Hall of Fame

Gerd Muller Oanh tạc cơ

Gerd%20Muller1.jpg



- Ngày sinh : 03-11-1945 tại Noerdlingen

- Vị trí : tiền đạo .
- Thành tích tại ĐTQG : 63 lần được tuyển , ghi 68 bàn ; đoạt Cup TG năm 1974 , Vô Địch Chau Âu năm 1972
- Thành tích tại CLB : Bayern Munchen ( 1964-1979 ) , đoạt Cup C1 năm 1974, 1975 , 1976 ; cup C2 năm 1967 ; vô địch Đức năm 1969 , 1972 , 1973, 1974 ; cup QG Đức năm 1966, 1967 , 1969 & 1971 ; Fort Lauderdale ( 1979 - 1981 ) .

-Thành tích cá nhân :
Vua phá lưới Mondial 1970 ( 10 bàn )
Quả bóng vàng Châu Âu năm 1970 .

" Der Bomber " , biệt danh ấy đủ nói lên tất cả . Gerd Muller không có khả năng thiên phú , cũng không phong nhã , nhưng rất hiệu quả . Và chẳng nghi ngờ gì , trong một thời gian dài nữa , anh vẫn là một cầu thủ săn bàn huyền thoại mà bộ môn thể thao này có thể sản sinh được …
Anh có khả năng kiên nhẫn chờ đợi suốt trận đấu, lê lết cái thân hình vạm vỡ ( cao 1,75m , nặng 75 kg ) một cách nặng nhọc, rồi đột nhiên vọt ra khỏi cai vỏ của mình và ghi bàn thắng trong bất cứ tình huống nào . Đứng , quỳ gối, nằm bẹp, bằng chân , đầu , đầu gối ,mặt , lưng và cả bằng bụng. Ghi bàn bất cứ nơi đâu, bằng bất cứ kiểu nào . Với cái thân hình quá khổ và đôi chân ngắn rất to , anh có sức bật như một con báo và dáng vẻ bề ngoài của anh không hề gây nghi ngờ cho đối phương về tài làm bàn của mình .
" Der Bomber " , 68 bàn trong 63 lần khoác áo Đội Tuyển Quốc Gia, 365 bàn trong 472 trận đấu ở Bundesliga . Khó có ai có thể đạt đến cái tỉ lệ phần trăm thành công không thể tin được ấy . Muller : " Tôi cảm nhận bàn thắng bằng trực giác , như người thợ săn cảm nhận con mồi của mình . Ưu điểm lớn nhất của tôi là chịu khó di chuyển và nhất là luôn luôn có khả năng tìm được ví trị thích hợp nhất trong bất kì thời điểm nào. Tôi có mặt trên sân có lẽ để ghi bàn, thêm nữa và mãi mãi ".

Gerd Muller sinh ra tại một thành phố nhỏ ở vùng Bavaria , trong một gia đình thợ thuyền… Năm 11 tuổi anh đã chơi bóng đá, giữ ngay vị trí trung phong, và nhanh chóng khiến cho những chuyên viên tuyển mộ của Bayern Munchen lưu ý đến mình. Nhất là khi họ biết anh từng ghi được 20 bàn thắng chỉ trong một trận đấu của giải thiếu niên . Đến Bayern lúc 17 tuổi , anh khởi đầu cuộc đời cầu thủ chuyên nghiệp năm 1964 .

Cup Thế Giới 1970 chính là chiến trường đầu tiên cho những kì tích của Muller. Trong vòng một , anh ghi bàn án định chiến thắng 2-1 trong trạn đấu với Maroc , rồi 2 làn ghi hattrick trong 2 trận đấu với Bungari (5-2 ) và Peru ( 3-1 ) . Ở vòng tứ kết , Đức gặp lại đội tuyển Anh , đội Anh dẫn trước 2-0 nhưng vẫn không ngăn được cú lội ngược dòng ngoạn mục của đội phương : 2-2 . Chuyện gì đã xảy ra trong hiệp phụ ? Grabowski đột phá , lật bóng vào trung lộ và Muller hạ gục Bonetti : 3-2 . Tiến đến trận bán kết huyền thoại với đội tuyển Italia , Muller ghi 2 bàn trong hiệp phụ , nhưng cuối cùng Đức vẫn thất bại với tỉ số 3-4 . Với 10 bàn thắng , Muller được tôn vinh là cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất của giải .

Hai năm sau, anh lại đóng một vai trò rất đáng kể trong cuộc chinh phuc danh hiệu VĐCÂ . Ghi 2 bàn trên sân Wembley trong trận đấu với đội tuyển Anh ở tứ kết ( 3-1 ) , 2 bàn trong trận gặp Bỉ ( 2-1 ) ở bán kết , và 2 bàn trong trận chung ket ( 3-0 ) trước Liên Xô . Anh vẫn còn đó với Bayern , để ghi 2 trong số 4 bàn thắng ở trận chung kết Cup C1 năm 1974 trước Atletico Madrid . Anh vẫn có mặt vào mỗi chiều thứ bẩy ở Bundesliga , để kết thúc với danh hiệu vua phá lưới trong 6 năm liên tiếp , từ 1969 đến 1974 , với những con số đầy ấn tượng ( 38 bàn năm 1970 va 40 bàn năm 1972 ) đã giúp anh hai lần đoạt phần thưởng Chiéec Giầy Vàng dành cho cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất Châu Âu .

Rồi đến Cup Thế Giới 1974 . Khởi đầu anh bỗng dưng mờ nhạt một cách kì lạ, chỉ ghi được 1 bàn trong vòng 1 trước đội tuyển Úc . Rồi 1 ban khác ở vòng 2 trong trận đấu với Nam Tư . 2 bàn trong 5 trận đấu . Đến trận đấu quyệt định giữa Đức va Ba Lan để giành một xuất tham dự trận chung kết : phút 75 , từ 1 đường chuyền vào trung lộ của Hoelzenbheim , anh bật người lên cao để vượt qua Zmuda va hạ thủ môn Tomaszewski bằng một cú sút xa . Kết quả 1-0 đã giúp đội tuyển Đức vào Chung kết .

Cuối cùng ngày 7 -7 đã đến ,ngay đầu trận chung kết với các cầu thủ Hà Lan, họ mở tỉ số ngay từ phút đầu tiên . Nhưng đội tuyển Đức gỡ hòa bằng quả phạt đền. Phút thứ 43: Bonhof đột phá và lật bóng vào trung lộ. Đường bóng hoàn toàn không thuận lợi đối với Muller. Nhưng đúng là chỉ có Muller mới có thể tìm ra được tất cả sức mạnh để đón lấy đường bóng và hạ thủ môn Jongbloed bằng một cú sút chân phải chéo góc. Đức trở thành Vô Địch Thế Giới !!!

Nhưng ngay vào buổi tối hôm ấy, trong buổi dạ tiệc sau trận đấu , một cuộc tranh cãi dữ dội đã bùng nổ giữa các nhà lãnh đạo Liên Đoàn và các cầu thủ, vì phu nhân của các cầu thủ không được mời tham dự buổi tiệc mừng chiến thắng. Thế là Muller đóng sập ngay cánh cửa của một đội tuyển mà anh không bao giờ muốn trở lại nữa.

Tuy vậy , anh vẫn còn tiếp tục chói sáng thêm vài năm nữa dưới mầu áo của Bayern, ghi 1 trong 2 bàn thắng của đội nhà ở trận chung kết cúp C1 năm 1975 khi đối đầu với Leeds Utd . Nhưng sau khi Beckenbauer rời Bayern vào năm 1977 , Muller không còn là con người như trước nữa . Và đến phiên anh lưu vong sang Mỹ vào năm 1979 . Hai mùa bóng dưới ánh mặt trời của vùng Florida như là đoạn kết của " Der Bomber " độc nhất vô nhị.

Tuy nhiên, phần đời còn lại của anh suýt bị biến thành một chương buồn thảm nếu không có sự giúp đỡ của đồng đội và bạn bè cũ. Khi đã đứng ở sườn dốc bên kia của đỉnh hào quang, vinh quang phai mờ dần, nỗi buồn chán hòa lẫn với những giờ phút nhàn rỗi từ công việc làm chủ một quán Bar ở Fort Lauderdale đã biến anh thành một kẻ nghiện rượu. Hôn nhân tan vỡ, thất nghiệp và nghiện ngập đã làm Muller suy sụp, buộc phải suy ngẫm và tự soi lại cuộc đời mình. Chính Uli Hoeness đã đưa anh vào một bệnh viện ở Munchen, sắp xếp mọi phí tổn chữa chạy, hỗ trợ hết khả năng của mình , cùng với Beckenbauer hết lòng động viên ủng hộ bạn và bổ nhiệm cho anh cương vị HLV đội tuyển trẻ ở Bayern. Giờ đây " Chiếc oanh tạc cơ " của bóng đá Đức lại được sống trong môi trường thể thao và câu chuyện về cuộc đời đầy sóng gió của anh là một ví dụ mà rất nhiều cầu thủ bóng đá có thể hun đúc thành bài học.
 
Roberto Rosato : "Sát thủ"
_1645649_1970robertorosatotostao.jpg


Sinh ngày: 18-8-1943 tại Chieri (TO).
Vị trí: Hậu vệ
Cao: 1,76m; nặng: 73 kg.
Trận đấu đầu tiên: 2-4-1961 Fiorentina-Torino 1-1


Các CLB đã qua: Torino, Milan, Genoa, chơi tổng cộng 361 trận tại Serie A và 37 trận cho Italia."Trong trận chung kết World Cup 1970 tại Mexico diễn ra giữa Brazil vs Italia, Roberto Rosato đã đeo Eduardo Gonçalves de Andrade "Tostao" như hình với bóng. Mặc dù Italia thất thủ trước Brazil với tỷ số 1-4, nhưng Tostao không thể ghi bàn..." - Đó là một trong những lời bình luận về trận chung kết cúp Thế giới năm 1970 khi người ta nói về cầu thủ của đội tuyển Italia, Roberto Rosato, hậu vệ nổi tiếng trong thập niên 60 và 70. Rosato là một cầu thủ mang đẳng cấp quốc tế theo phong cách bóng đá của người Ý, cái nôi của lối đá phòng thủ và luôn sản sinh ra những hậu vệ siêu đẳng.
Trong những năm đầu tiên trong sự nghiệp, Rosato đã chơi như một trung vệ tại A.C.Torino và sớm gia nhập đội tuyển quốc gia khi mới 22 tuổi. Trận đấu đầu tiên Rosato chơi cho Azzurri là vào ngày 13/03/1965 gặp đội tuyển Tây Đức tại Stuttgart. Trong trận đấu này, mặc dù chỉ là trận đầu tiên khoác chiếc áo màu Thiên thanh, nhưng Rosato đã khoá chặt ngôi sao tiền đạo Konietzka của Tây Đức. Đến mức giới báo chí Đức đã đặt cho anh biệt danh "killer - sát thủ".

Với đặc trưng nổi bật của người Ý, Rosato rất mạnh trong phòng thủ và phong cách ấn tượng nhất của anh chính là những cú "tắc" đầy nghệ thuật, nhưng anh không bao giờ thi đấu như những hậu vệ chém đinh, chặt sắt hoặc đúng theo nghĩa đen của một "killer".

Sau 6 mùa bóng chơi cho A.C.Torino (1960 đến 1966), Rosato đầu quân cho A.C. Milan và gặp lại người thầy củ Nereo Rocco, HLV đã từng dẫn dắt anh ở Torino. Tại Milan, Rosato chơi ở vị trí hậu vệ phải cùng với 3 cầu thủ Schnellinger, Malatrasi và Anquilletti và anh trở thành hậu vệ hay nhất Italia ở vị trí này.

Tại VCK World Cup 70 tại Mexico, anh trở thành hậu vệ không thể thiếu của tuyển Italia sau khi Niccolai bị chấn thương trong trận đấu đầu tiên gặp đội tuyển Thụy Điển và anh đã chơi tất cả các trận đấu cho đến tận trận chung kết. Trận đấu hay nhất của Rosato, đó là trận bán kết kinh điển giữa Italia và Tây Đức, anh đã bắt chết siêu tiền đạo Gerd Muller cho đến tận hiệp phụ. Chỉ đến khi anh được thay ra, Muller ghi ngay 2 bàn.

Trong sự nghiệp thi đấu của mình, Rosato liên tục gặp rắc rối với vết chấn thương đầu gối và anh rời Milan khi đã 30 tuổi với 7 mùa bóng (1966 đến 1973), lúc đó anh chuyển đến F.C.Genoa chơi những năm tháng cuối cùng của cuộc đời cầu thủ.

Rosato đã chiến thắng 1 Scudetto với Milan vào mùa bóng 1967-68, 3 Coppa Italia (1964 với Torino, 1972 và 1973 với Milan), 1 cúp C2 (1967-1968), 1 cúp C1 (1968-1969) và một cúp Liên lục địa (1969).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Karl Heinz Schnellinger Tuợng đài ở hàng thủ
schnellinger_acmilan.jpg



Phút 90 của trận bán kết World Cup 1970, trên sân Azteca, Mexico, tuyển Italia đang dẫn trước đội tuyển Tây Đức 1-0, chỉ còn 3 phút đá bù giờ nữa thôi là Azzurri có thể cầm chắc chiếc vé lọt vào trận chung kết. Thế nhưng, hậu vệ Karl Heinz Schnellinger đã đưa trận đấu trở lại thế cân bằng 1-1 khiến trận đấu phải kéo dài thêm hai hiệp phụ. Schnellinger đâu có ngờ rằng hai hiệp phụ của trận bán kết đó đã mãi mãi đi vào lịch sử bóng đá thế giới như là một trận cầu kịch tính nhất: Tiền đạo lừng danh Gerd Müller ghi 2 bàn, còn siêu sao Gianni Rivera, đồng đội của Schnellinger ở AC Milan ghi bàn thắng quyết định giúp Italia thắng Đức 4-3.

Được biết đến như là một hậu vệ nổi tiếng trong đội hình bách chiến, bách thắng - AC Milan của HLV huyền thoại Rocco, hậu vệ người Đức, Schnellinger có một lối chơi mang phẩm chất của người Italia, một hậu vệ kinh điển của bóng đá thế giới. Điểm nổi bật nhất của Schnellinger là ông rất ít nói, nhưng trên sân cỏ ông thực sự là một hòn đá tảng mà rất hiếm có tiền đạo đối phương nào vượt qua được. Thi đấu cho Milan 222 trận, nhưng chưa bao giờ ông khi được bàn thắng cho CLB, người ta chỉ nhớ đến bàn thắng nổi tiếng mà ông đã ghi vào lưới Italia trong trận bán kết cúp Thế giới 1970.

Sinh ngày 31/03/1939, tại thành phố nổi tiếng sản xuất xe ô tô Volkswagen của Đức (sau này thành danh ở Milan, người ta gọi ông là Ngài Volkswagen), Schnellinger khởi đầu sự nghiệp tại CLB vô danh SG Dueren 99 và sau đó thăng tiến trong màu áo của FC Cologne. Mùa bóng 1963/64, Schnellinger chuyển tới Italia thi đấu cho AC Mantova một mùa bóng, sau đó ông chuyển qua chơi cho AS Roma mùa bóng 1964/85. Mùa hè năm 1995, ông đầu quân cho AC Milan và trong màu áo đỏ đen của Rossoneri, ông đã trở thành một huyền thoại. Trong 8 mùa bóng tại San Siro, Schnellinger đoạt 1 Scudetto, 1 cúp C2, 1 cúp C1, 1 cúp LLĐ, 3 Coppa Italia. Năm 35 tuổi, Schnellinger rời Milan trở về quê hương và chơi cho TeBe Berlin một mùa bóng trước khi giải nghệ (1974-1975).

Trong màu áo đội tuyển Đức, Schnellinger là một tượng đài ở hàng phòng ngự với 17 trận đấu tại 4 ký World Cup (58, 62, 66, 70). 47 lần khoác áo ĐTQG từ năm 1958-1971 là một khoảng thời gian rực rỡ nhất trong sự nghiệp của ông.
(ACM)
 
Sepp Maier : Thủ môn xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Đức

3221946372.jpg


Tên :Sepp Maier
Sinh ngày 28/2/1944 tại Metten Munich
Cao : 1m83 nặng 79 kg.

Khoác áo Bayern Munich 1958-1979, 437 lần thi đấu, Vô địch Champions league 74,75,76. Vô địch Bundesliga 69,72,73,74. Vô địch Cup Quốc Gia : 66,67,69,71. Cúp liên lục địa 76.
Khoác áo ĐT Đức 95 lần. Vô địch Thế giới 74, Vô địch Châu Âu 72, Á quân Châu Âu năm 76.

Là thủ môn số 1 mọi thời đại của bóng đá Đức, Sepp Maier còn là một trong những thần tượng bất hủ của FC Bayern Munich và cho đến nay, “Chú mèo xứ Anzing” này vẫn là một tấm gương sáng cho nhiều thế hệ thủ môn trên thế giới noi theo. Ông là trụ cột của đội tuyển Đức trong suốt những năm 70 của thế kỷ 20 với 95 lần khoác áo ĐT, ông cũng đã từng 473 lần trấn giữ khung thành Bayern Munich (từ năm 58 đến 79), trong đó có 422 lần liên tiếp (kỷ lục về khoác áo BM). Sepp Maier được cả thế giới biết đến không chỉ qua tài bắt bóng xuất chúng mà còn qua bộ quần áo thi đấu rất độc đáo với chiếc quần đùi dài chấm đầu gối và đôi tay bắt bóng có 10 ngón dài quá khổ. Ông còn là một “cây hài hước” của bóng đá Đức, thích tham dự các talkshow và trò chơi đố chữ trên Truyền Hình. Tiếp xúc với ông, người ta khó có thể nhận biết được ông là “thổ dân” chính hiệu của xứ Bavaria vốn được coi là “những người không biết đùa”. Ông thừa nhận ”Tôi luôn có một cái nhìn lạc quan về cuộc sống và tôi thích sống vui nhộn, hài hước. Tôi ít khi nổi nóng và hầu như bỏ ngoài tay những lời châm trọc của người đời”.
Tuy mang trong mình dòng máu lãng tử thích xê dịch (cái này thì giống cụ Nguyễn Tuân nhà mình), nhưng Sepp Maier lại là thủ môn suốt đời chung thuỷ với Bayern Munich và không thi đấu cho một CLB nào khác. Ông cho biết “Bayern Munich của những năm 70 là một đội bóng mạnh nhất trong lịch sử CLB. Chính vì vậy, tôi chẳng có lý do nào để đầu quân cho các CLB khác. Mặt khác, người Bavaria chúng tôi thường gắn bó với quê hương, cội nguồn và người ta không thể làm cho họ đổi tính”. Sepp Maier cho biết sở dĩ ông chọn Bayern vì khoảng cách từ nhà đến sân tập không xa lắm, đối với Bayern, chính lý do này đã mang lại cho họ thủ môn “giỏi nhất trong mọi thời đại”. Sepp Maier chính là điểm tựa vững chắc của đội bóng Bayern Munich huyền thoại hồi những năm 70 của thế kỷ 20.
Ở độ tuổi 35 - “độ tuổi tốt nhất đối với nghề thủ môn”, sự nghiệp huy hoàng của Sepp Maier đã bị kết thúc đột ngột với một vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc năm 1979. Ông đã bị gẫy mọt số xương sườn, gẫy tay, đứt cơ hoành và chấn thương sọ não. Sau 5 tháng điều trị, Sepp Maier bắt đầu tập luyện trở lại. Nhưng các bác sỹ điều trị cảnh báo rằng ông có thể mất mạng sau một pha đụng chạm mạnh trên sân cỏ. Là một người yêu đời, Sepp Maier không dại gì tiếp tục cuộc phiêu lưu mạo hiểm mà phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Ông đã treo găng, sau khi đã đạt được đỉnh cao là danh hiệu Vô Địch thế giới năm 1974, 3 lần liên tiếp đoạt C1 trong những năm 74,75,76 và Cup Liên Lục Địa 76. Ông bộc bạch “Có trời mới biết liệu tôi có còn lấy lại phong độ cũ hay không. Tôi quyết định rằng không nên tự hành hạ mình thêm một hoặc hai năm nữa bởi vì tôi chỉ có thể mát chứ chẳng bao giờ được gì cả. Tôi đã đạt được tất cả các mục tiêu mà bản thân tự đề ra trong cuộc đòi cầu thủ”.

Thế nhưng ông vẫn không thể xa rời trái bóng, 8 năm sau khi treo găng, ông trở lại với bóng đá, năm 1987 Sepp Maier được mời làm HLV thủ môn cho Bayern Munich, kể từ năm 1994, ông vừa làm HLV thủ môn cho Đội tuyển QG vừa làm HLV cho Bayern. Ông cho biết ông sẽ tiếp tục làm công việc thú vị này chừng nào sức khoẻ còn cho phép. Để bồi bổ sức lực, Sepp Maier thường chơi Golf và Tennis. Ngay cả khi nghỉ mát, ông cũng không ngừng rèn luyện thân thể bởi vì “ông không thể ngồi yên và chịu nghỉ ngơi dù nếu ở độ tuổi 80”

Trong cuộc đời cầu thủ, thắng bại luôn đi kèm với nhau như hai mặt của một tấm huy chương. Đối với thủ môn Sepp Maier, trận thua 0-1 trước đội tuyển CHDC Đức (cũ) tại VCK World Cup 74 là trận thua đau đớn nhất. Ông nói “Có trận thua nào mà không làm cho người ta đau đớn, nhưng đau đớn nhất là trận thua đội tuyển CHDC Đức năm 74, - Trớ trêu thay, đây lại là một trận thua đúng lúc -Một cái tát đánh thức đội tuyển đang ngủ gà ngủ gật của chúng tôi, bởi vì nếu không thua trận này, đội tuyển Đức chưa chắc đã đoạt danh hiệu Vô Địch Thế Giới” .

Kỷ niệm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời cầu thủ của ông cũng là tại vòng chung kết năm 74. Năm mà, ngay tại sân vận động Olympic, ông cùng với 5 thành viên của Bayern đoạt chức vô địch Thế Giới ”Việc 6 cầu thủ Bayern Munich trở thành các nhà Vô Địch Thế Giới ngay trên sân nhà là một kỷ niệm không thể nào quên
 
Matthias Sammer : The Last Libero Player
GERvsBEL.3.0702.gif



Tên : Matthias Sammer.Nơi sinh : Dresden (Cộng Hoà Dân Chủ Đức cũ )
Ngày sinh : 05/09/1967
Vị trí thi đấu : Libero.
Các Câu Lạc Bộ đã qua : Dynamo Dresden, VFB Stuttgart, Inter Milan, Borussia Dortmund.
Sự nghiệp thi đấu Quốc tế : Vô Địch Uero 1996, Vô địch Champions League 1997, Vô địch Bundesliga 94-95,95-96
Các danh hiệu cá nhân : Cầu thủ xuất sắc nhất Đức năm 95,96. Quả bóng vàng Châu Âu năm 1996.

Sinh ra tại Dresden, Cộng Hòa Dân Chủ Đức cũ, cậu bé Matthias đã sớm ra nhập ngôi trường đào tạo Thể Thao Dressden, một trong những trường đào tạo thể thao tốt nhất Đông Đức trước đây, và đã bắt sự nghiệp thi đấu tại Câu Lạc Bộ Dynamo Dresden. Với mái tóc hung đỏ cùng đôi vai to bè và đôi chân vững chắc anh sớm có thiên hướng trở thành một trung vệ.Tai Đông Đức anh đã giành được một chức vô địch Đông Đức với Dynamo, tuy nhiên sự nghiệp thi đấu Quốc Tế của anh không có gì đặc biệt do Đội Cộng Hòa Dân Chủ Đức không tham gia nhiều vào các giải đấu Thế giới. Sự nghiệp thi đấu của anh được mở ra khi anh chuyển đến Câu Lạc Bộ Stuttgart của Tây Đức và với khả năng của mình anh đã nhanh chóng cùng Câu Lạc Bộ đoạt một chức Vô Địch Bundesliga, ngay lập tức anh được các Câu Lạc Bộ phương Tây để ý tới.Đích đến của các cầu thủ Đức thời đó thường là thành phố Milan cổ kính cùng với một giải Serie A hấp dẫn. Anh đã chuyển đến với Inter Milan của ông G.Trapattoni. Tuy nhiên với vốn tiếng Italia ít ỏi cùng với ít kinh nghiệm thi đấu do quá trẻ anh đã không thể nào hòa nhập được với Inter Milan, Trong khi đó tại Bundesliga, Borussia Dortmund của O.Hitzfeld đang trong thời kỳ gây dựng, anh đã được O.Hitzfeld để ý tới, ông đã đưa anh về BVB cùng với một loạt tài năng của Đức khác như A.Moller, K.Riedler... Với tính cách cứng rắn cùng với khả năng thi đấu luôn hết mình, anh là cánh tay nối dài của Hitzfeld trên sân, và được đồng đội tín nhiệm bầu là đội trưởng. Luôn luôn đứng sau lưng đồng đội trong những lúc khó khăn, anh làm người ta liên tưởng tới ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman của đội Chicago Bulls, người luôn luôn quát mắng với ngay cả đồng đội và HLV của mình. Tại Dortmund anh đoạt được tất cả những gì mà một cầu thủ có thể mơ ưóc tới: 2 chức vô địch Bundesliga, 2 lần liên tiếp giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Đức, và quan trọng nhất anh cùng với Dortmund chiến thắng Juventus hùng mạnh, đội đang làm mưa làm gió tại Châu Âu, và đoạt chức vô địch C1 mùa bóng đó.
"Libero của cả đội sẽ là Matthias Sammer, và chúng ta không có lý do gì để thay đổi điều đó, anh ta là một mầu người hoàn hảo không chỉ ở trên sân cỏ" Vâng! Đây là điều cả nước Đức đang mong chờ, cái ngày ông Berti Vogts công bố đội hình chính thức dự Euro 96. Có Sammer có nghĩa là không có Matthaus. Và ông Vogts đã đúng. Euro96 là giải đấu Quốc Tế thành công nhất của Sammer. Năm đó Sammer, 28 tuổi , đúng thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp , là một trong những con bài chủ chốt của Vogts ở 96. Anh là một mẫu cầu thủ chuyên nghiệp và luôn luôn khát khao chiến thắng trong từng trận đấu, và luôn luôn cống hiến tất cả những gì có thể cho mỗi trận đấu. Anh là hòn đá tảng đứng trước mặt Kopke, Khi J.Kilismann tập tễnh trên sân thì anh băng lên ghi bàn, khi Đức đang bị dẫn bàn thì anh luôn vững vàng cùng đồng đội trên tuyến đầu, Và anh đã đền đáp xứng đáng những gì mà ông Vogts tin tuởng. Anh đoạt danh hiệu quả bóng vàng Châu Âu ngay trong năm đó. Sự nóng giận và mất bĩnh tĩnh đôi khi cũng làm cho anh nhận khá nhiều thẻ vàng và thẻ đỏ. Điều đó không có gì là ngạc nhiên khi chúng ta nhìn nhận triết lý sống của anh trên sân cỏ " Tôi phải chiến đấu với đối thủ của tôi với tất cả những sự cho phép của trọng tài và kể cả những thứ cần thiết khác để giúp cho chúng tôi có thể chiến thắng" Con người Sammer là vậy luôn luôn chiến đấu hết mình và hy sinh vì đồng đội, nhưng đằng sau tất cả những điều đó là một sự khiêm tốn, một con người thật của Sammer ngoài đời: " Cá nhân ư ! không thể xây dựng nên đội bóng từ những cá nhân, tôi không phải là một người quan trọng, trong tâm trí tôi tập thể đội bóng mới là điều quan trọng nhất " Thật tiếc khi anh phải giã từ sân cỏ khi còn đang trong thời kỳ đỉnh cao phong độ, mặc dù đã đấu tranh suốt 2 năm với những chấn thương nhưng anh đã không thể quay trở lại sân cỏ. Nước Đức đã chia tay với người Libero cuối cùng của mình, Anh mãi mãi trở thành tượng đài của bóng đá Đức và là cầu thủ xuất sắc nhất trong mọi thời đại của CLB Borussia Dortmund
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Franceschino Baresi : il Libero

BARESI_G_19860617_GH_T.jpg
Baresi ( xanh )trong trận gặp pháp tại WC 82

sinh ngày : 8-5-1960 tại Travagliato ( ý )
vị trí sở trường : Libero

CLB từng thi đấu : AC MILAN

Thành tích :
_sáng tạo lối chơi phòng ngự được gọi là il Libero
_IFHS bầu chọn vị trí thứ 4 trong danh sách cầu thủ ý xuất sắc nhất thế kỷ 20
_Quả bóng bạc châu âu năm 1989
_Trận đầu tiên cho ĐTQG Italia : hòa Rumania 0-0 ngày 4-12-1982.......Trận cuối cùng cho DTQG hòa Slovenia 1-1 ngày 7-9-1994
_ghi 1 bàn trong 81 trận cho ĐTQG từ 1982-1994
_Giữ kỉ lục về số lần khoác áo AC Milan : 713 lần
_1 lần Vô địch thế giới 1982.Á quân WC94,hạng 3 năm 90
_2 cúp liên lục địa 1989,1990
_3 siêu cúp châu âu ( 1989,1990,1994 )
_3 cúp C1 châu âu (1989,1990,1994 )
_4 siêu cúp Ý ( 1988,1992,1993,1994)
_6 lần vô địch Ý (1979,1988,1992,1993,1994,1996)
_Cầu thủ xuất sắc nhất Seria năm 1990

Franco Baresi sinh ngày 8/5/1960 tại Bresia. Đến với Milan năm 14 tuổi và 4 năm sau anh có trận đấu đầu tiên trong 444 trận khoác trên mình chiếc áo đỏ đen. Thành công đến với anh từ rất sớm, chỉ 1 năm sau trận đấu ra mắt anh đã được thưởng thức hương vị ngọt ngào của Scudetto đầu tiên trong sự nghiệp và là chức vô địch Serie A thứ 10 của Milan.
Nhưng niềm vui vừa tới đã bị phủ bóng đen, năm 1980 đầy định mệnh ấy đã tới. Milan bị giáng xuống Serie B sau vụ dàn xếp tỉ số với Lazio. Các cầu thủ giỏi lần lượt rời bỏ con tàu đắm, còn Franco thì không. Anh đã ở lại và đi vào lịch sử CLB với tư cách là người đội trưởng trẻ nhất trong lịch sử CLB, đồng thời đưa Milan trở lại mái nhà xưa. Tuy nhiên, tình yêu của anh dành cho Milan vẫn còn quá nhiều thử thách vì chỉ 1 năm sau Milan lại tụt hạng. Franco vẫn một mực trung thành với Milan, nhiều người ngạc nhiên với quyết định của anh vì với tài năng của anh được rất nhiều CLB thèm muốn.

Tài năng và lòng trung thành của Baresi đã được đền đáp xứng đáng, năm 1982 anh đã được cùng đội tuyển Italia tham dự WorldCup tại Tây Ban Nha. Chức vô địch World Cup 82 là phần thưởng lớn nhất trong sự nghiệp của Franco, mặc dù anh không được thi đấu một phút nào. Ở cấp độ quốc gia, anh đã 81 lần vinh dự được mang trên mình chiếc áo Thiên Thanh tham dự các đấu trường châu Âu và thế giới. Điểm mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp quốc tế của Baresi là tại WorldCup 94 được tổ chức ở Mỹ, nơi anh đã thi đấu rất thành công. Bị một chấn thương rất nặng, nhưng Franco đã kịp có mặt ở trận chung kết và chơi cực kì xuất sắc. Nhưng vận may đã không mỉm cười với đội tuyển Italia khi anh cùng với R.Baggio đá hỏng những quả luân lưu định mệnh.

Baresi là 1 trong số rất ít cầu thủ nổi tiếng mà suốt sự nghiệp chỉ chơi cho 1 clb.Giữ vị trí hậu vệ thòng,điều khiển trận đấu từ phía sau hàng phòng ngự và có khả năng phán đoán diễn biến trận đấu tốt là những ưu điểm khiến anh trở thành 1 trong những trung vệ xuất sắc nhất của bóng đá ý....Sự trung thành của Baresi đã được thử thách khi Ac Milan2 lần bị xuống hạng vào các mùa bóng 1980-81 và 1982-83....Được nhiều clb lớn chèo kéo nhưng anh vẫn quyết tâm ở ại Ac Milan và anh đã góp công lớn đưa AC milan trở lại seria mùa 83-84.....Với sự tin cậy của đồng đội và ban lãnh đạo,anh tiếp tục deo băng thủ quân ngay cả khi 3 ngwuwoif hà lan bay : gullit,rijkaard,van basten chuyển đến AC milan......Ở đội tuyển ý vào đầu những năm 80,Hlv Enzo Bearzot thích bộ 3 hậy vệ Juvetus gồm : Cabrini,Gentile và Gaetano Scirea ( giữ vị trí hậu vệ thòng như Baresi) nên dù có mặt trong đội Ý trong WC 82 nhưng Baresi ko được ra sân lần nào.......Những bất đồng với Beaezot khiến anh kiên quyết ko tham gia tuyển ý ---> lí do khiến anh ko có mặt tại WC 86.......
Từ khi Bearzot về hưu,Baresi trở thành 1 trong những trụ cột của tuyển ý và chơi rất hay ở Euro 88, WC 90 và WC 94.............Ở America 1994 ,dù vừa bình phục chấn thương,Baresi vẫn được HLV Arigo Sacchi sử dụng trong trận chung kết gặp Brazil...........Anh chơi xuất sắc trước khi sút hỏng quả Penanty định mệnh.....
Sau khi Baresi giã từ sân cỏ năm 97,AC Milan cất luôn chiêc áo số 6 để tỏ lòng tôn trọng đối với những đóng góp của cầu thủ này.Năm 2001,Baresi được các CDV AC Milan bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ của AC milan

Tinh yêu với Với Milan : sau 20 năm gắn bó, Baresi có nhiều thành tích đáng tự hào trong sự nghiệp đối với bất cứ cầu thủ nào. Bằng lối chơi thông minh, lạnh lùng và rất tinh tế, anh luôn nhận được sự tín nhiệm của các HLV dù đó là A.Sacchi hay Capello. Ảnh hưởng của Baresi với đội bóng là rất lớn cho dù ở Milan có nhiều tên tuổi lớn như: R.Gullit, M.VanBasten, F.Rijkaard, Anceloti, P.Maldini... Anh cùng với Tassoti, Costacurta, Maldini và thủ thành Rossi lập nên kỉ lục 929 phút giữ sạch lưới. Anh cùng Milan lập kỉ lục 58 trận bất bại tại Serie A và 10 trận tại Cup C1.

Toàn bộ sự nghiệp anh chỉ mang trên mình sắc áo Milan, với những đóng góp lớn lao và tình yêu của anh dành cho CLB, Franco đã trở thành biểu tượng của Milan. Anh được bầu là Hậu vệ xuất sắc nhất trong lịch sử 100 năm tồn tại của Milan. Chiếc áo số 6 của anh sẽ mãi tồn tại trong bảo tàng của Milan và không ai được mang nó nữa, đó là sự tôn vinh của Milan dành cho anh. Và trong cuộc bầu chọn của Uỷ ban Olimpic Italia, Franco Baresi đã được bầu là cầu thủ Italia xuất sắc nhất thế kỉ 20. Giờ đây, dù đã giã từ sự nghiệp bóng đá của mình, Baresi vẫn tích cực đóng góp công sức của mình để xây dựng CLB, với tư cách là HLV đội trẻ của Milan. Với anh tất cả dường như mới chỉ bắt đầu vì trong trái tim Franco, Milan không chỉ là một đội bóng mà còn là mái ấm thứ hai như anh đã tâm sự: "Tôi mất cả cha lẫn mẹ từ khi tôi mới 14 tuổi, Milan đã nuôi dưỡng tôi trở thành một cầu thủ và cho tôi tư cách của một con người".

