Hall of Fame

Re: Tinh hoa bóng đá

Anh zai là new mem thì cũng tương lai lắm đó ;)) Anh viết có dấu dùm cái :( bây h nhìn ko dấu khó chịu quá :(
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Cris Ronaldo - Những thăng trầm tại MU.

Một dáng vẻ mảnh khảnh nhưng bên trong là một sức mạnh huỷ diệt, một đôi chân biết múa nhưng cũng biết cách nã đại bác, anh là Cristiano Ronaldo. Anh sẽ là một huyền thoại tại sân Old Trafford và bây giờ, chúng ta hãy cùng nhìn lại những thăng, trầm của Ronaldo tại MU.

Sau trận thua Sporting Lisbon 3-1 trên sân Alvalade XXI, các CĐV của MU cũng như các cầu thủ để bị mê hoặc bởi màn trình diễn của 1 anh chàng có dáng người mảnh khảnh, có đôi chân dẻo như kẹo và họ quyết định gây sức ép với Sir Alex buộc ông phải tìm hiểu và mua bằng được cầu thủ này.

cristiano-ronaldo-3.jpg


Và rồi nhờ xây dựng được một mối quan hệ tốt với phía đối tác, Sir Alex đã mang về một cầu thủ có tên Cristiano Ronaldo với mức giá 12.24 triệu bảng. Ronaldo đến với MU trong một cơn bão truyền thông, ngay từ ngày đầu tiên xuất hiện ở MU, anh đã chịu 1 sức ép rất lớn từ các CĐV Quỷ đỏ, hàng ngàn phóng viên Anh đã tranh nhau để có được 1 tấm ảnh chân dung của tân binh này. Trách nhiệm càng nặng nề hơn khi Ronaldo được Sir Alex trao cho chiếc áo số 7 - một số áo của những huyền thoại đã từng thành danh tại MU như George Best, Brian Robson, Eric King Cantona, David Beckham.

cristiano-ronaldo-1.gif


Tuy nhiên không phụ lại sự tin tưởng của người hâm mộ cũng như BLĐ MU, Ronaldo đã có một màn ra mắt ấn tượng trong trận Bolton tại Premiership. Và kể từ đó, anh luôn là sự lựa chọn số 1 trong đội hình của Sir Alex. Những pha đảo bóng điệu nghệ, những cú sút trái phá đã được Ronaldo mua bản quyền cho riêng mình. Nhưng các CĐV MU vẫn chưa thực sự tin tưởng ở cầu thủ này, vì đôi khi anh quá lạm dụng kỹ thuật và thể lực có phần hơi kém so với các đồng đội.

C.Ronaldo6.jpg


Thành công đầu tiên đến với Ronaldo là chiếc cúp FA năm 2004 sau khi giành thắng lợi trước Miwall trong trận chung kết. Sau thắng lợi đó, Ronaldo càng chơi ổn định hơn trong mùa giải 2004/05, thể lực của anh đã được cải thiện đáng kể nhờ những bài tập đặc biệt cùng các chuyên gia thể lực tại MU. Những cú sút của Ronaldo cũng đi chính xác hơn trong khi những pha biểu diễn không cần thiết ngày càng giảm đi. Tuy nhiên điều mà các MU fan lo ngại vào thời điểm đó là, Ronaldo chơi không ổn định. Có những trận đấu anh chơi rất hay nhưng cũng có những trận đấu anh không đóng góp được chút nào, thậm chí còn bị các fan la ó vì biểu diễn quá nhiều.

Ngày 29/10/2005, Ronaldo lần đầu tiên có tên trong lịch sử của MU khi ghi bàn thắng thứ 1000 cho MU tại Premiership trong trận đấu gặp Boro. Và vào ngày 26/2/2006, thành công tiếp theo đến với Ronaldo khi anh ghi bàn đem lại chiến thắng của MU trước Wigan trên sân Thiên niên kỷ ở thủ đô Cardiff trong trận chung kết Carling cup. Nhờ vào phong độ ấn tượng của mình, Ronaldo đã được bầu chọn là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất thế giới năm 2005 và đứng thứ 20 trong cuộc bình chọn những cầu thủ xuất sắc nhất năm đó.

PRO_445382_CristianoRonaldo_juicht.jpg


Thành công trong cấp độ CLB nhưng Ronaldo vẫn phải nuốt những giọt nước mắt cay đắng của mình tại Euro 2004 khi đội tuyển Bồ Đào Nha của anh thất bại ngay trên sân nhà trước các cầu thủ Hy Lạp trong trận chung kết, không còn nỗi đau nào lớn hơn.

portugal_squad.jpg


Thất bại trước Hy Lạp vô hình chung đã tạo một vết thương quá lớn trong lòng tự trọng của chàng cầu thủ trẻ này và anh quyết sẽ phục thù ở World Cup 2006. Có lẽ chính vì quyết tâm có được thành công trong cấp độ ĐTQG đã khiến Ronaldo rơi vào một vụ rắc rối lớn nhất trong cuộc đời cầu thủ của anh.

Vào ngày 8/7/2006, khi đội tuyển Bồ Đào Nha gặp đội tuyển Anh trong trận tứ kết World Cup, không hiểu suy nghĩ gì mà Ronaldo đã ngay lập tức chạy ra “xì đểu” đồng đội của mình tại MU, Wayne Rooney sau khi số 8 của MU phạm lỗi thô bạo với Carvalho. Và kết quả của màn tố giác không cần thiết đó là chiếc thẻ đỏ của Rooney và thất bại của ĐT Anh trên chấm phạt đền. BĐN cũng không thể giành được ngôi vô địch tại WC 2006 nhưng Ronaldo đã hứng chịu hậu quả của cái nháy mắt đầy ẩn ý với HLV trưởng Scolari sau khi Rooney nhận thẻ đỏ.

32.jpg


Người dân Anh phẫn nộ kết tội Ronaldo đã khiêu khích người đồng đội của mình, họ quy hết trách nhiệm về thất bại của ĐT Anh lên đầu Ronaldo. Những ngày tháng đó quả thực là quãng thời gian khủng khiếp đối với anh, Ronaldo sống trong nơm nớp lo sợ bị người Anh trả thù (CĐV Anh doạ giết Ronaldo), anh sợ sẽ bị cô lập tại MU. Tổng hợp những nỗi sợ đó là quyết định sẽ rời khỏi MU để chuyển tới nơi an toàn hơn – Real Madrid.

Tuy nhiên hơn ai hết, Sir Alex hiểu quá rõ tầm quan trọng của Ronaldo với MU và ngay cả Wayne Rooney cũng vậy. MU cố gắng thuyết phục các Fan cho Ronaldo 1 cơ hội ở lại với sân Old Trafford để lập công chuộc tội, và rồi, Cris đồng ý. Những năm tháng sau đó chắc hẳn ai cũng biết, với bản lĩnh của mình, Ronaldo ngày càng khẳng định rằng, quyết định ngày đó của Sir Alex là hoàn toàn hợp lý.

cristiano-ronaldo-jeans.jpg


Để rồi người hâm mộ MU đã phải thấp thỏm chờ đợi con người mà họ đã từng ruồng bỏ đặt bút ký vào bản hợp đồng gia hạn với MU. Anh đã ký, anh sẽ gắn bó thêm 5 năm nữa với Quỷ đỏ và Sir Alex cũng như toàn thể CĐV của MU hiểu rằng, Cristiano Ronaldo sẽ trở thành một huyền thoại mới tại sân Old Trafford – danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Premiership là một minh chứng cụ thể nhất cho kết luận này. Và Ronaldo đã cùng MU giành chức vô địch Premiership 2006-2007, 1 cái kết đệp của 1 mùa giải thành công.

Những thông tin bên lề về Ronaldo:

Cristiano Ronaldo sinh ra ở một gia đình nghèo thuộc vùng Madeira, Bồ Đào Nha . Những năm đầu của sự nghiệp cầu thủ anh chơi cho câu lạc bộ địa phương Nacional. Sporting Lisbon mang Ronaldo về khi anh mới 13 tuổi với cái giá 1.500 bảng Anh từ đội bóng trung học của trường. Những năm đầu thi đấu cho Sporting, Ronaldo đã phải chịu đựng sự ghẻ lạnh đến từ các đồng đội chỉ vì giọng nói của anh đặc sệt miền Madeira. Chính vì sự phân biệt này, Ronaldo đã từng 1 lần ném cả chiếc ghế vào thầy giáo của mình năm anh mới 11 tuổi.

Vào ngày 7/9/2005, bố của Ronaldo qua đời. Vượt lên nỗi đau to lớn, Ronaldo vẫn thi đấu trong trận gặp ĐT Nga trong khuôn khổ vòng loại WC 2006 chỉ sau đúng 1 giờ anh nhận được hung tin này.

Chỉ sau ngày bố mất đúng 1 tháng, Ronaldo có dính dáng vào một vụ scandal hiếp dâm sau trận thắng Fulham 3-2 ngay trên sân khách, anh đã bị cảnh sát giữ và hỏi cung 10 giờ đồng hồ nhưng sau đó đã được thả ngay lập tức vì hoàn toàn vô can, anh đã bị 2 cô “gái ăn sương” cho vào bẫy, đây cũng là một bài học nhớ đời của Ronaldo.

Ronaldo là người mẫu quảng cáo cho Nike, Pepe Jeans và hãng xe Suzuki (mặc dù anh đang lái một chiếc Porsche)

Ronaldo là cầu thủ Bồ Đào Nha đầu tiên chơi trong đội hình 1 của MU.

Tiểu sử của Cris Ronaldo:

Tên đầy đủ: Cristiano Ronaldo dos Santos Aveiro.
Ngày sinh: 5/2/1985.
Nơi sinh: Funchal, Madeira , Bồ Đào Nha.
Cao: 1m84.
Nặng: 75 kg.
Số áo: 7 ( Manchester United ) , 17 ( Bồ Đào Nha ).
Trận đấu đầu tiên cho United : gặp Bolton vào ngày 16/8/2003.
Trận đấu đầu tiên cho đội tuyển quốc gia : gặp Khazakstan vào ngày 8/8/2004.
Mẹ: Maria Dolores dos Santos Aveiro.
Bố: Jose Diniz Aveiro.
Anh trai: Hugo Aveiro.
Chị gái: Elma Aveiro và Katia Aveiro.
Biệt danh: Kluivert.
Đội bóng yêu thích: Sporting Lisbon.
Thần tượng: Diego Maradona.
Cầu thủ yêu thích: Luis Figo và Thierry Henry .
Diễn viên yêu thích: Jean Claude Vandamme và Angelina.
Bộ phim yêu thích : "The Sixth Sense", "The Rock".
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Gianluca Zambrotta:

Tên thật:
Gianluca Zambrotta
Cao / nặng: 1.81m / 76kg
Vị trí: Hậu vệ (trái, phải), Tiền vệ (trái, phải)
CLB:
(1994) Como > (1997) Bari > (1999 - 16 triệu Euro)Juventus > (2006 - 14 triệu Euro) Barcelona
Thành tích:
Vô địch World Cup (2006)
Vô địch Serie A (2002, 2003)
Siêu cúp Ý(2002, 2003)
Siêu cúp Tây Ban Nha (2006)
Zambrotta chơi bóng ở câu lạc bộ địa phương -Como Calcio- khi 17 tuổi. Trong suốt 3 mùa bóng chơi ở Serie B, C1 với Como, anh đã đá tổng cộng 48 trận và ghi được 6 bàn thắng.

Năm 1997, Bari được thăng lên chơi ở Serie A. Cùng thời gian đó Bari đã kéo được tài năng trẻ của Como về với đội mình. Năm đầu tiên anh chơi 27 trận và ghi được 2 bàn thắng trong vai trò của một tiền vệ cánh trái. Bari đã có trong tay một con bài chiến lược quan trọng trong cuộc chiến trụ hạng.

Với phong độ chói sáng trong màu áo Bari, tháng 2/1999 anh được HLV Dino Zoff gọi vào tuyển U21 Ý. Đó là một niềm vinh dự lớn không chỉ của riêng Zambrotta mà còn cả Bari bởi đó là người đầu tiên của CLB trong vòng 50 năm chơi trong màu áo thiên thanh.

Sau 2 mùa bóng thành công ở đây, Zambrotta nổi lên là một cầu thủ tài năng ở Ý. Năm 1999, Zambrotta về Juventus với giá chuyển nhượng 16 triệu Euro. Tiếp tục chơi bóng bằng phong độ rất ổn định, mùa bóng thứ nhất ở Juve anh chơi 32 trận với 1 bàn thắng được ghi. Mùa bóng đó, Juve về thứ 2 ở Serie A sau khi vuốt chức vô địch về tay của Lazio trong lượt trận cuối cùng. Sau mùa bóng anh được chọn vào tuyển Ý tham dự Euro 2000.

Trở về với chấn thương sau World Cup 2002, vị trí của anh ở vị trí tiền vệ phải đã bị bản hợp đồng mới của Juventus là Mauro Camoranesi chiếm mất vị trí. Sau khi bình phục chấn thương, anh được xếp đá ở vị trí hậu vệ trái và thích nghi rất tốt với vị trí này.

Đến mùa 2005-2006, khi mà các hậu vệ phải của Juve bị dính chấn thương, anh liên tục chuyển đổi giữa hai cánh. Điều đó đã làm nên một Zambrotta ngày nay: năng nổ, đầy sáng tạo, tạt bóng chính xác, chơi tốt ở hai bên cánh và đá rất tốt khi chơi ở hàng tiền vệ. Không sai khi Carlo Ancelotti đã nói "anh ta có đủ khả năng để chơi bóng ở bất kỳ đâu".

Trong suốt 7 mùa bóng ở đây, anh là sự lựa chọn không thể thiếu ở hành lang cánh của Juve. Anh đã ghi được 7 bàn trên tổng số 217 trận thi đấu. Sau scandal dàn xếp tỉ số, anh ngõ ý định ra đi và đó là nguyên nhân để nhiều câu lạc bộ tranh đua để có được anh. Cụ thể là Milan, Barcelona và đặc biệt là Chelsea với giá 23 triệu bảng.

Juvetus không muốn cầu thủ tài năng của mình chơi ở câu lạc bộ đối địch ở Serie A, đồng thời bản thân anh cũng không muốn tới chơi bóng ở Anh nên Barcelona là bến đỗ của hậu vệ tài năng này. Với 14 triệu Euro để có được cầu thủ này, Barca đã có sự ổn định cần thiết để có thể chinh chiến trong mọi mặt trận.


Tin hơi cũ nhưng mà em khoái thằng này em xin post tạm vậy
 
Re: Tinh hoa bóng đá

anh Vũ Anh cho thêm vài cái ảnh nhé
với cả anh bôi đậm/ cho to cái tittle lên cho dễ nhìn
tin cũ thì anh có thể viết thêm vài dòng từ lúc nó về Barca
mấy bài của em đều phải bổ xung tin đấy
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Zinedine Zidane - còn mãi 1 tượng đài

Thông tin cá nhân

Ngày sinh : 23 tháng 6, 1972
Nơi sinh : Marseille, Pháp
Cao : 1m85
Biệt danh : Zizou

Thông tin CLB

CLB hiện nay : Giải nghệ
Số áo : 05 (Real Madrid)
21 (Juventus)
10 (Pháp)
Vị trí : Tiền vệ

CLB chuyên nghiệp

1988-1992 : AS Cannes
1992-1996 : Bordeaux
1996-2001 : Juventus
2001-2006 : Real Madrid

Đội tuyển quốc gia

1994-2006 :pháp

Tiểu sử

Zinédine Yazid Zidane (còn có biệt hiệu là Zizou); sinh ngày 23 tháng 6 năm 1972 tại Marseille, Pháp) là cầu thủ bóng đá chơi cho đội tuyển Pháp và Real Madrid và được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.

Trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của CLB Cannes, Zidane đã có những dấu hiệu một ngôi sao tương lai của bóng đá Pháp từ rất sớm khi anh được chơi trận đấu chính thức đầu tiên khi mới bước sang tuổi 17. Và chỉ hơn một năm sau anh đã trở thành trụ cột của Cannes khi góp công không nhỏ đưa đội bóng này giành quyền dự Cup UEFA.

Năm 1992, Zidane quyết định đầu quân Bordeaux, và "cậu bé" 20 tuổi khi đó đã ngay lập tức tỏa sáng với 10 bàn thắng sau 35 trận ở mùa giải đầu tiên (chỉ nghỉ đúng ... 3 trận!).

Với sự có mặt của Zidane, Bordeaux từ một đội bóng "làng nhàng" đã vươn lên top đầu của giải VĐQG Pháp, đồng thời giành quyền dự cup Châu Âu trong cả 3 mùa giải sau đó, đặc biệt là thành tích lọt vào Chung kết cup UEFA mùa bóng 1995-96.

Những thăng tiến vượt bậc của chàng trai trẻ này đã khiến "Bà đầm già" thành Turin Juventus quyết tâm "rước" anh về vào mùa hè năm 96. Như "cá gặp nước", Zidane nhanh chóng khẳng định vai trò nhạc trưởng giúp Juve giành 2 chức VĐ Serie A và hai lần liên tiếp lọt vào chung kết Cup C1 (thua Dortmund và Real) ngay trong 2 mùa giải đầu tiên chơi bóng tại Del Alpi!

Chưa dừng lại ở đó, World Cup '98 được tổ chức trên sân nhà mới thực sự đưa Zidane lên bục cao nhất khi anh cùng ĐT Pháp giành Cup vàng lần đầu tiên trong lịch sử, đồng thời với hai bàn thắng "để đời" trong trận CK, cá nhân Zidane cũng vinh dự nhận liền 2 danh hiệu: Quả bóng Vàng châu Âu và Quả bóng Vàng thế giới. Năm đó Zidane 26 tuổi!

Zidane---8.7-3-s.jpg


Hai năm sau đó, khi mà thành tích cùng Juve tạm thời "lắng xuống", thì thành công với ĐT Pháp lại tới như một điều tất yếu khi Zidane dẫn dắt các đồng đội đăng quang tại EURO 2000 sau khi vượt qua người Italia bằng bàn thắng Vàng của Trezeguet.

Năm 2001, sau đầy ắp những chiến công, Zidane quyết định gia nhập "Giải thiên hà" Real để tìm kiếm danh hiệu lớn duy nhất còn thiếu trong bộ sưu tập của mình, đó chính là chiếc cup Champions League.

Và lại một lần nữa, Zidane thành công ngay trong mùa giải đầu tiên chơi cho CLB mới, và bàn thắng từ cú vô-lê kinh điển của anh trong trận CK gặp Leverkusen sẽ mãi đi vào lịch sử cup Châu Âu.

Zidane---8.7-2-s.jpg


Kết thúc mùa giải 2005/06, Zidane chính thức giã từ sự nghiệp cầu thủ với danh hiệu Quả bóng vàng giải vô địch bóng đá thế giới 2006, đồng thời cùng đội tuyển Pháp lọt vào trận chung kết.

Anh cũng trở thành một trong 4 cầu thủ ghi bàn trong 2 trận chung kết World Cup. Tuy nhiên, hình ảnh của anh bị xấu đi khi anh nhận thẻ đỏ trong trận chung kết vì húc đầu vào hậu vệ đội tuyển Ý Marco Materazzi.

Người ta đã nói về Zidane ...

Michel Platini: "Cậu ấy thực sự là Vua của các trận đấu với những kỹ năng điêu luyện về điều khiển trái bóng và thực hiện những đường chuyền. Tôi nghĩ trên thế giới, không cầu thủ nào đủ sức kiểm soát được Zidane".

zidane---0807061.jpg


Franz Beckenbauer: "Zidane là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá thế giới- một nhận vật thực sự kỳ tài".

Vua bóng đá- Pele: "Zidane là một 'phù thủy' của các trận đấu".

Marcello Lippi- HLV ĐT Italia (đối thủ của Pháp ở trận CK WC 2006): "Tôi cho rằng Zidane là cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá thế giới trong 20 năm trở lại đây. Và tôi tự hào rằng mình đã có thời gian làm việc cùng cậu ấy (tại Juve)".

Còn HLV Alberto Parreira của ĐT Brazil thậm chí dùng đến hai từ "ác mộng" khi nói về Zidane.

Dù VCK WC 2006 là dấu ấn cuối cùng của Zidane, xong có một điều chắc chắn, anh sẽ đi vào lịch sử của không chỉ bóng đá Pháp và của cả thế giới với tư cách một trong những "số 10" vĩ đại nhất.

Các danh hiệu

Với đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp

Giải vô địch bóng đá thế giới
Vô địch: 1998
Hạng nhì: 2006
Các lần tham dự khác: 2002

Giải vô địch bóng đá châu Âu
Vô địch: 2000
Các lần tham dự khác: 1996, 2004
Với câu lạc bộ Juventus

Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1996
Cúp bóng đá Liên lục địa: 1996
Vô địch bóng đá Ý: 1996/1997 và 1997/1998
Siêu cúp bóng đá Ý: 1997Với câu lạc bộ Real Madrid

UEFA Champions League: 2001/2002
Cúp bóng đá Liên lục địa: 2002
Vô địch bóng đá Tây Ban Nha: 2002/2003Các danh hiệu cá nhân

Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA ba năm 1998, 2000 và 2003; xếp thứ ba 1997
Quả bóng vàng châu Âu 1998; Quả bóng bạc 2000; Quả bóng đồng 1997
Cầu thủ xuất sắc nhất trong 50 năm của UEFA (1954-2004)
Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của tạp chí World Soccer 1998
Cầu thủ xuất sắc nhất giải vô địch bóng đá thế giới 2006 (giải Quả bóng vàng)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Beckham - Người con của sứ sở sương mù

Ngày sinh: 02/01/1975
Nơi sinh: Leytonstone, Anh
Quốc tịch: Anh
Tên thật: David Robert Joseph Beckham
Cao/nặng: 1.80m/74kg
Vị trí đã từng thi đấu: Tiền đạo, tiền vệ phải, tiền vệ trung tâm
Số áo từng mang: 24, 10, 7 và 23.

CLB:
(1992-2003) Manchester United
(1995-MU cho mượn) Preston
(2003 - 25 triệu bảng) Real Madrid

Thành tích:
Champions League (1999)
Intercontinental Cup (1999)
Premier League (1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003)
FA Cup nước Anh (1996, 1999)
Siêu cúp Tây Ban Nha (2003)
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất Premier League (1997)
Liga (2007)

Năm 1991, cậu bé 16 tuổi David Beckham được nhận vào trường đào tạo bóng đá của CLB hùng mạnh Manchester United. Ở đây, Becks tập luyện với vai trò của một cầu thủ tập việc. Ngoài những khoảng thời gian chơi bóng, lau giầy cho những tiền bối trong đội là công việc thường xuyên của Becks.
Một năm sau, vào ngày 23 tháng 12, Beckham được ra mắt trong đội hình chính thức của Man Utd trong trận đấu thuộc League Cup. Đối thủ ngày hôm đó của MU là Brighton. Trong năm này, Becks còn giành danh hiệu FA Cup thuộc lứa tuổi trẻ.

Năm 1993, Beckham chính thức trở thành cầu thủ chuyên nghiệp tại sân Old Trafford. Nhưng tài năng của cầu thủ này vẫn chưa nở rộ ngay lập tức.

beckham_cantona.gif


Năm 1995, Beckham sang thi đấu cho Preston theo một bản hợp đồng cho mượn cầu thủ. Ở đây, anh cũng không được ra sân nhiều. Nhưng chỉ với năm trận được thi đấu chính thức, Becks cũng đã kịp ghi hai bàn thắng.

Năm 1996, Beckham có một năm thành công rực rỡ về mặt thành tích cùng với CLB. Anh có mặt trong đội hình MU giành cú đúp với chiến thắng tại giải Ngoại hạng và cúp FA. Becks đã được biết đến nhiều hơn sau khi ghi một bàn thắng ngoạn mục vào lưới Wimbledon từ khoảng cách quá nửa sân. Nhưng năm 1996 còn là một mốc quan trọng khi anh chính thức được ra sân trong màu áo ĐTQG.

Năm 1997, Beckham được bầu là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất trong năm. Hai danh hiệu mà MU đoạt được trong năm đó là chiếc cúp Charity Shield và vô địch giải Ngoại hạng.

Bàn thắng đầu tiên Beckham ghi cho ĐTQG là từ cú sút phạt tuyệt đẹp trong trận Anh gặp Colombia tại World Cup 98. Nhưng kì World Cup tại Pháp năm đó cũng ghi dấu một kỉ niệm buồn cho cầu thủ trẻ này. Anh bị coi là kẻ tội đồ của nước Anh sau khi phạm lỗi rất trẻ con với Diego Simeone của Achentina. Chiếc thẻ đỏ của Beckham là một trong những nguyên nhân khiến ĐT Anh để thua đối thủ nhiều duyên nợ này.

1998_2a.jpg


Nhưng chỉ một năm sau đó, Beckham đã góp công rất lớn vào cú ăn ba lịch sử của MU. Những cú tạt bóng và sút phạt của Becks đã được nâng lên một tầm cao mới. Thương hiệu của anh đã được khẳng định tại đây. Hầu hết những bàn thắng đều được triến khai qua cái chân phải kì diệu này.

Năm 2000 đánh dấu sự đi xuống của mối quan hệ giữa anh và HLV Alex Ferguson. Beckham đã vắng mặt trong trận đấu quan trọng với Leeds United. Một “trận chiến” thầy trò đã diễn ra. Nhưng mọi chuyện vẫn được giải quyết êm thấm do MU đã một lần nữa lên ngôi vị cao nhất của giải Ngoại hạng. Đó cũng là chiếc cúp VĐQG thứ tư cho Beckham. Vào cuối năm, anh đón một tin vui khác khi được trao chiếc băng đội trưởng của ĐT Anh. HLV tạm quyền khi đó là Peter Taylor.

Năm 2001, HLV người Thụy Điển Sven-Goran Eriksson về nắm quyền chỉ đạo ĐT Anh. Ông thầy này ngay lập tức tin tưởng và trao chiếc băng đội trưởng ĐT cho anh. Không những thế, anh vẫn thành công cùng MU và có thêm chiếc cúp VĐQG thứ năm cho bản thân. Vào cuối năm đó, cú sút phạt tuyệt vời của Becks trên sân Old Trafford đã cứu vớt giấc mơ dự VCK World Cúp 2002 cho ĐT Anh.

beckham.jpg


Năm 2002, anh gặp phải những chấn thương rất nặng. Trong đó, nghiêm trọng nhất cú vào bóng của Pedro Duscher trong một trận đấu tại Champions League. Cả nước Anh hồi hộp dõi theo tiến triển của chấn thương bàn chân của vị đội trưởng. Thành tích của ĐT Anh năm đó cũng đã bị ảnh hưởng khá nhiều bởi chấn thương này. Lại một lần nữa, quan hệ bóng đá giữa Anh và Achentina lại trầm trọng thêm (Duscher là người Achentina).

Năm 2003 là một năm đáng nhớ của Beckham. Câu chuyện về “chiếc giầy bay” là đề tài bàn tán của rất nhiều trang báo và tạp chí trên khắp thế giới. Đây là nguyên nhân dẫn đến bước ngoặt trong cuộc đời của David Beckham. Anh quyết định chuyển sang thi đấu cho CLB hoàng gia TBN Real Madrid với giá gần 50 triệu USD.

10.jpg


Năm 2004 là năm của những kỉ niệm buồn. Anh không thích nghi ngay được với cuộc sống tại TBN. Phong độ của Becks không được như anh và người hâm mộ mong muốn. Thi đấu tại CLB đã không nổi bật, về ĐT anh cũng không gây được sự tin tưởng. Tại Euro 2004, cú đá phạt penalty thiếu chính xác một cách ngỡ ngàng trong trận gặp BĐN đã báo hiệu sự đi xuống của hiện tượng bóng đá này.

beckham.jpg


Năm 2005, Beckham vẫn là đội trưởng ĐT Anh. Nhưng những đóng góp của anh đã ít dần. Nước anh giới thiệu ra với thế giới một hàng tiền vệ trứ danh gồm những tài năng trẻ như Gerrard, Lampard và Joe Cole. Chính vì thế, Becks chỉ được nhắc đến nhiều bởi kinh nghiệm trận mạc tương đối dày dạn. Sự nghiệp của anh tại Real Madrid còn tồi tệ hơn nữa. Becks phải làm quen với việc trên băng ghế dự bị. Anh không được chơi ở vị trí cánh phải sở trường như khi đá tại MU và ĐT Anh. Nhưng lúc này, Becks đã không còn nhiều sự lựa chọn nữa.

p1_beckham_1109.jpg


Năm 2006, ĐT Anh một lần nữa không thể vượt qua được đối thủ BĐN. Người tiếp tục gây phiền muộn cho HLV Sven-Goran Eriksson lại là Big Phil, HLV người Brazil này cũng đã từng dẫn dắt ĐT Samba vượt qua ĐT Anh tại tứ kết WC 2002 và sau đó giành chức vô địch. Steve McClaren lên cầm quân sau khi Eriksson hết hợp đồng. Ngay lập tức, Becks mất chỗ trong ĐT. Đã rất nhiều người tiếc cho Beckham. Nhưng ai cũng hiểu rằng anh đã hoàn thành sứ mạng của mình cho ĐT. Còn mối lương duyên của anh với Real coi như đã chấm dứt.

060810_terry_hmed_11a.widec.jpg


Năm 2007, Beckham đã trở lại ĐT Anh 1 cách thành công. Anh cũng đã vô địch Liga cùng Real. Nhưng tất cả đã chấm hết. Từ giờ Beckham sẽ thi đấu cho LA Gala, sẽ không còn nhiều cơ hội để chúng ta thấy cầu thủ đặc biệt này nữa
 
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Con nhện đen LEV YASHIN

s_yashin_i.jpg


Có 1 sự thống nhất cao độ trong giớI hâm mộ bóng tròn, hễ nhắc đến “Vua bóng đá” thì đó phảI là Pele, còn nhắc đến Thủ môn xuất sắc nhất thì phảI là Lev Yashin. Lev Yashin(cũng viết Yachine) là ngườI đã lập nên những chuẩn mực cho 1 thủ môn hiện đạI ngày nay, là 1 tài năng độc nhất vô nhị. Ông là 1 trong những thủ môn đầu tiên đã mở rộng tầm hoạt động bao trùm khắp khu vực 5m50 và thậm chí là 16m50. Ông cũng là thủ môn tiền phong thực hiện những cú phát bóng ra ngoài vùng cấm địa theo đủ phương cách. Phương Tây biết đến Yashin qua các biệt danh “The Black Spider” (Con nhện đen) hay “The Black Octopus”(Bạch tuộc đen)(do Yashin luôn mặc quần áo thủ môn màu đen). Còn ngay tạI Liên Xô , Yashin được gọI là “Sư tử”(“Lev” trong tiếng Nga có nghĩa là Sư tử). 1 điều ít ai biết là trên danh nghĩa giấy tờ thì Yashin là sĩ quan cảnh sát, do độI Dinamo của ông trực thuộc Bộ nộI vụ Liên Xô.


Lev Ivanovich Yashin sinh ngày 22 tháng 10 năm 1929 tạI Moskva trong 1 gia đình công nhân. Năm 13 tuổI, ông đi làm thợ tiện tạI công xưởng Krasnyi Bogatyr và tham gia đội bóng đá thiếu niên của xưởng này. Năm 1949, ông được HLV A.I. Chernyshov mờI về CLB chuyên nghiệp Dinamo(cũng viết Dynamo) Moskva. Dinamo lúc bấy giờ quản lý 2 độI thể thao: 1 độI bóng đá và 1 độI khúc côn cầu trên băng, và Yashin trấn giữ khung thành cho…cả 2 đội.(Thật ra Yashin thích đá tiền đạo nhưng do có chiều cao tốt nên bị Chernyshov “nhét” vào khung gỗ) Tuy nhiên, sau khi giành chức vô địch khúc côn cầu toàn liên bang vào năm 1953, Yashin từ giã môn này để chuyên tâm vào bóng đá.

Lần đầu tiên Lev Yashin ra sân chính thức trong màu áo độI bóng đá Dinamo Moskva là vào ngày 6 tháng 7 năm 1950, thay thế cho thủ thành đàn anh là “Cọp vằn” Aleksei Khomich. Lev Yashin thi đấu cho độI bóng đá Dinamo Moskva 22 mùa bóng, chơi tổng cộng 326 trận tạI giảI VDQG, giữ kỷ lục cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tạI Liên Xô. Trong 326 trận kể trên, ông chỉ để lọt lướI 255 bàn, bình quân 0.78 bàn 1 trận.Ông giành 5 chức VDQG vào các năm 1954,1955,1957, 1959, và 1963, 5 lần hạngnhì(1956,1958,1962,1967,1970), 1 lần hạng 3(1960). Ông cũng vô địch Cúp Quốc gia 3 lần vào các năm 1953, 1967, và 1970. Tạp chí “Ogonyok” 3 lần trao tặng Yashin danh hiệu thủ môn số 1 toàn Xô Viết (1960,1963,1966) và 1 lần danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Xô Viết(1963).

Năm 1963, Lev Yashin lập 1 kỷ lục tuyệt vờI: 22 trận không lọt lứơi tạI giảI VDQG. CuốI mùa giảI ấy, ông lập thêm1 kỷ lục khác: Thủ môn để thua ít bàn nhất trong 1 mùa bóng: trong 27 trận chỉ thua có 6 bàn. CHính 2 thành tích này đã đem đến cho Yashin danh hiệu Quả Bóng Vàng châu Âu do tạp chí France Football trao tặng. Trong suốt chiều dài lịch sử của GiảI thưởng Quả Bóng Vàng từ năm 1956 cho đến tận ngày nay, Yashin là thủ môn đầu tiên và duy nhất được vinh danh. Thêm vào đó, ta nên lưu ý rằng ngoài năm 1963 ra thì Yashin còn có 5 lần trở thành thủ môn được xếp hạng cao nhất trong top 50 thường niên của France Football(1956 và1960:hạng 5,1961:hạng 4, 1964:hạng 8, 1966:hạng 7), tức là 5 lần đoạt giảI thủ môn xuất sắc nhất châu Âu 1 cách không chính thức.

ThờI kỳ có Yashin cũng là thờI kỳ hoàng kim của bóng đá Xô Viết. Tổng cộng Yashin khoác áo tuyển quốc gia 78 trận, lọt lướI 72 bàn(có tư liệu viết 70), bình quân 0.92 bàn 1 trận. Cùng vớI các đồng độI như Ivanov(đồng vua phá lướI World Cup 1962), Streltsov, Netto, ông đưa đôi tuyển Liên Xô đến vớI chức vô địch Olympic Melbourne 1956, vô địch Euro 1960, hạng nhì Euro 1964, 3 lần dự World Cup vào các năm 1958,1962,1966, trong đó năm 1966 đứng hạng 4. World Cup 1962 là 1 kỷ niệm buồn vớI Yashin khi ông để thua nhiều bàn khá ngớ ngẩn, đặc biệt là 4 trái trong trận Liên Xô-Colombia 4-4. Nhưng các năm 1958 và 1966 thì ông chứng tỏ 1 phong độ tuyệt vờI, khó ai sánh được. Để tưởng thưởng Yashin, năm 1968, nhà nước Liên Xô trao tặng ông huân chương Lenin, huân chương cao quý nhất của chế độ Xô Viết.

Ngày 27 tháng 5 năm 1971, sau trận đấu chia tay tạI Moskva giữa Dinamo và độI tuyển Ngôi sao Thế giới, Lev Yashin từ giã sân cỏ. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông thi đấu tất cả 438 trận (cho cả Dinamo lẫn độI tuyển Liên Xô), trong đó 207 trận(47% số trận) giữ sạch lướI, 1 kỷ lục quốc gia. Theo những thống kê không chính thức thì ông có đến hơn 150 lần phá được penalty.

Năm 1990, Lev Yashin phảI lên bàn mổ, và sau đó qua đờI vì biến chứng hậu phẫu vào ngày 20 tháng 3, thọ 70 tuổi. Năm 1994, để tưởng nhớ ông, FIFA đặt ra giảI thưởng Lev Yashin giành cho thủ môn xuất sắc nhất mỗI kỳ World Cup. Vào năm 2000, Yashin được vinh danh là thủ môn xuất sắc nhất châu Âu và thế giớI của thế kỷ 20. Còn riêng ở Liên Xô-Nga, ông không chỉ là thủ môn hay cầu thủ bóng đá, mà là vận động viên thể thao vĩ đạI nhất thế kỷ

bổ xung 1 tí: Lev Yashin là ông vua bắt PK. Trong 151 lần đối mặt với những quả phạt đền, ông đã 150 lần từ chối bàn thắng của đối phương. Có thể nói: khi Lev Yashin đứng trong khung thành, chỉ có chúa mới dám sút PK (không nhớ ai đã thực hiện thành công quả PK duy nhất đấy)
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Em nhớ nhất về Beck là về bàn thắng từ giữ sân và 2 quả phạt góc trongtrận CK cL năm 1999.
Tuy nhiên khác với nhiều fan MU em lại không thích Beck là mấy
 
Re: Tinh hoa bóng đá

anh Vũ Anh cho thêm vài cái ảnh nhé
với cả anh bôi đậm/ cho to cái tittle lên cho dễ nhìn
tin cũ thì anh có thể viết thêm vài dòng từ lúc nó về Barca
mấy bài của em đều phải bổ xung tin đấy

ok ok
tiếp thu ý kiến
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Thông tin về Ryan Giggs


1158723577.jpg

Ngày sinh:
29/11/1973

Nơi sinh:
Cardiff, Wales

Quốc tịch
Wales


Tên thật:
Ryan Joseph Giggs
Cao/nặng: 1.81m/68kg
Vị trí: Tiền vệ tấn công/Tiền đạo (trái)

CLB:
(1990) Manchester United

Thành tích:
Siêu cúp Châu Âu(1991)
Champions League (1999)
Intercontinental Cup (1999)
League Cup nước Anh(1992, 2006)
Premier League (1993, 1994, 1996, 1997, 1999, 2000, 2001, 2003)
FA Cup (1994, 1996, 1999, 2004)
Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất giải vô địch Anh (1992, 1993)
Cầu thủ U21 xuất sắc nhất Châu Âu (1993)
Cầu thủ xuất sắc nhất Intercontinental Cup (1999)
Nhờ khả năng rê rắt bóng rất hay nên Giggs từ một cậu bé chơi với bóng ngoài đường phố đã được các tuyển trạch viên đưa vào tập luyện ở đội trẻ Manchester City. Tài năng của Giggs đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của HLV Alex Fergunson. Một thời gian ngắn sau khi gia nhập Man City, Giggs đã nhận lời của HLV Ferguson chuyển sang tập luyện ở MU. Đó chính là bước ngoặc trong sự nghiệp của anh.

Trận đấu đầu tiên sau khi ký hợp đồng chuyên nghiệp diễn ra ở trận Everton và ngày 2/3/1991. Anh đã có một trận mở màn tuyệt vời khi ghi bàn thắng quyết định vào lưới của Man City trong trận derby thành London. Lúc cúp FA ra đời ở mùa giải 1992-1993 thì đó cũng là lúc mọi người hâm mộ biết đến chàng cầu thủ chạy cánh tuyệt vời này khi anh cùng MU đoạt chiếc cúp đầu tiên của lịch sử giải FA.

Với lối đá bám biên tốc độ cực nhanh cùng những pha rê rắt thay đổi hướng bóng đột ngột đã làm rất nhiều hàng phòng ngự phải điêu đứng khi muốn chặn cầu thủ có cái chân trái điêu luyện này. Giggs cùng với David Beckham, Paul Schole, Gary Neville, Philip Neville, Nicky Butt đã làm nên thế hệ vàng của MU, lần lược đoạt hết các danh hiệu: Premier League, cúp FA, League Cup và cả Champions League, đưa MU lên ngôi thống trị bóng đá Châu Âu.

Về mặt tuyển quốc gia, Giggs đã là một niềm hy vọng của người dân nước Anh khi ban huấn luyện đã mời anh tham dự vào tuyển Anh. Đó sẽ là một sự bổ xung tuyệt vời cho tuyển Anh luôn thiếu một chuyên gia chạy cánh trái đúng nghĩa. Nhưng tình yêu nước đã chính là lý do mà anh ở lại tuyển Wales. Giggs cũng giống như George Best (Bắc Ireland) hay Alfredo Di Stefano (Argentina) đều là những "hồng nhan bạc phận" khi chưa một lần được tham dự vào World Cup.
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Thông tin về Ruud van Nistelrooij


1158210059.jpg

Ngày sinh:
01/06/1976

Nơi sinh:
Oss, Hà Lan

Quốc tịch
Hà Lan


Tên thật:
Rutgerus Johannes Martinius van Nistelrooij
Cao/nặng: 1.88m/ 80kg
Vị trí: Tiền đạo (trung tâm)

CLB:
(1993) Den Bosch > (1997) Heerenveen > (1998 - 6.3 triệu Euro) PSV > (2001 - 30 triệu Euro) Manchester United > (2006 - 15 triệu Euro) Real Madrid
Thành tích:
Siêu cúp Hà Lan (1998)
Giải vô địch Hà Lan(2000, 2001)
Premier League (2003)
English FA Cup (2004)
League Cup Anh (2006)
Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất ở giải vô địch Hà Lan (1999, 2000)
Cầu thủ xuất sắc nhất giải vô địch Hà Lan (1999, 2000)
Vua phá lưới Champions League (2002)
Vua phá lưới Premier League (2003)
Vị trí đầu tiên mà Nistelrooij thi đấu không phải là tiền đạo mà ở vị trí hậu vệ. Anh được đôn lên đá ở vị trí tiền vệ trung tâm khi chơi cho câu lạc bộ FC Den Bosch đang đá ở giải hạng hai.

Cuối cùng anh được đặt đúng vị trí làm anh nổi danh ngày nay khi chuyển sang chơi cho PSV với mức giá kỷ lục giữa 2 câu lạc bộ là 4,2 triệu bảng. Đền đáp lại sự trọng dụng của PSV, ngay mùa giải đầu tiên anh đã ghi 31 bàn thắng trong 34 trận thi đấu và đoạt luôn danh hiệu cầu thủ Hà Lan xuất sắc nhất. Hiệu suất ghi bàn tuyệt vời ấy được duy trì tiếp tục ở mùa giải sau khi có 29 lần phát hỏa.

Ngưỡng mộ khả năng săn bàn tuyệt vời của Nistelrooij, ngày 25/4/2000 MU quyết tâm bỏ ra 18,5 triệu bảng để đem "sát thủ" này về sân Old Trafold. Nhưng Nistelrooij không vượt qua được cuộc kiểm tra y tế khi anh dính chấn thương đầu gối vào tháng 3 trước đó.

Chấn thương khiến Nistelrooij không thể ra sân ngay trong mùa tiếp theo. Tuy nhiên MU và HLV Alex Ferguson vẫn kiên trì theo đuổi anh. Cuối cùng đúng 1 năm sau ngày ký hợp đồng "hụt", anh chính thức trở thành người của quỷ đỏ khi chuyển từ PSV qua với giá là 19 triệu bảng.

Khả năng săn bàn của anh được duy trì cực tốt sau một thời gian dài chấn thương. Ngay trong mùa giải đầu tiên ở Anh, Nistelrooij đã ghi 23 bàn ở Premiership, đoạt kỷ lục 8 trận liên tiếp ghi bàn trong khuôn khổ cúp FA.và tiếp tục nổ súng ở đấu trường Champions League với 10 bàn thắng.

Mùa bóng tiếp theo 02-03, anh ghi 25 bàn giúp MU đăng quang ở Premier League. Cùng năm đó anh ghi 12 bàn ở Champions League trở thành người ghi bàn nhiều nhất ở đấu trường Châu Âu cho MU.

Kỷ niệm bàn thắng thứ 100 cho MU được anh thiết lập trong chuyến làm khách tới sân Goodison Park của Everton ngày 7/2/2004. Đó là thời điểm để tôn vinh sự đóng góp miệt mài của Nistelrooij cho đội bóng áo đỏ.

Thật không may khi Martin Keown của Arsenal đã khiến anh khi phải dính một chấn thương nghiêm trọng. Anh vắng mặt phần còn lại của giải đấu và trong phần lớn trong mùa giải 03-04.Tuy nhiên anh vẫn là chân sút hàng đầu của Champions League khi ghi được 10 bàn thắng ở giải đấu này.

Mùa bóng 05-06 đánh dấu sự trở lại của tiền đạo người Hà Lan này khi anh tiếp tục quay lại quỹ đạo làm bàn vốn có của mình với 21 bàn thắng được ghi.

Tuy nhiên đã xảy ra bất đồng lớn giữa HLV Alex Ferguson và anh, dẫn tới việc anh phải chuyển sang thi đấu ở Real Madrid. Trong suốt 5 ở Old Traforld, Nistelrooij là một máy ghi bàn không biết mệt mỏi với 150 bàn thắng / 249 trận. Anh chính là người ghi bàn nhiều nhất cho MU.
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Gianluigi Buffon - Người sinh ra bởi chúa

Ngày sinh: 28/01/1978
Nơi sinh: Carrara,Ý
Quốc tịch: Ý
Tên thật: Gianluigi Buffon
Cao/nặng: 1.91m / 83kg
Vị trí: Thủ môn

CLB:
(1995) Parma
(2001 - 32.6 triệu bảng) Juventus

Thành tích:
World Cup (2006)
Vô địch UEFA (1999)
Vô địch cúp quốc gia Ý (1999)
Vô địch siêu cúp Ý (1999, 2002, 2003)
Serie A (2002, 2003)
Cầu thủ U21 xuất sắc nhất Châu Âu (1999)
Thủ môn xuất sắc nhất Serie A (2002)
Thủ môn xuất sắc nhất Champions League (2003)
Thủ môn xuất sắc nhất thế giới (2003)
Thủ môn xuất sắc nhất World Cup (2002, 2006)

WC_match_17_gallery__470x373.jpg


Sinh ngày 23 tháng 1 năm 1978, Buffon là một trong những thủ môn tài năng nhất trong lịch sử nền bóng đá Italy vốn nổi tiếng với những hậu vệ thép. Điều đó được khẳng định với nhiều dẫn chứng: thủ môn thường xuyên của Serie A từ khi 18 tuổi, được gọi vào đội tuyển thiên thanh khi 20 tuổi và rất nhiều, rất nhiều điều khác nữa...

Tháng 7 năm 2001, cố chủ tịch Gianni Agnelli của “lão bà” Juventus quyết định rút ra 40 triệu euro để mua về Buffon, khi đó chưa đầy 23 tuổi, và đặt niềm tin vào anh như một điểm tựa cho những chiến thắng của đội bóng “ngựa vằn”. Ông đã được đền đáp xứng đáng khi Buffon, với khả năng phản xạ tuyệt vời của mình, đã giúp Juventus đoạt Scudetto 2 mùa bóng liên tiếp. Đáng tiếc là cho dù đã đẩy được 2 quả penalty trong trận chung kết với AC Milan tại Champions League năm 2003 nhưng Buffon vẫn phải nhìn đối thủ của mình đăng quang. Tuy nhiên, thất bại trong trận đấu đó không làm cho niềm yêu thích và hy vọng vào Buffon của các cổ động viên suy giảm.

3B9EBA97


Gigi Buffon là cháu họ thủ môn một thời của AC Milan và Azzura, Lorenzo Buffon. Anh nhanh chóng tiếp bước chú mình khi thi đấu tại Serie A từ rất sớm, trận đấu chính thức đầu tiên của anh là trận đấu anh khoác chiếc áo kẻ ngang của AC Parma khi tiếp AC Milan vào tháng 11 năm 1995.

Ngay trong mùa bóng tiếp theo, Buffon chính thức lấy vị trí số 1 trong khung thành Parma từ tay của Luca Bucci, và từ đó anh liên tục là sự lựa chọn của tất cả các chiến lược gia cầm quân các câu lạc bộ của mình. Buffon, năm nay mới 28 tuổi đã có 168 lần thi đấu tại Serie A, đây là một con số đáng nể nếu biết rằng tuổi nghề của một thủ môn đẳng cấp là khoảng gần 40 tuổi.

Sau khi giành cú đúp với Parma năm 1999 (Coppa Italia và UEFA Cup), Buffon bày tỏ ý định thi đấu cho một đội bóng lớn và anh đã được đưa về sân Delle Alpi, nơi anh liên tục nâng cao Scudetto trong 2 mùa giải tiếp theo.

buffonGETTY_228x319.jpg


Buffon khoác áo Azzura lần đầu tiên khi Pagliuca bị chấn thương trong trận đấu play-off đội tuyển áo thiên thanh vượt qua Nga và giành vé đến Pháp mùa hè năm 1998. Cho dù có tên trong danh sách của vị huấn luyện viên kiêm cựu thủ môn xuất sắc Dino Zoff tại vòng chung kết France ’98 nhưng Buffon không một lần rời khỏi băng ghế dự bị.

Anh bắt đầu thiết lập vị trí số 1 của mình tại đội tuyển Italy khi góp phần vào chiến tích xuất sắc của Azurra tại vòng loại Euro 2000. Tuy nhiên anh đã không thể tham dự vòng chung kết do bị chấn thương và phải ngồi nhà nhìn đội bóng của mình, với số 1 trong khung thành là Francesco Toldo, vào đến trận chung kết.

Sau những giải đấu không thực sự vừa ý, HLV Trappatoni đã quyết định dùng Buffon như thủ môn số 1 của đội tuyển thay vì Toldo tại World Cup 2002. Trap đã chọn Buffon có lẽ là bởi vì khả năng đối mặt, bắt penalty tốt và đặc biệt là phản xạ tuyệt vời của anh. Tuy nhiên, tài năng của Buffon cũng đã không thể giúp đội tuyển Italy nâng cao chiếc cúp thế giới, họ bị loại bởi đội đồng chủ nhà Hàn Quốc tại vòng 2.

gianluigi-buffon.jpg


World Cup 2006 để lại cho anh nhiều kỷ niệm. Đó sẽ là thành công anh không thể quên được trong cuộc đời. Giờ đây, khi mà Juventus đang dính đến tiêu cựu và bị đánh tụt hạng nhưng Buffon vẫn không chia tay đội bóng yêu quý của mình. Anh đã sẵn sàng ở lại để nguyện làm một người trung thành, một đứa con vì Delle Alpi.

Mặt khác, Buffon cũng được tán dương với những hoạt động xã hội nhiều ý nghĩa của mình. Anh cũng đã đoạt giải thưởng cầu thủ hay nhất Champions League mùa giải tại lễ trao giải của UEFA diễn ra sau mùa giải 2002/2003.

Ngoài đời, Buffon là cầu thủ có cuộc sống khá thầm lặng. Tính cách trên sân bóng thật chẳng giống với anh ngoài đời. Anh luôn tâm niệm “sống hết mình và không hổ thẹn với những gì mình làm”. Buffon có một gia đình hạnh phúc và anh đang ngày càng vun đắp cho tổ ấm của mình. Mặc dù mải thi đấu nhưng không lúc nào anh ngừng quan tâm tới gia đình thân yêu.

Gianluigi_Buffon_4.jpg


Bên ngoài sân cỏ, xung quanh Buffon cũng có rất nhiều điều thú vị. Khi anh đề nghị được khoác chiếc áo số 88 tại Parma, những kẻ quá khích đã cho rằng anh là người theo chủ nghĩa phát xít bởi lẽ số 88 làm cho người ta liên tưởng đến câu “Heil Hitler”- một câu nói cửa miệng của chủ nghĩa phát xít mới. Hay một lần khác, khi lái xe về nhà sau một trận tứ kết cúp Italy, Buffon đã từ chối lời mời ra khỏi xe của cảnh sát Torino, hậu quả là anh bị tưởng nhầm là một Hooligan Ý và bị đánh đập dã man. Vụ việc này sau đó còn kéo dài rất lâu và để lại cho những người Ý cả những nỗi xót thương và những trận cười no nê.

un%20miracolo%20di%20nome%20buffon.JPG


Các bạn nghe rồi đấy, sẽ ngưỡng mộ anh ấy thôi bởi đơn giản rằng, cũng giống như Zidane, Figo… Buffon là cầu thủ điển hình của đạo đức bóng đá và tinh thần chiến đấu không mệt mỏi. Anh là biểu tượng sức mạnh Italia, đẳng cấp tồn tại mãi trong anh.
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Fabregas - Anh hùng xuất tự thiếu niên

Họ và tên: Francesc Fàbregas Soler
Sinh: 1987-05-12, Arenys de Mar, Catalonia, Spain
Vị trí: Central Middle Field - Tiền vệ trung tâm
Số áo: 4
CLB Cũ: Barcelona
Gia nhập Arsenal: 2005-09-11

fabregas_cesc.jpg


Từ khi Patrick Vieira “giã biệt” Arsenal, một cầu thủ cùng đẳng cấp sẵn sàng thống trị khu vực hàng tiền vệ đã được phát lộ. Tên anh: Francesc “Cesc” Fabregas và phong độ rực sáng trong trận thắng kình địch truyền kiếp Manchester United đã nói lên điều đó, thay bất kì ngòi bút lão luyện nào.

Một trong những tài sản quý giá của Arsenal vào thời điểm hiện tại, tài năng trẻ xuất chúng người Tây Ban Nha, cầu thủ vẫn đang gắn chữ “teen” trên mình. Anh đã tiến bộ vượt bậc chỉ trong vòng 2 năm kể từ ngày được giao trọng trách của tượng đài huyền thoại Vieira. Về kĩ thuật, những màn trình diễn của anh có thể nói là toàn diện về mọi mặt: bao quát tốt, cung cấp đạn không mệt mỏi cho Thierry Henry và các “sát thủ” khác ở hàng công, hỗ trợ phòng ngự tốt trong khi luôn biết cách có mặt ở tất cả những điểm nóng trên sân cũng như sẵn sàng nã tung khung thành đối phương nếu có cơ hội.

37381.jpg


Sinh ngày 12 tháng 5 năm 1987 ở một thị trấn nhỏ tại Catalonia, Fabregas đã được tuyển thẳng vào đội hình B của gã khổng lồ Barcelona trước khi có mặt trong đội hình Tây Ban Nha tham dự giải vô địch thế giới lứa tuổi U17 năm 2003. Tại giải đấu này, anh đã đoạt cả danh hiệu “vua phá lưới” và giải thưởng cầu thủ trẻ xuất sắc nhất, chỉ tiếc đội bóng của anh phải nhường lại ngôi đầu cho Brazil.

Phong độ ấn tượng của anh tại giải trẻ thế giới đã thuyết phục “nhà kinh tế học” bậc thầy, HLV Arsene Wenger rằng ông đang đứng trước một trong những tài năng vĩ đại nhất của thế giới bóng đá, và ngay lập tức ông “điệu” anh về sân Highbury trong kì chuyển nhượng mùa hè năm 2003 dù cầu thủ trẻ này vẫn chưa chơi một trận nào trong đội hình 1 của đội bóng chủ sân Nou Camp. Kể từ đó đến nay, Fabregas đã nổi lên như là một trong những tài năng “hot” nhất, với hàng loạt những màn trình diễn vô cùng ấn tượng.

cesc260606.jpg


Tháng 10 năm 2003, Fabregas có trận ra mắt “các pháo thủ” trong khuôn khổ Carling Cup gặp CLB Rotherham United ở độ tuổi 16, 177 ngày. Trận đấu trình làng này đã giúp anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân trong một trận đấu chính thức của Arsenal. Ở trận đấu thứ 2 gặp CLB Wolverhampton Wanderers, anh đã tạo nên một kì tích tại CLB khi trở thành cầu thủ trẻ tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử hào hùng của các “pháo thủ”.

Những màn trình diễn thượng thặng đó đã khiến HLV Wenger quyết định trao một vị trí chính thức vào tay anh kèm theo đó là một hợp đồng dài hạn cùng một mức lương hậu hĩnh.

cesc_01.jpg


Tuy nhiên, thành công thực sự đến với anh ở đầu trường Premier League bắt đầu bằng những cuộc đối đầu với các CLB Everton, Middlesbrough, Blackburn Rovers và Norwich City. Anh có được những cơ hội vàng này là do sự chấn thương của Patrick Vieira. Chớp thời cơ, anh ghi bàn thắng đầu tiên của mình tại giải ngoại hạng vào lưới Blackburn ở tuổi 17 và từ đó trở thành cái tên không thể thiếu trong các kế hoạch của Wenger.

Hết mùa bóng 2005/06, Fabregas đã kinh qua 49 trận trong màu áo Arsenal, ghi được 4 bàn thắng và đưa Arsenal lọt vào trận chung kết Champions League ở Paris – nơi họ chịu thất thủ trước “gã khổng lồ của những gã khổng lồ” Barcelona.

37016.jpg


Cũng trong mùa bóng trước tại vòng tứ kết Champions League Fabregas đã chính thức hứng trọn trái tim của người hâm mộ Arsenal khi các “Pháo thủ” dưới sự chỉ huy của anh đánh bại Juventus được dẫn dắt bởi chính Vieira trên sân nhà Highbury.

Ngoài những kì tích trên, anh còn trở thành cầu thủ trẻ nhất trong vòng 80 năm qua khoác áo đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha vào ngày mùng 1 tháng 3 năm 2006. Trận đấu đó đoàn quân xứ sở bò tót đánh gục Bờ Biển Ngà và sau đó Fabregas nghiễm nhiên được gọi vào đội hình tham dự WC. Vào ngày 14 tháng 6, Fabregas trở thành cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử bóng đá Tây Ban Nha tham dự một vòng chung kết thế giới, thay Luis Garcia vào phút thứ 77 trong trận đấu gặp Ukraine, Tây Ban Nha thắng 4-0. Thời điểm đó anh tròn 19 tuổi 44 ngày. Anh cũng đã được ra sân trong đội hình xuất phát ở trận đấu Tây Ban Nha thua Pháp 3-1 tại vòng tứ kết.

cesc_foto1.jpg


Tuy mùa giải 2006-2007 là 1 mùa giải không thành công của Arsenal nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của Cesc. Anh chính là cầu thủ nổi bật nhất, là nhạc trưởng của Arsenal khi Henry vắng mặt.

Và mặc dù không đoạt được danh hiệu cầu thủ trẻ xuất sắc nhất VCK WC 2006 hay Premier League 2007 nhưng anh đã để lại một tương lai đầy hứa hẹn. Một mùa giải mới chói lọi đang còn ở phía trước và Fabregas đang sẵn sàng đương đầu với những thách thức mới.

cesc_febregas_260x330.jpg


Chuyện ngoài lề

Fabregas thuận chân phải nhưng lại thuận tay trái.

Anh được trao chiếc áo số 4 từ đầu mùa giải 2006-2007. Đây là số áo của thần tượng của anh khi còn chơi cho Barcelona - Josep Guardiola đồng thời là số áo của cựu đội trưởng thân yêu Patrick Vieira.

Anh có bạn gái tên là Carla, một nữ vận động viên xinh đẹp của đội Thể dục nhịp điệu Tây Ban Nha. Họ đã yêu nhau được gần 3 năm.
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Thierry Henrry - Đứa con của thần gió

Tiểu sử

pic267.jpg


Họ và tên: Thiery Henry
Ngày sinh: 17-08-1977
Nơi sinh: Les Ulis, Paris, France
Vị trí: Striker - Trung phong
Số áo: 14
CLB cũ: AS Monaco, Juventus, Arsenal
Gia nhập Barcelona: 26-06-2007

Sự nghiệp ban đầu

henry-monaco96.jpg


Henry được đào tạo tại trường đào tạo của Liên đoàn bóng đá Pháp đặt ở Clairefontaine và khi còn bé từng chơi cho CO Les Ulis (1983-1989) sau đó là Palaiseau (1989–1990), Viry-Chõtillon (1990–1992) và FC Versailles (1992–1993). Henry khởi nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp tại AS Monaco và thực sự bắt đầu vào năm 1994 nhờ được HLV của AS Monaco khi đó là Asene Wenger phát hiện khi anh mới 17 tuổi. Henry được Wenger cho đá bên cánh trái thay vì đá vị trí tiền đạo mà anh vẫn đảm nhận vì vị trí tiền đạo đã được thay thế bởi cầu thủ Brazil Sonny Anderson.

Sự nghiệp tại Juventus

henry1-.jpg


Gây được ấn tượng trong thành công của đội Pháp tại France 98, Henry rời Monaco và chuyển tới chơi cho câu lạc bộ Juventus của Italia vào tháng 1-1999 với giá 10,7 triệu bảng. Tại Juventus Henry được yêu cầu đá dạt sang bên cánh và ở một vị trí không phải là sở trường vì vậy anh không có cơ hội thể hiện nhiều và chỉ ghi được có 3 bàn thắng trong 12 trận đá cho Bianconeri.

Sự nghiệp tại Arsenal

henry_0607programme.jpg


Không thành công tại Italia, Henry rời Juvetus đến với Arsenal vào 8-1999 với giá 10,5 triệu bảng và gặp lại người thầy cũ tại Monaco, Wenger. Tại Arsenal, Wenger cho Titi đá lại vị trí sở trường là một tiền đạo. Ban đầu có một số người nghi ngờ rằng anh sẽ bị loại khỏi đấu trường khắc nghiệt của Premier League và sẽ không thể ghi bàn trong 10 trận đấu đầu tiên. Tuy nhiên Titi đã thể hiện một phong cách tuyệt vời, một lối đá đậm chất nghệ thuật nhưng cũng rất hiệu quả ngay từ lần đầu tiên đối diện với khung thành và trở thành một trong số các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Arsenal trong suốt 7 mùa giải gắn bó với CLB.

Trở thành đội trưởng của Arsenal từ năm 2005, Henry đã thay thế xứng đáng cho Vieira. Anh được rất nhiều người coi là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Arsenal và vào ngày 18-10-2005 Titi đã trở thành người ghi nhiều bàn thắng nhất trong mọi thời đại của câu lạc bộ. Hai bàn thắng ghi trong trận gặp Sparta Prague đồng nghĩa với việc anh đã phá vỡ kỷ lục 185 bàn thắng của Ian Wright. Ngày 1-2-2006, bàn thắng ghi được trong trận đấu gặp Westham đã nâng tổng số bàn thắng anh ghi được tại giải Ngoại hạng lên con số 151, phá vỡ kỷ lục của Cliff Bastin. Mùa giải 2005-06 cũng chứng kiến bàn thắng thứ 100 của Titi ghi trên thánh địa Highbury - một kỷ lục gần như không thể phá vỡ trong lịch sử câu lạc bộ. Đó là một kỳ tích của giải Ngoại hạng.

thierry-henry-wallpaper.jpg


Vào 7-5-2006 Henry đã lập một cú hatrick khi gặp Wigan Athletic trong trận đấu cuối cùng trên sân Highbury. Trận đấu của nhiều tâm trạng và cảm xúc ấy kết thúc với tỉ số 3-1 đã giúp Arsenal vượt qua đối thủ cùng thành phố Tottenham Hospur để đảm bảo một suất tại Champions League mùa giải tới. Bàn thắng thứ 3 của Titi - cũng là bàn thắng cuối cùng anh ghi trên sân Highbury là một quả penalty. Sau khi sút phạt thành công, Titi đã quỳ xuống và đặt một nụ hôn lên nền cỏ Highbury - nụ hôn tạm biệt. Đó là khoảnh khắc tuyệt vời...

Tại UEFA Champions League 2005-06 Arsenal đã vượt qua rất nhiều đối thủ sừng sỏ để đi vào tới trận chung kết tại Paris với một kỷ lục: 10 trận liên tiếp bất bại - tổng thời gian giữ sạch lưới lên tới 919 phút.

thierry-henry-arsenal-wallpaper.jpg


Một pha tấn công của Titi đã giúp Arsenal giành được chiến thắng 1-0 trước gã khổng lồ Real Madrid trong trận lượt đi vòng đấu loại trực tiếp 1/16 ngay trên thánh địa Bernabeu. Một cú chuyền như đặt cho Farbegas và một bàn thắng, Titi Henry đã đưa Juventus trở thành “nạn nhân” tiếp theo tại tứ kết.

Henry đối đầu với Barcelona trong trận chung kết kịch tính tại Paris 17-5-2006 quê hương anh trong những lời đồn đại về tương lai của anh tại Barcelona. Trận đấu đã mở đầu thật tồi tệ cho Arsenal khi thủ môn Lehmann phạm lỗi với Eto’o và bị một thẻ đỏ trực tiếp đuổi khỏi sân trong sự bàng hoàng của các cầu thủ và các fan Arsenal. Một sai lầm của trọng tài! Tuy nhiên chính trong thời điểm khó khăn ấy các pháo thủ đã biết cách chứng tỏ mình bằng việc vươn lên dẫn trước 1-0 với bàn thắng bằng đầu cực kỳ dũng mãnh của Sol Campbell. Nhưng số phận đã không mỉm cười với Arsenal, Barca lội ngược dòng thành công chỉ trong 15 phút cuối. Henry đã phải chịu những lời chỉ trích gay gắt khi bỏ lỡ nhiều cơ hội, cụ thể là hai lần bị thủ môn của Barca Victor Valdes từ chối bàn thắng.

g18560_u15039_thierry-henry-shoots.jpg


Trong mùa giải 2005-06 Henry cũng có liên hệ với ý định sẽ chuyển sang Barcelona hay Real Madrid nhưng cuối cùng anh quyết định gắn bó với Arsenal. Hành động đó đã cho thấy lòng trung thành và tình yêu cho câu lạc bộ và anh ký hợp đồng 4 năm sau trận chung kết C1.

Hiện tại Thierry Henry đứng thứ 3 trong top cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong lịch sử giải Ngoại hạng, kém 96 bàn so với Alan Shearer đứng ở vị trí đầu tiên và 21 bàn so với Andy Cole ở vị trí thứ 2.

images173259_Henry.jpg


David Dein, phó chủ tịch Arsenal tuyên bố câu lạc bộ từ chối hai cái giá 50 triệu bảng “của những câu lạc bộ Tây Ban Nha” trước khi ký hợp đồng mới. Nếu như một trong hai cái giá đó được chấp nhận thì có lẽ Henry sẽ là cầu thủ đắt nhất thế giới - phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng 47 triệu bảng mà Real Madrid đã phải trả để có được Zinedine Zidane năm 2001. (Thật may kỷ lục này chỉ được đặt trong câu điều kiện 3).

Thierry Henry cũng là người ghi bàn đầu tiên trên sân vận động mới của Arsenal - Emirates trong trận đấu chia tay Bergkamp vào 22-6-2006. Có lẽ Henry là cầu thủ của những kỷ lục đá cho một đội bóng của những kỷ lục.

Giải thưởng

ronaldinho_wideweb__430x301.jpg


Henry đã nhận được rất nhiều lời ca tụng và những phần thưởng. Đó là điều xứng đáng dành cho anh - một cầu thủ tài năng, nổi tiếng về tác phong lịch lãm và tư cách đứng đắn.. Anh đứng thứ 2 cho danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2003 và 2004 do FIFA bình chọn khi đang cùng Arsenal lập lỷ lục bất bại (26 trận thắng, 12 trận hoà) tại giải Ngoại hạng Anh. Henry cũng đạt được danh hiệu Cầu thủ của năm do hội nhà báo bóng đá bình chọn 3 lần, và danh hiệu cầu thủ Pháp của năm 4 lần - một kỷ lục của mọi thời đại khó có thể phá vỡ. Mùa bóng 2004-05 mặc dù Arsenal chỉ đứng thứ hai tại Premier League Henry vẫn toả sáng với danh hiệu Đôi giày vàng Châu Âu lần thứ 2 liên tiếp (mặc dù phải “ chia sẻ ” với cầu thủ Diego Forlan của Villareal năm 2005). Anh là cầu thủ đầu tiên giữ được danh hiệu đó.

Sự nghiệp quốc tế

20060602112718200.jpg


Thierry Henry được đá trận đấu quốc tế đầu tiên vào 10-1997 trong trận Pháp - Nam Phi. 4 tháng trước đó anh đã chơi cho U20 của Pháp trong giải trẻ thế giới 1997. Anh cũng nằm trong tuyển Pháp tham dự WC 1998 và nằm trong Top cầu thủ Pháp ghi bàn với 3 bàn thắng. Henry cũng nằm trong danh sách cầu thủ Pháp đá trận chung kết - trận thắng Brazil 3-0 với vai trò cầu thủ dự bị. Ở tuổi 21 anh đã được cùng đồng đội nâng cao chiếc cúp vô địch Thế giới. Sau đó, Henry cùng đồng đội được nhận huân chương cao nhất của nước Pháp - Bắc Đẩu Bội Tinh.

Henry tiếp tục là thành viên của đội tuyển Pháp tham gia Euro 2000, lại tiếp tục ghi 3 bàn thắng và nằm trong top cầu thủ ghi bàn của đội Pháp trong đó có bàn thắng san bằng tỉ số trong trận bán kết gặp Bồ Đào Nha. Pháp đã giành chiến thắng trong trận đấu đó ở hiệp phụ nhờ vào pha đá phạt đền thành công của đội trưởng Zinedine Zidane.

finalhenryflykick_gallery__470x354.jpg


Tuy nhiên WC 2002 đã phải chứng kiến đội Pháp của Henry với tư cách là đương kim vô địch sớm bị loại khỏi vòng đấu bảng khi mà họ không thể ghi dù chỉ là một bàn thắng. Sau khi để thua ngay trận đầu tiên ra quân tại WC, Pháp lại bị tổn thất khi Henry bị phạt thẻ đỏ do phạm lỗi trong trận đấu thứ 2 của họ gặp Uruguay. Pháp phải chấp nhận hoà 0-0 còn Henry bị buộc phải vắng mặt trận đấu cuối cùng - trận đấu mà Pháp thua Đan Mạch 0-2.

Năm tiếp theo, Henry quay trở lại đội tuyển tham dự cúp Liên lục địa. Đội tuyển Pháp thiếu vắng hai trụ cột là Zidane và Vieira đã giành chiến thắng nhờ công lớn của Henry - người được trao tặng danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu 3 trong 5 trận của đội tuyển Pháp. Và trong trận chung kết, anh ghi bàn thắng vàng ở hiệp phụ để đưa Pháp giành chiến thắng trước Cameroon 1-0. Henry nhận được cả hai giải thưởng: Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc của giải và Đôi giầy vàng cho cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất.

_41836462_henry416.jpg


Henry cũng cùng đội Pháp tham dự Euro 2004, thắng Anh tại vòng bảng nhưng lại bị thua Hy Lạp tại tứ kết.

Tại WC 2006, Henry là một mẫu cầu thủ được chơi tự do trong đội hình Pháp. Anh đá ở vị trí tiền đạo cắm và mặc dù khởi đầu trận đấu có vẻ rất mờ nhạt thậm chí là thờ ơ thì anh luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm. Bằng chứng là anh vẫn nằm trong Top cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại WC. Anh ghi được 3 bàn trong đó có 1 bàn thắng rất quan trọng trong trận gặp Brazil - bàn thắng thể hiện sự nhanh nhạy, đẳng cấp của một tiền đạo hàng đầu thế giới. Anh cũng “kiến tạo” được hai quả phạm lỗi dẫn đến hai quả phạt mà kết quả là hai bàn thắng quan trọng. Một số bình luận viên chỉ trích anh vì giả vờ ngã và Pháp đã thắng một cách không thuyết phục trong trận gặp Tây Ban Nha. Nhưng trước khi chỉ trích Henry và Pháp, hãy nên trách Tây Ban Nha vì những sai lầm trong chiến thuật. Nhưng thật đáng tiếc Pháp đã để thua Italia trong trận chung kết bằng loạt sút Penalty định mệnh. Đơn giản vì Chúa là người Italia.

856863~Thierry-Henry-France-Posters.jpg


Henry nằm trong danh sách 10 cầu thủ được để cử Quả bóng vàng cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất WC, phần thưởng mà cuối cùng đã thuộc về người đồng đội của anh trong tuyển Pháp - Zinedine Zidane.

Gia đình và hôn nhân

_Claire%20Henry.jpg

vợ Henry

Là tuyển thủ quốc gia Pháp nhưng cha của Henry là người đảo Guadeloupe còn mẹ anh là người Martinique. Vào 27-5-2005 Henry chào đón sự ra đời của đứa con đầu lòng, một bé gái xinh xắn có cái tên thật đáng yêu: Tea Henry. Henry đã kết hôn với người mẫu Anh Nicole Merry. Anh sống cùng gia đình tại Hamstead, phía bắc London.

Chống phân biệt chủng tộc

Thierry%20Henry%20(22).jpg


Luis Aragones trở thành huấn luyện viên trưởng của Tây Ban Nha vào năm 2004. Trong một buổi tập luyện của đội tuyển một nhóm phóng viên Tây Ban Nha đã chộp được cảnh Aragones “khuyến khích” người đồng đội của Henry tại Arsenal - Jose Antonio Reyes theo cách rất lạ ( “Hãy chuyền bóng cho anh ta và chỉ cho tên da đen đê tiện đó thấy rằng anh giỏi hơn anh ta” ). Sự việc đã gây ra một làn sóng bất bình trong công chúng Anh yêu cầu Aragones phải bị sa thải. Khi đội Tây Ban Nha gặp Anh trong một trận đấu giao hữu tại Bernabéu cũng vào năm đó, nhóm cổ động viên đã có thái độ thù địch. Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha ( RFEF ) phạt HLV trưởng 3000 bảng. Sau khi điều tra UEFA quyết định phạt RFEF 100000 fanc Thuỵ Sĩ và cảnh cáo rằng những sự việc tương tự trong tương lai sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc hơn bằng cách cấm các cổ động viên Tây Ban Nha được đến sân cổ vũ đội nhà thi đấu trong những trận đấu quốc tế.

Henry và hãng Nike đang cùng tiến hành chiến dịch “ Đứng lên nói thẳng” với nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá. Anh cũng là thành viên trong chiến dịch Joga Bonito của Nike và “Những người Bồ Đào Nha” vì vẻ đẹp của bóng đá.

Chuyện bên lề

- Henry thông thạo tiếng Pháp, Anh, Italia, và cả tiếng Antillean Creole (ngôn ngữ của quê hương bố mẹ anh).

- Ngoài bóng đá, môn thể thao yêu thích của Henry là bóng rổ. Anh là một fan trung thành của San Antonio Spurs, một đội thuộc giải NBA.

spr3.jpg


- Nổi tiếng với biệt danh "Con của thần gió", Henry chỉ cần từ 10,1s đến 10,5s để hoàn thành quãng đường 100m. Anh cũng có nhiều nickname khác: Titi, TH14, Va Va Voom, Tel.

- 12-4-2006 Henry kí kết thoả thuận gia nhập Reebok trong chiến dịch “Tôi là tôi”được tiến hành vào 1-8-2006

- Anh xuất hiện trong mục quảng cáo “Trận đấu bí mật của Nike” năm 2002, cùng đội với Hidetoshi Nakata và Francesco Totti, đánh đầu ghi bàn thắng quyết định sau khi nhảy lên lưng của Totti trước sự ngạc nhiên của Ronaldo, Figo và Roberto Carlos.

henry-award.jpg


- Xuất hiện trong mục quảng cáo Renault Clio trong suốt giai đoạn 2003-2005. Anh đã sáng tạo ra một từ va-va-voom có nghĩa là cuộc sống hay cảm xúc. Từ này sau đó đã được đưa vào trong từ điển tiếng Anh Oxford.

- Trong suốt WC 2006 Henry là ngôi sao của show quảng cáo cho Pepsi Gold một nhãn hiệu của Pepsi mới được khai trương ở Thuỵ Sĩ, Iceland, Ai Cập, Romani và Lebanon.

- Không cầu thủ Pháp nào từng vượt qua được số bàn thắng của Henry trong bất cứ kỳ WC nào anh từng tham gia: Anh ghi được 3 bàn tại France 98, không bàn nào tại WC 2002 (cả đội Pháp không ghi được một bàn thắng nào), và 3 bàn tại WC 2006.

Thierry_Henry_article.gif


- Ngày 22-6-2006 Henry trở thành cầu thủ Arsenal đầu tiên ghi bàn trên sân vận động Erimates giúp Arsenal giành chiến thắng 2-1 trước Ajax trong trận đấu giã từ sự nghiệp cầu thủ của Dennis Bergkamp.

- Trong mùa giải 2005-06 Thierry Henry ghi được 27 bàn thắng nhiều hơn cả tổng số bàn thắng mà Sunderland (26 bàn).

- Anh có sở thích sưu tầm xe hơi thể thao và lâu đài cổ. Henry sở hữu một chiếc Mercedes-Benz_SLR_McLaren, Porsche_Carrera_GT và một chiếc Aston_Martin_Vanquish.

Henri%20Barca.JPG


Hiện Henry vừa chuyển sang thi đấu cho Barcelona. Chúng ta cùng cầu chúc những gì tốt nhất sẽ lại đến với anh
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Sir Bobby Charlton - Huyền thoại trong những huyền thoại

sp6.jpg


Nhắc đến MU – chúng ta không thể nào không nhắc tới một huyền thoại, một con người nhiệt huyết đã cống hiến cả tuổi đời của mình cho sắc đỏ thành Manchester, một trong những người đầu tiên tấu lên những khúc nhạc đẹp tuyệt vời để giờ đây nó đã biến thành một bản giao hưởng màu đỏ làm đắm say lòng người – ông là Sir Bobby Charlton.

Ngày 11/10/1937 ở vùng Ashington, Northumberland, vương quốc Anh đã đánh dấu một sự kiện lịch sử - một phụ nữ có cái tên đơn giản, Cissie đã sinh hạ một cậu con trai bình thường như bao đứa trẻ khác và đặt tên nó là Robert Charlton. Cậu bé lớn lên trong một gia đình có truyền thống theo nghiệp bóng đá, 3 người chú của cậu bé đều chơi bóng cho Leeds Utd và đặc biệt là người chú họ của anh, Jackie Milburn là một huyền thoại của Chích choè Newcastle. Cũng chính vì vậy, cậu bé Charlton đã ngấm niềm đam mê với trái bóng tròn ngay từ thuở ấu thơ, cậu trưởng thành rất nhanh về kỹ năng chơi bóng qua sự dạy dỗ nhiệt tình của người mẹ và năng khiếu bẩm sinh của bản thân.

image002.jpg


Vào ngày 9/2/1953, khi đó Charlton mới 16 tuổi, cậu bắt đầu làm quen với trái bóng trong những trận thi đấu của đội tuyển trường Grammar do một thành viên của MU, ông Joe Armstrong dẫn dắt. Nhận ra năng khiếu của Charlton, Joe Armstrong đã mạnh dạn đề nghị MU ký hợp đồng với cậu và cũng trong năm đó, Robert Charlton chính thức trở thành một Quỷ đỏ.

Được tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp, tài năng của Charlton ngày một nở rộ, từ một cậu bé chỉ thường xuyên tập đá bóng với mẹ, giờ đây Charlton đã trở thành một trong những tài năng của thế hệ Busby Babes - thế hệ gồm những cầu thủ tài năng trưởng thành từ đội trẻ MU dưới sự dẫn dắt của tượng đài vĩ đại Sir Matt Busby (tuy nhiên thế hệ này đã nhanh chóng tan rã vào năm 1958 khi có đến 8 cầu thủ tử nạn trong thảm hoạ đường băng Munich).

_957563_bobby_ch300.jpg


Charlton thi đấu tổng cộng 14 trận trong đội hình 1 của MU ngay trong mùa giải đầu tiên góp mặt, năm đó, Quỷ đỏ đã đăng quang ngôi vô địch tại giải quốc gia nhưng lại để hụt mất cú đúp đầu tiên của thế kỷ 20 sau khi chịu thua Aston Villa 2 - 1 trong trận chung kết cúp FA đầy tranh cãi trên sân Wembley trước sự chứng kiến của 100.000 khán giả.

Ngày 14/2/1958, trong khi mọi người đang vui vẻ đón mừng lễ Valentine thì chàng trai Robert Charlton lầm lũi trở về từ bệnh viện trong trạng thái khủng hoảng tinh thần, thảm hoạ đường băng Munich 8 ngày trước đã cướp mất 8 đồng đội – 8 người bạn vô cùng thân thiết của ông trong đó có đội trưởng Roger Byrne, Mark Jones, Billy Whelan, Eddie Colman, Geoff Bent và người bạn thân thiết Duncan Edwards. Thế hệ Busby Babes coi như tan rã.

_39920565_charlton.jpg


Tuy nhiên cũng trong cái năm kinh hoàng đó, Robert Charlton bất ngờ được triệu tập vào đội tuyển quốc gia, có lẽ vinh dự này đã làm anh nguôi ngoai bớt nỗi đau mất bạn. Biến đau thương thành sức mạnh, Charlton dần trở nên mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn và lạnh lùng hơn trong những pha dứt điểm, thời kỳ đầu ông được bố trí chơi tiền đạo cánh nhưng Charlton luôn trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều mỗi khi thi đấu dạt vào bên trong.

Dần dần anh được HLV đôn lên đá trung phong cắm và như cá gặp nước, Charlton bắt đầu khẳng định tên tuổi của mình tại ĐT Anh cũng như CLB Manchester United. Năm 1959, chàng tiền đạo trẻ Robert Charlton đã lập được một cú hattrick trong chiến thắng 8-1 trước ĐT Mỹ và 2 năm sau đó, anh tiếp tục ghi thêm 1 cú hattrick khác trong trận thắng ĐT Mexico với tỉ số 8-0.

_1530943_bobby300.jpg


Tuy nhiên năm 1966 mới là thời khắc mà cả xứ sở sương mù phải nhắc đến tên của Robert Charlton khi 2 cú sút sấm sét của anh đã giúp 3 chú sư tử vồ chết con mồi Bồ Đào Nha giúp ĐT Anh lọt vào chung kết World cup 1966 tổ chức tại Anh và sau đó đăng quang chức vô địch đầu tiên sau khi đánh bại ĐT Đức 4-2, đồng thời trở thành nước chủ nhà duy nhất đăng quang chức vô địch kể từ sau khi ĐT Italia làm được điều tương tự vào năm 1934.

Trái với khi thi đấu cho ĐTQG, ở Manchester United, Robert Charlton chơi ở vị trí tiền đạo cánh trái, khả năng kỹ thuật, những cú sút như búa bổ cộng với việc được thi đấu bên cạnh những huyền thoại như Denis Law hay George Best giúp Charlton nói riêng và MU nói chung làm mưa làm gió tại đấu trường quốc nội.

autograf005.jpg


Năm 1968, đội trưởng Robert Charlton dẫn dắt bầy Quỷ đỏ lọt vào chung kết cúp Châu Âu và không phụ lại lòng tin của người hâm mộ, cầu thủ có cái đầu hói rất dễ nhận ra này đã ghi 2 bàn trong chiến thắng 4-1 của MU trước Benfica, qua đó giúp MU nâng cao chiếc cúp Châu Âu danh giá ngay trên sân nhà Wembley – đây là một trong những thời khắc không thể nào quên của bất kỳ CĐV nào yêu màu đỏ thành Manchester nói chung và cá nhân Robert Charlton nói riêng.

1 tuần sau khi đi vào lịch sử tại Wembley, Charlton tiếp tục đánh một dấu son khác tại cấp độ ĐTQG khi ghi bàn thắng thứ 45 cho 3 chú sư tử trong trận đấu giao hữu gặp ĐT Thụy Điển, với số bàn thắng này, ông đã phá kỷ lục của huyền thoại Jimmy Greaves lập ra cách đó 1 năm. Tuy nhiên chỉ 1 vài ngày sau đó, Charlton cũng trải qua một thời khắc buồn trong sự nghiệp của mình khi ĐT Anh thất bại trước Yugoslavia trong trận bán kết cúp Châu Âu và thua nốt đội Liên Xô cũ với tỉ số 2-0 trong trận tranh giải 3.

charlcup.JPG


Sau World cup năm 1970, Charlton tuyên bố giã từ ĐTQG, ông đã chơi cho 3 chú sử tử tổng cộng 106 lần và ghi được 49 bàn thắng, rất tiếc là số lần khoác áo ĐT Anh của Charlton đã bị huyền thoại của West Ham, Bobby Moore phá vỡ vào năm 1973 và cho đến thời điểm hiện tại, ông chỉ đứng thứ 3 trong số những cầu thủ có số lần khoác áo ĐT Anh nhiều nhất (sau Bobby Moore và thủ thành Peter Shilton - nạn nhân của tác phẩm “Bàn tay của Chúa” do Cậu bé vàng Diego Maradona sáng tác).

Trở về MU, Charlton trải qua một mùa giải thực sự khó khăn vào năm 1970 khi nội bộ đội bóng có dấu hiệu rạn nứt, mối quan hệ giữa 3 huyền thoại Charlton, George Best và Denis Law xấu đi trông thấy, thậm chí George Best còn gọi Charlton là một kẻ “giả nhân giả nghĩa”. Thất vọng với sự nghiệp đã không thể cứu vãn, Charlton nói lời chia tay với MU vào mùa giải năm 1972-73, đồng thời cũng là lời vĩnh biệt với sự nghiệp quần đùi áo số, điều đáng tiếc duy nhất của ông là trong trận đấu chia tay, George Best đã từ chối tham dự.

arton60.gif


Sau khi từ giã sự nghiệp cầu thủ, Robert Charlton (giờ đã chuyển thành Robert “Bobby” Charlton) trở thành HLV cho CLB Preston North End, trợ lý cho ông là người đồng đội cũ tại ĐT Anh, Nobby Stiles. Tuy nhiên ông đã không thể ngay lập tức thành công trong lĩnh vực mới mẻ này và buộc phải rời cương vị HLV ngay trong mùa giải đầu tiên dẫn dắt CLB.

Sau khi chấm dứt sự nghiệp HLV tại Preston North End, Sir Charlton tiếp tục thử lửa trên cương vị giám đốc của CLB Wigan Athletic, tại đây ông đã có rất nhiều ý tưởng mới giúp CLB mở rộng thi trường và với kinh nghiệm tích lũy sau một thời gian dài, vào năm 1984, ông được mời quay lại CLB cũ trở thành nhân vật cốt cán trong BLĐ Quỷ đỏ MU. Hoạt động không biết mệt mỏi trong suốt 10 năm, cuối cùng đến năm 1994, Robert Charlton cũng đã được cả nước Anh ghi nhận công lao khi nữ hoàng Anh quyết định trao tặng tước Hiệp sĩ cho ông, đồng thời Sir Bobby Charlton cũng vinh dự có mặt trong Viện bảo tàng các nhân vật vĩ đại của bóng đá Anh đặt tại Preston.

Giờ đây, ông được biết đến với cương vị là chủ tịch danh dự của MU – nhưng hơn thế nữa, ai cũng biết đến tên tuổi của ông như một con người vĩ đại về nhân cách, một tên tuổi lớn của bóng đá thế giới, chính ông đã góp phần viết nên những trang sử huy hoàng đầu tiên cho nước Anh nói chung và MU nói riêng. Có thể nói rằng, Sir Bobby Charlton đã trở thành một tượng đài trong lòng người hâm mộ, ông sẽ sống mãi với thời gian như một huyền thoại trong những huyền thoại.

_42226886_charlton416.jpg


Thành tích của Sir Bobby Charlton:

106 lần khoác áo ĐT Anh, ghi được 49 bàn.
Giành chức vô địch World cup năm 1966.
Có 757 lần khoác áo MU và ghi được tổng cộng 249 bàn.
Vô địch cúp Châu Âu cùng MU năm 1968.
Vô địch giải hạng nhất năm 1967, 1965, 1957.
Cầu thủ xuất xắc nhất Châu Âu năm 1966.
Vô địch cúp FA năm 1963.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Owen Hargreaves - Đứa con xa quê mới trở về

Tên đầy đủ : Owen Lee Hargreaves
Tuổi : 26
Quốc tịch : Anh
Chiều cao : 1,80m
Cân nặng : 74kg
Vị trí : Tiền vệ trụ

img_hargreaves.jpg


Tuổi trẻ

Owen Hargreaves sinh ngày 20 tháng 1 năm 1981 ở Calgary, Alberta, là con út trong số 3 người con của cặp vợ chồng Margaret và Colin Hargreaves, những người vừa di cư đến Canada từ Anh quốc. Người cha Colin đã từng là cầu thủ chuyên nghiệp của Bolton Wanderers và cũng đã từng chơi cho Calgary Kickers ở giải vô địch Canada. Anh trai cả của Owen, Darren, là thần tượng của giới trẻ Canada, nhưng Owen, đã gia nhập Calgary Foothills khi còn là một chàng thanh niên, đã có một vài cơ hội để phát triển tài năng của mình ở tỉnh Alberta hoặc trong giới trẻ Canada, vì vậy anh đã chuyển tới Bayern Munich vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, ở tuổi 16. Anh ấy đã chơi ở đội U19 của Bayern trong 2 mùa bóng rưỡi , và đã thi đấu 6 tháng cho đội bóng Amateur. Sau đó, vào ngày 12 tháng 8 năm 2000, anh đã được ra mắt ở Bundesliga khi vào sân thay cho Carsten Jancker ở phút thứ 83. Một tháng sau, anh có mặt trong đội hình xuất phát trong trận đấu với SpVgg Unterhaching. Kết thúc mùa bóng đó, Bayern đã đoạt chức vô địch Bundesliga và chiến thắng cả ở Champions League.

Hargreaves, có người mẹ mang họ Welsh, đủ tư cách để thi đấu quốc tế cho cả đội tuyển QG Anh và Canada, và cũng có thể đợi thêm một thời gian ngắn nữa để có thể thi đấu cho đội tuyển QG Đức khi anh đủ điều kiện. Nhưng đã chọn chơi cho đội bóng quê hương của người cha, và ngày 31 tháng 8 năm 2000, HLV đội U21 Anh khi đó là Howard Wilkinson đã gọi tiền vệ 19 tuổi của Bayern cho trận đấu với Georgia ở Middlesbrough, trận đó Anh thắng 6-1.

_41791580_hargreaves_getty.jpg


Gây dựng danh tiếng

Trong mùa bóng đầu tiên chơi cho đội 1 của Bayern Munich, sự nổi bật của anh trong trận bán kết Champions League giữa các ngôi sao lão luyện của Real Madrid như Luis Figo và Roberto Carlos đã làm mọi người ngạc nhiên và chú ý. Anh đã trở thành một trong hai cầu thủ Anh giành chức vô địch Champions League không phải với một CLB Anh, người thứ hai là Steve McManaman, đã hai lần vô địch với Real Madrid.

Khi Hargreaves thi đấu cho đội tuyển QG Anh trận đầu tiên vào ngày 15 tháng 8 năm 2001 , thi đấu với Hà Lan tại White Hart Lane, anh trở thành cầu thủ quốc tế Anh đầu tiên ( và duy nhất cho tới nay) không sống ở Anh và cũng không chơi cho 1 CLB ở đây.

Năm 2001 anh nhận được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong năm ở lứa tuổi U21.

_41658972_hargreaves_getty.jpg


Các kỹ năng chuyên môn

Hargreaves là một tiền vệ thủ hoàn hảo, anh cũng có thể chơi như một hậu vệ. Một cầu thủ đánh chặn dẻo dai, anh đã may mắn với những bước tiến trong sự nghiệp của mình. Vị trí của anh cần một có một nguồn năng lượng lớn và sức bền, và việc anh là một trong những tiền vệ hàng đầu châu Âu đã giúp anh có được lời đề nghị hấp dẫn của Manchester United, đội bóng luôn cố gắng tìm mọi cách để lấp đầy chỗ trống của Roy Keane kể từ khi anh này rời Old Trafford. Trong khi nếu như vấn đề liệu Hargreaves có được ảnh hưởng ở Bayern như Roy Keane ở United , Patrick Vieira ở Arsenal hay Claude Makelele ở Real Madrid và Chelsea hay không, thì không hề có sự nghi ngờ rằng Hargreaves đóng 1 vai trò then chốt . Sự đa năng và khả năng thích ứng của anh ( cả chuyên môn và văn hoá) có thể giúp anh trong việc chuyển sang chơi ở giải bóng đá Anh.

large_286973.jpg


Thi đấu quốc tế

Hargreaves là cầu thủ duy nhất không thi đấu tại Premier League tham gia World Cup 2002 cùng đội tuyển Anh, và kể cả Euro 2004 và World Cup 2006. Ở World Cup 2006 anh là một trong các cầu thủ Anh thi đấu thành công, trong trận tứ kết với Bồ Đào Nha anh là cầu thủ duy nhất sút penalty thành công của đội tuyển Anh. Anh giành danh hiệu cầu thủ Anh xuất sắc nhất năm và cầu thủ Anh chơi hay nhất World Cup của FA. Anh là người đầu tiên giành cả hai danh hiệu đó trong 1 năm.

1tiago.jpg


Thành tích

Hargreaves đã giành 1 cúp Champions League ,1 Cup Liên Lục Địa ,4 danh hiệu vô địch Bundesliga , 3 cúp QG Đức và 1 League Cup với Bayern trong 210 lần ra sân (10 bàn thắng) , và cho tới nay anh đã thi đấu 39 trận cho đội tuyển QG.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Sir Alex Chapman Ferguson - Nhà chiến lược tài ba

Không có một đế chế nào đạt đến sự cực thịnh mà không được cai trị bởi những vị Vua lỗi lạc, không có đội quân bách chiến bách thắng nào mà không được chỉ huy bởi những vị tướng có tài thao lược "nhìn xa trông rộng", không có đội bóng nào bước lên đỉnh vinh quang mà đứng đằng sau không có một vị huấn luyện viên với cá tính và tài năng thiên phú.

Nói một cách không ngoa rằng, huấn luyện viên chính là "kiến trúc sư" cho những thành công của một đội bóng. AC Milan cuối thập niên 80 của thế kỷ trước có Arigo Sacchi, Barcelona có "Thánh" Johan Cruyff và hiện nay là Frank Rijkaard, Ajax Amsterdam có Louis Van Gaal...và Manchester United có Alex Chapman Ferguson.

_40747778_fergie203.jpg


Đến với nước Anh tháng 11 năm 1986, sau khi đã cùng với CLB Aberdeen nhỏ bé của Scotland lập nên một kỳ tích, một trang sử huy hoàng nhất trong lịch sử CLB này khi lật đổ sự thống trị của hai gã khổng lồ Celtic và Ranger tại giải vô địch Scotland, hơn thế nữa, không ai có thể nghĩ rằng một CLB với khả năng tài chính thuộc dạng còm cõi như Aberdeen lại có thể đánh bại Real Madrid, một câu lạc bộ thuộc loại hùng mạnh nhất Châu Âu để bước lên bục vinh quang tại European Winner's Cup vào ngày 11/5/1983 và cũng không ai có thể đoán ngay rằng, người đàn ông Scottland 45 tuổi, với dáng đi đĩnh đạc, với cái đầu luôn ngẩng cao, với khuôn mặt tươi tắn nhưng cũng đầy cá tính lại có khả năng làm cho người khổng lồ của bóng đá Anh - Manchester United - vùng dậy mạnh mẽ sau những giấc ngủ vùi rồi bám trụ ở đỉnh cao tới hơn 20 năm, một kỷ lục của bóng đá hiện đại, khi mà những tấm gương về sự mẫn cán và lòng chung thủy chỉ còn đếm được trên đầu nón tay.

FergieSmechteameurocup.jpg


Alex Ferguson chính là người đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong từng cầu thủ, từng cổ động viên của Những Con Quỷ Đỏ, khơi lên trong họ khát vọng tìm lại vinh quang của quá khứ, của đỉnh cao 1968 (với "Những cậu bé của Sir Matt Busby") để rồi ông và các học trò đã tạo nên một "Đế Chế", một "Vương Triều" thịnh vượng, một giai đoạn lịch sử mang tên Manchester United tại Premier League trong thập niên 90 của thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21. Ông cùng các thế hệ cầu thủ tài năng của MU đã viết nên bản hùng ca vĩ đại và tuyệt vời nhất tại "Nhà hát của những giấc mơ" trong suốt những năm qua, khi giải bóng đá vô địch Anh chính thức có tên gọi là Premier League.

Có lẽ không nên nói nhiều về những thành tích mà Sir Alex đã giành được trong thời gian cầm quân tại MU, bởi đó đã là những kiến thức phổ thông, những điều "nằm lòng" của mỗi cổ động viên Quỷ Đỏ và chắc chắn rằng, những thành tích, những danh hiệu mà ông có được luôn là niềm mơ ước của mọi huấn luyện viên không chỉ ở nước Anh mà cả ở trên toàn Thế Giới. Điều cần nói ở đây chính là cái cách mà ông đã làm để biến MU thành một quyền lực không chỉ ở Anh mà ở cả Châu Âu và ở khắp nơi trên toàn cầu.

fergiewithtreble.jpg


Từ trước đến nay, bóng đá Anh nổi tiếng với lối chơi "kick and rush". Khi đến với MU, Ferguson đã làm thay đổi rất nhiều tư duy bóng đá này, vẫn còn những pha lật cánh, đánh đầu, nhưng đan xen vào đó là những miếng phối hợp ở cự ly ngắn và trung bình nhuần nhuyễn nơi trung lộ với sự cơ động liên tục để thu hút đối phương và tìm khoảng trống của mọi vị trí trên sân. Các cầu thủ không còn bị bó hẹp bởi không gian chiến thuật mà thay vào đó, họ được linh hoạt, chủ động sáng tạo theo các tình huống. Tất cả dựa trên nền tảng của sự hiểu nhau giữa các cầu thủ, sự ăn ý tuyệt vời giữa các vị trí. Có cảm giác các cầu thủ MU chuyền bóng cho nhau mà không cần quan sát sự di chuyển của đồng đội bởi nhắm mắt họ cũng biết đồng đội mà mình cần chuyền bóng đã ở vị trí nào trên sân. Chính lối đá như "thêu hoa dệt gấm", như được lập trình sẵn này đã khiến cho bóng đá Anh tưởng chừng sẽ lạc hậu vì bị cấm thi đấu tại đấu trường Châu Âu sau thảm họa Heysel đã ngay lập tức có thành tích trong lần đầu tiên trở lại với chiếc cúp C2 của Manchester United và cũng chính lối chơi đầy khoa học nhưng cũng không kém phần ngẫu hứng và sáng tạo ấy đã làm say lòng biết bao tín đồ của "Túc cầu giáo", biến MU trở thành câu lạc bộ có nhiều cổ động viên nhất trên toàn Thế Giới.

fergiewall.jpg


"Dụng nhân như dụng mộc", những cây gỗ tốt thường ẩn mình trong cái vỏ xù xì gai góc và không ai khác ngoài Alex Ferguson với "tuệ nhãn", khả năng thu phục lòng người, cá tính mạnh mẽ nhưng cũng đầy "nhân bản" của mình đã phát hiện, thu nạp, vun đắp để rồi biến những cây gỗ đầy góc cạnh và thô ráp ấy trở thành những trụ cột cho ngôi nhà MU, thành những huyền thoại bất tử của sân Old Trafford. Một Eric Cantona, "đứa con bị ruồng bỏ" của bóng đá Pháp với lối sống đầy bản năng cùng một cái "tôi" quá lớn, dưới bàn tay của Ferguson lại là một "King" Eric trong mắt các fan của MU. Vẫn là những cá tính đó nhưng nó được thể hiện nhiều hơn trên sân cỏ, cùng với tài năng của anh, nó trở thành một vũ khí để giành chiến thắng và phục vụ cho những thành công của tập thể.

Một Roy Keane ngổ ngáo, xuất thân từ một tay anh chị trên đường phố Ai-len, nhưng có hề gì, dưới sự nhào nặn của Ferguson, Keano đã trở thành một tiền vệ trụ vào loại hay nhất thế giới, một nhân tố vô cùng quan trọng cho những thành công của MU trong suốt một thời gian dài. Còn nhiều, nhiều lắm những viên kim cương thô như Andy Cole, Dwight Yorke, Ole Gunnar Solskjaer... đã được ông mài giũa để trở thành nhưng viên ngọc lung linh sau này. Cũng chính Ferguson chứ không phải ai khác đã phát hiện cho MU nói riêng và bóng đá Anh nói chung một lứa cầu thủ, mà tài năng của họ đã được thừa nhận trên khắp Thế Giới. Những Ryan Giggs, David Beckham, Paul Scholes, anh em nhà Neville,... đã trở thành biểu tượng cho thế hệ cầu thủ sinh ra trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20 ở nước Anh.

fergie20.jpg


Có nhiều người đã nói về những sai lầm về nhân sự của Ferguson trong nhưng năm sau này, nhưng đó cũng là chuyện bình thường vì ông cũng là một con người, những sai lầm là không thể tránh khỏi nhưng thử hỏi ai đã mang về sân Old Trafford tiền đạo Ruud van Nistelrooy, người mà sau này đã đi vào lịch sử MU như một trong những chân sút vĩ đại nhất ?, ai đã quyết tâm để có được những Rio Ferdinand, Wayne Rooney ? và nếu không phải là MU với Alex Ferguson trên cương vị thủ lĩnh, liệu những cầu thủ đó có chấp nhận ký vào bản hợp đồng ? Hãy nhìn sự việc với con mắt rộng lượng và toàn cục.

sir_alex_ferguson_1.jpg


Huấn luyện viên bóng đá là một nghề bạc bẽo và tổn thọ. Khi thành công, mọi người thường hay nhắc đến cầu thủ, những người trực tiếp thi đấu trên sân, nhưng khi thất bại thì người đầu tiên lãnh hậu quả lại là những huấn luyện viên, điều đó đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện". Vậy mà trong suốt 20 năm đứng mũi chịu sào ở MU, Sir Alex luôn vững vàng, ngay cả trong những lúc sóng to gió cả, ông căng mình ra để che đỡ cho các học trò qua những cơn giông bão thị phi. Không một tì vết, không một scandal ngoài sân cỏ, ông đã làm tất cả, cống hiến hết mình cho MU vì chắc chắn rằng: khó ai có thể yêu MU hơn ông ! MU đã trở thành một phần vô cùng quan trọng trong cuộc đời ông. Không những lời đao to búa lớn theo kiểu "Tôi chính là Đức Chúa Trời", không vì chiều ý muốn của ông chủ giàu có mà mua về những cầu thủ dù biết rằng đã hết thời và không phù hợp, không sử dụng những thủ đoạn mà người hâm mộ cho là "chơi bẩn" khi cố tình biến mặt sân cỏ trở thành "mặt ruộng" khi phải đối đầu với những đội bóng kỹ thuật hơn mình như ông Jose Mourinho đã từng làm, Ferguson luôn chiến đấu và chiến thắng bằng chính tài năng của ông và những gì ông có. Chính vì vậy, cả nước Anh có thể muốn lật đổ sự thống trị của MU ở giải quốc nội nhưng Ferguson vẫn được tôn trọng ở bất cứ đâu ông đến bởi giá trị của tài năng và nhân cách trong con người ông.

fergie1.jpg


Tháng 11 vừa rồi, MU đã kỷ niệm tròn 20 huấn luyện viên Ferguson đến với câu lạc bộ và mùa bóng này sẽ là một mùa bóng vô cùng quan trọng đối với riêng Ngài Alex và toàn bộ các thành viên của MU. Mong rằng nó sẽ kết thúc mỹ mãn như là một món quà có ý nghĩa mà MU dành cho ông trong những năm cuối của sự nghiệp huấn luyện viên. Nhưng dù thành công hay thất bại thì tất cả những người yêu mến Những con Quỷ Đỏ vẫn gửi tới vị huấn luyện viên đáng kính này những lời tri ân chân thành nhất và thiết nghĩ sau này, đứng cạnh bức tượng của Sir Matt Busby bên ngoài sân Old Trafford sẽ là tượng của Ngài Alex Chapman Ferguson để ghi nhận những gì mà ông đã đóng góp cho MU trong suốt 20 năm qua và bởi bản thân ông, sự nghiệp và cuộc đời ông cũng đã là một tượng đài trong lòng người hâm mộ.

các danh hiệu giành được cùng MU

FA Premier League
Vô địch (9): 1992/93, 1993/94, 1995/96, 1996/97, 1998/99, 1999/00, 2000/01, 2002/03, 2006/2007
Cúp FA
Vô địch (5): 1989/90, 1993/94, 1995/96, 1998/99, 2003/04
League Cup
Vô địch (2): 1991/92, 2005/06
FA Charity Shield
Vô địch (5): 1993, 1994, 1996, 1997, 2003
UEFA Champions League
Vô địch (1): 1998/1999
Cúp C2 châu Âu
Vô địch (1): 1990/91
Siêu cúp châu Âu
Vô địch (1): 1991/92
Cúp Liên lục địa
Vô địch (1): 1999

Các danh hiệu cá nhân
Huấn luyện viên xuất sắc nhất giải ngoại hạng Anh: 1993/94, 1995/96, 1996/97, 1998/99, 1999/2000, 2002/03, 2006/07
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

“King Eric” ngày ấy...bây giờ

Cổ áo bẻ dựng đứng, thái độ khinh khỉnh, bất cần đời. Dáng đi khệnh khạng và có những hành động rất không giống ai. Thế nhưng với tài năng thật sự , Eric Catona vẫn được người hâm mộ biết tới như là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của Quỷ đỏ Manchester.

“Thảm họa Eysel” năm 1985 đã giáng một đòn nặng nề đối với nền bóng đá Anh quốc, án trừng phạt của UEFA khiến giải Ngoại hạng lúc đó trở nên buồn tẻ và nhàm chán trong suốt một thời gian dài. Ít người lúc đó có thể ngờ được rằng, việc “gã điên” Eric Cantona đến thi đấu trên đất Anh lại có thể mang đến một luồng sinh khí mới cho nền bóng đá tưởng như không thể hồi phục được sau “Thảm họa Heysel”. Tháng 2 năm 1992, Cantona “đặt chân” đến Anh và cũng ngay trong năm này, anh đã góp phần giúp Leeds United giành chức vô địch giải Ngoại hạng bằng sự thông minh và phong cách chơi bóng đầy nghệ sĩ.

canto.jpg


Nhưng sân Elland Road không thể tiếp tục giữ chân ngôi sao người Pháp, anh rời Leeds để đến với “Nhà hát của những giấc mơ” Old Trafford với giá 1,4 triệu Bảng Anh. Không lâu sau khi đến với MU, anh đã thực sự trở thành người khơi nguồn cảm hứng cho những thành công của MU trong “Kỉ nguyên vàng” (1990 – 1999). Ở đội tuyển quốc gia Pháp, Cantona đã không được trọng dụng nhưng ở MU thì anh là vua (“King Eric”) Chính tại MU, Cantona đã gặt hái được rất nhiều thành công với 4 danh hiệu vô địch Ngoại hạng (93, 94, 96,97), hai cúp liên đoàn (94,96).

Tuy chỉ cống hiến cho MU vỏn vẹn 6 năm từ 1992 đến 1997 (từ giã sự nghiệp), nhưng những gì mà anh có được với “Quỷ đỏ thành Manchester” cũng đủ để anh được bầu là cầu thủ hay nhất thế kỷ 20 của MU (1.Eric Cantona 2.George Best 3.Ryan Giggs 4.Bobby Charlton 5.Peter Schmeichel 6.Bryan Robson 7.Roy Keane 8.David Beckham 9.Duncan Edwards 10.Denis Law...) và giải ngoại hạng Anh. Trong thập niên 1990, ở MU anh là ngôi sao sáng nhất, riêng với những cổ động viên của MU thì Eric là Chúa trời…Sir Alex đã tìm thấy ở anh phẩm chất của một thủ lĩnh tối cao, người truyền cảm hứng cho đồng đội, với những phẩm chất đó, Cantona đã đưa MU đến những chiến thắng rực rỡ.

Những tiếng hô Eric Eric tràn ngập khán đài, những chiếc áo số 7 của Quỷ đỏ M.U bán chạy như tôm tươi (trước khi David Beckham vinh dự nhận chiếc áo số 7 này) ... đủ minh chứng cho những gì mà Eric đã ghi lại trên sân cỏ xứ sở sương mù.

eric1.jpg


Sự xuất sắc ấy đã không chỉ đưa MU thành lá cờ đầu của giải Ngoại hạng, mà còn được coi là biểu tượng thành công mang tính toàn cầu của giải đấu. Đó là nhờ Cantona, cầu thủ hay nhất trong lịch sử của giải đấu này, tính tới nay.

Không có duyên với đội tuyển quốc gia Pháp nhưng Eric gặt hái thành công khi khoác áo CLB M.U cùng những người đồng đội Mark Hughes, Denis Irwin, Andrei Kanchelskis, Peter Schmeichel, Roy Kean, Gary Pallister, Paul Ince, Ryan Giggs, cả David Beckham, Paul Scholes, Nicky Butt, anh em nhà Neville ... và ông thầy Alex Ferguson (Sir Alex Ferguson). Tuy nhiên, bên cạnh tài năng bóng đá đã được cả thế giới thừa nhận thì Cantona còn được biết đến nhiều hơn là một cầu thủ “lắm tài nhiều tật” với bản tính nóng nảy, khó tính và hay gây gổ.

Eric_Cantona_183290g.jpg


Chính điều này không những đem lại nhiều phiền toái cho anh mà còn cho cả câu lạc bộ, đặc biệt là “cú kungfu kinh điển” vào một cổ động viên của Wimbledon năm 1995.Về sau, Catona có giải thích về cú đá của mình: "Khi những con mòng biển bâu vào lưới đánh cá, đó là vì chúng nghĩ cá mòi sẽ bị ném xuống biển". Câu giải thích của anh chẳng gây ấn tượng được một ai và rút cuộc, "Vua Eric" lĩnh án 120 giờ lao động công ích và còn bị FA treo giò.

Xa rời sân cỏ, Eric chọn một con đường khá khác biệt so với đại đa số các cầu thủ bóng đá khác anh tham gia vào rất nhiều công việc, làm cầu thủ kiêm Huấn luyện viên đội tuyển bóng đá bãi biển Pháp, đóng phim, dẫn chương trình trưyền hình Cantona không để thời gian chết và là người khéo léo không chỉ trên sân cỏ. Ngay trong thời kì ở đỉnh cao danh vọng, anh đã chuẩn bị cho tưong lai sau sân cỏ. Người ta thấy anh đầu tư bất động sản, kinh doanh và làm điện ảnh.

Năm 1995, anh giữ vai chính trong bộ phim Le bonheur dans le pré – Hạnh phúc trên thảo nguyên bên cạnh những diễn viên nổi tiếng. Sau đó, anh đóng liên tiếp nhiều phim như Mookie (1998) trong vai một võ sỹ quyền anh, phim dã sử Elizabeth (1998), Les enfants du marais – Những đứa con của đầm lầy (1998), La grande vie – Cuộc sống huy hoàng (2001), L’Outremangeur (2002), rồi làm đạo diễn phim Apporte moi ton amour - Hãy mang đến cho tôi tình yêu của em (2002). Tháng 12/2005, bộ phim anh tham gia đóng mang tên La vie est à nous – Cuộc sống là của chúng ta.

516662canto.jpg


Trong các bộ phim, người ta vẫn thấy lại hình ảnh của Cantona đầy cá tính như trên sân cỏ: một anh chàng ngang tàng nhưng giàu lòng nhân ái. Trong phim anh vẫn giữ nguyên cái chất giọng Marseille rất đặc trưng của người miền Nam nước Pháp.

Ngoài ra, anh còn là nhân vật chính, tác giả của ít nhất 13 quyển sách, 6 băng video cát sét, quảng cáo cho các hãng lớn như : Nike, Bic, Sharp, Liptonic, Eurostar, là người mẫu, đặt tên mình cho một trò chơi điện tử của hãng Nintendo, ''tổng thống'' của Cộng hòa Dân chủ bóng đá trong giải bóng đá thế giới tổ chức tại Nike Parc, hình nộm bằng sáp của anh được đưa vào bảo tàng các nhân vật nổi tiếng Grovin …
 
Back
Bên trên