Game theory

@Hà Phương: như chị nói từ đầu, bài chị hỏi ko phải GT nhưng mà thấy nó cũng hay và thuộc lĩnh vực econ nên mới hỏi...
check và cash ko thể coi như nhau trong bài toán này được, vì check được trade into infinity, nghĩa là ko có ai mang cái check đấy đưa vào nhà băng cả, điều này đồng nghĩa với việc cash trong bank của ông A vẫn còn nguyên vẹn...
chị vừa hỏi lại thầy hôm nay, tình hình là check bây giờ phải ghi rõ hạn đưa vào bank...nhưng mà thực ra mà nói thì người cầm cái check của ông A là chính là người trả tiền cho ông ý...
 
Thôi, thời gian cũng không có nhiêu, có đôi lời muốn nói. Bác Minh Tuấn, có lẽ kiến thức Economics của bác cần cập nhật nhiều hơn. Điều hành một nền kinh tế và điều hành một business không có gì khác nhau cả. Vì sao? Cả hai đều là phải đối đầu với risk. Alan Greenspan trước khi điều hành kinh tế nước Mỹ đã kiếm tiền rất tuyệt và sự nhạy cảm đối với thị trường chứng khoán của ông ta đã được coi là thần đồng và đó là những kinh nghiệm ông áp dụng trong việc điều hành nền kinh tế bây giờ.

Và các nhà điều hành và ra chính sách của nền kinh tế không sướng như các Economists. Economists đoán bậy, lý luận sai không chết ai, may ra thương tổn hư danh của họ một chút, chứ còn những người điều hành nền kinh tế thì bị sức ép là không được phép.

Các Lý thuyết tổng quát hóa trong kinh tế đã lỗi thời rồi, giờ đây mọi người nghiên cứu sự kiện trong kinh tế chứ không mấy ai dám tổng quát hóa.

Business và Economics xen lẫn nhau rất nhiều. Bác đừng quên là trong danh sách 50 Business Intellectuals của Accenture vừa rồi có rất nhiều các nhà kinh tế học:


1. Michael E. Porter 26. John Seely Brown
2. Tom Peters 27. George Gilder
3. Robert Reich 28. Kevin Kelly
4. Peter Drucker 29. Chris Argyris
5. Peter Senge 30. Robert Kaplan
6. Gary S. Becker 31. Esther Dyson
7. Gary Hamel 32. Edward De Bono
8. Alvin Toffler 33. Jack Welch
9. Hal Varian 34. John Kotter
10. Daniel Goleman 35. Ken Blanchard
11. Rosabeth Moss Kanter 36. Edward Tufte
12. Ronald Coase 37. Kenichi Ohmae
13. Lester Thurow 38. Alfred Chandler
14. Charles Handy 39. James MacGregor Burns
15. Henry Mintzberg 40. Sumantra Ghoshal
16. Michael Hammer 41. Edgar Schein
17. Stephen Covey 42. Myron S. Scholes
18. Warren Bennis 43. James March
19. Bill Gates 44. Richard Branson
20. Jeffrey Pfeffer 45. Anthony Robbins
21. Philip Kotler 46. Clay(ton) Christensen
22. Robert C. Merton 47. Michael Dell
23. C. K. Prahalad 48. John Naisbitt
24. Thomas H. Davenport 49. David Teece
25. Don Tapscott 50. Don Peppers
 
o_O Nói thế thì lão viết séc được cả chơi lẫn "được người khác trả tiền" hộ à o_O Tiền hiểu theo nghĩa nào vậy o_O Chẳng nhẽ giờ mình viết cái séc đưa một ai đó, bảo người ta đưa cho mình tiền mặt để hòa vốn, thì tức là người ta trả tiền mình à o_O
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Điều hành một nền kinh tế và điều hành một business không có gì khác nhau cả. Vì sao? Cả hai đều là phải đối đầu với risk.
--------------------------------------------------------------------------
bác Nghia Vu, em thực lòng nghĩ là bác đang học một cái gì đấy chứ không phải đang học econ. riêng 1 cái câu trên là đã rõ. bác có hiểu vì sao phải có macro với micro riêng không ạ?
economics là một ngành khoa học khác xa nhiều so với business. mặc dù business là một tâm điểm nghiên cứu của econ. business nghiên cứu finance là để tìm ra phương hướng maximize profits, econ nghiên cứu finance là để xem xét phương thức resource được phân phối dựa qua môi trường finance (tiền được phân bổ qua NYSE chẳng hạn.) MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU LÀ MỘT NHƯNG MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHÁC NHAU.
chuyện một nhà kinh tế học lớn cũng là một doanh nhân tài giỏi không có nghĩa là kinh tế với buôn bán là như nhau.
bác nói là "Các Lý thuyết tổng quát hóa trong kinh tế đã lỗi thời rồi, giờ đây mọi người nghiên cứu sự kiện trong kinh tế chứ không mấy ai dám tổng quát hóa." cái này là chuyện đường nhiên. hiện tại kinh tế học chưa phát xuất ra một cái gì mới mẻ về mặt lý thuyết tổng quát như kiểu Keynes đưa ra macro hay Friedman đưa ra lý thuyết tiền tệ. tất nhiên người ta dùng các lý thuyết sẵn có để giải quyết các vấnd dề phát xuất. giống như người ta dùng lý thuyết toán học để giải toán ý... nhưng mà thế không có nghĩa là econ sẽ dùng ở đây. bác đồng ý với em không ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tran Tuan Anh đã viết:
o_O Nói thế thì lão viết séc được cả chơi lẫn "được người khác trả tiền" hộ à o_O Tiền hiểu theo nghĩa nào vậy o_O Chẳng nhẽ giờ mình viết cái séc đưa một ai đó, bảo người ta đưa cho mình tiền mặt để hòa vốn, thì tức là người ta trả tiền mình à o_O
hihih trong trường hợp mình ko có tiền mà làm như thế thì đúng là như thế ạ...
vấn đề là người trả tiền mặt thì mất luôn số tiền đấy nhưng trả bằng check thì đến khi cái check bị đưa vào bank mới mất tiền
realistic thì chẳng có cái check nào ở ngoài lâu cả và cũng ít được trade từ người này sang người khác...
 
Chú Hoàng Long, anh rất quý chú. Thành ra khuyên chú là chú hãy học cao học cẩn thận về Econ trước khi lên nói chuyện về kinh tế với mọi người. Rất nhiều người trên diễn đàn này có bằng Ph.D về kinh tế. Không nói rất nhiều người trong số họ có bằng Ph.D ở các top 10 schools ra. Học undergraduate về Econ tức là mới phổ biến kiến thức cơ bản, không khác gì mấy có bằng tốt nghiệp high school như mọi người vẫn nói.

Anh có thể đoán khả năng toán và kinh tế của chủ hiện nay. Vốn toán và kinh tế hiện nay của chú như trong học ngoại ngữ vẫn nói là "vốn chết." Vì hiện tại chú vẫn không áp dụng được chúng để làm research và đẻ ra các publications của riêng mình, mà hiện tại chỉ đủ dùng để hiểu lờ mờ những gì các journal như AER nói. Ngay cả những người có bằng Master về Math hoặc học chuyên toán từ hồi còn để chỏm trước khi bước vào kinh tế vẫn không có được publications ngay.

Tất nhiên cũng có những người ngay ở những năm đầu của ĐH đã có vài publications trên các journals thậm chí là top journals. Thành ra chú nên khiêm tốn hơn. Anh chỉ là loại phọt phẹt. Chú nghe theo hay không tùy chú. Chú có biết là riêng câu "tổng quát hóa hay cụ thể hóa" đã có tới vài nghìn đầu sách và publications của rất nhiều ngành tranh luận về nó chứ không nhẹ bỗng như lồng hồng và đơn giản như chú phát biểu.
 
:mrgreen: em xin bác Nghia Vu đừng giận em. em nói gì sai đâu mà bác nặng nhời thế nhỉ. em chẳng qua chỉ khẳng định là bác phát biểu về vụ tổng quát hóa là đúng, thế thôi. Thế hóa ra công nhận những gì bác nói là đúng là đúng theo bác là sai ạ? hay là em hiểu lầm về khái niệm "tổng quát hóa" và "cụ thể hóa" của bác? Bác giải thích rõ ràng cho em biết ý bác là sao được không ạ? Đồng thời em vô cùng kinh ngạc và cảm thấy mình như con sên nằm dưới hòn đá khi biết được rằng có hàng nghìn đầu sách và ấn phẩm nói về vụ này mà em không được biết tới. Bác có thể làm ơn chỉ ra cho em một cái journal hay một cuốn sách nào điển hình để em tìm đọc được không ạ. trường em không ở top 10 nhưng mà nó cũng có thư viện, sách hiếm thì nó thiếu nhưng sách phổ cập kiểu "Da Vinci Code" chắc nó cũng có ạ :mrgreen:
chuyện em học toán với cả kinh tế với cả gì gì đấy đến đâu thì bác nói đúng rồi ạ. em chưa đủ trình độ để nghiên cứu cái gì hết... em chỉ học đủ để biết là "điều hành một nền kinh tế" với "đièu hành 1 business" hình như nó không giống nhau lắm đâu ạ. hay là lên cao học người ta dậy khác? mà nói chung vì em dốt toán + kinh tế thành ra em đã quyết tâm chuyển ngành. trao đổi với bác đây là để mong được một người hiểu biết rộng chỉ bảo thêm về một subject mình có từng học qua nhưng hầu như chả biết quái gì cả thôi ạ.
mong bác chỉ cho em ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cãi nhau nhiều thế nhỉ? :D Business là KINH DOANH còn Economics là KINH TẾ, Math là TOÁN. Được chưa, chán các chú các bác, tiếng Việt ko rành cứ vác tiếng Anh ra mà cãi. :))
Nói năng kiểu này chắc điểm chất lượng của mình còn giảm tệ. Phải phàn nàn với mode mới được, kém miếng khó chịu.
 
Chú Long, chú cao thủ hơn anh tưởng. Bị sỏ xiên như vậy mà vẫn coi không có gì xảy ra. Theo thống kê thì số lượng những người học cao học Econ ở Mỹ ngày càng ít. Chú làm cái chú thích là rất đúng. Riêng đoạn bỏ Econ đi học cái chú thích đã đủ nói bản lãnh của chú rồi.

Theo cái anh biết thì bây giờ Econ chay lung tung lắm rồi, chứ không còn thuần khiết của Econ như ngày xưa nữa. Chú vào trang web Econ của MIT hay Harvard mà xem, bọn các trường top 5 toàn làm những cái chưa ai làm. Bây giờ Econ nhảy vào rất nhiều ngành. Chẳng hạn bây giờ có Object-Oriented Modelling trong Econ mà trước đấy danh từ Object-Oriented thường nghe đến trong IT là nhiều. Hay là danh từ Neuroeconomics rất nổi tiếng rồi, và tỉ tỉ thứ khác. Public Choice trong kinh tế thì có từ đời tám nghẻo nào rồi.

Thành ra sự xen lẫn giữa toán, econ, và business đã là kinh điển chẳng có gì lạ. Lấy một ví dụ điển hỉnh, John Nash là một nhà toán học chứ chẳng phải Economist mẹ gì thế nhưng lại nhận giải thưởng Nobel về Econ. Nash còn than thở là cái ông ta đóng góp cho giải Nobel về kinh tế chỉ là "trival" so với những gì ông ta đóng góp cho toán. Hình như đúng vậy, ông ta đã giải được cả một trong những bài toán khó nhất của thế kỷ 20.

Hay Markowitz khi lần đâu tiên trình bày luận văn của mình ở Chicago, Milton Friedman đã vỗ vai bảo Markowitz: "bài của chú đếch phải Economics, mà là toán, mà anh đoán Math Dept cũng chẳng nhận bài của chú đâu, thành ra anh không biết là nên gửi nó đi đâu." Thế nhưng sau này Markowitz lại nhận giải Nobel kinh tế do chính luận văn đấy.

Ví dụ khác, Hal Varian đang là Dean của School of Information Management & Systems của Berkeley, thế nhưng ai trong Economics chẳng biết đến ông ta, và nếu xem CV của ông ta thì ông ta học cao học toán.

Nói tóm lại là bây giờ các nghành xen lẫn nhau và bổ xung cho nhau.

Còn với cụ già Alan Greenspan thì hình như cho đến giờ nước Mỹ vẫn chưa tìm được ai thay thế cụ. Có người đã nói đủa là nếu cụ già gần tám chục tuổi đấy mà có nghẻo, thì vẫn cứ phải dựng cụ cho ngồi trên ghế như thế Wall Street và cả nền kinh tế nước Mỹ mới không náo loạn.

Cho đến giờ tiêu chuẩn nào để chọn một central bankers vẫn là một chủ đề đầy tranh cãi. Có người cho rằng người đấy phải có đầy đủ các tố chất như của Greenspan, tức là có cả Econ lẫn business, chứ không chỉ là một nhà Economist thuần túy. Nói chung là mỗi người một ý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phải cãi nhau tiếp người ngoài mới có dịp học hỏi chứ. Sang box kinh tế khoái nhất xem các nhà KT cãi nhau!!:D
Em thấy bác Nghĩa Vũ nói có lý lắm!! Toán học là một công cụ mạnh nhưng không phải là vạn năng. Các hoạt động kinh tế vẫn còn quá phức tạp để có thể mô tả được bằng Toán học .
Hêhê, với cả nếu trước bác Nghĩa Vũ học Toán Tổng hợp thì lên học Econ thấy chán cũng là điều dễ hiểu. Em cũng thấy Toán Kinh tế nó cứ điêu điêu thế nào ý! :))
Góp vui mấy câu thế thôi, mục đích chính vẫn là muốn học hỏi ;)
 
hehe, em chịu bác Nghia Vu, toàn nói những cái đâu đâu. em sì tóp đây không bác Thành Trung đang học cao bác ý lại cười :mrgreen:
bác chỉ cho em quyển sách để em đọc cái đi ạ. em đi chơi đây. cáo bác.
 
:)) Em chỉ thấy khổ thân cụ Greenspan, già cả rùi muh lũ con cháu nó vẫn ko tha cho :)).
 
Mọi người cứ 'bàn tán sôi nổi' thế này, nào thì Eco, nào thì Busi, rồi lại Toán. Em chẳng hiểu ai đúng ai sai chứ theo Văn học thì cái topic này bây giờ gọi là LẠC ĐỀ đấy ạ! (Có đúng không hả Bảo Thư???) Ôi nhưng mà thế cũng hay, tự nhiên nhặt nhạnh được thêm bao nhiêu kiến thức.

Nhưng mà có còn ai quan tâm đến mấy cái câu hỏi game theory của em không ạ?
 
Ơ kìa, thì tứ cái này nó phải dẫn ra cái khác chứ, vấn đề game theory thể hiện rõ nét sự giao thoa của Math, Business & Econ nên nếu nói thì sẽ dẫn đến tất cả 3 mảng đó, có gì là ngạc nhiên đâu. Với lại Lạc Đề cũng có nhiều loại, kiểu đang nói về Game theory tự nhiên vào quảng cáo "bác nào cần acc chùa ko, em bán mở hàng cho một cái" thì ko thể chấp nhận được, chứ còn mọi người ở đây vẫn đang đi theo đúng hướng của Box, là bàn luận về Econ, thì ko có lí gì lại ngăn cản.

Còn câu hỏi của Hoài về GT, mọi người đưa ra hết ý kiến rùi còn gì.

Muh nhân tiện, gặp lại cố nhân, mình thì mừng cuống lên, muh xem chừng bạn Hoài có vẻ ko mặn mà gì lắm... :)
 
Bao nhiêu người giải mà em Hoài chả chịu bình luận gì cả. /:)

Huỳnh Trung Anh đã viết:
Về bài toán chọn số từ 0 đến 100 thì theo em cả hai sẽ đều chọn 0.
Lí do như sau:
Giả thiết là cả hai đều giỏi toán đủ để tính được nhưng con tính sau.
x=(x+y)/4 => 3x=y
Khi đó A biết rằng B sẽ chọn từ 0 dến 100 nên A phải chọn từ 0 đến 33 ( nếu lớn hơn thi hiển nhiên không bao giờ thắng được)
Tất nhiên là B cũng biết thế nên cũng chỉ chọn từ 0 đến 33.
Tất nhiên là A cũng biết là B nghĩ thế nên chỉ chọn từ 0 đến 33/3=11.
B cũng thế, vân vân cho đến khi cả hai chỉ có thề chọn 0
Nghe ổn đúng không, bởi lúc đó cả hai đều thắng.
Tất nhiên là phải giả thiết cả hai đều đủ khôn để nghĩ thế, khi đó cả hai đều có lợi.
Mà thực ra cũng không cần phải khôn đến thế.
Chỉ cần nghĩ ra thằng kia sẽ chọn 0 thì ngay lập tức mình cũng phải chọn 0 để không thua.
Như thế thì câu đố này có vẻ thuộc về toán hơn là kinh tế.
Mọi người xem và góp ý giúp em. Các bài trước giải bài này em nghĩ mọi người chưa hiểu chính xác đề bài:half of the average of the two numbers tức là 1/4 của tổng 2 số cơ mà.
 
Chậc, chú Long cứ kêu chán econ mãi làm em cũng thấy lo lo. Ít nhất thì cũng bỏ some effort khuyến khích anh em học econ chứ. Mà công nhận mấy anh oánh nhau, kiến thức vãi lung tung khắp phòng, ghê phết.

À, tớ có ý kiến về câu GT của em Hoài: anh nghĩ một khả năng rất có thể xảy ra là B được as low as $1 và C được as much as $99. Nếu đọc kỹ đầu bài, ta thấy C là thằng duy nhất có quyền hủy bỏ offer của A (A không cho tiền nếu C không agree với cách chia, không nói gì đến B). Vì thế anh cho rằng quyết định của C có ảnh hưởng lớn hơn B rât rất nhiều. Đây không phải là thế cân bằng.

Vậy nếu B đồng ý chia 50/50, C bảo tao ứ chịu, mày không cho nhiều hơn tao không agree mầy được khi khống. 40/60? Ứ! 30/70? Ứ! ...1/99? Heh, được anh đồng ý, chú A quăng tiền đây. --> 1/99

Ai có ý kiến gì không ạ?
 
Nhìn lại mới thấy mình đọc ẩu. Mọi người đã sang câu hỏi thứ hai... Đã có lời giải rồi. Tớ đồng ý với trường hợp cả hai đều chọn số 0, dẫn đến lợi ích tối đa.
Không hiểu đáp số 50 của một số người. 50 đâu bằng 1/2 * (50+50)/2? Half the average mà.
 
Nghia Vu đã viết:
Nash còn than thở là cái ông ta đóng góp cho giải Nobel về kinh tế chỉ là "trival" so với những gì ông ta đóng góp cho toán. Hình như đúng vậy, ông ta đã giải được cả một trong những bài toán khó nhất của thế kỷ 20.
chưa đâu ạ, bài toán đấy vẫn chưa có ai giải được, John Nash cũng dành phần lớn cuộc đời để giải mà vẫn chưa ra...
sorry mọi người em lạc đề ạ...
0:)
 
Em chẳng dám đưa ra bàn luận gì với câu trả lời của mỗi người vì thật ra đâu có câu trả lời nào đúng cho mấy câu hỏi kiểu này.

@Bảo Thư
Đâu phải ko mặn mà gì. Tớ đọc bài của ấy trong diễn đàn nhiều rồi, chẳng thấy lạ lẫm gì nữa. Chứ còn tớ vừa chân ướt chân ráo làm thành viên mới thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
tại sao ko phải là 99.50:0.50 hay 99.999:0.001, giả sử như có thể chia 1$ nhỏ mãi ra hào, trinh, cắc.... Như vậy thì B sẽ được nhiều hơn 99$ mà C thì có vẫn còn hơn ko. Nếu giả sử cả 2 người đều rational, C sẽ ko phân biệt giữa việc nhận 0$ hay từ chối, ko cách nào làm C được lợi hơn. Nếu B biết C ko phân biệt giữa 2 trường hợp đó thì B sẽ chia cho C 0$ và C sẽ chấp nhận.
Cái này chắc là đúng vì ngày xưa anh học lớp này, ông thầy chơi sang lắm, rút ra 1 tờ 20$ cho 1 thằng chơi thử. Nó làm luôn tờ 20$ ko chia cho thằng kia 1 cắc, ông thầy cười toe toét vỗ tay hoan hô thằng đó giỏi, thế là nó được 20$ ăn trưa. Ngon lành.
 
Back
Bên trên