Hỏi Đáp về Nhạc Cổ Điển

Dây kéo đàn anh nhìn thấy rồi, thậm chí sờ rồi, nhưng ko rõ là chất liệu gì.
Còn nhà soạn nhạc lừng danh chết sớm nhất anh được biết chắc chỉ có Mozard thôi :D
 
Hinh nhu cung co ong nhac si nguoi Ao' ten la` Franz Schubert (1797 - 1828). Ong nay chet som hon ca Mozart thi phai. Nghe noi ong nay soan nhac cung hay lam. Ba` con ai co' thong tin ve tieu su, tac pham hay ban nhac ve ong nay pót len tren mang nho cai nhe'. Cam on nhieu
 
Franz Schubert cũng là 1 trong nhg nhà soạn nhạc mà em rất thích, thích nhất là bản Serenade (nổi tiếng lắm rồi, chắc nhiều người cũng thích :x :x )

Schubert - Nhà trữ tình vĩ đại

Nếu như gọi Beethoven là người anh hùng, là nhà cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực âm nhạc, thì phải gọi Schubert là nhà trữ tình vĩ đại. Mọi vấn đề của cuộc sống, quan hệ giữa con người với con người và với hiện thực bao quanh, Schubert đều nhìn nhận và thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình.

1. Tuổi thơ nghèo khó
Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 trong một gia đình bố là nhà giáo có nề nếp. Nhà Schubert nghèo, chỉ là một căn nhà nhỏ bé ở ngoại ô thành Vienna. Schubert cất tiếng khóc chào đời và vĩnh biệt cuộc đời cũng ở dưới mái nhà này.

Trong căn nhà nhỏ bé này luôn có tiếng đàn, tiếng hát vì bố và hai anh lớn của Schubert đều là giáo học, mà thời đó dạy học văn hóa phải kiêm luôn dạy nhạc cho học sinh, cho nên làm thầy là phải biết nhạc lý cơ bản, biết hát và chơi được một thứ nhạc cụ nào đó. Sống trong môi trường đó, ngay từ nhỏ Schubert đã rất yêu nhạc và có năng khiếu khác thường về âm nhạc. Cũng là một thần đồng âm nhạc như Mozart, chỉ khác là bố Schubert không có trình độ nhạc giỏi như ông Leopold - bố của Mozart, để đào tạo được Schubert thành một "Mozart" thứ hai. Không có tiền thuê thầy dạy, cho nên Schubert được học nhạc muộn hơn so với Mozart.

Tuy vậy Schubert cũng được bố dạy chơi đàn violon, và cha cố Holxero dạy lý thuyết âm nhạc và chơi đàn organ. Ông Holxero nhớ lại: "Khi tôi muốn giới thiệu cho Franz (Schubert) một cái gì mới thì hóa ra cậu ta đã biết rồi... Do đó không phải tôi dạy, mà là nói chuyện với anh ta để rồi ngạc nhiên vì sự hiểu biết của cậu ấy..."

Năng khiếu trời phú đã giúp Schubert được nhận vào học trường dạy nhạc nội trú của nhà thờ, gọi là "Cônvích", trường dạy giỏi nhất ở Vienna, nơi vốn chỉ nhận con em các gia đình quí tộc. Schubert đến trường xin học, dáng dấp rụt rè vì thấy tòa nhà của trường quá đồ sộ, lại bị học sinh nhà trường chế giễu vì quần áo quá nghèo nàn. Nhưng nhờ có giọng hát tốt và khả năng đọc nhạc nhanh nên Schubert đã được nhận học. Đó là vào năm 1808 khi Schubert đã 11 tuổi.

Học ở trường, Schubert đau đầu nhất với môn toán, ngoài ra ăn không đủ no, vì chế độ ăn nội trú quá tồi tàn, thường gia đình phải tiếp tế thêm mà gia đình Schubert không có điều kiện vì quá đông con. Nhưng âm nhạc thì rất được nhà trường chú trọng. Trường có dàn nhạc học sinh, những tứ tấu và tứ ca của học sinh và dàn hợp xướng. Tối nào dàn nhạc cũng phải hòa nhạc nhiều loại tác phẩm. Schubert chơi violon trong dàn nhạc, do đó có điều kiện làm quen với nhiều tác phẩm, tác giả. Chính nhờ đó mà ông học được kỹ thuật sáng tác, và đã sáng tác rất nhiều. Tính từ sáng tác đầu tay của ông năm 1810, cho đến năm 1813 là khi ông rời ghế nhà trường, Schubert đã viết hàng loạt ca khúc, balat, tứ tấu đàn dây, hợp xướng và nhiều bản giao hưởng

2. Khát vọng nghệ thuật
Ra khỏi trường, ông buộc phải đi dạy học, làm phụ giảng tại trường nơi bố ông dạy, vì nếu không sẽ bị gọi và phục vụ trong quân đội 14 năm liền (nghĩa vụ quân sự ở nước Áo thời đó là 14 năm). Việc dạy học chiếm nhiều thời gian, lương thấp, Schubert phải nhận dạy thêm để kiếm sống. Nhưng chính thời gian này sức sáng tác của ông thật dồi dào và ở một số lĩnh vực đã đạt đến độ chín, có bản lĩnh cao.

Có lần trong một ngày ông viết 8 ca khúc. Chỉ trong một năm 1815, vừa đi dạy học, kể cả dạy tư, Schubert đã sáng tác 144 ca khúc, 4 opera, 2 bản giao hưởng một tứ tấu đàn dây, hai bản sonata cho piano và hàng loạt tác phẩm khác nữa. Sáng tác của ông thật phong phú về thể loại, đến năm 1817, ông đã có hơn 300 ca khúc, trong đó có những bài nổi tiếng cho đến tận ngày nay, như: "Con cá Phoren", "Thần rừng", "Người lữ hành", "Cô gái quay xa".v.v... 5 bản giao hưởng (ông viết tất cả 9 bản). 7 trong số 15 sonata và nhiều tác phẩm lớn khác.

