Game theory

Lê Thu Hoài đã viết:
Ôi chắc tại em viết vội quá nên đề bài có vài chỗ sai. A offers B and C $100. B has to split the money with C. If C agrees, they can keep the money. But if C doesn't, nobody would have any money. If you were B, how would you split the money?
Chẳng có câu trả lời đúng cho câu hỏi này, nó chỉ test xem mình xử lý tình huống khôn ngoan đến đâu thôi.
Rất vui được làm wen với chị.
bài này ra thế này thì không rõ. quan trọng ở đây là có khả năng xẩy ra collusion không? B C bắt tay để lấy tiền của A? nếu có thì là 50:50, nếu không thì như bác Trung nói rồi.
 
Hoàng Long đã viết:
bài này ra thế này thì không rõ. quan trọng ở đây là có khả năng xẩy ra collusion không.....

Em nghĩ đề thế là rõ rồi chứ a? Nếu bác là B thì bác xử lý ra sao?? Collusion hay không cũng tùy thuộc ( một phần ) ở bác!
 
tại sao ko phải là 99.50:0.50 hay 99.999:0.001, giả sử như có thể chia 1$ nhỏ mãi ra hào, trinh, cắc.... Như vậy thì B sẽ được nhiều hơn 99$ mà C thì có vẫn còn hơn ko. Nếu giả sử cả 2 người đều rational, C sẽ ko phân biệt giữa việc nhận 0$ hay từ chối, ko cách nào làm C được lợi hơn. Nếu B biết C ko phân biệt giữa 2 trường hợp đó thì B sẽ chia cho C 0$ và C sẽ chấp nhận.

Em vẫn không hiểu cách giải thích này. Theo đề bài nếu C không đồng ý thì "nobody would get anymoney:" rõ ràng là C có quyền quyết định rất lớn ở đây.

B một là đồng ý chia số tiền theo ý C, hai là được zippo.

Vậy C chắc chắn phải đuợc số tiền lớn nhất có thể: 99.99: 0.01 (đấy là nếu B thích 1 cent) không thì 99:1. B không có quyền gì ở đây cả nên collusion là không thể.
 
Cho em nói thêm về bài toán chọn số từ 0 đến 100.
Thực ra lúc giải thì em hơi bị thiên về toán một chút ở chỗ cho là cả hai đều thông minh (đấy là điều kiện của chiến thuật thắng cuộc trong toán mà).
Nhưng trong thực tế thì cũng có khi ta phải chơi với những cậu không chịu nghĩ hoặc chỉ nghĩ nửa vời. Không chịu nghĩ ở đây tức là chọn bừa, còn nghĩ nửa vời tức là chỉ chọn một số không chia hết cho 3 (hiển nhiên là thằng kia không thể thắng). Khi đó xét xác suất thắng của mỗi trường hợp ứng với mỗi cách chọn thì chọn 0 có khi chưa phải là hay nhất. Buồn cười là khi đấu với một cậu chỉ nghĩ được một tí, tạm gọi là hơi khôn, thì kết quả tốt nhất lại là cả hai không bao giờ thắng. Chà, có nên viết chi tiết quá trình tính toán không nhỉ? Không nên vì như thế rất dài, với lại nó cũng đơn giản, ai cũng tính được mà.
Nhưng mà nếu chọn 0 thì ta được lợi ở chỗ không mất lòng đối phương, bởi vì có thắng thì cùng thắng, thua thì cùng thua. Như Stephen.R.Covey vẫn dạy là phải think win-win đấy.
Còn một chuyện nữa là nếu số được chọn có thể là số thực thì 0 là số tốt nhất (giới hạn tiến đến 0 mà), và có thể chọn từ 0 đến bao nhiêu cũng được. Tất nhiên số càng lớn thì xác suất thắng khi đấu với một cậu ngốc càng bé. Còn nói chung đã đấu với cậu khôn thì bao giờ cũng thắng.
Hình như em hơi bị gượng ép bài này vào khuôn phép của toán thì phải. Mọi người thông cảm. Em chẳng biết một chữ nào về Econ hết.
 
Mọi người có vẻ quan trong hóa quyết định của thằng C hơn là thằng B. Nhưng mà đứa được quyền chia là thằng B chứ không phải là C. Vì vậy B có thể lợi dụng cái quyền chia của nó mà đưa ra thỏa thuận với C, tất nhiên là thỏa thuận có lợi cho nó hơn rồi. C đâu có quyền chia, nó chỉ có quyền chấp nhận hoặc không thôi. Mà chẳng nhẽ tiền đến tận mũi rồi mà từ chối???

Có một phương án Hoài đưa ra là: B nói với C là cứ chấp nhận một thỏa thuận bất kì (tất nhiên là có lợi cho B hơn), bảo C là mày cứ chấp nhận bừa để lấy tiền của thằng A đã. Tiền trong tay rồi thì muốn chia với thằng kiểu gì thì chia. Có thể offer cho nó một cái giá cao hơn. Dẫu có phải dẫn đến chiến tranh thì ít ra hai thằng vẫn có một số tiền nào đấy. Thằng A làm sao biết đấy là thỏa thuận giả. Làm thế này thì khả năng có tiền vẫn nhiều hơn là việc trông chờ vào thằng C, chỉ được chia một lần mà nó tham không chịu chấp nhận ngay từ đầu thì méo mặt chẳng có tiền. Mọi người thấy cách này thế nào? À mà tacit collusion có phải là firms thỏa thuận ngầm thế này không nhỉ???
 
Em phải nhìn thấy một góc vấn đề là: C mà không đồng ý thì B không được một xu. B có hai lựa chọn: một là ăn theo cách chia mà C đồng y, hai là không ăn gì cả. Vì thế C biết là B ăn được chừng nào hay chừng nấy, và sẽ ép B bỏ phần nhiều cho mình...

Đây chúng ta phải assume là cả B và C đều muốn tiền. C chắc chắn sẽ cho rằng B không thể để cho mình phật ý, dẫn đến việc hủy bỏ offer của A và không ai được tiền. Vì thế C tha hồ mà kì kèo. B thì thà được 1 đô còn hơn không được gì cả. vì C có quyền hủy offer và dọa B nên collusion là không cần thiết đối với C.

Tớ không biết giải thích thế nào cho rõ ràng hơn... Câu hỏi game chọn số kia hay phết.
 
Lê Thu Hoài đã viết:
Có một phương án Hoài đưa ra là: B nói với C là cứ chấp nhận một thỏa thuận bất kì (tất nhiên là có lợi cho B hơn), bảo C là mày cứ chấp nhận bừa để lấy tiền của thằng A đã. Tiền trong tay rồi thì muốn chia với thằng kiểu gì thì chia.

Nếu đã giả định B và C "không ngu như nhau" thì làm gì có chuyện C cho phép B "cheat" ? Bởi vì sau khi A đồng ý, tức là "thỏa thuận ngầm" đã kết thúc, có mặt của nhân tố thứ 3 "giấy trắng mực đen", lý thuộc về B, -> C chịu thiệt. 99,99% không có một Dealer nào hành động như vậy, trừ khi B và C có quan hệ từ trước 0:)

C có quyền reject offer thật, nhưng ngược lại trong quá trình dealing, B có quyền withdraw Offer bất cứ lúc nào, ngay cả khi C đã chấp nhận cái giá đưa ra.

Nếu cả 2 B và C đều nhận thức được về lợi thế "đôi bên cùng có lợi", rằng cả 2 cùng phụ thuộc vào nhau, thì việc chia 50:50 là hợp tình hợp lý nhất.

Nếu xét theo kiểu "xác suất cơ hội", 99:01 theo một cách "ngớ ngẩn" lại là đáp án.

(ý kiến cá nhân của amatuer thôi)


P/S: ở bài thứ 2, việc lựa chọn số 0 với lý lẽ "ăn không được thì đạp đổ" đúng là hay thật =D> bội phục, bội phục =D>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên