Hall of Fame

Re: Tinh hoa bóng đá

"Thuê" CĐV Việt Nam, Qatar chơi ngông nhất

Danh hiệu đội bóng ngông nhất có lẽ sẽ thuộc về Qatar khi họ thuê đến 10.000 người sống quanh khu vực Mỹ Đình. Những người được "thuê" sẽ đến sân để cổ vũ cho đội bóng này với những tấm biển có chữ "Go Qatar". Qatar chi cho mỗi một người cổ vũ là 10 USD, bao gồm cả tiền quần áo, vẽ mặt... Tuy nhiên, có một điều khiến lãnh đội của Qatar tỏ ra lo lắng là trong trận gặp Việt Nam, không biết, những CĐV "thuê" có cổ vũ cho đội nhà không, hay là họ sẽ lại ủng hộ cho đội bóng quê hương.
 
Re: Tinh hoa bóng đá

anh Hải đưa cái này sang topic tin tức nhé
đây là topic về các cầu thủ cơ mà
với cả tin này lâu rồi
 
Re: Tinh hoa bóng đá

12 nhân vật góp phần thay đổi bóng đá thế giới​

Pierluigi Collina, siêu trọng tài đầu tiên và duy nhất tới nay

Pier_C_main.jpg


Collina là ngoại lệ duy nhất trên thế giới về một trọng tài. Trừ ông, tất cả những “vua áo đen” trên sân cỏ chỉ được những lời khen chiếu lệ cho một trận bắt tốt và bị chỉ trích nặng nề nếu bắt dở. Tóm lại, họ luôn là nơi để CĐV trút sự giận dữ có cớ và cả vô cớ. Nhưng Collina là một tên tuổi lớn. Ông không chỉ là một trọng tài, mà còn hơn thế.

Cuốn hồi ký của ông đã được dịch ra 11 thứ tiếng. Bên cạnh một website cá nhân nổi tiếng trên mạng, ông còn có mặt trong hàng loạt quảng cáo, video clip ca nhạc và các buổi trình diễn thời trang. Hãng IBM và Unilever từng thuê ông đến giảng cho các quan chức của họ về việc ra những quyết định. Ngày Collina chia tay với sân cỏ, một tờ báo ít khi quan tâm đến bóng đá như New York Times đã dành hơn một nghìn chữ để viết về ông.
Collina thực sự có tài, điều đó không có gì phải bàn cãi. Hầu hết các HLV, các cầu thủ trên thế giới đều phải thừa nhận điều ấy. Đôi mắt rất sáng, nụ cười dễ chịu và cái đầu không một chút tóc nào của ông được coi như một phần của thương hiệu Collina. Ông cũng như Beckham, có thể sống tốt và bỏ túi bạc triệu dù ít dính đến bóng đá nữa. Có nhiều cầu thủ kiếm tiền nhiều và nổi tiếng tương tự Beckham, nhưng trọng tài tới nay thì chỉ có một, đó là Collina.

Vài nét về Collina:
- Sinh năm: 1960
- Danh hiệu cá nhân: Trọng tài hay nhất thế giới, theo bầu chọn của LĐ quốc tế thống kê và lịch sử thế giới (1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003).


Paolo Maldini, nhà thơ của hàng phòng ngự

dac8f59f.jpg


Facchetti đem sự lịch lãm, thông minh và rắn rỏi đến hàng phòng ngự. Gentille đã chỉ cho những người hâm mộ thấy, phòng thủ kiểu Italy là phải kèm chặt và “khủng bố” tinh thần của đối phương như thế nào. Baresi biến phòng thủ thành một dạng khoa học của tính chính xác trong thứ bóng đá phòng ngự khu vực. Còn Maldini là người đã giúp tất cả nhìn về cách phòng ngự Italy bằng một cái nhìn khác, tích cực hơn, đẹp hơn và nhiều chất thơ hơn.

Maradona từng nói về anh: “Hình như Maldini đi nhầm chỗ thì phải. Chỗ của anh ấy phải là trên sàn diễn thời trang”. Người hậu vệ lịch lãm và đẹp trai ấy đã biến phòng ngự thành một thứ nghệ thuật. Đó là nghệ thuật của sự phô diễn sức mạnh khi bám đuổi và cắt bóng ngay trong chân đối thủ, trong những tình huống nguy hiểm tưởng như không thể cứu vãn nổi với một sự chính xác ít thấy. Đó còn là nghệ thuật của khả năng lấy thăng bằng và thể hiện kỹ thuật, nghệ thuật của tài chỉ huy hàng thủ, nghệ thuật của việc đã luôn đứng vững trên sân cỏ trong suốt bao năm qua, dù bây giờ anh đã gần 40. Anh đã học những điều ấy từ người cha, Cesare (thậm chí anh còn giỏi hơn cha anh) và là một sản phẩm hoàn hảo của trường phái phòng ngự siêu việt Italy.

Người đàn ông này là người giữ tất cả những kỷ lục về số trận đấu cho ĐTQG cho CLB, cho các trận đấu ở Cúp châu Âu, các trận derby, là một tầm gương lớn về sự bền bỉ, là lịch sử hiện đại của Milan, với biết bao thăng trầm trong hơn 20 năm qua, là một hình tượng mẫu mực về sự trung thuỷ. Anh chính là Milan và Milan, dù đã chuẩn bị rất kỹ cho những năm tháng tới không có anh, vẫn rùng mình khi nghĩ đến một ngày kia, anh sẽ không còn ở đó nữa, trên thảm cỏ xanh.

Vài nét về Maldini:
- Sinh năm 1968
- Là một trong số hiếm những tên tuổi lớn trong lịch sử bóng đá không có một danh hiệu cá nhân ở cấp thế giới nào, không Quả bóng vàng, không Cầu thủ hay nhất của FIFA. Nhưng nếu có một giải thưởng tương tự như “Oscar cho thành tựu suốt đời”, anh xứng đáng có được danh hiệu ấy. Ennio Morricone, với biết bao nhạc phim suất sắc cho Hollywood, vừa được trao một giải như thế. Maldini chính là Morricone của bóng đá.

Zinedine Zidane, biểu tượng thể thao, xã hội và chủng tộc

pic603.jpg


Anh tới giờ vẫn giữ kỷ lục cầu thủ đắt giá nhất thế giới, là "vì tinh tú" sáng nhất trên bầu trời Real Madrid những năm qua. Kể cả khi anh đã giải nghệ sau World Cup 2006, người ta vẫn yêu anh, nhắc đến anh, nhớ đến cái đầu hói và những pha biểu diễn kỹ thuật đẹp đẽ của anh. Con người này là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố trong một nước Pháp: anh được một tờ báo của giới trung lưu Pháp bầu là người Pháp nổi tiếng nhất; năm 1998, với thắng lợi ở World Cup, anh được coi là biểu tượng của sự hoà hợp sắc tộc trên đất Pháp, vốn từ lâu đã có quá nhiều mâu thuẫn. Anh là người gốc Algeria, lớn lên ở Marseille, và là thủ lĩnh của một "Les Bleus" có công thức da trắng -da đen - Bắc Phi.

Nhà nghiên cứu xã hội Pháp, Pascal Boniface gọi hiện tượng thành công của Zidane là “sự khởi đầu của một thời đại ánh sáng mới”. Điều đó đúng. Chỉ có điều, Zidane đã kết thúc sự nghiệp trong một bi kịch cho chính anh, một cú húc đầu vào ngực Materazzi trong trận CK World Cup 2006. Cú "phốt" này không chỉ đóng lại những năm tháng đẹp đẽ của anh trong bê bối, mà còn góp phần khiến Pháp không thể với tới một chức VĐTG.

Vài nét về Zidane:
- Sinh năm: 1972
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu (1998), Cầu thủ hay nhất thế giới (1998, 2000, 2003), Cầu thủ hay nhất nước Pháp (1998, 2002)

Roberto Baggio, người giúp tifosi không ghét bỏ bóng đá Italy

2685181982.jpg


Truyền thống bóng đá Italy luôn sản sinh ra những hậu vệ lớn - những "công nhân" thực sự trên thảm cỏ, mà nhiệm vụ duy nhất là không cho một ai, kể cả chính họ, ghi bàn. Trong hàng chục năm, những gì mà người ta nói về bóng đá Italy chỉ là kết quả và đó là mục đích tối thượng của nó. Nhưng tại sao nền bóng đá khô khan và thực dụng ấy lại có thể sinh ra một ngôi sao như Roberto Baggio, người luôn đem lại cho giới tifosi những niềm hạnh phúc vì những bàn thắng đẹp đến mê hồn của anh, đồng thời cũng là hiện thân cho những nỗi buồn thất bại (quả penalty hỏng ăn trong trận chung kết World Cup 1994)?

Giorgio Tosatti, cây bút gạo cội trong làng báo thể thao Italy, đã giải thích điều này: “Bản thân bóng đá Italy là cuộc sống, luôn ở hai thái cực trái ngược tồn tại trong một chính thể, là tốt và xấu xen kẽ, nhưng không bao giờ có sự kết hợp giữa tốt và xấu thành một cái gì đó, hoặc là rất tốt, hoặc là rất xấu. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi Italy đã có những Facchetti, Maldini, Baresi, nhưng lại có Baggio, Zola, Mancini, Totti”.

Baggio đã có một sự nghiệp lẫy lừng, được tôn vinh và yêu mến ở khắp thế giới, nhưng bản thân anh không thấy hạnh phúc đến thế. Là tên tuổi lớn duy nhất từng chơi cho cả 3 đội bóng lớn nhất Italy (Juve, Milan, Inter), nhưng sau Juventus, anh không sống được ở một CLB lớn nào nữa, mà chỉ tỏa sáng ở những đội bóng nhỏ, như Bologna, Brescia. Không ai ở Italy quên được câu nói của Tabarez, HLV Milan, khi đẩy anh sang Bologna: “Trong bóng đá hiện đại làm gì có chỗ cho các nhà thơ”. Ấy vậy mà "nhà thơ" Baggio đã ghi 205 bàn ở Serie A. Cũng không ai không nhớ đến Baggio, dù anh với 56 trận cho đội tuyển Italy, thậm chí còn chơi ít hơn 4 trận so với người cùng họ với mình, Dino Baggio, một tiền vệ phòng ngự có lối chơi chặt chém và dũng cảm hơn là lãng mạn.

Nền bóng đá nào cũng cần những Baggio, cần rất nhiều Dino và một số ít Roberto. Roberto Baggio gặp rất nhiều trắc trở chính bởi anh quá lãng mạn. Ông chủ Juve, Agnelli còn gọi anh là "con thỏ ướt át" (coniglio bagnato). Nhưng chính vì thế, các tifosi càng yêu anh, nhớ anh nhiều. Vì họ hiểu "cuộc sống luôn cần bánh mì để ăn cho no bụng, nhưng sẽ ngon hơn nhiều nếu phết thêm vào đó một lát mứt ngọt ngào…"

Vài nét về Baggio:
- Sinh năm: 1967
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu (1993), Cầu thủ hay nhất thế giới của FIFA (1993)

Franz Beckenbauer - Libero và hơn thế nữa

FranzBeckenbauer.jpg


Trong những năm 1960, kể cả những bình luận viên (BLV) nổi tiếng thế giới như BLV người Anh của đài BBC, Kenneth Wolstenholme, đã không biết phải gọi Beckenbauer là gì cho đúng. Trong cuốn sách để đời viết về những ngôi sao bóng đá sáng nhất châu Âu, có tựa đề The Pros, Wolstenholme mô tả vị Hoàng đế bóng đá là “một cái tên lớn với người Đức, cũng hệt như cái tên Bobby Charlton với người Anh”. Ông đã đúng một phần, bởi người Đức sẽ khẳng định Beckenbauer là một người còn hơn thế nữa. Ông là sự kết hợp của 70% của những gì Bobby Charlton đã làm được và 80% những chiến công của Bobby Moore - một tượng đài khác của bóng đá xứ sở sương mù.

Những người xem bóng đá ở thập niên 1970 ấy nhanh chóng nhận ra rằng Beckenbauer đã làm được hơn những gì mà một hậu vệ phải làm. Một cầu thủ chơi chủ yếu với nhiệm vụ phòng thủ đã biến thành một cầu thủ tự do, có thể di chuyển xuống phía dưới hàng thủ để bọc lót, hoặc chơi phía trên hàng thủ, hoặc chạy lên tận hàng tiền vệ để đóng vai trò là người tổ chức, và khi có điều kiện, tấn công như một tiền đạo biết ghi bàn. Người ta gọi những cầu thủ như thế là libero, và Beckenbauer đã là người đầu tiên nổi tiếng với vị trí này.

Trong 12 năm, từ 1965 đến 1977, bóng đá thế giới nhìn ông thán phục, không chỉ vì tài năng và đức khiêm tốn, mà còn ở cả sự đĩnh đạc, phong thái trên sân. Không có bóng, ông lo phòng thủ. Có bóng, ông tổ chức tấn công, chuyền bóng lên phía trên cho đồng đội hoặc ghi bàn. Khi Beckenbauer giải nghệ năm 1977, sau 103 trận với 14 bàn cho đội tuyển Tây Đức, nước Đức bàng hoàng nhận ra họ đã sống quá lâu dưới cái bóng của ông, cả đội tuyển xây dựng xung quanh ông. Và khi Beckenbauer ra đi, một khoảng trống dài như vô tận vì thiếu một ngôi sao lớn như ông diễn ra đến tận năm 1990, khi Đức vô địch World Cup 1990, với ngôi sao mới Matthaeus. Điều đặc biệt, chính Beckenbauer, với vai trò HLV, là kiến trúc sư của chiến thắng ấy.

Ngày nay, những cầu thủ như Beckenbauer không còn nữa. Vai trò của ông thường được chia sẻ cho 2 người, như ở Milan, với Gattuso là người xốc dậy cả hàng tiền vệ, che chắn cho hàng thủ, tranh cướp bóng và hỗ trợ cho Pirlo, bộ não của đội bóng, hoạt động trong một diện rộng ở phần sân mà trước kia Beckenbauer đã làm vua ở đó. Hai người của thời hiện đại, chỉ để làm công việc của một người. Vì vậy chỉ có một Beckenbauer

Vài nét về Beckenbauer:
- Sinh năm: 1945.
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu (1972, 1976), Cầu thủ hay nhất nước Đức (1966, 1968, 1974, 1976)

Oleg Blokhin, "Nhà du hành vũ trụ không thể bay"

astrosblokhin3.jpg


Nếu Blokhin được sinh ra chậm hơn chừng 10 năm, có lẽ, ông sẽ nổi tiếng như Stoichkov. Điều may mắn là ông đã trưởng thành và nổi tiếng nhờ thứ bóng đá cơ động và điền kinh tổng lực của người thầy vĩ đại Lobanovsky ở Dynamo Kiev. Và điều tồi tệ, là ông chỉ được phép ra thi đấu ở nước ngoài vào năm 1988, khi đã 36 tuổi, và chẳng còn gì để chứng tỏ cho thiên hạ ngoài biên giới Liên Xô thấy những điều thần kỳ, như khi ông đã làm cùng Dynamo Kiev ( đoạt Cúp C2 năm 1975). Những năm ấy, Blokhin, với khả năng ghi bàn khủng khiếp của mình (ghi hơn 200 bàn trong giải VĐ Liên Xô), với tốc độ nhanh như tên lửa (ông chạy 100 mét chỉ hết 11 giây, và so với kỷ lục Olympic 1970, ông chỉ chậm hơn có 1 giây), đã trở thành siêu sao đầu tiên của bóng đá Xô Viết.

Tạp chí bóng đá Đức Kicker năm 1974 từng gọi ông là “nhà du hành vũ trụ ở chân trời bóng đá”. Blokhin giải nghệ vào năm 45 tuổi. Vào đúng năm 1997 ấy, Stoichkov đang tỏa sáng và là một bản sao của Blokhin ngày nào, nhưng anh lại sinh ra đúng thời hơn Blokhin. "Con tàu vũ trụ" Blokhin đã không thể cất cao.

Vài nét về Blokhin:
- Sinh năm 1952
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu (1975), Cầu thủ hay nhất Liên Xô (1973, 1974, 1975), Cầu thủ hay nhất Ukraine (1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978, 1980, 1981).

Diego Maradona, "Vua" của tất cả "các vị vua"

1117782452.jpg


HLV huyền thoại Alf Ramsey, người đưa tuyển Anh lên ngôi VĐTG năm 1966, nhận xét: “Pele có hầu như tất cả. Maradona có tất cả”. Quả thật, người ta có thể nói về Maradona cả ngày không chán. Xem anh đá bóng ở thời đỉnh cao không khác gì ngắm một bức tranh đẹp đẽ của Raffaello hay Botticelli - 2 danh họa kiệt xuất người Italy thời Phục hưng. Anh có tất cả: kỹ thuật, sự nhanh nhẹn, tư duy chiến thuật, khả năng gây đột biến trong tích tắc, tài thủ lĩnh, sự dũng cảm để làm nên những điều phi thường và cả những điều xấu xa nhất (bàn thắng bằng “bàn tay của Chúa” vào lưới Anh ở World Cup 1986). Maradona làm cho bóng đá trở nên đẹp đẽ, nhưng anh cũng làm cho nó xấu đi khá nhiều.

Anh xuất hiện những năm 1980, khi bóng đá trở nên thực dụng, xấu xí và khả năng kỹ thuật điêu luyện của anh đã làm nảy sinh một vấn đề quan trọng làm thay đổi bóng đá thế giới. Các hậu vệ luôn tìm cách chặt chém anh một cách thô bạo và thứ bóng đá xấu xí của chính đội Argentina mà Maradona khoác áo ở World Cup 1990, kỳ World Cup được cho là dở nhất trong lịch sử, khiến số bàn thắng trung bình của mỗi trận giảm xuống thấp nhất lịch sử. Đây là lý do khiến FIFA tiến hành một chiến dịch bảo vệ những ngôi sao như anh bằng cách thắt chặt luật lệ về phạm lỗi, một cuộc cải cách mạnh trong lịch sử. Anh không được tận hưởng sự bảo vệ ấy, bởi tại World Cup 94 anh bị treo giò vì dùng doping. Chính anh cũng đã phải rời Italy năm 1991 vì lý do tương tự.
Vậy đấy, Maradona, người đưa Argentina đến chức VĐTG năm 1986, vào tới trận chung kết World Cup 1990, giúp đội tí hon Napoli đoạt Scudetto 1987, 1990 cũng không chỉ là một ông vua trên sân cỏ. Anh là cuộc sống, là cái tốt, cái xấu, cao cả và đê hèn, vinh quang và tủi nhục… tất cả trong một con người.

Vài nét về Maradona:
- Sinh năm: 1960
- Danh hiệu cá nhân: Cầu thủ hay nhất World Cup 1986, Cầu thủ hay nhất Nam Mỹ (1979, 1986, 1989, 1990, 1992), Cầu thủ hay nhất Serie A (1985)

George Best, "James Dean" của bóng đá

15_1.jpg


Trước khi Beckham khám phá ra rằng, bóng đá có thể là sân khấu để anh khoe khuôn mặt đẹp trai khiến cả giới nữ lẫn giới nam, thậm chí là dân "gay", phát điên lên, có thể kiếm bộn tiền nhờ vẻ đẹp của cơ thể và trưng nó lên bìa báo cùng với những scandal hơn là thi đấu trên sân cỏ, Best đã biết đến điều ấy rồi. Thậm chí, cuộc sống của Best (đọc cũng na ná như Becks) trở nên tối tăm và mờ mịt vì sự nổi tiếng ấy. Nó đã giết chết ông.

Tài năng của Best nở rộ ở M.U (cũng như Becks). Những cú đi bóng nhanh như điện giật, những pha đột phá khiến tất cả kinh ngạc và khiến nhiều cầu thủ ở những đội bóng chống lại M.U phát bực Trong một trận đấu với Southampton, một cầu thủ của đội này đã la lên với tiền đạo người Bắc Ireland của M.U: “Mày mà còn lặp lại động tác đi bóng ấy , tao sẽ giết mày”. Best nghe thấy thế chỉ cười. Năm 1968, ông trở thành nhân vật chính trong cuộc chinh phục thành công Cúp C1 của M.U.

Tai hoạ của Best đến từ khuôn mặt điển trai và cả tài năng đã giúp ông được coi là thành viên thứ 5 của nhóm Beatles. Ông đẹp trai, và có một cá tính nổi loạn như tài tử James Dean. Trong khi Dean chết vì tai nạn sau một lần phi xe bạt mạng, Best đã giã từ bóng đá năm 27 tuổi, không phải trên sân cỏ, mà ngoài đời vì ông bắt đầu nốc rượu và sống một cuộc đời phóng túng. 30 năm uống rượu đã giết chết ông. Maradona từng nói: “Tôi điên, nhưng Best còn điên hơn tôi”.

Dường như mỗi một nước có một Best của riêng mình. Bulgaria có Georgi Asparugov, Italy có Gigi Meroni, trong khi nước Anh sau này có thêm Gascoigne. Meroni và Asparugov đều chết trẻ. Best qua đời năm 2005 ở tuổi 59. Còn Gascoigne?

Vài nét về George Best:
- Sinh năm: 1946, Mất: 2005
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu (1968), Cầu thủ hay nhất nước Anh (1968)

Alfredo Di Stefano tạo nên huyền thoại Real Madrid

T285128A.jpg


Trước khi có Di Stefano, Real Madrid không phải là Real Madrid. Real mà không có Di Stefano cũng hệt như ban nhạc Queen chẳng còn gì khi mất Freddy Mercury, giải đua F1 không có Michael Schumacher hay Tiger Woods không có mặt ở một sân golf nào. Di Stefano chính là Real, bởi dù SVĐ của họ có mang tên Santiago Bernabeu, tên của vị chủ tịch vĩ đại, thì Di Stefano mới là ngôi sao sáng nhất. Những chiến thắng lẫy lừng, những danh hiệu của Real và thời kỳ oàng kim của họ chỉ đến khi ông ký hợp đồng với Real năm 1953, ở tuổi 27. Hai năm sau, thời kỳ thống trị của Real bắt đầu. Từ 1955 dến 1960, tất cả các Cúp C1 đều nằm trong tay họ.

HLV Helenio Herrera, một huyền thoại của bóng đá thế giới, nói về ông: “Di Stefano là cả một đội bóng. Anh ta là cái neo của hàng thủ, là cầu thủ dẫn dắt lối chơi, là chân sút số một”. Nhưng ông còn là một thủ lĩnh đặc biệt, người tạo cảm hứng cho tất cả, người tôn thờ thứ bóng đá bằng máu và mồ hôi. Trong cuốn sách nổi tiếng của nhà báo Phil Ball có tựa đề "Real trắng", có cả một chương mang tên Cuộc sống trước Di Stefano để nói về ông và CLB Hoàng gia Tây Ban Nha. Trước Di Stefano, Real chỉ có 2 chức VĐ Liga, kể từ khi gắn bó với ông, thêm 27 danh hiệu nữa!

Ở trận đấu đầu tiên của Real ở Cúp châu Âu, với Servette, năm 1955, người sau này là Vua Tây Ban Nha, Juan Carlos, lúc đó mới 17 tuổi và là thái tử, đã vào tận phòng thay quần áo của Real để bắt tay từng người. Vị vua tương lai của Tây Ban Nha đứng lại một lúc lâu trước Di Stefano và nói: “Bây giờ, chàng trai này mới là vua”. Ông không hề sai.

Vài nét về Di Stefano:
- Sinh năm: 1926
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu (1959)

Eric Cantona, "Gã điên" làm bừng sáng giải Ngoại hạng

eric.jpg


Thật khó để tưởng tượng ra giải Ngoại hạng sẽ còn nhàm chán và buồn thảm đến bao giờ, nếu Cantona không đổ bộ lên đất Anh hồi tháng 2/1992. Nó sẽ không có tâm hồn, không có kỹ thuật (lối chơi "kick & rush" ngự trị) và không mang một chút cá tính nào. Trước đây, án kỷ luật của UEFA với bóng đá Anh sau vụ Heysel năm 1985 đã giết chết một phần bóng đá của quốc gia này.

Khi Cantona đến Anh, chàng thanh niên 26 tuổi vốn mang tiếng là một "gã điên" khó tính và hay gây gổ, đã có một quá khứ không đến nỗi tồi với đội tuyển Pháp (20 bàn trong 45 trận), không hề được đánh giá cao và thậm chí còn được cho là sẽ thất bại thảm hại như nhiều cầu thủ khác. Nhưng ngay năm ấy, anh đã đưa Leeds đến chức vô địch nước Anh bằng sự thông minh và phong cách chơi bóng đầy chất nghệ sĩ.

Vì Elland Road không bao giờ là “Nhà hát của những giấc mơ”, nên anh đến đó, Old Trafford, và Alex Ferguson cảm ơn Chúa vì đã cho ông thứ vũ khí sắc sảo nhất để ông cùng MU trở lại thống trị bóng đá Anh sau bao năm trắng tay và núp bóng Liverpool. Ông tìm thấy ở anh, và sau này là Roy Keane, tư chất của một thủ lĩnh tối cao, người đưa đội bóng đến chiến thắng, người truyền cảm hứng cho đồng đội. Với những phẩm chất đó, Cantona đã đưa MU đến những chiến thắng, kèm thêm cả những phiền toái do những án kỷ luật mà anh đã hứng chịu như một phần của cá tính mạnh mẽ ấy (cú kungfu vào một CĐV Wimbledon năm 1995). Sự xuất sắc ấy đã không chỉ đưa MU thành lá cờ đầu của giải Ngoại hạng, mà còn được coi là biểu tượng thành công mang tính toàn cầu của giải đấu. Đó là nhờ Cantona, cầu thủ hay nhất trong lịch sử của giải đấu này, tính tới nay.

Bây giờ, Cantona đang hưởng thụ những tháng ngày vui vẻ nhất của một cuộc sống không bóng đá: anh đóng phim, và khá thành công. Những cuốn phim sắp tới sẽ còn có mặt anh nhiều lần nữa. Cuốn phim hay nhất mà anh đóng vai chính đã được chiếu rồi, trên đất Anh. Bộ phim có tên “Cantona, một người Pháp làm rạng rỡ bóng đá Anh”.

Vài nét về Cantona:
- Sinh năm: 1966
- Danh hiệu cá nhân: Cầu thủ hay nhất nước Anh (1996)

Vài nét về Cantona:
- Sinh năm: 1966
- Danh hiệu cá nhân: Cầu thủ hay nhất nước Anh (1996)

Johan Cruyff, vị vua của bóng đá tổng lực

cruyff.jpg


Cruyff mới chỉ 8 tuổi khi trận đấu bóng đá nhà nghề đầu tiên diễn ra trên đất nước Hà Lan vào ngày 13/3/1955. Vậy mà chỉ trong 20 năm, Ajax đã 3 lần liên tiếp đoạt Cúp C1 trong những năm 70 và đội tuyển Hà Lan đã 2 lần vào đến tận trận chung kết của 2 World Cup liên tiếp 1974 và 1978. Thành tựu lớn ấy sẽ không bao giờ được tạo nên nếu không có khối óc của HLV huyền thoại Rinus Michels và đôi chân cùng cái đầu của Johan Cruyff. 2 con người ấy đã thổi một luồng gió tươi mát vào bóng đá thế giới những năm 1970 với bóng tấn công tổng lực.

Dù với tư cách nào, cầu thủ hay HLV, Cruyff cũng luôn để lại những ấn tượng mạnh mẽ. Và những bài phỏng vấn nào về ông cũng luôn cho thấy, ông không chỉ giỏi trên sân, mà còn là một nhà tư tưởng vĩ đại của bóng đá tấn công. Người Hà Lan gọi ông là John Lennon của họ. Thế giới gọi ông và thế hệ ông là “người Hà Lan bay”. Bất cứ nơi nào ông đã đi qua, từ Ajax, Barca đến đội tuyển Hà Lan đều kính trọng ông và chịu ảnh hưởng lớn của ông, đặc biệt là Barca, bởi chính ông,cùng Michels và Neeskens là những người đã kết duyên cho xứ Catalan với những người Hà Lan trong suốt 30 năm qua, một mối tình chưa hề có dấu hiệu nguội lạnh. Chính Cruyff và cá tính của ông đã ảnh hưởng lớn đến những đội bóng mà ông thi đấu và dẫn dắt.

Sự thật, là trong trận đầu tiên của sự nghiệp ở tuổi 19, ông đã ghi 1 bàn thắng và sau đó bị đuổi khỏi sân vì…đấm trọng tài. Cruyff là thế đấy, bộc trực, sắc sảo và thông minh. Như thứ bóng đá của chính ông.

Vài nét về Cruyff
- Sinh năm: 1947
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu (1971, 1973, 1974)

Raymond Kopa, người mở đầu cuộc cách mạng trong xã hội bóng đá

kopa.jpg


Một cầu thủ xuất sắc của bóng đá Pháp không thể được gọi là "Napoleon của bóng đá" trừ phi người đó, hoặc phải siêu giỏi hoặc phải chinh phục được những danh hiệu lớn nhất của bóng đá thế giới. Trước khi Platini và Zidane làm được điều đó, Kopa đã đứng trên đỉnh thế giới rồi. Người sinh ra trong một gia đình công nhân mỏ ấy đã chinh phục nước Pháp như Napoleon từng chinh phục, dù ông là người gốc Ba Lan (“tên tôi là Kopaszewski, và để thoát khỏi những mỏ than, tôi chẳng biết cách nào khác ngoài đá bóng”). Ông đổi tên, nhập quốc tịch Pháp và trong năm 1958, đưa Stade de Reims vào chung kết Cúp C1 (tiền thân của Champions League), đưa đội tuyển Pháp vào bán kết World Cup.

Sau khi đến Real, giành Cúp C1 với họ, và trở thành cầu thủ Pháp đầu tiên đoạt Quả bóng vàng châu Âu, Kopa trở lại Pháp và phát động cuộc chiến chống lại chế độ hợp đồng hà khắc của giới chủ với các đồng nghiệp ở quê nhà (các cầu thủ bị cột chặt bằng một hợp đồng nặng nề với CLB và đến năm 35 tuổi mới có thể được ra đi theo ý muốn). Vụ đó đã khiến Kopa bị kỷ luật 6 tháng (ông giải nghệ ngay sau đó), nhưng đã dẫn đến một cuộc cách mạng trong làng bóng đá Pháp với sự ra đời của Hiệp hội cầu thủ nhà nghề , để bảo vệ quyền lợi những cầu thủ.

Ngày ông mới nổi tiếng, khi được hỏi cảm nghĩ, Kopa đã nói: “Nếu không có cái mỏ than ấy, tôi chỉ là một cầu thủ giỏi không hơn. Và để thoát ra khỏi cái mỏ than, tôi chỉ có một lựa chon duy nhất, bóng đá”. Vậy, đã bao giờ ông nghĩ, nếu không có ông, bóng đá Pháp sẽ ra sao?

Vài nét về Kopa
- Sinh năm: 1931
- Danh hiệu cá nhân: Quả bóng vàng châu Âu năm (1958)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Aliaksandr Pavlovich Hleb - Hoàng tử Belarus

hleb_aleksandr_afc_profile_2006.jpg

Tiểu sử

Họ và tên: Aliaksandr Pavlovich Hleb
Sinh ngày: 1-5-1981
Tại: Minsk, Belarus
Vị trí: Attacking Middle Field - Tiền vệ công
Số áo: 13
CLB cũ: BATE Borisov, VfB Stuttgart
Gia nhập Arsenal: 27-6-2005

_42227512_hleb_gett300.jpg

Thời niên thiếu và những bước khởi đầu

Hleb trưởng thành ở Minsk, thủ đô của Belarus. Mẹ anh là thợ xây còn cha anh lái xe chở xăng. Ông từng tham gia nhóm tình nguyện viên giúp phá bỏ những ngôi nhà bỏ hoang ở sau thảm họa Chernobyl . Hleb cho rằng chính sự tiếp xúc với phóng xạ ở đây khiến cho sức khỏe của ông suy giảm. Sau khi có được những thành công đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ, Hleb đã rất vui mừng khi có thể mang đến cho cha mẹ một cuộc sống tốt hơn, không còn cảnh lao động cực nhọc.

Hleb bắt đầu sự nghiệp bóng đá của mình tại trường đào tạo của CLB Dinamo Minsk. Năm 17 tuổi, anh kí hợp đồng với CLB BATE Borisov, một câu lạc bộ nằm ở phía Bắc Minsk thi đấu ở hạng cao nhất của bong đá Belarus. Ngay mùa giải sau đó anh cùng CLB này đoạt chức vô địch.

_41376851_hleb.jpg

Được các tuyển trạch viên chú ý, anh và cậu em trai, Vyacheslav Hleb, chuyển sang thi đấu cho VFB Stuttgart (Đức) với giá €150.000. Anh nhanh chóng thể hiện được mình và trở thành cầu thủ quan trọng của đội bóng. Mùa giải 2002-2003, Stuttgart trở thành á quân của Bundesliga cùng với chiến thắng trước MU ở Champion League nhờ vai trò dẫn dắt lối chơi của Hleb. Tuy nhiên, Stuttgart không còn thành công với HLV mới Matthias Sammer, người thay thế cho Felix Magath đã chuyển tới Bayern Munich.

Sự nghiệp ở Arsenal

p1-wp-pl-Hleb-v1.jpg

28/6/2005, Hleb chuyển tới Anh thi đấu cho Arsenal với bản hợp đồng có thể lên tới 10 triệu bảng (phụ thuộc vào sự thể hiện của Hleb) kéo dài trong 4 năm. HLV Arsène Wenger đã bố trí Hleb ở nhiều vị trí trên hàng tiền vệ. Hleb được coi là sự thay thế cho Fredrik Ljungberg, Robert Pirès hay Dennis Bergkamp.

Hleb là cầu thủ có khả năng rê dắt bóng, khả năng xử lý bóng chết rất tốt cũng như khả năng kiến tạo hàng đầu mà anh đã từng thể hiện ở Bundesliga. Trong lần ra mắt của mình tại một trận đấu giao hữu trước mùa giải, anh đã ghi bàn thắng chỉ 2 phút sau khi được thay vào ở hiệp 2. 21/8/2005, Hleb chơi trận đấu chính thức đầu tiên cho Arsenal trên sân của Chelsea . Anh đã nhận được nhiều lời ca ngợi về màn trình diễn của mình sau trận đấu. Tuy nhiên, ngay sau đó, Hleb gặp phải một chấn thương ở đầu gối trong khi thực hiện nghĩa vụ cùng ĐTQG và phải nghỉ trong vài tháng. Khó khăn chồng chất đối với Hleb và cũng xuất hiện tin đồn rằng anh sẽ quay lại Đức.

Alex-Hleb-Arsenal-Kevin-Nolan-Bolton-Bolton-Wanderers-10-Arsenal_237951.jpg

Vào tháng 12, anh quay trở lại đội hình chính của Arsenal, chơi 60 phút trong trận gặp Ajax ở lượt cuối của vòng bảng (7/12). Cuối năm 2005, Hleb khẳng định dược vị trí chính thức của mình. Anh ra sân ngay từ đầu trong cả 2 lượt trận của vòng 16 đội gặp Real Madrid. Cùng với hậu vệ phải người Bờ Biển Ngà Emmanuel Eboué, Hleb tạo nên hàng lang bên phải vững chắc cho Arsenal. Hleb cũng đá chính trong trận CK Champion League gặp CLB Barcelona.

Hleb thi đấu ngày càng khởi sắc. Hiện nay anh là một trong những tiền vệ không thể thiếu trong đội hình ra quân của Arsenal

1165780841_1.jpg

Sự nghiệp thi đấu quốc tế

Hleb đã thi đấu trong màu áo của U21 Belarus 30 lần. Năm 2001, anh có màn trình diễn quốc tế đầu tiên khi được vào sân từ ghế dự bị trong trận gặp xứ . Bàn thắng đầu tiên cho ĐTQG được anh thực hiện trong trận thắng 5-2 trước vào tháng 4/2002.

Đời tư

Hleb sống ở Hampstead, Bắc London. Nickname của anh là The Beast from Belarus. Năm 2003, anh dính líu tới một vụ tai nạn xe hơi ở Minsk gây chết người. Cậu em trai Vyacheslav Hleb cũng là một cầu thủ bóng đá đang chơi cho FC MTZ-RIPO và ĐTQG.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Zinedine Zidane - còn mãi 1 tượng đài

Thông tin cá nhân

Ngày sinh : 23 tháng 6, 1972
Nơi sinh : Marseille, Pháp
Cao : 1m85
Biệt danh : Zizou

Thông tin CLB

CLB hiện nay : Giải nghệ
Số áo : 05 (Real Madrid)
21 (Juventus)
10 (Pháp)
Vị trí : Tiền vệ

CLB chuyên nghiệp

1988-1992 : AS Cannes
1992-1996 : Bordeaux
1996-2001 : Juventus
2001-2006 : Real Madrid

Đội tuyển quốc gia

1994-2006 :pháp

Tiểu sử

Zinédine Yazid Zidane (còn có biệt hiệu là Zizou); sinh ngày 23 tháng 6 năm 1972 tại Marseille, Pháp) là cầu thủ bóng đá chơi cho đội tuyển Pháp và Real Madrid và được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

Trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của CLB Cannes, Zidane đã có những dấu hiệu một ngôi sao tương lai của bóng đá Pháp từ rất sớm khi anh được chơi trận đấu chính thức đầu tiên khi mới bước sang tuổi 17. Và chỉ hơn một năm sau anh đã trở thành trụ cột của Cannes khi góp công không nhỏ đưa đội bóng này giành quyền dự Cup UEFA.

Năm 1992, Zidane quyết định đầu quân Bordeaux, và "cậu bé" 20 tuổi khi đó đã ngay lập tức tỏa sáng với 10 bàn thắng sau 35 trận ở mùa giải đầu tiên (chỉ nghỉ đúng ... 3 trận!).

Với sự có mặt của Zidane, Bordeaux từ một đội bóng "làng nhàng" đã vươn lên top đầu của giải VĐQG Pháp, đồng thời giành quyền dự cup Châu Âu trong cả 3 mùa giải sau đó, đặc biệt là thành tích lọt vào Chung kết cup UEFA mùa bóng 1995-96.

Những thăng tiến vượt bậc của chàng trai trẻ này đã khiến "Bà đầm già" thành Turin Juventus quyết tâm "rước" anh về vào mùa hè năm 96. Như "cá gặp nước", Zidane nhanh chóng khẳng định vai trò nhạc trưởng giúp Juve giành 2 chức VĐ Serie A và hai lần liên tiếp lọt vào chung kết Cup C1 (thua Dortmund và Real) ngay trong 2 mùa giải đầu tiên chơi bóng tại Del Alpi!

Chưa dừng lại ở đó, World Cup '98 được tổ chức trên sân nhà mới thực sự đưa Zidane lên bục cao nhất khi anh cùng ĐT Pháp giành Cup vàng lần đầu tiên trong lịch sử, đồng thời với hai bàn thắng "để đời" trong trận CK, cá nhân Zidane cũng vinh dự nhận liền 2 danh hiệu: Quả bóng Vàng châu Âu và Quả bóng Vàng thế giới. Năm đó Zidane 26 tuổi!

Zidane---8.7-3-s.jpg


Hai năm sau đó, khi mà thành tích cùng Juve tạm thời "lắng xuống", thì thành công với ĐT Pháp lại tới như một điều tất yếu khi Zidane dẫn dắt các đồng đội đăng quang tại EURO 2000 sau khi vượt qua người Italia bằng bàn thắng Vàng của Trezeguet.

Năm 2001, sau đầy ắp những chiến công, Zidane quyết định gia nhập "Giải thiên hà" Real để tìm kiếm danh hiệu lớn duy nhất còn thiếu trong bộ sưu tập của mình, đó chính là chiếc cup Champions League.

Và lại một lần nữa, Zidane thành công ngay trong mùa giải đầu tiên chơi cho CLB mới, và bàn thắng từ cú vô-lê kinh điển của anh trong trận CK gặp Leverkusen sẽ mãi đi vào lịch sử cup Châu Âu.

Zidane---8.7-2-s.jpg


Kết thúc mùa giải 2005/06, Zidane chính thức giã từ sự nghiệp cầu thủ với danh hiệu Quả bóng vàng giải vô địch bóng đá thế giới 2006, đồng thời cùng đội tuyển Pháp lọt vào trận chung kết.

Anh cũng trở thành một trong 4 cầu thủ ghi bàn trong 2 trận chung kết World Cup. Tuy nhiên, hình ảnh của anh bị xấu đi khi anh nhận thẻ đỏ trong trận chung kết vì húc đầu vào hậu vệ đội tuyển Ý Marco Materazzi.

Người ta đã nói về Zidane ...

Michel Platini: "Cậu ấy thực sự là Vua của các trận đấu với những kỹ năng điêu luyện về điều khiển trái bóng và thực hiện những đường chuyền. Tôi nghĩ trên thế giới, không cầu thủ nào đủ sức kiểm soát được Zidane".

zidane---0807061.jpg


Franz Beckenbauer: "Zidane là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới- một nhận vật thực sự kỳ tài".

Vua bóng đá- Pele: "Zidane là một 'phù thủy' của các trận đấu".

Marcello Lippi- HLV ĐT Italia (đối thủ của Pháp ở trận CK WC 2006): "Tôi cho rằng Zidane là cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá thế giới trong 20 năm trở lại đây. Và tôi tự hào rằng mình đã có thời gian làm việc cùng cậu ấy (tại Juve)".

Còn HLV Alberto Parreira của ĐT Brazil thậm chí dùng đến hai từ "ác mộng" khi nói về Zidane.

Dù VCK WC 2006 là dấu ấn cuối cùng của Zidane, xong có một điều chắc chắn, anh sẽ đi vào lịch sử của không chỉ bóng đá Pháp và của cả thế giới với tư cách một trong những "số 10" vĩ đại nhất.

Các danh hiệu

Với đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp

Giải vô địch bóng đá thế giới
Vô địch: 1998
Hạng nhì: 2006
Các lần tham dự khác: 2002

Giải vô địch bóng đá châu Âu
Vô địch: 2000
Các lần tham dự khác: 1996, 2004
Với câu lạc bộ Juventus

Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1996
Cúp bóng đá Liên lục địa: 1996
Vô địch bóng đá Ý: 1996/1997 và 1997/1998
Siêu cúp bóng đá Ý: 1997Với câu lạc bộ Real Madrid

UEFA Champions League: 2001/2002
Cúp bóng đá Liên lục địa: 2002
Vô địch bóng đá Tây Ban Nha: 2002/2003Các danh hiệu cá nhân

Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA ba năm 1998, 2000 và 2003; xếp thứ ba 1997
Quả bóng vàng châu Âu 1998; Quả bóng bạc 2000; Quả bóng đồng 1997
Cầu thủ xuất sắc nhất trong 50 năm của UEFA (1954-2004)
Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của tạp chí World Soccer 1998
Cầu thủ xuất sắc nhất giải vô địch bóng đá thế giới 2006 (giải Quả bóng vàng)

Hai ấn tượng của t với Zidane:
1. Bàn thắng vào lưới Leverkusen
2. Anh ta là người nhận hai thẻ đỏ trong 3 kỳ World cup. Năm 2002 bị chấn thương đá có 1 trận, nếu ko cũng chẳng biết thế nào 8->

Anyway, Zizou là ng xuất sắc nhất ở thời của anh
 
Peter Schmeichel: Chiến binh huyền thoại của Quỷ Đỏ

Là người có tính tranh đua, thích công kích và đặc biệt không giới hạn thúc đẩy các đồng đội chiến đấu và chiến đấu - những điều đó đã tạo ra một "Ông lớn Đan Mạch" thành một pháo đài không thể phá thủng. Anh chính là Peter Schmeichel, huyền thoại Man Utd.

13396_1.jpg


Sinh ra ở Gladsaxe, Đan Mạch, anh đã là một cổ động viên của United khi còn bé và thần tượng của anh là thủ môn ở thập niên 80 Gary Bailey. Anh bắt đầu chơi bóng ở một vị trí không một người hâm mộ nào có thể tin được đó là nơi của những chân sút hàng đầu hiện nay đang ngự trị nhưng đó cũng có thể là một điều may mắn cho chính anh, vì anh hiểu và biết những cảm giác khi là một cầu thủ ở vị trí hoàn toàn khác sau này. Tài năng bẩm sinh thực sự đã trỗi dậy, rất sớm anh trở thành thủ môn chuyên nghiệp và chơi cho đội bóng địa phương Hvidovre tuy vậy mọi chuyện chỉ mới thực sự bắt đầu, anh chuyển đến Brondby để được tham gia giải đấu cao nhất của Copenhagen.

Alex Ferguson đã tìm thấy tiềm năng của một thủ môn hàng đầu thế giới và mang anh về Old Trafford tháng 8 năm 1991 với một cái giá rất nhỏ £500.000, một cuộc đầu tư sinh lời của câu lạc bộ. Không có gì là thiếu tôn trọng với hai thủ môn lúc đó là Les Sealy và Jim Leighton nhưng thực sự vị trí thủ môn luôn luôn là một điểm yếu, nơi có rất nhiều vấn đề của MU. Người đàn ông lớn này đã giải quyết những khó khăn đó và những thành tích tuyệt vời đến rất sớm: League Cup: 1992, Premier League: 1993, 1994, 1996, 1997, và năm 1999 anh có chiếc cúp thứ F.A thứ 3 (1994, 1996) điều đó đã giúp anh trở thành thủ môn 3 lần có cú cúp đôi. Và tất nhiên trong tất cả thành tích mà anh đã đạt được với "Quỷ đỏ" không thể không nào quên được chiếc cúp Champion League năm 1999, một cú ăn ba trong một mùa giải.

Buồn thay anh quyết định rời nước Anh vào cuối mùa giải năm 1999 bởi vì với 60 trận liên tục không có nghỉ đông đã làm kiệt sức một thủ môn huyền thoại nhưng trước hết là một con người ở tuổi 35, một lứa tuổi được coi là "hết hạn" với bóng đá đỉnh cao. Trong một môi trường có một chút nhiệt huyết ở Sporting Lisbon (Bồ Đào Nha) vào năm 2000 cũng là mùa giải đầu tiên của anh ở đây và hơn hết anh cũng đóng góp một phần không nhỏ giúp đội bóng này lần đầu tiên đọat cúp vô địch sau 17 năm. Schmeichel chơi trận cuối cùng ở cấp Quốc Tế cho đội tuyển quốc gia là ở trận Đan Mạch gặp Slovenia vào tháng 4 năm 2001 cũng là trận đấu thứ 129 của anh.Có lẽ anh quyết định nghỉ ngơi chăng? Câu trả lời là: không.

13397_2.jpg


Đã có một vài sự liên hệ từ một vài đội bóng và một "cú sốc" với người yêu bóng đá trên thế giới cũng như Man Utd nói riêng anh trở lại giải Ngoại Hạng Anh trong màu áo của Aston Villa với giá chuyển nhượng tự do vào năm 2001. Thậm chí một cú sốc lớn hơn đến với người hâm mộ United khi anh đã trở lại Manchester nhưng đầu quân cho đội bóng kình địch Manchester City do sự lôi kéo của cựu huấn luyện viên trưởng đội tuyển Anh, Kevin Keegan vào đầu mùa giải 2002, một lần nữa giá chuyển nhượng là tự do.

Anh chứng minh mình vẫn là một thủ môn tốt nhưng thời gian ở Maine Road đã làm ảnh hưởng xấu tới những chấn thương và Peter cuối cùng đã quyết định kết thúc sự nghiệp chơi bóng chuyên nghiệp để giúp cho sức khỏe tốt hơn vào tháng 5 năm 2003. Tuy đã rời xa "đá bóng" nhưng anh không từ bỏ "bóng đá" khi quyết định trở thành một nhà bình luận thể thao.

Anh là một nhà vô địch trong việc cản các cú sút tầm xa, đặc biệt là hiếm khi bị thua từ ngoài vòng cấm địa trong sự nghiệp ở United. Không chỉ có vậy, với những cú sút gần anh cũng thực sự có thể khống chế tốt. Trong những ngày còn đi học, với việc tham gia vào đội bóng ném, anh đã tỏ ra hoàn hảo trong việc dặm nhảy và cản các pha bóng nhiều nhất có thể. Khi một đối một với người tấn công, trong các thủ môn Schmeichel là tuyệt nhất trên thế giới.

Peter đã từng nói nếu đối mặt với một cầu thủ mà đột phá qua được hàng thủ của Manchester United và đối mặt với chính bản thân mình, tìm cách để chiến thắng, Schmeichel sẽ cố gắng để thu hẹp góc sút đến hết mức có thể. Theo các nhà phân tích thể thao sự phân bố chiều cao và độ rộng lớn trên cơ thể của anh là một sự sắp xếp có ý đồ của một ngôi sao, khi anh làm việc đó các cầu thủ tấn công sẽ có mục tiêu là vào các góc nhỏ hơn là góc cao.

13398_3.jpg


Những pha cản bóng tuyệt vời của anh có quá nhiều và đều đáng được đề cập đến nhưng nổi bật nhất trong số đó là: màn trình diễn tuyệt vời trong trận tranh cúp F.A năm 1996 với Newcastle United, Khi anh giữ vững mảnh lưới trước sức công phá của đội quân "trắng đen" trong suốt 90' và cuối cùng MU giành chiến thắng 1-0.

Tiếp tục gây ngạc nhiên trận đấu gặp Rapid-Vienna cũng là một trong những trận đấu tuyệt vời của anh điều đó được so sánh giống như khi Gordon Banks gặp Pele, một sự phản chiếu tuyệt vời. Sau đó là một cú cứu bóng đi vào lịch sử trong trận đối đầu gặp Arsenal ở bán kết FA Cup vào đúng như giây phút cuối cùng anh đã cản được cú sút Penalty của Dennis Bergkamp. Thêm một điểm dành cho anh khi cứu nguy trước sự bắn phá ác liệt của Inter Milan mà ở đây là sự đối đầu với cầu thủ người Chile, Zamorano vào năm 1999. Với đội tuyển Quốc Gia anh là một trong những nhân tố giúp cho Đan Mạch giành được chiếc cúp Châu Âu vào năm 1992 tại Thụy Điển.

Anh còn là giữ sạch lưới khi gặp Đức trong trận trung kết và Đan Mạch thắng 2-0. Thậm chí anh còn ghi bàn cho đội tuyển Quốc gia từ một cú sút Penalty vào tháng 6 năm 2000 trước đội Bỉ trong một trận giao hữu quốc tế.

Không chỉ biết cứu bóng Schmeichel còn tạo ra một vài điều mới lạ với chính bản thân mình ở vị trí cuối cùng trong hàng phòng ngự. Thật sự làm kinh ngạc đến một vài thủ môn, anh đã trở một mối đe dọa trong việc tham gia tấn công có khi là cú chuyền đây uy lực đến cho Giggs hoặc Becks để bắt đầu một đợt phản công cho United, thường là ở gần phía góc của đường biên dọc.

13399_5.jpg


Vào thời điểm đó United sẽ chơi gây áp lực trên toàn sân (pressurising), sau đó một trong các cầu thủ trên chuyền lại cho Peter, anh đỡ bóng và chuyền tới trong một cú lao vào dũng mãnh của Giggs, cầu thủ này sẽ phá tan hàng phòng ngự đối phương đang bối rối trước sự xuất hiện của thủ môn người Đan Mạch. Một trong những lần tham gia tấn công nhiều nhất là nếu United đang bị dẫn trước và thời gian chỉ còn lại khoảng mấy phút, khi nhận được bóng anh sẽ chuyền nhanh về phía góc cho đồng đội rồi rời khung thành chạy nhanh vào vùng cấm địa đối phương.

Schmeichel cũng đã từng ghi một bàn trong môt hoàn cảnh tương tự trong trận đối đầu với Rotor Volgograd vào năm 1995. Sau đó trong những giây sắp tàn ở trận trung kết cúp C1 năm 1999 gặp Bayern Munich anh đã bị thương và tất nhiên là không còn một pha tham gia tấn công nào được trình diễn nữa... Nhưng đó chuyện không đáng ngạc nhiên trong bóng đá nhưng người hâm mộ chỉ cảm thấy thiếu vắng một "hương vị mới".

Schmeichel mang lại sự tin tưởng không chỉ cho đồng đội mà cho cả đội bóng. Cũng như là trở thành một thủ môn tuyệt vời nhất anh cũng là một người "ồn ào" nhất trên sân bóng. Anh luôn trút nỗi giận dữ lên đầu các hậu vệ những người phối hợp với anh ở hàng phòng ngự nếu nghĩ họ mắc lỗi, giọng hét của anh có lẽ còn có thể giống như tiếng còi xuyên suốt sân bóng. Sự phẫn nộ của Peter là thường xuyên xảy ra, anh là một người cầu toàn hay bị ám ảnh vì bóng đá? Nếu một bàn thắng được ghi mà trước đó anh đã cản phá được nó thì đó được coi như một sự xúc phạm.

Thậm chí kể cả trong tập luyện anh có thể bực mình với bất kì đồng đội nào nếu tỏ ra có những lỗi cơ bản. Schmeichel đã hò hét với các đồng đội bắt đầu từ năm 1990 và điều đó được coi là một vấn đề thông thường. Những người đồng nghiệp chính xác thấy lợi ích từ sự "ồn ào" hơi thái quá ấy. Anh giúp họ có sự chú ý nhất định, và không thể bao giờ "ngủ" được với anh ở "đằng sau" họ. Anh cảnh giác cho họ những gì mà họ chưa chắc có thể nhận thức được. Anh sẽ di chuyển lên ngang với hàng phòng ngự và truyền đạt cho họ những ý tưởng của mình. Những cầu thủ thì luôn biết "gã đàn ông nóng tính" này ở phía sau để kiểm soát mọi thứ.

13400_6.jpg


Không có một cầu thủ nào có thể mong muốn có được những thành tích tốt hơn như vậy khi rời "The red devils". Là nhà vô địch ở Premier League (ngoại hạng Anh), FA Cup (cúp liên đoàn - quốc gia Anh), đội trưởng đội bóng vô địch Champion League (C1) và được nâng trên tay những danh hiệu nổi tiếng. Cú ăn ba là một kết cục công bằng với một năm huy hoàng đối với anh và xứng đáng cho những năm tháng cuối cùng của sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp.

Mọi người nói rằng Peter chắc chắn đáng được hưởng 12 điểm một mùa giải ở Manchester United. Nếu thiếu anh MU sẽ có bao nhiêu danh hiệu? Bao nhiêu lần anh ngăn cản những những cú sút quan trọng được thừa nhận hoặc dừng lại các cú sút từ Bergkamp, Shearer, Owen, Zidane, Ronaldo... bản danh sách còn tiếp tục.

Nếu một vài năm trước thì câu hỏi đã là: "Ai làâu hỏi đó c cầu thủ quan trọng nhất của United ở thập niên 90?" Hiển nhiên phần lớn các câu trả lời sẽ là Eric Cantona, nhưng bây giờ nếu hồi tưởng lại quá khứ, câu trả lời tới có thể là Peter Schmeichel không? Anh là người cuối cùng của hàng phòng ngự, một hòn đá tảng mà đã xây dựng lên một đế chế hùng mạnh.

Trong 9 năm, người đàn ông nay đã cứu giúp hình ảnh bóng đá của MU và là một phần cơ bản để tạo lên những danh hiệu mà Sir Alex mang lại. Bên cạnh những tên tuổi thành danh trên thế giới như Shilton, Zoff, Jennings và Yashin, Peter Schmeichel sẽ luôn luôn và mãi mãi được coi là một thủ môn xuất sắc nhất mà thế giới đã từng có.

Hồ sơ với Man Utd

Tên đầy đủ :peter Boleslaw Schmeichel
Ngày sinh:18/11/1963
Nơi sinh: Gladsaxe, Denmark
Vị trí:Thủ Môn
Ra mắt tại United:17/8/1991 VS Notts C (H)
Chơi tổng cộng 392 trận, giữ sạch lưới trong 178 trận.
Thành tích với United:
-League Cup:1992
-Premier League1993,1994,1996,1997,1999
-F.A Cup:1994,1996,1999
-Champion League :1999.
 
chỉ cần là cầu thủ hàng đầu thế giới thì cho vào đâu được rồi

Van Basten - Cỗ máy săn bàn siêu hạng

Ngày 30/10/1964, trong khi cả thế giới đang hưởng một lễ Halloween vui vẻ, thì tại Hà Lan, một chân sút kiệt xuất đã ra đời. Đó chính là Marco Van Basten.

Gia nhập đội bóng giàu thành tích nhất Hà Lan, Ajax Amsterdam từ khi còn rất trẻ, anh đã nhanh chóng thể hiện được những tố chất của một tiền đạo hàng đầu. Tại một đất nước thờ phụng bóng đá tấn công và có vô khối những tiền đạo hàng đầu như Hà Lan, Marco vẫn là người nổi bật nhất, bằng chứng là bốn danh hiệu vua phá lưới Hà Lan vào các năm 1984, 1985, 1986, 1987. Trong đó, với 36 bàn thắng, anh đã đạt danh hiệu chiếc giày vàng châu Âu vào năm 1986.

12240_basten.jpg

Van Basten trong màu áo Ajax Amsterdam

Tuy vậy, sau khi chia tay Thánh Johan, Ajax lúc này đã bắt đầu bước vào thời kì sa sút, đặc biệt là tại đấu trường châu Âu (chỉ đoạt được cúp C2 vào năm 1987). Trong khi đó, tài năng của Van Basten đang vào độ chói sáng và anh cũng đang nuôi ý định chinh phục chiếc cúp C1 danh giá nhất châu Âu. Và anh quyết định ra đi. Điểm đến mà tiền đạo này lựa chọn chính là AC Milan với ông chủ đầy tham vọng Berlusconi. Tại đây anh được hội ngộ với hai người đồng hương Ruud Gulit và Frank Rijkaard, tạo thành “Ba chàng ngự lâm pháo thủ” khét tiếng châu Âu.

Thế nhưng, trong mùa giải đầu tiên tại đây, chấn thương đầu gối lại tái phát và anh phải nghỉ gần như toàn bộ mùa giải. HLV Sacchi và các đồng đội tại Milan vẫn luôn tin tưởng vào anh và như để đền đáp lại niềm tin của mọi người, anh đã ghi được 3 bàn thắng trong tổng cộng 11 lần ra sân. Trong đó có bàn thắng cực kỳ quan trọng vào lưới Napoli (thời kì hưng thịnh với Maradona) ấn định tỉ số 3-2, giúp nửa Đỏ - đen thành Milan giành được Scudetto năm ấy.

Một tiền đạo giỏi có khi chỉ vì những cú voley, tốc độ hay khả năng đánh đầu… nhưng riêng với Van Basten thì tất cả những đặc điểm ấy đều là điểm mạnh của anh. Marco Van Basten được đánh giá là một trong những tiền đạo toàn diện nhất thế giới. Mặc dù có thân hình khá cao lớn (1m87), tuy nhiên, anh cũng có kĩ thuật cá nhân cực kì khéo léo (điển hình là cú đi bóng làm T.Adam tự vướng vào chân mình).

12241_basten.jpg

Van Basten đã bước lên đỉnh cao của châu Âu trong màu áo AC Milan

Nhờ vậy, anh được giới chuyên môn đánh giá cục cao: chân phải 9,5, chân trái 7,5, đánh đầu 8 và nhãn quan chiến thuật 10. Van Basten chính là kết tinh hoàn hảo giữa bản năng sát thủ của Muller, kĩ thuật của Mardona và bộ não với chiến thuật siêu đẳng của Cruyff.

Với tài năng thiên bẩm của mình, Van Basten đã giúp Milan giành được được 3 Scudetto, 2 Cúp C1 châu Âu, 2 siêu cúp châu Âu, 2 cúp Liên lục địa, 2 siêu cúp Italia. Cũng ở Milan, Marco đã giành được danh hiệu “Vua phá lưới Serie A” các năm 1990, 1992 và đặc biệt là 3 lần đoạt Quả bóng vàng châu Âu năm 1989, 1990, 1992.

Còn ở cấp độ đội tuyển, danh hiệu được nhớ đến nhất của Van Basten chắc chắn phải là chức vô địch Euro vào năm 1988 cùng với ĐT Hà Lan. Đó là danh hiệu lớn đầu tiên và cũng là cuối cùng cho đến nay của “Cơn lốc màu da cam”. Euro 1988 chính là giải đấu quốc tế mà Van Basten đạt đến đỉnh cao phong độ. Một cú hattrick vào lưới đội tuyển Anh đầy rẫy những nhân tài. Ở trận bán kết, cũng chính Van Basten là người kết liễu đội tuyển Đức của những Klinsmann, Kohler, Berthold…

12242_basten.jpg

Hình ảnh của Van Basten vẫn in đậm trong tâm trí của nhiều cổ động viên

Thế nhưng, khoảnh khắc được coi là đẹp nhất trong sự nghiệp Van Basten chính là trận chung kết gặp Liên Xô cũ, đội bóng đã từng đánh bại Hà Lan 1-0 ở vòng bảng. Đó là phút thứ 54 của trận đấu: Van Tiggelen chuyền bóng cho Arnold Muhren bên cánh trái. Không cần chỉnh bóng, Muhren chuyền bổng sâu sang bên cánh phải. Ở một góc rất hẹp, chỉ cách đường biên ngang chừng 5 m, Van Basten rõ ràng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chuyền bóng vào trong cho Ruud Gullit. Thế nhưng, bằng bản năng một trong những tiền đạo hay nhất thế giới mọi thời đại, Van Basten tung ra một cú vôlê qua đầu Rinat Dasaev danh tiếng, đưa bóng vào góc xa. Một bàn thắng không tưởng. Một bàn thắng được miêu tả là: “Nếu chỉ lên cao 1cm, xuống thấp 1cm, lệch sang trái hoặc phải 1cm, nó đã không xảy ra”.

Tuy vậy, chấn thương đầu gối quái ác đã khiến bóng đá thế giới mất đi một trong những tiền đạo hàng đầu khi mới bước vào độ tuổi đẹp nhất của sự nghiệp. Giờ đây, Van Basten bước vào một cuộc thử thách mới: HLV đội tuyển Hà Lan. Chúng ta cùng chúc anh sẽ giúp bóng đá Hà Lan tiếp tục có thêm những “Van Basten mới”.
 
Đây là bàn thắng của Van Basten vào lưới Liên Xô năm 1988

[youtube]bBNDlQvPYxw[/youtube]
 
Roberto Baggio
một huyền thoại, một thực tế

Mắt anh ngấn lệ, đỏ heo khi nghẹn lời chào tạm biệt người hâm mộ bóng đá trên thế giới vào ngày 16/05/2004. Sân vận động San Siro hôm đó tràn ngập biểu ngữ như "Baggio, một huyền thoại, một thực tế". Vâng, anh chính là Roberto Baggio, chúa của người Italia!!!

Và dù cuối cùng, Brescia chịu thua 2-4 trước tân vô địch AC Milan, nhưng trận đấu vẫn là một kỷ niệm không thể nào quên với Baggio. Hơn nữa, bàn thắng thứ 45 cho Brescia tại Serie A (bàn thắng thứ 205 trong 452 trận ở Serie A) trên sân Rigamonti vừa qua đã đưa anh vào lịch sử CLB với tư cách cầu thủ ghi nhiều bàn nhất cho đội bóng ở giải vô địch quốc gia.


11995_6.jpg

Roberto Baggio, chúa của người Italia!!!

Thành công rực rỡ

"Trong 20 năm qua, anh là thần tượng của cả thế giới". Những tiếng gọi "Baggio, chúng tôi yêu anh" vang lên cả một góc trời… "Hôm nay, lại một lần nữa tôi hiểu rằng sự nghiệp cầu thủ 21 năm qua của tôi không bao giờ vắng bóng các cổ động viên. Họ thực sự là những người bạn đồng hành trung thành", Baggio xúc động phát biểu khi đôi mắt ngấn lệ.

Roberto Baggio được mệnh danh là "người phù thuỷ với quả bóng" bởi sự xuất hiện của tiền đạo có nghệ thuật rê bóng điêu luyện và kỹ xảo ghi bàn siêu đẳng này trong các CLB hàng đầu Italy như AC Milan, Inter Milan, Juventus, Fiorentina luôn là nỗi kinh hoàng cho đối thủ của họ. Trong thập niên 1990, ba lần khoác áo màu thanh thiên tại trận chung kết World Cup (các năm 1990, 1994 và 1998), hình ảnh "nghệ sĩ sân cỏ" với mái tóc đuôi ngựa có sức hút ghê gớm đối với toàn thế giới. Năm 1993, không ai khác ngoài Roberto Baggio giành danh hiệu Quả bóng châu Âu và đăng quang ngôi Cầu thủ của Năm do FIFA bình chọn.

Sinh ngày 18/2/1967 trong một gia đình có 8 người con tại thị trấn nhỏ Caldogno, phía Bắc Vicenza, cậu bé Roberto trải qua thời thơ ấu với niềm đam mê lớn dành cho đá bóng và lái xe mô tô hơn là học tập. Cứ mỗi buổi tối, cậu con trai của ông Fiorindo, chủ một cửa hiệu và bà nội trợ Matilde đều đặn xuất hiện ở sân bóng đá địa phương và tài năng "làm xiếc" với quả bóng cũng như cái cách học trò ông Gian Pero Zenere ghi bàn giòn giã đã lọt vào "mắt xanh" của một người chuyên săn cầu thủ. Cậu đã được giới thiệu vào chơi cho CLB Vicenza với giá 500 USD. Năm đó, Roberto tròn 15 tuổi.

11996_1.jpg

Thời kỳ hoàng kim cùng Juventus

Roberto có sự khởi đầu chậm ở Vicenza nhưng khi HLV mới, ông Bruno Giorgi trở về, cơ hội toả sáng của anh đã lớn dần. Cầu thủ trẻ có phong độ nổi bật đã góp phần đáng kể đưa Vicenza từ giải Serie C1 lên chơi ở giải Serie B. Năm 1985, Baggio chuyển sang chơi cho CLB giải Serie A Fiorentina và sau một năm trình làng giải đấu danh giá nhất Italy, anh ghi bàn thắng đầu tiên vào ngày 10/5/1987 trong trận Fiorentina gặp Napoli, dù lúc đó chấn thương đầu gối vẫn chưa lành hẳn… Với 9 bàn thắng ấn tượng trong mùa giải năm đó, Baggio được mời vào đội tuyển quốc gia thi đấu cùng Hà Lan tại Rome năm 1988 và hai năm sau, tên anh đã xuất hiện trong danh sách đội hình đội tuyển quốc gia tham dự World Cup 1990 tại Italy.

Khi Baggio đã trở thành một phần trong đội bóng Fiorentina, các cổ động viên của họ đã mất ít nhất hai ngày để "thích nghi" với thông tin anh đầu quân sang Juventus FC với cái giá kỷ lục – 17 triệu USD. Từ nửa đầu thập niên 1990, những gì cầu thủ cao 1m74 trình diễn ở CLB của HLV Vicini đã khẳng định anh là một trong những cầu thủ xuất sắc của Serie A.

Năm 1995, anh truyền cảm hứng cho Juve giương cao chiếc Cup vô địch Serie A. Đó cũng là năm anh chuyển sang CLB AC Milan để rồi, một năm sau đó, anh bước lên bục vinh quang cùng đội bóng thành Milan trong cuộc chinh phục Serie mùa bóng 1995-1996. Lại thêm một sự nuối tiếc cho các tifosi của AC Milan khi anh đồng ý đặt bút ký hợp đồng với Bologna F.C. Năm 1997 rồi đến Inter Milan năm 1998. Tại giải đấu lớn nhất thế giới năm 1998 ở France, Baggio chính là người đã thực hiện cú phạt đền đẹp mắt trong trận gặp Chile ở vòng tứ kết. Ngày 14/9/2000, Baggio chính thức trở thành "người nhà" của CLB Brescia và đối với giới hâm mộ CLB hiện đang xếp hạng 10 Serie này, thủ quân Baggio chính là người "thắp lửa" cho đội bóng của họ...


11997_5.jpg

Khoảnh khắc thua trận ở World Cup 94 sau cú sút penalty lên trời

Cuộc sống ẩn mình

Đối với Baggio, bóng đá đã chấm hết kể từ ngày 16/5/2004. Đó là trận đấu cuối cùng trong đời, khi anh vẫy tay chào các cổ động viên. Kể từ đó, Baggio rất ít khi xuất hiện, hiếm ai nhìn thấy anh, kể cả những người hàng xóm.

9 tháng sau ngày giã từ sân cỏ, Baggio đang ở thị trấn nhỏ và thơ mộng Altavilla Vicentina, ngoại ô thành phố Vicenza, nơi có đội bóng đầu tiên trong sự nghiệp, Vicenza Calcio. Lần gần đây nhất Baggio xuất hiện trên các phương tiện truyền thông là 1 tháng trước, trong một chương trình của đài phát thanh xứ Lombardia. Anh thổ lộ: "Tôi không nghĩ đến việc trở lại với bóng đá nữa. Tôi đang tìm cảm hứng cho một cuộc sống mới không có bóng đá".

"Đối với tôi, anh ấy như một bóng ma. Tôi không thấy tên anh trong danh sách dân cư của thị trấn. Thực ra thì hiện giờ Baggio ở đâu", thị trưởng Altavilla, Gianniara Petucco, nói. Fabio Viviani, HLV đội trẻ Vicenza, một người bạn của Baggio khẳng định: "Không còn muốn xuất hiện nơi đám đông nữa, đó là cách sống của anh ấy".

Giờ đây, nơi mà anh trốn cuộc sống ồn ào để chui vào cuộc sống êm ả của mình, sau biết bao vinh quang và mất mát, là một biệt thự lớn xây bằng đá trắng với cánh cổng bằng gỗ tùng già, phía trên mái vòm là một hoạ tiết trang trí bằng đồng. Xung quanh biệt thự là một cánh rừng bạt ngàn rộng đến 800 nghìn mét vuông. Baggio mua mảnh đất này năm 1990 khi anh mới chuyển đến Juve, từ tay của một ông đại tá thời Thế chiến II. Baggio đã cho phá một nhà máy cũ được xây dựng trên đó từ những năm 1930. "Ngày trước, phía trước nhà Baggio có một con suối nhỏ trong mát có tên Bisso. Nước suối rất trong và uống được", một người hàng xóm của anh kể lại.


11998_2.jpg

Giờ đây, anh ít xuất hiện trước báo giới

Baggio không quan hệ với hàng xóm và mãi về sau, anh mới biết gần nhà mình là dinh cư của Farina, cựu chủ tịch Vicenza và AC Milan, và chân sút huyền thoại Paolo Rossi, người dọn về Altavilla sau khi trở thành nhà vô địch thế giới năm 1982. Nhiều người thậm chí không biết Baggio đang sống ở đây còn bạn bè anh luôn than phiền không bao giờ gặp anh. "Tôi không thấy anh ấy trả lời mỗi khi tôi gọi điện thoại", một người bạn kể. "Anh ấy không ở đây. Anh ấy ở Argentina", một người Sri Lanka làm công trong ngôi nhà nói vọng ra nếu ai đó muốn gặp Baggio. Còn người em rể của anh, Claudio, thì "gầm gừ": "Hãy đi khỏi đây". Nhờ có anh này, sân nhà không bị ngập trong tuyết, những tiếng chim gõ kiến và quạ kêu bị đẩy ra xa. Sóc chạy trên những cành cây và chim hót khi xuân về.

Khu biệt thự của Baggio rất rộng, chừng 1 nghìn mét vuông, có bể bơi, phòng tập thể lực, một rạp chiếu phim nhỏ, một phòng thờ Phật và một nhà kính để trồng rau và hoa. Không ai tin Baggio có thể trở thành một "lão nông", nhưng thời gian rảnh rỗi của anh là bên những luống hoa. Baggio thích núi và từ ngôi nhà của mình, anh có thể nhìn thấy những ngọn núi của rặng Berici mờ xa, gần đó có một ngôi nhà thờ nhỏ trên ngọn đồi, nơi nhà văn Fogazzaro đã sống.

Anh có nhớ bóng đá? "Nó không nghĩ đến bóng đá nữa, nó dành tất cả thời gian cho gia đình. Nó đi lại giữa Italy và Argentina. Nó có rất nhiều việc với căn nhà ở Altavilla và trang trại ở La Ciquita", bà Matilde - mẹ Baggio - cho biết. Trang trại La Ciquita, cách Buenos Aires 600 km, rộng tới 400 ha, có hai hồ nước nhỏ và một rặng núi xa xa.

Ông bố Florindo thì tiết lộ: "Roberto nói rằng nó muốn tránh xa sự ồn ã và giả dối của cuộc đời thực. Nó nghĩ mình sẽ trở thành một ông tiên. 20 năm trước, khi nó theo đạo Phật, tôi không đồng ý, đến giờ vẫn vậy. Cuộc đời thật dài và luôn có thời gian để nhìn lại mình".
 
Thánh Johan, cuộc đời và sự nghiệp

Hendrik Johannes Cruijff sinh ngày 25 tháng 4 năm 1947 tại Weidestraat, một quận nhỏ thuộc ngoại ô Amsterdam, cách SVĐ của Ajax khoảng nửa cây số.

11317_4.jpg

Hendrik Johan Cruijff

Ông lớn lên trong một gia đình trung lưu, bố mẹ là chủ một cửa hàng rau. Jopie, tên mẹ ông thường gọi lúc nhỏ, suốt ngày lang thang trên đường với quả bóng trong chân. Đến nỗi là một tuần hỏng hết 2 đôi giầy. " Bố tôi bực mình lắm, ông phạt tôi mấy lần. Sau ông mua cho tôi đôi giầy thật cứng. Tốt quá, tôi có thể đá bóng thoải mái mà không sợ hỏng"

Ở trường, ông luôn bị than phiền vì trốn học đi đá bóng và không làm bài tập. Nhưng Johan chẳng quan tâm. Và một ngày ông đã nhận được món quà lớn nhất trong đời mình: Ajax đã gửi một bức thư, chọn Johan trong 300 đứa trẻ vào huấn luyện tại CLB.

Ngày 15/11/64 Johan đá trận đầu tiên trong màu áo Ajax. Ông mang áo số 8, đó là trận đấu với JVAV Gröningen để rồi sau đó, Johan đã có tất cả với Ajax: 8 chức vô địch quốc gia, 8 cúp quốc gia, 3 cúp châu Âu, 1 siêu cúp châu Âu, một cúp liên lục địa.

Ngày 2/12/68, Johan kết hôn với Danny Coster, con gái của Con Coster, một thương gia Hà Lan. "Danny là điều quan trọng nhất trong đời tôi. Làm cầu thủ thật phức tạp, lúc nào cũng bị đám đông vây quanh, yêu cầu, đòi hỏi. Thật hạnh phúc khi về nhà với Danny. Cô ấy là tất cả đối với tôi".

11318_3.jpg

Trận đấu kinh điển giữa Hà Lan và Argentina mà Johan là người hùng

Kết quả của cuộc hôn nhân này là Chantal được sinh ra ngày 16/11/70 và tiếp theo là Susila ngày 27/1/72. Một năm sau, ngày 22/8/73 Johan chuyển đến Barcelona, đội bóng khổng lồ xứ Catalan. Được coi như 1 anh hùng, một vị cứu tinh của Barca, Johan đã không làm mọi người thất vọng. Ngay từ trận đầu tiên ông ra quân, ngày 28/11/73 Barca thắng Granada 4-0, trong đó Johan ghi 2 bàn. Từ hôm đó đến cuối giải, họ không để thua trận nào và giành chức VĐ TBN không mấy khó khăn, chức VĐ đầu tiên kể từ năm 1960. Johan trở thành biểu tượng của Barca, nhất là sau trận Barca đánh bại Real 5-0 ngay tại sân Bernabeu ngày 2/2/1974. Đúng một tuần sau ngày đó, 9/2/74, cậu bé Johan Jordi chào đời.

Niềm vui bùng nổ tại Catalan khi Barca giành chức vô địch. Sau một thập kỉ thống trị của Real, người dân Catalan bắt đầu tìm lại được vầng hào quang tưởng chừng đã mất...

Sau 4 năm thi đấu và có nhiều thành công vang dội ở La Liga, Johan theo gót Pele và Beckenbauer sang Mỹ, sau những bất đồng với ban GĐ của Barca. Đầu tiên là Aztec L.A, sau đến Levante vào năm 1981. Đã 34 tuổi, Johan vẫn còn KT và thể lực đáng kinh ngạc. Quay lại với Ajax nhưng sau 1 thời gian do bất đồng với ông chủ tịch, Johan đã ký HĐ với đối thủ lớn nhất của Ajax là Feyenoord và đã giành được chức VĐ QG và cúp quốc gia cùng CLB này. Johan giải nghệ vào cuối mùa bóng 1984.

11319_1.jpg

Ông là huyền thoại của Barcelona

Johan có 3 lần được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu các năm 1971, 1973 và 1974. Ông là người tiêu biểu đại diện cho trường phái bóng đá tấn công tổng lực, được sáng lập bởi Rinus Michels.

Năm 1999, Cruijff cũng là người được bầu chọn là cầu thủ Châu Âu xuất sắc nhất thế kỷ do IFFHS tiến hành. Trong cuộc bầu chọn cầu thủ thế giới xuất sắc nhất thế kỷ, Cruijff đứng thứ 3 sau Pele và Maradona.

Trong các năm thi đấu cho tuyển Hà Lan, Johan có 48 trận đấu, ghi được 33 bàn thắng. Ông là người Hà Lan thứ 2 có được số lần khoác áo đội tuyển quốc gia cao nhất. Năm 1977, ông chia tay với đội tuyển quốc gia và quyết định giã từ sự nghiệp quốc tế.

Ông trở thành GĐ kỹ thuật của Ajax và sau đó là HLV trưởng. Ông đã thiết lập một lối chơi đẹp mắt đầy tính kỹ thuật. Thành quả là 1 cúp C1 và 1 cúp C2 châu Âu. Johan ký HĐ với Barca đang trong TK khủng hoảng và họ đã giành 1 cúp C1, 2 cúp C2 và 3 siêu cúp châu Âu.

Năm 1996, sau mấy năm liền không đạt danh hiệu nào, ban giám đốc đã quyết định chấm dứt hợp đồng với Johan. Ngày 27/11/97, cả thế giới bàng hoàng khi nghe tin Johan phải vào bệnh viện vì suy tim và tắc nghẽn động mạch. Nhưng thật may mắn, ông đã qua khỏi mà không phải trải qua cuộc phẫu thuật nào.

Ngày 23/7/2000, Gaspart lên làm chủ tịch Barca. Ông đề nghị Johan quay về làm HLV cho CLB. Nhưng Johan nói ông sẽ không bao giờ làm HLV nữa. Ông đã có những dự định và kế hoạch mới. Đó là 1 trường ĐH mang tên ông Johan Cruyff và 1 quỹ cứu trợ Johan Cruyff dành cho những người tàn tật.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tony Adams: Một thời để nhớ

Nói đến Arsenal, người ta sẽ nhắc đến một con người huyền thoại, anh là Tony Alexander Adams, một thủ lĩnh mà đất nước Anh Quốc đã sản sinh ra; một con người lỗi lạc mà tên của anh gắn liền với những quãng đời thăng trầm của Pháo thủ thành London.

13559_6.jpg


Tony Adams, người đội trưởng lỗi lạc của Arsenal​

Sinh ra ngày 10/10/1966, cậu bé Tony ngày đó chắc hẳn không biết chút khái niệm gì về bóng đá khi mà cả nước Anh đang xôn xao với chức vô địch World Cup. Sau này khi trưởng thành, Adams trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp và có tới 22 năm cống hiến cho Arsenal và nhiều năm chinh chiến cùng đội tuyển ba chú sư tử.

Sự nghiệp câu lạc bộ

Adams sinh ra ở Romford, một vùng đất nằm ở Borough of Havering, London và gia nhập Arsenal từ năm 1980 khi còn là một cậu bé đi học. Anh gia nhập học viện bóng đá Eastbrook Comprehensive School, một ngôi trường do ngôi sao của West Ham là Paul Konchesky dẫn dắt. Adams lần đầu tiên được chơi bóng trong đội hình chính của Arsenal là ngày 05/11/1983, khi đó anh mới 17 tuổi. Trận đấu đó các Pháo thủ tiếp Sunderland trên sân nhà. Cùng với các ngôi sao như Lee Dixon, Nigel Winterburn và Steve Bould, Adams là một trong 4 ngôi sao nổi tiếng thi đấu ở hàng thủ Arsenal và trở thành một bộ tứ phòng ngự hay nhất Anh Quốc khiến cho tất cả tiền đạo đối phương phải e dè.

Dưới sự dẫn dắt của HLV George Graham, Adams nhận được rất nhiều sự tin tưởng. Và ngày 01/01/1988, anh trở thành đội trưởng trẻ nhất của Arsenal trong lịch sử khi mới 21 tuổi, kể từ đó tới 14 năm sau, anh luôn được giao trọng trách đó.

13560_5.jpg

Bộ tứ Lee Dixon, Nigel Winterburn, Arsene Wenger và Adams​

Với tài năng của mình, Tony Adams đã đưa Arsenal tới chức vô địch League Cup mùa bóng 86/87 và sau đó vô địch First Division ở hai mùa bóng 1988/1989 và 1990/1991. Mùa bóng 1992/1993, Adams trở thành người đội trưởng đầu tiên đưa Arsenal tới hai chức vô địch FA Cup và League Cup. Không dừng lại ở đó, cũng trong mùa bóng này, anh dẫn dắt pháp thủ tới chức vô địch Winners' Cup.

Mặc dù có những thành công rất đáng tự hào trong máu áo của Arsenal nhưng Adams không tránh khỏi những tật xấu. Một trong những căn bệnh kinh niên của anh chính là thói nghiện rượu. Tháng 12 năm 1990, một bài học nhớ đời đối với Adams xảy ra, trong một lần đi xe với tâm trạng lâng lâng, anh đã gây ra một vụ tai nạn và bị tạm giam 3 tháng. Anh đã 4 lần gây ra các vụ tai nạn xe hơi trên đường phố. Bên cạnh đó, anh cũng khá nhiều lần gây ra các lỗi lầm khác khi trong người sực men rượu như bị đột quỵ trên giường ngủ, thi đấu một trận đấ năm 1993 lúc đang "không kiểm soát" được bản thân, và điển hình nhất là vụ xô xát với tiền vệ Ray Parlour khiến cho nội bộ Arsenal lục đục.

Tuy nhiên, Adams là một trong những cầu thủ có sức hồi phục sau khi uống rượu nhanh nhất nước Anh. Sau nhiều lần gây rồi, anh được mọi người khuyên đi học piano và tâm sinh lý. Người có công đầu trong việc đưa Adams trở lại với con người thần tượng chính là HLV Arsène Wenger, người đến với Arsenal từ tháng 11 năm 1996. Ông đã khuyên bảo Adams, thậm chí kỷ luật anh một cách nghiêm khắc vì thói nghiện rượu.

13562_4.gif

Rất nhiều lần anh đến sân thi đấu với mùi cồn nồng nặc​

Hai mùa bóng 1997/1998 và 2001/2002, Adams đã dẫn dắt Arsenal tới chức vô địch Premiership và FA Cup và trở thành cầu thủ Anh đầu tiên trong lịch sử mang đội trưởng của đội bóng đoạt cú đúp. Tuy nhiên, sau khi giành cú đúp danh hiệu năm 2002, Adams quyết định treo giày. Trận chung kết FA Cp 2002 chính là trận đấu chia tay của anh với các pháo thủ thành London. Trong thời kỳ khoác áo Arsenal, anh đã chơi 668 trận đấu và là người đội trưởng thành công nhất của câu lạc bộ đến thời điểm này.

Sự nghiệp quốc tế

Adams được lên tuyển Anh và ra sân trong trận đấu gặp Tây Ban Nha năm 1987. Sau đó, anh chơi chính cho ba chú sư tử ở Euro 1988. Tuy nhiên, World Cup 1990, anh bị HLV Bobby Robson loại và tiếp tục lỡ hẹn Euro 1992 vì chấn thương. Sau khi Gary Lineker từ giã đội tuyển quốc gia năm 1992, Adams được chọn làm đội trưởng đội tuyển Anh và dẫn dắt đội bóng thi đấu ở Euro 1996. Tuy nhiên, ngày đó tuyển Anh đã thua Đức ở bán kết sau khi hai đội phải đá penalty.

13563_2.jpg

Thành công vanh dội cùng với Arsenal​

Khi Glenn Hoddle về dẫn dắt tuyển Anh, ông đã chọn Alan Shearer trở thành đội trưởng và quyết định gạt Adams ra danh sách đội hình chính thức. Tony vẫn thi đấu cho tuyển quốc gia một vài năm ở World Cup 1998 và Euro 2000. Khi Shearer chia tay sự nghiệp sân cỏ, Adams lại một lần nữa được bầu làm đội trưởng và chỉ sau đó vài tháng, tuyển Anh thua Đức ở Wembley. Đó cũng là trận đấu thứ 60 của Adams được chơi tại thánh địa Wembley.

Sven-Göran Eriksson về dẫn dắt ba chú sư tử, Adams gần như không còn vị trí chính thức trên hàng hậu vệ vì sự xuất hiện quá xuất sắc của Rio Ferdinand. Adams đã quyết định chia tay đội tuyển quốc gia trước khi Sven-Göran Eriksson có lời gọi anh quay trở lại tuyển Anh.

Ngàyngười ta nhắc đến một trong những trung vệ thép nổi tiếng nay, khi nhắc đến Tony Adams là nhất mà bóng đá xứ sở sương mù sản sinh ra. Tuy không có nhiều vinh quang trong màu áo tuyển quốc gia nhưng những thành công của anh ở Arsenal cũng đủ để khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục.

Tony Adams ngày nay chính là biểu tượng tinh thần chiến đấu của các pháp thủ, một huyền thoại, một cuộc đời, một trang sử hào hùng của đội bóng thành London.


Thông tin cá nhân

Họ và tên Tony Alexander Adams
Ngày sinh 10/10/1966
Nơi sinh Romford, Anh
Chiều cao 1.91 m
Vị trí sở trường Former defender

Thông tin câu lạc bộ
Công việc hiện tại Portsmouth (Trợ lý HLV)

Youth clubs
1980-1984 Arsenal

Thành tích câu lạc bộ
Năm CLB Xuất hiện (bàn thắng)
1984-2002 Arsenal 504 (32)
Đội tuyển quốc gia

1987-2000 Anh 66 (5)
Huấn luyện viên

2003-2004 Wycombe Wanderers
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Gabriel Batistuta
'Vua sư tử' thành Florence

Các tifosi của đội bóng thành Florence không ai không biết đến Batistuta, bởi anh là biểu tượng của đội bóng áo tím. Những đóng góp của anh cho đội bóng Fiorentina là không kể xiết. Chỉ biết rằng, người dân của Florence không ai không ngước nhìn lên bức tượng mang tên "Gabriel Batistuta", mỗi khi đi qua trung tâm thành phố.

16586_5.jpg

Gabriel Batistuta - Chiến binh thành Florence​

Gabriel Batistuta sinh ngày 1-2-1969 trong một gia đình có cha là công nhân trong một lò mổ - ông tên Omar Batistuta và mẹ Gloria Batistuta là thư ký trong một trường học tại thị trấn Avellaneda, tỉnh Santa Fe, Argentina, nhưng anh lại lớn lên ở thị trấn Reconquista gần đó. Sau anh, ông bà Omar và Gloria Batistuta còn sinh hạ thêm 3 cô con gái tên là Elisa, Alejandra và Gabriela.

Ở tuổi 16, anh đã gặp được tình yêu trong cuộc đời mình khi cô gái đó vừa bước sang tuổi 15 (lễ sinh nhật mừng người con gái bước qua tuổi thiếu niên, và nó thường được tổ chức rất lớn tại Argentina). Chuyện kể rằng Irina Fernandez lúc đầu hoàn toàn không chú ý chút nào tới Gabriel, nhưng 5 năm sau đó, vào ngày 28-12-1990, Irina và Gabriel đã làm lễ cưới tại nhà thờ Saint Roque. Đôi vợ chồng trẻ đã chuyển tới Florence năm 1991, một năm sau khi cậu con trai của họ Thiago ra đời.
Batistuta khởi đầu sự nghiệp năm 1988 tại đội bóng hạng Nhất Argentina, Newell's Old Boys. Một năm sau, anh gia nhập River Plate trước khi sát cánh cùng Boca Juniors năm 1990. Tại đây, bằng khả năng ghi bàn tuyệt vời của mình, anh đã chinh phục được các CLB bóng đá châu Âu.

16587_4.jpg

Một cầu thủ bóng đá đầy nhân cách​

Năm 1991, anh ký hợp đồng thi đấu cho CLB Fiorentina của Italy, rồi đưa CLB tới danh hiệu Cup quốc gia và Siêu Cup Italy năm 1995 và 1996. Khi CLB Fiorentina bị xuống hạng Seria B, Batistuta đã ở lại với CLB và giúp nó trở lại giải đấu hàng đầu 2 năm sau đó. Là một anh hùng trong lòng các cổ động viên thành Florence, các fan của Fiorentina đã dựng một bức tượng đồng của anh năm 1996, một sự công nhận cho những đóng góp của Batistuta cho Fiorentina.

Tuy vậy, Batistuta chưa bao giờ dành được một danh hiệu Italia nào với Fiorentina và chỉ khi anh đầu quân cho AS Roma năm 2000, anh mới dành được chức vô địch Seria A đầu tiên và cũng là cuối cùng của mình. Batistuta chơi mùa giải cuối cùng tại Qatar cho CLB Al-Arabi trước khi giải nghệ năm 2005. Tại đây, anh ghi được 25 bàn thắng ngay trong mùa giải ra mắt.

16588_1.jpg

Vô địch Serie A cùng Roma​

Vẻ bề ngoài lịch lãm và đúng chất đàn ông của Batistuta không chỉ làm siêu lòng các cô gái trên đất nước hình chiếc ủng mà còn khiến cho rất nhiều đạo diễn mời anh tham gia vào các bộ phim của họ. Chính vì thế, Batistuta đã tham gia một số bộ phim giải trí và anh cũng được mời tham dự vào rất nhiều chương trình truyền hình. Tuy nhiên, dù trở thành một người nổi tiếng, Batistuta vẫn luôn giữ hình ảnh khiêm tốn của một người được sinh ra trong gia đình thuộc tầng lớp lao động.

Năm 1996, trong trận thắng 2-1 của đội bóng Fiorentina trước AC Milan, anh đã ăn mừng bàn thắng quyết định của mình khi thốt lên "Te amo, Irina" (Anh yêu em, Irina) trước các ống kính camera. Với một vẻ ngoài nam tính hấp dẫn cùng với một tình yêu chung thuỷ đã khiến Batistuta trở thành người yêu trong mộng của rất nhiều thiếu nữ Italia.
Anh cũng là tay săn bàn xuất sắc thứ 8 trong lịch sử giải đấu Seria A với 184 bàn 318 trận từ 1991 đến 2003. Ở cấp độ quốc gia, anh đang giữ danh hiệu tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina với 56 bàn trong 78 lần khoác áo đội tuyển. Batistuta đã tham dự 3 kì World Cup. Năm 2004, anh được chọn là một trong 125 huyền thoại sống của bóng đá thế giới bởi Pele.

16589_2.jpg

Nhưng Fiorenina mới là nhà của anh​

Batigol cũng chấm dứt sự nghiệp thi đấu quốc tế sau 78 trận đấu và 56 bàn thắng cho đội tuyển Argentina. Anh từng tham dự World Cup với Argentina các năm 1994, 1998 và 2002. Trận đấu cuối cùng của anh trong màu áo sọc xanh trắng là chiến thắng trước Nigeria với tỷ số 1-0, ở World Cup 2002. Batigol cũng là thủ lĩnh của đội Argentina giành danh hiệu Copa America năm 1991 và 1993.

16590_3.jpg

Tượng đài bất diện của tuyển Argentina​

Thư gửi Gabriel Batistuta!

Khi hàng triệu người Argentina say sưa với chiến thắng đậm đà của đội tuyển nhà, em tự hỏi: “Anh ở đâu, Batistuta?. Trên khán đài, hàng nghìn CĐV Argentina nhảy múa vũ điệu Tango, huyền thoại bóng đá Maradona quá khích, ăn mừng chiến thắng. Mỏi mắt nhìn, em chẳng thấy anh đâu.

Em mê bóng đá là nhờ có anh, từ trận cầu giữa Argentina - Hy Lạp tại VCK World Cup 1994. Em không quan tâm anh là cầu thủ lập hattrick. Em chỉ biết anh có nụ cười thật hiền và sống thủy chung.

Em yêu anh từ màu áo tím Fiorentina, luôn theo dõi anh từ CLB này sang CLB khác. Vì anh, em có thể dũng cảm một mình giữa đêm khuya đi xem bóng đá. Rồi em nghe tin anh giải nghệ, nghe nói anh trở về thành Florence...

Chiếc áo số 9 quen thuộc đã có chủ. Còn em thức xem Argentina cũng chỉ vì muốn được nghe nhắc lại tên anh. Báo chí không còn nói về anh nữa. Nhưng em vẫn nhớ đến anh, và em tự hỏi, giờ này anh ở đâu, Batistuta thân yêu?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dennis Bergkamp: Nòng pháo thành London

Dennis Bergkamp

Thông tin cá nhân

Tên đầy đủ: Dennis Nicolaas Maria Bergkamp
Ngày sinh: 10. Mai 1969
Nơi sinh: Amsterdam, Niederlande
Chiều cao: 183 cm
Vị trí: Tiền đạo
CLB khởi nghiệp: Karriereende

Hợp đồng đầu tiên: 1981–1986 Ajax Amsterdam

Câu lạc bộ:

Ajax Amsterdam: 1986–1993 - 185 (103)
Inter: 1993–1995 - 52 (11)
FC Arsenal: 1995–2006 - 315 (87)

Tuyển quốc gia Hà Lan: 1990–2000 - 79(37)

Dennis Nicolaas Maria Bergkamp (10 tháng 5, 1969) là cầu thủ bóng đá Hà Lan. Phần lớn sự nghiệp, anh thi đấu cho câu lạc bộ Arsenal (London, Anh). Anh đã từng thành viên đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan. Nhắc đến tên anh là người ta nhắc đến một huyền thoại với các bàn thắng để đời.

16951_3.jpg

số 10 huyền thoại​

Trong quãng đường sự nghiệp của mình, Bergkamp luôn chứng tỏ được đẳng cấp vượt trội ở các câu lạc bộ mà anh đã từng thi đấu. Đó là những thành công với Ajax những ngày đầu khởi nghiệp, thành công cùng Inter Milan, và đỉnh cao là năm tháng sống và cống hiến cho Pháo thủ thành London, Arsenal. Trong đội tuyển Hà Lan, Bergkamp cũng là một biểu tượng bất khả xâm phạm trên hàng tiền đạo.

Pele, vua bóng đá thế giới đã từng phải thốt lên: "Bergkamp là một vĩ nhân của làng bóng đá thế giới". Chính vì vậy, ông đã chọn anh vào danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại của FIFA. Ngoài các danh hiệu với câu lạc bộ, Bergkamp đã có một lần được chọn làm cầu thủ xuất sắc nhất English Premier League, 2 lần đứng thứ 3 trong cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất thế giới (FIFA Player of the Year ).

SỰ NGHIỆP CÂU LẠC BỘ

Trong màu áo Ajax

16952_6.jpg

AFC Ajax​

Bergkamp trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Ajax và trở thành một cầu thủ hết sức nổi tiếng. Anh gia nhập Ajax khi mới 12 tuổi. Dưới sự chỉ bảo của huấn luyện viên Johan Cruijff, anh trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp và được thi đấu trận đấu đầu tiên vào ngày 14 tháng 12 năm 1986, đối đầu với Roda JC. Trong mùa giải đó, anh có 14 lần ra sân nhưng thường từ băng ghế dự bị. Năm 1987, Bergkamp chính là cầu thủ vào thay người trong trận chung kết Cup C2 Châu Âu (European Cup Winners Cup) giữa Ajax và Lokomotive Leipzig. Ở trận đấu đó, đội bóng Hà Lan đã giành thắng lợi và lên ngôi vô địch.

Mùa giải tiếp theo, anh trở thành một trụ cột của câu lạc bộ. Năm 1990, anh từng vô địch giải vô địch quốc gia Hà Lan. Năm 1992, Ajax vô địch UEFA Cup và KNVB Cup năm 1993. Cũng mùa giải đó, anh trở thành vua phá lưới và giành luôn danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm khi có được 122 bàn thắng trong tổng số 239 trận đấu được ra sân.

16953_7.jpg

Vô địch UEFA Cup cùng Inter​

Inter Milan
Mùa hè năm 1993, Bergkamp và người đồng đội của mình ở Ajax là Wim Jonk đã ký hợp đồng về thi đấu cho Inter Milan. Tuy nhiên, quãng thời gian thi đấu ở đây không thực sự thành công đối với anh. Dù đã cùng đội bóng vô địch UEFA Cup năm 1994 nhưng phong cách chơi bóng ở Italia vẫn không thể nào khiến anh cảm thấy phù hợp.

Trong số 50 lần khoác áo Inter, Bergkamp chỉ có được 11 bàn thắng và đó chính là quãng thời gian thi đấu nghèo nàn nhất của anh ở cấp câu lạc bộ. Chỉ một mùa giải sau, anh đã quyết định tìm đường đến Anh Quốc và chọn Arsenal làm bến đỗ.

16957_5.jpg

Arsenal chính là một gia đình thứ 2 của Bergkamp​

Arsenal FC

Sau hai mùa giải không thành công tại Inter, Bergkamp đã quyết định đến với Arsenal, lúc đó được dẫn dắt bởi HLV Bruce Rioch. Giá trị chuyển nhượng lúc đó của anh là 7,5 triệu bảng Anh. Bergkamp nhanh chóng chiếm được cảm tình của người hâm mộ và được chọn đá chính trong trận đối đầu với Middlesbrough tháng 8 năm 1995.

Do quá ngợp với lối đá nhanh và dùng sức khỏe ở Anh, Bergkamp đã không thể hiện được mình trong những trận đấu đầu tiên. Có đến 8 trận đấu chính thức anh tịt ngòi và chỉ có được bàn thắng đầu tiên ở trận đấu thứ 9. Ít lâu sau, anh trở thành một trụ cột của đội bóng và cùng với Ian Wright trở thành những cầu thủ không thể thiếu trong đội hình Gunners.

Năm 1996, HLV Arsene Wenger về với câu lạc bộ thành London. Sự nghiệp của Bergkamp đặt một dấu ấn quan trọng kh anh lần đầu tiên vô địch Premiershp và FA Cup mùa giải 97-98. Đó là một cú đúp tuyệt vời mặc dù trong trận chung kết FA Cup anh không thể góp mặt vì chấn thương. Cũng trong năm đó, với những đóng góp to lớn, anh được bầu chọn trở thành cầu thủ bóng đá của năm do hiệp hội các cầu thủ trao tặng.

16955_4.jpg

Chiến công lừng lẫy cùng Pháo thủ​

Trong tháng 11 năm 1997, anh còn có thêm hai danh hiệu cá nhân nữa đó là bàn thắng của tháng và cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu khi có một hat-trick giúp Arsenal đánh bại Leicester City. Anh ghi được 16 bàn thắng trong mùa giải. Và cũng trong năm đó, Bergkamp đã thể hiện một phong độ không thể tốt hơn khi giúp đội tuyển Hà Lan đoạt giải tư ở World Cup 1998, trong đó có một bàn thắng để đời trong trận tứ kết với Argentina.

Năm 2002, một lần nữa Arsenal đoạt cú đúp và Bergkamp vẫn là một người hùng. Đến mùa giải 2003, Arsenal vô địch FA Cup và đến năm 2004, họ có vị trí thứ 3 ở Premiership. Ở đấu trường Châu Âu, năm 2000, Arsenal đã thua Galatasaray trong trận chung kết UEFA Cup trên lọat đá penalty và đến năm 2006, họ tiếp tục thua Barcelona trong trận chung kết Champions League. Trong tất cả các trận đấu ở đấu trường Châu Âu, Bergkamp toàn phải đi bằng xe ô tô riêng hoặc một mình tự lái đến sân của đối thủ thi đấu vì anh không thể đi được máy bay.

Trận đấu cuối cùng của anh trong màu áo Arsenal được diễn ra ở Highbury, đối đầu với Wigan ngày 07 tháng 05 năm 2006. Trong sự nghiệp tại London, anh có được 121 bàn thắng trong số 424 lần được ra sân và trở thành huyền thoại của câu lạc bộ. Anh chính là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của Premiership khi được người hâm mộ chọn vào đội hình tiêu biểu 10 năm gần đây.

SỰ NGHIỆP QUỐC TẾ
Mặc dù có một sự nghiệp câu lạc bộ hết sức ấn tượng nhưng Bergkamp chưa một lần cùng đội tuyển Hà Lan có được chức vô địch nào. Trận đấu đầu tiên trong màu áo tuyển quốc gia là trận Hà Lan gặp Italia ngày 26 tháng 11 năm 1990. Anh cũng tham dự Euro 1992 nhưung tuyển Hà Lan không thể hiện được nhiều khi họ đến với giải đấu với tư cách là nhà đương kim vô địch. Hà Lan đã thua ở bán kết trên chấm 11m dù ở 90 phút chính thức, Bergkamp đã ghi cả hai bàn thắng.

Bergkamp cũng cùng tuyển cơn lốc màu gia cam tham dự World Cup 1994, ghi bàn thắng trong trận đối đầu với Brazil nhưng vẫn để thua 2-3. Tại Euro 1996, dù lọt vào đến tứ kết nhưng Bergkamp chỉ ghi được 1 bàn thắng bởi giải đấu năm đó có tiền đạo Patrick Kluivert.

16956_2.jpg

Linh hồn trên hàng công của Hà Lan​

World Cup 1998, Bergkamp ghi được 3 bàn thắng và đưa tuyển Hà Lan đoạt giải tư. Trong đó, có một bàn thắng để đời trong trận tứ kết với Argentina. Bàn thắng đó vẫn được chọn vào danh sách 10 pha làm bàn đẹp nhất mọi thời đại. Nhận đường chuyền từ Frank de Boer, Bergkamp chạy lên nhận bóng và bất ngờ tâng bóng trở lại, loại bỏ Roberto Ayala và sau đó tung ra một cú vuốt bóng vào góc cao khung thành.

Ở Euro 2000, anh tiếp tục cùng Hà Lan đến giải đấu và giữ một vai trò quan trọng. Bergkamp đã đưa Hà Lan lọt vào đến bán kết khi họ ở bảng từ thần nhưng lại để thua Italia trên chấm đá phạt 11m. Sau giải đấu đóm, anh quyết định chấm dứt sự nghiệp thi đấu quốc tế và không cùng Hà Lan tham dự World Cup 2002 được tổ chức ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong sự nghiệp của mình, anh đã ghi được 37 bàn thắng trong số 79 trận đấu khoác áo Hà Lan. Anh trở thành tay săn bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của cơn lốc màu da cam cho đến khi Patrick Kluivert phá vỡ được kỷ lục này.

HỌ NÓI VỀ BERGKAMP

Arsene Wenger giành cho anh tình cảm đặc biệt, ông nói trong trận đấu Arsenal thắng 3-1 trước West Bromwich Albion: "Rất thông minh và chịu khó tập luyện, cậu ấy có khả năng kiểm soát bóng phi thường mà không phải ai cũng có thể có được. Bergkamp luôn mang đến cho chúng tôi những niềm vui, niềm tự hào. Anh là lịch sử câu lạc bộ, không thể nào khác được. Anh sẽ sống mãi trong lòng các cổ động viên Arsenal".

12732_2.jpg

Arsene Wenger coi Bergkamp là một trong những học trò xuất sắc nhất của mình​

Cựu tiền đạo của Arsenal là Thiery Henry cũng nói: "Dennis là một cầu thủ xuất sắc nhất mà tôi đã từng thi đấu bên cạnh ình. Đó là một giấc mơ cho bất cứ tiền đạo nào như tôi. Và anh chính là mơ ước của bất cứ đội bóng nào".

Huyền thoại Arsenal, Ian Wright nói về Bergkamp: "Cậu ấy là một ảo thuật gia. Chúng tôi đã nói với nhau rằng khi có Bergkamp thì đội bóng sẽ vươn ra tầm châu lục và quả chính xác là như thế".

Còn đây là những bình luận của tờ The Times: "Mổi buổi tối mùa đông năm trước, huyền thoại bóng đá Hà Lan đã ngồi ăn bữa tối ở Amsterdam. Mọi người luôn tự hỏi rằng ai là cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá Hà Lan. Câu trả lời đã có khi Berkamp, người 7 lần có tên trong danh sách bình chọn.

Dennis Bergkamp kết hôn với Henrita Ruizendaal và hai người có được 4 đứa trẻ. Chúng tên là Estelle, Yasmin, Saffron và Mitchel. Người bạn thân nhất của anh chính là Marc Overmars, người đã từng thi đấu cho Barcelona và cả một thời gian cho Arsenal.

Bảng vàng thành tích của Dennis Bergkamp

Đội tuyển Hà Lan
Dennis Bergkamp lần đầu tiên khoác áo đội tuyển Hà Lan năm 1990 trong trận đấu với Đội tuyển Ý.

World Cup: 2 lần tham dự gồm các năm 1994 (tứ kết), 1998 (hạng 4).
Giải vô địch bóng đá châu Âu: 3 lần tham dự gồm các năm 1992 (bán kết), 1996 (tứ kết) và 2000 (bán kết).
Số lần khoác áo đội tuyển Hà Lan: 79
Số bàn thắng: 37

Câu lạc bộ
vô địch Hà Lan: 1990
Cúp bóng đá Hà Lan: 1987, 1993
Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Âu: 1987
Cúp UEFA: 1992, 1994
vô địch Anh: 1998, 2002, 2004
Cúp FA: 1998, 2002, 2003, 2005

Cá nhân
Cầu thủ xuất sắc thứ ba của FIFA: 1993, 1997
Quả bóng đồng châu Âu: 1993
Vua phá lưới giải vô địch bóng đá Hà Lan: 1991, 1992, 1993
Cầu thủ xuất sắc nhất Hà Lan: 1992, 1993
Cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá Anh do các cầu thủ bầu chọn: 1998
Cầu thủ xuất sắc nhất bóng đá Anh do các nhà báo bầu chọn: 1998
 
“Mũi tên bạc” Alfredo Di Stéfano

Alfredo Di Stéfano sinh ngày 04-07-1926 tại Barrancas, Buenos Aires, Argentina, là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Đối với những cổ động viên của đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha, Real Madrid, không cầu thủ nào có thể so sánh được với Di Stéfano.

18158_2.jpg

Thành công của Di Stéfano gắn liền với Real Madrid​

Cựu cầu thủ này từng gắn bó lâu năm với câu lạc bộ Real Madrid, và trong thời gian thi đấu cùng ngôi sao Ferenc Puskas, anh luôn đóng vai trò là cầu thủ trụ cột quan trọng nhất giúp đội bóng Hoàng gia chiếm giữ Cup vô địch Châu Âu trong suốt thập niên 50, trong giai đoạn đó, câu lạc bộ này đã từng đoạt danh hiệu vô địch trong 5 mùa giải liên tiếp từ 1956. Sự nghiệp thi đấu quốc tế của Di Stéfano cũng từng gắn với các đội tuyển quốc gia Argentina, Colombia, và Tây Ban Nha.

Di Stéfano là một tiền đạo đây sức mạnh với một thể lực ổn định, linh hoạt trong chiến thuật, và trên hết, những phẩm chất này đã giúp anh trở thành nhạc trưởng của giàn nhạc Real với thứ bóng đá tấn công đẹp mắt.

Sinh ra trong một gia đình Italy di dân tới Argentina, sự nghiệp cầu thủ của Di Stéfano khởi đầu tại câu lạc bộ River Plate, Argentina năm 1943. Ông đã từng 6 lần vô địch quốc gia trong thời gian 12 năm đầu của sự nghiệp cầu thủ tại Argentina và Colombia (chơi cho câu lạc bộ Millonarios tại Bogota) trước khi chuyển sang thi đấu cho đội bóng Real năm 1953. Đối thủ của Real - đội bóng Barcelona – khi đó tưởng chừng như đã có được ngôi sao này, nhưng chính phủ Tây Ban Nha lúc đó lại đưa ra một giải pháp “Salomonic” và Barcelona đã không chấp nhận giải pháp trên, điều đó giúp Real Madrid có được ngôi sao này.

18160_1.jpg

Di Stéfano cũng là một huyền thoại của thế giới​

Với 49 bàn thắng trong 58 trận đấu, Di Stéfano là ngôi sao ghi bàn hàng đầu của châu Âu trong một thập niên, kỷ lục của ông chỉ bị tiền đạo Raul của Real vượt qua hồi năm 2005. Có thể, thành tích nổi bật nhất của ông trong thời gian thi đấu cho câu lạc bộ chính là trận thắng 7-3 trước đội bóng Eintracht Frankfurt trong trận chung kết Cup vô địch Châu Âu tại Hampden Park hồi năm 1960, một trận đấu được nhiều người nhận xét là một cuộc trình diễn đẹp mắt nhắt của bóng đá cấp câu lạc bộ Châu Âu. Ông được bầu chọn là “Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu” những năm 1957 và 1959.

Di Stéfano đã từng giành được vô số danh hiệu vô địch quốc gia, các Cup vô địch khác cùng câu lạc bộ Real, nhưng lại chưa từng chinh phục được vinh quang tại các vòng chung kết World Cup. Ông chuyển sang thi đấu cho câu lạc bộ Espanyol năm 1964 và ông đã thi đấu ở đó cho tới khi quyết định “gác giầy” ở tuổi 40.

Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ, Di Stéfano chuyển sang làm huấn luyện viên. Ở vai trò huấn luyện viên, ông đã từng dẫn dắt các câu lạc bộ của Argentina như Boca Juniors và River Plate đoạt danh hiệu vô địch quốc gia, và ông cũng giành được thành công với đội bóng Valencia với danh hiệu vô địch các câu lạc bộ Tây Ban Nha và Cup quốc gia, và ông đã cùng đội bóng đăng quang vô địch Cup Châu âu hồi năm 1980. Ông cũng từng làm huấn luyện viên câu lạc bộ Real trong khoảng thời gian giữa những năm 1982 và 1984. Hiện tại, ông đang là chủ tịch danh dự của câu lạc bộ Madrid.

18161_4.jpg

Ông nổi tiếng với vụ 'bắt cóc' lịch sử​

Hiện tại, Di Stéfano vẫn đang là cây ghi bàn xuất sắc thứ ba trong lịch sử các đội bóng hạng nhất của Tây Ban Nha, với 228 bàn thắng ghi được trong 329 trận đấu, xếp sau Hugo Sánchez (234 bàn) và Telmo Zarra (251 bàn). Di Stéfano cũng là tiền đạo ghi nhiều bàn thắng nhất ở mọi thời đại trong lịch sử của Real Madrid ở giải đấu vô địch quốc gia, với 216 bàn thắng trong 282 trận đấu của giải vô địch quốc gia từ năm 1953 đến 1964.

Di Stéfano được “Vua bóng đá” Pelé bầu chọn là 1 trong 125 Top những cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất hiện còn sống hồi tháng 3 năm 2004, và ông được rất nhiều người trong làng bóng đá thế giới bầu chọn là một trong số 6 tiền đạo tài năng nhất trong lịch sử bóng đá, cùng với những tên tuổi khác như Diego Maradona, George Best, Johan Cruijff và Pelé. Trong thời gian làm cầu thủ của mình, Di Stefano thậm chí còn được một số người đánh giá cao hơn cả “vua bóng đá” Pelé.

18162_3.jpg

Di Stéfano hiện là tượng thánh sống của Real Madrid​

Trong ngày thứ bảy 24-12-2005, Di Stefano đã bị một cơn đau tim. Tuy nhiên hiện tại tình trạng sức khỏe của ông đã ổn định. Alfredo Di Stefano cũng đã từng được Maradona ca ngợi: "Xét về mặt kỹ thuật cá nhân, anh ấy đã xuất sắc hơn tôi rất nhiều ở những khả năng anh ấy có thể làm được với một trái bóng, khả năng quan sát tốt trên sân cũng như lối chơi linh hoạt của tôi là những cái tôi hơn anh ấy, nhưng với những bài tập luyện đúng, anh ấy cũng có thể dễ dàng làm được như vậy." Một sự cống hiến kinh ngạc của một cầu thủ được coi là xuất sắc nhất mọi thời đại, chắc chắn ngôi sao này rất xứng đáng với sự ca ngợi này.

Thành tích thi đấu

Vô địch quốc gia Argentina: 2 lần (những năm 1945, 1947)
Vô địch quốc gia Colombia: 4 lần (những năm 1949, 1951, 1952, 1953)
Vô địch Tây Ban Nha: 8 lần (những nam 1954, 1955, 1957, 1958, 1961, 1962, 1963, 1964)
Vô địch Cup Tây Ban Nha: 1 lần (1962)
Vô địch Cup Latin: 2 lần (những năm 1955, 1957)
Cup vô địch Châu Âu: 5 lần (những năm 1956, 1957, 1958, 1959, 1960)
Vô địch Cup Liên lục đia: 1 lần (1960)
Vô địch Copa América: 1 lần (1947)
Các giải thưởng
Vua phá lưới giải vô địch quốc gia Argentina: 1947
Vua phá lưới giải vô địch quốc gia Colombia: 1951, 1952
Vua phá lưới giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha: 5 lần (1954, 1956, 1957, 1958, 1959)
Quả bóng vàng Châu Âu: 2 lần (1957, 1959)
Thành tích thi đấu quốc tế
Đội tuyển Argentina: 7 trận, 7 bàn thắng
Đội tuyển Colombia: 4 trận
Đội tuyển Tây Ban Nha: 31 trận, 23 bàn thắng
 
“Hiệp sỹ lùn” Gianfranco Zola


Không nhiều người nước ngoài dành được tước hiệu hiệp sĩ do Nữ hoàng Anh ban tặng. Thế nhưng có một người mà cống hiến của anh cho Chelsea nói chung và bóng đá Anh nói riêng hoàn toàn xứng đáng với vinh dự đó. Anh là “quỷ lùn” Gianfranco Zola.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Sinh ngày 5 tháng 7 năm 1966 tại Oliena cậu bé Zola chỉ cao có 1,6m đã ký hợp đồng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp đầu tiên khi anh 18 tuổi với CLB Nuorese. Chỉ 5 năm sau, anh đã bước ra đấu trường Serie A và tỏa sáng cùng Napoli, đội bóng của Maradona.

Chính huyền thoại Maradona là người đã có ảnh hưởng lớn đến Zola khi siêu sao người Argentina truyền thụ cho cậu bé Zola những ngón nghề tiểu sảo và nhất là khả năng sút phạt siêu hạng.

Chính Zola cũng đã thừa nhận: "Tôi đã học hết mọi thứ của Diego. Tôi thường xuyên theo dõi anh ấy tập và học làm sao để có được cú sút phạt giống Diego". Mâu thuẫn với các HLV, Zola quyết định đi theo lời mời gọi từ xứ sở sương mù.

Tỏa sáng tại Chelsea



18870_zola.jpg

Gianfranco Zola có mặt trong đội hình các cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Chelsea​

Chuyển đến Anh để đầu quân cho Chelsea với giá 4,5 triệu bảng, một mức giá cao vào thời điểm đó, Zola nhanh chóng thể hiện khả năng của mình.

Ở mùa bóng đầu tiên, Zola đã gây được sự chú ý bằng những pha biểu diễn và hàng loạt bàn thắng đáng nhớ. Zola được huấn luyện viên của Manchester là Alex Ferguson miêu tả là cầu thủ "nhỏ con nhưng lắt léo đến mức khó có thể hình dung ra".

Trở thành cầu thủ trụ cột của Chelsea, Zola góp phần đưa The Blues thăng tiến trong mùa bóng đó. Và ngay ở mùa bóng đầu tiên quỷ lùn đã được bầu là cầu thủ của năm. Những thành công liên tục đến với Chelsea thời kì này có phần đóng góp rất lớn của Zola. The Blues khi đó liên tiếp giành được những danh hiệu như UEFA Cup, Siêu Cup Châu Âu, Cúp FA, League Cup....

Mùa bóng 2002 - 2003, mùa bóng cuối cùng với Chelsea của Zola lại là sự hồi xuân, càng đá Zola càng chứng tỏ kinh nghiệm của mình bù cho sự sa sút thể lực, ghi 16 bàn và là mùa bóng thành công. Zola trở thành cầu thủ trong năm của Chelsea sau khi giúp Chelsea có suất dự Champions League mùa sau.

Bàn thắng cuối cùng của Zola cho Chelsea là cú "lốp" bóng từ ngoài vòng cấm địa trong trận gặp đội Everton. Trận đấu cuối cùng của anh trong màu áp Chelsea là 20 phút thi đấu với đội Liverpool.

Sự nghiệp tại The Blues của anh chấm dứt, Zola đã trở thành một biểu tượng cho một thế hệ thành công cùng với những Gianluca Vialli, Dennis Wise, Marcel Desailly, Graeme Le Saux... Anh thi đấu 312 trận với 80 bàn thắng. Trong năm 2003, Zola được bầu là cầu thủ được mến mộ nhất của các cổ động viên Chelsea.

Tháng 11 năm 2004, Zola được trao danh hiệu Hiệp Sỹ do nước Anh ban tặng và trong năm 2005 anh sánh bước cùng 10 cầu thủ kì cựu trong hàng ngũ đội hình huyền thoại của Chelsea.

Zola rời khỏi Chelsea khi tỷ phú người Nga Roman Arkadievich Abramovich bắt đầu đặt chân đến nước Anh. Ông chủ tịch mới đã có lời mời Zola ở lại, thậm chí đã có ý mua Cagliari để Zola trở lại Chelsea nhưng Zola đã từ chối vì đã đến lúc anh phải lo cho gia đình nhiều hơn.

Nặng nợ với quê hương

Mùa hè năm 2003, Zola chuyển về chơi cho Cagliari tại Serie B. Chính Zola đã kéo được Cagliari trở lại Serie A và hợp đồng của anh được ký thêm 1 năm. Gianfranco Zola chính thức chia tay sự nghiệp cầu thủ vào tháng 6 năm 2005. Số 10 tại Cagliari và số 25 tại Chelsea đã trở thành một biểu tượng lớn.

Mặc dù thi đấu thành công tại các câu lạc bộ, Zola không thực sự tỏa sáng tại màu áo đội tuyển. Tại đội tuyển bóng đá quốc gia Ý, Zola phải cạnh tranh cùng một Roberto Baggio tài hoa, anh không gặp thời ở đội tuyển.

Zola thi đấu cho đội tuyển quê nhà từ World Cup 1994, cũng thi đấu khá tốt trong trận đấu tứ kết với Nigeria. Tại EURO 1996, anh chơi trong 3 trận vòng bảng và bỏ lỡ 1 quả phạt đền trong trận gặp Đức, Ý bị loại từ vòng bảng. Zola ghi bàn thắng duy nhất trong trận gặp đội tuyển Anh tại vòng loại World Cup 1998 cho Ý ngay tại sân Wembley và đó là trận thắng cuối cùng của anh trong màu áo đội tuyển Ý.
 
ơ thế cứ search trên net hoặc trên báo rồi post lên đây là đc hall ò fame hả các anh ???
 
Back
Bên trên