Với mỗi Milanista, Baresi còn hơn cả một cầu thủ, vì tình yêu, những đóng góp của anh dành cho Milan đã góp phần không nhỏ trong việc tôn thêm lòng tự hào của những Rossoneri. Một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử của Milan đã đi vào lịch sử như thế đấy! Như một niềm tự hào!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
STOICHKOV - TRUNG PHONG TÊN LỬA
hristo.jpg

Họ tên đầy đủ : Hristo Stoichkov
Sinh ngày 8-2-1966 tại Plovdiv (bungaria)
vị trí : tiền đạo

Các CLB từng thi đấu :

__Manista plovdiv (bungaria 1976-1982)
__Hebros Hẩmnli (bungaria 1982-1985)
__CSKA Sofia (bungaria 1985-90 và 1998)
__Barca (TBN 1990-1995 và 1996-1998)
__Parma (Ý 1995-1996)
__Al-Nassr (Saudi arabia 1998)
__Kashima Reysol (Nhật 1998-1999)
__Chicago Fire (Mỹ 2000-2003)
__Washington DC united (Mỹ 2003)

Thành tích

_nhà thể thao tiêu biểu của Bungari năm 1994
_Quả bóng vàng châu âu 1994.Quả bóng bạc châu âu năm 1992
_Onze vàng năm 1992.Onze bạc năm 1994
_Chiếc giày vàng châu âu năm 1990
_Cầu thủ xuất sắc thứ 2 thế giới của FIFA trong năm 1992 và 1994
_cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất thế giwois do IFFHS bầu chọn năm 1994

Trận đấu và bàn thắng đầu tiên cho tuyển Bungari : Thắng CHDC đức 2-0 ngày 7-10-1986.Bàn thắng cuối cùng là thắng Lũembourg :2-0 ngày 31-3-1999...Trận đấu cuối cùng cho Tuyển Bungari : hòa Anh 1-1 ngày 9-6-1999
..Ghi 37 bàn trong 84 trận cho tuyển quốc gia

_bán kết và đồng vua phá lưới (6 bàn ) WC 1994.Quả bóng đồng WC 1994
_2 siêu cúp châu âu 1992,1997
_1 vô địch C1 -1992
_1 cúp C2 châu âu 1997
_1 cúp C2 châu á 1998
_3 VDQG bungari 1987,1989,1990
_4 cúp quốc gia bungari (1985,1987,1988,1989).vua phá lưới các năm 1989 (23bàn) 1990 (38 bàn).cầu thủ xuất sắc nhất các năm 1989,1990,1991,1992,1994
_3 siêu cúp TBN (1991,1992,1994)
_5 VDQG Tây ban nha (1991,1992,1993,1994,1998).cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất 1994
_3 cúp quốc gia TBN (1990,1997,1998)
_1 cúp mỹ mở rộn 2000





Một nhân vật vực dậy cả 1 nền bóng đá truờng hợp của anh.ko có anh,chắc chắn bóng đá bungari chẳng tạo được tiếng vang nào trên đấu trường thế giwois.Nhưng với Stoichkov,bun đã có quyền mơ về những giấc mơ ko tưởng.Hạ tuyển pháp với cặp tấn công mạnh nhất châu âu Papin--cantona tại vòng loại WC 94,sau đó là những chiến thắng vang dội trong VCK WC 94 trước Achentina và đức---2 đội dự trận chung kết WC90 :D. khi gặp những đội này,anh đều ghi bàn----toàn những bàn thắng có ý nghĩa quyết dịnh và in đậm dấu ấn của 1 thiên tài bóng đá =D>


Ở trận gặp Achentina tại vóng bảng,anh có 1 pha dốc bóng cực nhanh rồi kết thúc bàng 1 cú sút dội bom tan nát khung thành Islas

Trận gặp đức ở tứ kết với đức,anh sút phạt 1 cú để đờì khiến cho toàn thế giới bóng đá phải kinh hoàng,bóng bay từ vạch sút phạt đến trong khung thành của Bodo Illgner như 1 quả tên lửa phóng thẳng cự li hơn 40 mét (ko tưởng) .cú sút ko thể lặp lại

anh có đầy đủ những phẩm chất :rê bóng,ghi bàn,đá phạt,kiến thiết.....tất cả đều được thực hiện 1 cách hoàn hảo bằng cái chân trái tuyệt vời

Với Stoichkov quá chói sáng,Bungari đã dành được những chiến thắng vang dội chấn độngj tại WC94 và xếp hạng 4 chung cuộc,riêng anh là vua phá lưới với 6 bàn........giúp 1 đội bóng vô danh tiểu tốt chưa từng giành 1 chiến thắng nào oqr WC bước lên hạng 4 thế giới..........kì diệu


Anh xứng đáng là cầu thủ hay nhất trong lịch sử của bóng đá Bungari và là 1 tài năng kiết xuất trong lịch sử bóng đá thế giới

Ở cấp độ tuyển quốc gia anh thành cồng 1 thì ở cấp độ CLB anh thành công 10 :)>- :x

Barca là dream team của bóng đá châu âu với Stoichkov là trụ cột.....(nhìn thành tích thì rõ :D :p)


SAU khi anh từ giã sân cỏ,tuyển Bungari và Barca cho đến nay chưa tìm lại được những ngày tháng huy hoàng xưa.Cũng dễ hiểu,ngày nay họ dâu có cầu thủ nào tầm cỡ như Chiếc giảy vàng châu âu 89-90 Stoichkov :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chilavert - Thủ môn biết ghi bàn

Elchila01.jpg




chilavert.jpg






Chilavert đã dẫn dắt đội tuyển quốc gia Paraguay tới vòng 2 tại World Cup 1998. Anh cũng chơi cùng đội nhà tại giải đấu 4 năm đó ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Anh ghi được 56 bàn thắng từ các quả penalty và đá phạt trong suốt sự nghiệp quốc tế kéo dài 24 năm.

Những thông tin cá nhân về Luis Chilavert
Tên đầy đủ: José Luis Felìx Chilavert Gonzales
Ngày sinh: 27/7/1965
Nơi sinh: Nu Guazu (Luque) - PARAGUAY
Chiều cao: 1m88 - Cân nặng: 93 kg
Gia đình: Vợ Marcela và con Anahi

Lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia: Ngày 27/8/1989 trong trận đấu với Colombia.

Các CLB đã qua: Sportivo Luqueño, Guarani, San Lorenzo, Velez Sarsfield, Zaragoza và RC Strasburgo.

Các danh hiệu: Vô địch Paraguay (1980), vô địch Argentina (1993, 1996, 1998), vô địch Copa Libertadores (1994), vô địch Copa Intercontinental (1994), vô địch Copa InterAmericana (1995), vô địch SuperCopa (1996), vô địch ReCopa Sudamericana (1996).

Các danh hiệu cá nhân: Thủ môn hay nhất thế giới (1995, 1997, 1998, 1999), Cầu thủ hay nhất châu Mỹ (1996), Cầu thủ hay nhất Argentina (1996), Thủ môn hay nhất Argentina (1996), Cầu thủ hay nhất năm (1996, 1999), bàn thắng đẹp nhất các giải đấu của Argentina (1996 trong trận đấu với River Plate), Thủ môn hay nhất World Cup 1998.


Ngoài ra Chilavert còn là thủ môn duy nhất ghi được ba bàn thắng trong một trận đấu.


chila1.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Andriy SHEVCHENKO ---- MŨI TÊN ĐỎ SHEVA


Shevchenko.jpg



shevchenko.jpg


Sinh ngày: 29/9/1976 tại Dvirkivschyna, Ukraina.

Năm 1988: gia nhập đội trẻ của Dynamo Kiev khi mới 12 tuổi.

Năm 1990: lần đầu tiên tới thăm sân San Siro trong khi đang tham dự giải vô địch giải trẻ diễn ra tại miền bắc Italy.

Năm 1993: ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp với Dynamo.

Năm 1994: ghi bàn trong trận đầu tiên tại giải vô địch quốc gia, đóng góp vào chiến thắng 3-1 trước Shakhtar Donetsk. Lúc đó, Shevchenko với 17 tuổi.

Năm 1995: lần đầu tiên khoác lên mình chiếc áo của tuyển quốc gia Ukraina, trong trận gặp Croatia tại vòng loại Euro 96.

Mùa bóng 1997-98: lập hat-trick, giúp Dynamo Kiev đè bẹp Barcelona với tỷ số 4-0 trong khuôn khổ Champions League để đội bóng Ukraina lọt vào tứ kết.

Mùa bóng 1998-1999: ghi cả 2 bàn trong thắng lợi 2-0 của Dynamo trước Real Madrid tại Kiev trong khuôn khổ trận tứ kết Champions League. Ở bán kết, Shevchenko ghi thêm hai bàn nữa, đóng góp vào trận hoà 3-3 đầy khó khăn trước Bayern Munich. Sau đó, ở trận lượt về, thất bại 0-1 trên đất Đức đã kết thúc giấc mơ của người Ukraina.

Tháng 7/1999: sang thi đấu cho Milan với giá chuyển nhượng 25 triệu USD, sau khi đoạt 5 chức vô địch Ukraina với Dynamo.
Năm 2000 - đoạt danh hiệu Vua phá lưới ở Serie A với 24 bàn. Tuy nhiên, niềm vui của Shevchenko không trọn vẹn bởi đội tuyển quốc gia Ukraina không thể tham dự Euro 2000 sau khi để thua Slovenia trong trận play-off.

Năm 2001 - ghi được 24 bàn tại Serie A.

Năm 2002 - vắng mặt tại World Cup diễn ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc sau khi chịu thất bại trong trận play-off với Đức, đội sau này là á quân.

Năm 2003 - Ghi bàn thắng quyết định, giúp Milan hạ Inter tại bán kết Champions League. Ở trận chung kết, Shevchenko thực hiện thành công cú sút penalty cuối cùng để Milan đăng quang tại đấu trường này.

Năm 2004 - đoạt danh hiệu Vua phá lưới với 24 bàn và cùng Milan giành scudetto.
shevchenko.jpg


Ngày 13/12/2004
sheva.jpg
- giành Quả bóng vàng châu Âu 2004 =D> Shevchenko trở thành cầu thủ thứ 5 của Milan đoạt danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu, sau Gianni Rivera, Ruud Gullit, Marco van Basten (3 lần) và George Weah. Anh cũng gia nhập danh sách 4 cầu thủ thuộc Liên Xô cũ có vinh dự được tạp chí France Football bình chọn là Cầu thủ hay nhất châu Âu, sau Lev Yashin (1963), Oleg Blokhin (1975) và Igor Belanov (1986).


``````````````````````````````````

Sheva,Sheva...Sheva! Tất cả các khán giả ở sân vận động Sukru Saracoglu đã đứng lên vỗ tay chào mừng bàn thắng thứ 3 và thứ 4 của anh trong trận đấu với đội chủ nhà Fenerbaceh, đó cũng là bàn thắng thứ 52 và 53 của vua Sheva ở đấu trường danh giá nhất thế giới Champions league. Và anh đã trở thành ông vua dội bom vĩ đại nhất của đấu trường này khi vượt qua Raul(51 bàn tháng)
Sinh ra ở Dvirkivshchyna - Ukraine nhưng Sheva phải chuyển đến sống Maceivka gần biển đen để sinh sống sau vụ rò rỉ chất phóng xạ ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986. Năm 1990 Shevchenko được tham dự giải bóng đá trẻ châu âu trên đất Italia và lần đầu tiên anh thấy tận mắt San Siro cũng như hiểu thêm về Milan câu lạc bộ vĩ đại nhất thế giới nơi thần tượng lớn nhất(Vanbasten) của Sheva đang thi đấu.Ngay từ lúc này anh đã mơ về San Siro, mơ về Milan, cậu bé ước mong sẽ được khoác chiếc áo đỏ đen trong tương lai.Đây chính là động lực để anh lỗ lực luyện tập cộng với sự chỉ bảo của người thầy vĩ đại Lobanovskyi, đã rèn rũa một viên ngọc thô rát trở thành một hòn ngọc vô cùng quý giá, một tài sản vô giá của Dynamo Kiev

Anh đã nhanh chóng có được bàn thắng đầu tiên ở Champions League trong màu áo Kiev, sau khi sút tung lưới hùm xám Bayern Munich mùa giải 1994-1995. Sau bàn thắng đó là một sô lô các bàn thắng ở đấu trường này, tiêu biểu là một hat-trick vào lưới Barca trên sân Noucamp năm 1998, 3 bàn thắng sau 2 lượt giúp Kiev loại Real Madrid ở tứ kết năm 1999....

với tài năng của mình Sheva đã lọt vào tầm ngắm của rất nhiều ông lớn ở châu Âu trong đó có Milan. Và anh đã không bỏ lỡ cơ hội được khoác chiếc áo đỏ đen vĩ đại.mùa hè năm 1999 Sheva chính thức ký hợp đồng với Rossoneri, bản hợp đồng trị giá 25 triệu USD xem ra là quá hời đối với Milan bởi những gì anh thể hiện sau này

Ngay lập tức anh chứng tỏ được tài năng của mình tại San Siro. Ông vua mới của sân San Siro có được bàn thắng đầu tiên ngay trong ngày ra mắt khi Milan bị Lecce cầm hoà 2-2 trong ngày khai mạc Serie A mùa giải 1999-2000. Cuộc sống tươi đẹp của vua Sheva mới chỉ bắt đầu khi anh trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử serie A trở thành vua phá lưới ngay trong mùa giải đầu tiên trên mảnh đất khốc liệt và hấp dẫn nhất hành tinh này.

Ngôi sao phương đông có bàn thắng thứ 100 và 101 trong màu áo Milan ở trân gặp Chievo mùa giải 2003-2004, mùa giải mà anh lần thứ 2 đoạt danh hiệu vua phá lưới đồng thời giúp Milan có được chiêc Scudetto thứ 17 trong lịch sử.

Trong màu áo Milan ở đấu trường Champions League. Sheva có được bàn thắng đầu tiên trong trận thắng 2-1 trước đối thủ Galatasaray trên sân San Siro mùa giải 1999-2000. Nhưng có lẽ dấu ấn đậm nhất của anh chính là cú sút Penalty thành công đem lại chức vô địch Champions Legue trong trận chung kết với Juventus cho Milan - chiiêc cúp thứ 6 trong lịch sử và cũng là chiếc cúp đầu tiên của anh.

Và đến hôm nay ngày 24-11 cũng lại là một đội bóng Thổ nhĩ Kỳ đây có lẽ là một trùng hợp thú vị khi Sheva có 4 bàn thắng vào lưới Fenerbahce, bàn thắng thứ 50, 51, 52 và 53 của anh tại đấu trường danh giá nhất hành tinh. Là vua của tất cà các vua tại một đấu trường lớn nhất này và biết đâu đấy với 4 bàn thắng này anh lại một lần nữa đoạt danh hiệu quả bóng vàng châu âu giông như thần tượng Vanbasten của anh đã làm được sau khi sút tung lưới Goteborg 4 lần năm 1992

Anh sẽ còn ghi thêm những bàn thăng nữa, anh sẽ còn lập nên những kỷ lục mới nữa, anh sẽ còn cùng Milan đoạt nhiều danh hiệu Scudetto và Champinons League nữa để rồi cả thế giới phải ngả mũ trước anh, cả châu âu nằm dưới chân anh và cùng hô vang: Sheva,… sheva... sheva...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
::: Van Basten ::: Người Lan Bay

vanBasten5.jpg



vanb.jpg


Hồ sơ cầu thủ:

Marco Vanbasten sinh vào ngày lễ Halloween 30-10-1964, cao 1,87m
3 lần vô địch Hà Lan: 1982, 1983, 1985; 3 cúp quốc gia: 1983, 1986, 1987, 4 lần đoạt danh hiệu Vua phá lưới tại giải vô địch Hà Lan: 1984, 1985, 1986, 1987, Chiếc giày vàng châu Âu 1986 (36 bàn thắng ), 1 Cúp C2 1987.

3 Scudetto: 1988, 1992, 1993, 2 cúp C1: 1989, 1990, 2 siêu cúp châu Âu: 1989, 1990, 2 cúp Liên lục địa: 1989, 1990, 2 siêu cúp Italia: 1989, 1993. Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới: 1992, Quả bóng vàng châu Âu: 1988, 1989, 1992. Vô địch EURO 88. Chơi cho Milan 147 trận ghi 90 bàn. Vua phá lưới tại SerieA năm 1990, 1992


Tài năng của Vanbasten được thể hiện từ rất sớm, năm 17 tuổi anh đã trở thành trụ cột của một Ajax lừng danh, sát cánh cùng thần tượng của mình là J.Cruyff. Với Ajax anh đã giành được 3 danh hiệu vô địch Hà Lan, 3 cúp quốc gia và anh là người ghi bàn thắng quyết định mang về cho Ajax chiếc Cúp C2 châu Âu năm 1987.

Milan khi đó mới được vị chủ tịch mới S.Berlusconi mua lại với tham vọng xây dựng nó thành một đế chế trong bóng đá. Vanbasten được các nhà tuyển trạch giới thiệu với Berlusconi và chỉ cần xem một cuộn băng ghi hình về Marco là ông đã đồng ý mua anh về. Nhưng đâu chỉ một mình Milan muốn có được anh mà còn có nhiều CLB danh tiếng khác. Vì vậy, ngoài số tiền lớn trong thời điểm đó là 1,5 triệu bảng, Milan còn ưu ái cho riêng Marco một điều khoản trong hợp đồng: "Vanbasten có quyền tự do ra đi bất cứ lúc nào nếu anh muốn rời khỏi Milan." Nhờ điều này mà Milan đã có trong tay một viên ngọc sáng giá nhất.

Tuy nhiên, sự khởi đầu của anh ở MIlan không hề suôn sẻ vì anh dính ngay một chấn thương khi mùa bóng bắt đầu và phải xa sân cỏ suốt 6 tháng. Milan và HLV Sacchi luôn tin tưởng vào khả năng của anh và để đáp lại lòng tin ấy Marco đã ghi 3 bàn thắng mang tính chất quyết định trong 11 lần ra sân. Quan trọng nhất là bàn thắng ấn định tỉ số 3-2 cho Milan trước Napoli của Maradona ngay trên sân San Paolo của đối thủ, mang về cho Milan danh hiệu Scudetto lần thứ 11. Từ đó anh liên tiếp ghi bàn và Milan cũng liên tiếp giành thắng lợi.

Cao lớn, mạnh mẽ nhưng nhanh nhẹn và cực kì khéo léo, Marco là nỗi khiếp sợ của mọi hàng phòng ngự đối phương. Họ làm mọi cách để ngăn cản Vanbasten ghi bàn kể cả những pha vào bóng đấy ác ý. Dù bị nhiều chấn thương nhưng hiệu suất ghi bàn của anh rất đáng khâm phục: 90 bàn thắng trong 147 trận cho Milan. Anh được giới chuyên môn cho điểm cực cao: chân phải 9,5, chân trái 7,5, đánh đầu 8 và nhãn quan chiến thuật 10. Rõ ràng người ta không thể chọn ra ai là tiền đạo xuất sắc nhất thế kỉ 20, nhưng không ai có thể phủ nhận Marco là tiền đạo toàn diện nhất trong số những tiền đạo giỏi nhất. Ở Vanbasten hội tụ bản năng sát thủ của những Pele, Muller, kĩ thuật siêu hạng, tốc độ và khả năng giữ thăng bằng của Maradona và đôi chân biết suy nghĩ của Cruyff. Cây bút Andrew Warsaw đã viết về anh: "Hãy nhớ xem Vanbasten đã khiến T.Adam tự vướng chân mình như thế nào ở EURO 88. Hãy nhớ cú volley phản trọng lực từ một góc hẹp sau đường chuyền của Muhren vào lưới Dasaev trong trận chung kết EURO năm đó. Hãy nhớ lại sức bền, khả năng di chuyển, trình độ đánh đầu, những cú lừa bóng bằng cả hai chân, sự biểu hiện của trí thông minh trong cách chơi của Vanbasten.


Cùng với Milan anh giành được 3 Scudetto, 2 Cúp C1 châu Âu, 2 siêu cúp châu Âu, 2 cúp Liên lục địa, 2siêu cúp Italia và nhiều danh hiệu cá nhân khác. Anh là tiền đạo hàng đầu của Milan, là trụ cột không thể thiếu của đội bóng trong những cuộc chinh phục. Là tượng đài của sân San Siro và là thần tượng của bao thế hệ Milan. Dù anh đã rời xa sân cỏ, nhưng những Milanista không thể nào quên những bàn thắng của anh Những bàn thắng vào lưới Lazio, Inter, Juve, Napoli, Real .... đã ghi sâu vào trái tim của mỗi Rossoneri như những kỉ niệm đẹp đẽ nhất về một "Con Thiên Nga" sân cỏ.

Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, Vanbasten cùng với đồng đội đã mang về cho Tổ quốc danh hiệu Vô địch châu Âu tại EURO 88. Danh hiệu lớn duy nhất của bóng đá nước này tính đến thời điểm hiện tại có dấu ấn đậm nét của Marco. Một hattrick vào lưới đội tuyển Anh tại vòng đấu bảng, một pha xoài người ghi bàn vào lưới Đức tại bán kết, một cú volley độc nhất vô nhị vào lưới Liên Xô trong trận chung kết, đã góp phần vào thắng lợi của toàn đội. Rất nhiều mĩ từ để ca ngợi tài năng của anh, nhưng những gì mà Vanbasten đã làm được chỉ có thể mô tả bằng hai từ: Kì diệu.