Schubert vốn chán nghề dạy học do bị mất quá nhiều thời gian sáng tác âm nhạc, nên sau khi dạy đủ số năm qui định, ông thôi việc để tập trung vào sáng tác. Nhưng vì không còn lương để sống, lại bị bố cắt đứt quan hệ do giận ông không theo nghề truyền thống của gia đình, nên Schubert lâm vào cảnh túng quẫn. Dạy đàn tư thì tiền thu được nhiều khi không đủ tiền thuê đàn (không có tiền mua đàn, phải thuê). Trong khi đó, vì lòng tự trọng, ông khước từ không đến diễn tại các phòng khách của những gia đình quí tộc giàu có, một công việc có thể giúp ông vượt qua cảnh đói nghèo, nghèo đến mức không đủ tiền mua đủ giấy nhạc để ghi lại các tác phẩm của mình.

Bản "Serenata" nổi tiếng của ông chính là đã ra đời trên một thực đơn của nhà hàng, Schubert viết ở mọi nơi có thể, dường như trong đầu ông chen chúc nhiều giai điệu, chỉ chờ có dịp là tuôn trào ra như thác lũ (trong cuộc đời ngắn ngủi 31 năm Schubert đã viết hàng ngàn tác phẩm trong đó có hơn 600 ca khúc).

3. Bản giao hưởng bỏ dở...
Schubert sống thêm được sau cái chết của Beethoven - người nhạc sĩ mà ông yêu quí và khâm phục nhất - hơn một năm. Ông ra đi vào ngày 19 tháng 11 năm 1828, vì thiếu thốn, bệnh tật, kiệt sức. Bi kịch trong đời người nghệ sĩ này là cho đến khi chết hầu như không được dự một cuộc trình diễn nào những tác phẩm lớn của mình. Bản "Giao hưởng bỏ dở" nổi tiếng của ông viết năm 1822. Khi ông còn sống, tổng phổ bị thất lạc. Người ta chỉ tìm lại được sau khi ông chết mấy chục năm.

Cuộc đời của ông thể hiện tính bi kịch nội tâm của người sẽ nhận biết được sự xấu xa của hiện thực thời gian ấy nhưng không nhìn ra những con đường và phương thức khắc phục. Ông thu mình trong những suy tư của mình, chao đảo giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bóng tối và ánh sáng. "Giờ đây không còn thời kỳ hạnh phúc mà mỗi thứ tưởng chừng như được bao bọc trong ánh hào quang của tuổi thanh xuân, thay vào đó là điều bất hạnh khi nhìn thấy hiện thực đau buồn mà nhờ trời, tôi cố tô điểm bằng trí tưởng tượng của mình cho nó đẹp lên...". Đó là những dòng nhật ký ảo não của chính Schubert viết trong mấy năm cuối đời.

Đời sống của Schubert giản dị và ngắn ngủi, hầu như chỉ ở thành phố Vienna, không phải trong những tòa lâu đài lộng lẫy nơi Mozart được đón tiếp khi đang là một thần đồng, nơi Haydn được hoan nghênh nồng nhiệt và Beethoven còn tìm được những người hâm mộ. Schubert chỉ sống tại vùng ngoại ô Viên, nơi những căn nhà nhỏ bé và lụp xụp, dân chúng nghèo. Ông không biết được sự thành công rực rỡ nào, không đóng một vai trò gì đáng kể trong đời sống âm nhạc thời ấy. Nhưng hậu thế biết đến ông và đã đánh giá đúng cống hiến to lớn của ông cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Bia mộ của ông ghi dòng chữ: "Ở đây, cái chết đã chôn vùi một kho báu và cả những niềm hy vọng còn quí báu hơn".

(Giáo dục & Thời đại - số 17/1998)
 
FRANZ SCHUBERT - MỘT CUỘC ĐỜI NGẮN NGỦI

Ba năm trước thế kỷ của Victor Hugo, Berlioz, Chopin, Schumann, ngày 31.1.1997, Franz Schubert ra đời ở Vienne (Áo). Trong 31 năm sống trên cõi đời, ông chỉ tích luỹ những kiệt tác: hơn 600 bài dân ca, 10 bản giao hưởng, nhiều tác phẩm cho đàn dương cầm và cho nhạc thính phòng.

Schubert sống trong cảnh nghèo khổ và là một con người không có Thượng đế: không phải ông thiếu niềm tin mà vì là con người đã não lòng. Nietzche nói: "Trời mưa, và tôi nghĩ đến những người nghèo đang chất đống với tất cả những gánh nặng lúc này mà họ không còn có thể che giấu được". Schubert thuộc về những con người đó. Ông xấu xí và không được phụ nữ ưa thích. Người nhỏ thó, bụng phệ, cặp môi dày và sớm trụi tóc vì mắc chứng giang mai khi một lần quan hệ tình dục với gái điếm.
Ông có một cảm giác đặc biệt về giai điệu: đối với ông, nó tách biệt và ngắn gọn như hai câu thơ Alexabdrin (12 âm tiết). Điều làm nên sức mạnh của Beethoven lại là điểm yếu của ông: sự phát triển. Nhà soạn nhạc giao hưởng vĩ đại rút ra từ đấy cái tốt nhất trong nội dung của ông, còn Schubert ông kiệt sức. Ông tìm cách xây dựng những bản xônat mênh mông trên những giai điệu thật hoàn hảo những cũng quá kín đáo mà ông thường buộc phải lặp lại, thay đổi, và tái tạo lại. Chính sự không hoàn hảo tuyệt vời đó đã làm chúng ta xúc động biết bao và tại sao Schubert lại thân thiết đến thế: không cái gì ở con người lại xa lạ với ông. Tất cả đều nói lên nỗi đau, nhưng ở ông, cũng chính là để nói lên ông đang chịu đựng. Bậc thầy của dân ca đó, người đã biết tạo ra một vở opera thật sự từ một bài hát nhỏ, cầm tay chúng ta. Và chúng ta đi theo ông trong chuyến đi, đi tìm đường hơn là lần bước để đi.

Bỏ sang bên một vài chuyến đi với ca sĩ Vogi, ông không bao giờ rời khỏi Vienne. Đi đây đi đó, để làm gì? Cuộc đời của con người "đang tàn" đó, như lời Thomas Mann, chỉ là một cuộc sống trôi giạt. Người ta thấy rất rõ: nhà soạn nhạc đó, có một đầu óc hài hoà phi thường, đôi khi lại lẫn lộn trong những tiếp hợp hoà âm. Chính vì ông không biết sẽ đi tới đâu. Đó là nỗi khốn khổ của ông.
Schubert như một loại nhà luyện đan: ông có thể biết nỗi đau khổ thành niềm thích thú. Ông viết: "Những tác phẩm của tôi là những đứa con của khoa học âm nhạc và của nỗi thống khổ của tôi. Niềm thích thú duy nhất mà tôi nhận được, chính từ nỗi thống khổ đã hiến cho tôi". Còn chúng ta, khi nghe ông, chúng ta cảm thấy cái gì? Nỗi thống khổ, niềm thích thú hay còn một cái gì khác? Có lẽ là lòng trắc ẩn …
 
MỘT SCHUBERT NGÂY NGÔ Ư?

Với cuốn sách tiểu sử tựa đề “Schubert” đã được dịch ra tiếng Pháp từ nguyên bản tiếng Đức, Peter Hartling muốn tính sổ tất cả những hình ảnh xưa nay mà mọi người đã làm cho ông phải khốn khổ.
Đấy là một giọng nói giản dị, gần gũi, xác đáng, hoàn toàn phù hợp với một con người nổi bật giữa các nhạc sĩ thuộc giai đoạn lãng mạn ở tính khiêm tốn, nhún nhường? Không lên mặt anh hùng như Beethoven, cũng chẳng khụng khiệng, điên rồ như Schumann? Không đâu! Trong con mắt Hartling đấy lại là một kẻ lữ hành nhỏ bé tốt bụng trên các dãy phố quanh co, khúc khuỷu ở thành Vienne, hoặc các con suối chảy qua các gốc điền ma ở ngoại ô. Chàng tiểu thị dân vào đời bằng nghề giáo học này cũng chẳng lãng mạn hơn ai, cuộc sống của anh ta đơn điệu và nhạt nhẽo cũng chẳng ai bằng, anh chỉ có một “chiến công thế kỷ” là mắc bệnh giang mai, và chết vì nó năm 31 tuổi.

“Làm thứ âm nhạc không chia rẽ, mà tập hợp lại” Hartling nói vậy khi bình luận về sự dồi dào của các tác phẩm cho dương cầm 4 tay. Cơn sốt chiếm cứ Schubert không phải là cái dụng ý tuyên truyền vận động “mà do nỗi buồn thèm khát một không gian rộng lớn và những chuyến đi xa. Trong Schubert có một cái gì rộn lên, ông không biết đi đâu? Hệt như một ý tưởng không thành lời”. Những công thức như thế, sung sướng thay, lại được đem vào thế giới của một con người lang thang nhưng bất động, con người ngao du bằng tâm thức, mà tuyệt tác “Du lịch mùa đông” đầy hư ảo, đắm chìm trong cô đơn và giá lạnh, đã được viết ra trong một căn gác xép.

Có điều rằng người ta muốn đi xa hơn một chút nữa, vẽ kỹ hơn bức chân dung, và đào sâu cá tính. Nhiều huyền thoại, khá là ngốc nghếch, bao quanh Schubert “sống sờ sờ”, nhưng quá mờ nhạt, quá ngớ ngẩn, để có thể chinh phục những cô nàng mà Schubert ao ước một cách vô vọng. Khốn thay quyển sách của Hartling lại nhâm nhi những hình ảnh ấy, chứ không có gì khác hơn. Những cuốn tiểu sử âm nhạc đều luôn đương đầu với vấn đề: “Phải chăng một nhà sáng tác âm nhạc chỉ là một anh ngốc đáng thương, được liên hệ với trời xanh một cách bí ẩn vào những lúc xuất thần? Một sự ngu xuẩn nối mạch với các tinh xảo của vũ trụ”? Hình như Peter Hartling chấp nhận cái nhìn khù khờ của sự sáng tạo âm nhạc, được khích lệ bằng 200 năm lảm nhảm về tác giả của bài “Se-re-nat” lừng danh. Một cuốn sách liệu có tác dụng gì, nếu cứ nói dai dẳng về những điều ai cũng biết. Schubert tiến ra, mặt che kín giống những người vĩ đại vẫn thường làm. Dưới cái vẻ bể ngoài “Chàng trai gan dạ”, ông vật lộng kịch liệt chống lại cô đơn, thất vọng và cái chết. Và còn xa ông mới là bộ óc đơn giản để chơi dương cầm, thật khó mà tưởng tượng rằng người viết ra một tác phẩm sâu sắc và gắn bó như thế, lại không có “tư duy”. Cái đó xin mời các tiểu sử gia minh định.

Thêm một thiếu sót của thiên điều tra: cuộc sống tình dục của Schubert không đến nỗi tệ, ngốc nghếch như Hartling trình bày. Rất mê những cô gái nhưng không với tới, mà sống vô gia cư, ở nhờ nhà của bạn bè và có khi ngủ chung giường với họ.
Nhưng nếu nghĩ có một Schubert tài năng và bị hiểu nhầm thì chỉ cần làm cái việc “cảo thơm lần giở trước đèn”, điểm lại những tác phẩm của ông viết ra trong năm 1828. Trong năm đó, Schubert viết ra 3 bản Sonate vĩ đại nhất, bản ngũ tấu với 2 cây Cello, một khúc nhạc cho lễ Mi-sa, 3 tác phẩm quan trọng cho đàn Piano, những ca khúc về “tiếng hát Thiên Nga”, bản Fantaisie gam Fa thứ cho piano, và một số khác. Người ta hay nói đến năm 1828, cái năm cuối đời và rất tiêu biểu, hay về 20 tháng cuối cùng của ông tiếp sau cái chết của Beethoven, mà thời gian đó cho phép ông thêm vào 24 ca khúc của “Du lịch mùa đông”, 2 bản tam tấu và 8 Impromptus ...

Đứng trước sức sáng tạo phi thường đó, người ta có thể tự hỏi: Phải chăng Schubert biết là mình sắp chết, và vì thế phải vội vàng. Hoặc giả ông nghĩ là mình đang bước vào một thời kỳ đặc biệt sung sức trong sáng tác mà cái chết đã can thiệp vào một cách thô bạo.
Là một nghệ sĩ có tài và bị hiểu lầm, một con người không chịu hài lòng và bị căn bệnh nguy hiểm sớm cướp đi sinh mệnh, Schubert từng nói rằng không thể yêu nếu tình yêu của ông không biến thành nỗi đau khổ và không thể đau khổ nếu nó không biến thành tình yêu. Với 7 cuốn ca khúc được xuất bản, người ta chỉ từng hát lên cuốn đầu tiên. Người ta hiện tại chỉ chơi không đến ¼ những bản Sonate ông soạn cho piano, và hầu như không đụng gì đến những nhạc phẩm ông viết cho đàn violon. Người ta đã bỏ rơi đi một cách đáng xấu hổ một khối lượng khổng lồ về thanh nhạc và trữ tình của ông. Người ta trao quyền cho những người yêu xác chết để hoàn thành những tác phẩm bỏ dở của ông, như thể đấy là một vỉa hè mà một tay thợ nề lơ đãng bỏ quên (như bản Symphonie gam Si thứ và bản sonate “Reliquie”). Và điều đó đã khiến cho bà Margot phải than khóc trước lò sưởi và bỏ mặc bà giá lạnh và khô cằn như mặt trăng. Bà chỉ muốn cười và khóc như tên của nhạc phẩm đẹp đẽ “Lachen und Weinen” (cười và khóc) mà Schubert soạn năm 1823, không phải năm cuối đời, và về cái đó, hỡi ôi, người ta chẳng bao giờ quay thành một bộ phim nào cả.
Vậy Schubert nào đây: Schubert ngây ngô nhạt nhẽo của Hartling hay một Schubert của tình yêu lớn và nỗi đau lớn ./.
 
FRANZ SCHUBERT : ÂM NHẠC VÀ CUỘC ĐỜI DANG DỞ

Tên tuổi của Franz Schubert, nhạc sĩ thiên tài người A'o, lập tức gợi nên những ý tưởng về thể loại lider (ca khúc thơ thường có đàn piano đệm theo). Bởi vì chính ông là người có công phối hợp đến mức tuyệt vời giữa thể loại thi ca, giai điệu và nhạc đệm. Tất nhiên, Schubert vẫn là nhạc sĩ của tình yêu tha thiết cuộc đời, khát vọng sống và dâng hiến. Kể từ thời J.S.Bach, Amadeurs Mozart, L.V.Beethoven, chưa từng có một nhạc sĩ thiên tài nào có được trực giác linh cảm kỳ lạ về giai điệu như Schubert".

Schubert để lại cho kho tàng âm nhạc cổ điển nhân loại 10 bản sonate, 20 bản tứ tấu, 10 bản giao hưởng, 5 vở opera và 6 bản mixa. Trong số 10 giao hưởng đồ sộ của ông, có một bản giao hưởng giọng si thứ (sáng tác năm 1822 ), ông chỉ viết có 2 chương và chưa hoàn thành. Sau này, giới phê bình âm nhạc đặt tên là " Giao hưởng bỏ dở". Mãi về sau người ta mới phát hiện ra rằng Schubert rất hay bị đau ốm. Cho nên ông không thể hoàn thành trọn vẹn bản giao hưởng tuyệt vời đó. Thế nhưng chính sự dang dở ấy lại để lại những âm hưởng bất tận, đầy sự da diết. Mặc dù chỉ có hai chương song bản giao hưởng dường như khai mở một mạch nguồn âm nhạc vô tận, tưởng chừng không bao giờ kết thúc. Biết đâu đấy chẳng phải là ý định của thiên tài Schubert. Có lẽ ông thầm mong muốn để cho đời sau phát triển tiếp những tư tưởng âm nhạc bỏ dở của ông theo cảm xúc của riêng mỗi người, mỗi cuộc đời tự cảm nhận và chiêm nghiệm. Đây là bản giao hưởng duy nhất trong lịch sử âm nhạc cổ điển mà chỉ có hai chương. Giao hưởng danh dở nhưng thực ra là mở ra cả một nguồn cảm hứng không có kết thức.

Năm 1815, Hoàng đế nước Pháp Napoleon bị phế truất. Niềm hy vọng về tự do và cách mạng thổi bùng trên khắp châu Âu. Các nước lớn họp nhau ở Hội nghị Viên. Ban ngày, người dân bàn tán về số phận của châu Âu, ban đêm người ta khiêu vũ trong các quán rượu, nhà hàng và các lâu đài quý tộc. Thực ra chính đây là nơi sinh ra những bước nhảy đầu tiên của những điệu valse mà sau này dòng họ Johann Strauss đã khai thác triệt để và trở thành những bản valse bất tuyệt của nhân loại. Các nhạc sĩ đương thời thường cùng Schubert quây quần trong các phòng khách hoặc các quán bia ở thành Viên. Ông thường thết đãi bạn bè bằng những bản nhạc do mình sáng tác. Những buổi dạ hội như vậy từ đó được mang tên ông "Những buổi tối Schubert". Bản thân ông, cũng như Beethoven rất yêu thích được làm việc ở nơi thôn dã, đồng nội. Thiên nhiên mang lại cho ông sự yên tĩnh cùng những cảm hứng sáng tạo vô cùng tận. Những sáng tác của Schubert rất được các nhạc sĩ đương thời ngưỡng mộ. Ông rất thành công trong các buổi biểu diễn không lấy tiền, chỉ vì lòng mến mộ của công chúng. Oái oăm thay, ông lại không được công nhận là một nhạc sĩ thành danh. Ông cũng chưa bao giờ có được vị trí xứng đáng như một nhạc sĩ hàng đầu ở kinh thành Viên. Thiên tài Schubert phát sáng đến thế nhưng cuộc đời ông lại quá nghèo túng. Đôi khi ông viết tới 12 giai điệu âm nhạc trong một ngày chỉ để mong muốn một cách ngây thơ là kiếm được một khoản kha khá của các nhà xuất bản âm nhạc ở Viên. Trong khi đó, nhà xuất bản chưa kịp in hết hàng chục sáng tác của ông vừa hoàn thành trước đó một tháng. Trong con người ông dường như có một nguồn sáng tạo không bao giờ cạn với những giai điệu du dương, sâu lắng ngày càng bộc lộ. Đặc biệt phát tiết rực rỡ trong những năm cuối cùng của cuộc đời. Có thể nói âm nhạc của ông bao phủ lên toàn bộ con người ông với sức mạnh phi thường đến mức một Quatuo (khúc nhạc bốn phần) đối với ông cũng chỉ là một trò chơi không tốn mấy thời gian. Ngay trong khúc nhạc hoà tấu của ông, một khúc nhạc chỉ tắt cùng với ánh mặt trời hoặc khi tiếng chim sơn ca ngừng hót.

Ông đã từng gửi các bản sáng tác lider của mình cho Gớt, đại thi hào người Đức. Tuy nhiên, Gớt lại không mấy chú ý tới thiên tài âm nhạc của Schubert. Thêm nữa, nhạc sĩ trẻ tài năng còn bị người ta "rút ruột" một cách nhẫn tâm. Một nhà xuất bản chỉ chịu trả cho 6 bản lider của Schubert "Hành trình mùa đông" (gồm 24 ca khúc) với giá rẻ mạt: 15 franc. Schubert vẫn miệt mài lao động sáng tạo. Các tác phẩm để lại cho hậu thế của Schubert thấm đượm nỗi u buồn và sự chịu đựng phi thường. Trong bản tứ tấu cung rê thứ, ông đưa vào chương Andante một loạt năm biến tấu theo chi đề của bản lider " Cô gái và thần chết" ông để lại cho nhân loại những tác phẩm tinh tế và đau buồn nhưng cũng thấm đậm tính nhân văn sâu sắc và hồn nhiên. Tác phẩm ca ngợi sự chịu đựng phi thường của con người trước số phận và cuộc đời nhiều bất hạnh song cũng chan chứa tình yêu cuộc sống cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. Thế giới vẫn còn ngân vang mãi mãi, không thể lãng quên những khúc nhạc chiều Serenate bất hủ của ông. Chúng vẫn còn làm rung động hàng triệu trái tim nhân loại. Song, có một điều kỳ lạ mà không mấy người đời sau hiểu được là vừa viết xong bản nhạc, vừa hoàn thành tác phẩm là Schubert đã quên ngay. Khúc nhạc chiều bất hủ của ông sáng tác là để tặng nhân ngày sinh của một thiếu nữ. Để làm cho cô gái bất ngờ, ông nhờ một người bạn thân là một ca sĩ trình bày bài hát ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó người ta bí mật lặng lẽ khiêng cây đàn piano vào trong vườn. Tất cả đã sẵn sàng cho biểu diễn lãng mạn và độc đáo đó. Ca sĩ đã có mặt, còn Schubert thì lại quên không đến. Trớ trêu thay, chính cô gái ấy lại đem lòng yêu chàng ca sĩ đó chứ không phải dành trái tim cho Schubert, người hằng thầm yêu trộm nhớ nàng. Vào một ngày mùa đông tháng 11 năm 1828, nhạc sĩ thiên tài nước A'o. Ông kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình, một cuộc đời chan chứa những giai điệu vĩnh cửu, những niềm xúc động và đau thương. Ông mất vì bệnh thủy đậu tại nhà một người anh em ở ngoại ô thành Viên. Vậy mà cách đấy một năm, chính tay ông đã từng cầm cây nến tiễn đưa nhạc sĩ thiên tài Beethoven tại nghĩa địa trong nỗi đau lay động cả đất trời. Khi ra khỏi nghĩa trang ra về, ông đã dừng lại ở một quán rượu để nâng cốc chúc: "Một ai đó sẽ đến lượt mình đi liền theo bước chân Beethoven". Có ngờ đâu chính câu nói định mệnh ấy lại vận vào cuộc đời Schubert.

Cho đến khi ông mất, người ta kiểm kê tài sản và đếm được chỉ có vẻn vẹn 8 Silinh đồng sáu xu. Nhưng cả một đống bản thảo viết tay, biết đâu trong đó chẳng còn có những tác phẩm mà ông sáng tác trong những ngày cuối đời. Những tài sản vô giá không ai ngờ tới của một thiên tài bạc mệnh đã bị phát tán khắp nơi trong kinh thành Viên. Ba mươi năm sau, một chàng trai tên Acter Sulivan cùng một người bạn từ nước Anh quốc sang, hy vọng tìm được một vài trang bản thảo bị bỏ quên đâu đó. Họ đã phát hiện ra dưới gầm một đồ dùng trong nhà phần còn thiếu trong khúc độc tấu rodamon. Họ thức suốt đêm, cắm cụi chép lại những mảnh giấy vô giá đó. Họ không kìm nổi niềm sung sướng tột cùng trước những khám phá quý báu về thiên tài âm nhạc mà họ tôn thờ. Họ cứ thế mê mẩn trong niềm hạnh phúc và chờ trời sáng. Bản viết tay cuối cùng của Schubert có thể chính là bức thư ông viết cho bạn cũ, người mà ông đã chung sống hồi đầu năm. Trước ngày phải dọn đi nơi khác vì không đủ tiền trả phần nhà mình thuê ông để lại lá thư ngắn ngủi đó. Franz Schubert, với dáng hình có vẻ nặng nề, nước da xanh tái, đôi mắt cận thị nhưng trái tim thì luôn nóng bỏng. Trái tim ấy không bao giờ còn dâng biến cho nhân loại những dòng nhạc tuyệt vời nữa. Tưởng đâu chợt thấy trong khu vườn cây cối xanh tươi nhà ông những bầy chim sẻ vẫn bình thản sà xuống thảm cỏ xanh. Tưởng chừng nếu đứng sát đầu giường hoặc ngay bên cây đàn piano đã thấm bao mồ hôi lao động cật lực của Schubert vẫn nghe thấy những giai điệu chứa chan tình yêu da diết đối với cuộc đời này.

(st)
 
Vậy là cuối cùng thì dây kéo đàn violin làm bằng gì hả mọi người?
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Vậy là cuối cùng thì dây kéo đàn violin làm bằng gì hả mọi người?
Cái dùng để kéo đàn violin người ta gọi là cái vĩ, hay cái archet. Phần tiếp xúc với dây đàn trên cái vĩ tiếng Anh gọi là 'hair', nhưng anh cũng chả biết tiếng Viết có gọi là "tóc vĩ" hay không. Về chất liệu thì theo tiêu chuẩn là được làm bằng lông đuôi ngựa. Ở VN người ta còn dùng cả sợi đước nữa [vì đàn nhị của ta dùng sợi đước để làm vĩ]. Ngoài ra còn có một số chất liệu khác nữa.
 
Ồ,thì ra cái đấy gọi là "vĩ",thảo nào người ta gọi violin là vĩ cầm :D
Vậy thì chẳng lẽ người ta dùng đuôi ngựa để kéo dây kim loại hay sao ạ?Bằng cách đó mà tạo ra được tiếng violin như thế thì tài thật :-?
 
Cho em hỏi,có anh chị nào có bản 'Người Mĩ ở Paris' (An American in Paris) không ạ?
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Cho em hỏi,có anh chị nào có bản 'Người Mĩ ở Paris' (An American in Paris) không ạ?
Hì, anh không có, nhưng mà bây giờ trên 5 Đinh Liệt vẫn có đĩa có cái này đấy. Ở đấy có một đĩa tác phẩm của Gershwin, trong đấy có cái này, lên đấy mà tìm.
 
Cho em hỏi:tác phẩm âm nhạc nào được coi là mở đầu cho phong cách nhạc cổ điển ạ? :D
Có tồn tại thuật ngữ 'nhạc cụ cổ điển' không ạ?
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Cho em hỏi: tác phẩm âm nhạc nào được coi là mở đầu cho phong cách nhạc cổ điển ạ? :D
Ý em đang hỏi về thời kì Classical của âm nhạc cổ điển nói chung phải không?Nếu đúng thế thì câu hỏi này không có câu trả lời chính xác em ạ. Bởi vì các giai đoạn và thời kì trong lịch sử của âm nhạc cổ điển không tách biệt rạch ròi mà chúng lại gối lên nhau, chuyển tiếp và hình thành từ từ. Việc phân chia mốc thời gian vì thế chỉ là tương đối và phụ thuộc theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau. Tương tự cho tác phẩm thôi.

Được thừa nhận tương đối rộng hiện nay người ta coi thời kì Cổ điển là giai đoạn từ những năm 1750 đến những năm 1810 của âm nhạc cổ điển nói chung. Thật ra phong cách của thời kì Cổ điển này là của trường phái Cổ điển Viên cũng là sự tổng hợp của nhiều phong cách và trường phái khác nhau vào đầu và giữa thế kỉ XVIII như Rococo, Manheimz, Florence... Những phong cách này sự khác nhau không nhiều và khá là tinh. Vì thế xác định tác phẩm nào mở đầu cho phong cách Cổ điển hầu như rất khó và khó có được một tiêu chí thống nhất. Dù sao đi nữa, theo anh nghĩ có lẽ những tác phẩm như vậy nằm trong những tác phẩm thời kì sáng tác đầu của Haydn, cũng có thể [nhưng anh không dám chắc] các con của Bach và một số nhạc sĩ khác như Stanmitz, Boccherini, Gluck...

Chắc em liên hệ từ việc Giao hưởng số 3 "Anh hùng" của Beethoven được coi là tác phẩm mở đầu cho phong cách Lãng mạn phải không? Thật ra việc coi như thế cũng một phần vì qui mô tác phẩm này, liên hệ lịch sử và sự nổi tiếng của nó nữa. Chứ nếu riêng về âm nhạc thì những nhân tố tạo nên tính chất Lãng mạn của nó đã xuất hiện từ những tác phẩm cuối đời của Mozart, những tác phẩm thời kì đầu của Beethoven, đặc biệt là những Sonata cho piano rồi.
Có tồn tại thuật ngữ 'nhạc cụ cổ điển' không ạ?
Cái này cũng giống như câu hỏi hồi trước của em về "điệu nhảy cổ điển" thôi. Nó không phải một thuật ngữ, mà chỉ đơn giản là những nhạc cụ được sử dụng trong Nhạc cổ điển mà thôi. Nếu xét theo nghĩa rộng nhất như thế thì khái niệm này là một khái niệm mở, tức là cho đến bây giờ danh sách ấy vẫn tiếp tục được bổ sung và có nhiều nhạc cụ họ hàng cũng được tính vào đấy.

Tuy vậy nếu nhắc đến những nhạc cụ điển hình của Nhạc cổ điển thì người ta sẽ chỉ nói đến các Bộ và Họ nhạc cụ sau [thường cũng chỉ tính 1 hay 2 nhạc cụ đai diện của mỗi họ thôi, trừ ngoại lệ duy nhất ở họ violin]:
1. Bộ dây: Có 2 họ là Họ violin [hay viola da bracchio] và Họ viol [hay viola da gamba]
2. Bộ kèn gỗ: Có 5 họ là Họ sáo ngang [flute], Họ sáo dọc [recorder], Họ oboe, Họ clarinet và Họ bassoon [fagotte]
3. Bộ kèn đồng: Có 4 họ là Họ trumpet, Họ kèn co [horn], Họ trombone và Họ tuba
4. Bộ đàn phím và đàn gẩy: Đàn ống [organ], Clavecin [Harpsichord], Piano và Harp
5. Bộ gõ: Trống định âm [timpani], Trống lớn [Gran cassa], Thanh tam giác [Triangle], Cymbal và Họ gõ chromatic.
 
Ban than la 1 nguoi than tuong Chopin,nhung em phai cong nhan la nhac cua Bach rat hay.Va co le boi the ma co nha phe binh da noi rang :neu kho tang am nhac bi chay ma giu lai duoc 1 so ban nhac cua Bach thi Am nhac the gioi se van con hi vong...
Vao day em moi biet truong minh co rat nhieu anh chi khong nhung thaich ma con rat am hieu nhac co dien nhu anh Viet Anh hay dac biet la anh Tu ...Con em chi don thuan la thich nhac co dien va choi nhung ban nhac minh thich.Em rat mong cac anh chi se chi bao cho em.em cam on
 
^^ cho em bon chen chút
em đang có 1 bài assignment về nhạc cổ điển
cụ thể là về phần nhạc cổ điển đối với khán giả
nó mang lại điều j? cảm xúc j? lợi ích j ?
em ko nghe nhạc cổ điển nhìu lắm
chỉ nghe 1 bài duy nhất là swan lake :| :)
muốn hỏi các anh các chị ^^
giúp iem với ^^
thanks trc
 
Các bác đỉnh cao đâu rồi, cho em hỏi một chút ạ:

1. Giọng nam, nữ trong hợp xướng phân chia thế nào? Theo em biết, các giọng nam là Terno/Bariton/Bass, giọng nữ là Soprano/Mezzo-soprano/Alto (Contralto). Đúng không ạ?

2. Các bè trong 1 dàn hợp xướng? Hình như 1 dàn hợp xướng có 4 bè đúng không ạ?

3. Các nhịp điệu của 1 bản nhạc (kiểu như adagio, allegretto ... hình như thế)

4. Cấu trúc của một bản sonata.

Thnks
 
chài ai lâu thiệt
iem post đc cả tuần rùi sao ko có ai trả lời iem :( chả nhẽ câu hỏi của iem khó thía à :(
 
Hoàng Như Ngọc đã viết:
^^ cho em bon chen chút
em đang có 1 bài assignment về nhạc cổ điển
cụ thể là về phần nhạc cổ điển đối với khán giả
nó mang lại điều j? cảm xúc j? lợi ích j ?
em ko nghe nhạc cổ điển nhìu lắm
chỉ nghe 1 bài duy nhất là swan lake :| :)
muốn hỏi các anh các chị ^^
giúp iem với ^^
thanks trc

Câu hỏi này thì không ai có thể trả lời giúp bạn được.Bạn phải tự khám phá thôi.Rất nhiều người nghe nhạc cổ điển mà chẳng bao giờ nghĩ ngợi về lợi ích nó mang lại,đó mới là tình yêu âm nhạc chân chính.

À quên,em cảm ơn anh Tú nhé,em đã tưởng anh không vào box nhạc cổ điển này nữa rồi đấy :D
 
Em mấy hôm trước nghe được một bản "Phiên chợ thành Ba Tư" do thằng bạn gửi, chẳng hiểu tên TA như thế nào, nhưng thấy mê quá, hi vọng chắc là nhạc cổ điển.
Mọi người có biết kiểu nhạc như bài phiên chợ thành ba tư là loại nào ko? Có những bài nào tương tự như thế mà mọi người biết thì chỉ em với nha
Em thường hay nghe rap nhưng khi nhạc cố điển cảm thấy có cái gì rất khác.... ko biết có nên tập nghe cổ điển ko nhỉ :D. Nghe rap nhiều khi đau đầu hoặc chán nản lắm.
 
Nguyễn Minh Hiền đã viết:
Em mấy hôm trước nghe được một bản "Phiên chợ thành Ba Tư" do thằng bạn gửi, chẳng hiểu tên TA như thế nào, nhưng thấy mê quá, hi vọng chắc là nhạc cổ điển.
Mọi người có biết kiểu nhạc như bài phiên chợ thành ba tư là loại nào ko? Có những bài nào tương tự như thế mà mọi người biết thì chỉ em với nha
Em thường hay nghe rap nhưng khi nhạc cố điển cảm thấy có cái gì rất khác.... ko biết có nên tập nghe cổ điển ko nhỉ :D. Nghe rap nhiều khi đau đầu hoặc chán nản lắm.

Lần đầu tiên mình nghe "Phiên chợ Ba Tư" cũng lớn lớn rồi, trong cái đĩa nhạc cổ điển The best collection nhiều người có đấy. Kể cũng tiếc vì mình không được nghe sớm hơn.

"Phiên chợ Ba Tư" hay "In a Persian market" (1920, tác giả Albert Ketelbey)thuộc dòng cổ điển thực thụ, em Hiền không phải lăn tăn nữa nhé. Nó thuộc loại "Descriptive music", làm người ta nghe mà cứ như thể đang tận mắt nhìn thấy vậy. Ai đã từng nghe thì chắc mình không cần miêu tả lại cái phiên chợ đó nữa nhỉ. Ông Albert Ketelbey phải nói là có tài sử dụng các chất liệu âm nhạc để khêu gợi trí tưởng, âm nhạc của ông ta được sử dụng rất nhiều vào thời phim câm (điển hình là thời của những phim Charles Chaplin).

Một trong những bài "tương tự" mà mình thích là "Pictures at an Exhibition" của Modest Petrovich Mussorgsky sáng tác năm 1874. Mình up lên đây cho mọi người nghe thử.

Bản origin sáng tác cho piano (dài hơn 30 phút) :
http://rapidshare.de/files/11196287/J-Mussorgskij-Pictures_at_an_Exhibition.mp3.html

Bản chuyển soạn cho guitar :
http://rapidshare.de/files/11196529/Pictures_at_an_Exhibition_-_guitar.zip.html

Mình sẽ giới thiệu qua một chút để các bạn theo dõi tác phẩm một cách hứng thú hơn. Bản nhạc này được sáng tác sau khi tác giả Mussorgsky đến thăm triển lãm tranh của một người bạn là họa sĩ Hartmann đã qua đời một năm trước đó. Cấu trúc của tác phẩm như sau :

"Đoạn đi dạo". Đây là khúc nhạc đầu tiên mà bạn nghe thấy và nõ cũng sẽ xuất hiện lại nhiều lần trong tác phẩm. Bạn có thể tưởng tượng rằng tác giả đang thủng thỉnh, ung dung bước vào triển lãm.

Sau "Đoạn đi dạo" là những khúc nhạc miêu tả bức tranh mà tác giả đang ngắm nhìn. Có lúc khúc nhạc lột tả ngay những hình thù trong bức tranh ra sao, lại có lúc khúc nhạc giữa 2 "đoạn đi dạo" thể hiện tâm trạng và liên tưởng riêng của tác giả trước bức tranh ấy.

Kẹp hạt dẻ. Đây là bức tranh vẽ một cái kẹp hạt dẻ dưới dạng một con gnome (quỷ lùn giữ của). Sự xấu xí, cục mình của con gnome được Moussorsky thể hiện rất đạt.

Đoạn đi dạo. Giai điệu vẫn như đoạn đầu tiên nhưng khi nghe các bạn thử chú ý xem các đoạn đi dạo này được thể hiện khác với những lần trước như thế nào nhé.

Lâu đài cổ ở Ý. Bè bass rền đều đặn tạo nên khung cảnh một lâu đài thời trung cổ.

Đoạn đi dạo.

Trẻ con cãi nhau sau khi chơi. Đây là một bức tranh tinh nghịch vẽ bọn trẻ đang chơi đùa và cãi nhau trong khu vườn của một người thợ làm ngói ở Paris. Các bạn đều có thể nhận thấy tiếng cười đùa và tiếng giễu cợt nhau được thể hiện thế nào bằng âm nhạc.

Bydlo (Không có đoạn đi dạo đằng trước) : một chiếc xe bò kéo kiểu Ba Lan đang lầm lũi đi và tiếng móng guốc dậm vào bùn...

...đi dạo...

Bản ballet của những con gà con chưa nở : bức tranh vẽ những cô bé cậu bé hóa trang thành những con gà con cùng vỏ trứng đang biểu diễn trên sân khấu... đoạn này là một khúc nhạc vui, nhanh (scherzo), đầy kĩ thuật và rất ngắn.

...

"Samuel Goldenburg and Schmuyle" - hai người đàn ông Ba Lan gốc Do Thái. Một người thì giàu có, to béo, được thể hiện ở nửa đầu của khúc nhạc, còn người kia thì nghèo túng, gầy gò. Mình đặc biệt thích đoạn này bởi tác giả đã miêu tả người thứ hai bằng kĩ thuật tremolo (lặp lại một nốt nhiều lần) cố tình làm mất một số nốt, tạo cảm giác anh này thật mảnh mai và đang run cầm cập trong cơn gió lạnh.

...

"Limoges". Một chợ phiên nhộn nhịp.

Roman burial ground - the Catacombs. Một bức tranh kì quái vẽ người nghệ sĩ đang đi giữa hầm mộ, xung quanh quan tài, đầu lâu chất đống... Họa sĩ Hartmann vẽ bức tranh này dựa trên miêu tả của Victor Hugo trong tác phẩm Những người khốn khổ. Tiếp theo là khúc "With the dead in a dead language", không trực tiếp liên quan đến bức tranh, nhạc sĩ gọi những đầu lâu và miêu tả chúng sáng lên như có những ngọn nến được thắp bên trong.

Baba-Yaga Thần chết trong truyền thuyết của Nga.

Great Gate of Kiev. Đây là đoạn kết của tác phẩm. Chủ đề chính - đoạn đi dạo được nhắc lại và phát triển cho đến hết. Đoạn này rất hoành tráng, miêu tả sự thắng trận, đoàn quân kèn trống (và cả tiếng chuông được thể hiện bằng piano nữa, các bạn để ý nhé) bước đều trở về thủ đô.

Mình nghĩ là nhạc cổ điển cũng giống văn chương thôi. Muốn hiểu một tác phẩm văn học thì phải tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề v.v... Một khi đã làm điều đó thì nhạc cổ điển không còn khó hiểu nữa phải không ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên