Hoàng Bảo Long đã viết:
1. Giọng nam, nữ trong hợp xướng phân chia thế nào? Theo em biết, các giọng nam là Terno/Bariton/Bass, giọng nữ là Soprano/Mezzo-soprano/Alto (Contralto). Đúng không ạ?
2. Các bè trong 1 dàn hợp xướng? Hình như 1 dàn hợp xướng có 4 bè đúng không ạ?
Anh trả lời từ cái đơn giản nhất nhé: Một hợp xướng thường thấy nhất có 4 bè: Nữ cao [Soprano, kí hiệu S], Nữ trầm [Alto hay Contralto, kí hiệu A], Nam cao [Tenor, kí hiệu T], Nam trầm [Bass, kí hiệu B]. Và người ta kí hiệu hợp xướng này là SATB. Thế là rõ ràng rồi phải không?
Bên cạnh đó, cũng có nhiều hợp xướng khác. Mọi hợp xướng luôn phải có ít nhất 2 bè [nếu chỉ có 1 bè người ta sẽ gọi là đồng ca]:
- Hợp xướng 5 hoặc 6 bè: một hoặc hai bè trong hợp xướng 4 bè trên sẽ được chia làm đôi. Ví dụ mà anh đã gặp: SSATB, SSAATB, SAATBB
- Hợp xướng kép 8 bè: cả 4 bè đều chia đôi, hay cũng có thể nói gồm hai hợp xướng 4 bè ghép lại: SSAATTBB.
- Hợp xướng nam: chỉ có các giọng nam, có thể có 2 bè TB, 3 bè TTB hay TBB, 4 bè TTTB, TTBB hay TBBB.
- Cũng có hợp xướng nữ tương tự như trên.
- Cũng có hợp xướng 2 hoặc 3 bè nam nữ, nhưng hiếm: ST, STB, SAB.
Nếu xét vè khía cạnh lịch sử phát triển thì phức tạp hơn. Hợp xướng xuất phát từ những đồng ca trong các tu viện thời Trung cổ. Lúc đó người ta chỉ hát 1 bè. Sau đó người ta bắt đầu hát nhiều bè và hợp xướng bắt đầu hình thành. Khi đó trong hợp xướng không có giọng nữ, mà chỉ có giọng nam và giọng các cậu bé. Ở thời Phục hưng, hợp xướng 4 bè đã hình thành, với Soprano là giọng của các cậu bé, Alto là giọng nam cực cao [thời đó người ta triệt sản một số giọng nam từ bé để giữ giọng cao], Tenor và Bass giống hiện nay. Đến thời Baroque, giọng nữ bắt đầu tham gia vào hợp xướng như hiện nay, và Nữ trầm được gọi là Contralto [vì contra có nghĩa là trầm]. Các giọng Soprano cũ bây giờ được gọi là Boy soprano hay Children soprano, còn giọng Alto nam cũ bây giờ người ta dùng một kĩ thuật hát đặc biệt để các giọng Tenor cũng hát thay được và gọi nó là Countertenor. Những cái này hay gặp nếu nghe các hợp xướng của thế kỉ XVII trở về trước.
Từ thời Phục hưng, Opera bắt đầu xuất hiện, cũng từ đó, các giọng hát cũng không còn chỉ tham gia vào những hợp xướng trong nhà thờ nữa. Các giọng hát có thể đơn ca một mình với vai trò ngày càng lớn hơn trong các Aria. Chính từ việc hát đơn ca này, sự khác biệt về âm vực và âm sắc giọng hát đã được bộc lộ và phân biệt. Xuất hiện thêm các giọng Nữ trung [Mezzo soprano] và Nam trung [Baritone]. Về âm sắc, người ta phân biệt giọng Trữ tình [giọng mềm mại, tình cảm], Kịch tính [giọng tối, dày, khỏe và mạnh mẽ], Hài hước đối với nam và Màu sắc đối với nữ [giọng nhanh, nhẹ, sáng và vui tươi]. Tuy vậy sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa khi hát solo, còn trong hợp xướng thì vẫn theo cơ cấu SATB như trước [Mezzo hát bè S hoặc A, Baritone hát bè B].
*) Bass: Nam trầm
- Basso profondo: Nam trầm đại, hay Nam cực trầm
- Basso cantante: Nam trầm trữ tình
- Basso leggiero (Basso buffo): Nam trầm nhẹ (Nam trầm hài hước)
- Bass-baritone: Nam trung - trầm
*) Baritone: Nam trung
- Heroes baritone: Nam trung kịch tính
- Lyric baritone : Nam trung trữ tình
- Baritone buffo (Baritone - Martin, Spielbariton): nam trung hài hước
*) Tenor: Nam cao
- Hendeltenor: Nam cao siêu kịch tính
- Dramatic tenor: Nam cao kịch tính
- Lirico spinto tenor : Nam cao trữ tình kịch tính
- Liric tenor: Nam cao trữ tình
- Leggiero tenor: Nam cao nhẹ
- Countertenor: Phản nam cao, hay Nam cực cao
*) Contralto (Alto): Nữ trầm
*) Mezzo soprano: Nữ trung (mezzo :middle)
- Dramatic mezzo: Nữ trung kịch tính
- Coloratura mezzo soprano (Lyrico coloratura alto): Nữ trung màu sắc
*) Soprano: Nữ cao
- Wagnerian soprano: Nữ cao siêu kịch tính (tương tự Hendeltenor)
- Dramatic soprano: Nữ cao kịch tính
- Lirico spinto soprano: Nữ cao trữ tình kịch tính
- Lirico soprano: Nữ cao trữ tình
- Coloratura soprano: Nữ cao màu sắc
- Lirico coloratura soprano (soubrette): Nữ cao trữ tình màu sắc
- Dramatic coloratura soprano: Nữ cao kịch tính màu sắc
Về âm vực thì có thể nhìn sơ đồ này: