Game theory

Chị Hiền với chị Thủy dày dặn kiến thức về mấy thứ này thế. Em cũng chỉ đọc qua loa về game theory thôi nên cũng không rõ lắm về căn bản của nó.

@Tuấn Anh: A sẽ cho B và C nếu cả hai đứa thỏa thuận được với nhau. Mà sao phải nói dối trong khi C đủ thông minh để biết nó phải chọn 1 option?

Thì ra câu hỏi này đơn giản hóa một lý thuyết kinh tế cao siêu thế cơ.
Tiếp một câu hỏi nữa. Nếu đó không phải là $100 mà là $1000000 thì bạn sẽ chia tỉ số thế nào với C nếu bạn là B?

Em còn một câu hỏi nữa chắc chắn là game theory.
There are 2 players in a game. Each of them can choose one number from 0 to 100. The one who chooses the number which is equal to half of the average of the 2 numbers chosen will win the game. If you were to play the game, what number would you choose?
Mọi người thấy câu này thế nào?

Câu này chắc anh Tuấn Anh sẽ thích hơn vì nó thiên về toán cũng khá. By the way, congratulation for your offer from Oxford.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hihi, ko phải là 100 mà là $1000, 000 thì C cũng chỉ được $1 thôi em ạ, cái này hoàn toàn là marginal benefit mà. Cái chính là marginal benefit của việc được $1 lớn hơn marginal benefit của việc được $0.
Còn cái câu thứ hai, hì, chị đoán là sẽ chọn 50. Thứ nhất vai trò của hai player này ngang nhau, ko có first mover. Thứ hai, cả hai đều sẽ cho ràng người kia chọn 50, nếu chọn bất cứ số nào khác 50 thì sẽ ko có ai thắng, chọn 50 thì họ ít nhất sẽ hòa hoặc có thể thăng,nên họ sẽ play ìt safe bằng việc chọn 50 (that's what I guess).
 
Chị ơi nhưng mà 2 players nó chơi independently mà, nghĩa là không biết số nhau đoán ý.
 
Nghĩa là đứa nào chọn được số có giá trị là 1/2 của trung bình cộng 2 số vừa được chọn bởi 2 đứa chơi sẽ thắng trò chơi. Đơn giản đề bài là giả sử A chọn số a, B chọn số b, nếu a hoặc b = 1/4 (a+b) thì A hoặc B sẽ thắng trò chơi. Em chỉ muốn viết nguyên câu hỏi của tutor lúc đấy thôi.
 
Thật không ngờ có quá nhiều em gái học Economics......

Game Theory (GT) công nhận hay, nhưng rất tiếc John Nash là một nhà toán học, thành ra GT tốt nhất dùng trong sách giáo khoa hơn là trong cuộc sống.

Quyết định mà dựa trên sự phân tích của GT có mà tan gia bại sản. Vì GT dựa trên cơ sở người đưa ra quyết định đã biết trước một "a set of possible outcomes." Trong khi trên thực tế cuộc sống, chúng ta chẳng thể nào biết trước được "a set of possible outcomes".

Vị dụ khi đưa ra quyết định xây một cái nhà, bạn liệt kê ra tỉ tỉ các rui ro có thể xẩy ra trong quá trình xây nhà, nhưng bạn không bao giờ có thể liệt kê được hết mọi rủi ro. Các chủ đầu tư xây dựng ở Sri-lan-ka vừa rồi chắc chắn không tính đến Đại Hồng Thủy.
 
Đáp án cho câu của về 2 players: both will choose 50. Bởi nếu vẽ bảng Game theory ra, chia làm 2 option cơ bản là choose 50 and not choose 50, thì trường hợp 1: cả 2 cùng chọn 50 --> cả 2 thắng, trường hợp 2: A chọn 50, B ko chọn --> cả 2 thua, trường hợp 3: ngược lại của 2 --> kết quả tương tự, trường hợp 4: cả 2 ko chọn 50 --> xác suất "catch the other's mind" là cực thấp.

Đó là cái rationale của em, mời các anh chị cho tiếp những cái khác.
 
Hoàng Mạnh Khải đã viết:
Đáp án cho câu của về 2 players: both will choose 50. Bởi nếu vẽ bảng Game theory ra, chia làm 2 option cơ bản là choose 50 and not choose 50, thì trường hợp 1: cả 2 cùng chọn 50 --> cả 2 thắng, trường hợp 2: A chọn 50, B ko chọn --> cả 2 thua, trường hợp 3: ngược lại của 2 --> kết quả tương tự, trường hợp 4: cả 2 ko chọn 50 --> xác suất "catch the other's mind" là cực thấp.

Đó là cái rationale của em, mời các anh chị cho tiếp những cái khác.

Em cũng nghĩ như anh Khải.
@ em Dương: Tất nhiên là 2 players move independently and simultaneously. Nhưng mà cái prisoner dilemma này nó assumes là cả 2 players chơi 1 cách có chiến thuật, tức là mình chọn move dựa trên phán đoán về nước đi của đối thủ. Cái này khác với câu 1 ở chỗ cả 2 players move cùng 1 lúc, còn ở câu 1 B có quyền đưa option trước.
@ anh Nghiavu
Nói như anh thì chả cần đến scientists làm gì, toàn 1 lũ dở hơi cận thị nghiên cứu cái đâu đâu, đi chợ mặc cả mớ rau cũng ko biết, anh nhỉ. Tất nhiên là rủi ro thì ai mà tính trước hết được, but at least they tried and did not merely pay lip services b-)
 
chơi 1 cách có chiến thuật, tức là mình chọn move dựa trên phán đoán về nước đi của đối thủ.

Đó là một trong những characteristics của Game theory.

Vì GT dựa trên cơ sở người đưa ra quyết định đã biết trước một "a set of possible outcomes." Trong khi trên thực tế cuộc sống, chúng ta chẳng thể nào biết trước được "a set of possible outcomes".

@ anh Nghia Vu: anh nhìn lại cái rationale của em đi, phương án 4 là cái như anh nói "a set of possible outcomes" chính là xác suất 2 người cùng chọn 1 số ko phải 50, như thế là Game theory có cái đó chứ ko phải ko, mà đấy là ví dụ này thôi, chứ còn nhiều trường hợp Game theory khác cũng đều có cái set đấy cả, nó đâu phải là một thứ thuần túy chuyên ngành, ko liên quan đến cuộc sống thực, mà ngược lại, Game theory chính được phát minh ra từ những trường hợp thực tế, và điều đó cũng chính là cơ sở của Economics, tức là based on real life's problems và để giải quyết những problems đó một cách most "economically". Nói như anh là nói ngược rồi.
 
Em Thủy Anh đang phùng mang trợn mắt quát anh: "Nói như anh thì chả cần đến scientists làm gì, toàn 1 lũ dở hơi cận thị nghiên cứu cái đâu đâu, đi chợ mặc cả mớ rau cũng ko biết, anh nhỉ..."

Tất nhiên là cần chứ...có cần "em xinh tươi cận thị" nghiên cứu Game Theory, nhưng em trớ quên Economics là Art + Science. Em thiên quá nhiều về Science và quên mất Art....

Keynes và Coase vẫn thường nói kháy các Economists là "blackboard economists" bởi vì phần đông họ ỷ vào toán quá nhiều. Nguyên nhân tại sao họ ỷ vào toán? Thưa là do họ không hiểu được và biểu diễn được world economy, thế là các "blackboard economists" ngồi tưởng tượng ra các thế giới ảo, thế giới họ có thể biểu diễn một cách tùy thích bằng các công cụ toán với một lô xích xông các nếu, giả sử rằng....

Rất nhiều economists chuyển hướng vào irrationality, speculatives, và psychology hơn là miệt mài trong thế giới các perfectism và rationality. Toán khô khan như vậy mà em thích sao? heheheheh;)
 
1. bác Nghia Vu viết sai chính tả cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh:
- trớ = chớ
- perfectism... chắc bác định nói perfectionism?
- rationality???? chắc bác định nói rationalism?

2. em cực kỳ quý bác vì bác hay quote người này người kia. cái này em thường hay biểu diễn khi viết essay dưới dạng "shamless appeal to authority" tuy nhiên có tí vấn đề bác ạ. việc bác nói các bác "blackboard economist là chỉ biết "ngồi tưởng tượng ra các thế giới ảo, thế giới họ có thể biểu diễn một cách tùy thích bằng các công cụ toán với một lô xích xông các nếu, giả sử rằng...."em hơi bị lạ. em tưởng cái phrase "ceteris paribus" nó là kinh điển cho econ rồi, toán hay không toán thì cũng thế? bác cho rằng keynes hay coase, bằng việc tránh dùng toán, có thể bỏ đi cái mệnh đề đấy được ạ?
mà bác quote keynes với coase "thường xuyên" gọi người khác là "blackboard economist" ở đâu đấy ạ?

3. bác nói theo kiểu như game theory là ví dụ cho việc ứng dụng toán học tách rời cuộc sống... nhưng thực chất game theory chính là áp dụng toán học để giải thích các vấn đề thực trong cuộc sống. nếu có ứng dụng toán học nào trong econ được coi là thiết thực với cuộc sống thì em nghĩ game theory phải cho lên đầu.
thêm nữa, game theory không phải là econ mà là một nhánh toán học được phát triển từ trước Smith. cái này được áp dụng vào vô khối thứ khác chứ không phải chỉ có econ.

4. bản thân khoa học xã hội bây giờ cũng dùng toán rất nhiều. psychology dùng rất nhiều tới statistics, sociology, thậm chí là political science cũng đã bắt đầu có ngạch quantitative. ứng dụng toán vào khoa học xã hội không phải có mục tiêu là idealize mà là để giải thích những thứ mà pure reasoning không làm được.
 
Em Hoàng Long mến,

Không có gì là xấu khi trích dẫn ý tưởng của người khác, đúng không nào? Sẽ là rất đáng xấu hổ khi lấy ý tưởng của người khác và nhận đó là của mình. Có rất nhiều thứ em nghĩ là em nghĩ ra nhưng rất tiếc là nó có thể đã được nghĩ ra từ đời tám nghẻo nào rồi. Hãy thận trọng trước khi nhận một ý tưởng nào đấy là của mình.

Anh cũng có biết đôi chút về Toán. Hoàn toàn công nhận với em Toán rất quan trọng. Nếu khả năng toán của em không bằng một người có bằng Master về Toán, cơ hội em có publications ở top journals của Kinh tế là gần như là nada, ngoại trừ trường hợp ý tưởng của em mang tính cách mạng.

Đối với Keynes và Coase, nếu em đọc kỹ tiểu sử về họ, em sẽ thấy họ không phải là "blackboard economists." Keynes là một nhà kinh doanh rất thành đạt. Ai trong chứng khoán cũng đều biết đến cách kiếm tiền siêu việt của Keynes. Còn Coase là một luật sư thành đạt trước khi ông ta tình cờ bước vào kinh tế.

Ronald Coase là người chỉ trích rất nặng nề các nhà kinh tế quá xa vời với thực tế. Như luận văn tiến sĩ của Sharpe và Markowitz. Mặc dù luận văn của họ được giải thưởng Nobel, nhưng Wall Street tỏ ra rất thờ ơ trước những kết quả của họ. Không những thế Warren Buffet và đồng bọn còn mỉa mai thậm tệ công trình của Sharpe và Markowitz là "bullshit" và "incorrect." Trong chứng khoán, ai kiếm tiền siêu hơn Buffet?

Và một điều nữa nếu em đã từng lấy một lớp cao học về Game Theory, có một trang web rất chuẩn mực của MIT:
http://ocw.mit.edu/OcwWeb/Economics/14-126Game-TheoryFall2002/CourseHome/index.htm

Em sẽ thấy rất nhiều hạn chế của GT. Không nên đặt quá nhiều niềm tin vào nó. Cho đến giờ decision making vẫn là một lĩnh vực có quá nhiều khiếm khuyết. Nếu nó tuyệt vời như em nghĩ, thì anh đoán ngành AI đã tạo ra con người nhân tạo nay mai rồi.

Một điểm nữa, GT lúc đầu đã không được coi là Toán. John Nash đã từng lo rằng luận văn của ông không được chấp nhận ở Math Department.

GT là một loại hình của rational thinkings. Các doanh nghiệp có dùng đơn thuần rational thinkings trong việc đưa ra quyết định của họ? Harvard Business Review chỉ ra là họ thích sử dụng intuition trong việc đưa ra các quyết định hơn là rational thinkings. Rational thinkings có một khiếm khuyết vô cùng lớn là nó không tính được những tình huống bất ngờ. Mà yếu tố bất ngờ là điều thường xảy ra trong cuộc sống. Có ai đây đã nói:" Nếu chỉ reasoning, tôi đã ra đê."

Giữa reasoning và intuition, em chọn cái nào?
 
bác Nghia Vu vô cùng kính mến,
1. em đa tạ bác đã viết bài trên để dậy dỗ em.
2. mặc dù em đa tạ bác, em không hiểu bác viết bài trên với mục đích gì? Em có bao giờ gọi Keynes và Coase là blackboard economist bao giờ đâu? em chỉ muốn hỏi bác xem 2 bác này gọi người khác là blackboard economist ở chỗ nào.
Keynes là một nhà kinh tế học nhưng nền tảng của ông ấy là toán. mặc dù ông ấy tránh không làm giống như nhữnng bác marginalist đi trước trong việc dùng quá nhiều toán, việc ông ấy coi nhẹ toán là chuyện không có.

3. bác nói là trong kiếm tiền, không ai bằng buffet. cái này đúng. nhưng buffet kiếm tiền giỏi không có nghĩa ông ấy là nhà kinh tế giỏi. friedman chắc không bao giờ buôn chứng khoán giỏi bằng buffet nhưng buffet chắc không dám so với ông ấy về kinh tế học. em thấy bác bắt đầu lẫn lộn giữa business với economics.

4. Bác bảo game theory không phải toán. cái này nó có chút mù mờ vì game theory ngoài việc dùng toán còn dùng tới logic. nhưng nói chung conventional wisdom vẫn nói là game theory là một nhánh toán. em đã học game theory chưa... thưa với bác là em học rồi. nó có hoàn hảo kô, mời bác đọc số 5.

5. tất nhiên nó không hoàn hảo hoặc chưa hoàn hảo. game theory vẫn còn đang được phát triển. nói về mặt hoàn hảo kiểu hình tròn tròn vành vạnh thì em nghĩ là ở đời làm gì có? bác phê phán việc đặt giả thuyết trong khoa học, em cho đây là điểm yếu của bác. trên đời này chẳng có gì không dựa trên giả thuyết cả. người ta cười econ vì cái phrase "other things being equal" nhưng không nghĩ là toán học, công cụ chính của các loại khoa học cũng được phát triển dựa trên một đống axiom và unprovable theorem.
cuộc sống con người cũng thế, có hoạt động gì mà không dựa vào giả thuyết không? bác với em ngồi đây viết những đoạn đối thoại vô bổ thế này được là bởi vì bác với em đang operate dựa trên giả thuyết rằng không có thằng nào chuẩn bị lái máy bay đâm vào cái nhà mà bác với em đang ngồi, nếu giả thuyết đò là ngược lại thì chắc giờ này bác với em đang ở trong public restroom giặt quần :lol: giả thuyết thì có gì sai? ở một chừng mực nào đó, giả thuyết là cần thiết.
 
John Nash đã từng lo rằng luận văn của ông không được chấp nhận ở Math Department.
em xin lỗi a Nghia Vu,nhưng thông tin này anh lấy ở đâu thế ạ ? Vì em lại nhớ là JN rất eager khi nộp luận văn :( Kô biết có phải tại hazy memory của e kô ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Muh tình hình là chưa thấy bác Nghi Vu reply bài của em nhỉ, em nói là econ hoàn toàn dựa trên thực tế, nói dễ hiểu hơn, thực tế chính là mẹ của econ, econ ra đời cũng từ nhu cầu của thực tế, thế muh bác lại bảo là mấy bác làm econ toàn là blackboard ra chơ mua mớ rau con cá cũng ko biết thì em đến chịu bác :)). Econ ra đời ở thế giới tư bản, mà bác biết bọn tư bản là thế nào rồi đấy, 2 từ này thôi: THỰC DỤNG. Bọn nó chả bao giờ cho ra đời cái gì mà lại ko có ích, ko dùng để hốt bạc được đâu bác ah, những người như thế, lúc nào cũng lí thuyết, xa rời thực tế, có chăng chỉ là mấy ông hủ nho nhà mình thì có :))
 
Em cũng cho rằng anh Nghia Vu đã nhầm lẫn giữa Econ và Business. Khi nhắc đến Wall Street, người ta nhắc nhiều đến MBA hơn là Master và Ph.D., anh ạ. Tất nhiên các khoa học cơ bản và các ngành thực tiễn là khác nhau, nhưng anh bảo cái nào hay hơn cái nào có khác gì so sánh gà với vịt.
Anh quote Keynes và Coase, và dựa vào Coase chỉ trích toán học khô khan trong Econ. Nhưng chính cái Coase theorem về negotiation ( khi tòa án ko can thiệp, 2 party sẽ pay nhau để đạt được mức returns cao nhất) để áp dụng với courts mà Coase đưa ra, tuy có 1 cách nhìn mới mẻ nhưng có ai áp dụng được trong thực tiễn không?
Còn anh Hoàng Long, hehe :D, em thấy anh ngây thơ kì lạ khi hỏi anh Nghia Vu viết bài trên với dụng ý gì :)) . Tất nhiên là anh ấy muốn lấy le với các em gái cận thị xinh xắn như em mặc dù anh ấy đã hùng hồn tuyên bố gái Ams toàn là cận, béo và trắng :D.
 
Về bài toán chọn số từ 0 đến 100 thì theo em cả hai sẽ đều chọn 0.
Lí do như sau:
Giả thiết là cả hai đều giỏi toán đủ để tính được nhưng con tính sau.
x=(x+y)/4 => 3x=y
Khi đó A biết rằng B sẽ chọn từ 0 dến 100 nên A phải chọn từ 0 đến 33 ( nếu lớn hơn thi hiển nhiên không bao giờ thắng được)
Tất nhiên là B cũng biết thế nên cũng chỉ chọn từ 0 đến 33.
Tất nhiên là A cũng biết là B nghĩ thế nên chỉ chọn từ 0 đến 33/3=11.
B cũng thế, vân vân cho đến khi cả hai chỉ có thề chọn 0
Nghe ổn đúng không, bởi lúc đó cả hai đều thắng.
Tất nhiên là phải giả thiết cả hai đều đủ khôn để nghĩ thế, khi đó cả hai đều có lợi.
Mà thực ra cũng không cần phải khôn đến thế.
Chỉ cần nghĩ ra thằng kia sẽ chọn 0 thì ngay lập tức mình cũng phải chọn 0 để không thua.
Như thế thì câu đố này có vẻ thuộc về toán hơn là kinh tế.
Mọi người xem và góp ý giúp em. Các bài trước giải bài này em nghĩ mọi người chưa hiểu chính xác đề bài:half of the average of the two numbers tức là 1/4 của tổng 2 số cơ mà.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em hỏi chút nếu mà dựa vào GT thì cái bài đầu tiên A,B,C, 100 mới là maximum cho B chứ nhỉ?
em cũng đọc qua về GT, vừa mới cái phần introduction nó đã bảo là GT chỉ dùng để phân tích chứ ko thể dự đoán được rồi, nên thông thường mấy câu hỏi về GT mà muốn có một câu trả lời thì phải đặt ra cả đống asumption...
em cũng có một bài bị xét vào diện GT như thế này viết ra để cả nhà cùng mổ xẻ :D :
10 tên cướp biển có 100 gói vàng, các gói này thì ko thể chia nhỏ hơn, 10 tên cướp biển này được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp để chia vàng...
Luật đặt ra như sau: tên thứ nhất chia, nếu được at least 5 người ( included him) đồng ý với cách chia đấy thì được sống và nhận số vàng, ngược lại sẽ bị giết...
Nếu tên thứ nhất chết thì sẽ đến lượt tên thứ 2 tên này cũng cần at least 5 người ủng hộ....tên thứ 3 va thứ 4 thì cần 4 người...cứ tiếp tục chia như thế...
câu hỏi là tên đầu tiên phải chia ntn để có được nhiều vàng nhất mà vẫn sống?
giả thiết là tất cả 10 tên cướp biển này đều đã từng học chuyên toán, suy luận logic tương tự như nhau :D
 
Back
Bên trên