩy mình thay đổi người khác lại chính là phần "id" - nghĩa là những dục vọng tầm thường nên là cái hành động thay đổi người khác nó ko tốt đẹp gì -> em thấy hơi phiến diện (hoặc là em chưa hiểu ý anh :D) Anh hơi đề cao cái Id và hạ thấp bớt phần Superego :D
Ý của anh là cần xem lại chính mình (dùng văn hóa của bản thân) trước khi muốn thay đổi người khác, bởi vì bản thân mình có thể chưa nhìn thấu đáo hoặc chưa tốt hơn người ta; chứ không phải anh coi hành động thay đổi người khác là không tốt đẹp và phản đối việc ấy. Anh không đề cao hay hạ thấp "id" hay "superego", anh coi những thứ này đều quan trọng cả. Cái anh muốn nói là việc sử dụng và kiểm soát chúng cơ.
Có thể trao đổi nhiều hơn để anh em mình hiểu ý nhau hơn.
 
vâng :D cám ơn anh đã dành thời gian :)
Nói tóm lại là về những cái này thì nó hơi trừu tượng nhưng mà để thay đổi người khác thì nên soi gương trc xem mình có xứng đáng để thay đổi người khác ko, sự thay đổi đó là phục vụ cái tốt đẹp hơn của người đó hay là chỉ để cho cái mục đích trc mắt của mình :)

@Anh Việt: anh học về ngành gì ở Pháp ah ?
 
Em nghĩ sao có thể biết ai có tư cách để thay đổi ai đc???
em nghĩ thay đổi là ko ngừng hoàn thiện mihnf và mọi người xung quanh theo chiều hướng tích cực( ko bik có thể tính là chuẩn mực cuộc sống ko?)
 
@Dương: anh học tin học ngôn ngữ em ạ.

Em nghĩ sao có thể biết ai có tư cách để thay đổi ai đc???
Ở một số hoàn cảnh và chừng mực nào đó thì vẫn có thể, ví dụ như trường hợp thầy giáo và học trò.
Cụ thể hơn, có thể nói là các em có tư cách để thay đổi anh, khi anh coi mình là học trò và các em là những thầy giáo trẻ.

em nghĩ thay đổi là ko ngừng hoàn thiện mihnf và mọi người xung quanh theo chiều hướng tích cực( ko bik có thể tính là chuẩn mực cuộc sống ko?)
Không phải là chuẩn mực (vì nó không cố định và là cả một quá trình vận động), nhưng có thể coi là mục tiêu tích cực của cuộc sống.

Cảm ơn các em nhé!
 
Back
Bên trên