Hỏi Đáp về Nhạc Cổ Điển

tiếp tục:các cây violon Stradivarius đặc biệt như vậy,thế các nhạc cụ được làm mô phỏng theo chúng có chất lượng tương đương các cây đàn cổ đấy không ạ?
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
tiếp tục:các cây violon Stradivarius đặc biệt như vậy,thế các nhạc cụ được làm mô phỏng theo chúng có chất lượng tương đương các cây đàn cổ đấy không ạ?

Nếu xét về kĩ thuật làm đàn, thì Violin ngày xưa không thể bằng bây giờ được. Những cây đàn Violin "xịn" bây giờ được qua rất nhiều khâu và quá tình kiểm tra khắt khe. Tuy vậy, giá trị của những cây đàn Stradivarius có lẽ thực sự nằm ở người làm ra nó. Stradivarius không chỉ là một nghệ nhân làm đàn mà còn là 1 nghệ sĩ Violin, vì vậy những cây đàn của ông luôn có 1 giá trị đặc biệt và còn không kể chất lượng của chúng cũng thuộc loại tốt nhất thời bấy giờ.
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Các anh chị cho em hỏi:những điệu nhảy nào được công nhận là nhạc cổ điển và tại sao chúng lại được công nhận ạ?
Đây là danh sách các điệu nhảy thường gặp nhất (khoảng 90%) trong nhạc cổ điển nhé:
Allemande
Courante
Sarabande
Rigaudon
Forlane
Gavotte
Passepied
Anglaise
Ecossaise
Bourrée
Loure
Gigue
Rondo
Minuet
Scherzo
Bagatelle
Tarantella
Sicilienne
Landler
Contredance
Fandango
Faradole
Habanera
Bolero
Pavan
Polonaise
Waltz
Mazurka
Polka

Các điệu nhảy này đều xuất phát từ âm nhạc dân gian và được các nhạc thế kí XVII - XIX đưa vào âm nhạc cổ điển. Và vì vậy lí do chúng được coi là "điệu nhảy của nhạc cổ điển" là vì các nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm của mình dựa trên tiết tấu, nhịp điệu và sắc thái của chúng. Cũng có thể nói thêm một lí do nữa là vì các điệu nhảy này rất cổ [cách đây 2 - 4 thế kỉ rồi còn gì] và chỉ còn được lưu giữ lại trong các tác phẩm cổ điển [tất nhiên trừ ngoại lệ là Valse, Polka và Bolero].
Tuy vậy không nên nói rằng đây là những điệu nhảy của Nhạc cổ điển, vì điệu nhảy là cho mọi người chứ không phải của riêng Nhạc cổ điển, vả lại Nhạc cổ điển thu nhận những thể loại này từ dân gian chứ đâu có tự đặt ra.
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
hỏi thêm:dây của các nhạc cụ dây làm bằng gì ạ? :D
Cái này thì anh không chắc lắm, nhưng hình như làm bằng sắt hay hợp kim gì đấy. Chỉ có guitar mới có dây làm bằng nylon thôi vì nylon mới có hơn một thế kỉ, còn kĩ thuật làm đàn dây không hề thay đổi từ 400 năm nay.
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
hỏi nữa:một bản concerto dành cho piano thường dài bao nhiêu trang ạ?:D
Và violin,v.v... nữa :D
Cái này thì phải phân biệt mấy loại bản nhạc. Bởi vì piano concerto được viết cho piano và dàn nhạc nên có bản nhạc:
- Bản nhạc chỉ có bè piano để tập thì độ dài lớn hơn độ dài của bản nhạc một sonata một tí [khoảng 20-35 trang tùy concerto], vì thời gian chơi xấp xỉ nhau
- Bản nhạc có ghi nốt nhạc của cả piano và tất cả các bè dàn nhạc [gọi là tổng phổ] thì nói chung rất dài, khoảng 100 - 150 trang vì trong tổng phổ một trang thường chỉ có 1, nhiều lắm là 3 khuông nhạc của piano thôi, trong khi bản nhạc bè piano thì một trang có thể in tới 5 - 6 khuông nhạc nên số trang ít hơn.
- Bản nhạc cho các bè dàn nhạc thì tùy bè, bè dây với kèn gỗ thường khoảng 5 - 10 trang, còn trống với kèn đồng thường ít hơn 5 trang thậm chí 1 trang, vì chỉ tham gia những đoạn rất ngắn.

Tương tự cho violin concerto, nhưng bản nhạc của violin độc tấu sẽ chỉ dài bằng một nửa của piano nếu 2 concerto có thời gian như nhau [dễ hiểu vì piano dùng 2 dòng kẻ nhạc đồng thời, còn violin chỉ dùng 1 dòng kẻ nhạc thôi]
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
tiếp tục:các cây violon Stradivarius đặc biệt như vậy,thế các nhạc cụ được làm mô phỏng theo chúng có chất lượng tương đương các cây đàn cổ đấy không ạ?
Giồng như ở Việt Nam mình bây giờ không còn ai có khả năng làm ra trống đồng nữa, thì những cây đàn Stradivarius cũng thế. Những cây đàn mô phỏng theo những cây đàn cổ Stradivarius có chất lượng rất tốt [tốt hơn tất cả đàn violin hiện có ở Việt Nam], song người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu để có thể làm ra những cấy đàn có chất lượng âm thanh tốt bằng những cây đàn cổ đó. Hiện tại người ta đã làm được khá tốt việc đó, sự khác biệt hầu như rất khó nhận ra. Người ta bảo rằng chất lượng của những cây đàn Stradivarius là do kết hợp của cấu trúc đàn với chất liệu vécni sơn đàn mà có được, và mỗi cái lại khác nhau, vì thế nó làm nên giá trị của những cây đàn này. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh giá tiền của chúng, một cây đàn mô phỏng giá khoảng 50000 - 100000$, trong khi những cây đàn gốc khoảng 200000$ - 500000$
 
Trần Minh Tú đã viết:
Cái này thì anh không chắc lắm, nhưng hình như làm bằng sắt hay hợp kim gì đấy. Chỉ có guitar mới có dây làm bằng nylon thôi vì nylon mới có hơn một thế kỉ, còn kĩ thuật làm đàn dây không hề thay đổi từ 400 năm nay.


Thế thì dây của cần đàn làm bằng gì ạ? :D
 
Trần Minh Tú đã viết:
Giồng như ở Việt Nam mình bây giờ không còn ai có khả năng làm ra trống đồng nữa, thì những cây đàn Stradivarius cũng thế. Những cây đàn mô phỏng theo những cây đàn cổ Stradivarius có chất lượng rất tốt [tốt hơn tất cả đàn violin hiện có ở Việt Nam], song người ta vẫn tiếp tục nghiên cứu để có thể làm ra những cấy đàn có chất lượng âm thanh tốt bằng những cây đàn cổ đó. Hiện tại người ta đã làm được khá tốt việc đó, sự khác biệt hầu như rất khó nhận ra. Người ta bảo rằng chất lượng của những cây đàn Stradivarius là do kết hợp của cấu trúc đàn với chất liệu vécni sơn đàn mà có được, và mỗi cái lại khác nhau, vì thế nó làm nên giá trị của những cây đàn này. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh giá tiền của chúng, một cây đàn mô phỏng giá khoảng 50000 - 100000$, trong khi những cây đàn gốc khoảng 200000$ - 500000$

Vậy thì hồi xưa,người chế tạo đàn đã kết hợp các yếu tố đó một cách ngẫu nhiên hay là cũng nghiên cứu chán chê ạ? :D
Như vậy là ngày nay chắc có nhiều cây đàn mô phỏng đàn Stradivarius lắm ạ?
Anh cho em hỏi chế tạo violin có khó không mà người ta lại bán với giá cao đến thế ạ?(rõ ràng bé hơn piano nhiều )
 
Trần Minh Tú đã viết:
Cái này thì phải phân biệt mấy loại bản nhạc. Bởi vì piano concerto được viết cho piano và dàn nhạc nên có bản nhạc:
- Bản nhạc chỉ có bè piano để tập thì độ dài lớn hơn độ dài của bản nhạc một sonata một tí [khoảng 20-35 trang tùy concerto], vì thời gian chơi xấp xỉ nhau
- Bản nhạc có ghi nốt nhạc của cả piano và tất cả các bè dàn nhạc [gọi là tổng phổ] thì nói chung rất dài, khoảng 100 - 150 trang vì trong tổng phổ một trang thường chỉ có 1, nhiều lắm là 3 khuông nhạc của piano thôi, trong khi bản nhạc bè piano thì một trang có thể in tới 5 - 6 khuông nhạc nên số trang ít hơn.
- Bản nhạc cho các bè dàn nhạc thì tùy bè, bè dây với kèn gỗ thường khoảng 5 - 10 trang, còn trống với kèn đồng thường ít hơn 5 trang thậm chí 1 trang, vì chỉ tham gia những đoạn rất ngắn.

Anh cho em hỏi tiếp:phải mất bao lâu thì một nghệ sĩ mới thuộc được bản nhạc để trình diễn ạ?
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Thế thì dây của cần đàn làm bằng gì ạ? :D
Cái này thì anh không hiểu, cần đàn thì làm gì có dây. Dây đàn thì mắc trực tiếp vào các chốt trên cần đàn chứ. Còn chất liệu làm dây thì là thép.
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Vậy thì hồi xưa,người chế tạo đàn đã kết hợp các yếu tố đó một cách ngẫu nhiên hay là cũng nghiên cứu chán chê ạ? :D
Như vậy là ngày nay chắc có nhiều cây đàn mô phỏng đàn Stradivarius lắm ạ?
Anh cho em hỏi chế tạo violin có khó không mà người ta lại bán với giá cao đến thế ạ?(rõ ràng bé hơn piano nhiều )
Thời đó chế tạo các đàn này là một nghề thủ công [vì thế người làm đàn được gọi là nghệ nhân]. Và đã là nghề thủ công luôn có bí quyết, bây giờ thất truyền rồi nên người ta mới phài tìm cách nghiên cứu để làm theo. Đúng là có nhiều cây đàn mô phỏng đấy.

Còn giá cao vì có nhiều yếu tố. Thứ nhất là vì đó là những cây đàn có chất lượng âm thanh cực kì tốt, vang. Thứ hai là chúng không cái nào giống cái nào. Thứ ba là chúng đã được chơi bởi những nghệ sĩ violin bậc thầy trong suốt lịch sử; thời gian chơi càng lâu, nghệ sĩ càng giỏi chơi thì chất lượng đàn càng tăng. Thứ tư chúng là đồ cổ. Tra cứu lại thì những cây đàn tốt nhất của Stradivarius lên tới 3 - 6 triệu $ cơ.

Em có thể tưởng tượng thế này: mỗi nghệ sĩ violin như một võ sĩ, còn cây violin như thanh kiếm của họ. Nội công thâm hậu của mỗi võ sĩ tương ứng với giá trị và sự khác biệt trong thanh kiếm của họ và không phải võ sĩ nào cũng thích hợp với một thanh kiếm nào đó. Mỗi thanh kiếm chứa đựng trong nó cái "hồn" của chủ của nó, vì vậy kiếm càng cổ càng có giá trị. Tất cả đều giống như vậy đối với cây violin.

Em có thể xem ở http://www.f-hole.net/dialogs/viewtopic.php?t=19 để biết thêm chi tiết khác.
 
Làm đàn violin cũng như các đàn dây khác cho đến bây giờ vẫn phải có sự tham gia nhiều của những người làm đàn. Piano thì vì kích thước của nó nên cái phần phong cách, cá biệt ít hơn so với cái phần tổng hòa. Nói hơi quá thì có thể so sánh thế này: Việc làm violin thì thiên về thủ công, còn làm piano thiên về tính công nghiệp hơn. Tuy vậy, làm đàn gì bao giờ cũng có phần thủ công, chỉ có điều là bây giờ tính công nghiệp của việc làm các đàn cao hơn nhiều so với hồi trước thôi. Những cây đàn piano đắt nhất cũng phải tính bằng triệu $ đấy.
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Anh cho em hỏi tiếp:phải mất bao lâu thì một nghệ sĩ mới thuộc được bản nhạc để trình diễn ạ?
Tùy nghệ sĩ, tùy độ dài và độ khó em ạ, có người chỉ cần vài lần chơi là thuộc. Nhưng phần lớn các nghệ sĩ, kể cả bậc thầy, lần đầu tiên chơi một tác phẩm nào đó cũng đều cần đến một hai tháng vừa xem bản nhạc vừa tập mới nhớ hết được một concerto, kể cả nốt lẫn các chi tiết sắc thái biểu hiện. Sau đó thì họ chỉ đánh theo trí nhớ của mình mà không phải học thuộc lại nữa.
 
Trần Minh Tú đã viết:
Cái này thì anh không hiểu, cần đàn thì làm gì có dây. Dây đàn thì mắc trực tiếp vào các chốt trên cần đàn chứ. Còn chất liệu làm dây thì là thép.

Ý em là cái cây dùng để kéo đàn ấy ạ :D
 
Trần Minh Tú đã viết:
Tùy nghệ sĩ, tùy độ dài và độ khó em ạ, có người chỉ cần vài lần chơi là thuộc. Nhưng phần lớn các nghệ sĩ, kể cả bậc thầy, lần đầu tiên chơi một tác phẩm nào đó cũng đều cần đến một hai tháng vừa xem bản nhạc vừa tập mới nhớ hết được một concerto, kể cả nốt lẫn các chi tiết sắc thái biểu hiện. Sau đó thì họ chỉ đánh theo trí nhớ của mình mà không phải học thuộc lại nữa.

Thế còn các bản nhạc đơn tấu thì sao ạ?Có nghệ sĩ nào chỉ cần chơi một lần là thuộc không ạ?
 
Trần Minh Tú đã viết:
Làm đàn violin cũng như các đàn dây khác cho đến bây giờ vẫn phải có sự tham gia nhiều của những người làm đàn. Piano thì vì kích thước của nó nên cái phần phong cách, cá biệt ít hơn so với cái phần tổng hòa. Nói hơi quá thì có thể so sánh thế này: Việc làm violin thì thiên về thủ công, còn làm piano thiên về tính công nghiệp hơn. Tuy vậy, làm đàn gì bao giờ cũng có phần thủ công, chỉ có điều là bây giờ tính công nghiệp của việc làm các đàn cao hơn nhiều so với hồi trước thôi. Những cây đàn piano đắt nhất cũng phải tính bằng triệu $ đấy.

Oái,chẳng lẽ bây giờ người ta vẫn làm violin thủ công ạ?Mà thù công ở những bước nào vậy ạ?
Có cây đàn piano đắt đến hàng triệu cơ ạ?Thế thì chắc phải là đàn chế tạo xưa lắm rồi
 
Cho iem bon chen tí,em cũng nghe nhạc,em thik Brahms lắm,người ta nói nhạc của Brahms rất sexy :x,tuy nhiên em chưa có điều kiện nghe nhìu vì nguồn băng đĩa có hạn:(,anh chị ai có kinh nghiệm chỉ giùm em chỗ mua CD Brahm toàn tập với :)>- ở hà nội nhá,mấy chỗ em quen đều chỉ có một hai CD là hết đất :|
 
Em thử tham khảo 1 số địa chỉ này :
CD 135 Hàng Bông
CD số 5 Đinh Liệt
Fox Music phố Bảo Khánh
 
Ơ,sao không có ai trả lời câu hỏi của em vậy?:((
Cuối cùng thì dây kéo đàn làm bằng gì hả mọi người?
À,mọi người có ai biết nhà soạn nhạc lừng danh nào chết ở độ tuổi trẻ nhất không ạ?:)
 
Back
Bên trên