Hall of Fame

Tinh hoa bóng đá

topic này tập trung các bài viết, bình luận về cái cầu thủ số 1 thế giới
chú ý là: không post những bài bình luận không liên quan đến bóng đá theo kiểu: Beckham thay đổi kiểu tóc nhé
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Tốp 10 trung vệ xuất sắc nhất thế giới (Phần 1)
Các giải vô địch quốc gia châu Âu mùa bóng 2006-2007 đã sắp kết thúc. Đây là lúc chúng ta có cái nhìn tổng hợp về những đội bóng và cá nhân thi đấu thành công trong mùa giải năm nay. Sau đây là Tốp 10 trung vệ thi đấu xuất sắc nhất mùa bóng này theo bình chọn của tạp chí bóng đá hàng đầu châu Âu Goal.


10. Carles Puyol (13-4-1978) – Barcelona: Sinh ra và lớn lên tại Catalonia, Puyol là cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo cầu thủ trẻ của CLB Barca và hiện đang là đội trưởng đội bóng quê hương mình. Thi đấu ở vị trí trung vệ nhưng anh lại không có được lợi thế về thể hình vì chỉ cao 1m78. Nhưng không vì vậy mà anh lại tỏ ra yếu thế trong những pha tranh bóng trên không bởi anh có một sức bật tuyệt vời.


Hàng phòng ngự của Barca đã thi đấu không được tốt trong mùa giải năm nay. Hai cầu thủ Marquez và Thuram xa sút rất nhiều nên cầu môn của thủ thành Valdes không được bảo vệ an toàn. Trong tình thế đó, Puyol nổi lên là cầu thủ duy nhất trong hàng hậu vệ đội chủ sân Nou Camp phần nào giữ được phong độ của mình. Lối đá quyết liệt của anh đã giúp Barca hạn chế được rất nhiều bàn thua ở mùa giải năm nay. Nếu trong cuộc bình chọn năm ngoái anh còn nằm trong tốp 3 thì năm nay Puyol đã tụt xuống vị trí thứ 10.

9. Nemanja Vidic (21/10/1981) – Manchester United: Đây là một trong những bản hợp đồng thành công nhất của Sir Alex trong thời gian gần đây. Với thể hình lý tưởng (1m88), dường như anh sinh ra là để chơi tại giải ngoại hạng Anh. Vidic là phát hiện mới của Premier League mùa bóng năm nay. Còn nhớ hồi mới chuyển về Old Trafford tháng 1-2006, CĐV của MU còn tự hỏi không hiểu anh chàng Vidic này là ai? Họ mới chỉ xem anh ta chơi duy nhất một lần trong trân đấu giữa đội tuyển Nga và Serbi. Nhưng chỉ sau hơn một mùa giải thi đấu tại Anh, Vidic đã cho các CĐV MU biết mình là ai và khẳng định quyết tâm đem anh ta về Old Trafford của Sir Alex là hoàn toàn đúng đắn.

Vidic là một trung vệ hoàn hảo. Anh có khả năng đánh đầu và thực hiện những cú tắc bóng rất tốt. Càng được thi đấu nhiều, anh ta càng thể hiện được những phẩm chất đáng quý của mình. Không chỉ đảm nhiệm tốt nhiệm vụ phòng ngự, Vidic còn rất hiệu quả trong những lần lên tham gia tấn công và anh đã vài lần ghi được bàn thắng cho MU trong những tình huống như vậy. Trong trận bán kết lượt về Champions League với Milan, Vidic đã mắc lỗi dẫn đến trận thua của MU nhưng không thể phủ nhận đây là một mùa giải tuyệt vời của Vidic.

8. Fabio Cannavaro (13/09/1973) - Real Madrid: Mặc dù hậu vệ quốc tế người Italia này đã thâu tóm hết những danh hiệu cá nhân cao quý trong năm 2006 như Quả bóng vàng châu Âu và Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, nhưng Cannavaro đã có một mùa giải không được xuất sắc như những gì anh đã thể hiện trên mùa hè nước Đức. Trong các trận đấu của Real Madrid kể từ đầu mùa, anh thi đấu chỉ ở mức độ tròn vai.

Real đang thi đấu quá khởi sắc trong thời gian gần đây, và tất nhiên phong độ của Cannanvaro cũng được cải thiện rất nhiều. Chính sự xuất hiện của anh trên sân đã giúp Casillas cảm thấy được an toàn hơn trong khung thành, giúp Sergio Ramos yên tâm hơn trong những lần lên tham gia tấn công. Và quan trọng hơn hết, kinh nghiệm của anh là một tài sản vô giá với mọi CLB sở hữu cầu thủ này. Lối đá quyết liệt nhưng lại rất khôn ngoan và cách đeo bám người cực kỳ khó chịu của anh đã tạo lên thương hiệu đặc trưng mang tên Cannanvaro.

7. Marco Materazzi (19/08/1973) - Inter Milan: Không ai nghĩ anh sẽ toả sáng ở World Cup vì cầu thủ này chỉ đến đây trong vai trò dự bị cho Alessandro Nesta. Nhưng chính tại đây, tên tuổi anh đã được khẳng định. Materazzi đã vẽ lên một World Cup thần tiên cho riêng mình. Pha đụng độ với Zidane trong trận chung kết chỉ càng tô điểm thêm cho bức tranh “Mùa hè nước Đức” của Materazzi thêm phần sống động và bí hiểm.

Trở về sau thành công tại World Cup, Materazzi cũng là số ít những cầu thủ còn giữ được phong độ khi thi đấu trong mùa giải mới. Anh đã để lại dấu ấn của mình khi ghi bàn thắng trong trận derby thành Milan ở lượt đi và gần đây nhất là bàn thắng ấn định thắng lợi cho Inter trước Lazio vòng 36 Serie A. Trên thế giới không nhiều HV có khả năng ghi bàn đều đặn như Marco.

6. Rio Ferdinand (07/11/1978) - Manchester United: Một hậu vệ dày dặn kinh nghiệm. Rio thi đấu quá chắc chắn ở vị trí trung tâm hàng hậu vệ MU. Sau khi nhận án kỷ luật phải nghỉ thi đấu 9 tháng vì quên không thử doping năm 2004, không ai nghĩ Rio sẽ tìm lại phong độ trước kia của mình chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Chính sự xuất sắc của Rio khiến MU được hưởng lợi rất nhiều. Chức vô địch giải ngoại hạng Anh của MU mùa bóng năm nay có sự đóng góp không nhỏ từ Ferdinand.

Trong đội tuyển quốc gia Anh, nếu không dính chấn thương hay bị cấm thi đấu, một chỗ cho anh ở trung tâm hàng phòng ngự đá cặp với John Terry là không phải bàn cãi. Điều này chỉ có lợi cho đội tuyển Anh vì các hậu vệ khác như Carragher, King hay Dawson sẽ phải nỗ lực hết mình mới mong có được cơ hội thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia.

mai post tiếp, dài quá
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Nhưng anh Tuấn ơi :-s
Có cái Hall of Fame rồi còn gì :-s
 
Re: Tinh hoa bóng đá

có cái anh vào sau nên không rõ lắm về topic đấy
mà đến lúc anh vào thì chỗ đấy thành ra các tinh hoa Spam rồi
 
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=15042

Lúc trong mấy trang cũ của box thấy cái bài tự truyện của Maradona này cũng hay nè :p

----------------------------

Thấy Hall of fame dành cho cầu thủ mà không cho HLV thì cũng thấy uổng :p

Mượn tạm bài của mod Tuấn mang vào đây vậy

Sir Matt Busby-nhà kiến trúc sư thiên tài của MU.

Position: Manager

Born: Bellshill, Lanarkshire, May 26 1909

Previous Clubs (as a player): Manchester City, Liverpool.

Hounours: 3 Leagues 1 , 2 FA cups, 1 European cup.

_41055128_051124bestgaleria2.jpg


Để nói về vị trị của Sir Matt Busby trong lịch sử của MU tôi xin được làm một phép so sánh nhỏ: vai trò của ông có thể được đặt ngang hàng với Santiago Bernabeu với Real, Giussepe Meazza với Inter , gia đình nhà Belussconi với AC Milan. Cuộc đời cầu thủ của ông không thực sự để lại nhiều dấu ấn và khi ông tiếp quản MU không ai có thể tưởng tượng được những gì ông sẽ mang lại.
Manchester 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 vừa kết thúc, MU lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Nợ ngân hàng chồng chất, Old Trafford bị bom đạn tàn phá đến mức tồi tệ, danh hiệu gần nhất mà CLB giành được cũng đã từ năm 1911, cái bóng của người anh em Man City đang trải rộng...nhưng tất cả những thứ đó sắp biến mất khi Matt Busby tiếp quản công việc từ người tiền nhiệm.
Ông có một phong cách rất giản dị, thích mặc quần áo thể thao và quần thảo với các cầu thủ của mình trên sân bóng. Triết lí bóng đá của ông đến giờ vẫn in đậm dấu ấn trong lối đá của MU: lấy tân công làm phòng thủ, thắng nhưng phải thắng đẹp và phải thắng bàng một phong cách fair play. Điều này lí giải tại sao Mu có những trận thắng đến khó tin nhưng cũng thua những trận không ai tưởng tưởng được và hàng thủ của MU thì vân luôn luôn nổi tiếng gà :)) . Phong cách hoàn toàn mới trong lối đá mà ông mang lại cho MU đã làm shock toàn bộ các đội bóng khác của nước ANH, lối chơi kick and rush dưới tay ông đã trở nên mềm mại, uyển chuyển hơn rất nhiều. Và thành công đã sớm đến với nhà cách mạng tài ba này, Mu giành danh hiệu đầu tiên vào năm 1948, đó là chiếc cúp FA sau trận thắng 4-2 trước Blackpool tại Wembley. Sau chiến thắng này, Sir đã đưa ra một lí thuyết bóng đá mới và bắt đầu thực hiện tại MU : thành công tại lâu dài tại đấu trường trong nước và châu lục phải dựa trên nền tảng của một hệ thống đào tạo cầu thủ trẻ, phát hiện và biến những potentials thành cầu thủ vĩ đại. Chính từ đây, một đoàn quân thiện chiến mang tên " Busby Babes" đã ra đời. Với lí thyết trên ông đã cùng lúc giải 2 bài toán khó cho MU: thứ nhất, đảm bào tiền của CLB không bị chi vào những khoản chuyển nhượng vô ích, thứ 2 đào tạo cho MU những thế hệ cầu thủ tầm cỡ thế giới theo kiểu cây nhà lá vườn.:p
Và lí thuyết của ông đã thành công rực rỡ khi đi vào thực tiễn. Các đội trẻ của MU đã 5 năm liên tiếp giành cúp FA trẻ từ 1953-1957, đè bẹp tất cả các đội trẻ của các ông lớn thời bấy giờ trong khi đội chính của MU vẫn đang lặn ngụp ở giữa bảng xếp hạng. Những cầu thủ trẻ đó như Sir Bobby Charlton, Ducan edward...sau khi đủ độ chính được tung vào đội hình chính của MU đã làm mưa làm gió khắp các chiến trường từ Division 1 ( tiền thân của PL), cúp FA đến Fair Cup ( tiền thân của cúp C3), rồi Cúp C1 châu Âu...các danh hiệu liên tiếp được mang về Old Trafford-nơi mà chỉ chục năm trước còn là một đống gạch vụn do bom đạn của phát xít Đức và không ai khác, vị tướng dẫn đầu đoàn quân thiên chiến đó chính là Sir Matt Busby. Nhưng rồi như để thử thách nghị lực và khẳng định tài năng của ông, God đã tàn nhẫn cướp đi 8 đứa con mà ông nuôi dưỡng, chăm chút trong suốt thời gian qua. Ông đã thực sự bị shock, một đòn quá đau nhưng những con ngừơi vĩ đại là những con người không gục ngã trước khó khăn. Quyết tâm không để những đứa con của mình ra đi một cách vô ích, ông bắt đầu xây dựng lại một thế hệ mới cho MU xoay quanh một trong những ngừơi con ưu tú nhất của mình là Bobby Charlton ( như tôi đã giới thiệu trong bài trước) với một ước mơ cháy bỏng là tái chinh phục nước Anh cũng như châu Âu. Và lần này thì ông trời đã không phụ lòng người, đúng 10 năm sau cái thảm họa Munich ấy, ông cùng với những " Busby Babies" đã kiêu hãnh nâng cao chiếc cúp C1 và hòan thành giấc mơ mà lẽ ra đã trở thành hiện thực từ 10 năm trước.
Những đóng góp to lớn của ông cho MU không chỉ đơn thuần là những chiếc Cúp, những danh hiệu mà lơn hơn thế, ông đã mang đến cho MU một triết lí bóng đá mới, đặt nền tảng vững chắc cho những thành công vang dội của CLB sau này. Nếu so sánh những thành tích Mu đạt được với Real, AC... thì sẽ chẳng là gì những nếu xét trên khía cạnh những thành tích đó đạt được từ 2 bàn tay trắng, bằng chính sức mạnh, nghị lực và tình yêu bóng đá của những đứa con ưu tú thành MAN dứơi sự nhào nặn ( hoặc chịu ảnh hưởng) của ngừơi cha, ngừơi kiến trúc sư vĩ đại Sir Matt Busby thì có lẽ những thành tích đó đã mang một tầm vóc khác. Với những cống hiến to lớn của mình ông cũng đã vinh dự được nữ hoàng ANH phong tặng danh hiệu hiệp sĩ ( Sir) và nếu ai có dịp đi qua Old Trafford, các bạn sẽ thấy một bức tượng đồng rất to được đặt trân trọng ngay tại cửa chínhh của sân vận động, vâng đó chính là hình ảnh của Sir Matt Busby-ngừơi kiến trúc sư vĩ đại của MU !!!

3.jpg


http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=372662&postcount=4
 
Chỉnh sửa lần cuối:
các chú thích ra chỗ khác post nhé,del bài mệt lắm,tự del bài của mình đi,đàn ông hay đàn bà đấy mà để anh em nói nhiều thế :)

anh cũng chẳng tự hào là "MỐT" xóa bài đâu,nhưng quá đáng quá thì cũng có thể nhờ del nick được thôi.Tự giải quyết đi cho vui vẻ cả nhà :D

Thân

@ bình phuồi : dạo này có đi đá bóng nữa ko thế :))



Đã xóa những bài rác. trong topic này các bạn chỉ post về cầu thủ mình yêu mến,ko post bài bình phẩm,nhận xét
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

sao post được có mỗi 1 bài rồi nghỉ hưu sớm thế em :-s
đang chờ 10 tiền đạo hay nhất :D
 
Re: Tinh hoa bóng đá

Messi tái hiện 'bàn tay Chúa', Barca cuối trận mất điểm

Thần đồng người Argentina tối qua lập cú đúp - một được ghi bằng tay, tương tự pha làm bàn đã cùng Maradona đi vào lịch sử với cái tên "bàn tay của Chúa". Tuy nhiên, từng ấy vẫn không đủ giúp CLB xứ Catalan tránh trận hòa 2-2 trước Espanyol.

http://vnexpress.net/Vietnam/The-thao/2007/06/3B9F6F56/

Em đề nghị chuyển topic này thành topic bàn thắng đi :D
Đó mới đích thực là tinh hoa
 
Re: Tinh hoa bóng đá

thế bài này tốt rồi chứ
tự viết 60%, 40% tham khảo

Manchester United và con số 7 huyền thoại

Nếu là fan của MU, hẳn bạn không thể không biết 1 điều: tất cả những cầu thủ nào từng đeo áo số 7 đều chở thành huyền thoại

Người đầu tiên nhận chiếc áo này là Johnny Berry (1951 - 1958)

ManUtd_Busby1968_H.jpg

đây là tấm ảnh duy nhất tìm thấy

Johnny Berry, đến với M.U vào năm 1951 - 1958, một trong những tiền vệ cánh phải dũng mãnh nhất của M.U thời đó. Ông đã đóng góp khá nhiều bàn thắng quan trọng giúp cho M.U giành 3 chiếc cúp vô địch ngoại hạng Anh. Tuy nhiên ông đã vĩnh viễn giã từ sự nghiệp thi đấu ở tuổi 31, trong vụ tai nạn máy bay ở Munich.

Người thứ 2 nhận chiếc áo này là George Best (1963-1974)

George Best đã ghi được 137 bàn thắng trong 316 trận chơi cho M.U. Trong số các tiền vệ cánh đương thời, nếu Best đứng thứ 2 thì có lẽ không ai dám đứng thứ nhất

george-best-calendar-07.jpg


George Best sinh vào 22-5-1946. Tuy là 1 cầu thủ người Ai Len nhưng Best lại được người ta biết đến với tư cách là 1 cầu thủ chạy cánh vĩ đại của MU ở thập kỉ 60 và 70. Best giúp M.U đoạt các danh hiệu VĐ Anh vào các năm 1965 và 1968, đoạt Cúp C1 năm 1968, đồng thời, nhận danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu 1968. Best cũng là cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong 1 trận đấu cho MU: 6 bàn, trong trận gặp Northampton Town ở vòng 5 cup FA vào ngày 7-2-1970

Tuy vậy, cuộc đời Best cũng có những khoảng tối: rượu và đàn bà. Sau khi từ giã sự nghiệp cầu thủ, cuộc đời của George Best đã xuống dốc khi ông bắt đầu sa đà vào con đường nghiện ngập rượu chè. Vào năm 2002, Best đã phải thực hiện một ca thay thận. Sau đó, đến ngày 25/11/2005, George Best đã qua đời trong bệnh viện vì suy kiệt sức khỏe bởi sự tàn phá của rượu.

Dù không thể gặp lại Best, chúng ta vẫn có thể thấy ông trên những đồng 5 Euro của Ai Len. Ngân hàng Quốc gia Bắc Ireland đã phát hành 5'000'000 đồng 5 Euro có in hình Best nhân tròn 1 năm ngày mất của ông. Các bạn nên biết rằng cho tới nay, Best là cầu thủ duy nhất dược in hình lên những đồng tiền.

Tiếp đến là Willie Morgan (1968 - 1975)

MORGAN_Willie_19720930_GH_L.jpg


Willie Morgan là một mẫu tiền vệ cánh xuất sắc, với lối rê bóng điêu luyện, đầy kỹ thuật. Tiền vệ này đến M.U vào năm 1968 - 1975, ông là người khoác chiếc áo số 7 khi George Best nghỉ thi đấu. Ông cho rằng tài năng của mình và George Best là ngang nhau. Trong 236 trận thi đấu cho M.U, Morgan đã ghi được 25 bàn.

Sau Willie Morgan, Steve Coppell đã nhận chiếc áo sô 7 (1974 - 1983)

COPPELL_Steve_1978_GH_L.jpg


Steve Coppell, nỗi kinh hoàng cho bất cứ hàng phòng ngự nào ở Anh. Ông cùng M.U giành cúp FA vào năm 1977 khi đánh bại Liverpool ở Wembley. Lần đầu tiên khoác áo tuyển Anh của Coppell là chiến thắng trước Ý tại Wembley tại vòng loại World Cup 1978. Coppell phải giã từ sự nghiệp ở tuổi 28 vì chấn thương đầu gối.

Sau Steve Coppell, MU có tiền vệ trung tâm đeo áo số 7. Và đó là Bryan Robson (1981 - 1984)

bryanrobson3.jpg


Bryan Robson được mệnh danh là "Vị thủ lĩnh ma quái", ông đến với M.U với giá 1,5 triệu bảng vào năm 1981 - 1994. Robson đã cùng M.U giành được 3 chiếc cúp FA vào những năm 82-83, 84-85 và 89-90. Hai lần vô địch ngoại hạng vào các năm 92-93, 94-95, giành cúp Châu Âu vào năm 90-91.

Tuy nhiên cũng thật tiếc cho Robson khi WC 90 diễn ra, chỉ vì 1 trò đùa ngớ ngẩn mà ông đã bị chấn thương, phải về nước và không thể cùng đội tuyển chiến đấu.

Hiện Robson cũng đang là HLV của WB. Tiếc là câu lạc bộ này đã thất bại trong trận Playoff để lên chơi tại Premier League vừa qua.

1 huyền thoại số 7 khác là Eric Cantona (1992 - 1997)

eric.jpg


Eric Cantona, người được CĐV M.U xưng tụng là "King Eric" một trong những huyền thoại của M.U. Cantona đến M.U vào năm 1992 với giá 1,2 triệu bảng được Liên đoàn bóng đá Anh bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 1994. Cantona giúp cho M.U giành 3 chức VĐ Premier League.

Eric_Cantona_183290g.jpg


Tuy thế, không cổ động viên nào của MU lại không biết đến cú kung fu của Cantona. Vì cú đá đó, King Eric đã bị chính MU treo giò trong 1 thời gian dài.
Hiện tại, Cantona không làm gì liên quan đến đá bóng mà lại đi làm diễn viên.

David Beckham là người tiếp theo nhận áo số 7 (1992 - 2003)

pic60.jpg


Trưởng thành từ đội trẻ MU, là bạn thân cùa đương kim đội trưởng Gary Neville, Beckham là 1 tiền vệ cánh kiểu mới của MU: không giỏi rê bóng nhưng Beckham lại có những cú tạt bóng hết sức chính xác và những quả đá phạt chết người. Còn nhớ tại trận ck cup C1 98-99, MU đã lội ngược dòng thành công nhờ 2 cú đá phạt góc của Beckham

Sau France 98, ai cũng tường Beckham sẽ gục ngã. Nhưng không! mùa giải 98-99, Beckham chói sáng trong màu áo MU. Không ngoa khi nói rằng chính Beckham là kiến trúc sư cho cú ăn 3 của MU năm đó.

Cầu thủ xuất sắc nhất nước Anh năm 2000, Beckham đã đặt dấu ấn thành công của mình vào giải 1999 - 2000 ở giải ngoại hạng Anh. Với chiếc áo số 7, có lẽ Beckham là cầu thủ được những người hâm mộ yêu mến nhất ở M.U. Beckham cũng là cầu thủ MU có giá chuyển nhượng cao nhất khi anh chuyển từ MU sang Real với giá 25'000'000 bảng.

Tại đội tuyển Anh, Beckham đã thi đấu 95 trận là đội trưởng từ năm 2001 đến 2006. Các fan Anh hẳn không quên cú đá phạt vào lưới Hi Lạp ở vòng loại WC 2002 của Becks, Chính cú đá phạt đó đã đưa tuyển Anh đến WC 2002.

Cristiano Ronaldo là người đang đeo áo số 7 của MU (2003-?)

manutd-cristiano-ronaldo.jpg


Sau những huyền thoại. George Best, Cantona, Beckham. Và giờ đây là C.Ronaldo cũng khoác chiếc áo số 7. Đến M.U từ đầu mùa bóng 2003, C.Ronaldo đã nhanh chóng hoà nhập và mau chóng thay thế Beckham. Khi thấy Ronaldo chơi bóng, chính George Best đã khẳng định Ronaldo sẽ là Best mới.

Những tưởng sau WC 2006, Ronaldo sẽ rời MU. Nhưng bằng bản lĩnh và tài năng của mình, Ronaldo đã ở lại, lấy lại lòng hâm mộ của các fan MU, giành được nhiều giải thưởng cá nhân và cùng MU giành chức vô địch Pre 2006-2007. Ronaldo cũng là cầu thủ duy nhất nhận giải cầu thủ suất sắc nhất tháng của Premier League 3 lần liền
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Khè khè :))
copell đang là trùm ở reading đúng ko nhỉ :)
 
Re: Tinh hoa bóng đá

John Terry, đứa con của thành London

Trong thế giới bóng đá hiện đại, danh vọng và tiền bạc đã đánh gục các cầu thủ và ít khi chúng ta gặp một cầu thủ trung thành với CLB của mình. Đội trưởng của CLB Chelsea, John Terry là một trong số ít đó.

Là một cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Chelsea, có thể nói rằng trung vệ John Terry đã gắn bó với đội bóng thành London từ thuở thiếu thời.

p1_terry_1005.jpg


Sinh ngày 07 tháng 12 năm 1980, năm 1994 khi vừa tròn 14 tuổi cậu bé sinh ra ở phía Tây thành phố London gia nhập lò đào tạo trẻ của Chelsea. Ít ai biết rằng mới đầu Terry được đào tạo thành một tiền vệ nhưng rồi sau đó anh dần bộc lộ tố chất của một trung vệ. Một thời gian ngắn thi đấu thành công cho CLB Nottingham Forest theo hợp đồng cho mượn đã giúp anh tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm để trưởng thành hơn.

460px-dw_terry_fifpro_nx4l9364cr.jpg


Phong cách chơi bóng của Terry chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hai huyền thoại sân Stamford Bridge là Marcel Desailly và Frank Leboeuf và đứa con của thành London này đã chứng tỏ anh không chỉ là một trung vệ thép mà còn bộc lộ tố chất của một thủ lĩnh thực sự ngay từ khi anh được đôn lên đội hình một của Chelsea với trận ra mắt gặp CLB Aston Villa trên sân Stamford Bridge vào ngày 28 tháng 10 năm 1998. Ngay lập tức anh trở thành linh hồn nơi hàng phòng ngự của The Blues và được bầu chọn là cầu xuất sắc nhất của CLB trong hai mùa giải liên tiếp.

Tuy nhiên, không phải thành công trong màu áo CLB cũng đi liền với sự nghiệp thi đấu quốc tế John Terry, phải đến tháng 6 năm 2003 trung vệ của The Blues mới lần đầu tiên được vinh dự khoác lên mình chiếc áo ĐT “Ba chú sư tử” dưới thời HLV Sven Goran-Eriksson. Những ngày đầu chân ướt chân ráo lên tuyển đã qua và khi đã trở thành sự lựa chọn số một trong màu áo ĐT Anh tại hai giải đấu lớn là Euro 2004 và World Cup 2006, John Terry đã vinh dự được HLV Steve McClaren tin tưởng trao cho chiếc băng đội trưởng ĐT “Ba chú sư tử” tháng 7 năm 2006 sau khi tiền vệ David Beckham từ giã chức thủ quân.

john-terry-captain.jpg


Luôn là linh hồn của CLB Chelsea, đội trưởng Terry đã chiếm trọn niềm tin đối với HLV Jose Mourinho cũng như niềm tin nơi NHM. Anh đã góp công không nhỏ trong hai danh hiệu vô địch Premier League liên tiếp trong hai mùa giải qua của The Blues. Trung vệ 26 tuổi này sẽ vẫn là nhân tố chính đưa The Blues lên tầm cao mới của bóng đá Châu Âu mà mục tiêu là chức vô địch Champions League.

images981339_england.jpg


Không chỉ có thế, thủ lĩnh John Terry mới đây còn bộc bạch trên website của CLB rằng anh muốn kết thúc sự nghiệp tại Stamford Bridge, nơi anh đã trưởng thành và gắn bó ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp. Điều này hẳn cũng đã gây xúc động cho những ai yêu mến anh và CLB Chelsea.

“Bạn khó có thể tìm thấy lòng trung thành trong thế giới bóng đá hiện đại,” Terry cho biết. “Thế nhưng tôi đã gắn bó với Chelsea ngần ấy năm kể từ khi CLB chưa đi đến những thành công như ngày hôm nay."

37018.jpg


"Những năm tháng gắn bó với Chelsea khiến tôi coi CLB như một gia đình thực sự và đó như một gia đình thứ hai của tôi. Chính vì lẽ đó mà tôi muốn gắn bó mãi mãi với Chelsea.”

John Terry thổ lộ tiếp: “Tôi đã có những cơ hội để ra đi đầu quân cho một CLB khác. Manchester United cũng đã từng muốn có tôi nhưng tình cảm của tôi dành cho Chelsea vẫn không bao giờ phai nhạt, tôi luôn có cảm giác rằng mình sẽ chỉ có Chelsea trong đời cầu thủ.”

Những lời bộc bạch trên đã khiến cho BHL và những người yêu mến Chelsea trở nên yên tâm và kính trọng anh, thủ lĩnh và là biểu tượng chiến thắng của The Blues.

cho thêm bài tốt nào
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Gary Neville: Bước đường thành công

Sau khi chơi cho hai câu lạc bộ hai trường trung học của thành phố Manchester là Bury và Greater Manchester, Gary Niville chính thức gia nhập Man Utd năm 1991 và ký hợp đồng thi đấu chuyên nghiệp với câu lạc bộ năm 1993.

Đây là những gì anh nói trong những ngày đầu đến với MU: “Thời gian đầu, tôi thường học hỏi những kỹ năng chơi bóng của Ryan Giggs và Paul Scholes. Sau đó có thêm Robbie Savage, Keith Gillespie hay David Beckham gia nhập vào nhóm. Chúng tôi chơi các trận bóng đá trong màu áo U16 của trường Lilleshall và Ryan Giggs đã từng ghi bàn từ một cú sút kinh điển kiểu "xe đạp chổng ngược" ở cự ly gần 20. Xét về phương diện cá nhân, tôi thường gặp khó khăn trong mỗi lần đối đầu với cầu thủ chạy cánh người Xứ Wales này”.

Ngay sau đó, Neville khẳng định được mình và được nhiều nhà chuyên môn đánh giá rất cao. Mùa bóng 1992 – 1993, Neville là một trong những cầu thủ thi đấu nổi bật trong màu áo của MU giành danh hiệu tại giải đấu trẻ. Lần đầu tiên Gary được khoác áo câu lạc bộ MU là tại giải Uefa Cup tháng 11 năm 1992, đối đầu với đội bóng Nga Torpedo Moscow.

Gary tiếp tục bộc bạch: “Nếu bạn không nằm trong nhóm cầu thủ thuộc hàng xuất sắc nhất thế giới, bạn sẽ phải chạy đua với thời gian để giữ gìn thể lực và sự vận động ở cường độ cao. Nếu không duy trì được điều đó, việc cầu thủ bị đào thải trong môi trường bóng đá khắc nghiệt hiện đại là điều đương nhiên. Khi rời ghế nhà trường năm 16 tuổi, tôi nhận thức được rõ quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời mình”.

garynevillewall.jpg


Qua mùa bóng 1994-1995, Neville trở thành một trụ cột trong màu áo của MU, thế chỗ của Paul Parker bên cánh phải. Tuy nhiên, năm 1995 lại là một năm đáng buồn của Neville khi anh thi đấu không thành công trong trận chung kết FA Cup mà MU thua Everton 0-1.

Anh tâm sự: “Thật may mắn khi được là một trong những thành viên của đội bóng trẻ xuất sắc. Tôi đã chuyển vai trò từ 1 tiền vệ xuống thi đấu ở hàng phòng ngự nhưng MU khi đó đã có cặp bài trùng trung vệ Steve Bruce và Gary Pallister. Vị trí bên cánh phải là nơi duy nhất còn để ngỏ và lúc Paul Parker bị chấn thương, ngay lập tức, tôi đã tận dụng thời cơ này để chiếm lĩnh một suất đá chính ở đội 1”.

Tuy nhiên, mùa bóng năm 1996 lại là một năm thành công với Neville khi anh có được cả hai danh hiệu FA và Premiership với MU. Thành công liên tục đến với Neville, anh trở thành một cầu thủ không thể thay thế tại vị trí hậu vệ cánh phải của MU.



“Mọi người thường cho rằng sự nghiệp cầu thủ thường phải bôn ba thử thách ở nhiều CLB nhưng tôi đã và sẽ cống hiến trọn sự nghiệp tại Old Trafford. Ai đó bảo rằng sẽ có lúc tôi cảm thấy nhàm chán khi sự thách thức vươn lên đỉnh cao không còn nhưng tôi không tin vào điều đó. Và sự thực đã chứng minh, một Gary Neville vẫn tràn đầy tham vọng và khát khao của tuổi trẻ mỗi khi bước ra sân thi đấu” – Neviile nói.

“Trong thi đấu cũng có rất nhiều kỷ niệm đáng để nhắc lại. Tôi vẫn còn nhớ Steve Bruce chỉ bảo rất nhiều trong trận đấu tại Eland Road. Mark Hughes đã từng phàn nàn vì không chuyền bóng ra biên cho anh ta. Eric Cantona cũng có lần nhìn chằm chằm vào mắt tôi cùng với sự hằn học hiện rõ trên khuôn mặt. Tuy thế, giờ đây tôi đã là một cựu binh lão luyện và những lúc bất chợt nghĩ về quá khứ xảy ra cách đây 15 năm, sự ngạc nhiên xen lẫn kỷ niệm vui buồn lại hiện về”.

Năm 1996, Euro được tổ chức tại nước Anh. Neville là một trong những thành viên không may mắn của đội tuyển ba chú sư tử. Anh thi đấu các trận đấu ở vòng loại và tứ kết nhưng lại không được tham dự trận bán kết vì bị treo giò. Trận đấu đó tuyển Anh để thua Đức

Mùa bóng 1998 – 1999 là mùa bóng thực sự thành công của MU lẫn Neville khi anh giành 4 chức vô địch cùng Quỷ đỏ. Có lẽ, kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với Neville chính là cùng MU đăng quang tại Champion League sau khi hạ bệ Bayer Munich chỉ trong vòng 2 phút cuối trận chung kết. Năm 1998, Neville có mặt trong đội hình tuyển Anh tham dự World Cup tổ chức tại Pháp. Anh thi đấu ba trận trong màu áo của tuyển xứ đảo quốc sương mù và thực sự gây ấn tượng mạnh. Kể từ đó đến giờ, vị trí hậu vệ phải của tuyển Anh luôn thuộc về Gary Neville.

Thành công nối tiếp thành công, Neville thi đấu rất nổi bật trong màu áo của MU và cùng với câu lạc bộ giành nhiều vinh quang. Anh thi đấu rất ăn ý với Beckham bên hành lang cánh phải, xây dựng MU trở thành đội bóng bách chiến bách thắng khắp Châu Âu.

Mùa bóng 1999-2000, Neville cùng MU thi đấu tại giải đấu vô địch thế giới các câu lạc bộ tổ chức tại Brazil. Nhưng năm đó, MU thi đấu không thành công và đó vẫn là một kỷ niệm thật buồn với Gary.

“Sự nghiệp cầu thủ cũng có nhiều khoảnh khắc thăng trầm. Cá nhân tôi đã từng trải qua 2 lần cảm giác thất vọng tột cùng. Đầu tiên đó là lúc bị thay ra ở trận CK cúp FA. Lần thứ 2 là trong quãng thời gian tham dự cúp các CLB thế giới tại Brazil đầu năm 2000. Hai sai lầm tồi tệ trong trận đấu với Vasco de Gama đã "đánh gục" tôi. Nó còn ảnh hưởng đến cả VCK Euro 2000 và làm bản thân mất phương hướng trong thời điểm đó” – Gary tiếp tục.

Mùa bóng 2000 – 2001, Neville mất đi người hùng chơi cùng mình trong hàng phòng ngự của MU là Jaap Stam khi cầu thủ người Hà Lan này gặp chấn thương. Anh thế chỗ của Stam thi đấu ở vị trí hậu vệ thòng nhưng không thành công và sau đó phải chuyển sang vị trí cánh phải quen thuộc. Để lấp chỗ trống, ông Ferguson đem về chàng hậu vệ tài năng của tuyển Pháp Laurent Blanc. Mọi chuyện diễn ra dễ dàng với MU và Neville cho đến khi họ gặp phải Leverkusen tại bán kết Champion Leagues. Trận đấu đó Neville và MU thua mà không thể ngẩng cao đầu.

Sự việc tiếp tục diễn ra quá nhanh khi ngay sau đó Neville dính chấn thương và phải ngồi chơi xơi nước gần một mùa giải. Anh lỡ hẹn cùng tuyển Anh đến với World CUp 2002 tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

NEVILLE_Gary_20060301_GH_L.jpg


Bao ngày vất vả tập luyện, Gary chiến thắng được chấn thương và trở lại trong màu áo của MU chiến thắng 3-1 trước Man City tại Maine Road.

Anh nói: “Sau này, tôi đã chứng minh cho mọi người thấy mình có thể thi đấu liên tục với cường độ cao như Dennis Irwin, Lee Dixon hay Nigel Winterburn. Càng về sau tôi càng nghiệm ra một điều, mỗi cầu thủ đều sẽ tiến bộ qua từng trận đấu. Trước đây khi còn đá cặp với Becks, những pha chồng cánh luôn là điểm mạnh liên tục được phát huy. Mặc dù vậy, tuổi tác hiện nay đã không còn cho phép mình có thể bứt phá tốc độ như cách đây vài năm”.

Kể từ khi trở lại từ chấn thương. Gary và MU bước vào một giai đoạn thăng trầm. Không bao giờ mất hi vọng, anh cùng với MU gượng dậy trong mỗi khó khăn và đi đến thành công như ngày nay.

england.gif


“Không phải là điều sáo rỗng nhưng tôi đã sống và dần trưởng thành chính từ những giấc mơ từ thuở ấu thơ. Con số 500 nghe có vẻ rất lớn lao nhưng điều kỳ diệu nhất là tôi đã được chia sẻ” – Neville nói. Hiện tại, Neville đã bước vào phòng truyền thống của MU với thành tích hơn 500 trận đấu khoác áo câu lạc bộ. Đó là một kỳ tích mà không phải bất cứ cầu thủ nào cũng làm được.

Gary nói tiếp: “Ở Old Trafford, CLB đã từng liên hệ với các hậu vệ phải như Cafu, Trabelsi hay mới đây nhất là Cicinho nhưng với tôi, người mới đến phải thực sự xuất sắc hơn người tiền nhiệm như vậy mới có thể thay thế xứng đáng vị trí để lại. Có rất nhiều thách thức trong sự nghiệp nhưng tôi đã bắt đầu phải đối mặt và thích nghi với nó từ năm 11 tuổi”.

Euro 2004, tuyển Anh của Neville có một giải đấu thành công nhưng họ phải dừng lại trước tuyển Bồ Đào Nha ở bán kết. Trong giải đấu này, Neville và Asley Cole trở thành hai hậu vệ cánh phải và trái hay nhất của tuyển Anh.

Thành công đến với Neville nhiều nhưng anh cũng không ít lần phải rơi nước mắt trong cảnh phải chia tay. Đầu tiên là anh phải chia tay với Beckham, kế tiếp là người chung dòng máu mủ Phill Neville đến Everton và vừa rồi là Roy Keane huyền thoại.

neville_gary_mufc_profile_2006.jpg


Giã từ quá khứ, giờ đây Gary Neville là thủ lĩnh của Man Utd. Không ai xứng đáng hơn anh cho vị trí này. Neville đá bóng vì Man Utd, một tình yêu mãi mãi. Anh sẽ kết thúc sự nghiệp tại câu lạc bộ cho anh cả cuộc đời này.


Vài nét về Gary Neville.
Tên đầy đủ: Gary Alexander Neville
Ngày sinh: 18 tháng 2 năm 1975
Nơi sinh: Bury, Lancashire thành phố Manchester
Chiều cao: 1m75 Cân nặng: 78 kg

Các danh hiệu nổi bật của Gary Neville
1992 F.A. Youth Cup
1996 F.A., Premier League, Charity Shield
1997 F.A., Premier League
1997 F.A., Charity Shield
1999 Premier League, F.A. Cup, European Champions League, Intercontinental Cup
2000 F.A., Premier League
2001 F.A., Premier League
2003 F.A., Premier League
2004 F.A., Cup
2006 Carling Cup
2007 Premier League
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Mọi người đâu rồi
topic này có mỗi mình mình làm bài tử tế à
các fan khác thể hiện lòng hâm mộ đi nào


nhân dịp real vô địch, làm 1 bài về Raúl

Raúl González Blanco - Hoàng tử của thành Madrid

Raúl González Blanco, tên thường gọi là Raúl. Anh sinh ngày 27 tháng 6 năm 1977 tại Madrid. Bắt đầu được chơi cho đội 1 Real Madrid vào năm 1994. Hiện tại anh là đội trưởng của clb Real Madrid và đội tuyển quốc gia Tây Ban Nha

Rage%20de%20Raul%202.jpg


Cao 1M80 nặng 68 Kg

Các clb đã thi đấu :

-San Cristobal de Los Angeles (tới năm 1990)
-Atletico Madrid (1990-1992)
-Real Madrid (từ năm 1992)

Đội tuyển quốc gia :
- Lần xuất hiện đầu tiên là trong trận đấu tại Praha ngày 9 tháng 10 năm 1996, CH Séc 0 - 0 Tây Ban Nha.
- Bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển TBN vào ngày 14 tháng 12 năm 1996, góp phần vào chiến thắng 2 - 0 cho Tây Ban Nha trước Nam Tư.

Là 1 cậu bé sinh ra và lớn lên tại thủ đô Madrid , trong 1 gia đình mà cha cậu là cổ động viên của Alt. Madrid, nên cũng dễ hiểu vì sao hồi còn rất bé anh đã tới tập luyện ở đó, tuy nhiên do con mắt kém cỏi của chủ tịch Alt. Madrid là Jesu Gil nên anh đã bị loại khỏi clb ở lứa tuổi còn rất trẻ con của mình... Và Real Madrid đã lập tức dang rộng vòng tay chào đón hoàng tử thành Madrid khi đó anh mới 15 tuổi... Sau 2 năm chơi cho đội C của Madrid, dưới con mắt tinh đời của hlv Valdano hồi đó, Raúl đã được cất nhắc đưa lên đội 1 và có trận ra mắt Madridistas vào ngày 29 tháng 10 năm 1994, thay cho cầu thủ cực kì nổi tiếng của bóng đá TBN ngày đó và là cựu phó chủ tịch clb Real Madrid: Butraguenõ cho dù khi đó Butraguenõ mới chỉ 29 tuổi!

m-raul_qui_frappe.gif


Trận đấu đầu tiên của Raúl trong màu áo của đội tuyển Tây Ban Nha là trận đấu gặp CH Séc vào 1 ngày tháng 10 năm 1996. Raúl là cầu thủ quan trọng trong những danh hiệu lớn của Real Madrid trong suốt thập kỉ vừa qua, 3 Cup C1 Châu Âu ( 1998, 2000 và 2002 ) 3 La Liga ( 1997, 2001, 2003 ). Raúl thuộc mẫu tiền đạo lùi, 1 nửa tiền vệ và 1 nửa tiền đạo, anh đã kế thừa chiếc băng đội trưởng của đội tuyển quốc gia sau khi người đàn anh Hierro từ giã sự nghiệp năm 2002 và chiếc băng đội trưởng clb sau khi cũng chính Hierro rời khỏi Madrid năm 2003.

Hiện tại anh đang ở ngôi số 1 trong danh sách cầu thủ ghi bàn xuất sắc nhất mọi thời đại của Cup C1 Châu Âu với 52 bàn và chắc hẳn sẽ không còn xa để anh chính thức lập cho riêng mình kỉ lục về số bàn thắng ghi được ở đấu trường này khi mà anh mới chỉ bước vào tuổi 29, độ tuổi thực sự chín của sự nghiệp cầu thủ.

Raúl hiện tại đứng thứ 11 trong danh sách các chân sút xuất sắc nhất mọi thời đại của giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha.

14405573355689190Raul.jpg


Với tất cả những bàn thắng ghi được của mình đó, anh trở thành cầu thủ ghi bàn đứng thứ 3 trong danh sách ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại của clb cho tới thời điểm này...

Gánh nặng của kỳ vọng, những niềm vui hay nước mắt của các cổ động viên của xứ sở bò tót luôn đè nặng lên vai Raul Gonzalez Blanco. Sức ép thực sự lớn nhưng nó không thể thay đổi được một con người đã thực sự trưởng thành và tích lũy được quá nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, cũng như trên sân cỏ.

Nickname : Babystar, El Ferrari, The Lord of the rings ...

Trích dẫn nguyên văn 1 số trong rất nhiều những lời nhận xét của các nhà chuyên môn trên thế giới về hoàng tử thành MADRID !

- Thierry Henry (25/06/00):" When he plays, in his mind there is only the goal; it's the football essence. Figo and himself are two great players although a bit overated; everytime they do something, you stand up over your seat".

- Franz Beckenbauer (09/05/00): "Raúl is one of the bests of Europe. He is the Real Madrid's spirit. He is like Matthaus for us: indespensable and with a bad haircut".

- Fabio Capello (15/11/99): "He is a winner. He is inheritance of the Real Madrid".

- Javier Clemente (01/04/00): "Raúl is the best forward in Europe".

17edfa6raul1p.jpg


Bảng vàng thành tích ( tính đến thời điểm hiện tại và cá nhân tôi luôn mong và tin tưởng nó sẽ còn được bổ sung thêm cũng như kéo dài ra thêm nữa .... )

-Vô địch Tây Ban Nha ( 1995, 1997, 2001, 2003, 2007 ... )
-Siêu Cup Tây Ban Nha ( 1997, 2001, 2003 ... )
- Pichichi - vua phá lưới giải vô địch TBN ( 1999, 2001 ... )
- UEFA Champions League - Cup C1 CÂ ( 1998, 2000, 2002 ... )
- Cầu thủ xuất sắc nhất Liga mùa giải 1996/1997 với 21 bàn thắng trong 42 trận
- Dẫn đầu danh sách ghi bàn cho đội tuyển TBN mọi thời đại
- tiền đạo xuất sắc nhất UEFA Champions League ( 2000, 2001, 2002 ...)
- Cầu thủ xuất sắc nhất của Cup liên lục địa năm 1998 , bàn thắng siêu kĩ thuật trong trận đấu ở Tokyo với Vasco .
-1999 IFFHS World Goalgetter
- vận động viên thể thao nổi bật nhất Tây Ban Nha năm 2000
- Chiếc giày đồng Châu Âu ( 1999, 2000 )
- Quả bóng đồng Fifa năm 2001
- Quả bóng bạc Châu Âu năm 2001
-Top active scorer in La Liga
-Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại của UEFA Champions League
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Nguyễn Hồng Sơn - Huyền thoại màu áo đỏ

1160017971.jpg


Nơi sinh:Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịch: Việt Nam
Tên thật: Nguyễn Hồng Sơn
Vị trí: Tiền vệ (trung tâm)

CLB:
(1989)Thể công

Thành tích:
Vua phá lưới giải vô địch quốc gia (1990)
Vô địch Quốc gia (1998)
Siêu cúp Quốc gia (1998)
Quả bóng vàng (1998, 2000)
Quả bóng đồng (1996, 1999)
Cầu thủ xuất sắc nhất Tiger Cup (1998)
Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Á (tháng 8/1998)

Nhiều người biết đến cái tên Hồng Sơn như một biểu tượng đẹp về người cầu thủ tài năng, nhiều người còn biết đến cả anh trai Nguyễn Sỹ Long của anh, cũng từng là cầu thủ Thể Công. Dân nghiền bóng đá cũng không lạ gì hai người cậu của Hồng Sơn là Hoàng Gia Thắng (cựu cầu thủ Quân khu Thủ đô) và Hoàng Gia Lợi (đội trẻ Thể Công)… Nghe qua, có vẻ như anh được sinh ra trong một gia đình có truyền thống về bóng đá, nhưng sự thực không phải vậy.

Trong câu chuyện về tuổi thơ của mình, Hồng Sơn cho biết, bố anh lại không mê bóng đá, cụ say và theo đuổi nghiệp nhiếp ảnh khi có tới mấy chục năm kinh nghiệm tại hợp tác xã nhiếp ảnh Phương Đông nổi tiếng một thời.
Mẹ Hồng Sơn yêu văn nghệ, và dù bận việc kinh doanh, vẫn sinh hoạt văn nghệ nghiệp dư đều. Cả hai người đều không mặn mà lắm với việc cậu con trai cứ lông bông cả ngày ngoài đường với trái bóng.

Bố anh rất muốn Hồng Sơn nối nghiệp cha. Nhà có tới 5 con trai, mà trước đó, đứa thì làm nhạc sỹ, đứa đá bóng chuyên nghiệp, nên cụ hy vọng nhiều hơn cả vào cậu con trai thứ.
Ngày ấy, khi Hồng Sơn chỉ mới 10 tuổi, phần vì tò mò trẻ nhỏ, phần vì muốn giúp đỡ bố, cậu cũng lọ mọ chui trong phòng tối, ngắm nghía xem cha mình rửa tráng ảnh, hay lấy những mảnh kính vỡ để tạo sao, tạo hình khối cho những bức ảnh theo kiểu thủ công, hoặc khi rảnh lại ngồi cắt xén mép viền.

Thế nhưng, đó chỉ là sự quan tâm đơn thuần của trẻ nhỏ, bởi không điều gì có thể thay thế được niềm say mê được chơi bóng cùng lũ bạn trên những vỉa hè vắng vẻ hồi ấy của Hà Nội.

Thấy con ham mê quá đỗi, cha Hồng Sơn nhận ra phải có sự uốn nắn. Đánh đòn, giao thêm việc, thậm chí nhốt cả ngày ở nhà để cậu bớt lang thang, lại có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với nhiếp ảnh…, tất tần tật những cái đó đều không làm thay đổi được tình yêu với bóng đá dường như đã ăn sâu vào trái tim cậu bé.
Và rồi khi anh năn nỉ để được theo học lớp năng khiếu của Thể Công thì “trời không chịu đất, đất phải chịu trời”, bố mẹ Hồng Sơn đành đồng ý để cậu theo đuổi nghề cầu thủ.

Mãi đến bây giờ, Hồng Sơn vẫn còn nguyên cảm giác trìu mến khi nhớ lại những ngày thơ ấu: “Cũng thích nhiếp ảnh lắm chứ, kể cả bây giờ, vẫn nhớ rõ những ngày ngồi lọ mọ tập tháo, tập lắp, tập chụp những chiếc máy Nga cổ lỗ hồi xưa, nhưng vẫn thấy mình đúng đắn khi không lựa chọn nó, bởi mình không có được cái tỉ mẩn, kiên trì đúng như đòi hỏi của công việc. Được hiếu động và phóng khoáng với trái bóng mới đúng là sở thích lớn nhất của mình”.

Có thể nói Hồng Sơn có được bộ sưu tập thành tích trong nước và quốc tế nhiều nhất trong số các cựu tuyển thủ VN. Sơn “công chúa” – biệt danh của Hồng Sơn khi mới vào đội vì sự bẽn lẽn và kỹ thuật chơi bóng như múa của anh - bắt đầu được thi đấu ở đội 1 Thể Công năm 1989 và cũng ngay năm đó được gọi vào ĐTQG.

Dù xuất hiện trong màu áo đỏ Thể Công hay tuyển quốc gia, Hồng Sơn luôn thu hút người hâm mộ bóng đá đẹp vì lối chơi khéo léo, thông minh với những đường tỉa bóng vặn lưng đối phương; đặc biệt khả năng quan sát cao giúp anh có những đường chuyền bóng thường tạo cơ hội ghi bàn cho đồng đội.

Khán giả yêu bóng đá khó quên được những đóng góp của Sơn cho đội tuyển quốc gia tại SEA Games 1995 cũng như hình ảnh anh trở về nước với đôi nạng gỗ sau cuộc chiến quyết liệt ở Tiger Cup 1996.
Còn phải kể đến những bàn thắng của anh ở Tiger Cup 1998, những cú ngã điệu nghệ trong vòng cấm làm đau đầu nhiều trung vệ trong và ngoài nước...

Khi được Hãng Pepsi chọn đi dự cuộc thi thách thức giữa các siêu sao bóng đá thế giới, anh đã đoạt giải nhì chung cuộc sau năm bài động tác kỹ thuật (chuyền bóng, lừa bóng qua chướng ngại, sút phạt, tâng bóng và kỹ thuật tự do).

Hồng Sơn là cầu thủ VN hiếm hoi có mặt ở tất cả các giải đấu: Tiger Cup, SEA Games, vòng loại World Cup, vòng loại ASEAN Cup và không một tấm huy chương nào của ĐTQG những năm 1990 lại thiếu tên tiền vệ Hồng Sơn.

Hiện Sơn trở vê CLB trong vai trò huấn luyện các câu thủ đàn em.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Tinh hoa bóng đá

Hic
Ngay kể từ lúc bắt đầu cái topic Hall of Fame thì cũng ko thấy mấy anh em bàn luận về cầu thủ

Mà đúng là từ trước đến giờ, bóng đá VN em chỉ có cảm tình với mỗi Hồng sơn, ngay cả đến các đàn em hiện tại cũng chưa ai gây được ấn tượng với em như Hồng Sơn trc kia
 
Back
Bên trên