Hall of Fame

Vũ Ngọc Dương
(Ryu)

Điều hành viên
VUA PELE
500-pele.jpg


pele.jpg


PELE.JPG


__họ tên : Edson Arantes do nascimeno
__sinh ngày 21-10-1940 tại thành phố Tres Coracoes của Braxin
__khởi nghiệp với tư cách cầu thủ tại Clb Agosto banru sau năm 1956 bắt đầu chơi cho Santos trong 18 năm ,năm 1974 chuyển sang Clb Cosmos ( new york -mỹ)

__lần đầu tiên có tên trong danh sách tuyển quốc gia Braxin trong trận gặp Achentina khi chỉ còn 3 tháng nữa mới tròn 17 tuổi
__Vô địch thế giới năm 1958 tại giải bóng đá vô dịch thế giới cùng Braxin năm 1958 . làm được điều ko tưởng đầu tiên trong rất nhiều điều kì lạ mà chỉ có pele mới làm nổi : ghi bàn ở phút 87 trong trận gặp xứ Uên,mua vé cho Pháp sách vali về nước trong trận bán kết với 3 bàn thắng , lại tiếp tục ghi 2 bàn thắng vào lưới thụy điển trong trận chung kết !!!! !!!! giúp Braxin lần đầu tiên đưa cúp nữ thần vàng về nước !!!!1 điều chẳng 1 cầu thủ 17 tuổi nào làm được !!!là cầu thủ xuất sắc nhất giải này
__Ở gải vô địch bóng đá thế giới 4 năm sau Pele bị dính chấn thương ở giai đoạn đầu nhưng vẫn có tên trong danh sách các nhà vô địch bóng đá thế giới . giữ cúp nữ thần vàng ở lại Braxin thêm 4 năm nữa
__Vô địch giải bóng đá thế giới năm 1970 tại mexico , 1 mình pele chói sáng đem chiếc cúp nữ thần vàng về braxin vĩnh viễn làm của riêng !!!! là cầu thủ xuất sắc nhất ở giải này
__ghi 1283 bàn thắng trong 1362 trận đấu trên 65 nước , trong đó có 93 lần ghi 3 bàn và 31 lần ghi 4 bàn trong 1 trận đấu . tổng cộng pele có 3 danh hiệu vô địch bóng đá thế giới,2 lần là cầu thủ suất sắc nhất tại vòng chung kết cúp thế giới năm 1958 và 1970 ,đoạt cúp Libertadores cho các câu lạc bộ vô địch Nam mỹ và cúp liên lục địa năm 1962 ,đến khi chuyển sang câu lạc bộ Cosmos của mỹ lại giúp Clb này vô địch Mỹ tnawm 1977....là 1 cầu thủ hoàn hảo nhất trong lich sử bóng đá thế giới :khả năng phù phép với trái bóng ( 1 mình Pele nhận bóng từ tay thủ môn Gilma đã rê qua cả đội kể cả thủ môn đối phương đưa bóng vào lưới của Flumience trong trân. đấu diễn ra ngày 18-4-1959 giữa Santos của pele gặp Flumience) Khả năng bao quát trên sân cực giỏi với sự nhạy cảm về khoảng trống 1 cách kì lạ đã khiến cho pele có những đường chuyền sát thủ dọn cỗ cho đồng đội xơi !!!!!!!!ko những thế pele còn có khả năng bắn những cú sút làm thủ môn đội bạn run cầm cập !!!!!!! Trong trận gặp Tiệp ở Mexico 1970 thoáng thấy thủ môm Tiệp lên cao 1 chút . Pele đã "phóng" trái bóng đi từ cự li 70 m với tốc độ cực mạnh và trái bóng chỉ có thể làm thủ môn đội bạn và cả sân vận động "run" khi trái bóng chỉ cách khung thành có 3 cm!! !!!Những cầu thủ như pele bóng đá thế giới chỉ sản sinh ra 1 lần trong 100 năm.

các cầu thủ xuất chúng thường đựơc so sánh với pele.còn cầu thủ vĩ đại này khi giới thiệu về mình thường nói 1 cách giản dị : tôi là Pele
pele%20jarzinho%20BIG.jpg









Maradona

maradona.jpg

__họ tên Diego Armando Maradona
__sinh ngày 30-10-1060 tại Essquina của Achentina
__Lần đầu tiên tham gia gải hạng nhất là ngày 20-10-1976 trong màu áo Clb Achentinos Juniors gặp đội Talleres de Cordoba thua 0-1
__Lần đầu tiên vào tuyển Achentina là ngày 27-2-1977 khi được Luis Menotti - hlv Achentina gọi vào, có mặt trong trận gặp Hunggari ở Buenos Aires khi chưa đầy 17 tuổi . nhưng đã bị chính ông loại khỏi đội tuyển Achentina khi chỉ có 22 cầu thủ được Fifa cho phép đăng kí thi đấu . Maradona là 1 trong 3 cầu thủ bị loại
Tuyển Achentina vô địch thế giới trên quê hương năm 1978 mà ko có Maradona.
__Để "trả thù" Maradona thống lĩnh tuyển trẻ Achentina vô địch giải trẻ thế giới tại Tokyo năm 1979
__Espana 82 là 1 kỉ niệm buồn đối với Maradona.Tài năng của anh bộc lộ quá sớm và quá rực rỡ bởi thế nên anh trở nên quá nguy hiểm đối với các đối thủ của anh .Hậu vệ Ý Gentile đã thực hiện 1 chiến thuật đơn giản : mỗi khi Maradona có bóng thì anh ta đá vào chân Maradona cốt sao để trọng tài ko nhìn thấy. Achentina với Maradona bị khủng bố đành chập nhận thua 1--2.Đến trận gặp Braxin sự ức chế bùng lên khiến Maradona đạp thẳng vào bụng Batista và giã từ Mudial với 1 chiếc thẻ đỏ tiễn biệt sau lưng.
__Trong thời kì giữa 2 mundial , MAradona đã kịp cùng Barcelona ( Clb chi 9 triệu đô để có anh ) đoạt chức vô địch TBN
__Mexico 86 là sân khấu để 1 mình cậu bé vàng Maradona trình diễn . Trong trận đầu gặp Nam triều tiên mặc dù bị chém suốt 90' của trận đấu nhưng Maradona vẫn kịp chuyền cho đồng đội táng 3 quả vào lưới nam triều tiên.Ở tứ kết , 1mình Maradona đã "thanh toand đội Anh khi 1 mình ghi 2 bàn thắng kinh điển để đời : 1 bàn bằng bàn tay của chúa khi anh giơ tay đón bóng vào lưới . 1 bàn từ 1 pha lên bongd thần tốc loại 5 cầu thủ Anh gồm cả thủ môn Shilton đưa bóng vào lưới trước sự bàng hoàng của cả cầu thủ Anh lẫn đồng đội. Maradona lại cho bỉ đi chuyến tàu về nứớc nhanh nhất ở bán kết với 2 bàn thắng .Trong trận chung kết Maradona có 1 đường chuyền thiên tài giúp cho Burruchaga ghi bàn quyết định nâng tỉ số lên 3--2 trước Xe tăng đức . Achentina lên ngôi vô địch còn Maradona đăng quang ngôi vị Nhà vua mới của bóng đá thế giới.
__4 năm sau trên đất Ý cả thế giới lại được chứng kiến tài nghệ siêu đẳng của Maradona khi với 1 bên chân đau anh vẫn đủ sức đưa Achentina vượt qua những trậnj chiến máu lửa vòng ngoài để vào đến trận chung kết .Achentina chỉ chịu thua Đức bởi quả phạt đền đáng ngờ còn Maradona khóc như trẻ nhỏ.
__Mùa hè năm 1994 Maradona tham dự Mudial thứ 4 trong cuộc đợi tại Mỹ.Trước đó ở những trận đấu loại tình hình đội Achentina nguy cập vì thiếu Maradona,các cổ động viên kêu gọi anh quay trở lại với đội tuyển .Anh quay lại và tạo phéo màu :đội tuyển Achentina lọt vào vòng chung kết nhờ bàn thắng và những đường chuyền của Maradona.Mundial tại Mỹ đánh dấu sự loé sáng cuối cúng của 1 : tinh cầu mang tên Maradona. Sau 2 trận xuất sắc trước Hy lạp và Nigieria , Maradona bị dopinh đánh gục !!!!!! những thử nghiệm nước tiểu cho thấy anh đã sử dụng 1 món Cocktai các chất kích thích trong trận gặp Nigieria và trở thanhd cổ động viên trên khán đài bất lực nhìn đội tuyển thua trận.Achentina bị loại và thời gian trị vì ngắn ngủi của Maradona kết thúc.Có thể nói anh là 1 cầu thủ vĩ đại nhất mà thế kỷ 20 đã sản sinh cho lòai người . một cầu thủ mà khi nhắc đến tên anh người ta hiểu rằng đó là 1 niềm vui mà bóng đá đã mang lại cho con người.

Nếu có 1 người có thể sánh với Vua bóng đá Pele thì đó chỉ có thể là anh : chúa Maradona của người Achentina
8.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Roberto Baggio


baggio1.jpg


Năm 1993, Baggio giành Cup UEFA cùng Juventus và cũng trong năm đó, anh được FIFA bầu chọn là Cầu thủ hay nhất thế giới. Cũng năm đó, Baggio còn được trao danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu. Ngoài ra, anh đã đoạt hai danh hiệu Serie A, năm 1995 cùng Juventus và cùng AC Milan một năm sau đó, rồi chuyển sang thi đấu cho Bologna, Inter trước khi trở thành người của Brescia vào năm 2000. Sự nghiệp của Roberto Baggio đạt tới đỉnh cao tại World Cup 1994, nhưng cũng đã đi xuống sau cú phạt đền không thành công trước Brazil ở trận chung kết năm đó, khiến Italy phải chia tay với giấc mơ lần thứ tư vô địch thế giới. Ngày 28/4/04 tới sẽ đánh dấu lần thứ 56 và cũng là lần cuối cùng R. Baggio khoác lên mình chiếc áo đấu của tuyển Italy, trong trận giao hữu với Tây Ban Nha tại Genoa. Tiền đạo 37 tuổi này từng 27 lần làm thủng lưới đối phương, khi thi đấu ở cấp độ đội tuyển

Bravo Tóc đuôi ngựa thần
thánh :* :* :* :* :x :x :x :x

Baggio2N.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Vu Ngoc Duong đã viết:
Roberto Baggio

Năm 1993, Baggio giành Cup UEFA cùng Juventus và cũng trong năm đó, anh được FIFA bầu chọn là Cầu thủ hay nhất thế giới. Cũng năm đó, Baggio còn được trao danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu. Ngoài ra, anh đã đoạt hai danh hiệu Serie A, năm 1995 cùng Juventus và cùng AC Milan một năm sau đó, rồi chuyển sang thi đấu cho Bologna, Inter trước khi trở thành người của Brescia vào năm 2000. Sự nghiệp của Roberto Baggio đạt tới đỉnh cao tại World Cup 1994, nhưng cũng đã đi xuống sau cú phạt đền không thành công trước Brazil ở trận chung kết năm đó, khiến Italy phải chia tay với giấc mơ lần thứ tư vô địch thế giới. Ngày 28/4/04 tới sẽ đánh dấu lần thứ 56 và cũng là lần cuối cùng R. Baggio khoác lên mình chiếc áo đấu của tuyển Italy, trong trận giao hữu với Tây Ban Nha tại Genoa. Tiền đạo 37 tuổi này từng 27 lần làm thủng lưới đối phương, khi thi đấu ở cấp độ đội tuyển

Bravo Tóc đuôi ngựa thần thánh :* :* :* :* :x :x :x :x

Roberto Baggio có thể không tới Bồ Đào Nha mùa hè này, nhưng anh chắc chắn sẽ mãi là một tuyển thủ Italy được đông đảo tifosi yêu mến. Những tình cảm của khán giả dành cho anh trong trận đấu chia tay đêm qua, gặp Tây Ban Nha ở Genoa, đã chứng minh điều đó.

Sự có mặt của "tóc đuôi ngựa thần kỳ" đã làm cho một trận giao hữu trở nên ý nghĩa vô cùng. Tình cảm của hơn 30.000 khán giả trên sân Luigi Ferraris khiến cho Baggio không cầm được nước mắt. Được triệu tập lần đầu tiên sau 5 năm nhờ thiện chí của HLV Giovanni Trapattoni, Baggio đã chứng minh được rằng dù ở tuổi 37 và sắp từ giã sân cỏ, anh vẫn đủ sức trình diễn một trận đấu ở đẳng cấp cao.

"Trận đấu hôm nay rất đặc biệt, là khoảnh khắc đẹp nhất trong sự nghiệp của tôi. Đỉnh cao của cuộc đời một cầu thủ chuyên nghiệp là những bàn thắng và chiến thắng, nhưng thực sự không có gì đẹp hơn kỷ niệm ngày hôm nay. Những tiếng vỗ tay, những thông điệp ý nghĩa, những tình cảm của khán giả sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Tôi thực sự hài lòng với bản thân khi chơi trận đấu này và tôi cũng muốn cảm ơn tất cả khán giả vì những tình cảm họ dành cho tôi hôm nay, và cả ở những trận đấu tôi từng chơi", Baggio nói.

Điều đáng tiếc duy nhất của Baggio là anh đã không thể ghi bàn thắng thứ 28 trong trận đấu thứ 56 của mình ở đội tuyển quốc gia. Phút 69, anh cũng có một cơ hội, nhưng rất tiếc đã không thành công. "Tôi không nghĩ sẽ chơi tới phút 86. Có lẽ HLV trưởng muốn để tôi góp mặt càng lâu càng tốt và ghi bàn, nhưng rất tiếc bàn thắng đã không đến".


Chiếc áo thiên thanh số 10 của Baggio.
Hàng loạt những banner được treo trên sân vận động ca ngợi sự nghiệp thể thao của Baggio: "Cả thế giới này cảm kích anh, châu Âu hâm mộ anh và Italy sẽ không bao giờ quên anh - Chào mừng anh đã trở lại, Roby Baggio". Còn một biểu ngữ khác thì viết: "Không còn Baggio trên thế giới này, bóng đá không đáng một xu".

Tình cảm của các đồng đội với Baggio

Roberto Baggio đã nhận băng đội trưởng khi hậu vệ Fabio Cannavaro rời khỏi sân vào giờ nghỉ. "Khi Cannavaro ra sân, đáng lẽ chiếc băng đội trưởng phải được trao cho Panucci nhưng cậu ấy đã nhường lại cho tôi, và tôi đã kết thúc sự nghiệp quốc tế của mình trong vai trò một người đội trưởng. Đó là một cử chỉ không thể đẹp hơn", Baggio nói.

Người ghi bàn cho Italy, Christian Vieri, nói: "Đây là một trận đấu tuyệt vời, hơn tất cả, đó còn là một bữa tiệc bóng đá. Baggio vẫn rất xuất sắc, mọi người có thấy điều đó không?".

Trapattoni đã né tránh câu hỏi về tương lai của Baggio, nhưng ông nói: "Tôi đã thấy anh rời sân với những giọt nước mắt. Anh ấy yêu bóng đá còn hơn cả cuộc sống của chính mình và anh cũng đã chơi hết mình trong trận đấu này. Tương lai của Baggio chưa rõ ràng, nhưng tôi luôn biết Baggio ở đâu. Anh ấy vẫn đang luyện tập cách tôi 70 km".


(theo AFP, Reuters)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Zinedine Zidane

Zidane_14A.jpg





Zidane sinh ngày 23/6/1972, từng khoác áo các CLB Cannes, Bordeaux, Juventus, trước khi đầu quân cho Real Madrid. Tiền vệ này góp công lớn giúp Juventus hai lần vào tới chung kết Champions League các năm 1997, 1998 nhưng đều không thể đoạt danh hiệu. Phải tới năm 2002, anh mới được tận hưởng vị ngọt của ngày đăng quang ở đấu trường số một châu Âu cấp CLB, trong màu áo của Real Madrid. Trong trận chung kết Champions League 2002, Zidane đã ghi một trong những bàn thắng đẹp nhất lịch sử bóng đá, bằng cú vôlê làm cháy lưới Leverkusen, góp phần giúp Real thắng 2-1. Ở cấp đội tuyển, Zizou cũng khẳng định được tài năng vượt bậc, với kỹ thuật cá nhân siêu hạng và lối đá sáng tạo. Anh đã góp công lớn giúp Pháp vô địch World Cup 1998, đích thân ghi hai bàn mang lại chiến thắng 3-0 trước Brazil ở trận chung kết giải đó. Hai năm sau, anh lại trở thành linh hồn của đội quân áo lam trong chiến dịch chinh phục thành công ngôi vô địch EURO 2000. Hồi tháng 12 năm ngoái, Zidane lần thứ ba được bầu là Cầu thủ hay nhất thế giới của FIFA..

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Theo kết quả cuộc bầu chọn do đài phát thanh BBC Five Live tiến hành, tiền vệ người Pháp lại vượt qua tất cả các huyền thoại bóng đá khác để đứng đầu danh sách cầu thủ châu Âu hay nhất mọi thời đại. Zidane được 12% tổng số phiếu của các thính giả.


Trước đây, trong cuộc bình chọn cầu thủ châu Âu hay nhất 50 năm qua, do UEFA tổ chức, Zidane cũng là nhân vật số một. Điều này chứng tỏ tài năng của cầu thủ đang khoác áo Real Madrid được người hâm mộ cực kỳ ngưỡng mộ. Theo thể lệ, BTC đưa ra một danh sách 40 cầu thủ và người nghe sẽ chọn ra từ đó 5 gương mặt mà họ cho là xứng đáng nhất.

Xếp thứ nhì trong danh sách là huyền thoại Hà Lan, Johan Cruyff, tiếp đó là George Best. David Beckham không có mặt trong top 40. Danh thủ Bobby Moore đứng thứ 8, vị trí cao nhất dành cho một hậu vệ. Đây cũng là cầu thủ Anh xếp cao nhất.

Giống như bất kỳ cuộc bầu chọn nào, danh sách này cũng tỏ ra không đầy đủ. CĐV Bulgaria chắc chắn chẳng thể hài lòng khi ngôi sao sáng nhất Stoichkov bị gạt ra ngoài lề. Tương tự là trường hợp của Oleg Blokhin (Ukraina) hay Michael Laudrup.

Kết quả:

1. Zidane (Pháp) 12%
2. Cruyff (Hà Lan) 10%
3. Best (Bắc Ireland) 8%
4. Van Basten (Hà Lan) 6%
5. Henry (Pháp) 5%
6. Platini (Pháp)
7. Beckenbauer (Đức)
8. Moore (Anh)
9. Eusebio (Bồ Đào Nha)
10. Puskas (Hungary)
11. Maldini (Italy)
12. Baggio (Italy)
13. Di Stefano (Tây Ban Nha)
14. Charlton, Bobby (Anh)
15. Schmeichel (Đan Mạch)
16. Dalglish (Scotland)
17. Charles (Xứ Wales)
18. Keane (Ireland)
19. Gullit (Hà Lan)
20. Baresi (Italy)
21. Banks (Anh)
22. Law (Scotland)
23. Matthews (Anh)
24. Yashin (Nga)
25. Raul (Tây Ban Nha)
26. Matthaus (Đức)
27. Figo (Bồ Đào Nha)
28. Zoff (Italy)
29. Hagi (Romania)
30. Edwards (Anh)
31. Muller (Đức)
32. Nedved (Czech)
33. Rummenigge (Đức)
34. Finney (Anh)
35. Kocsis (Hungary)
36. Fontaine (Pháp)
37. Boniek (Ba Lan)
38. Gento (Tây Ban Nha)
39. Seeler (Đức)
40. Kopa (Pháp)

(theo BBC)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Con nhện đen LEV YASHIN

s_yashin_i.jpg


Có 1 sự thống nhất cao độ trong giớI hâm mộ bóng tròn, hễ nhắc đến “Vua bóng đá” thì đó phảI là Pele, còn nhắc đến Thủ môn xuất sắc nhất thì phảI là Lev Yashin. Lev Yashin(cũng viết Yachine) là ngườI đã lập nên những chuẩn mực cho 1 thủ môn hiện đạI ngày nay, là 1 tài năng độc nhất vô nhị. Ông là 1 trong những thủ môn đầu tiên đã mở rộng tầm hoạt động bao trùm khắp khu vực 5m50 và thậm chí là 16m50. Ông cũng là thủ môn tiền phong thực hiện những cú phát bóng ra ngoài vùng cấm địa theo đủ phương cách. Phương Tây biết đến Yashin qua các biệt danh “The Black Spider” (Con nhện đen) hay “The Black Octopus”(Bạch tuộc đen)(do Yashin luôn mặc quần áo thủ môn màu đen). Còn ngay tạI Liên Xô , Yashin được gọI là “Sư tử”(“Lev” trong tiếng Nga có nghĩa là Sư tử). 1 điều ít ai biết là trên danh nghĩa giấy tờ thì Yashin là sĩ quan cảnh sát, do độI Dinamo của ông trực thuộc Bộ nộI vụ Liên Xô.


Lev Ivanovich Yashin sinh ngày 22 tháng 10 năm 1929 tạI Moskva trong 1 gia đình công nhân. Năm 13 tuổI, ông đi làm thợ tiện tạI công xưởng Krasnyi Bogatyr và tham gia đội bóng đá thiếu niên của xưởng này. Năm 1949, ông được HLV A.I. Chernyshov mờI về CLB chuyên nghiệp Dinamo(cũng viết Dynamo) Moskva. Dinamo lúc bấy giờ quản lý 2 độI thể thao: 1 độI bóng đá và 1 độI khúc côn cầu trên băng, và Yashin trấn giữ khung thành cho…cả 2 đội.(Thật ra Yashin thích đá tiền đạo nhưng do có chiều cao tốt nên bị Chernyshov “nhét” vào khung gỗ) Tuy nhiên, sau khi giành chức vô địch khúc côn cầu toàn liên bang vào năm 1953, Yashin từ giã môn này để chuyên tâm vào bóng đá.

Lần đầu tiên Lev Yashin ra sân chính thức trong màu áo độI bóng đá Dinamo Moskva là vào ngày 6 tháng 7 năm 1950, thay thế cho thủ thành đàn anh là “Cọp vằn” Aleksei Khomich. Lev Yashin thi đấu cho độI bóng đá Dinamo Moskva 22 mùa bóng, chơi tổng cộng 326 trận tạI giảI VDQG, giữ kỷ lục cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất tạI Liên Xô. Trong 326 trận kể trên, ông chỉ để lọt lướI 255 bàn, bình quân 0.78 bàn 1 trận.Ông giành 5 chức VDQG vào các năm 1954,1955,1957, 1959, và 1963, 5 lần hạngnhì(1956,1958,1962,1967,1970), 1 lần hạng 3(1960). Ông cũng vô địch Cúp Quốc gia 3 lần vào các năm 1953, 1967, và 1970. Tạp chí “Ogonyok” 3 lần trao tặng Yashin danh hiệu thủ môn số 1 toàn Xô Viết (1960,1963,1966) và 1 lần danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Xô Viết(1963).

Năm 1963, Lev Yashin lập 1 kỷ lục tuyệt vờI: 22 trận không lọt lứơi tạI giảI VDQG. CuốI mùa giảI ấy, ông lập thêm1 kỷ lục khác: Thủ môn để thua ít bàn nhất trong 1 mùa bóng: trong 27 trận chỉ thua có 6 bàn. CHính 2 thành tích này đã đem đến cho Yashin danh hiệu Quả Bóng Vàng châu Âu do tạp chí France Football trao tặng. Trong suốt chiều dài lịch sử của GiảI thưởng Quả Bóng Vàng từ năm 1956 cho đến tận ngày nay, Yashin là thủ môn đầu tiên và duy nhất được vinh danh. Thêm vào đó, ta nên lưu ý rằng ngoài năm 1963 ra thì Yashin còn có 5 lần trở thành thủ môn được xếp hạng cao nhất trong top 50 thường niên của France Football(1956 và1960:hạng 5,1961:hạng 4, 1964:hạng 8, 1966:hạng 7), tức là 5 lần đoạt giảI thủ môn xuất sắc nhất châu Âu 1 cách không chính thức.

ThờI kỳ có Yashin cũng là thờI kỳ hoàng kim của bóng đá Xô Viết. Tổng cộng Yashin khoác áo tuyển quốc gia 78 trận, lọt lướI 72 bàn(có tư liệu viết 70), bình quân 0.92 bàn 1 trận. Cùng vớI các đồng độI như Ivanov(đồng vua phá lướI World Cup 1962), Streltsov, Netto, ông đưa đôi tuyển Liên Xô đến vớI chức vô địch Olympic Melbourne 1956, vô địch Euro 1960, hạng nhì Euro 1964, 3 lần dự World Cup vào các năm 1958,1962,1966, trong đó năm 1966 đứng hạng 4. World Cup 1962 là 1 kỷ niệm buồn vớI Yashin khi ông để thua nhiều bàn khá ngớ ngẩn, đặc biệt là 4 trái trong trận Liên Xô-Colombia 4-4. Nhưng các năm 1958 và 1966 thì ông chứng tỏ 1 phong độ tuyệt vờI, khó ai sánh được. Để tưởng thưởng Yashin, năm 1968, nhà nước Liên Xô trao tặng ông huân chương Lenin, huân chương cao quý nhất của chế độ Xô Viết.

Ngày 27 tháng 5 năm 1971, sau trận đấu chia tay tạI Moskva giữa Dinamo và độI tuyển Ngôi sao Thế giới, Lev Yashin từ giã sân cỏ. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông thi đấu tất cả 438 trận (cho cả Dinamo lẫn độI tuyển Liên Xô), trong đó 207 trận(47% số trận) giữ sạch lướI, 1 kỷ lục quốc gia. Theo những thống kê không chính thức thì ông có đến hơn 150 lần phá được penalty.

Năm 1990, Lev Yashin phảI lên bàn mổ, và sau đó qua đờI vì biến chứng hậu phẫu vào ngày 20 tháng 3, thọ 70 tuổi. Năm 1994, để tưởng nhớ ông, FIFA đặt ra giảI thưởng Lev Yashin giành cho thủ môn xuất sắc nhất mỗI kỳ World Cup. Vào năm 2000, Yashin được vinh danh là thủ môn xuất sắc nhất châu Âu và thế giớI của thế kỷ 20. Còn riêng ở Liên Xô-Nga, ông không chỉ là thủ môn hay cầu thủ bóng đá, mà là vận động viên thể thao vĩ đạI nhất thế kỷ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Chú chim nhỏ" Garrincha
20030902-garrincha-01.jpg



Vua bóng đá của thế giới không ai khác là Edson Arantes Do Nascimento, tức Pele.Song nếu bạn hỏi ai là kỹ thuật gia số 1 thế giới mọi thời đại(the greatest dribbler in soccer history) thì đó lại là Garrincha. Tại Brazil, rất nhiều fan hâm mộ cho rằng tài năng của Garrincha không hề thua kém Pele.

tên thật Manuel francisco dos Santos,Garrincha sinh ngày 28-10-1933 tại Pau Grande, Brazil.Khi cậu bé Manuel còn nhỏ, không ai nghĩ đó lại là 1 cầu thủ tương lai, đơn giản vì chân cậu bị thọt. (theo 1 số tư liệu thì chân phải của Garrincha dài hơn chân trái đến...8cm).Sau khi giải phẫu, cặp chân của Garrincha có khá hơn, song vẫn bị vẹo.

khởi nghiệp tại CLB địa phương Pau Grande, nhưng không lâu sau đó Garrincha đã tìm đến thử việc tại CLB danh tiếng Botafogo.Người ta thử thách Garrincha bằng cách cho anh thi tài với hậu vệ đội trưởng Botafogo khi đó. Sau 15 phút quần cho chàng đội trưởng bở hơi tai, garrincha đã chinh phục toàn bộ ban huấn luyện của đội bóng.Thật ra vì thọt chân, kỹ thuật của garrincha không được đa dạng cho lắm, anh chỉ có 2 tuyệt chiêu là cú "đảo người vặn sườn" và cú "xỏ kim" qua giữa 2 chân đối phương. Có điều là 2 kỹ thuật này đã được khổ luyện đến mức siêu đẳng, hầu như không ai cản được. Ngoài ra, cũng như Didi,garrincha còn có sở trường đá phạt trực tiếp "lá vàng rơi"

tên tuổi của garrincha sau này gắn liền với Botafogo, cũng như Pele với Santos. Tổng cộng garrincha chơi cho Botafogo 581 trận, ghi 232 bàn, đoạt chức vô địch bang Carioca 3 lần (57,61,62), vô địch liên bang Rio-Sao Paolo 2 lần (62,64).


Năm 24 tuổi, garrincha được khoác áo tuyển Brazil lần đầu tại Copa America 1957.1 năm sau đó,ông cùng đội tuyển Brazil đăng quang ngôi vô địch thế giới lần đầu tiên. Tại Thụy Điển 1958, Brazil đã trình diễn đội hình chiến thuật 4-2-4 làm say đắm lòng người, với 4 tiền đạo siêu hạng là Pele,Zagallo, Garrincha,Vava.

Tuy thế, đỉnh cao sự nghiệp Garrincha là tại World Cup 1962, người ta gọi đó là World Cup của riêng Garrincha. Năm đó, Pele bị chấn thương ngay từ trận thứ 2 và đóng vai khán giả suốt giải, mọi gánh nặng đều dồn lên vai "chú chim nhỏ".Garrincha bắt đầu chứng tỏ tài năng trong trận đấu với Tây Ban Nha.Trận Brazil-Tây Ban Nha là lần duy nhất "2 chiếc chân trái huyền thoại" của bóng đá thế giới ferenc Puskas và garrincha gặp nhau.Rốt cuộc garrincha đã dành thắng lợi, đường chuyền tuyệt đẹp của ông tạo cơ hội cho Amarildo(thay thế cho Pele) ghi bàn đưa Brazil vào tứ kết.

garrincha sau đó tiếp tục tỏa sáng với 2 bàn vào lưới Anh và 2 bàn vào lưới Chile tại tứ kết và bán kết. Trong trận bán kết với chủ nhà Chile, ông bị đuổi khỏi sân.Tuy nhiên do sức ép của tổng thống Brazil, cộng thêm luật lệ còn lỏng lẻo của FIFA khi đó, Garrincha vẫn được thi đấu chung kết với Tiệp Khắc.Trận chung kết kết thúc với tỷ số 3-1 nghiêng về Brazil. Garrincha kết thúc giải với 4 bàn thắng, nhận danh hiệu "đồng vua phá lưới" với đồng đội Vava, Ivanov(Liên Xô) và Jerkovic(Nam Tư).

Tổng cộng Garrincha chơi cho Brazil 60 trận, thắng 52, hoà 7.Trận thua duy nhất của ông với đội tuyển Brazil là ở World Cup 1966 tại Anh. Năm 1966, Brazil do đã 2 lần liên tiếp vô địch thế giới nên trở nên tự mãn, và họ đã phải trả giá với thất bại cay đắng ngay vòng 1.

Cũng từ năm 1966, do những chấn thương liên tiếp, garrincha không bao giờ tìm lại được phong độ như trước kia, Ông lần lượt chơi cho Corinthians,Aj Barranquilla(Colombia),Flamengo, và Red Star paris(Pháp) trước khi giã từ sân cỏ năm 1973.

Nhiều fan Brazil cuồng tín garrincha không chỉ vì tài năng mà còn vì cá tính nghệ sỹ và ngạo nghễ của ông. Người ta kể rằng có lần Garrincha đã lưà bóng qua thủ môn đội bạn nhưng không sút mà dừng bóng để chờ hậu vệ đối phương về cản phá. Đến khi hậu vệ xông tới, ông bình thản thực hiện cú đảo người sở trường, khiến anh chàng kia mất đà bay luôn vào lưới, Sau đó, garrincha mới từ từ "đi" vào khung thành...Có thể nói lừa bóng là 1 niềm vui bất tận của Garrincha, và lấy đưọc bóng trong chân ông là 1 nhiệm vụ cực kỳ khó đối với bất cứ ai.1 trong những bức anh nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá đã chụp đưọc cảnh...8 cầu thủ đối phương bao vây 1 mình Garrincha.

Nhưng chính vì lối sống phóng túng nên garrincha đã phải trả giá.trong khi Pele vưà đá bóng vừa kinh doanh, garrincha phung phí tất cả những đồng tiền ông kiếm được, để đến khi từ giã sân cỏ thì không có gì trong tay, thậm chí không có tiền mua vé đi xem đá bóng.Ông cũng mắc tật nghiện rượu nghiện còn nặng hơn George Best nữa. Chính rượu đã hủy hoại lá gan của garrincha. ông mất năm 1983 do ung thư gan
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Alfredo Di Stefano. : Mũi tên vàng

stefano.jpg



Vào năm cuốI của thế kỷ 20, FIFA đã tổ chức 2 cuộc bầu chọn Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Thế Kỷ. Trong cuộc bầu chọn giành cho ngườI hâm mộ, Diego Maradona đứng hạng nhất. Tuy nhiên, trong cuộc bình bầu của các chuyên gia bóng đá hàng đầu thế giớI, anh chỉ về đích thứ 3. Xếp dướI Pele và trên Maradona, không ai khác, chính là “Mũi Tên vàng”(Blonde Arrow) Alfredo Di Stefano.

Di stefano có thể nói là 1 cầu thủ đa quốc tịch. Tuy đã lần lượt khoác áo 3 độI tuyển khác nhau là Argentina, Colombia và Tây Ban Nha, ông thực chất lạI là 1 ngườI Ý. Cha mẹ của Stefano từ Ý di cư sang Buenos Aires, thủ đô Argentina và làm chủ 1 nông trạI nhỏ tạI đây. Chính tạI nông trạI này, Stefano chào đờI vào ngày 4 tháng 7 năm 1926.

Ngay từ nhỏ, Stefano đã bộc lộ năng khiếu đá bóng, ông luôn mơ uớc đến 1 ngày sẽ được chơi ở vị trí trung phong, giống như thần tượng của mình là Arsenio Erico, cầu thủ huyền thoạI trong lịch sử Independiente. Năm 12 tuổI, ông gia nhập độI bóng trẻ Los Cardales. Năm 15 tuổI được tuyển vào độI hình 2 của River Plate, và chỉ 1 năm sau được thăng lên độI 1.

River Plate lúc ấy có biệt danh Cỗ Máy, qui tụ hầu hết các ngôi sao của Argentina. Chàng tiền đạo trẻ Stefano không sao cạnh tranh nổI vị trí vớI “Nhạc trưởng” Adolfo Pedernera và bị đem cho các câu lạc bộ nhỏ mượn. MãI đến năm 1947, River mớI gọI Stefano trở lạI, sau khi đã bán Pedernera cho Atlanta. Trong muà bóng năm đó, Di Stefano giữ vị trí trung phong, được hỗ trợ bởI 2 tiền đạo cánh tuyển thủ quốc gia là Moreno và Labruna. Bộ ba tiền đạo này đã đem đến 1 sức mạnh tàn phá cho River, CLB ghi trung bình mỗI trận ba bàn thắng và kết thúc mùa bóng vớI ngôi vị quán quân. Di Stefano lần đầu lên ngôi vua phá lướI vớI 27 bàn trong 30 trận.

Cũng trong năm 1947, Stefano được gọI vào độI tuyển quốc gia và tham dự Copa America (GiảI VD Nam Mỹ) vớI tư cách dự bị. Nhưng chấn thương của đàn anh Pontoni ngay trận đấu đấu đầu tiên đã đem lạI cơ hộI cho “Mũi tên vàng” thể hiện mình. Ông ghi được 6 bàn trong 6 trận tạI Copa America kỳ đó và đem về chiếc cúp vô địch cho Argentina. Bản thân ông đứng thừ 2 trong danh sách Vua phá Lươí, sau Falero của Urugoay.

Năm 1949, 1 cuộc tổng đình công của giớI cầu thủ lan rộng khắp Argentina. Những ngôi sao hàng đầu của nước này đều tự ý rờI bỏ CLB để sang thi đấu tạI quốc gia Colombia láng giềng. Stefano, cùng 2 đồng độI cũ tạI River là “Nhạc trưởng” Adolfo Pedernena và Nestor Rossi, cùng đầu quân cho Millonarios. Bộ ba Argentina này đã đưa Millonarios 4 lần liên tiếp VDQG Colombia từ 1949 đến 1953. Trong thờI gian 4 năm ngắn ngủi thi đấu ở Colombia, Di Stefano cũng kịp ghi được đến 267 bàn trong 292 trận, 2 lần giành danh hiệu Vua Phá LướI (1951: 31 bàn; 1952: 20 bàn), trở thành cầu thủ ghi nhiều bàn thắng đứng thứ 2 trong suốt chiều dài lịch sử của Millonarios. Ông cũng được gọI vào độI tuyển Colombia, nhưng vì độI này thi đấu quốc tế quá ít nên tổng cộng ông chỉ bảo vệ “màu cờ sắc áo” cho họ được 4 lần. Cho đến năm 1953, Stefano được coi là Vua Bóng Đá Châu Mỹ, nhưng như thế vẫn là chưa đủ, vì rồI đây ông sẽ tiếp tục trở thành Vua Bóng Đá Châu Âu.

(con tiep)


Năm 1953, Millonarios du đấu tạI Tây Ban Nha. Phong độ tuyệt vờI của Stefano đã gây chấn động “ xứ sở bò tót”, và ngay lập tức Real Madrid lẫn Barcelona đều lao vào tranh giành chữ ký của ông. Trong khi Barca thương lượng vớI River Plate thì real đàm phán cùng Millonarios. Đến đây thì mọI việc rốI tung lên, vì tuy Millonarios là độI bóng hiện tạI của Stefano, nhưng việc ông tự ý chuyển đến CLB này lạI là bất hợp pháp, do đó trên lý thuyết thì ông vẫn thuộc về River Plate. Real và Barca kiện cáo lẫn nhau, để rồI rốt cuộc phán quyết đưa ra rằng Stefano thuộc về cả 2, ông phảI thi đấu cho Real và Barca lần lượt mỗI độI 1 muà. Tuy vậy, Barca không hài lòng vớI quyết định trên và họ quyết định bán đứt luôn Stefano cho Real. Đây chính là sai lầm thế kỷ của Barca và họ chẳng phảI đợI lâu để mà hốI tiếc. Ngay trong trận Real-Barca đầu tiên mà mình tham dự, Stefano đã ghi 1 mạch 4 bàn thắng, đem lạI chiến thắng chung cuộc 5-0 cho Real. Muà bóng đầu tiên tạI TBN của Stefano kết thúc vớI chức VDQG và danh hiệu Vua Phá LướI (27 bàn/30 trận). Cũng từ đây, Stefano chính thức soán ngôi Kubala của Barca dể trở thành cầu thủ số 1 La Liga.

Trong thập niên 50, chủ tịch Real là ngài Santiago Bernabeu đầy tham vọng. Mục tiêu của Bernabeu là xây dựng 1 độI hình ước mơ để thống trị toàn Âu Châu. Cùng năm vớI vụ chuyển nhượng Stefano, ngài chủ tịch mua liên tiếp 2 ngôi sao khác. Thứ nhất là đồng hương Argentina của Stefano: Hector Rial từ Santa Fe. Thứ 2 là Paco Gento, ngườI sau này nắm giữ kỷ lục là cầu thủ duy nhất 6 lần đoạt cúp C1. ĐộI hình ước mơ của Bernabeu chính thức hoàn tất năm 1958 vớI 4 cuộc chuyển nhượng “không tưởng”. 4 nhân vật mớI là hậu vệ thép của Urugoay Jose Santamaria, “Thiếu tá thần tốc” Ferenc Puskas, thủ lĩnh độI tuyển vàng Hungary( Xem bài về Puskas trong forum ĐộI Hình Tiêu Biểu Champions League), thủ quân Brazil vô địch thế giớI Didi, và Raymond Kopa, cầu thủ số 1 nước Pháp thờI kỳ “tiền Platini”. Stefano, Puskas, và Kopa bấy giờ được coi là 3 Ông Vua Của Bóng Đá Thế GiớI, và khi 3 vua tụ lạI cùng 1 độI thì đương nhiên độI bóng ấy trở thành bất khả chiến bại.

Bóng đá châu Âu thờI ấy không thiếu anh tài. Có thể kể ra Barca vớI Kubala, Louis Suarez , cùng cặp bài trùng Hungary: Hidegkuti và Sandor Kocsis( vua phá lướI World Cúp 1954). Manchester United vớI Bobby Charlton và Duncan Ewdards( tử nạn trong thảm họa Munich). AC Milan vớI nhà vô địch thế giớI Urugoay Juan Schiaffino, siêu sao Thụy Điển Nils Liedholm, cũng như hậu vệ Cesare Maldini. Reims vớI Cỗ Máy Làm Bàn Just Fontaine (Vua phá lướI World Cup 1958). Tuy thế Real vẫn ở trên tất cả.

Trên “chiến trường” quốc nộI, Di Stefano đã đem về cho Real tổng cộng 6 chức VDQG(54,55,61,62,6,64) 1 cúp QG(1962). về danh hiệu cá nhân, ông đã 5 lần liên tiếp đoạt danh hiệu Vua Phá LướI TBN( 1954:27 bàn/30 trận, 1955: 23/30, 1956: 24/30,1957: 31/30, 1958: 19/30, 1959: 23/30), 5 lần được bầu chọn là Vận Động Viên Thể Thao Số 1 Tây ban Nha(57,59,60,62,64). Tổng cộng ông đã ghi cho Real 228 bàn trong 282 trận tạI La Liga, đứng thứ 3 trong danh sách Vua Phá LướI Liga mọI thờI đạI, sau Hugo Sanchez và Zarra. Nhưng phảI lưu ý rằng Stefano chỉ đến TBN khi đã 27 tuổI, nếu khởI nghiệp sớm hơn tạI La Liga thì số bàn thắng của ông chắc chắn phảI vượt xa 2 cầu thủ trên.

Tuy thế, thành tích của Stefano tạI Châu Âu còn ấn tượng hơn. Real vớI độI hình 4-2-4 và bộ tứ tiến đạo Stefano-Rial-Kopa-Gento không hề gặp 1 đốI thủ nào tương xứng. họ liên tiếp đoạt 5 cúp C1 từ 1956 tớI 1960, và cho đến nay, Stefano vẫn giữ kỷ lục là cầu thủ duy nhất ghi được bàn thắng trong 5 trận chung kết C1. Ông lần lượt sút thủng lướI Reims trong trận chung kết năm 1956, Fiorentina năm 1957, AC Milan năm 1958, Reims năm 1959 và Eintracht Frankfurt năm 1960. Trận chung kết cúp c1 năm 1960 được coi là hay nhất trong lịch sử, Frankfurt của Đức, trước đó vừa đánh bạI Glasgow Rangers vớI tổng tỷ số 12-4, đã đạI bạI 3-7. 7 bàn của Real thì 3 do Di Stefano và 4 do Puskas.

TạI đấu trường c1, Di Stefano cũng 2 lần đăng quang Vua Phá LướI (1958 10 bàn và 1962 7 bàn) và giữ kỷ lục Vua Phá LướI C1 mọI thờI đạI vớI 49 bàn. Thành tích nổI bật cũng đem lạI cho ông 2 danh hiệu Quả Bóng Vàng châu Âu vào các năm 1957 và 1959( Năm 1958 QBV thuộc về Kopa). Ngoài ra, Stefano còn cùng vớI Real giành được Cúp Liên Lục Địa 1960 sau khi đánh bạI nhà vô địch Copa Libertadores: Penarol.

Tuy là mưa làm gió tạI đấu trường CLB, nhưng sự nghiệp quốc gia của Stefano lạI không suôn sẻ. Ông khoác áo tuyển quốc gia 41 trận, 6 cho Argentina( 6 bàn), 4 cho Colombia, và 31 cho TBN( 23 bàn), nhưng lạI chưa bao giờ dự World Cup. ThờI gian Stefano khoác aó Argentina thì không có World Cup diễn ra, lúc ở Colombia thì độI này lạI quá yếu không thể vào được vòng chung kết. RồI vì quá khứ lộn xộn từng đá cho cả Argentina lẫn Colombia, trong thờI gian đầu tạI TBN, liên đoàn bóng đá không cho phép triệu tập ông vào độI tuyển. Mãi đến năm 1962, khi đã 36 tuổI, Stefano mớI có cơ hộI lần đầu dự World Cup, nhưng ngay trước khi giảI diễn ra thì ông lạI chấn thương. Nhiều ngườI cho rằng nếu có cơ họI trổ tài tạI giảI VDTG thì giờ đây, ngườI được bầu chọn là Vua Bóng Đá phảI là Stefano chứ không phảI Pele.

Sau năm 1960, đế chế Real không còn mạnh như trước. Stefano vẫn dẫn dắt Real lọt vào 2 trận chung kết cúp C1 năm 1962 và 1964, nhưng cả 2 lần đều thất bại. Trận chung kết cúp C1 năm 1964 vớI Inter là lần cuốI cùng Stefano chơi cho Real. Sau đó, ông chuyển sang chơi 2 muà giảI cho Espanyol, ghi được 19 bàn tạI đây. Năm 1966, Stefano từ giã bóng đá ở tuổI 40, để lạI sau lưng 1 sự nghiệp lẫy lừng với 893 bàn thắng. Số bàn thắng Stefano ghi được chỉ kém có Arthur Friedenreich và Pele của Brazil, và Binder của Áo.

Sau khi từ giã bóng đá, Stefano chuyển sang công tác huấn luyện. Ông dẫn dắt Boca dành chức VDQG Argentina năm 1970, River Plate VQDG năm 1981. VớI Valencia, ông giành chức VD Liga năm 1971 và cúp C2 1980.Ngoài ra, ông còn huấn luyện Sporting Lisbon vào muà 74-75, cũng như 2 lần tạm cầm quyền Real Madrid trong thờI gian ngắn vào các mùa 83-83 và 90-91. Hiện nay, Stefano là chủ tịch danh dự của Real.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

BOBBY MOORE thủ quân trẻ nhất,giỏi nhất
winners.jpg


-Thông tin cá nhân:
Tên đầy đủ: Robert Frederick Chelsea Moore
Ngày tháng năm sinh: 12-04-1941
Mất ngày 24/02/1993
Nơi sinh: Barking, Anh
Quốc tịch: Anh
Gia đình:
- Kết hôn với Tina Dean ngày 30/06/1962, ly hôn ngày 06/01/1986
- Kết hôn với Stephanie Moore 04/12/1991
Website: www.bobbymooreonline.co.uk
Nghề nghiệp
Vị trí thi đấu trên sân: Hậu vệ
Sở trường:
Từng làm nhà bình luận bóng đá trên đài Capital Gold năm 1990
Các CLB đã từng khoác áo - Số lần ra sân - Số bàn thắng ghi được:
1958 - 1974: West Ham - 641 lần - 27 bàn thắng (League - 544 - 24 bàn, F.A Cup - 36, League Cup - 49 - 3 bàn, Europe - 13)
- Trận đấu đầu tiên cho CLB: 08/09/1958 (gặp Man Utd)
- Trận đấu cuối cùng cho CLB: 09/03/1974 (gặp Plymouth Argyle)
1974- 1977: Fulham - 150 lần - 1 bàn thắng (League - 124, F.A Cup - 15, League Cup - 11)
- Trận đấu đầu tiên cho CLB: 19/03/1974 (gặp Middlesborough)
- Trận đấu cuối cùng cho CLB: 14/05/1977 (gặp Blackburn Rovers)
Số lần khoác áo đội tuyển Quốc gia - Số bàn thắng ghi được (Tính đến hết ngày../../....)
108 lần - 2 bàn thắng
Tham gia 3 kỳ WC liên tiếp: 1962-1970
Cầu thủ đội trưởng trẻ nhất của đội tuyển quốc gia trong lịch sử bóng đá Anh (lúc 22 tuổi)
90 lần đeo băng đội trưởng ĐT Anh
- Trận đấu đầu tiên trong màu áo ĐTQG: 20/05/1962 (gặp Peru)
- Trận đầu đầu tiên đeo băng đội trưởng ĐTQG: 20/05/1963 (gặp Czechoslovakia, trận thứ 12 cho ĐTQG)
- Lần thứ 100 khoác áo ĐTQG: 14/02/1972 (gặp Scotland)
- Trận đấu cuối cùng trong màu áo ĐTQG: 14/11/1973 (gặp Italy)
Chuyển nhượng:
14/03/1974 : Từ West Ham sang Fulham: £25.000
Thành tích đạt được:
Cùng ĐTQG:
- Vô địch World Cup 1966
- Huy chương đồng Euro 1968
Cùng West Ham:
- FA Cup 1964
- Cúp Châu Âu C2 1965
Cùng Fulham:
- Á quân FA Cup 1975
- Cầu thủ xuất sắc nhất nước Anh 1964
- Cầu thủ xuất sắc nhất ửỬold Cup 1966
- Hammer Of The Year: 1961, 1963, 1968, 1970
- Tên của Bobby Moore được đưa vào Toà nhà danh vọng (Hall of Fame) của FIFA
- Được nhận Huân chương O.B.E của Hoàng gia Anh ngày 01/01/1967
- Nhân vật có có tính nhất do BBC bình chọn mùa hè năm 1966
Chấn thương:
- Phẫu thuật ung thư ruột kết ngày: 22/04/1991
Sự nghiệp HLV:
Các CLB từng huấn luỵên:
12/12/1979- 1981: Oxford City
1983: Eastern Athletic
03/1984- 05/1986: Southend
 
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Zico Pele trắng của Brazil ?
zico.jpg


Tên đầy đủ: Antunès Coimbra, Arthur
Ngày Sinh: 03-03-1953 tại Flamengo
Vị trí : Tiền đạo ,tiền vệ tấn công.
Thành tích:
- Đội tuyển quốc gia : 89 lần được tuyển từ năm 1976 đến 1989, ghi 66 bàn thắng; hạng 3 Cúp Thế giới 1978.
- Câu lạc bộ : Flamengo (1967-1983), đoạt Cúp Libertadores năm 1980, đoạt Cúp Liên lục địa năm 1981, vô địch Braxin năm 1980, 1981 và 1983, vô địch bang Rio năm 1974, 1978, 1979, 1981 và 1983 ; Udinese (1983-1985); Flamengo (1985-1989), vô địch Braxin năm 1987, vô địch bang Rio năm 1986.
- Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ năm 1977, 1981 và 1982

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



Zico không phải là "Pelé trắng", biệt danh mà những người Braxin quá sâu nặng với những kỷ niệm về Nhà Vua của mình đã tặng cho anh với hy vọng anh là người hiện thực hoá những giấc mơ của họ. Zico không bao giờ là Pelé. Nhưng anh là một cầu thủ tuyệt vời.

Một hôm, Zico tâm sự với một nhà báo rằng: "Sự so sánh thường xuyên ấy khiến tôi không thể chịu đựng được". Lời tâm sự này được ghi nhận vào mùa xuân năm 1982, thời điểm đẹp nhất trong sự nghiệp của anh. "Người ta gắn cái biệt danh ấy trên lưng tôi từ hơn 10 năm qua. Nhưng tôi không phải là Pelé, tôi không bao giờ là Pelé... Mọi người không biểu được là sẽ chẳng bao giờ có một Pelé nào nữa". Nhưng có một cầu thủ tuyệt vời. Một cầu thủ mà người ta đã sai lầm khi luôn trách cứ là anh đã không trở thành "người cứu rỗi" để hiện thực hóa thêm một lần nữa những giấc mơ của họ.

Con của một gia đình mới di cư, cha gốc Bồ Đào Nha và mẹ gốc ý, Arthur Coimbra chẳng có một chút gì liên quan đến những điều thông thường để tạo nên những thần tượng của bóng đá Braxin. Anh là thần tượng da trắng duy nhất trong lịch sử bóng đá của đất nước này. Hẳn nhiên là anh sinh ra trong một khu vực thợ thuyền tại Quintino, gần Pain de Sucre ở Rio, nhưng không phải trong một khu nhà ổ chuột, nơi mà những thiên tài bóng đá samba là những đóa hoa duy nhất mọc lên tại đó. Anh biết đến bóng đá như một đứa trẻ ở châu Âu.

"Thẳng thắn mà nói thì tôi bắt đầu chơi bóng đá trên những sân bóng thật sự, và nhất là trong các phòng thi đấu, nơi người Braxin thực hành thứ "futbol" trong phòng mà kỹ thuật và sự linh hoạt vượt lên trên sự đối kháng và chiến thuật. "Chính ở nơi đó mà tôi đã luyện được sự khéo léo". Năm 1967, lúc 14 tuổi, Zico đến trường dạy bóng đá của CLB Flamengo. "Thi đấu cho CLB này là mục đích cao nhất của đời tôi". Nhất là đối với một chàng trai trẻ lỏng khỏng, yếu ớt. "Phẩm chất số một của một cầu thủ lớn là sự khéo léo. Điều này Thượng Đế đã ban cho tôi". Nhưng con chủ bài số hai của anh, rất cần thiết trong bóng đá hiện đại, đó là phẩm chất về thể lực. "Điều này tôi đã đạt được qua chuỗi ngày tập luyện gian khổ". Bốn năm lao động miệt mài đã giúp cho anh tăng thêm 20kg, biến một cậu bé với thể trạng yếu ớt trở thành một lực sĩ thực sự, chân hơi ngắn nhưng cặp đùi lớn.

Ngay từ năm 1974 Zico đã trở thành một ngôi sao trong đội hình A của Flamengo, và một số người lấy làm tiếc vì anh đã không có mặt trong đội tuyển Braxin tham dự Cúp Thế giới ở Đức, nơi mà Braxin đã không bảo vệ được danh hiệu vô địch. Chính lối lừa bóng ngắn tàn phá ("Đây là năng khiếu bẩm sinh mà tôi có được từ trong nôi") và cảm giác ghi bàn của Zico đã nhanh chóng dấy lên sự cuồng nhiệt ở Braxin: Năm 1976, anh thi đấu 70 trận và ghi 63 bàn. Năm 1977, 56 trận, ghi 48 bàn... Người ta chờ đợi Cúp Thế giới 1978 như là nơi giúp cho anh đạt đến trình độ cao nhất.


Nhưng chuyến đi Achentina chỉ mang lại những cơn ác mộng cho Zico."Braxin lúc đó áp dụng một lối chơi hoàn toàn không phù hợp với phẩm chất của cầu thủ Braxin". Nói một cách khác, thi đấu như những lực sĩ chứ không phải là những nghệ sĩ. "Chúng tôi hoàn toàn bị kẹt cứng, việc thiếu tự do đã ngăn cản chúng tôi sáng tạo. Người ta cho rằng tôi là nỗi thất vọng lớn nhất của Cúp Thế giới lần đó, nhưng chính cả đội tuyển Braxin đã tỏ ra thảm bại". Tuy nhiên, họ cũng về hạng ba, không thua một trận nào, nhưng chỉ để lại những kỷ niệm nhạt nhẽo. Không ai nhận ra Zico cũng như Dirceu, một ngôi sao trẻ khác, trong một đội bóng mà "lão tướng" Rivelino tiếp tục điều khiển thế trận bằng một sự chậm chạp tuyệt vọng. Cũng cần ghi nhận rằng "Pelé trắng" chỉ có mặt trọn vẹn trong một trận đấu, trận đầu tiên, rồi bị đưa xuống hàng cầu thủ dự bị hạng sang. "Sau Cúp Thế giới này, tôi có cảm giác là sẽ khởi đầu trở lại từ con số không".

Thế là khởi đầu một thời kỳ sáng chói mà Flamengo thống trị nền bóng đá Braxin và Nam Mỹ. Rồi khi Tele Santana thay thế Coutinho lãnh đạo đội tuyển quốc gia, Selecao đã tìm lại được phẩm chất của mình. Họ đã chứng minh điều đó qua chuyến viễn du châu Âu vào mùa xuân năm 1981 với những chiến thắng tại London, Stuttgart và Paris. Trên sân Công viên các Hoàng tử, Zico ghi bàn thắng thứ năm trong một đêm tuyệt vời. Tele Santana thích thú nhận xét: Cuối cùng anh ấy đã thoát khỏi cái xiềng xích gò bó mà cả đất nước Braxin đè nặng lên anh ấy". Và sự thăng hoa đã được lập trình cho mùa hè năm sau với Cúp Thế giới ở Tây Ban Nha.

Trong vòng một, đội tuyển Braxin chói sáng giành thắng lợi liên tiếp trước Liên Xô (2-1), Scotland (4-1) và New Zealand (4-0), Zico ghi hai bàn tuyệt vời từ một cú đá phạt trực tiếp và một pha "ngả bàn đèn" trước New Zealand. Được dẫn dắt bởi bộ tứ trong mơ, Cerezo - Falcao -Socrates - Ziro, Braxin tấn công vào vòng hai.

Trước hết, họ đè bẹp đương kim vô địch Thế giới Achentina với tỷ số 3-1. Zico ghi bàn đầu tiên nhưng phải rời sân trước khi kết thúc trận đấu sau một pha tấn công đáng phê phán của Daniel Passarella. Để giành quyền vào bán kết Braxin phải đánh bại đội tuyển ý. Hai lần các cầu thủ Braxin quân bình được tỷ số nhưng Paolo Rossi lại tiếp tục ghi bàn thắng thứ ba, và Braxin, đội bóng quyến rũ nhất của cuộc tranh tài này, đã phải trở về nước sớm hơn dự kiến. Giấc mơ của Zico đã tàn, mãi mãi.

Mùa hè năm 1983, sự nghiệp của Zico có vẻ như chuyển sang một giai đoạn mới khi ông chủ giàu có của CLB Udinese, nằm ở phía bắc nước ý, cuối cùng đã thành công trong việc thuyết phục anh rời Braxin... Đến giữa mùa bóng, Udinese chiếm vị trí thứ ba trong giải vô địch ý - chuyện chưa từng xảy ra - và Zico ghi được 17 bàn. Nhưng trong lần trở lại Braxin vào cuối tháng hai, Zico bị chấn thương lần đầu tiên: Rách bắp thịt. Không có anh, Udinese không còn đóng vai trò hàng đầu. Cơ bắp của Zico lại có vấn đề vào cuối mùa hè. Rồi vì Calcio khởi tranh mùa bóng mới quá sớm nên Zico bị chấn thương nặng hơn vào cuối tháng 10. Buồn bã vì số phận nghiệt ngã và những lời chỉ trích dữ dội, anh quyết định quay trở về điều trị tại quê nhà. Anh không bao giờ trở lại nước ý nữa, mặc dù ngày 19-3-1985 Tòa án ý đã có lệnh triệu tập anh cho một vụ án liên quan đến sự thất thoát tiền bạc trong khuôn khổ cuộc chuyển nhượng của anh. Giấc mơ ý không kéo dài hơn nữa.

Dù sao thì Zico cũng có mặt trong đội tuyển Braxin tham dự Cúp Thế giới 1986, nhưng anh chỉ đóng vai phụ, trước khi trở lại Flamengo với tham vọng duy nhất là giúp cho các cầu thủ trẻ tiếp tục mơ đến một ngày nào đó mà một trong số họ có thể thừa kế ngai vàng của Vua Pelé. Riêng anh chỉ hài lòng với 729 bàn thắng qua 1.046 trận đấu, dù sao đó cũng là một thành tích đáng ghi nhận
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

BRYAN ROBSON One Man]
b_robson.jpg


Nói đến bóng đá Anh vào thập niên 1980 cũng tức là nói đến Bryan Robson. Anh được coi là tiền vệ số 1 của đảo quốc sương mù, là động lực thi đấu của độI bóng đỏ Manchester United. Đã có thờI Manchester United được mệnh danh là “one man team”, và One man ấy không ai khác chính là Robson. Thành công hay thất bạI của “One man team” là phụ thuộc vào Robson, hễ anh ra sân thì Red Devils tràn đầy sức mạnh, mà nếu anh phảI ngồI ngoài đường pitch thì các đồng độI sẽ trở nên bế tắc. Đáng buồn 1 điểm rằng Bryan Robson thường hay bị chấn thương, và đó là 1 trong những lý do dẫn đến các kết qủa không mấy khả quan của MU trong thập niên 80.

Sinh ngày 11-1-1957 tạI Chester-le-Street, Durham, Bryan Robson khởI nghiệp cầu thủ cùng West Bromwich Albion năm 1973. Anh ra sân lần đầu trong màu áo West Brom năm 1975 và chỉ 1 năm sau thì đưa CLB này thăng hạng. Năm 1981, Robson chuyển sang Manchester United vớI cái giá kỷ lục nước Anh thờI đấy:1,7 triệu bảng. Không lâu sau khi chuyển đến MU, Robson được HLV Ron Atkinson tín cẩn trao cho chiếc băng thủ quân, và anh đã đeo nó trên tay suốt 12 năm sau đó. Trong suốt lịch sử MU, chưa có ai từng đeo băng độI trưởng trong 1 thờI gian dài đến vậy.

Ngay từ trận đấu ra mắt gặp Tottenham vào ngày 7 tháng 10 năm 1981, Bryan Robson đã trở thành nguồn cảm hứng của MU. Anh ghi tên mình vào lịch sử vớI tư cách là ngườI thủ quân đầu tiên tạI Anh quốc từng 3 lần giương cao cúp FA(1983,1985,1990)Tuy là tiền vệ trung tâm, Robson có bản năng săn bàn khá nhạy cảm và thường ghi được những bàn thắng quan trọng.Trong trận chung kết cúp FA năm 1983, anh ghi 2 bàn vào lướI Brighton; còn ở trận chung kết năm 1990 trước Crystal Palace, anh cũng góp 1 bàn vào chiến thắng chung cuộc. 1 kỷ niệm đáng nhớ khác của Robson là 2 lượt đấu vớI Barcelona tạI cúp C2 năm 1984, ở trận lượt đi MU thua 2-0, nhưng Robson đã tỏa sáng ghi 2 bàn, giúp Mu thắng lạI 3-0 ở lượt về.7 năm sau, Mu lại 1 lần nữa đả bạI Barcelona(2-1) tạI cúp C2, nhưng lần này là trong trận chung kết ở Rotterdam.

Tuy đã cùng MU đoạt được FA CUP lẫn cúp châu Âu, nhưng “phòng truyền thống” của Bryan Robson từ bao năm vẫn còn vắng bóng 1 danh hiệu VDQG. Rốt cuộc vào năm 1993, danh hiệu ấy cũng đã đến, mở đầu cho 1 thập kỷ hoàng kim tạI Old Trafford. Trong mùa bóng 92-93, vớI sức nặng tuổI tác trên vai, Robson đã không còn giữ được vị trí chính thức, nhưng hễ mỗI lần anh ra sân thì Steve Bruce đều phảI nhường lạI băng thủ quân.

Với độI tuyển quốc gia Anh, Bryan Robson thi đấu 90 trận(65 trận là độI trưởng), ghi được 26 bàn, tham dự 3 World Cup 1982, 1986,1990.Năm 1982, Robson lập kỷ lục cầu thủ ghi bàn nhanh nhất trong lịch sử World Cup khi lập công ở giây thứ 27 trong trận Anh gặp Pháp(kỷ lục này bị phá bởI Hakan Sukur của Thổ Nhi Kỳ tạI World Cup 2002). Lần đầu tiên Robson khoác áo tuyển Anh là trận gặp Ireland năm 1980, còn lần cuốI cùng là trận gặp Thổ Nhi Kỳ năm 1990.

Sau khi cùng MU đăng quang ngôi VDQG lần thứ 2 liên tiếp vào năm 1994, Bryan Robson từ gĩa Old Trafford để trở thành cầu thủ kiêm huấn luyện viên tạI Middlesbrough(Boro). Năm 1995, anh đưa Boro thăng lên ngoạI hạng. Năm 1997, vớI các ngôi sao như Juninho và Ravanelli trong độI hình, Boro lọt vào 2 trận chung kết: FA Cup và League Cup, nhưng đồng thờI cũng…rơi xuống lạI hạng nhất.Cũng trong năm 1997 này, Robson quyết định từ giã sân cỏ để chuyên tâm làm huấn luyện. Lần cuốI cùng anh ra sân là trong trận Arsenal-Boro, ở tuổI 40.Tổng cộng, Robson đã chơi tất cả 731 trận cho West Brom, MU, và Boro.

Sau 1 mùa bóng ở giảI hạng nhất, Robson lạI đưa Boro trở lạI ngoạI hạng. Tuy nhiên, kết quả thi đấu của Boro tạI Premier League không được khả quan cho lắm. Sau khi dẫn dắt CLB trụ hạng thành công vào năm 2001, Robson tuyên bố từ chức.Tháng 11 năm 2003, Robson ký hợp đồng làm HLV cho Bradford City.

Vài con số thống kê về Robson trong thờI gian thi đấu cho MU:


S ố trận đấu và số bàn thắng
Số trận đấu Bàn thắng
VDQG 326 74
FA Cup 33 10
League Cup 49 5
Cúp châu Âu 26 8
Total 434 97


Các danh hiệu
1994 F.A. Premier League
1993 F.A. Premier League
1991 Cúp C2
1990 F.A. Cup
1985 F.A. Cup
1983 F.A. Cup
 
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Rinat Dasaev người kế tục Con nhện đen
dasaev.jpg


ĐốI vớI những ngườI Việtnam sinh trưởng trong những thập niên 70- 80 của thế kỷ trước, bóng đá Liên Xô như 1 cái gì đó thật thân thương mà họ đã lớn lên cùng. Những cái tên như Dynamo Kiev, Spartak Moskva, CSKA, Torpedo, đã ngấm vào tận tâm hồn tự lúc nào đó mà chẳng hay. Càng khó mà quên được những ngườI hùng 1 thuở CCCP như Zavarov, Belanov, Vassily Rats, và đặc biệt là thủ môn Rinat Dasaev. LốI bắt bóng bay bướm tuyệt vờI cùng phong cách phong nhã điển trai của anh đã chinh phục biết bao những trái tim hâm mộ. Tôi biết có cô gái Việt Nam đã từng gửI thư qua tận Nga để tỏ tình cùng anh, và 1 cô gái khác thì khóc nức nở khi hay tin anh đã lập gia đình cùng 1 phụ nữ ngườI Đức.

Rinat Dasaev( Cũng viết Dassaev) sinh ra trong 1 gia đình HồI giáo Tarta tạI Astrakhan, Liên Xô vào ngày 13 tháng 6 năm 1957. Cha mẹ mất sớm, Dasaev được ngườI anh trai nuôi dưỡng và khuyến khích theo nghiệp bóng đá. Năm lên 8, anh được nhận vào độ trẻ của CLB địa phương Volgar, tập luyện dướI sự dẫn dắt của HLV G. Blednykh. Năm 18 tuổI, anh được thăng lên độI hình chính. Vốn là ngườI sùng đạo, trong mỗI trận thi đấu, bất cứ ở đâu, anh đều mang theo mình 1 cuốn kinh Koran; thói quen ấy được duy trì cho đến khi anh từ giã sân cỏ.

Từ năm 1978, Rinat Dasaev chuyển sang trấn giữ khung thành cho Spartak Moskva, 1 trong những độI bóng lớn nhất Liên Xô. Từ đó, tên tuổI của Dasaev gắn liền cùng độI bóng thủ đô. TạI đây, anh đã giành được 2 chức vô địch Liên Bang, 5 lần về nhì, và 2 lần hạng 3. Tạp chí Ogonvok 6 lần bầu Dasaev vào vị trí thủ môn số 1 Xô Viết vào các năm 1980,1982,1983,1985, 1987, và 1988. Nếu như kỳ phùng địch thủ Dinamo Moskva tự hào về “Con nhện đen” Lev Yachine, Spartak cũng hoàn toàn có quyền ngẩng cao đầu khi có trong tay ngườI kế tục Yachine: Rinat Dasaev.

Thành tích đầu tiên của Dasaev vớI tuyển quốc gia Liên Xô là chiếc huy chương đồng Olympic 1980.Tuy nhiên ,tên tuổI anh bắt đầu vang danh thế giớI chỉ từ sau World Cup 1982 , sau những màn trình diễn huy hoàng trên sân cỏ Tây Ban Nha.Dù Liên Xô bị loạI từ vòng đấu bảng thứ 2, nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng của Rinat. Pha bóng mà Dasaev bay ngườI cản phá cú đánh đầu hiểm hóc của Joe Jordan(Scotland) được đánh giá là màn cứu bóng đẹp nhất trong lịch sử World Cup, đẹp tương đương vớI cú save của Gordon Banks trước Pele trong trận Anh-Brazil năm 1970.

HLV của tuyển Liên Xô khi đó là Valery Lobanovsky. “Loba huyền thoạI” vốn là HLV của Dinamo Kiev nên chẳng có gì lạ khi ông có phần thiên vị các cầu thủ đến từ xứ Ucraina. Tuy thế, vị trí của Dasaev luôn vững như bàn thạch. Có những lúc độI quân Xô Viết xuất trận vớI 10 vị trí chính thức đều của Kiev, duy có thủ môn thì luôn luôn phảI là chàng Rinat hào hoa.

Năm 1986, Liên Xô đem đến World Cup Mexico 1 lực lượng hùng hậu được mệnh danh “cơn lốc trắng”, mọI niềm hy vọng Xô Viết đổ dồn lên thủ môn Dasaev, tiền vệ Zavarov, các tiền đạo Belanov và Protassov(CHiếc giày bạc Âu châu 1985). CCCP có 1 khởI đầu như mơ khi thủ hòa tuyển Pháp của Michel Platini 1-1 và đè bẹp Hungary 6-0. Đáng tiếc là trong trận đấu vòng 1/16 gặp Bỉ, Liên Xô đã bị thua…trọng tài, ông này công nhận 2 bàn thắng trong tư thế hoàn toàn việt vị của “những con quỷ đỏ”, và Dasaev cùng đồng độI đành ngậm ngùi ra về vớI kết qủa thua tức tưởI 3-4.

Đỉnh cao sự nghiệp của Dasaev là tạI EURO 1988 ở Đức. Có thể nói anh là ngườI đóng góp 50% cho chiếc huy chương bạc của Liên Xô tạI giải này. Trong trận đấu “đinh” ở vòng bảng gặp Hà Lan, “Cơn lốc da cam” đã làm chủ thế trận từ đầu chí cuốI, nhưng những Van Basten, Gullit, Wouters không sao đánh bạI nổI “đôi găng vàng Dasaev”, để rồI trong 1 đợt phản công hiếm hoi, Vassily Rats đã ghi bàn thắng duy nhất cho Liên Xô . Trận bán kết Italy-Liên Xô cũng diễn ra theo kịch bản tương tự, hàng công Ý bất lực trước Dasaev và Liên Xô thắng 2-0 nhờ 2 đợt phản công bất ngờ.

Tuy nhiên ngườI ta không thể thắng nếu chỉ dựa vào mỗI thủ môn. Khi gặp lạI Hà Lan trong trận chung kết, Dasaev không cứu nổI Liên Xô lần thứ 3. Gullit và Van Basten mỗI ngườI ghi 1 bàn để đem chiếc cúp Henri Delaunay về xứ sở tulip. Còn đốI vớI độI bóng bạch dương thì hạng nhì cũng đã là thành công. Thành tích tuyệt vờI của Dasaev mang lạI cho anh danh hiệu Thủ Môn Xuất Sắc Nhất Thế GiớI năm 1988.

Ngoài lần được bầu Xuất Sắc Nhất Thế GiớI kể trên, Dasaev còn 1 lần hạng nhì năm 1987, và 1 lần hạng 3 năm 1989. CÓ điều ta phảI lưu ý là GiảI Đôi Găng Vàng chỉ bắt đầu được trao vào năm 1987, nếu không thì có lẽ không chỉ 1 lần Dasaev bước lên bục vinh quang. Trong các năm 1982, 1983, 1985, 1988, Dasaev là thủ môn đứng hạng cao nhất trong danh sách các cầu thủ xuất sắc nhất châu âu của tạp chí France Football, cũng tức là đoạt giảI thủ môn giỏI nhất châu Âu 1 cách không chính thức.

Sau EURO 1988, Dasaev nhận được lờI mờI của các CLB hàng đầu châu Âu như AC Milan, Real Madrid, nhưng cơ chế Liên Xô lúc đó đã ràng buộc không cho anh ra đi. Do tranh đấu đòi quyền ra nước ngoài mà phong độ của Dasaev sút giảm rõ rệt.TạI World Cup 1990, sau trận ra quân đầu tiên không thành công(lần thứ 97 và cũng là lần cuốI cùng khoác áo độI tuyển quốc gia), anh buộc phảI ngồI ghế dự bị trong 2 trận kế để chứng kiến Liên Xô bị loạI ngay vòng 1. Chính sự sa sút phong độ ấy góp phần làm cho Dasaev được ra nước ngoài; sau World Cup , anh chuyển sang Tây Ban Nha giữ thành cho Sevilla. TạI đây, anh trở thành đồng độI của Diego Maradona.

Thoạt đầu, Dasaev rất khó khăn tại Sevilla. ANh gặp phải bao nhiêu vấn đề về ngôn ngữ, về thức ăn, một kiểu chơi bóng khác, kiểu tập luyện khác, hơn nữa là một cách sống khác, một xã hội khác... Nhưng dù sao thì anh cũng trụ lại được ở Sevilla, được các cổ động viên rất yêu quý. Sau ba năm anh chơi ở đây, Sevilla từ một CLB trung bình yếu đã vươn lên đứng trong tốp 5, 6 đội dẫn đầu, được tham dự Cup UEFA. Sau khi giã từ sân cỏ năm 1993, anh còn 6 năm tiếp tục làm HLV thủ môn tại CLB này. Anh đã lấy vợ, có con, có công việc kinh doanh ở Tây Ban Nha. (Với cô vợ đầu người Đức, Dasaev có 2 con gái, còn với vợ sau người Tây Ban Nha, anh có 1 gái 1 trai).

Sống ở Tây Ban Nha 1 thời gian, Dasaev cảm thấy "thiếu quê hương" nên cúôi cùng lại trở về làm công tác huấn luyện cầu thủ trẻ tại Nga.GIờ đây, ngoài những lúc làm việc, Dasaev giành nhiều thời gian cho vợ con,chơi tennis, hoặc đi dạo nơi thảo nguyên.
 
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

.....GEORGE BEST.....

George_Best1.jpg

Sinh:Tại Belfast-Bắc Ireland
Ngày:22-5-1946
Cao:1,73m
Nặng:65kg


+Sự nghiệp cầu thủ:

1963-1973: khoác áo MU, chơi 466 trận, ghi 178 bàn

1975: chơi cho Stockport County (3 trận, 2 bàn thắng)

1975-1976: Cork Celtic (3 trận, 0 bàn thắng)

1976: LA Aztecs (24 trận, 15 bàn)

1976-1977: Fulham (10 trận, 2 bàn)

1978: LA Aztecs (12 trận, 1 bàn)

1979: Fort Lauderdale (14 trận, 5 bàn)

1979-1980: Hibernia (16 trận, 3 bàn)

1980: Fort Lauderdale (19 trận, 2 bàn)

1981-1982: San Jose (56 trận, 21 bàn)

1983: AFC Bournemouth (5 trận, 0 bàn)

1983: Brisbane Lions (4 trận, 0 bàn)



Theo đánh giá của ''Vua bóng đá'' Pele:"George là cầu thủ bóng đá suất sắc nhất TG".Và hẳn những ai được xem ông thi đấu đều không thể phủ nhận điều này,'' niềm tự hào của thành phố Manchester ''
"Bestie"(tên thân mật của ông) có những phẩm chất của 1 TĐ xuất chúng:tốc độ,sức mạnh,kĩ thuật,nhãn quan chiến thuật,và 1 sự ôn đinh tâm lí khi thi đấu(.....phẩm chất của 1 cầu thủ vĩ đại).Và còn hơn thế nữa ông là 1 chàng trai tài hoa!!

-Best gia nhập MU năm 1961 khi mới 15 tuổi,với tư cách là cầu thủ không chuyên.Ông chính thức trở thành cầu thủ nhà nghề tại MU năm 1963,khi ông 17 tuổi.Và ngay mùa giải chuyên nghiệp đầu tiên thi đấu cho MU ông đã ghi được bàn thắng ở Premier League.
Năm 1966,khi đó ông mới chỉ 19 tuổi,là nhạc trưởng của chiến thắng 5-1 của mU trước Benfica kiêu hùng thời đó ngay tại SVĐ ''Ánh sáng'' của Befica.Chàng trai trẻ 19 tuổi này đã ghi 2 bàn thắng trong trận này,khiến Benfica phải chịu thất bại đầu tiên trên sân nhà tai Cup C1
Châu Âu.
Từ đó ngôi sao chiếu mệnh của ''Bestie''ngày càng chói sáng hơn.Ông cùng với ''Quỷ đỏ'' đoạt ngôi VĐ Premier League vào các năm 1965 và 1967.Và ông là người ghi bàn thắng quyết định trong trận CK Cup C1,cũng trước Benfica năm 1968.Giúp MU đoạt chiếc Cup C1 đầu tiên trong lịch sử của mình.Và sau đó ông được bầu là cầu thủ hay nhất trong năm của Châu Âu.
Ông là cây ghi bàn hàng đầu của MU trong 5 năm từ 1968-1973.Có thời kì ông nổi tiếng (như cậu cầu thủ của MU Beckham và vua nhạc Rock''n''Ron Elvis Presley).Ông đã phải thuê tới 3 thư kí để xử lí hàng ngàn thư từ của người hâm mộ gửi đến Old Trafford mỗi tuần....cũng giống như Beck bây giờ ông là 1 cầu thủ gỏi,và rất đẹp trai nên....................??
Tuy nhiên,bất chấp sự ưu việt của Bestvaf MU ở nước Anh và Châu Âu trong thời kì đó,sự nghiệp của ông ko được viên mãn.Ông không bao giờ được dự trận CK Cup FA?và do trình độ bóng Bắc Ireland không phát triển nên ông chưa 1 lần xuất hiện tại 1 VCK WC nào!Quả thật là đáng buồn cho ông,nếu ko ai có thể dám chắc Pele vẫn sẽ là ''Vua bóng đa''.........??????
Đầu những năm 70 ,mọi sự ko còn tốt đẹp với''Bestie''.Sức ép của địa vị ''ngôi sao'' (1 căn bệnh nguy hiểm"làm hủy hoại sự nghiệp của các cầu thủ" như lời của Johan Cruyff),đã tạo ra nhiều vấn đề cho bản thân ông và CLB.Công vào đó là giới báo chí làm rùm beng về tật uống rượu và đánh bạc của ông(1 tật xấu của nhiều cầu thủ nổi tiêng ở Anh như Adam,Gaza...sau này).Không hcịu được sự chỉ trích của báo trí ông đã bỏ sang TBN?và sau đó ông chuyển về thi đấu cho Stockport,Fulham,và Buornemuoth của Anh,Hibernian của Scotland (ko rõ),Lós Angeles Aztecs và San Jose Earthquakes của Mỹ (lo rõ và thời gian nào.....chắc là do tài liệucủa tôi ko đè cập tới).Và sự nghiệp của Bestie kết thúc tại Brisbane Lions ở Úc năm 1983.

.....Lời kết:Với 1 sự nghiệp cầu thủ lừng lẫy của mình ''Bestie'' vẫn được nhiều người coi là cầu suất sắc nhất TG,một chàng trai làm say đắm biết bao cô gái.Vừa là 1 thiên tài bóng đá vừa là 1 chàng trai lầm lỗi,huyền thoại về ''Bestie'' sẽ không thể phai mờ trong kí ức của người hâm mộ!


````````````````````````````````````````````````````````````````````````

MẢNG TỐI

ông đã qua đời lúc 13h ngày 25/11/2005 (giờ London), tại bệnh viện Cromwell sau một thời gian điều trị. Trước các phóng viên, con trai của George Best, Calum nghẹn ngào: "Không chỉ mình tôi mất đi người cha mà tất cả chúng ta đã mất đi một người đàn ông tuyệt vời". Ông từng được biết đến như một siêu sao bóng đá đầu tiên ở vương quốc Anh, và là người đầu tiên mở ra trào lưu đưa hình ảnh của một ngôi sao nhạc pop vào bóng đá.

Cách đây hai tháng, ông đã phải nhập viện vì nhiễm trùng và xuất huyết nội, gan và thận của Best cũng có vấn đề. Đó chính là những nguyên nhân trực tiếp khiến Best ra đi khi chưa bước sang tuổi 60.

Từ khi còn là một ngôi sao của sân Old Trafford vào những năm 60 của thế kỷ trước cho tới trước lúc vào viện đợt cuối này, Best luôn thu hút sự chú ý bằng những rắc rối ái tình, cờ bạc và rượu chè. Sự nghiệp bóng đá đỉnh cao của ông đã xuống dốc nhanh chóng vì nghiện rượu, lối sống phóng đãng, nợ nần, phá sản ... Câu nói "ấn tượng" nhất của tiền vệ trái lừng danh một thời này là: "Tôi tiêu 90% số tiền mình kiếm được vào đàn bà, rượu và xe đua tốc độ cao. Phần còn lại tôi phung phí". Sau Best, bóng đá Anh cũng có hai ngôi sao theo kiểu này là Dennis Law và Paul Gascoine.

Tuy nhiên, những bê bối đó không làm lu mờ đi những gì ông đã đóng góp cho bóng đá. Sau khi ông qua đời, rất nhiều những lời chia buồn và ghi nhận công lao đã được gửi tới gia đình của Best. Ông từng được ví ngược là "Beckham những năm 60", trưởng thành từ bóng đá đường phố ở Belfast và sau đó trở thành một trong những cầu thủ kiệt xuất của vương quốc Anh.

Bobby Charlton, người đã có 10 năm là đồng đội của Best tại Old Trafford, phát biểu: "Lịch sử vinh quang của MU đã được tạo ra từ những người như George Best. Bất kỳ ai được chứng kiến những gì ông ấy đã thể hiện trên sân cỏ đều ước mình có thể làm được điều tương tự. Best đã đóng góp to lớn cho bóng đá và làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của những người được xem ông ấy chơi bóng".

Túc trực bên cạnh Best trong những giờ phút cuối cùng, cựu danh thủ Denis Law nói: "Ông ấy là cầu thủ hay nhất vương quốc Anh trong khoảng thời gian từ 1964 đến 1969".

Còn Johnny Giles, cựu tiền vệ của Leeds và tuyển Ireland, đối thủ của Best trên sân bóng truớc kia, coi Best là cầu thủ tài năng nhất mà ông từng được biết đến: "Best có tất cả những phẩm chất của một cầu thủ lớn: thăng bằng, tốc độ, thuận cả hai chân, dũng cảm, mạnh mẽ và chơi đầu cực tốt. Tôi thậm chí còn đánh giá Best cao hơn cả Johann Cruyff, vì ông ấy chơi bóng bằng trái tim nhiều hơn".

Thủ tướng Anh, Tony Blair, đang dự một hội nghị cấp cao ở Malta, thì coi Best như là "một trong những tài năng lớn nhất ở thế hệ của ông, và là một trong những cầu thủ xuất sắc của vương quốc Anh".

Trong sự nghiệp của mình, cựu cầu thủ người Bắc Ireland này đã có 10 năm đầy vinh quang ở Old Trafford với 466 trận, ghi 178 bàn thắng, có một Cup C1 châu Âu (1968) và 2 chức vô địch Anh (1965, 1967). Ông là cầu thủ thứ tư ở vương quốc Anh (sau Sir Stanley Matthew, Dennis Law và Bobby Charlton) đoạt danh hiệu Cầu thủ hay nhất châu Âu (Quả bóng vàng) vào năm 1968. Với ĐTQG Bắc Ireland, George Best đã có 37 lần khoác áo và đóng góp 9 bàn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

KENNY DALGLISH Người Scotland
dalglish.jpg



-Sinh ngày 4-3-1951,tại Glasgow,Scotland.
-Vị trí:Tiền đạo

Có một số ít cầu thủ đã thành công,nổi tiếng và chói sángtới mức trở thành 1 huyền thoại trong 1 đất nước.Nhưng đạt được điều đó ở cả 2 nước thì quả là phi thường,và Kenny Dalglish là người như thế!Với Scotland ông là người đang giữ kỉ lục về số lần thi đấu cả trận cho ĐTQG và cùng Denis Law giữ kỉ lục về ghi bàn với 30 bàn thắng.Trong khi tại nước Anh ông làm cầu thủ cho Liverpool rồi trở thành HLV của CLB này và ở cương vị nào ông cũng đèu thành công!
Nói đến Kenny Dalglish,nếu ai từng được xem Kenny thi đấu họ sẽ nói ông là cầu thủ hoàn hảo nhất.Những phảm chất bóng đá của Kenny nhiều không tính xuể,khiến cho ông chủ huyền thoại của Celtic thời đó là Jock Stein phải thốt lên"Với 1 cầu thủ như Kenny thì không cần nói tới vị trí nào mà chỉ việc đưa cho anh ta chiếc áo đấu".Ông có thể chơi suất sắc ở vị trí tiền đạo cũng như tiền vệ kiến thiết,thể hiện sự kết hợp tuyệt vời giữa sức mạnh và sự khóe léo.
Kenny Dalglish,ngừơi đại diện cho bóng đá Scotland ở mọi cấp độ:Học sinh,Thanh niên,U23,ĐTQG.Ông bắt đầu sự nghiệp với Celtic năm 1967,mặc dù là fan của Rangers.Ông đã chọn địch thủ lớn nhất của Ranger(quê ông),và trong 10 năm liền ông luôn dành được những danh hiệu lớn với Caltic:4 danh hiệu VĐ Scotland,4 Cup QG và 1 League Cup của Scotland.
Ông chuyển sang Liverpool năm 1977(khi đang là thủ quân của Celtic),để nhằm thế chỗ của Kevin Keegan(Chuyển sang Hamburg).Kết thuc mùa bóng đầu tiên tại đây,ông đã cùng Liverpool dành Cup C1 đầu tiên trong sự nghiệp cầu thủ.Sau đó ông cùng với Liverpool đoạt ít nhất là 1 chiến tích ở 8 trong só 10 mùa bóng ông chơi tại Anfield với tư cách khi là cầu thủ,khi là cầu thủ kiêm HLV,hoặc là HLV!.Tổng cộng ông dành được 17 chiếc Cup trong 13 mùa bóng tạ Anfield,gồm:4 League Cup Anh(1981,1982,1983,1984),2 Cup FA,8 danh hiệu VĐ Anh và 3 Cup Châu Âu(1977,1981,1984).Ông chấm dứt sựu ngiệp cầu thủ tại Liverpool năm 1986,sau khi cùng Liverpool đoạt được chiến thắng kép đầu tiên(Cup FA và League Cup).Những năm cuối của ông tại Anfield chứng kiến những thành công mới nhưng cũng phải chứng kiến những ngày đen tối của CLB này:96 CĐV của Liverpool đã chết trong thảm họa Hillsborough và tháng 4 năm 1989.Mặc dù Liverpool vẫn đoạt Cup FA năm đó,nhưng Kenny vẫn rất buồn.Sau đó ông vẫn tiếp tục làm HLV cho Liverpool tới tháng 2 năm 1991,rồi đọt ngột rời Anfield (Với lí do là bi Stress).Sau đó ông còn cùng Blackburn Rover đoạt chức VĐ Anh năm 1995 và đoạt ngôi Á quân cùng Newcastle năm 1997.Sau đó ông trở về quê hương làm GĐ bóng đá cho Celtic.
 
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Denis Law : THE KING

law.jpg



sinh ngày 24-2-1940 tại Anberdeen, Scotland.Ông khởi đầu sự nghiệp vào năm 1956 tại Huddersfield.Sau Huddersfield, Law chuyển sang Italy thi đấu cho Torino. Đến năm 1962 thì ông đầu quân cho MU với giá chuyển nhượng kỷ lục nước Anh thời ấy là 115 000 bảng.Trong trận đầu tiên khoác áo Mu vào ngày 18-8, gặp WBA, Law đã ghi ngay 2 bàn thắng.Kể từ đó, Law trở thành tiền đạo không thể thiếu của theReds, các fan hâm mộ đặt cho ông biệt danh the King.

Denis Law cùng với Bobby Charlton và George Best đã tạo thành cặp tam tấu huyền thoại, đưa Mu đoạt 2 cúp VDQG 1965, 1967, cúp FA năm 1963. (Đáng tiếc là Law lại không có mặt trong chiến dịch chinh phục cúp C1 năm 1968 do chấn thương đầu gối). Bộ tam tấu của Mu mỗi người đều dành được 1 quả bóng vàng châu Âu trong thập kỷ 60, Denis năm 64, Bobby năm 66, và George năm 1968.
Kết thúc mùa giải 1973,Denis Law về thi đấu cho Manchester City. Mu sẽ phải hối tiếc về quyết định này bởi 1 năm sau, chính Law đã ghi bàn
thắng duy nhất vào phút 85 đem lại thắng lợi cho City trong trận Derby thành Manchester. Bàn thắng này không có ý nghĩa mấy với City,nhưng để thua trận đấu ấy, United...chính thức rớt hạng.
về phần Law, ông kết thúc sự nghiệp cầu thủ sau khi cùng tuyển QG Scotland tranh tài tại World Cup 1974, tổng cộng Law khoác aó tuyển QG 55 lần, ghi 30 bàn thắng.

Sau đây là 1 vài con số thống kê về LAw trong thời gian ông thi đấu cho MU:(1962-1973)
Giai VDQG: 305 trận, 171 bàn
Cúp FA 44 trận, 34 bàn
League Cup 11 trận, 3 bàn
Cúp châu Âu: 33 trận, 28 bàn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Cha Bum Kun Con Rồng Châu Á
cha1.jpg

Tiền đạo Cha Bum Kun sinh ngày 22 tháng 5 năm 1953 tạI
Hwasung Kyungki, Nam Hàn. Năm 16 tuổI, ông bắt đầu sự nghiệp bóng đá tạI CLB trường trung học Kyungshin. Sau khi thi đậu vào đạI học quốc gia Nam Hàn, ông chuyển sang khoác áo CLB của trường này. Năm 19 tuổI thì Cha lần đầu được gọI vào độI tuyển quốc gia.

TạI Nam Hàn khi ấy, chính phủ áp dụng hệ thống quân dịch, nam giớI hễ đến tuổI là phảI thi hành nghĩa vụ quân sự, Cha Bum Kun cũng không là ngoạI lệ. Tuy nhiên, vớI tài năng bóng đá thiên phú, Cha không phảI khổ luyện nơi trạI lính mà được đặc cách cho thực thi nghĩa vụ bằng cách thi đấu cho CLB Không Lực Seoul( cũng giống như các cầu thủ VN thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đá cho Thể Công, Quân Khu 7,…). Năm 1978, sau khi hết thờI hạn quân dịch, Cha liền ký hợp đồng vớI Darmshtadt, 1 CLB nhỏ tại Đức. Trong quan điểm bảo thủ của các quan chức Nam Hàn khi đó, hành động bỏ sang nước ngoài của Cha là đi ngược lạI lợI ích quốc gia, và ngay lập tức Cha bị loạI khỏI độI tuyển.

Năm 1979, Cha Bum Kun chuyển từ Darmshtadt sang độI bóng lớn hơn là Eintracht Frankfurt. VớI biệt danh “Cha Bùng Nổ”, ông nhanh chóng gây dựng danh tiếng tạI đây. Năm 1980, Frankfurt giành chức vô địch cúp UEFA, và Cha trở thành cầu thủ Á châu đầu tiên được vinh dự nâng cao 1 chiếc cúp châu Âu.

Sau 3 năm tạI Eintracht, Cha quyết đinh đi tìm thử thách mớI tạI Bayer Leverkusen. Cha thi đấu cho độI bóng “dược phẩm” này cho đến năm 1988, năm mà ông cùng Leverkusen đăng quang tạI cúp UEFA. Chiếc cúp châu Âu thứ 2 trong sự nghiệp có lẽ đã hoàn toàn thỏa mãn Cha, ông quyết đinh chia tay sân cỏ ngay sau mùa bóng năm đó, để lạI sau lưng 308 lần ra quân trên “mặt trận” Bundesliga. VớI 98 bàn ghi được trong 308 trận ấy, Cha trở thành cầu thủ nước ngoài thi đấu nhiều trận nhất và ghi được nhiều bàn nhất trong lịch sử bóng đá Đức. Điều tiếc nuốI duy nhất của Cha là những CLB mà ông thi đấu chưa bao giờ lọt được vào top 3 Bundesliga.

TạI độI tuyển bóng đá quốc gia Nam Hàn, Cha hoàn toàn bị bỏ rơi kể từ năm 1978. Mãi đến năm 1986, khi Nam Hàn lần đầu tiên lọt vào vòng chung kết World Cup sau 32 năm, ông mớI được gọi trở lại. Cũng giống như Ferenc Puskas năm 1962, Cha chỉ được bổ sung vào độI tuyển ngay trước thềm World Cup. 1 khi trận đầu tiên tạI Mexico 86 cũng là trận đầu tiên đá chung vớI các đồng độI, làm sao Cha có thể tìm được tiếng nói chung vớI họ? Hơn thế nữa, Nam Hàn lạI nằm chung bảng vớI đương kim vô địch Italy và nhà vô địch tương lai Argentina, thế nên các chàng kim chi đành phảI xách valy về nước ngay sau vòng đấu bảng.

Tổng cộng từ năm 1972 đến năm 1978, Cha thi đấu cho Nam Hàn 118 trận, cộng cả 3 trận tạI Mexico 86 là 121. Ông ghi được 55 bàn trong 121 trận này. Nếu không có khoảng gián đoạn 8 năm thì có lẽ hiện nay Cha đã là ngườI giữ kỷ lục cầu thủ có số lần khoác áo độI tuyển quốc gia nhiều nhất trên thế giới. Dù rằng không có kỷ lục ấy, tài năng của Cha vẫn được ghi nhận 1 cách xứng đáng; vào năm 2000, AFC đã vinh danh ông là cầu thủ xuất sắc nhất châu Á thế kỷ 20, vượt trên những Okudera, Miura, Nakata, Azizi, Owairan…

“trong thờI gian tạI Đức” Cha tâm sự”tôi tâm niệm rằng phảI quyết tâm đưa bóng đá Hàn Quốc trở thành 1 thế lực mạnh mẽ trên toàn cầu. Tôi hiểu rằng tôi phảI hành động để gầy dựng tương lai”. VớI tâm niệm ấy, sau năm 1988, Cha trở về Nam Hàn làm công tác huấn luyện. Năm 1997, Cha trở thành HLV Nam Hàn và đưa độI bóng quê hương tranh tài tạI World Cup 98. Tuy Nam Hàn thất bạI ở Pháp nhưng 4 năm sau, dướI quyền lãnh đạo của G. Hiddink, họ đã trưởng thành hơn và đường hoàng bước lên bục cao đệ tứ anh hào hoàn vũ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

GIUSEPPE BERGOMI
bergomi08.jpg

Ngày tháng năm sinh: 22/12/1963.

Nơi sinh: Milan, Italy

Chiều cao: 183 cm

Cân nặng: 78 kg

Quốc tịch: Italy


Giuseppe Bergomi sinh ra tại thành phố Milan và đã cống hiến tất cả sự nghiệp cho câu lạc bộ Inter Milan yêu quý của mình.Vào mùa giải 1980-81,khi mới 17tuổi,Giuseppe Bergomi đã được thi đấu trong đội hình một của Inter Milan và anh đã chứng tỏ mình là một trung vệ tài ba.Tài năng của anh đã thuyết phục được huấn luyện viến đội tuyển quốc gia và tại vòng chung kết thế giới năm 1982,anh đã được thi đấu trong đội hình đội Italia giành cúp vô địch. Tại vòng chung kết thế giới,Giuseppe Bergomi phải ngồi trên ghế dự bị trong tất cả các trận đấu ở vòng đấu loại đầu tiên. Ở vòng loại thứ hai trong trận gặp Braxin,anh được vào sân thay người và đã góp công rất lớn giúp Italia giành thắng lợi 3-2 .Tại vòng bán kết gặp Ba Lan,Giuseppe Bergomi được ra quân trong đội hình chính và anh đã thi đấu thuyết phục góp phần vào thắng lợi cho đội nhà.Nhờ vào phong độ đỉnh cao,Bergomi tiếp tục được thi đấu ngay từ đầu trận trong trận chung kết gặp Tây Đức.Giuseppe Bergomi đã vô hiệu hóa hoàn toàn tiền đạo mũi nhọn Rummenigge .Italia thắng với tỉ số 3-1 và giành cúp vô địch.

Tuy nhiên , ở cấp độ câu lạc bộ,trong 19 năm thi đấu cho Inter Milan,Giuseppe Bergomi chỉ gặt hái được 1 chức vô địch quốc gia.Trong các giải vô địch châu âu,Giuseppe Bergomi giành được nhiều thành công hơn với 3 cúp UEFA.

tại vòng chung kết thế giới năm 1990, Bergomi đã dẫn dắt đội tuyển tham gia vào tất cả các trận đấu .Italia giành huy chương đồng chung cuộc.Trận thua đau đớn trước Argentina ở vòng bán kết đã dập tắt tham vọng giành cúp vô địch của Italia.Từ sau vòng chung kết này,Giuseppe Bergomi rất ít khi được thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia.Trong trận đấu loại gặp Na Uy tại giải vô địch châu Âu năm 1992,Giuseppe Bergomi đã bị phạt thẻ đỏ chỉ vài phút sau khi được vào sân thay người.Tại vòng chung kết thế giới năm 1998, huấn luyện viên Cesare Maldini lại gọi Giuseppe Bergomi vào đội tuyển quốc gia.Bergomi được thi đấu 3 trận trong vòng chung kết lần thứ tư anh tham gia này.Sau vòng chung kết ,Giuseppe Bergomi chơi thêm một mùa nữa cho Inter Milan trước khi về hưu ở tuổi 36.


Vị trí thi đấu trên sân: Hậu vệ

CLB hiện đang khoác áo: Đã giải nghệ ở độ tuổi 36

Các CLB đã từng khoác áo - Số lần ra sân - Số lần ghi bàn:

Inter Milan: 1998/99 - 23 - 1

Inter Milan: 1997/98 - 28 - 0

Inter Milan: 1996/97 - 19 - 0

Inter Milan: 1995/96 - 27 - 0

Inter Milan: 1994/95 - 32 - 1

Inter Milan: 1993/94 - 31 - 0

Inter Milan: 1992/93 - 31 - 2

Inter Milan: 1991/92 - 29 - 0

Inter Milan: 1990/91 - 30 - 3

Inter Milan: 1989/90 - 33 - 2

Inter Milan: 1988/89 - 32 - 1

Inter Milan: 1987/88 - 28 - 1

Inter Milan: 1986/87 - 28 - 2

Inter Milan: 1985/86 - 30 - 5

Inter Milan: 1984/85 - 29 - 2

Inter Milan: 1983/84 - 25 - 0

Inter Milan: 1982/83 - 28 - 1

Inter Milan: 1981/82 - 24 - 2

Inter Milan: 1980/81 12 - 0 (thử việc)

Số lần khoác áo đội tuyển Quốc gia 81 lần - 6 bàn

- Năm 1982 có mặt trong đội hình đội tuyển quốc gia tại kỳ World Cup chơi 13 trận

Thành tích đạt được:

Tham gia vòng chung kết cúp thế giới :1982, 1986 , 1990, 1998.

- Vô địch WC:1982

- Huy chương đồng WC:1990
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Rudi Voeller
2827512200.jpg

Tên : Rudi Voeller
Ngày sinh : 13 tháng 8 năm 1960 tại Hanau, Đức

Sự nghiệp cầu thủ : Đã từng chơi cho :TSV 1860 Hanau, Kickers Offenbach, TSV 1860 Munich, Werder Bremen, AS Roma, Olympique Marseille, Bayer Leverkusen

Những danh hiệu cá nhân : Vô địch thế giới năm 1990, Huy chương bạc thế giới năm 1986, huy chương bạc Euro năm 1992, Vô địch C1 năm 1993 (với Olympique Marseille), Cầu thủ xuất sắc nhất Đức năm 1983, Vô địch Italia năm 1991 (với AS Roma), vua phá lưới Bundesliga năm 1983, 90 khoác áo đội tuyển Đức ( ghi 47 bàn )

Trên cương vị Huấn luyện viên đội tuyển Đức : Đoạt huy chương bạc World Cup năm 2002

Tiền đạo số một của đội tuyển Tây Đức trong những năm 80,Rudi Völler dành trận thắng đầu tiên ngay từ lần đầu tiên khoác áo đội tuyển Đức đọ sức với Northern Ireland vào năm 1982. Sinh ra ở Hanau, đã từng dành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong năm, một giải thưởng thường niên của Bundesliga, cũng như vua phá lưới Bundesliga khi anh còn thi đấu cho Werder Bremen, anh là một mẫu tiền đạo ghi bàn hàng đầu, anh thường ghi những bàn thắng hết sức đẹp mắt, anh có sự nhạy cảm của một tiền đạo và có thể vượt qua các hậu vệ một cách dễ dàng để ghi bàn. Anh cũng được mệnh danh là ông vua trong vòng cấm địa.

Euro 1984 là giải đấu đầu tiên của tiền đạo Rudi, chỉ đóng góp được hai bàn thắng cho đội tuyển, Đức đã bị loại ngay vòng đầu. Nhưng chỉ hai năm sau ở World Cup Mexico 1986, Đội tuyển Đức đã có những tiến bộ vượt bậc, tuy nhiên Voeller dành phần lớn thời gian trên băng ghế dự bị vì lúc đó huấn luyện viên trưởng Beckenbauer ưa thích sử dụng tiền đạo Klaus Allofs đá cặp với Rummenigge trên hàng tấn công. Voeller chỉ được vào sân trong trận bán kết với đội tuyển Pháp và ghi bàn thắng thứ hai góp phần vào chiến thắng 2-0 của Đức. Trong trận chung kết anh lại được vào sân từ băng ghế dự bị và ghi bàn giúp Đức cân bằng tỷ số, nhưng một bàn thắng muộn màng của Argentina đã giúp họ đoạt chức vô địch.

Sau khi thất ở bán kết trước Hà Lan ở Euro năm 1988,R.Voeller và đội tuyển Đức lại gặp lại Hà Lan vòng hai World Cup ở Italy 1990, Lần này thì Voeller lại liên quan đến một vụ rắc rối giữa anh và cầu thủ Hà Lan là F.Rijkaard kết quả là cả hai cùng bị đuổi ra khỏi sân. Voeller quay trở lại với đội tuyển Đức ở vòng bán kết với đội tuyển Anh và ở trong trận Chung Kết với Argentina anh đã bị đốn ngã trong vòng cấm địa và Đức vươn lên dẫn trước nhờ cú sút phạt penalty thành công cuả Andreas Brehme khi trận đấu chỉ còn 5 phút. Tại Italia 90,Voeller đã ghi được ba bàn và cùng đội tuyển Đức nâng cao chiếc Cup vô địch lần thứ ba tại sân Olympic ở Roma

Sau đó Rudi Voeller đã chơi cho Olympique Marseille và đoạt chiếc Cup Champions League cao quý trước khi trở về Đức vào năm 1994 và chơi cho Bayer Leverkusen. Anh đã chơi vòng chung kết World Cup cuối cùng ở Mỹ khi anh đã 34 tuổi và thường xuyên vào sân từ băng ghế dự bị , nhưng với 2 bàn thắng ghi được , anh đã không làm được gì để bảo vệ được ngôi vô địch của Đức, Đức bị loại khỏi tứ kết bởi đội tuyển Bungari. Điều này cũng đánh dấu chấm hết cho 12 năm sự nghiệp thi đấu quốc tế của anh, Voeller giải nghệ vào năm 1996 và làm giám đốc kỹ thuật cho Bayer Leverkusen.

Năm 2001, sự nghiệp của Voeller đã có một bước ngoặt, Sau thất bại của đội tuyển Đức tại Euro 2000, HLV trưởng đội tuyển Quốc Gia Đức Erick Ribeck từ chức, huấn luyện viên được kỳ vọng C.Daum dính vào vụ scaldal về ma tuý, trước tình hình đó liên đoàn bóng đá Đức đã có một bước đi táo bạo khi đưa Voeller làm HLV đội tuyển Quốc gia khi ông mới chỉ 41 tuổi. Tại vòng chung kết WC2002 ở Nhật - Hàn với một đội hình không được đánh giá cao, Voeller đã đưa Đức vào tới trận Chung Kết và chỉ chịu thua Brazin của Ronaldo-vua phá lưới với 8 bàn- ở trận Chung Kết anh đã ghi 2 bàn trogn chiến thắng 2-0 của Brazil
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Jurgen Klismann Lãng tử tóc vàng

_croa_v_germany.jpg


Klinsmann_1B.jpg
người đội truởng vĩ đại vô địch Euro 96

Sinh vào ngày 30 tháng 7 năm 1964 tại Goppingen, Jurgen Klismann đã bắt đầu sự nghiệp của mình tại câu lạc bộ hạng hai Stuttgart Kickers vào năm 1982. Hai năm sau anh trở thành cầu thủ ghi bàn hàng đầu tại giải đấu này, Vì vậy câu lạc bộ lớn nhất vùng là Vfb Stuttgart đã ký hợp đồng với anh. Klinsmann đã thi đấu năm mùa giải tại đây và dành được rất nhiều thành công cho cả anh và câu lạc bộ. Năm 1988 là năm Jurgen thi đấu rất thành công. Anh vừa dành được danh hiệu cầu thủ vua phá lưới vừa dành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trong năm, tuy nhiên cùng với đội tuyển quốc gia năm 1988, Đức của Jurgen bị Hà Lan loại khỏi bán kết Euro ngay tại sân nhà

Mùa hè năm 1989 Klinsmann ra nước ngoài thi đấu, câu lạc bộ đầu tiên là Inter Milan. Anh ra nhập câu lạc bộ cùng với những người đồng hương là Lothar Matthäus và Andreas Brehme để hình thành nên một bộ ba huyền thoại của Đức ở Inter. Ngay màu bóng đầu anh cùng Inter đã quét sạch tất cả các danh hiệu có thể có tại Serie A. Klinsmann là một cầu thủ rất dễ thích nghi với những nền văn hoá mới. Anh luôn chơi bóng ở đẳng cấp cao tại những nơi anh tới : Anh , Italia, Đức và Pháp. Nước Pháp cũng là điểm đến tiếp theo của anh vào năm 1992, nhưng hai năm trước đó, năm 1990, Jurgen đã dành chiến thắng cùng với đội tuyển Tây Đức ở World Cup tại Italia. tại đây anh đã được chơi năm trận tại chính sân bóng của câu lạc bộ Inter điều này càng làm cho những chiến thắng của anh càng trở nên đặc biệt, cũng từ đấy tên tuổi của anh dần trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Tuy nhiên sau hai năm chơi cho Monaco mà không dành được danh hiệu đáng kể nào, đây cũng là thời điểm nước Đức thất bại ở World Cup tại Mỹ, Klinsmann đã 30 tuổi và đã ở đỉnh cao của sự nghiệp, mặc dù ghi được 5 bàn tại Mỹ và có một giải đấu thành công, nhưng những người hùng của Italia 90 đã trở nên quá già và không thể nào giúp được đội tuyển Đưc bảo vệ ngôi vô địch.

Điểm đến tiếp theo của J.Klinsmann là Đảo Quốc sương mù Câu Lạc Bộ Tottenham Hotspur,ngay lập tức anh trở thành thần tượng mới của sân White Hart Lane, những bàn thắng ngoạn mục đã giúp anh trở thành cầu thủ xuất sắc nhất giải ngoại hạng Anh năm 1995. Một năm sau với tư cách là đội trưởng đội tuyển Cộng hoà Liên Bang Đức anh dành danh hiệu vô địch Châu Âu ngay tại sân Wembley, đây là một giải đấu đáng nhớ của Jurkin, mặc dù bị chấn thương trong nhiều trận đấu nhưng những bàn thắng và phong cách thi đấu của anh đã cổ vũ tinh thần rất lớn cho đội tuyển Đức dành thắng lợi. Sau một mùa bóng cho Tottenham anh ra nhập Bayern Munich, và sau đó là Sampdoria, năm 1988 anh quay trở lại Spurs để cứu vãn một mùa giải thất bại cho câu lạc bộ.

Mặc dù đã qua thời kỳ đỉnh cao phong độ anh vẫn được huấn luyện viên tin tưởng trao cho băng đội trưởng đội tuyển Đức tham dự France 98, anh chỉ đóng góp 3 bàn thắng tại giải đấu này,lại một lần nữa nước Đức đã bị loại khỏi vòng tứ kết trước đội tuyển Croatia. Sau giải đấu này Jurgen Klinsmann tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế . Với 108 lần khoác áo đội tuyển ghi được gần 50 bàn thắng, cùng với phong cách thi đấu hào hoa phong nhã, Klinsmann trở thành huyền thoại của bóng đá Đức
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Lothar Matthaus
getphoto11.jpg

Ngày sinh : 21/3/1961
Nơi sinh : Hezogenaurach, Cộng Hoà Liên bang Đức.
Chiều cao : 1,74m
Cân nặng : 72 kg

Các câu lạc bộ đã qua : FC Hezogenaurach (1970 - 1979 )
Borussia Moncheladbach (1979 - 1984 )
Bayern Munich (1984 - 1988 )
Inter Milan (1988 - 1992 )
Bayern Munich ( 1992 - 2000 )
Metro Star ( 2000 - 2001 )

Thành tích cùng các Câu Lạc Bộ : Cup Uefa 1991 , 1996 ,
Vô địch Bundesliga 1985 , 1987 , 1994 , 1997 , 1999
Vô địch Serie A 1989

Thành tích cùng đội tuyển Đức : Vô địch Châu Âu 1980
Vô địch thế giới 1990
150 lần khoác áo đội tuyển , 23 bàn thắng .



Matthaus thực sự chơi bóng đá từ năm lên 7 tuổi, trong cuộc chiến liên miên trên đường phố giữa những đội bóng của những khu phố khác nhau trong thị trấn nhỏ ở phía nam nước Đức, đối thủ của Lothar ít nhất là 10 tuổi và cao hơn anh từ một đến hai cái đầu, nhưng Lothar không bao giờ chịu thua và sau mỗi lần khóc thất bại là lại khóc nức nở. Cùng đá trong đội với Lothar là ông anh Wolfgang và đôi khi cả bà mẹ Katharina đứng trong khung thành, đôi khi bà cũng bị con mắng vì đã để trái bóng "đáng nhẽ ra phải bắt được" chui vào lưới. Nhưng cũng chính bằng cách đó bà Katharina đã canh chừng để con mình không sao nhãng việc học hành. Mặc dù vậy Lothar khá vất vả trong lớp, nhất là với môn lịch sử cũng như các môn khoa học tự nhiên khác

Sau đó Lothar ra nhập đội bóng thanh thiếu niên Hezogenaurach- đội bóng đại diện cho hãng Puma- cứ mỗi mùa bóng anh ghi được 80 - 100 bàn thắng. Năm 18 tuổi các chuyên viên hãng Puma nói với Matthaus " Cậu có tài năng tương xứng với Bundesliga, vậy cậu muốn chơi cho câu lạc bộ nào ? " Câu trả lời được đưa ra không chút ngập ngừng : Borussia Monchengladbach - một đội bóng có lối chơi đẹp mắt. HLV J.Heynckes lập tức dành cho Matthaus một vị trí chính thức, về cơ bản, Matthaus nổi lên như một cầu thủ ghi bàn, nhưng J.Heynckes lại muốn lắp anh vào tuyến tiền vệ để tận dụng sự nhanh nhẹn và sức mạnh trong những cuộc tranh chấp tay đôi cũng như sức công phá của chàng trai này.

Cũng chính từ đây, Lothar bắt đầu nếm trải những cay đắng, nhọc nhằn trong cuộc sống của đời cầu thủ chuyên nghiệp. Năm 1984 , anh quyết định về Munchen và bị J.Heynckes cho ngồi ghế dự bị, rồi trong trận chung kết cup Quốc Gia anh lại đá hỏng quả phạt đền khiến đội nhà mất giải. Năm 1980, ở lứa tuổi 19, Matthaus được gọi vào đội tuyển Quốc Gia và có mặt tại giải Vô Địch Châu Âu trên đất Ý, nhưng đó là một chuyến đi rất không may mắn, được thay vào sân phút thứ 73 trong trận gặp đội Hà Lan, Matthaus đã phạm lỗi và tặng cho đối thủ một quả phạt đền. Hậu quả thật nặng nề : Lothar bị treo giò trong đội tuyển hơn một năm. Mãi đến năm 1982, khung cửa bóng đá mới mở rộng trở lại cho Matthaus: Trong chuyến viễn du Nam Mỹ anh đã thành công trong việc cô lập Zico của Brazin và Maradona của Achentina, dù thua 0-1 trước Brazin nhưng đối với Matthaus đó là dấu ấn không thể phai mờ " Đó là trận đấu đẹp nhất đời tôi "

Bước đột phá của Matthaus, theo như anh nhìn nhận, xảy ra 4 năm sau đó ở World Cup 86, anh đã ghi bàn thắng đầu tiên với tư cách là tuyển thủ Quốc Gia trong trận thắng Tiệp Khắc 5-1 ở vòng loại, ở giải ấy, Đức lọt vào trận Chung Kết gặp Achentina, Matthaus được giao nhiệm vụ kèm Maradona- đối thủ khó khăn nhất trong sự nghiệp cầu thủ của mình, từ một đợt phản công bất ngờ vào phút chót Maradona đã chuyền bóng cho đồng đội ấn định tỷ số 3-2. Trận đấu này dược Matthaus xem là " trận đấu thất vọng nhất " trong sự nghiệp khoác áo đội tuyển quốc gia

Năm 1988, Lothar chuyển sang Inter Milan và Huấn luyện viên Inter lúc ấy - Giovani Trapattoni - chính là người đã đưa anh tới độ chín của một cầu thủ tầm cỡ hàng đầu trên thế giới. Đầu tiên, Trapattoni trao cho Lothar tấm áo số 10 với những lời đầy vinh dự, Matthaus hoảng sợ từ chối " Tôi đâu đã phải là Platini " . Trap nhẹ nhàng bảo " Nhưng cậu là thủ lĩnh của tôi trên sân, mà một thủ lĩnh thì bao giờ cũng mang áo số 10 " . Matthaus đã làm tròn nhiệm vụ của người thủ lĩnh ấy: Anh đưa Inter đến chức vô địch Serie A và đoạt luôn cúp C3.

Italia 90, với chiếc băng thủ quân đội tuyển Đức, anh đã chơi " một Muldial của cuộc đời " Lothar đã cùng đồng đội thực hiện " cuộc báo thù ngọt ngào " và bước lên bục vinh quang ở độ tuổi 29. Cũng trong năm ấy anh thâu tóm tất cả các danh hiệu trên thế giới: Cầu thủ xuất sắc nhất nước Đức, Quả bóng vàng Châu Âu, Cầu thủ xuất sắc nhất Thế Giới, Vận động viên số 1 Châu Âu, Vận động viên số 1 Thế Giới.

Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu xấu đi, giữa lúc đỉnh cao phong độ, anh bị một chấn thương nặng đe doạ kết thúc sự nghiệp cầu thủ. Lúc này anh mới cay đắng nhận ra " Không một ai ở Inter quan tâm đến tôi cả, người ta đã vứt tôi đi như một cái vỏ chanh, tôi đã cống hiến, đã chiến đấu vì mầu cờ sắc áo của Inter, mà người ta nỡ đối xử với tôi như vậy sao ?" . Theo đề nghị của Franz Beckenbauer, Lothar đã quay trở lại Muchen và bằng những thành tích trên sân cỏ, anh đã chứng minh một cách hết sức thuyết phục rằng mình chưa hết thời.

Thất bại trước Bungari tại USA 96 là vết nhục cho đội tuyển Đức. Nó cũng mở đầu mối quan hệ đóng băng giữa Matthaus và Vogts " Chừng nào tôi còn là Huấn luyện viên Đội tuyển Quốc gia thì cậu ta không bao giờ có mặt trong đội hình " Berti đã nói như vậy do việc Matthaus đã dấu việc mình bị chấn thương để được tham gia trận gặp Bungari, kết quả là anh không được tham dự Euro 96. Anh đã từng là một người rất đơn độc tại Bayern. Không kìm giữ được, anh đã xuất bản cuốn "Nhật ký" tai hại gây nên biết bao đổ bể, tập thể cầu thủ Bayern coi cuốn sách này là xấu chơi và bỏ phiếu phế truất anh khỏi cương vị đội trưởng. Tất cả có vẻ như chấm hết. Còn cách nào không ?? Có ! đơn giản là trả lời bằng hành động. Im lặng và bền bỉ thi đấu. Chính Vogts đã phải mời Matthaus sang Pháp dự France 98, năm 1999 Matthaus lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của mình bằng danh hiệu " nhân vật số một trong năm của bóng đá Đức " ở độ tuổi 38. Rồi Lothar sang Mỹ thi đấu nhưng anh vẫn là nhân vật chủ chốt đưa đội tuyển Đức vượt qua vòng loại Euro 2000 và trước vòng chung kết vẫn được Ribbeck xem là " người không thể thiếu trong Đội tuyển " .

Matthaus còn là người của những kỷ lục: 5 lần dự vòng chung kết Mundial với 25 trận, 150 lần khoác áo đội tuyển Quốc Gia. Nhưng chính trận đấu thứ 150 ấy lại là trận đấu ê chề nhất, nhục nhã nhất và đau đớn nhất, nó gắn liền với một chuỗi scaldal về kỷ luật và tinh thần thi đấu của các cầu thủ Đức. Matthaus đã ra đi không kèn không trống !

Tuy nhiên, Matthaus vẫn là một trong những tượng đài vĩ đại nhất của nền bóng đá đương đại, một con người tượng trưng cho sức mạnh, động lực, một cầu thủ toàn năng, chơi ngẫu hứng, tưng bừng, dũng mãnh, có khả năng đọc trận đấu và trên hết là một thủ lĩnh thực sự. Anh còn nổi bật về ý chí sắt đá và niềm tin vào chính mình. Bí quyết thành công của anh : " Tôi không bao giờ có thể chịu đựng được thất bại, cái tham vọng vô biên này là điểm ưu lớn nhất của tôi, bởi ví chắn chắn là đã và hiện có những cầu thủ tài năng hơn tôi, thế nhưng ở họ thiếu cái ý chí tuyệt đối để giành chiến thắng ở mức cao nhất. Khi các bạn tôi đi khiêu vũ với bạn gái của họ, một mình tôi ở lại tập đá vào hộp gôn mà tôi đã tự dựng lên trong vườn nhà, hoặc là tôi đến sân bóng. Tại đó tôi luôn luôn biết tôi muốn gì, tôi không bao giờ cảm thấy thoả mãn và tôi đã có những cơ may cần thiết. Vào thời điểm thích hợp tôi luôn được cổ vũ bởi những huấn luyện viên đúng đắn ở những câu lạc bộ tốt ."
 
Re: Ngôi nhà của những huyền thoại

Berti Vogts QUẢ CẢM
vogts.jpg



Sinh ngày 3 tháng 12 năm 1946,bắt đầu sự nghiệp tại câu lạc bộ quê hương ông, VFR VfR Büttgen.Vị trí tiền vệ cánh phải đã sớm được thừa nhận tại một trong những câu lạc bộ hàng đầu Tây Đức thời bấy giờ, Borussia Mönchengladbach.Nơi ông khẳng định được tên tuổi của mình và đã thi đấu suốt 14 năm.Với cái tên thân mật được các cổ động viên trìu mến đặt là:"Der Terrier." hay còn là:"Berti."


Mỗi khi chứng kiến cách ông thi đấu là cả một sự quả cảm chiến đấu quên mình,luôn không biết mệt mỏi đuổi theo trái bóng cứ như mỗi trận đấu là một trận đấu cuối cùng của mình.Vogts đã luôn là một niềm tự hào lớn của cổ động viên quê nhà.Vào năm 1967,ông đã bắt dầu sự nghiệp thi đấu cho đội tuyển Tây Đức và cho tới 3 năm sau đó ông tham gia vào giải đấu quốc tế lớn đầu tiên của sự nghiệp,WorldCup năm 1986 tại MEXICO.Berti tham gia hầu hết các trận đấu mà những cổ xe tăng chiến đấu,cho đến khi họ phải dừng chân tại trận bán kết trước đổi tuyển Italia hùng mạnh trong một trận đấu nghẹt thở và đẹp nhất trong lịch sử WC,và chấp nhận huy chương đồng.
Vogts hiếm khi xếp vị trí thứ hai trong thành phần thi đấu của đội bóng.Thành tích ấn tượng nhất về sự nghiệp của Vogts được thể hiện qua 5 cúp liên đoàn,1danh hiệu Domestic cúp và 2 danh hiệu UEFA với cùng một CLB duy nhất,Borussia Mönchengladbach.Một điểm đáng chú ý nữa của con người ông,là ông đã đoạt danh hiệu cầu thủ suất sắc nhất của nước Đức 2 lần.Một danh hiệu lớn đã từ chối ông,Năm 1977 tưởng chừng như ông và đội Borussia Mönchengladbach đã chạm tay vào chiếc cúp Châu âu danh giá,nhưng cuối cùng đành cam chịu thất bại 1-3 trước Liverpool trong trận chung kết tại Roma.Nhưng trước đó ông đã được bù đắp khi nâng trên tay chiếc cúp Thế giới danh giá năm 1974..3 năm trước đó,tây Đức đã đăng cai và mang về chiếc cúp thế giới với một thành phần đội tuyển không được đánh giá cao và trong đó Vogts là một thành viên không thể thiếu được của đội tuyển.Ông đã có mặt trong tất cả 7 trận đấu trong WC bao gồm cả trận chung kết trận mà ông đã bắt chết Johann Cruyff.Ông còn nổi tiếng với số lần có mặt trong các trận WC với tổng số trận là 19 trận chỉ chịu thua 5 danh thủ khác trong lịch sử WC,có mặt liên tiếp trong 3 lần WC.Năm 19 77 Berti nhận lại băng đội trưởng đội tuyển quốc gia từ tay Beckenbauer và giữ nó cho tới sau Vòng chung kết WC tại Arghentina cùng năm tiếp theo,nơi đã để lại một kỷ niệm buồn cho ông và đội tuyển đức khi thất bại ở vòng hai.Ông đã cảm thấy mệt mỏi và biết rằng đến lúc mình phải từ giã đội tuyển quốc gia năm 19 79 .Dù ông từ bỏ bóng đá nhưng ông vẫn tiếp tục những công việc liên quan tới trái bóng cho đến khi tiếp nhận chức huấn luyện viên trưởng đổi tuyển quốc gia Đức năm 1990 cùng lại từ tay hoàng đế Franz Beckenbauer và lãnh đạo họ đoạt vô địch châu âu năm 1996 khi trả thù đội Cộng hoà sét ...Còn dài nhưng những gì sau đó là những kỷ niệm buồn của bóng đá Đức nên thôi ko nói tới.....
 
Back
Bên trên