Re: khối chuyên mình rất rất vui.Anh em ta chan hòa tình thân!WELCOME TO LÝ 1 07-10!!
tao đọc cái này rồi
)
tặng mày 1 bài nhạc vàng tuyệt hảo:
Thói đời
http://www.yeunhacvang.com/index.php?pg=play&song=364 :x:x
một chút về ca nhạc sĩ chế linh, phong trần, nghệ sĩ, hình mẫu lí tưởng của 1 thanh niên:x:x
Vào năm 1958, khi Chế Linh 16 tuổi, một sự kiện xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời của chàng thiếu niên người Chàm này. Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ra lệnh ngăn cấm dạy học bằng tiếng Chàm trong các làng Chàm, một ngôn ngữ được tôntrọng và được coi như là ngôn ngữ thứ hai suốt từ thời Bảo Ðại.
Sự kỳ thị với dân tộc thiểu số này đã gây ra nhiều xung đột giữa người Chàm và Kinh và dẩn đến những cuộc gây cấn, đánh đập dã man giữa hai bên, nhất là khi người Chàm vào tỉnh thường hay bị chận đường đánh đập. Chế Linh cũng đã bị thương nhiều lần vì những xung đột này. Chính quyền Việt Nam lúc đó bỏ lơ và hoàn toàn không can thiệp đến những gây cấn này.
Coi như đây là một chuyến vượt biên thứ nhất, Chế Linh bỏ xứ để vào Sài Gòn - một nơi hoàn toàn xa lạ, không thân nhân; trong lòng vẫn mang những ấm ức đối với chính quyền Ngô Ðình Diệm, và tình thương dân tộc.
May mắn, tại Sài Gòn, Chế Linh đã tìm được việc làm cho một chủ người Hoa rất tốt bụng – ông chủ này đã giúp đỡ Chế Linh đi học và trả lương rất hậu cho Chế Linh giúp việc trong nhà như nấu ăn và coi con cho ông ta.
Sau chín tháng làm việc và dành giụm được một số tiền, Chế Linh quyết định vào trường Bồ Ðề rồi sau đó Nguyễn Công Trứ để theo học tiếp tục.
1960-1961: Lần đầu tiên đến với âm nhạc.
Let the music begin
Ðoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa cần tuyển ca sĩ để theo đoàn đi hát trong các miệt làng xa tại Biên Hoà. Chế Linh tham dự và được giải Nam Ca Xuất Sắt Nhất. Hoàn toàn không nghĩ là mình sẽ theo nghề ca hát, nhưng Chế Linh đã theo đoàn này hát (cùng với Châu Kỳ, Trúc Phương) vì tiền lương rất lớn.
Hai năm sau, đoàn văn nghệ bị tan rã - Chế Linh bắt đầu làn nghề tài xế (chở xe đá) tại Biên Hòa. Anh vừa làm việc vừa luyện giọng và viết nhạc – Tình yêu âm nhạc đã bắt đầu sinh nở trong Chế Linh. Cũng trong thời gian này, “Ðêm Buồn Tỉnh Lẽ” và "Ðếm Bước Cô Ðơn” ra đời, "Bài Ca Kỷ Niệm" ...
Cảm nhận rằng âm nhạc là con đường ngắn nhất để mang lại cảm thông giữa Việt và Chàm nói riêng cũng như dân tộc thiểu số nói chung, Chế Linh thề nguyện là sẽ theo và gắn bó vơí con đường âm nhạc.
Với sự nhiệt tình và tài năng của mình, Chế Linh đã sinh hoạt âm nhạc rất sôi nổi và thời đó. Anh đã cùng hát với những ca sĩ nổi tiếng như: Anh Ngọc, Duy Khánh, Thái Thanh, Thanh Thúy, Minh Hiếu, Tùng Lâm … Ra đời diã nhạc đầu tay “Vùng Biển Trời Và Màu Áo Em” với công ty Continental và sau đó ký hợp đồng công ty Dĩa Việt Nam.
Một số sự kiện và thành công trong đời Nghệ Sĩ:
1964-65: Thu rất nhiều dĩa hát
1972: Ðoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca – do Nhật Báo Trắng Ðen tổ chức.
1972: Mùa hè đỏ lửa – chính phủ VNCH cấm hát vì tiếng hát không phù hợp với anh em chiến sĩ.
1975: Hy vọng được “giải phóng” tiếng hát của mình, nhưng ngược lại bị bắt bỏ tù tại Sông Mao, Mỹ Ðức với tội phản động.
1978: ra tù sau 28 tháng biệt giam.
1980: Vượt biên sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada
Hiện Tại: Vẫn ca hát và viết nhạc
Tâm sự cùng Tạp Chí V
Che Linh 2002
Toronto - Canada
V: Anh có ý định về VN để hát?
CL: Tôi rất mong muốn về, nhưng với điều kiện là phải được ca hát trong một sân khấu chung.
V: Anh nghĩ gì về những ca sĩ đã quay về VN để sống và ca hát?
CL: Tôi hoàn toàn không chống đối. Ðó là tâm ý riêng của mỗi người. Là một nghệ sĩ, tôi nghĩ, nơi nào có người Việt thì nghệ sĩ có trách nhiệm mang tiếng hát tới.
V: Anh nghĩ gì về ca sĩ và sinh hoạt âm nhạc trong và ngoài nước hiện nay?
CL: Ðây là thời điểm tốt cho các ca sĩ trẻ trao dồi và phát triển tài năng, nhờ có kỹ thuật hiện đại – nhưng không nên lơị dụng kỷ thuật máy móc nhiều quá.
V: Lipsync?
CL: Ðó là những phóng bác, hồ đồ đối với khán giả.
V: Cảm giác của anh khi giặp lại Bạch Tuyết?
CL: Rất cảm động – đã ôm nhau khóc, rồi sau đó kể lại những kỷ niệm xưa.
V: Ca sĩ anh yêu mến nhất?
CL: Thanh Tuyền, một người bạn đồng hành.
V: Nghệ sĩ anh khâm phục nhất?
CL: Phạm Duy và Trúc Phương.
V: Loại nhạc ưa thích nhất?
CL: Tình yêu lứa đôi, về lính (lính yêu không dám nói…)
V: Bài nhạc thích nhất?
CL: Thói Ðời – vì phù hợp với rất nhiều giới … “ai chưa qua chưa phải là người…”
V: CD tự hào nhất?
CL: “18 Ca Khúc Chọn Lọc” trong đó có bài “Tình Bơ Vơ”
V: Về trung tâm băng nhạc hiện nay?
CL: Lúc trước, những trung tâm băng nhạc rất tha thiết về nghệ thuật. Nhưng hiện nay, đa số là vì lợi nhuận.
V: Ước vọng?
CL: - Riêng tôi: Chính Phủ VN (không cần chế độ nào) quan tâm và giúp đở com em Champa được tiếp tục học tập và thành tài.
- Cho VN: Mong có một chính quyền thật sự vì quốc gia dân tộc trên hết. Xóa bỏ mọi thành kiến để xây dựng VN đi lên cùng văn minh nhân loại.
- Gia Dình Nghệ Sĩ: Một ngày tốt đẹp để tự nhiên sinh hoạt chung từ Nam ra Bắc, để được gần gủi vói khán giả yêu thương.