Lớp nhảy cô Lan

ủa, thứ 4 em Quỳnh qua chơi à, thế hôm tới có qua ko, nhảy cơ bản hoài chán quá, nhưng mà dạo này cô đổi bước nhiều nên ko biết nâng cao có đi được nữa không. :D
 
Chào mọi người!
Mình thấy dân Ams thường dance rất hay mà. Mình nghe nói ở đó chủ yếu có cô Lan dậy, mà giờ cô Lan nghỉ hưu rồi thì ai dậy đây? Thế này thì Ams mất danh hiệu trường cấp III nhẩy giỏi nhất rồi.
To bạn ... gì đó:
Bebop là Bebop, nó không phải là 1 dạng Disco. Nó là 1 biến thể được phát triển từ Jazz. Nó được thịnh hành ở Mỹ những năm 1910-1920, bây giờ không còn được thịnh hành nữa. Mình chưa nghe trên thế giới nhẩy Bebop, mà chỉ có ở Vietnam, nó được phát triển ở SGon thời Pháp thuộc rồi du nhập ra miền bắc. Bebop không phải là 1 điệu được quốc tế hóa, ngày nay người ta nhẩy Jive- mạnh mẽ và tốc độ hơn trên nền nhạc nguồn gốc Rock&Roll.
Về nhạc có nhiều bài nhẩy được Bebop lắm mà: Modern Talking hay Joy... nhẩy được hết. Ở Vn mọi người chỉ biết đến 4 đĩa nhạc "Let's Dance", nhưng trên thế giời có hơn 1000 CD nhạc kiểu này. Xem qua www.dancesport.com.uk vào phần music.
Valse là cách gọi của người Pháp. Waltz là của người Anh và quốc tế. Có 2 loại là Viennese Waltz (Van nhanh) và English Waltz hay Slow Waltz- mà người VN hay gọi là Boston. Điệu Boston đã chết trên thế giới từ những năm 20. Nó chỉ đi mỗi 1 bước "outside partner" rất đơn điệu. Trong khi English Waltz chủ yếu đi "inside partner" và có trên 30 figures(bước) và những biến thể (variation). Từ nay nên gọi là Van Anh, đừng gọi là Boston hehehe.
Muốn học Ballroom dance và muốn nhẩy được lâu không quên thì nên lên CVH Việt Xô. Mặc dù nó không được chuẩn hóa quốc tế lắm nhưng ở đó có các lớp thường xuyên, và quan trọng là có nhiều người tham gia. Nó là môi trường tốt để thực tập- nhanh mạnh dạn và lâu quên. Cô Lan cũng học ở đó mà thôi.
Ballroom dance không được giới trẻ chơi nhiều lắm vì nó có những nguyên tắc, việc này không chỉ ở Vn mà trên cả thế giới cũng vậy. Salsa, Mambo, Meringue được giới trẻ, đặc biệt là sinh viên chơi nhiều. Vì nó đơn giản, học nhanh- 30 phút là nhẩy được, nó cuồng nhiệt, sexy, tự do phóng khoáng v.v.v... Người Mỹ có câu "If you can walk, you can dance" đó là chỉ điệu Meringue. Người ta quan niệm bất kỳ người Mỹ nào cũng phải nhẩy được Meringue. Nó rất đơn giản, chỉ có 2 bước nhưng không kém phần hấp dẫn. Có lẽ đó là những điệu "hiện đại" mà bạn gì đó hỏi, nhưng không phải là Break đó.

Lap Dance là gì vậy? Bạn gì đó có thể chia sẻ được không?

Ai đã từng xem Dirty dancing 2 (Havana night) thì tìm xem thêm Dirty dancing 1- có Patrick Swaye đóng đấy. Hoặc mới đây "Shall we dance" có Janifer Lopez đóng đó.

Chúc các tài tử Ams không những học giỏi mà còn tiếp tục chơi hay nhẩy đẹp.
 
logo3.jpg


sao ko vào trang này cho dễ:
www.ballroomdancers.com
 
Phạm Quang Ngọc đã viết:
logo3.jpg


sao ko vào trang này cho dễ:
www.ballroomdancers.com

Chào bạn Quang Ngọc, huummmm cái tên hay thật

Trang này cũng rất hay. Noi chung để tìm music thì có nhiều trang. Trang này hay giới thiệu các video clip theo American Style, mọi người quan tâm rất hay.

Bàn luận máu me về dancing chut đi nào...
 
Ko biết gì nhiều thì máu me kiểu gì hả anh ;)

:x
 
hay là tổ chức Offline lên sàn đê.
Những người máu me giúp đỡ những người sắp máu me chút nào
 
Em Ngọc hôm nào offline cho chị đi ké chị dự thính với nhé! :)
 
Bác bon chen quá.

Theo em biết ở trong công viên thống nhất, đi qua cổng chính, bên tay phải có cái nhà hoang, vào mỗi buổi sáng thường có một tốp khoảng 20 cụ ông cụ bà, mang caset đến và nhẩy rất uyển chuyển. Em đã từng nhiều lần ngồi coi các cụ nhẩy, sự nhiệt tình và lòng đam mê nghệ thuật, những bước nhẩy quả thực làm cho con người ta quên đi tuổi tác... Chị có thể tham gia vào đội này, nếu muốn hôm nào em sẽ dẫn đi ;)

Lâu quá rồi không vào công viên tập thể dục.
 
Trinh Duc Cuong đã viết:
Bác bon chen quá.

Theo em biết ở trong công viên thống nhất, đi qua cổng chính, bên tay phải có cái nhà hoang, vào mỗi buổi sáng thường có một tốp khoảng 20 cụ ông cụ bà, mang caset đến và nhẩy rất uyển chuyển. Em đã từng nhiều lần ngồi coi các cụ nhẩy, sự nhiệt tình và lòng đam mê nghệ thuật, những bước nhẩy quả thực làm cho con người ta quên đi tuổi tác... Chị có thể tham gia vào đội này, nếu muốn hôm nào em sẽ dẫn đi ;)

Lâu quá rồi không vào công viên tập thể dục.

Trời ơi nghe bảo chị Giao nhảy ... cao lắm mà, dự thính gì nữa. Có khi còn ăn đứt cô Lan ấy chứ. Mọi người "sắp máu" cứ túm lấy chị Giao ấy hêhehehe...

Lơp Cường giới thiệu nghe nói phải mặc quần soóc mới được vào nhẩy hehehe
 
À, ngày xưa được giải nhảy xà, cao khoảng 1.5 gì đó thôi em Khoa à. Chị cũng "máu" lắm rồi mà chẳng có ai chịu cho chị đi bám càng theo đây này. Cứ như em Cường mà rủ chị đi thì chắc lại cho chị ngồi trông hộ túi để em ấy còn đong các em gái khác mất. :) Bữa nào em Khoa với em Ngọc tổ chức off cái nhỉ, cho chị đi dự thính với. (Bật mí: Chị Giao đang định làm "ông bầu", cần tìm các em giai và gái trẻ, đẹp, nhảy bốc, để làm làm vài show kiếm xiền ăn tết đây!)
 
chị Giao ơi, nghe nói chị về lâu lắm rùi mà chưa gặp được. Hôm nào chị em mình cùng đi offline dự thính theo anh Khoa anh Cường nhỉ.
anh trai em học lớp cô Lan cũng lâu lắm rồi, đợt này về nước thế nào cũng rủ hội học lớp cô Lan đi lên sàn đấy, mọi người rủ nhau offline một buổi hoành tráng cái.
 
copyright http://www.vietnamdancesport.com

Shall we Jive...?

Jive là một trong những điệu nhảy sôi động và mạnh mẽ nhất trong các vũ điệu Latin. Hãy cùng xem một vài nét đặc trưng của điệu nhảy này và so sánh nó với American Swing.

Âm nhạc:

Nhạc Jive được chơi với tốc độ nhanh, khoảng 40 - 44 nhịp/phút. Các bản nhạc được viết theo nhịp 4/4. Không phải tôi muốn tỏ ra thông minh, nhưng quả là có nhiều học viên đôi khi không hiểu được khái niệm đó. Trong ký hiệu “4/4”: số 4 nằm trên chỉ ra rằng có 4 phách trong 1 nhịp nhạc. Số 4 nằm dưới nói rằng mỗi phách là 1 nốt đen.
Vì vậy, nếu tốc độ của một bản nhạc nhịp 4/4 là 40 nhịp/phút, thì trong 1 phút sẽ có 40 x 4 = 160 phách. Hãy chắc rằng bạn đủ nhanh để theo kịp nhạc.

Trong âm nhạc, nốt tròn là nốt có trường độ dài nhất.

Trong ký hiệu nhịp nhạc, chữ số nằm dưới biểu thị một phách nhạc có độ dài bằng một phần mấy của nốt tròn. Nếu số 4 nằm dưới thì nghĩa là mỗi phách nhạc dài bằng ¼ nốt tròn, tức là bằng nốt đen.

Giá trị phách nhạc và các điểm nhấn:

Bước Rock được đếm là 1 2, kỹ thuật Jive chassé là 1a2, 1a2. Còn có thể đếm theo cách khác là: QQ cho Rock, QaQ, QaQ cho chassé. Cần biết rằng “a” có giá trị ¼ phách, vì vậy giá trị phách nhạc của các bước trong Jive Basic (Fallaway Rock) là: 1 phách / 1 phách cho 2 bước Rock, ¾ phách / ¼ phách / 1 phách cho chassé. Phách thứ 2 của nhịp nhạc được nhấn mạnh.

Phách thứ 2 của nhịp nhạc được nhấn mạnh? Nếu để ý nghe, bạn sẽ phân biệt được điểm nhấn của bài nhạc và điểm nhấn của trống đệm. Điểm nhấn của bài nhạc luôn ở phách 1, hoặc 1 và 3, khi đó các nhạc cụ hoặc tiếng hát nghe có vẻ to hơn, làm rõ phách đó lên. Còn điểm nhấn trong trống đệm của Jive vào phách 2, ở phách này sẽ nghe thấy một tiếng trống nảy bật lên, được đánh rõ hơn hẳn các phách còn lại.

Nhiều người cho rằng trống nảy ở đâu thì phải bắt đầu nhảy vào đó, thực tế không phải. Hãy nhảy theo âm nhạc! Hãy luôn nhảy vào phách 1, bắt đầu bằng Rock hoặc Chassé.


Điệu American Swing thì khác, thông thường nó được chơi với với tốc độ chậm hơn, khoảng 32 - 36 nhịp/phút. West Coast Swing còn chậm hơn nữa, khoảng 28 nhịp/phút. Trong mọi trường hợp, nhịp điệu cơ bản của Swing được đếm là 1&2 cho chassé và 1 2 cho Rock. Vì “&” có giá trị bằng ½ phách, nên giá trị phách của các bước trong kỹ thuật chassé của Swing là ½ phách / ½ phách / 1 phách. Rock vẫn là 1 phách / 1 phách. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa Swing và Jive. Jive nảy hơn, còn Swing đung đưa hơn.

Jive nảy hơn do nhạc chơi nhanh hơn và có bước thứ 2 của chassé rất nhanh – ¼ phách nhạc. Còn tại sao Swing lại đung đưa hơn? Nếu nhảy Swing mà không thực hiện được rõ kỹ thuật hip swing, thì Swing sẽ biến thành một dạng “Cha Cha nhanh”. Sự đung đưa của Swing được tạo ra do kỹ thuật hip swing được thực hiện với nhịp 1&2 ở tốc độ chậm.

Nhưng cũng đừng quên hip swing khi nhảy Jive !

Kỹ thuật nhảy:

Điều quan trọng nhất trong Jive có lẽ là vị trí tương quan của 2 bàn chân trong bước chassé. Nhìn chung, bước đầu tiên của chassé được mô tả là sang ngang. Tôi vẫn ghi nhớ sâu sắc một bài giảng của Hazel Fletcher khi bà nhấn mạnh rằng kỹ thuật chassé của Jive là “Close to Chassé”. Hy vọng là tôi nhớ đúng từ đó. Ý của bà là bước đầu tiên của Jive Chassé ngắn đến nỗi gần như là đặt tại chỗ và tự nhiên, bước 2 cũng vậy và sau đó là bước 3 sang ngang. Nói chung, tất cả các bước đều rất ngắn. Tôi đã rất sung sướng khi nhìn thấy bàn chân, cổ chân, và gối của bà trình diễn một kỹ thuật Jive “điềm tĩnh, êm ả, có kiểm soát” tuyệt đẹp.

Alan & Hazel Fletcher là cựu vô địch các giải Latin Anh mở rộng hạng chuyên nghiệp các năm : 1976, 1978, 1979, 1980, 1981


Người ta không đề cập nhiều tới chuyển động của hông trong Jive, có lẽ do tốc độ nhạc nhanh và điệu nhảy chủ yếu được thực hiện và cảm nhận ở gối và cổ chân. Hãy giữ tĩnh phần thân trên. Giữ dáng, không tự cố đổ người về phía trước hay phía sau, nhưng trọng tâm phải luôn ở nửa trước của bàn chân. Mỗi bước, bạn phải sử dụng cạnh trong của bàn chân rồi “lăn” ra mũi (ball) hoặc mũi - bằng (ball - flat). Điều này không chỉ giữ cho đầu gối luôn hướng vào trong mà còn giúp “nảy xuống mặt sàn”. Không nảy bật lên bật xuống. Động tác nảy sẽ bị hấp thu ở cổ chân và gối. Thầy tôi luôn nhắc : “Max, Bounce into the Floor”.

Footwork:

Footwork được định nghĩa kiểu như: “phần nào của bàn chân chạm tới mặt sàn”, như mũi (ball), gót (heel), hay bằng (flat)... Không nên nhầm lẫn khái niệm này với vị trí tương quan các bàn chân (lỗi thường gặp). Footwork của Jive có thể biến đổi tùy theo tốc độ nhạc, nhưng thường là mũi / mũi / mũi-bằng trong chassé và mũi-bằng / mũi-bằng trong Rock. Ở bước lùi, gót chân có thể chỉ hạ thấp xuống và chạm nhẹ vào mặt sàn.

Tốc độ nhạc thay đổi thì có ảnh hưởng gì? Nó sẽ làm cho các bước đi có footwork là ball-flat không thể hạ gót xuống mặt sàn, vì nếu hạ gót ở bước trước, bước sau sẽ bị chậm nhạc. Vậy khi tập kỹ thuật, hãy nhớ tập với tốc độ chậm để đi thật chuẩn footwork cơ bản.

Figures & Choreography:

Dưới đây, tôi liệt kê những figures theo thứ tự và nếu ghép nối lại, chúng sẽ trở thành một bài nhảy rất tốt ở trình độ Bronze. Tôi cũng đã so sánh tên của các bước với điệu nhảy Swing. Tôi công nhận rằng thuật ngữ của Jive có phức tạp hơn nhưng lại có tính logic. Ồ, những cái đó được viết ra từ cách đây 50 - 60 năm rồi và cả thế giới đều theo, vậy tôi là ai mà lại có thể thay đổi được?

Jive
Swing

1. Fallaway Rock 1. Swing Basic
2. Change of Places Right to Left 2. Arch Turn hoặc Outside Turn
3. Change of Places Left to Right 3. Inside Turn hoặc Loop Turn
4. American Spin 4. Tuck and Turn
5. Change of Places Left to Right 5. Inside Turn hoặc Loop Turn
6. Change of Hands Behind Back 6. Backhand Change
7. Link 7. ? Tôi đoán nó chỉ gọi là Basic thôi
8. The Whip 8. Lindy
9. The Walks 9. Promenade Swivels
10. Kết thúc Walks bằng Fallaway 10. Swing Throwaway (3 đến 8)

Bạn có thể thay đổi thứ tự các figures trên sao cho phù hợp với mình và có thể kéo dài thời gian chuyển đổi từ một figure này sang một figure khác bằng cách thêm vào các bước cơ bản nhiều hơn.

Choreography được hiểu là sự kết nối các figures lại với nhau thành một bài nhảy ngắn. Thông thường đoạn đó gồm 5 - 10 figures.

Một thí dụ về ghép nối các figures khác với choreography trên: Fallaway Rock – Change of Places Right to Left – American Spin – Link – The Whip...

Một thí dụ khác: đối với các học viên mới, việc nối liên tục các figures khác nhau theo các thứ tự khác nhau đòi hỏi kỹ thuật rất nhuần nhuyễn cùng với tư duy nhanh. Khi cảm thấy quá khả năng, hãy nhảy theo kiểu này: Change of Places Left to Right – 2 lần Fallaway Rock – Change of Hands Behind Back – 3 lần Fallaway Rock – Link and The Whip... Có nghĩa là nhảy vài lần figure “cơ bản” xen giữa các figure “khó”

Figures & Choreography:

Dưới đây, tôi liệt kê những figures theo thứ tự và nếu ghép nối lại, chúng sẽ trở thành một bài nhảy rất tốt ở trình độ Bronze. Tôi cũng đã so sánh tên của các bước với điệu nhảy Swing. Tôi công nhận rằng thuật ngữ của Jive có phức tạp hơn nhưng lại có tính logic. Ồ, những cái đó được viết ra từ cách đây 50 - 60 năm rồi và cả thế giới đều theo, vậy tôi là ai mà lại có thể thay đổi được?

Jive
Swing

1. Fallaway Rock 1. Swing Basic
2. Change of Places Right to Left 2. Arch Turn hoặc Outside Turn
3. Change of Places Left to Right 3. Inside Turn hoặc Loop Turn
4. American Spin 4. Tuck and Turn
5. Change of Places Left to Right 5. Inside Turn hoặc Loop Turn
6. Change of Hands Behind Back 6. Backhand Change
7. Link 7. ? Tôi đoán nó chỉ gọi là Basic thôi
8. The Whip 8. Lindy
9. The Walks 9. Promenade Swivels
10. Kết thúc Walks bằng Fallaway 10. Swing Throwaway (3 đến 8)

Bạn có thể thay đổi thứ tự các figures trên sao cho phù hợp với mình và có thể kéo dài thời gian chuyển đổi từ một figure này sang một figure khác bằng cách thêm vào các bước cơ bản nhiều hơn.

Choreography được hiểu là sự kết nối các figures lại với nhau thành một bài nhảy ngắn. Thông thường đoạn đó gồm 5 - 10 figures.

Một thí dụ về ghép nối các figures khác với choreography trên: Fallaway Rock – Change of Places Right to Left – American Spin – Link – The Whip...

Một thí dụ khác: đối với các học viên mới, việc nối liên tục các figures khác nhau theo các thứ tự khác nhau đòi hỏi kỹ thuật rất nhuần nhuyễn cùng với tư duy nhanh. Khi cảm thấy quá khả năng, hãy nhảy theo kiểu này: Change of Places Left to Right – 2 lần Fallaway Rock – Change of Hands Behind Back – 3 lần Fallaway Rock – Link and The Whip... Có nghĩa là nhảy vài lần figure “cơ bản” xen giữa các figure “khó”

:x mong nhiều người thích dancesport hơn nữa :x
 
Trinh Duc Cuong đã viết:
Bác bon chen quá.

Theo em biết ở trong công viên thống nhất, đi qua cổng chính, bên tay phải có cái nhà hoang, vào mỗi buổi sáng thường có một tốp khoảng 20 cụ ông cụ bà, mang caset đến và nhẩy rất uyển chuyển. Em đã từng nhiều lần ngồi coi các cụ nhẩy, sự nhiệt tình và lòng đam mê nghệ thuật, những bước nhẩy quả thực làm cho con người ta quên đi tuổi tác... Chị có thể tham gia vào đội này, nếu muốn hôm nào em sẽ dẫn đi ;)

Lâu quá rồi không vào công viên tập thể dục.

Ôi hay nhỉ
Ở 1 cái park chỗ em có 1 cái pavilion, các cụ ở đây cũng hay kéo đến nhảy lắm, có tango night, salsa night... Ko những uyển chuyển mà còn rất chi là cuddly :eek: =D> :x Hôm đấy em đi với bf tình cờ qua, thấy hot lắm rùi mà ko dám vào nhảy vì... ko phải dành cho tuổi mình :))
 
Ngô Tố Giao đã viết:
;;) Em Ngọc thích jive nhất à?

ko ạ, em nhảy Jive kém nhất, vì tối quá ko đi xem miss HAO được nên rảnh rỗi ngồi nhà tìm mấy trang ballroom dance ở VN, thấy bài này cũng hay hay nên post lên cho mọi người cùng xem thôi ạ
 
HEHEHEHE Giờ mới biết có topic này! Chúng tủ luôn!
Em cực kỳ máu me và mê nhảy đây các anh các chị ạ! :D
Em cũng đã học qua lớp cô Lan, trước đó thì có đi học ở Sở VH-TT Hà Nội, cạnh bờ Hồ!
Thấy 2 phong cách dạy và nhảy có vẻ hơi khác nhau!
Mọi người có thể off sớm được không? Lên sàn, hoặc xin cô Lan 1 buổi nào đấy cho lớp cô nghỉ để off ở Ams, nhảy như thế có khi vui hơn!

@Anh.Ngọc: Anh xem có trang nào mà dơn được nhạc nhảy về không ạ?
Trang ballroomdancers của anh chỉ cho nghe được có 30s thôi ạ, hơi chán! :D
Còn HYEC thì lại còn không có nhạc nữa cơ! :D
 
Em rất thích nhảy Jive đấy ạ! :D Phải cái không nhảy đẹp!
Thế chị (hay gọi là "cô"???) Giao cũng về VN hay sao mà định đi nhảy ạ?

@C.Quỳnh: chị vẫn đi học đấy ạ? Máu me thế? :D
Có gì là em đi học với đấy!
 
À, không phải chỉ mình topic này nói về nhảy đâu ạ, e có lập 1 topic trong CLB Thể thao, vì em nghĩ đây là Dance Sport mà, mà môn này cũng được đưa vào Sea Games, nên đây cũng là môn thể thao! :D
Thế nhưng hơi bị buồn vì chả có ma nào đọc topic đó cả! :(
 
Trang nào chuyên để download nhạc nhảy thì anh chịu, em có thể ghi lại tên các bản nhạc nhảy trong ballroomdancer.com rồi vào mấy trang share mp3 mà tìm, anh tin là sẽ tìm được khá nhiều đấy vì rất nhiều bản nhạc nhảy là các bản nhạc nổi tiếng mà.
topic này thấy ít người tham gia quá, dân AMS học nhảy nhiều thế mà chả thấy ai vào đây thảo luận cả. Đông đông người tham gia một chút thì có thể tổ chứ off được ngay chứ nhỉ.

Hôm nay lại copy và post tiếp 1 bài của www.vietnamdancesport.com

American vs International Style

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Có quá nhiều quan niệm không đúng và quá nhiều người làm lớn chuyện lên đến mức như thể là có 2 loài vật khác hẳn nhau (vì không tìm được từ tốt hơn). Thực sự, điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn. Tôi cảm thấy việc này đã bóp méo bức tranh toàn cảnh và đưa lại một cái nhìn lệch lạc về khiêu vũ.

Phong cách Mỹ là gì? Vào đầu những năm 1900, niềm đam mê khiêu vũ đã thống trị toàn nước Mỹ. Người người đều nhảy fox-trot, các điệu waltz và tango trong phòng khách và cả ngoài trời. Các tên tuổi như Arthur Murray, Freddie Astraire và Ginger Rogers xuất hiện. Họ đã trình diễn tính nghệ thuật của các điệu nhảy với vẻ đẹp và phong cách ít người bì kịp. Murray và Astraire đã rất thành công trong việc thành lập các trường dạy khiêu vũ trên khắp nước Mỹ, và sau đó đã chuẩn hóa được một giáo trình, hình thành phong cách Mỹ.

Phong cách Mỹ có 9 điệu nhảy, được chia làm 2 nhánh:

Smooth dances: gồm 4 điệu Waltz, Viennese Waltz, Foxtrot, Tango
Rhythm dances: gồm 5 điệu Rumba, Cha Cha, Mambo, Bolero, Swing

Phong cách quốc tế là gì? Trong cùng thời gian này các điệu nhảy đó được nghiên cứu ở Anh. Một phong cách Anh cho các điệu nhảy được xây dựng với những đặc trưng: tư thế vào đôi, vị trí tương quan của bàn chân khi nhảy và footwork được chú trọng hơn một chút. Và thật thú vị, G. R. Anderson người Mỹ cùng một bạn nhảy nữ người Anh là Josephine Bradley đã làm cả thế giới sửng sốt khi trình diễn điệu nhảy SLOW FOXTROT chưa từng có từ trước tới nay. Họ đã giành được giải thưởng uy tín nhất London vào những năm 1930: “The Star Ball”. Một kiểu nhảy Foxtrot nhanh hơn đã trở thành Quickstep và từ đó, một phong cách Anh đã phát triển với hướng nhảy theo các đường chéo trong tất cả các điệu ballroom. Với sự phát triển các điệu nhảy Latin ở Anh, người ta ghi nhận công lao của ngài Walter Laird. Cả thế giới đã kế thừa và chấp nhận phong cách này và do vậy, thuật ngữ “Phong cách quốc tế” ra đời.

Phong cách Quốc tế có 10 điệu nhảy, được chia làm 2 nhánh:

Standard dances: gồm 5 điệu Waltz, Viennese Waltz, Foxtrot, Quickstep, Tango
Latin dances: gồm 5 điệu Rumba, Cha Cha, Samba, Jive, Paso Doble


Vậy, 2 phong cách đó có khác nhau không?. Ồ ồ, Có và KHÔNG! Hai phong cách này khác nhau ở các Figures và Patterns và vân vân... nhưng bất kỳ một vũ sư giỏi hoặc vũ công hàng đầu nào cũng sẽ nói với bạn rằng vấn đề kỹ thuật là nhiều ít giống nhau. Hãy cùng xem xét một vài khía cạnh của các điệu nhảy ballroom.

Figure & Pattern đều được định nghĩa là một tổ hợp của các chuyển động hoặc các bước đi trong một điệu nhảy. Tuy nhiên, từ figure thường được dùng trong phong cách quốc tế, còn pattern thường được dùng trong phong cách Mỹ.

Chẳng hạn, 2 tổ hợp dưới đây là tương đương:

Phong cách quốc tế: điệu Waltz, quay phải gồm 2 nhịp 6 bước -- figure Natural Turn
Phong cách Mỹ: điệu Waltz, quay phải gồm 2 nhịp 6 bước -- pattern Right Box Turn


--> (A). Tư thế vào đôi, dáng đứng và thăng bằng, dẫn và theo
Có gì khác nhau giữa 2 phong cách? Thật khó nói. Một số người có thể nói rằng trong phong cách Mỹ, chúng ta giữ người nữ ở xa hơn. Thực tế, tư thế này tạo ra sự thoải mái cho những người mới tập hoặc 2 người lạ nhảy với nhau lần đầu.

Những nguyên tắc chung về tư thế vào đôi, dáng đứng và thăng bằng, kết nối, lực tác động và cách dẫn và theo đều có chung một nền tảng trong bất kỳ một phong cách khiêu vũ nào. Người nam đứng thẳng, còn nữ đứng hơi lệch về phía cạnh phải của nam, để khi bước đi họ sẽ không dẫm vào mũi chân của nhau. Thế thăng bằng của người nữ hơi (chỉ hơi thôi) ra đằng sau và về phía trái. Có lẽ mọi người đều đồng ý rằng tư thế vào đôi, dáng đứng, thăng bằng và cách dẫn và theo không có gì khác nhau.

Có một điều cần chú ý về vấn đề Thăng bằng trong các điệu nhảy. Ở tư thế xuất phát, Nam đứng thẳng còn Nữ hơi có xu hướng ngả về phía sau. Khi đi, hệ thống thăng bằng này vẫn phải được giữ nguyên. Bình thường người Nam thường quen đi tiến hơn, còn Nữ quen đi lùi hơn. Thăng bằng thường bị phá vỡ khi người Nam đi lùi và Nữ đi tiến. Lúc này, do xu hướng của chuyển động nên đa số các đôi nhảy thường có thăng bằng ngược lại: Nam ngả ra đằng sau để “kéo” Nữ đi, còn Nữ thẳng - thậm chí chúi về phía trước - để đi tiến và đáp lại lực kéo của Nam. Đây là tư thế sai và rất xấu.

Đối với các điệu nhảy theo tiêu chuẩn châu Âu, hãy cố gắng giữ đúng dáng người của mình dù đi ở bất cứ tư thế nào. Nam luôn thẳng, Nữ hơi ngả về phía sau và sang trái.

(B). Các Figures và Patterns:

Ở phần này người ta nhận thấy có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, gần đây tôi nhận thấy rằng ngày càng có nhiều sự vay mượn lẫn nhau giữa hai phong cách. Tôi thấy nhiều đôi nhảy hàng đầu của phong cách quốc tế đã sử dụng những bước nhảy ở tư thế mở để làm dạo đầu cho bài biểu diễn của mình. Họ cũng thường kết thúc bài nhảy bằng một vài figures tuyệt đẹp theo phong cách Mỹ làm khán giả rất thích thú. Cũng với những biểu hiện đó, tôi biết rằng các vận động viên phong cách Mỹ liên tục mời các vũ sư phong cách quốc tế huấn luyện cho mình về kỹ thuật để cải thiện chất lượng của điệu nhảy. Tuy vậy, trong khiêu vũ thi đấu thường có một ranh giới và các đôi nhảy cần phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt.

Điều này có thể nhận thấy rõ nhất khi xem các đôi nhảy phong cách quốc tế hạng chuyên nghiệp trình diễn tại các festival. Họ thường bắt đầu bằng cách nhảy một vài bước của phong cách Mỹ trong tư thế Tandem (Nam đứng sau lưng Nữ chứ không phải đối diện), hoặc bằng những bước nhảy solo (Nam & Nữ tách rời nhau).

Phong cách Mỹ chỉ được tổ chức thi đấu trong phạm vi nước Mỹ. Có 2 chương trình khác nhau, một của các studios Arthur Murray và một của các studios Freddie Astraire. Hai chương trình không khác nhau nhiều và đều được chấp nhận vì các quy chuẩn của phong cách Mỹ không quá nghiêm ngặt như phong cách quốc tế. Nhưng cũng chính vì vậy, các vận động viên Mỹ rất thích học các kỹ thuật quốc tế chuẩn hóa, vì những kỹ thuật này làm nền tảng rất tốt cho các bước đi hoa mỹ của phong cách Mỹ


Bởi vậy, tôi sẽ kết thúc bài viết này bằng câu nói "Hãy tiếp tục tận hưởng niềm vui khiêu vũ và phấn đấu đạt được một trình độ cao hơn trong khiêu vũ ngay như khi chúng ta chơi tennis hoặc golf hoặc bất kỳ môn nào khác. Hãy để sự lựa chọn và tự do cá nhân được thỏa sức vùng vẫy, nhưng phải quan tâm tới chất lượng của điệu nhảy".
 
Nhiều người nhảy nhưng ít người vào đây vì topic này nằm ở chỗ hẻo lánh quá, em tự nhiên lần mò mới vào được đây đấy chứ!
Chị Quỳnh có gì move sang chỗ nào nổi hơn 1 tí đi chị ạ! :D
 
Back
Bên trên