````````````````````````````````````````````````````````

Thiên nga gãy cánh


Trong suốt một thời gian dài , Marco thường xuyên thi đấu cùng với những cơn đau do ảnh hưởng của những chấn thương và những ca phẫu thuật. Vậy mà, anh vẫn liên tục ghi bàn, giúp Milan trở thành một đế chế thống trị cả Châu Âu và thế giới. Nhưng sau khi vết thương tái phát, anh nhận ra rằng đầu gối của anh đã không thể cho phép anh tiếp tục chơi bóng. Anh cho biết: "Mỗi lần di chuyển là tôi cảm thấy đầu gối tôi lại đau nhói." Suốt 2 năm trời, anh đã đi khắp châu Âu và Mĩ để chữa trị nhưng số phận không chiều lòng người. Và một ngày Hè 1995, anh đã tuyên bố giã từ sân cỏ: "Tôi đã cố gắng hết sức, tôi đã làm tất cả những gì có thể, với những bác sĩ danh tiếng nhất nhưng vô hiệu. Tôi đã có những năm tháng đẹp đẽ nhất với Milan, nhưng tất cả đã chấm dứt rồi. Biết sao được nhưng đó là cuộc sống." Ngày anh rời xa sân cỏ, bóng đá thế giới mất đi một trong những tài năng lớn nhất và những Milanista sẽ không còn được chứng kiến thần tượng của mình tung hoành trên sân nữa.

Trận đấu cuối cùng trong sắc áo Đỏ - Đen của Marco là trận chung kết Cúp C1 năm 1993 tại Munich. Milan lúc đó đã vừa giành danh hiệu Scudetto và trải qua 10 trận thắng liên tiếp, tự tin gặp lại Marseille. Vanbasten vừa trải qua một chấn thương đã cố nén đau để xung trận cùng đồng đội, nhưng anh không thể giúp Milan giành chiến thắng. Những người Milan đau đớn vì thất bại và họ càng buồn hơn khi sau này biết rằng đó là lần cuối cùng được thấy Marco yêu dấu trong màu áo Rossoneri . Với cá nhân Marco, thất bại đó là một sự oan nghiệt vì sự nghiệp của anh luôn gắn liền với những chiến thắng vinh quang vậy mà lại kết thúc trong một thất bại.

Sự nghiệp đầy vinh quang ấy cũng đi liền với rất nhiều những chấn thương quái ác, nhưng anh đều vượt qua. Năm 14 tuổi, anh bị một chấn thương rất nặng tưởng chừng anh sẽ không đến được với bóng đá đỉnh cao. Nhưng với tình yêu dành cho bóng đá và sự nỗ lực của các bác sĩ, anh đã trở lại sân cỏ và trở thành một cầu thủ vĩ đại .

Chúng ta có thể đều đã một lần được nghe về Vanbasten hay đã từng chứng kiến anh thi đấu. Có thể biết về những ving quang mà bóng đá đã mang lại cho anh, nhưng cũng chính bóng đá cũng mang đến cho anh những nỗi đau ngoài nỗi đau thể xác. Hãy cùng nghe một lời nhận xét về anh: "Sự nghiệp của anh bị rút ngắn bởi hàng trăm cú truy cản ác ý dẫn đến những ca phẫu thuật không bao giờ chữa lành được vết thương. Sự chấm dứt của Vanbasten phải chăng là sự ra đi của người cuối cùng trong hàng ngũ những cầu thủ được coi là vĩ đại."


````````````````````````````````````
Đã 10 năm trôi qua kể từ ngày Marco Vanbasten chính thức tuyên bố giã từ sân cỏ, sau khi chấn thương tái phát. Thật đáng tiếc, chân sút hàng đầu của Milan và của bóng đá thế giới đã phải nói lời từ giã vào thời điểm sự nghiệp của anh đang trong những ngày tháng huy hoàng nhất.


Giờ đây, Marco đã trở lại trên cương vị HLV đội tuyển Hà Lan, anh đã giúp đội bóng này đoạt vé tới Đức mùa Hè năm sau bằng một lối chơi tấn công mạnh mẽ và đầy thuyết phục.Và trong ngày bốc thăm chia bảng vừa qua Hà lan đã ko may khi được xếp vào bảng tử thần gồm Archentina,Serbia&Montenegro và Bờ Biển Ngà......Van sẽ cùng các học trò tạo nên cơn lốc hủy diệt cuốn mọi trở ngại trên con đuờng tới trận chung kết ........ chúng ta sẽ chờ xem .....


còn các Milanista lại hy vọng một ngày nào đó được thấy anh trên băng ghế huấn luyện của Milan :D. Nào chúng ta hãy cùng nhau chờ đợi ngày trở về của một người con, của một huyền thoại để anh tiếp tục viết tiếp những trang sử hào hùng của Milan.:D

Bravo Basten ! anh mãi là người hùng :x
 
Maldini : sư tử đầu đàn bất khuất

--- Paolo Maldini --- sư tử chúa bất khuất

200401061295_536435.jpg


20050120dasdaiftb_26_I_LCO.jpg



Năm 1985, người Italia sẽ nhớ mãi trên thế giới vẫn còn chiến tranh lạnh, Reagan là tổng thống thứ 40 của nước Mỹ, Navratilova vô địch Wimbledon, Rock Hudson chết vì AIDS; ở Italia, Juve vô địch Cúp C1 trong thảm họa Heysel, Berlusconi bắt đầu hối lộ các quan toà, núi lửa Etna ở Sicilia phun trở lại và ở Serie A, Maldini lần đầu ra sân.

[...Người thầy hỏi: "Cháu thích đá cánh nào?". Cậu học trò mãnh khảnh trả lời ngay lập tức: "Thưa ngày, cháu thích cánh phải". Đó là ngày 20/01/1985, giờ nghĩ giải lao trận Udinese - Milan trên sân Friuli. Người thầy chính là HLV huyền thoại Nils Liedholm tung Maldini vào sân trong trận đấu đầu tiên của anh ở Serie A (vào thay tiền đạo Sergio Battistini, hiện đang làm HLV cho đội trẻ Fiorentina), anh còn quên chưa buộc dây giày! ............]

Sân Friuli 20 năm về trước ngậm chìm trong tuyết trắng nhưng không ngăn được những người Friulans (người dân sống ở vùng Udine) kéo đến ngồi chật cứng trên các khán đài để chứng kiến trận đấu giữa đội chủ nhà Udinese tiếp AC Milan, đội bóng do HLV huyền thoại người Thụy Điển Nils Liedholm dẫn dắt. Ở trận đấu đó, do Milan thiếu vắng nhiều cầu thủ trụ cột nên Liedholm buộc phải mang theo 5 cầu thủ từ đội hình trẻ Primavera: Turrini, De Solda, Cimmino, Giunta và Maldini. Trong đó, cái tên Maldini gây sự chú ý đặc biệt, bởi vì cầu thủ trẻ này chính là con trai của người đội trưởng lừng danh của Milan 22 năm về trước – Cesare Maldini. Bị đóng cứng bởi cái lạnh dưới 0 độ C cùng với sự áp đảo của đội chủ nhà Udinese, Milan đã bị dẫn trước ngay ở phút 11 do công của Selvaggi, sau khi cầu thủ này vượt qua hàng phòng ngự và đánh bại thủ môn Terreneo. Bước vào hiệp 2, Liedholm tiến đến gần Maldini và nói: “Này cậu bé, hãy chuẩn bị ra sân”. Câu nói đó khiến cho Maldini run bần bật, bởi cậu chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra. Như một cái máy, Maldini bắt đầu khởi động làm nóng trên đường biên. Trước khi vào sân, Liedhlm hỏi: “Cậu muốn chơi ở cánh phải hay cánh trái?”. Lúc này, Maldini hiểu rõ rằng thời điểm lớn nhất trong cuộc đời của anh đã bắt đầu và đó là sự thật chứ không phải là một giấc mơ. Bước vào sân ở phút 46 thay cho tiền đạo Battistini và anh chơi ở vị trí hậu vệ phải giống như anh đã từng chơi ở đội hình Primavera.

Trong hiệp 2, Milan đã lấy lại thế trận và gỡ hòa nhờ công của tiền đạo người Anh, Mark Hateley và trận đấu kết thúc với tỷ số 1-1. Maldini đã chơi rất tốt trong trận đấu này và không hề phạm bất cứ một sai lầm nào. Thời điểm đó, Maldini là cầu thủ trẻ thứ hai trong lịch sử của Milan (sau huyền thoại Gianni Rivera ra sân thi đấu ở Serie A năm 15 tuổi) được ra sân thi đấu ở Serie A khi mới 16 tuổi. “Ở độ tuổi này, cậu bé này là một người rất thông minh khi nắm bắt rất nhanh kỹ chiến thuật”, Liedholm đã nói về Maldini sau trận đấu đầu tiên, “Tôi nghĩ cậu ấy sẽ còn giỏi hơn cha của cậu ấy, thậm chí còn vượt xa hơn rất nhiều”. “Maldini đã là một cầu thủ thực thụ”, Cesare, cha của anh Maldini nhận xét, “Maldini chơi tốt hai chân, chuyền bóng tốt và xoạc bóng rất chính xác”. Sau trận đấu, Maldini sung sướng thốt lên: “Tất cả các bạn học của tôi ở trường đã gọi điện chúc mừng tôi. Thật là tuyệt vời”.
Thời điểm đó, Maldini vẫn đang là một học sinh của trường cao học Volta ở Milano, anh theo học bộ môn khoa học năm thứ 3. Nhưng sau trận đấu một ngày, tức là vào ngày thứ Hai 21.01.1985, Maldini không còn đến trường nữa và cuộc đời của anh đã gắn chặt với trái bóng tròn và màu áo đỏ đen của Milan. “Nếu Liedholm cần, tôi luôn sẳn sàng ra sân”, Maldini nói. Không chỉ có Liedholm cần anh, mà Milan, Azzurri đã cần anh trong suốt 20 năm qua và trận đấu với Udinese vào ngày 16.01.2005, sẽ là trận đấu thứ 553 của “hòn đá tảng” Milan ở Serie A.


maldini.jpg
mob1239_1105799050.jpg



Mới đó đã 20 năm trôi qua và cậu bé ngày nào đã chuyển sang cánh trái, đã trở thành một huyền thoại của Calcio, một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Italia và Milan, đội bóng đầu tiên và cũng là duy nhất anh chơi từ ngày đó, được tôn vinh là một biểu tượng của lòng thủy chung. Không có lễ kỷ niệm nào đẹp đẽ hơn cho 20 năm gắn bó cuộc đời cầu thủ với Milan bằng trận đấu với chính Udinese đó, đối thủ đầu tiên của anh ở Serie A. Số phận dường như quá khéo sắp đặt, cũng đội bóng ấy, cũng vào tháng 1 của 2 thập niên sau, chỉ kém 4 ngày và đã địch chuyển hơn 100 km từ xứ Friuli-Giulia giáp với đất Slovenia để đến Milan, thành phố của anh, tình yêu của anh. Chủ nhật này, sẽ có những bó hoa, những tiếng vỗ tay, những nụ cười cho anh. và đội trưởng của Milan cũng sẽ nở một nụ cười đáp lại, dịu dàng và bẽn lẽn như cách đây 20 năm...

Trong ngần ấy năm ở Milan, Maldini đã trải qua 7 đời HLV (Liedholm, Sacchi, Capello, Tabarez, Zac, Ancelotti), hai đời chủ tịch (Farina, Berlusconi), đã trở thành đồng đội của gần 200 cầu thủ, trong đó có những tên tuổi lớn và có những năm tháng tốt đẹp nhất bên họ (Gullit, Van Basten, Desailly, Costacurta, Baresi,...), đã giành 7 Scudetto trong tổng số 21 danh hiệu với CLB (như Costacurta, không cầu thủ nào ở Italia có nhiều chiến tích như họ trong lịch sử). Nhưng Maldini vẫn không thay đổi, như tình yêu anh đã dành cho Milan là vĩnh cửu. Anh đã vào đến 10 trận chung kết tất cả các giải với Milan và ĐTQG, dù nổi thất vọng của trận chung kết Champions League năm 1993 (thua O.M), vẫn còn ám ảnh và một đem tháng 5/2003, anh lại giơ cao chiếc cúp Champions League, cũng trên đất Anh, như 40 năm trước đó, cha anh, Cesare, cũng đeo băng đội trưởng Milan, đã làm được. Đó là điều mà trong lịch sử các cúp châu Âu chưa có tiền lệ.

Những con số khô khan không thể nói hết giá trị con người và những đóng góp của anh cho Milan, người đã chứng kiến những thăng trầm, đã sống với biết bao thời khắc vinh quang của một thời đại lịch sử của CLB, người đã đưa bóng đá phòng ngự Italia lên thành một thứ nghệ thuật, một kiểu phòng ngự lịch lãm và thông minh. Anh chỉ ngại mỗi Maradona và đã thua huyền thoại người Argentina trong lần đối đầu. Nhưng bây giờ, trong khi maradona qua cái dốc bên kia của cuộc đời, Maldini vẫn ra sân mỗi dịp cuối tuần, dù gió, rét, nắng, mưa. Một cầu thủ kiểu mẫu cho sự cần cù, khổ luyện và bền bỉ.

Sau khi đã phá hết kỷ lục về số trận với ĐTQG (126 trận, 74 lần mang băng đội trưởng), với Milan ở cúp C1 (136 trận), anh đã vượt qua một kỷ lục của Dino Zoff: 570 trận ở Serie A đã đứng vững từ 22 năm nay,trận thắng Treviso 2-0nga`y 26/9/2005 la` trận thứ 571 của anh....... Có lẽ phải rất...rất lâu nữa mới có người xô đổ kỷ lục này ;) 7 scudetto và 4 Cup Champions League với milan cũng là 1 thành tựu huyền thoại

1997%20maldini%20cannavaro.jpg


Một chi tiết đáng chú ý nhất về Maldini khi ra sân thi đấu, không chỉ là những pha bóng tài hoa trên sân cỏ, mà còn từ chiếc băng đội trưởng của anh. Không như những đội trưởng khác, những người thường chọn những chiếc băng màu mè, những ký hiệu là nhiều màu sắc, chiếc băng của Maldini luôn duy nhất hình logo biểu tượng của Tổ chức Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), bởi vì anh chính là đại sứ thiện chí của LHQ. Những chuyến đi cứu trợ trẻ em nghèo ở châu Phi, những trận đấu từ thiện, hay những buổi quyên góp tiền của Maldini cũng nhiều như những gì anh đã và đang đóng góp cho Milan và Azzurri trên sân cỏ vậy. Trực tiếp chứng kiến thảm họa động đất và sóng thần ở Nam Á, Tsunami, hơn ai hết, Maldini hiểu rõ về những việc làm của mình dành cho những người kém may mắn trong cuộc sống có ý nghĩa lớn lao như thế nào. Và chắc chắn những gì anh đang đóng góp cho các hoạt đồng từ thiện sẽ lớn hơn rất nhiều so với 21 danh hiệu mà anh giành được trong sự nghiệp thi đấu 20 năm qua

maldini.jpg


Đó là một câu chuyện về biểu tượng vĩ đại nhất trong 105 lịch sử của Milan, bởi vì tất cả đều không muốn nghĩ rằng thần tượng của mình đã một thời hâm mộ Juve, đối thủ không đội trời chung của Milan kể từ khi CLB ra đời vào năm 1899. Điều này có thể hiểu rằng với Maldini, trong trái tim anh chỉ có những từ “AC Milan”, nó giống như máu của anh mang màu đỏ và tóc của anh mang màu đen vậy.Chiếc áo số 3 mang màu AC sẽ chỉ có mình anh có vinh dự đựoc khoác vĩnh viễn,giống như số 6 của huyền thoại Balesi vậy :X

mob4247_1127678257.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
totti.jpg




Không có anh, Roma vẫn thắng trong trận derby và quan trọng hơn, họ vẫn tạo nên 1 kỷ lục mới – 11 trận thắng liên tiếp. Không có anh, ĐT Ý vẫn sẽ gặp ĐT Đức trong loạt trận giao hữu vào ngày mai, các học trò của Lippi vẫn tập luyện và thậm chí một số người (như Del Piero chắng hạn!?!) sẽ cảm thấy có thêm động lực để phấn đấu.
Thế nhưng, ai cũng hiểu rằng Totti là trái tim của Roma, là hạt nhân trong lối chơi của đội bóng Thiên Thanh. Hơn một lần, Lippi nhấn mạnh “Totti là cầu thủ quan trọng nhất của tôi”. Vậy mà, Giallorossi sẽ không có anh trong cuộc đua với Fio cho một chiếc vé dự CsL mùa tới, còn Azzurri đang đứng trước nguy cơ “vũ khí tối thượng” của mình bị han rỉ.

Chấn thương và có thể phải ngồi ngoài trong khoảng 2 tháng cuối mùa giải sẽ khiến Totti rất căng thẳng. Đây là một mùa giải quan trọng vì WC đang đến gần. Với anh, đây gần như sẽ là WC cuối cùng và những trận đấu ở WC sẽ là những trận đấu cuối cùng của anh trong màu áo Thiên Thanh.

Ít ai biết rằng khi chính thức có kết quả kiểm tra mức độ chấn thương, Totti đã ứa nước mắt. Cuộc sống thật tàn nhẫn với Hoàng tử thành Roma! Năm 1998, WC diễn ra ở Pháp, Totti mới chỉ là một cầu thủ vô danh, không thể chen chân với những cái tên Baggio hay Del Piero nổi như cồn trong màu áo Azzurri. Sau thành công năm 2000 tại Bỉ-Hà Lan, cả thế giới đã biết tên anh với vai trò thủ lĩnh của đội bóng.

Không ai có thể quên cú đánh gót của Totti tạo điều kiện để Delvechio mở tỷ số trong trận CK. Tuy nhiên, may mắn và vinh quang đã quay lưng với anh và đồng đội để cuối cùng, Azzurri thất bại!

Năm 2002, Totti được kỳ vọng rất nhiều nhưng chiếc thẻ đỏ ngớ ngẩn của ông trọng tài người Ecuardor đã không chỉ đuổi anh ra khỏi sân mà còn đuổi cổ cả ĐT Ý về quê nhà theo dõi WC qua TV. Nối thất vọng năm 2002 chưa nguôi thì Totti lại làm các tifosi rầu lòng với pha “phun bọt” đáng xấu hổ.

Và giờ đây, khi Totti đã trở nên chín chắn hơn rất nhiều, khi anh đã sẵn sàng làm thủ lĩnh thực sự, không chỉ về lối chơi mà còn về tinh thần, về lối sống thì tai ác thay, chấn thương! Đau đớn, chịu nhiều áp lực như người ta thường nói “khó khăn vướng chân anh hùng”, nhưng hy vọng rằng chẳng có khó khăn nào có thể cản bước “người hùng thành Roma” và anh sẽ sớm bình phục để đưa Azzurri tới bến bờ vinh quang
 
_1400641_rossi_1982_300.jpg



u13_t1141988525_tBxV.jpg
Paolo Rossi: Từ tội đồ trở thành người hùng
Bốn trận đấu nhạt nhoà: Trong vòng 1, đội Ý đã có ba trận đấu nhạt nhoà trước các đối thủ đều bị đánh giá là dưới cơ so với mình. Trận mở màn ở Vigo ngày 14-6 gặp Ba Lan đã qua thời hoàng kim, Ý hoà không bàn thắng 0-0.
Bốn ngày sau, 18-6, Ý hoà Peru 1-1. Bàn thắng của họ do tiền vệ nhỏ con Bruno Conti mang áo số 16 chơi cực hay bên cánh phải thực hiện ở phút 19, sau cú sút từ xa hơn 20 mét tung lưới thủ môn Quiroga. Sang hiệp 2, phút 84, cầu thủ Diaz của Peru mang số áo 15 sút căng vào góc trái, thủ môn Dino Zoff đã phán đoán được hướng bóng nhưng bóng bất ngờ chạm chân một hậu vệ Ýù đổi hướng bay vào lưới, gỡ hoà 1-1 cho Peru.

Bất chấp việc Rossi thi đấu không mấy ấn tượng trong hai trận đầu, ông Bearzot vẫn quyết định xếp Paolo Rossi vào đội hình xuất phát trong trận cuối cùng ở vòng bảng gặp đội tuyển Cameroon vào ngày 23-6. Nhưng bàn thắng vẫn chưa tới với Rossi.

Vòng hai ở Espana còn lại 12 đội, chia làm 4 bảng, mỗi đội ba bảng đấu vòng tròn chọn ra 4 đội đầu bảng thi đấu bán kết. Ý ở chung bảng C với hai "ông lớn" của bóng đá thế giới là Brazil và Argentina-một bảng "tử thần".

Trong trận đầu tiên ở bảng C giữa Ý và Argentina diễn ra trước 42.000 khán giả tại thành phố Barcelona ngày 29-6, "ngôi sao" của trận đấu không phải là Maradona, cũng không phải Mario Kempes hay Paolo Rossi mà chính là Gentile. Trong suốt 90 phút của trận đấu, hậu vệ này đã dùng mọi tiểu xảo để ngăn cản Maradona và đã thành công, trong khi chỉ phải chịu có một thẻ vàng ở phút 42!

Ý rời sân với chiến thắng 2-1 khiến thế giới kinh ngạc, nhưng huấn luyện viên Bearzot mô tả đó là một chiến thắng "hợp lý". Paolo Rossi vẫn chưa có bàn thắng nào sau 4 trận đấu và huấn luyện viên Bearzot quyết định sẽ dành cho chàng trai xứ Tuscany một cơ hội cuối cùng trong trận gặp Brazil!

Tương quan giữa các đội trong bảng này là Argentina đã bị loại sau khi thua Ýù 1-2 và thua Brazil 1-3. Ý và Brazil bằng điểm nhau, nhưng do Brazil hơn về hiệu số bàn thắng-thua nên Brazil chỉ cần hoà, trong khi Ýù buộc phải thắng mới có chỗ ở bán kết.

Người gây ra "động đất"

Trận đấu do trọng tài A.Clein người Israel điều khiển. Ý tấn công từ đầu, chú trọng từ hai biên. Phút thứ 5 của trận đấu, dường như chiếc đồng hồ đếm ngược cho giờ khai hoả của cá nhân Paolo Rossi đã bắt đầu vận hành và không gì có thể cản được nữa. Từ cánh trái, Cabrini câu bóng và giữa, ngay trước khung thành của thủ môn Perez. Một đường tạt bóng hoàn hảo bởi vì đúng ngay vào vị trí Rossi đã chờ sẵn cách khung gỗ khoảng 6 mét và anh bật lên đánh đầu. Một hậu vệ Brazil nhảy lên theo với ý đồ gây khó khăn cho Rossi nhưng đã quá muộn. Bóng bay vào góc phải trong sự bất lực của thủ môn Waldir Perez. Ý dẫn trước 1-0.

Sau này, Rossi đã nói về một trong những bàn thắng quan trọng nhất này trong sự nghiệp của mình: "Nó đã giúp tôi thoát khỏi gánh nặng tâm lý. Tôi cũng như mọi tiền đạo khác, một khi đã ghi được bàn thắng đầu tiên thì luôn muốn ghi tiếp những bàn thắng khác nữa".

Nhưng Brazil đâu phải là một đội bóng hạng hai! Chỉ bảy phút sau đó, các cầu thủ Ý đã hiểu vì sao Socrates lại được chọn làm đội trưởng của đội bóng toàn sao như Brazil. Từ một góc rất hẹp, cầu thủ trí thức nhất của đội Brazil này tung cú sút hạ thủ môn Zoff, gỡ hoà 1-1 cho Brazil.

Đến phút 26, hậu vệ Cerezo của Brazil có bóng, bị một cầu thủ Ý áp sát đã chuyền bóng ngang về cho một đồng đội. Bóng chưa kịp tới chân của hậu vệ Brazil thì chỉ trong chớp mắt, đã thấy Paolo Rossi băng lên như một tia chớp, đoạt được bóng và dấn thêm vài nhịp là đã ở vào tư thế đối diện với thủ môn Wandir Perez. Perez nhận ra được mối nguy hiểm, đảo người để thu hẹp góc sút nhưng Rossi đã nhanh chóng xỉa một đường bóng vào góc phải khung thành trước khi thủ môn Brazil kịp đổ người chặn bóng. Ý lại dẫn trước 2-1 khi hiệp đấu thứ nhất kết thúc.

Vào hiệp 2, đúng như dự đoán của tất cả mọi người, bão táp dâng lên trước khung thành của thủ môn Dino Zoff. Nhưng các cầu thủ Ý cũng thực hiện các đợt phản công nguy hiểm chết người khiến hàng hậu vệ Brazil phải hết sức vất vả trước những đường lên bóng của Antognoni, Oriali, Graziani và Rossi. Đến phút 68, tiền vệ mang áo số 15 của Brazil là Roberton Falcao có bóng ở ngay trước khu vực cấm địa của đội tuyển Ý. Trong khi tất cả đều nghĩ anh sẽ tìm một khe hở trong hàng thủ Ýù để chuyền bóng vào thì Falcao dẫn bóng ngang trước cả tuyến phòng ngự Ýù rồi đảo chân, tung một cú sút rất mạnh vào góc cao khung thành. Zoff căng người bay hết tầm nhưng muộn rồi. 2-2. Hàng trăm triệu người Brazil ở bên kia đại dương thở ra nhẹ nhõm. Có thế chứ! Brazil là một đội bóng lớn và họ không dễ dàng bị đánh bại. Vào thời gian cuối trận đấu, các cầu thủ Brazil bao giờ cũng thi đấu hay hơn đối thủ.


Hung thần của Brazil

Nhưng người Brazil đã không thể ngờ được rằng Paolo Rossi chính là "hung thần" của họ trong trận đấu sinh tử này. Con bồ câu đã biến thành đại bàng và bất thần vẫy lên đôi cánh mênh mông của nó. Nỗi vui mừng nhẹ nhõm của người Brazil bùng lên sau bàn gỡ hoà của Falcao chưa được bao lâu thì phút thứ 75, trong một pha đá phạt góc của đội tuyển Ý, các cầu thủ hậu vệ của Brazil lúng túng, để bóng tới chân Tardelli. Cầu thủ này chặn được trái bóng từ khoảng cách khoảng 16 mét, bóng đi xuyên qua một rừng chân của các cầu thủ hai bên trước khung thành và tới chân Rossi và không suy nghĩ, Rossi xoay người sút ngay bằng chân trái. Bàn thắng! Các cầu thủ của ông Tele Santana hoảng loạn ào lên với các đợt tiến công liên tục ập vào khung thành của thủ môn Zoff, nhưng thủ môn dày dạn kinh nghiệm này, bằng tài nghệ tuyệt vời và cả những thủ thuật "câu giờ" lành nghề, đã giữ nguyên mành lưới cho đến khi trọng tài Clein thổi còi chấm dứt trận đấu. Paolo Rossi 3-Brazil 2!

Có lẽ động đất cũng không thể gây nên một không khí hoảng loạn đến như thế ở Brazil. Đội bóng của họ, trong khi đang tìm một đối thủ "ở hành tinh khác", đã bị hạ gục bởi một cầu thủ mới trở lại với sân cỏ chưa được bao lâu và suốt 4 trận đấu trước đó ở tình trạng "đói bàn thắng", không ghi được bàn nào. Ngay sau khi trận đấu được truyền hình trực tiếp kết thúc, số bệnh nhân bị huyết áp cao và thần kinh ở hai nhà thương lớn của thủ đô Rio de Janeiro là Miguel Couto và Salgado Filho đã tăng lên một cách đáng lo ngại. Người ta đã ghi nhận được nhiều vụ cãi lộn và thậm chí cả tự tử của các cổ động viên Brazil, những người đã quá thất vọng trước thất bại của đội nhà. Các cổ động viên Brazil đã tổ chức một lễ chôn cất tượng trưng huấn luyện viên Tele Santana. Sau khi nhận được nhiều lời đe doạ qua điện thoại, gia đình ông huấn luyện viên không may này đã phải cầu cứu đến sự bảo vệ của cảnh sát. Cả thủ đô của Brazil chìm vào vắng lặng như một buổi chiều chủ nhật.

Trong khi ấy thì thủ đô nước Ý đêm 5-7 cũng đắm mình trong cơn mê chiến thắng. Cái tên "Pablito"-tên âu yếm để gọi Paolo Rossi-trở lại trên môi của mọi cổ động viên Ý, những người trước đó mấy ngày vẫn còn tỏ ra hết sức thất vọng trước sự khan hiếm bàn thắng của Paolo Rossi.

Đội tuyển Ý đã đánh bại một trong những đội tuyển Brazil xuất sắc nhất trong mọi thời đại, lọt vào bán kết cúp thế giới.

Tiếp tục cuộc chinh phục

Như vậy là sau khi Ý loại cả đội ba lần vô địch thế giới Brazil lẫn đội một lần vô địch thế giới Aregentina, giải vô địch thế giới trở thành giải vô địch châu Âu với 4 đội châu Âu còn góp mặt là Ý, Ba Lan, Tây Đức và Pháp. Tây Đức sẽ gặp Pháp, trong khi Ý gặp Ba Lan ở hai trận đấu bán kết.

45.000 khán giả trên sân Sân Nou Camp ở Barcelona có sức chứa 120.000 người, ngày 8-7 đã chứng kiến cuộc chinh phục tiếp tục giải thế giới của Paolo Rossi. Ý đã gặp Ba Lan ở vòng ngoài và hai đội hoà 0-0. Nhưng ở trận đấu bán kết này, sẽ không thể có kết quả hoà mà chỉ có một đội đi ra với tư cách của người chiến thắng.

Trong trận này, Ý có một lợi thế là cầu thủ xuất sắc nhất trong đội hình Ba Lan là Boniek phải vắng mặt vì đã nhận hai thẻ vàng trong các trận đấu trước đó. Phía Ba Lan khiếu nại lên Uỷ ban kỷ luật của FIFA, đề nghị "xoá thẻ" ở các trận vòng ngoài nhưng FIFA đã bác bỏ thẳng thừng. Phía Ý, cầu thủ Gentile cũng vắng mặt vì lý do tương tự như Boniek.

Ngay từ đầu, Ý đã lấn sân và gây sức ép nhiều hơn lên phần sân của Ba Lan. Trung phong Lato của Ba Lan cũng đã hai lần đưa bóng tới gần khung thành của thủ môn Dino Zoff nhưng không gây được nguy hiểm.

Phút 22 của trận đấu, đội Ý được hưởng một quả đá phạt trực tiếp. Từ khoảng cách 20mét bên cánh phải, Antognoni trBốn trận đấu nhạt nhoà: Trong vòng 1, đội Ý đã có ba trận đấu nhạt nhoà trước các đối thủ đều bị đánh giá là dưới cơ so với mình. Trận mở màn ở Vigo ngày 14-6 gặp Ba Lan đã qua thời hoàng kim, Ý hoà không bàn thắng 0-0.
Bốn ngày sau, 18-6, Ý hoà Peru 1-1. Bàn thắng của họ do tiền vệ nhỏ con Bruno Conti mang áo số 16 chơi cực hay bên cánh phải thực hiện ở phút 19, sau cú sút từ xa hơn 20 mét tung lưới thủ môn Quiroga. Sang hiệp 2, phút 84, cầu thủ Diaz của Peru mang số áo 15 sút căng vào góc trái, thủ môn Dino Zoff đã phán đoán được hướng bóng nhưng bóng bất ngờ chạm chân một hậu vệ Ýù đổi hướng bay vào lưới, gỡ hoà 1-1 cho Peru.

Bất chấp việc Rossi thi đấu không mấy ấn tượng trong hai trận đầu, ông Bearzot vẫn quyết định xếp Paolo Rossi vào đội hình xuất phát trong trận cuối cùng ở vòng bảng gặp đội tuyển Cameroon vào ngày 23-6. Nhưng bàn thắng vẫn chưa tới với Rossi.

Vòng hai ở Espana còn lại 12 đội, chia làm 4 bảng, mỗi đội ba bảng đấu vòng tròn chọn ra 4 đội đầu bảng thi đấu bán kết. Ý ở chung bảng C với hai "ông lớn" của bóng đá thế giới là Brazil và Argentina-một bảng "tử thần".

Trong trận đầu tiên ở bảng C giữa Ý và Argentina diễn ra trước 42.000 khán giả tại thành phố Barcelona ngày 29-6, "ngôi sao" của trận đấu không phải là Maradona, cũng không phải Mario Kempes hay Paolo Rossi mà chính là Gentile. Trong suốt 90 phút của trận đấu, hậu vệ này đã dùng mọi tiểu xảo để ngăn cản Maradona và đã thành công, trong khi chỉ phải chịu có một thẻ vàng ở phút 42!

Ý rời sân với chiến thắng 2-1 khiến thế giới kinh ngạc, nhưng huấn luyện viên Bearzot mô tả đó là một chiến thắng "hợp lý". Paolo Rossi vẫn chưa có bàn thắng nào sau 4 trận đấu và huấn luyện viên Bearzot quyết định sẽ dành cho chàng trai xứ Tuscany một cơ hội cuối cùng trong trận gặp Brazil!

Tương quan giữa các đội trong bảng này là Argentina đã bị loại sau khi thua Ýù 1-2 và thua Brazil 1-3. Ý và Brazil bằng điểm nhau, nhưng do Brazil hơn về hiệu số bàn thắng-thua nên Brazil chỉ cần hoà, trong khi Ýù buộc phải thắng mới có chỗ ở bán kết.

Người gây ra "động đất"

Trận đấu do trọng tài A.Clein người Israel điều khiển. Ý tấn công từ đầu, chú trọng từ hai biên. Phút thứ 5 của trận đấu, dường như chiếc đồng hồ đếm ngược cho giờ khai hoả của cá nhân Paolo Rossi đã bắt đầu vận hành và không gì có thể cản được nữa. Từ cánh trái, Cabrini câu bóng và giữa, ngay trước khung thành của thủ môn Perez. Một đường tạt bóng hoàn hảo bởi vì đúng ngay vào vị trí Rossi đã chờ sẵn cách khung gỗ khoảng 6 mét và anh bật lên đánh đầu. Một hậu vệ Brazil nhảy lên theo với ý đồ gây khó khăn cho Rossi nhưng đã quá muộn. Bóng bay vào góc phải trong sự bất lực của thủ môn Waldir Perez. Ý dẫn trước 1-0.

Sau này, Rossi đã nói về một trong những bàn thắng quan trọng nhất này trong sự nghiệp của mình: "Nó đã giúp tôi thoát khỏi gánh nặng tâm lý. Tôi cũng như mọi tiền đạo khác, một khi đã ghi được bàn thắng đầu tiên thì luôn muốn ghi tiếp những bàn thắng khác nữa".

Nhưng Brazil đâu phải là một đội bóng hạng hai! Chỉ bảy phút sau đó, các cầu thủ Ý đã hiểu vì sao Socrates lại được chọn làm đội trưởng của đội bóng toàn sao như Brazil. Từ một góc rất hẹp, cầu thủ trí thức nhất của đội Brazil này tung cú sút hạ thủ môn Zoff, gỡ hoà 1-1 cho Brazil.

Đến phút 26, hậu vệ Cerezo của Brazil có bóng, bị một cầu thủ Ý áp sát đã chuyền bóng ngang về cho một đồng đội. Bóng chưa kịp tới chân của hậu vệ Brazil thì chỉ trong chớp mắt, đã thấy Paolo Rossi băng lên như một tia chớp, đoạt được bóng và dấn thêm vài nhịp là đã ở vào tư thế đối diện với thủ môn Wandir Perez. Perez nhận ra được mối nguy hiểm, đảo người để thu hẹp góc sút nhưng Rossi đã nhanh chóng xỉa một đường bóng vào góc phải khung thành trước khi thủ môn Brazil kịp đổ người chặn bóng. Ý lại dẫn trước 2-1 khi hiệp đấu thứ nhất kết thúc.

Vào hiệp 2, đúng như dự đoán của tất cả mọi người, bão táp dâng lên trước khung thành của thủ môn Dino Zoff. Nhưng các cầu thủ Ý cũng thực hiện các đợt phản công nguy hiểm chết người khiến hàng hậu vệ Brazil phải hết sức vất vả trước những đường lên bóng của Antognoni, Oriali, Graziani và Rossi. Đến phút 68, tiền vệ mang áo số 15 của Brazil là Roberton Falcao có bóng ở ngay trước khu vực cấm địa của đội tuyển Ý. Trong khi tất cả đều nghĩ anh sẽ tìm một khe hở trong hàng thủ Ýù để chuyền bóng vào thì Falcao dẫn bóng ngang trước cả tuyến phòng ngự Ýù rồi đảo chân, tung một cú sút rất mạnh vào góc cao khung thành. Zoff căng người bay hết tầm nhưng muộn rồi. 2-2. Hàng trăm triệu người Brazil ở bên kia đại dương thở ra nhẹ nhõm. Có thế chứ! Brazil là một đội bóng lớn và họ không dễ dàng bị đánh bại. Vào thời gian cuối trận đấu, các cầu thủ Brazil bao giờ cũng thi đấu hay hơn đối thủ.


Hung thần của Brazil

Nhưng người Brazil đã không thể ngờ được rằng Paolo Rossi chính là "hung thần" của họ trong trận đấu sinh tử này. Con bồ câu đã biến thành đại bàng và bất thần vẫy lên đôi cánh mênh mông của nó. Nỗi vui mừng nhẹ nhõm của người Brazil bùng lên sau bàn gỡ hoà của Falcao chưa được bao lâu thì phút thứ 75, trong một pha đá phạt góc của đội tuyển Ý, các cầu thủ hậu vệ của Brazil lúng túng, để bóng tới chân Tardelli. Cầu thủ này chặn được trái bóng từ khoảng cách khoảng 16 mét, bóng đi xuyên qua một rừng chân của các cầu thủ hai bên trước khung thành và tới chân Rossi và không suy nghĩ, Rossi xoay người sút ngay bằng chân trái. Bàn thắng! Các cầu thủ của ông Tele Santana hoảng loạn ào lên với các đợt tiến công liên tục ập vào khung thành của thủ môn Zoff, nhưng thủ môn dày dạn kinh nghiệm này, bằng tài nghệ tuyệt vời và cả những thủ thuật "câu giờ" lành nghề, đã giữ nguyên mành lưới cho đến khi trọng tài Clein thổi còi chấm dứt trận đấu. Paolo Rossi 3-Brazil 2!

Có lẽ động đất cũng không thể gây nên một không khí hoảng loạn đến như thế ở Brazil. Đội bóng của họ, trong khi đang tìm một đối thủ "ở hành tinh khác", đã bị hạ gục bởi một cầu thủ mới trở lại với sân cỏ chưa được bao lâu và suốt 4 trận đấu trước đó ở tình trạng "đói bàn thắng", không ghi được bàn nào. Ngay sau khi trận đấu được truyền hình trực tiếp kết thúc, số bệnh nhân bị huyết áp cao và thần kinh ở hai nhà thương lớn của thủ đô Rio de Janeiro là Miguel Couto và Salgado Filho đã tăng lên một cách đáng lo ngại. Người ta đã ghi nhận được nhiều vụ cãi lộn và thậm chí cả tự tử của các cổ động viên Brazil, những người đã quá thất vọng trước thất bại của đội nhà. Các cổ động viên Brazil đã tổ chức một lễ chôn cất tượng trưng huấn luyện viên Tele Santana. Sau khi nhận được nhiều lời đe doạ qua điện thoại, gia đình ông huấn luyện viên không may này đã phải cầu cứu đến sự bảo vệ của cảnh sát. Cả thủ đô của Brazil chìm vào vắng lặng như một buổi chiều chủ nhật.

Trong khi ấy thì thủ đô nước Ý đêm 5-7 cũng đắm mình trong cơn mê chiến thắng. Cái tên "Pablito"-tên âu yếm để gọi Paolo Rossi-trở lại trên môi của mọi cổ động viên Ý, những người trước đó mấy ngày vẫn còn tỏ ra hết sức thất vọng trước sự khan hiếm bàn thắng của Paolo Rossi.

Đội tuyển Ý đã đánh bại một trong những đội tuyển Brazil xuất sắc nhất trong mọi thời đại, lọt vào bán kết cúp thế giới.

Tiếp tục cuộc chinh phục

Như vậy là sau khi Ý loại cả đội ba lần vô địch thế giới Brazil lẫn đội một lần vô địch thế giới Aregentina, giải vô địch thế giới trở thành giải vô địch châu Âu với 4 đội châu Âu còn góp mặt là Ý, Ba Lan, Tây Đức và Pháp. Tây Đức sẽ gặp Pháp, trong khi Ý gặp Ba Lan ở hai trận đấu bán kết.

45.000 khán giả trên sân Sân Nou Camp ở Barcelona có sức chứa 120.000 người, ngày 8-7 đã chứng kiến cuộc chinh phục tiếp tục giải thế giới của Paolo Rossi. Ý đã gặp Ba Lan ở vòng ngoài và hai đội hoà 0-0. Nhưng ở trận đấu bán kết này, sẽ không thể có kết quả hoà mà chỉ có một đội đi ra với tư cách của người chiến thắng.

Trong trận này, Ý có một lợi thế là cầu thủ xuất sắc nhất trong đội hình Ba Lan là Boniek phải vắng mặt vì đã nhận hai thẻ vàng trong các trận đấu trước đó. Phía Ba Lan khiếu nại lên Uỷ ban kỷ luật của FIFA, đề nghị "xoá thẻ" ở các trận vòng ngoài nhưng FIFA đã bác bỏ thẳng thừng. Phía Ý, cầu thủ Gentile cũng vắng mặt vì lý do tương tự như Boniek.

Ngay từ đầu, Ý đã lấn sân và gây sức ép nhiều hơn lên phần sân của Ba Lan. Trung phong Lato của Ba Lan cũng đã hai lần đưa bóng tới gần khung thành của thủ môn Dino Zoff nhưng không gây được nguy hiểm.

Phút 22 của trận đấu, đội Ý được hưởng một quả đá phạt trực tiếp. Từ khoảng cách 20mét bên cánh phải, Antognoni treo bóng vào giữa và Rossi quất mạnh trái bóng khi nó tới chân anh ở cách khung thành khoảng 6 mét. Trái bóng vụt vào khung thành nhanh đến mức thủ môn Ba Lan Mlynarczkyk không kịp có một phản ứng lấy lệ! Tại Roma, sau khi xem bàn thắng này, Thủ tướng ý Spadolini tuyên bố: "Tôi sẽ đi Madrid vào ngày chủ nhật tới để xem trận chung kết của đội Ý, dẫu có phải từ chức ngay sau đó!"

Nhưng để tới trận chung kết không hề dễ dàng như vị Thủ tướng nghĩ...

(Còn tiếp)
 
Alessandro Nesta - hoàng tử lặng lẽ
nesta.jpg

Đẹp trai, tài năng, trầm tính Alessandro Nesta được coi là 1 "bức tường thép" vững chắc, 1 vị trí không thể thiếu trong hàng phòng ngự đội tuyển Italia và CLB AC Milan. Chàng trung vệ đã tạo nên thán phục bởi cách sắp xếp, di chuyển trong trận đấu, sự dẫn dắt bậc thầy, sự can thiệp sắc bén và chính xác trong từng đường bóng.
Ngày 19/3/1976, tại bệnh viện Policlinico Umberto - Rome - Italia. Cậu bé A.Nesta nặng 4kg 100g chào đời. Bố mẹ cậu, ông Giuseppe và bà Maria Laura cùng 2 anh trai Fernando và Katia chào đón cậu về ngôi nhà ấm áp của họ. Ông Giuseppo, 1 CĐV "nặng ký" của CLB SS Lazio làm việc cho hãng xe lửa Nuovo Salario, tình yêu Lazio của ông truyền cả vào 3 cậu con trai, nhất là A.Nesta... Nesta bị tật nhỏ ở lưng, theo lời khuyên của bác sĩ anh nên tập 1 môn thể thao nào đó. Thế là Nesta chọn bóng đá.

Vào mỗi buổi chiều hàng ngày, cậu bé thường chơi bóng cùng 2 anh trai và những người bạn trong phố. 6 tuổi Nesta được cha dẫn đến trường bóng đá ở Cinecitta và chỉ 2 năm sau Nesta đã được chọn vào đội hình chính thức của trường. Khi đó không 1 ai có thể nghĩ cậu bé này sẽ trở thành 1 trung vệ suất xắc nhất thế giới.

Biết tài năng của con mình cần có 1 môi trường thích hợp để phát huy, ông Giuseppo liền dẫn Nesta đến Lazio để tham gia cuộc thi tuyển . "Đây đúng là 1 hậu vệ vĩ đại, đường bóng và những cú ngoắt bóng của cậu ấy quá đẹp. Nesta đúng là 1 món quà tuyệt vời của thiên nhiên ban tặng cho trái bóng tròn." - Ông Felice Pulici trưởng ban giám khảo nói - "Tôi hoàn toàn bị chinh phục trước lối chơi của cậu và tôi thích cái dáng ngẩng cao đầu cùng cách dắt bóng nhẹ nhàng" - ông HLV đội trẻ Lazio nhận xét . Và chỉ sau đó 3 tuần Nesta đã được tham gia tập cùng đội "Torneo Aquilotto" - đội tuyển đầu tiên cho các cầu thủ mới Lazio.
Ngày 12/3/1994, Zeman đưa anh vào danh sách đội tuyển để thi đấu với Udinese. Nesta phải ngồi ghế dự bị cho đến phút 78 của trận đấu, anh được vào sân thay cho Casiraghi bị chấn thương. Chỉ được chơi trên sân 12 phút nhưng chừng đó cũng đủ để anh có 1 suất chính thức trong đội hình của Lazio hùng mạnh, nhưng sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp và đẳng cấp quốc tế của Nesta chỉ được khẳng định khi có sự xuất hiện của Dino Zoff, ông đã đưa anh đến và nhờ chuyên gia Cesare Maldini đào tạo trong tuyển U21 QG và ngay lập tức anh gây được ấn tượng mạnh đến HLV tuyển QG Sacchi nhưng vị trí của anh là thường xuyên trên băng ghế dự bị mặc dù phong độ trong các buổi tập của anh là rất tốt.

Không phải chờ đợi lâu Euro 96 Nesta đã bùng nổ mạnh mẽ và khởi dựng được cơ đồ ở đất nước Italia cổ kính. Mặc dù là 1 hậu vệ nhưng Nesta lại là 1 cây ghi bàn suất xắc, chẳng 1 Milanista nào có thể quên được bàn thắng của anh vào lưới Milan phút 66 qua đó "trao tay" Lazio chức VĐ Cup Italia 98-99.

nesta_big.jpg

Ngày 3/7/1998, Nesta bị chấn thương rất nặng ở chân trong trận đấu với Áo, thời gian rời ra sân cỏ của Nesta là 6 tháng, 1 quãng thời gian đủ để người hâm mộ nghi ngờ anh sẽ trở lại thi đấu. Bằng nỗ lực luyện tập kinh ngạc, anh đã khiến Eriksson gọi anh trở về đá trận gặp Inter trong khôn khổ Coppa Italia. Sự trở lại sân cỏ của Nesta là quá tuyệt vời, bắt đầu làm nhạc trưởng, Nesta đã dẫn dắt 1 Lazio toàn những quái kiệt đoạt siêu Cup châu Âu và VĐ Italia lần thứ 3, mùa bóng 99-00. Và người dân Italia nhớ đến anh với số áo 13, con số may mắn đối với Nesta và những người hâm mộ đội quân áo màu thiên thanh.
Nesta luôn là đối tượng săn đón số 1 của các CLB, trên các tít báo lớn thường xuyên xuất hiện các dòng chữ : "Nesta có thể sẽ bị bán”, Inter muốn Nesta", "Juve gợi ý 1 khoản tiền lớn...". Real cũng vào cuộc, đội bóng hoàng gia TBN sẵn sàng chi 85 triệu USD 1 cái giá kỷ lục và chưa từng có giành cho 1 hậu vệ. Tuy nhiên xem ra những khoản tiền đó có vẻ vô duyên vì nó không được chấp nhận bởi " Nesta không phải để mua bán" (Chủ tịch CLB Lazio tuyên bố).

Nhưng tất cả đã nhầm, có 1 CLB và 1 con người hiểu quá rõ sở thích và thừa đủ quyền lực để đưa A.Nesta về San Siro đó là Berlusconi của Milan và thủ tướng của Italia, 1 mâm bánh Sôcola trước mặt Nesta và khoản tiền 28 triệu Euro trước mặt BLĐ Lazio là đủ để Nesta trở thành người của Milan. Rời xa Rome nơi mà anh được coi là biểu tượng của thành Roma cổ kính cùng Totti, Nesta đã ko làm Sir Berlusconi và các ông chủ ở Milan thất vọng
nesta_big_azz.jpg

Cùng với Maldini, Nesta đã tạo thành 1 cặp bài trùng - hậu vệ cực kỳ chắc chắn của Milan, giống như anh và Cannavaro ở tuyển Italia. Giữa anh và vị cận vệ già Paolo có sự tương trợ rất vững chắc. Khi Nesta không cản được DelPiero trong trận CK Champions League 02-03, Maldini lập tức xuất hiện, họ chia sẻ cho nhau hàng tiền đạo "bà đầm già thành Turin" 1 cách nhẹ nhàng phối hợp.
Khi được hỏi ai sẽ là người thay thế anh ở đội tuyển Italia và Milan, không 1 chút ngập ngừng Maldini nói "Nesta, cậu ấy đã khẳng định được mình là 1 hậu vệ hàng đầu trên thế giới, Nesta có sức mạnh ở tốc độ, thể lực ổn định, bền bỉ và khả năng kèm chặt, cản phá làm đối phương tự ngã rất điêu luyện"

Trong chuỵên riêng tư Nesta cự kỳ kín đáo nhưng ngoài đời anh là 1 chàng trai vui tính, hay cười và rất hoà đồng. A.Nesta không ngần ngại cho chữ ký người hâm mộ mỗi khi có dịp. Tính cách của anh cũng là 1 trong những điều để người hâm mộ tin rằng triều đại của một " Tượng đài thép" mới ở Milan đã hình thành. Để có được ảnh hưởng như Maldini đã làm được cho Milan không phải là điều dễ dàng với Nesta nhưng với những gì đã thể hiện, chắc chắn Nesta sẽ thành công và gặt hái được vô số danh hiệu cùng binh đoàn đỏ đen, thời gian còn nhiều ở phía trước ...
 
Vieri - Bao giờ cho đến ngày xưa?
Ngày xưa, anh đã ghi 130 bàn thắng tại Serie A. Ngày xưa, anh đi khắp nước Ý, khắp Châu Âu và trở thành con ngoáo ộp với mọi hàng phòng ngự bởi thể hình lực lưỡng, tốc độ cũng như khả năng dứt điểm hiểm hóc. Ngày xưa, anh ghi 23 bàn trong 24 lần ra sân. Ngày xưa, anh là bản hợp đồng đắt giá nhất mùa hè 1999. Ngày xưa, anh cống hiến cho Inter 122 bàn thắng. Ngày xưa...
Nếu lấy những cái "ngày xưa" ấy làm chuẩn mực thì người ta không thể hiểu điều gì đang xảy ra với Vieri. Đã 105 ngày kể từ khi bản hợp đồng đó được ký, Vieri không phải di chuyển nhiều, không phải thay đổi môi trường sống. Vẫn là San Siro, vẫn là chiếc áo sọc, thậm chí nơi đây có những người bạn thân thiết với anh ( Inzaghi, Nesta, Gattuso..). Vậy mà mùa trước anh đã ghi đến xấp xỉ 20 bàn thắng cho Inter trong thời kỳ khủng hoảng về tinh thần. Còn ở Milan bây giờ, không có khúc mắc, không có mâu thuẫn nội bộ, chẳng còn chỗ cho những thói trẻ con ích kỷ, Vieri lại không ghi bàn.

Một cầu thủ kỳ lạ. Đã đi đến chặng cuối cùng trong sự nghiệp của mình, đã có những danh hiệu lớn (Scudetto, Siêu Cúp Châu Âu, Cúp C2), đã có những thất bại cay đắng (Euro 2000, 2004 ..), những cuộc tình với những người đẹp nhất nước Italia, Vieri vẫn như một đứa trẻ không chịu lớn. 32 tuổi, 11 chiếc áo đấu trong vòng 16 năm, gương mặt Vieri vẫn gườm gườm, vẫn lạnh lùng như nhhững ngày đầu tiên của 1990, anh chính thức trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của CLB vô danh Prato.

bobo_club.jpg


Nhưng giờ đây, đã có một chút gì đó khắc khổ. Anh đã già đi, phải, năm tháng đi cùng với những thăng trầm mà anh nếm trải trong sự nghiệp đã phần nào làm cho Vieri phải ý thức được tuổi tác, phong độ và cả tính cách của mình. Rời Inter, nơi anh là ngôi sao của Moratti, nơi anh được hưởng mức lương cao ngút trời, để đến Milan, đó chính là lúc Vieri thực sự tỉnh giấc. Không còn nhiều thời gian cho thói sớm nắng chiều mưa thất thường, 6 năm đã trôi qua mà không có một danh hiệu nào thực sự xứng đáng. Vieri cần một cái gì đó rõ ràng hơn, hiện hữu hơn cho sự nghiệp của mình.

Milan là ga cuối, là trạm dừng chân cuối cùng của "chàng du mục" trước khi giã từ sân cỏ. Và ở Milan đứng là có một Vieri khác hẳn. Không có những trận cãi nhau với BLĐ, xích mích với đồng đội hay bỏ tập không có lý do. Con người đó đã khiêm nhường hơn, đã biết điều hơn. Những điều khác biệt đó khiến cho người ta trông chờ Vieri đang làm lại cuộc đời mình ở đội bóng đỏ đen thành Milan. Nhưng không, cái người ta mong đợi nhất ở anh chính là những bàn thắng thì lại chưa đến. Hơn 3 tháng đã trôi qua, và Serie A đã trải qua 7 vòng đấu, Vieri vẫn im hơi lặng tiếng trong khi Sheva, Kaka, và đặc biệt là tiền đạo cùng được mua về trong mùa hè, Gilardinho, liên tục nổ súng. Bàn thắng sớm của Gila trong trận đấu với Cagliari và hàng tá cơ hội Bobo đã bỏ lỡ trong trận thắng Reggina là một sự so sánh chua chát. Đó là trận đấu tệ hại của hàng tiền đạo Milan khi cả 2 bàn thắng đều là của Maldini, trong số đó, Vieri chắc chắn là người gây thất vọng nhất khi để cho không dưới 5 cơ hội trôi qua trước mũi giày mình.

Khi anh đến đây, có một người đã rất vui mừng. Inzaghi lần đầu tiên được thi đấu với bạn mình trong chiếc áo đỏ đen, lần đầu tiên không phải đối đầu với Vieri trong những trận derby. Họ đã khóc vì nhau, cười cho nhau trong suốt 11 năm qua, và bây giờ, họ hạnh phúc khi được sát cánh bên nhau. Nhưng đó không phải là một niềm hạnh phúc trọn vẹn. Inzaghi vật lộn với chấn thương, và ở tuổi 32, anh đã ở sườn dốc bên kia của sự nghiệp. Anh có thể thi đấu tốt trong những trận được ra sân, nhưng như thế là chưa đủ để thay thế Sheva. Còn Vieri, cơ hội Ancelotti trao cho anh không ít, nhưng Bobo lần lượt phung phí chúng, và cho đến khi khẩu pháo Gila đã thông nòng, cơ hội của anh trở nên nhỏ hơn bao giờ hết.
bobo_goal.jpg

Nhìn vào Inter để thấy thêm một nỗi buồn nữa. Inter hiện là đội có hàng công mạnh nhất (ghi 15 bàn, hơn cả đội đầu bảng Juve). Inter vừa có một chiến thắng 5 sao trước Livorno. Inter có 2 trận thắng liên tiếp ở Champions League... Chẳng ai nhớ tới Vieri, chẳng ai coi sự ra đi của anh là một cơn sốc hay một chỗ trống to hoác ở hàng tiền đạo. Thực tế, Mancini đã có cơ hội sử dụng bộ đôi Adriano-Martins trẻ trung hơn, sung sức và ổn định hơn. Thực tế, Inter, ngoài trận thua 0-2 trước Juve, đã thể hiện một bộ mặt đầy thuyết phục ở cả 2 đấu trường chính của họ. Họ có một nội bộ ổn định hơn (vì không có ai phá phách), họ đoàn kết hơn (vì không có ai ích kỷ). Họ gần như trút được gánh nặng sau sự ra đi của Vieri.

Giờ đây, Bobo và Pippo có thể nói chuyện với nhau nhiều hơn, nhưng là ở trên ghế dự bị. Đây không phải là một lời mỉa mai, đó là sự xót xa. Mùa hè nước Đức đang đến gần, cơ hội cuối cùng cho những con người thế hệ như Vieri, Inzaghi, Del Piero sắp đến, và sẽ trôi qua trong vòng chưa đấy 30 ngày. Vieri có gấp 8 lần quãng thời gian đó để lấy lại lòng tin của người hâm mộ, để kiếm cho mình một suất chính thức trên hàng tiền đạo. Việc cần làm bây giờ, Bobo ạ, là thi đấu, là cẩn thận và may mắn hơn để ghi bàn đầu tiên cho Milan. Ghi bàn, để trở về với ngày xưa....
 
Chỉnh sửa lần cuối:
World Cup 1990 được tổ chức tại Italia và những người dân của đất nước hình chiếc ủng đầy tin tưởng “những chàng trai thiên thanh” sẽ giành được chiếc cúp thế giới danh giá. Đây là World Cup đầu tiên của “thiên thần tóc đuôi ngựa” trong màu áo đội tuyển QG.
Mặc dù nhận được nhiều sự kỳ vọng nhưng trong hai trận đấu đầu tiên của đội tuyển Italia, Baggio chỉ ngồi trên ghế dự bị. Trong hai trận đấu đó, Ý thi đấu kém thuyết phục và chỉ thắng được Áo và Mỹ với cách biệt một bàn. Ngay sau đó, HLV Azeglio Vicini đã có một sự thay đổi cần thiết là tung Baggio vào sân để tăng thêm sức mạnh cho hàng công. Đội quân thiên thanh chơi với hai mũi nhọn "Toto" Schillaci và "Roby" Baggio ở trận đấu thứ ba gặp đội tuyển Tiệp Khắc. Với hai mũi nhọn đó, đội chủ nhà đã giành thắng lợi thuyết phục 2 – 0 và Baggio có được bàn thắng đầu tiên tại World Cup. Chơi thành công, Baggio tiếp tục được trao thêm cơ hội ở những trận đấu tiếp theo.

Italia lọt vào vòng hai với thành tích toàn thắng, họ gặp phải Uruguay - đội bóng đã vô địch World Cup lần đầu tiên năm 1930. Italia dễ dàng đánh bại nhà cựu vô địch để có mặt tại vòng 3.

Ở vòng đấu thứ 3 này, Italia phải vượt qua Ireland. Trong trận đấu đó, Schillaci đã ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu để loại đội tuyển Ireland ra khỏi cuộc đua đến chức vô địch World Cup. Và Baggio cùng Italia kiêu hãnh bước vào lượt trận tiếp theo.

Ở vòng bán kết, chỉ có hai đội chiến thắng mới được lọt vào trận đấu cuối cùng. Italia cần phải vượt qua đội bóng cực mạnh đến từ Nam Mỹ, Argentina – đương kim vô địch World Cup năm 1986 với Maradona trong đội hình.

Nhưng trước trận đấu quan trọng này, HLV Vicini nói với Baggio rằng: anh không có tên trong đội hình xuất phát với lý do anh chưa đủ sức để thi đấu một trận quan trọng đến thế. Baggio đã giận dữ hét lên: “Tôi đã 23 tuổi rồi, tôi đủ sức cày nát cả sân vận động này lên”. Nhưng không có gì thay đổi tình thế và Roby vẫn phải bắt đầu trận đấu trên băng ghế dự bị. Italia khởi đầu suôn sẻ và vượt lên dẫn trước nhưng tai hoạ dường như bắt đầu giáng xuống đội chủ nhà khi đối phương có bàn gỡ hoà từ cú lao người nhanh như chớp của “mũi tên vàng” Caniggia.

Tuy thế, hết thời gian thi đấu vẫn không có bên nào ghi thêm được bàn thắng và người Ý đầy lo lắng bước vào hiệp phụ. Sau 120 phút, vẫn không có thêm bàn thắng và số phận của cả hai sẽ được định đoạt bằng những loạt “đấu súng” trên chấm phạt 11m. Dẫu cho Baggio phải miễn cưỡng sút một quả Penalty và ghi bàn nhưng Italia vẫn phải tham dự trận chung kết trên khán đài. Người Ý đã gục ngã trước đội quân “thánh chiến” đến từ xứ sở điệu Tango – Argentina.

Sau thất bại của đội tuyển, cả đất nước hình chiếc ủng đã bị sock nặng, không ai tin được một đội tuyển có Schillaci và Baggio trong đội hình lại có thể gục ngã. Italia gượng quên đi nỗi đau để bước vào trận tranh giải ba và giành chiến thắng cuối cùng tại WC trên sân nhà 2 – 1 trước đội tuyển Anh.
Mang trên mình danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu năm 1993, Baggio hăm hở cùng đội tuyển Ý đến nước Mỹ để bắt đầu cho một cuộc trường chinh mới tại World Cup. Nỗi đau năm 1990 vẫn còn đó, thôi thúc Baggio và các chàng trai “Thiên thanh” phải “rửa hận”.
Tuy vậy, Baggio không chơi tốt trong trận đấu đầu tiên: không bàn thắng, không thể hiện được nhiều và nhiều người bắt đầu hoài nghi về phong độ của Roby. Đó là sự thật, đội đứng thứ 3 tại World Cup 1990 đã thất bại trước Ireland với tỉ số 0-1. Ở trận đấu thứ 2, họ khôi phục lại niềm tin với chiến thắng 1 – 0 tối thiểu trước Na Uy. Thế nhưng, ngay sau đó người Ý bị Mexico cầm hoà với tỉ số 1 – 1. Baggio không có được phong độ tốt nhất và nếu không có được sự chênh lệch về bàn thắng thì cả đội đã phải cuốn gói về nước…Thật may cho Italia

Dẫu cho Italia vượt qua vòng đấu đầu tiên, nhưng với phong độ không tốt, vượt qua vòng hai thực sự là một thủ thách không nhỏ cho Baggio và các đồng đội. Khi họ gặp Nigeria – “Những chú đại bàn xanh châu phi", hầu hết những người hâm mộ trên thế giới đều "đặt cửa" cho đội bóng châu Phi. Nhưng Baggio và những người Italia đã khiến cho cả thế giới phải thất vọng.



baggio-Nige.jpg

Vượt qua Nigeria

Bị dẫn trước một bàn thắng, họ đã tưởng như bị đối thủ bỏ lại ở lại phía sau. Nhưng Baggio - người anh hùng, cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu, cầu thủ xuất sắc nhất thế giới đã cứu cả nước Ý bằng bàn thắng ở phút 88 của trận đấu. Trận đấu phải tiếp tục bằng hiệp phụ. Và ở phút thứ 102, đội tuyển Ý được hưởng quả phạt 11m. Baggio bước lên phía trước trong sự chờ đợi của cả nước Ý. Quả bóng từ chân Roby bay theo một quỹ đạo quá khó trước khi chạm khung gỗ rồi từ từ lăn vào lưới trong sự bất lực của thủ môn Nigeria. Italia đã chiến thắng nhờ vào đôi chân của Baggio. Vào lúc này, Baggio chính là cầu thủ xuất sắc nhất World Cup.

Lọt vào vòng 3, Italia phải đụng độ với Tây Ban Nha. Dino Baggio đưa người Ý vượt lên nhưng Tây Ban Nha đã gỡ hoà bằng một bàn thắng đầy may mắn. Khi trận đấu đang trôi nhanh về những phút cuối, không ít người đã nghĩ tới việc lần thứ 2 tại World Cup lần này, Ý lại phải thi đấu hiệp phụ. Nhưng… tất cả đã lầm. Italia không phải thi đấu hiệp phụ vì họ đang sở hữu Baggio trong đội hình.

Hai tuyển thủ Italia đã phá nát giấc mơ của những người Tây Ban Nha chính là Signori và Baggio. Signori chuyền một đường bóng cực đẹp cho Baggio và Roby đã không làm đồng đội phải thất vọng với một cú dứt điểm hạ gục thủ thành đối phuơng khi đồng hồ trên sân đã chỉ sang phút 88 của trận đấu. Italia đã có mặt ở bán kết.

Trận bán kết của người Ý hứa hẹn không dễ dàng khi đối thủ của họ là "những bông hoa hồng" Bulgaria. Đội bóng đã đánh bại Pháp để lọt vào World Cup, rồi chấm dứt giấc mơ của đương kim vô địch Đức ở tứ kết.



RobertoBaggio_94.jpg

.. vượt qua Bulgaria

Italia - Bulgaria, đó là một trận đấu đầy căng thẳng. Nhưng với Baggio, Italia buộc đối phương phải lầm lũi vào lưới nhặt bóng hai lần trong vòng 4 phút. Sau đó Bulgaria gỡ lại được một bàn từ chấm phạt đền nhưng tất cả đã quá muộn. Kết quả cuối cùng là 2 - 1 nghiêng về Italia. Tuy chiến thắng, đội tuyển Ý đã phải trả giá một cái giá quá đắt - Baggio bị chấn thương ở chân - một chấn thương vô cùng nghiêm trọng…

Italia cuối cùng sau bao nhọc nhằn cũng đã lọt vào tới trận chung kết. Nhưng trong niềm vui vô bờ ấy, người Ý phải đón nhận một tin buồn. Chấn thương ở chân của Roberto Baggio đặc biệt nghiêm trọng và bác sĩ đã nói rằng anh không nên chơi trận cuối cùng. Tuy nhiên, Baggio khăng khăng anh phải vào sân, bởi vì nếu không có anh trong đội hình, các fan của đội tuyển Italia sẽ không thoả ước nguyện. Cuối cùng bác sĩ cũng phải đồng ý và Baggio ra sân cùng Italia thi đấu trận chung kết.



baggio-brazil.jpg

Baggio đã thi đấu với đôi chân đau đớn

Italia sẽ phải vượt qua Brazil nếu muốn giành chức vô địch World Cup lần thứ 4 trong lịch sử. Cả hai đôi bóng này đều đã chiến thắng trong 3 trận chung kết trước đó và nếu ai chiến thắng trong trận đấu này, người đó sẽ trở thành đội bóng đầu tiên trên thế giới vô địch giải đấu này 4 lần.

Trong trận đấu của lịch sử, Baggio chơi không tốt bởi thời tiết quá nóng tại Mỹ đã làm chấn thương chân của anh thêm trầm trọng. Tuy vậy, cũng như Ý, Brazil không thể ghi được bàn sau 90 phút rồi 120 phút thi đấu. Và lại một lần nữa, “những chàng trai thiên thanh” phải bước vào loạt sút luân lưu đầy may rủi. Những cổ động viên của Italia đã bắt đầu cảm thấy sự bất an đè nặng. Bóng ma của World Cup 1990 lại hiện về, Ý đã gục ngã trước người Argentina sau những quả 11 mét. Và giờ đây, lại là một đội bóng Nam Mỹ thách thức họ ở loạt “đấu súng” định mệnh.

Sau khi Baresi đá hỏng, đến lượt Massaro cũng không thành công. Sức ép đè nặng lên đôi chân của cầu thủ nào lãnh trách nhiệm thực hiện quả luân lưu thứ 5. Với đôi chân bỏng rát vì chấn thương, Baggio chính là người sẽ chốt lại lượt sút thứ 5 của đội tuyển Ý.

Baggio từ từ đặt quả bóng lên chấm vôi để thực hiện cú sút lớn nhất của cuộc đời. Anh lùi lại một chút rồi bắt đầu chậm rãi những bước chạy đà. Khi Baggio bắt đầu chạy, cả sân vận động như ngừng thở, tất cả im lặng đủ để nghe thấy nhịp đập của trái tim nhau. Một bầu không khí oi nồng, ngột ngạt phủ kín mặt sân. Ở Italia, người Ý cũng đang nín thở để theo dõi những bước chạy đà của Baggio trên vô tuyến… Baggio bắt đầu chạm chân vào trái bóng… quả bóng lao đi như một mũi tên nhưng thật thất vọng, khi trái bóng dừng lại, nó đã ở phía ngoài của khung thành.



baggioPenalty.jpg

Baggio đã thắng thủ môn nhưng không thắng được định mệnh

Baggio gục xuống, Italia đã thua, Baggio đã thua, tất cả dân tộc Ý đã thua. Brazil đã trở thành những nhà vô địch thế giới. Đội bóng “vàng – xanh” trở thành những người lần đầu tiên 4 lần đăng quang tại giải đấu danh giá nhất hành tinh.

Oan nghiệt cho Italia, oan nghiệt cho Baggio, “tóc đuôi ngựa thần thánh” đã lại phải đầu hàng số phận ở những loạt luân lưu. Những người Italia thất trận đã trở về Ý ngay sau đó chỉ với vị trí thứ hai thế giới. Với cú sút định mệnh ấy, một chặng đường đầy chông gai đang chờ đón Baggio phía trước
Vào thời gian trước World Cup, trong trái tim và suy nghĩ của Baggio chỉ có một điều duy nhất: “Phải đến cho được nước Pháp”. Anh muốn được tham dự World Cup thứ 3 trong cuộc đời với đội tuyển Italia thân yêu. Những người Ý có rất nhiều sự lựa chọn trên hàng công nhưng HLV Maldini vẫn nói với anh bằng tất cả lòng tin: “cậu được lựa chọn, cậu phải cùng đất nước đi đến trận đấu cuối cùng tại World Cup”. Một cuộc thống kê ý kiến của các fan trước đó cho thấy có tới 72% người Ý muốn Baggio khoác lên mình chiếc áo thiên thanh, nhưng chỉ có 20% trong số ấy tin rằng anh sẽ có mặt trong đội hình chính của nước Ý. Những người này đã chế nhạo rằng: chỗ của Baggio ở World Cup là trên băng ghế dự bị.
Khi Italia chơi trận đầu tiên với Chile, Baggio có mặt trong đội hình xuất phát do Del Piero chưa hoàn toàn bình phục chấn thương. Baggio chơi đủ 90 phút và anh đã chơi một trận đấu tuyệt vời. Trận mở màn của hai đội vừa mới bắt đầu được ít phút, đón một quả chuyền dài của đội trưởng Maldini, Baggio đã chuyền một đường bóng không thể đẹp hơn cho Vieri và Ý có được bàn thắng đầu tiên tại Pháp. Nhưng người Chile không phải tay vừa khi họ nhanh chóng san bằng rồi vượt lên với 2 bàn thắng của Salas. Những người Ý choáng váng khi đồng hồ dần chỉ về những phút cuối cùng của trận đấu và đến lúc này nhiều con mắt đã nhìn về Roby…

Baggio có bóng bên cánh phải, sát ngay vòng cấm địa, anh tạt vào trong nhưng đường bóng bị chặn lại bởi cánh tay của một hậu vệ Chile. Ý được hưởng một quả Penalty. Baggio bước lên, đường hoàng nhận lấy trách nhiệm và mang về một trận hoà quý giá cho đương kim Á quân thế giới.

Trận đấu thứ hai gặp Cameroon, Baggio vẫn có mặt ngay từ những phút đầu nhưng có vẻ như anh không được sung sức. Mặc dù không có được phong độ tốt nhất, Baggio vẫn ghi bàn sau cú đánh đầu của Di Biagio. Vào giữa hiệp hai, Maldini đưa Del Piero vào sân để thay thế vị trí của Baggio và Ý kết thúc trận đấu với thắng lợi 3 – 0 sau hai bàn thắng tiếp theo của Vieri.



050306R_Baggio_cameroon.jpg

Baggio trong trận đấu gặp Cameroon

Trận đấu cuối cùng tại vòng bảng của Italia là trận đụng độ với Áo, nếu người Ý chiến thắng, họ sẽ tránh được Brazil ở vòng kế tiếp. Nhưng bàn thắng mở tỉ số chỉ đến với Ý vào hiệp hai của trận đấu, do công của Vieri.

Vào giữa hiệp hai, Baggio vào sân thay cho Del Piero trong tiếng cổ vũ nồng nhiệt của những người có mặt trên sân. Một vài phút trước khi trận đấu kết thúc, anh phối hợp đẹp mắt với Inzaghi rồi ghi bàn. Mọi thứ đã quá muộn với Áo dù họ được hưởng một quả phạt đền chỉ sau bàn thắng của Baggio một phút. Italia lọt vào vòng hai với tư cách đội bóng đứng đầu bảng B.



050306baggio98.jpg

Baggio vẫn đầy phong độ tại World Cup cuối cùng

Họ chỉ phải tiếp Na Uy, đội bóng xếp thứ hai sau Brazil tại bảng A. HLV Cesare Maldini bố trí đội hình với cặp tiền vệ trung tâm là Di Biagio và Moriero, trên hàng công là Vieri và Del Piero. Với đội hình đó, Baggio đành nhìn các đồng đội thi đấu từ băng ghế dự bị. Anh không ra sân một phút nào trong trận đấu mà cuối cùng Ý đã thắng 1 – 0 bằng bàn thắng của tiền đạo gốc Australi, Christian Vieri để lọt vào vòng tứ kết.

Sau chiến thắng trước Na Uy, đối thủ của Italia là Pháp - đội bóng chủ nhà và là một ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch World Cup lần này. Trong những buổi tập luyện trước trận đấu này, đội Ý đã tập sút Penalty rất nhiều. Casare Maldini tiếp tục để Vieri và Del Piero chơi trên hàng công. Nhưng thực tế là thời gian này, Del Piero không chơi tại vị trí này ở Juventus và cũng không có sự phối hợp tốt với Vieri trong hiệp thi đấu thứ nhất gặp đội Pháp. Roberto Baggio - người anh hùng của nước Ý vẫn bị “giam” trên băng ghế dự bị đã bắt đầu khởi động. Anh được tung vào sân và Ý bắt đầu có một vài tình huống kiểm soát lại thế trận.

Tuy nhiên không có đội nào ghi được bàn thắng sau 90 phút thi đấu. Ở hiệp phụ thứ nhất, Baggio có cú vô lê cận khung thành sau đường chuyền của đồng đội nhưng đường bóng đi cách khung thành chừng 20 cm chỉ đủ làm khán giả thót tim chứ chưa đủ trở thành “bàn thắng vàng” để hạ gục Pháp. Cuối cùng, như những người Italia đã từng lo sợ, Ý lại phải bước vào loạt sút luân lưu mới có thể phân định thắng thua với Pháp. Sau cú sút chính xác của Zidane, Baggio nhặt lấy quả bóng rồi từ từ tiến về phía trước khung thành Bathez. Anh như muốn xoá sạch những ký ức buồn tại Mỹ 4 năm trước đó bằng một cú sút luân lưu thành công trong trận đấu này. Và Baggio đạt được ước nguyện khi anh đem về bàn thắng đầu tiên cho Ý sau lượt sút đầu tiên. Lượt thứ hai cả hai đội cùng sút thành công. Lượt thứ 3 rồi thứ 4 cũng không có vấn đề gì. Pháp sút tung lưới Ý ở quả sút cuối cùng và lúc này mọi sức ép dồn lên đôi chân của Di Biagio - người thực hiện quả sút cuối cùng cho Ý. Anh dồn lực vào quả bóng sau một bước chạy đà nhưng… “bang”, bóng trùng xà ngang rồi bật ra. Người Ý lại thua sau loạt sút luân lưu – đó cũng là lần thứ 3 liên tiếp những quả luân lưu đã cướp đi giấc mơ World Cup của họ.

Vào lúc này ở thành Rome, trên quảng trường La Mã cổ đại, không có một điệu nhạc nào vang lên để che lấp đi những âm thanh chiến thắng ồn ã của người Pháp. Sau trận đấu Baggio đã buồn bã nói rằng, anh không thích sử dụng những quả Penalty để phân định chiến thắng, anh muốn tất cả được giải quyết trong 90 hoặc 120 phút của trận đấu. Có lẽ, những quả Penalty chính là thứ ám ảnh nhất của cuộc đời “thiên thần tóc đuôi ngựa”. Bởi vì chúng, chưa một lần Baggio được nhìn thấy ánh vàng của chiếc cúp vô địch thế giới.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dino Zoff - người Italia xuất chúng trước khung thành
Như một tảng đá, tràn đầy sức mạnh, cần cù (như bản chất của ông) và hoàn hảo: Dino Zoff là một trong những thủ môn vĩ đại nhất mà thế giới biết đến. Có nhiều điều nói cho chúng ta thấy điều đó: ông đã chơi trong 3 World Cup và vô địch năm 1982, 112 trận khoác áo đội tuyển quốc gia và nắm giữ kỉ lục 1142 phút liên tục giữ sạch lưới.
Có nhiều cách diễn tả con người của Zoff, tuy nhiên, đều không thể là những đánh giá bình thường được. Nhưng có thể so sánh giữa thủ môn huyền thoại người Italia này với ngài Thủ tướng của nước Anh thời kì chiến tranh (Winston Churchill). Cả hai đều là những người đàn ông sinh ra để lãnh đạo. Thực tế giờ phút huy hoàng nhất của Zoff là khi ông đưa đất nước mình đến chiến thắng cuối cùng ở World cup 1982. Không giống như những người hùng ngày nay, ông ấy trở thành một huyền thoại thực sự bởi những thành tích của ông ở trên sân cỏ, một cầu thủ.

Vậy mà người con của một gia đình nông dân này đã từng không có một con đường nào khác. "tất cả những gì tôi có, tôi kiếm sống là một công việc nặng nhọc", một lần ông đã tâm sự như thế. Bóng đá đã mang cậu bé quê mùa, nghèo khó ấy thoát ra khỏi vùng nông nghiệp lạc hậu đông bắc Italia, nhưng với quê hương mình, niềm tự hào và bản chất con người, không bao giờ rời bỏ Zoff.

Sự bắt đầu khiêm tốn

Lớn lên ở nơi mà trước đây là một góc nhỏ của đế chế Áo-Hung thực sự là rất ít thuận lợi, với thực đơn thường ngày chỉ không đến nỗi tệ hại. Ông bị từ chối bởi Inter Milan và Juventus, lúc mới 14 tuổi. Lúc ấy, một lí do thật dễ nghe được đưa ra giải thích vì sao ông quá nhỏ, bà ngoại của Zoff, Adélaïde, đã trở lời: bà nuôi cậu ấy lớn lên bằng trứng gà! Năm năm trôi qua, sự thể hiện của Zoff cho đội bóng làng, Marianese, đã làm những người tìm kiếm tài năng trẻ ở gần Udinese phải chú ý. Ông đã lớn thêm 33 centimet để có chiều cao đến 1m82 - một tầm vóc đủ để ông có được sự tự tin mình sẽ có được một vị trí ở một câu lạc bộ thuộc giải Serie A. Không lâu sau đó, Zoff đã rời bỏ công việc của mình như một thợ cơ khí sửa chữa môtô để kí hợp đồng bóng đá chuyên nghiệp. Ông đã không, tuy nhiên, có một sự khởi đầu suôn sẻ khi để thua đến 5 bàn trong trận ra mắt ở Fiorentina ngày 24/9/1961. Sự hạ nhục cho cả cầu thủ lẫn câu lạc bộ.

Zoff chỉ có 4 trận đấu cho đội bóng sân Friuli khi Montano trao cho ông một cơ hội giải thoát vào mùa bóng năm sau. Ở đây, sự nghiệp của ông bắt đầu cất cánh. Đến năm 1966, Zoff đã trở thành một trong những lựa chọn của đội tuyển Italia tham dự World Cup bên cạnh Albertosi, Anzolin và Pizzaballa. Trong lúc ấy, HLV Azzuri Edmondo Fabbri cuối cùng đã quyết định chọn cả ba, bởi vì, như Zoff giải thích, "ông ấy không muốn bị coi là thiên vị khi chính ông ấy cũng là một người Mantova". Sự an ủi chỉ đến bởi người vợ có vẻ đẹp hình thể quyến rũ của ông - Anna Maria. Tiếp theo là sự ra đời của con trai Marco trở thành hai điều hạnh phúc đến trong cuộc đời Zoff năm 1967. Đó chính là năm mà Napoli đón chào ông đến với miền Nam với giá 130 triệu Lira cộng với thủ môn Bandoni. Câu lạc bộ thành Naples nối tiếp AC Milan, đội đã miễn cưỡng trước cái giá quá cao của Zoff nên đã bỏ qua. "Tôi đã có những kí ức tuyệt vời về thời gian đó" - Zoff nói - "Đó là một thành phố thật cuồng nhiệt".

Thành tích xuất sắc

Một điều đáng ghi nhớ đã đến. Zoff ra mắt ở đội tuyển quốc gia trong trận thắng Bulgari 2-0 tháng 4/1968. Đó là một trận đấu ở vòng tứ kết giải vô địch châu Âu và ông đã cùng đội tuyển đi đến trận chung kết, nơi họ đánh bại Nam Tư. Một sự đánh giá xứng đáng bắt đầu cho kỉ lục khoác áo đội tuyển mà chỉ có Paolo Maldini phá vỡ được sau ba thập kỉ. Nhưng thậm chí, bây giờ, nhiều khi điều đó cũng chỉ làm nền cho vinh quang của Zoff. Thành tích có một không hai của Zoff đến vào năm 1982, khi ông có được danh hiệu cao quý nhất trong sự nghiệp quốc tế của mình: giành cup vô địch khi tham dự World Cup.

Lúc ấy, ông đã 40 tuổi và chiến thắng đó là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông. Những mùa giải được đánh dấu bằng những chiến thắng nhiều hơn là những thất bại. Và một trong những thất bại - có thể là nhỏ - ấy là không hoàn toàn thay thế được Albertosi ở Mexico 70 hay "không phải lúc tôi tốt nhất" ở Argentina tám năm sau đó. Nhưng tất cả chúng cũng không thể so sánh được với 6 danh hiệu Scudetto cùng Juventus. Đó là giai đoạn nửa cuối của sự nghiệp cầu thủ, khi ông được trao đổi về Juve, một thử thách mới cho một cầu thủ, người luôn được xem như là thích thú với việc quyết định các bàn thắng như là đã bắt được nó từ trước. Có lẽ, đó là bí mật để tồn tại lâu trong sự nghiệp của ông.

Trong trường hợp của Zoff, quá khứ thực sự là chiến thắng. Và thực tế ông chỉ giã từ bóng đá như từ bỏ sự hăng hái của tuổi trẻ sau khi bỏ lại đằng sau 570 trận đấu tại Serie A, trong đó có 330 trận đấu gần như một sự liên tục hoàn hảo khi khoác áo Juventus. Đó là những ngày tháng thanh bình, trải qua 11 mùa bóng ở sân Stadio Comunale. Nhất định, Bà đầm già đã nhận được những kết quả xứng đáng với số tiền của họ bỏ ra đến 330 triệu Lire. Những thành tích khác, cũng như 6 Scudetto, thật đẹp. Đó là một cup UEFA và 2 Coppa Italia mà Zoff gặt hái được. Chỉ có một nỗi buồn, khoảng lặng ở cup châu Âu, nơi mà hai lần ông bị đánh bại bởi Ajax năm 1973 và Hamburg năm 1983.

Dẫn dắt từ băng ghế huấn luyện

Trận chung kết sau đó là buổi chia tay của Zoff, để lại một sự nghiệp lừng lẫy. Ông từ giã sân cỏ và trở thành HLV thủ môn ở Juventus. Nhưng điều đó dường như là không đủ. "Trong thâm tâm mình tôi quan tâm đến bóng đá như là cả cuộc sống, cho đến chết", ông nói. Vì thế mà ông đã nhận trách nhiệm ở đội tuyển Olympic Italia dẫn dắt đội bóng ở Olympic Seoul. Và ở đó, ông đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong sự nghiệp HLV khi nhận được lời đề nghị trở lại làm HLV trưởng ở Juventus năm 1988. Chiến thắng ở Italia và cúp châu Âu, cộng với một lần đứng thứ 3 ở Serie A, cho thấy chắc chắn rằng câu lạc bộ đã không phải ân hận về sự lựa chọn của họ, mặc dù ông chỉ có ít năm kinh nghiệm trước đó. Nhưng rồi ông cũng không thể ở lại.

Điểm dừng chân tiếp theo là với Lazio. Ở Rome, Zoff có lúc làm HLV, rồi chủ tịch. Ông đã đưa những chú đại bàng từ một đội bóng yếu kém về tài chính ở Thành vố vĩnh cửu trở thành một công ti trách nhiệm hữu hạn, và thậm chí còn có lúc thay thế cho vị trí HLV vào năm 1997.

Lần được bổ nhiệm tiếp theo của ông có thể coi là đỉnh cao nhất của sự nghiệp HLV: thay thế Cesare Maldini ở đội tuyển áo thiên thanh sau màn trình diễn nghèo nàn của họ ở France 98. Và nếu như không có bàn thắng vàng của David Trezequet ở Euro 2000, ông có thể đã mang lại cho đội Italia danh hiệu lớn đầu tiền kể từ năm 1982, trách nhiệm trước cả một dân tộc mà ông đã nhận. Cho đến hôm nay, đối với các tifosi Italia, vị trí thứ 2 cũng là một thất bại. Chịu sức ép, trỉ trích từ những người hâm mộ, ông đã từ chức và trở lại Lazio, một lần nữa trở thành HLV của Lazio. Ông dẫ dắt họ đến vị trí thứ 3 và tấm vé tham dự Champions League, nhưng vẫn chưa thực sự làm các fan hài lòng bởi họ đã giành cú đúp Scudetto và Coppa Italia một năm trước đó (dưới sự dẫ dắt của HLV người Thụy Điển S. G. Erickson). Vì thế, khi mùa giải 2001/2002 bắt đầu với những trận đấu lúng túng, thất bại ở trong nước và châu Âu, Zoff đã rời khỏi cương vị của mình...

Không thể nghi ngờ, Zoff đã có một sự nghiệp tuyệt vời với các danh hiệu của mình.

Trích ngang
+ Sinh nhật: 28/2/1942, Friuli, Italy
+ Sự nghiệp cầu thủ:
Cấp quốc tế:
- 112 trận khoác áo Italia (59 trận mang băng đội trưởng)
- Vòng 1 World Cup 1974
- Thứ 4 World Cup 1978
- Vô địch World Cup 1982
- Vô địch châu Âu 1968
Cấp câu lạc bộ:
- 1961 - 1963 Udinese
- 1963 - 1967 Mantova
- 1967 - 1972 Napoli
- 1972 - 1983 Juventus
- 570 trận đấu ở Serie A
- 6 Scudetto: 73, 75, 77, 78, 81, 82
- 2 Coppa Italia 79, 83
- 1 cup Uefa: 1977
+ Sự nghiệp HLV:
- 1988 -1990 Juventus
- 1990 - 1994 Lazio
- 1997 Lazio
- 2001 Lazio
- 1998 - 2000 Italy
- Coppa Italian 1990
- UEFA Cup 1990
- Á quân Euro 2000
 
Rất thik đọc topic này, tôi cũng có 1 bài review cho Zidane nhưng bằng ENG ( đưa lên blog của mình :D :D :D ) và đây là link :
http://uk.blog.360.yahoo.com/blog-p7DZkZYhY671ZB_9Z2I-?cq=1
Các bạn cũng nên tìm đọc cuốn sách "Từ PELE đến MARADONA" do NXB Trẻ phát hành ( cửa hàng sách đối diện trường cũng có) để hiểu thêm về các huyền thoại :D :D :D !!! Quyển sách viết khá chi tiết về 17 huyền thoại gồm: Pele, Kopa, Di Stefano, Garrincha, Yashin, Bobby Charlton, Eusebio, Florian Albert, Rivera, Gerd Muller, Johan Cruyff, Beckenbauer, Mario Kempes, Paolo Rossi, Platini, Zico và Maradona.
 
Sir Bobby Charlton - huyền thoại vĩ đại nhất của sân Old Trafford

========Sir Bobby Charlton======

Bobby Charlton profile



sirbobbycharlton3hb.jpg

Tên đầy đủ : Robert Charlton

Ngày sinh : 11/10/1937

Nơi sinh : Ashington, Northumberland , Anh Quốc

Vị trí : tiền vệ , tiền đạo

Cao : 1m75

Nặng : 69kg

Trận đấu đầu tiên cho United : 6/10/1956 gặp Charlton trên sân Old Trafford



charlcup5dc.jpg

Bobby Charlton Career history

Sir Bobby Charlton là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại mà đất nước xứ sở sương mù đã sản sinh.

Tên tuổi của ông gắn liền với những thời khắc lịch sử của bóng đá Anh và nhắc đến cái tên Bobby Charlton , người ta nhắc đến một con người có bản tính liêm trực và là biểu tượng cho tinh thần thể thao cao thượng. Charlton chơi ở vị trí tiền vệ , nổi tiếng với những cú sút sấm sét , người đã ghi rất nhiều những bàn thắng có tính chất lịch sử của bóng đá Anh.

Sinh ra ở Ashington, Northumberland. Gia đình Charlton có một tình yêu bóng đá ngấm từ trong máu , ba người chú của ông đều chơi cho CLB Leeds United và đặc biệt anh họ của mẹ ông chính là huyền thoại của CLB Newcastle United - Jackie Milburn. Năm 1953 , Charlton kí hợp đồng với Manchester United khi mới chỉ 17 tuổi và ông đã dành trọn quãng sự nghiệp 17 năm sau đó gắn bó với sân Old Trafford. Là một trong những tài năng của thế hệ "Busby Babes" còn sống sót sau thảm họa đường băng Munich. Ông là đồng đội của những cầu thủ như Duncan Edwards, Roger Byrne và Tommy Taylor ở thế hệ tuyệt vời của Man United của những thập niên 50. Cũng như tại thế hệ của những Denis Law hay George Best nổi lên ở những năm thập kỉ 60..Những thế hệ đã sản sinh ra rất nhiều huyền thoại trong lịch sử của Manchester United.


bobbycharlton9kf.jpg

Thời kì đầu , Charlton chơi ở vị trí tiền đạo cánh cho đội tuyển Anh sau cùng ông chuyển sang vị trí trung phong cắm nổi tiếng với những cú sút đầy sức mạnh. Một số cú sút đầy uy lực đó của ông đã đi vào lịch sử như là những bàn thắng kinh điển cho cả bóng đá Anh và CLB Man united. Năm 1966 , hai cú sút kinh điển của ông đã " bắn" chìm đội tuyển Bồ Đào Nha tại bán kết giúp Anh vào đến trận chung kết và dành chức vô địch năm đó. Trong khi đó thành tích 106 lần khoác áo đội tuyển Anh và ghi được 49 bàn thắng của Charlton hiện vẫn là một kỉ lục chưa thể bị phá vỡ.

Bên cạnh những cú sút khủng khiếp , Charlton còn có khả năng thực hiện những cú sút xa rất chính xác , khả năng chạy cảm tuyệt vời trên không trung , chàng trai với chiếc đầu hói này luôn là nguồn cảm hứng cho tất cả các trận bóng mà ông tham gia , một cầu thủ sinh ra để chơi bóng. Trước thảm họa Munich , ông chơi như một cầu thủ tấn công tuy nhiên mùa bóng đầu tiên của mình ông rất khó khăn để có thể cạnh tranh được với những tài năng như Taylor hay Viollet. Sau năm 1958 ông tiếp tục chơi ở vị trí trung phong cắm , tuy nhiên đầu những năm 1960 , Matt Busby bố trí ông sang bên cánh trái , tại vị trí này Charlton đã thực sự bùng nổ. Giữa những năm 1960 ông lại chuyển sang chơi như một cầu thủ kiến thiết hết sức khó lường . Đó cũng là vị trí mà Charlton đã khẳng định được tên tuổi của mình và thực sự thể hiện được hết tất cả những kĩ thuật siêu hạng của ông.

c17photogallery199listphotolis.jpg

Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của bóng đá Anh

Charlton cũng là người lập nên một kỉ lục khó tin , đó là kỉ lục ghi bàn trong các trận ra mắt của mình. Ông đã ghi bàn trong lần ra mắt đội trẻ Anh , ghi hai bàn vào lưới Charlton Athletic trong lần ra mắt đội một của Manchester United và ghi bàn vào lưới Scotland trong trận đấu được thi đấu trọn vẹn 90 phút đầu tiên cho đội tuyển Anh. Bobby đã ghi 199 bàn trong 606 trận cho Manchester United , cùng với đó ông cũng dành được chức vô địch bóng đá Anh các năm 1957 , 1965 , 1967 , một cúp FA vào năm 1963. Và đặc biệt là chức vô địch Châu Âu năm 1968 - trận đấu mà ông đã đánh chìm CLB Bồ Đào Nha Benfica bằng hai bàn thắng ngay trên sân Wembley. Thập kỉ 60 là một kỉ nguyên vinh quang của bóng đá Anh , đất nước xứ sở sương mù đã sản sinh ra bộ ba hủy diệt Charlton , Law và Best- những người đã giúp Manchester United tạo được dấu ấn lớn cho bóng đá Anh trong thập kỉ đó.

Trái ngược hoàn toàn với tính cách trầm lặng của Charlton , người anh của ông và là đội trưởng của Leeds United - Jack Charlton lại là một con người rất có cá tính. Thảm họa tại Munich và cái chết của những người đồng đội đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Bobby . Ông trở thành một con người kiên cường và đứng đắn hơn sau khi trải qua tấm bị kịch đó và là một trong số vài người còn sống sót sau thảm họa. Gia đình Charlton đã có những thời khắc tuyệt vời nhất là tại World Cup năm 1966 khi mà cả hai anh em Jack Charlton và Bobby Charlton đã cùng nhau trên mọi nẻo đường giúp đội tuyển Anh chiến thắng trong trận chung kết lịch sử. Năm 1966 cũng là năm tuyệt vời của Bobby khi ông dành được cả hai danh hiệu là cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu và cầu thủ xuất sắc nhất trong năm của PFA vì những đóng quan trọng trong chiến thắng của đội tuyển Anh tại World Cup năm đó. Bobby Charlton đã có 106 lần khoác áo đội tuyển Anh ( 1958-1970 ) , nó đã là một kỉ lục của bóng đá Anh cho đến khi huyền thoại của CLB West Ham Bobby Moore phá vỡ năm 1973.

bobbyandjacky4ls.jpg

Hai anh em Bobby và Jack trong màu áo MU và Leeds United

Sau khi kết thúc sự nghiệp của mình với United , ông trở thành huấn luyện viên cho câu lạc bộ Preston North End năm 1973 , nhưng không giống như người anh trai của mình . Tính trầm lặng của Bobby đã không giúp ông trong việc huấn luyện sau khi CLB này chuyển giao năm 1975 . Sau đó ông làm giám đốc kĩ thuật cho CLB Wigan Athletic và năm 1984 ông được bổ nhiệm làm giám đốc kĩ thuật cho Manchester United. Bobby dành được một giải thưởng CBE năm 1974 và năm 1994 ông được nữ hoàng Anh phong tước hiệp sĩ. Ngày nay Charlton được coi như một chủ tịch danh dự cho Manchester United và ông đang rất nóng lòng chờ đợi những thành công của đội tuyển Anh tại World Cup 2006. Charlton là một tấm gương mẫu mực cho bất cứ cầu thủ nào , một mẫu người chính trực. Bobby Charlton được mọi người kính trọng trên toàn thế giới như là một trong những nhân vật vĩ đại nhất của thể thao Anh Quốc nói chung.

Kỉ lục của Bobby Charlton tại Manchester United từ năm 1953-1973

-Giải vô địch bóng đá Anh : chơi 604 trận ghi được 199 bàn thắng
-FA cúp : chơi 79 trận ghi được 19 bàn thắng
-League Cup : chơi 24 trận ghi được 7 bàn thắng
-Cúp Châu Âu : chơi 45 trận ghi được 22 bàn thắng

charlton9qn.jpg

Con người của những thời khắc lịch sử

Kỉ lục tại đội tuyển quốc gia

-106 lần khoác áo đội tuyển quốc gia - ghi được 49 bàn
-Vô địch World Cup năm 1966

Những giây phút đáng nhớ với United

- Năm 1968 : vô địch Châu âu
- Năm 1967 : vô địch bóng đá Anh ( lúc bấy giờ là Division League Championship )
- Năm 1966 : đoạt quả bóng vàng châu âu
- Năm 1965 : vô địch bóng đá Anh
- Năm 1963 : vô địch FA cúp
- Năm 1957 : vô địch bóng đá Anh

acharlton2758mj.jpg

Người đặt dấu ấn vĩ đại cho Manchester United trên toàn thế giới

Copy bài của Parkjunwung từ trang manutdvn.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên