Game theory

Lê Thu Hoài
(Lê Thu Hoài)

New Member
Có vài câu hỏi về game theory, mọi người xem xét thảo luận cùng nha!
A gặp B và C trên đường (B ko quen C). A 'offer' B và C $100 với điều kiện là A chia số tiền này cùng B sao cho B đồng ý. Nếu bạn là Nếu B ko đồng ý tỉ số A chia thi chẳng ai được gì. Nếu bạn là A thì bạn sẽ chia thế nào và giải thích. Nghe co ve đơn giản nhưng lúc chia thì chẳng đơn giản tẹo nào. Mọi người vào trận nha!
 
Lê Thu Hoài đã viết:
Có vài câu hỏi về game theory, mọi người xem xét thảo luận cùng nha!
A gặp B và C trên đường (B ko quen C). A 'offer' B và C $100 với điều kiện là A chia số tiền này cùng B sao cho B đồng ý. Nếu bạn là Nếu B ko đồng ý tỉ số A chia thi chẳng ai được gì. Nếu bạn là A thì bạn sẽ chia thế nào và giải thích. Nghe co ve đơn giản nhưng lúc chia thì chẳng đơn giản tẹo nào. Mọi người vào trận nha!
Em Hoài giải thích rõ hơn cái đề bài được không? Tại sao A offers B and C mà A lại chỉ chia tiền cho B? Vai trò của C trong này là gì?
 
Ôi chắc tại em viết vội quá nên đề bài có vài chỗ sai. A offers B and C $100. B has to split the money with C. If C agrees, they can keep the money. But if C doesn't, nobody would have any money. If you were B, how would you split the money?
Chẳng có câu trả lời đúng cho câu hỏi này, nó chỉ test xem mình xử lý tình huống khôn ngoan đến đâu thôi.
Rất vui được làm wen với chị.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Hoài à, cho chị hỏi Game Theory ở đây thuộc về lí thuyết của ai thế. Chị cũng vừa học về Game Theory trong sách của Samuel viết, nhưng mà chẳng thấy nó ăn nhập gì với trường hợp này nên ko biết nên trả lời như thế nào ??? :-/
 
Em chia 50-50 . Tại em chả được học gì về cái game theory, kinh nghiệm đối ngoại được học ở ... sách GDCD :)) "Đôi bên cùng có lợi"
Thực sự em thấy như thế là hợp lí nhất. Bởi nếu có chia cho thằng kia 90$ thì chắc gì nó ko muốn nốt 10$ còn lại. :D
Em nói theo kiểu lí sự cùn,mọi người đính chính lại nhé.
 
cái trò này ngớ ngẩn :)), đọc mãi mới hiểu

hơ hơ.

thế này chứ gì, a đưa b 100 usd, với điều kiện b phải chia chác tử tế chỗ 100 usd đấy với c. nếu c không đồng ý thì b ko được 100 usd, còn nếu b chia tử tế thì b được tiền, c được tiền.

ý chị thế phải không? :))

thế thì, trò này dẹp đi là vừa :)).


mựa, chia cho thằng c, bình thường thì 50 50 là hợp lý, còn nếu bảo 60 40 là hợp lý thì viện vào giả thuyết nào của đề bài để chứng minh?

:))

nói chung đây đúng là cái trò ngớ ngẩn.

:))
 
Tức là chỉ chia giữa B và C hả em?
Thế thì nếu là chị sẽ chia thế này: B: 99. C:1 :D
Cái này nhìn game strategies là ra. Chỉ B có quyền propose nên nếu option của B ko được chấp thuận thì ko ai được gì cả. C chỉ có quyền chấp thuận hay ko, được $1 vấn hơn là ko được gì, hay nếu tính về opportunity cost (OC) thì OC được $1 nhỏ hơn OC được $0, vì thế C sẽ chấp nhận.
Nên nhớ là cả B và C đều là profit-maximizer. B phải lấy $99 và ko thể thấp hơn vì $99 là optimal amount on knowing that C would accept any option that benefits himself, given the fact that C is also a profit-maximizer. B has this advantage because he is the first mover.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế thằng C nó lại dùng chính cái greed của B để dọa B: Nếu mày không cho tao $x thì tao sẽ không đồng ý, mày lúc đấy chẳng có gì cả.
Như vậy có phải là thằng B cũng không được gì không. Vấn đề ở đây là B chia, nhưng mà giá trị của quyết định đồng ý hay không của B và C là như nhau. Như vậy thì sau một hồi kỳ kèo, B và C phải chấp thuận mức 50-50, không thể khác được.

Có bài này không biết là Toán thuần hay là Kinh tế: tìm cách chia 100 đồng vàng cho 3 thẳng cướp biển sao cho đứa nào cũng cảm thấy có lợi nhất. Vai trò của ba thằng cướp là như nhau.
 
Đọc các câu trả lời của mọi người thì thấy rõ là đề bài cho thiếu. Thiếu là vì tiêu đề của bài rõ ràng muốn hướng người giải đến Game Theory, nhưng dữ liệu thì lại không đủ để làm thành một bài toán của Game Theory.
Như chú Tuấn Anh nói ở trên, nếu hai thằng cùng thỏa thuận, rõ ràng outcome phải là 50-50, không thể thằng nào chịu thiệt cả. Tuy nhiên, đấy gọi là cooperative game, 2 thằng B và C được phép bàn bạc. Trong trường hợp đơn giản như thể này, người ta sẽ không coi là một trường hợp của Game Theory, mà đơn thuần chỉ là một ví dụ của "invisible hand" của bác Smith.
Mặt khác, nếu ra thêm điều kiện là B và C không được bàn bạc trước, biến "cuộc chơi" này thành non-cooperative, độ phức tạp sẽ tăng lên rất nhiều.
Trước mắt, như anhthuy phân tích, nếu C là một người biết tự hài lòng với bản thân, bất cứ cách chia nào của thằng B, C cũng sẽ vui vẻ nhận lấy. Xét cho cùng, dù có được ít được nhiều thì vẫn là được. Thế nhưng, "dò sông dò biền dễ dò, mấy ai lấy thước mà đo lòng người". C có thể vì "kém miếng khó chịu", thói "ghen ăn tức ở" bỗng chốc nổi lên cộng "lòng tham có đáy, nhưng ....vô số đáy" nữa thì bất cứ quyết định nào của B cũng có thể dẫn đến kết cục zero của cả hai người.
Như vậy, trong bài toán "không hợp tác" này, tính cách của C sẽ là yếu tố quan trọng nhất để giải bài toán. Thế nhưng, như dữ kiện đã đưa, B không hề biết C, vậy cách duy nhất để B đưa ra quyết định là theo trực giác, vừa chia vừa... cầu bồ tát! :D
Hi vọng em Hoài sẽ thỏa mãn với câu trả lời này!
-nxh
 
theo tôi thì cứ 50 50 là sòng phẳng nhất, kể cả chỉ được 1 đi nữa thì chết à?

nếu đưa thêm dữ liệu hướng về cái gì đấy thì còn có thể giải được, còn không thì chỉ có cách đấy thôi.

còn cái bài cướp biển á?
tìm cách chia 100 đồng vàng cho 3 thẳng cướp biển sao cho đứa nào cũng cảm thấy có lợi nhất. Vai trò của ba thằng cướp là như nhau.

vứt 1 đồng vàng xuống nước và chia 3, thế là đủ mỗi đứa 33, sòng phẳng.

hóa ra ý tưởng của mấy thứ này chỉ là để chia sòng phẳng như thế :)).
 
Thật ra cũng không đủ dữ kiện thật sự để kết cho cái này vào game theory. Đây thật ra là một câu hỏi trong interview của oxford vừa rồi. Thật ra Hoài về kể cho ông hiệu trưởng thì được bác phán là game theory vì behaviour của B và C có thể dẫn đến các outcomes khác nhau cho câu hỏi. Trong đó mỗi player đều muốn maximise benefit cho mình.

Có một bạn trả lời 99:1, thế nhưng mà bị ông tutor gạ gẫm thế nào thay đổi quyết định liên tục. Chia đi chia lại. Tại vì nếu C nó nhiều tiền thì $1 đối với nó cũng như là chẳng có gì. Cũng có thể nó 'ghen ăn tức ở' nên 'mặc cả' để lấy nhiều hơn.

Có một câu trả lời mà Hoài thấy khá thông minh. Đưa ra 2 tí số chia cho C mà mình thấy là reasonable cho mình và cho nó. Mình có thể accept cả 2 tỉ số chia. Như vậy thì tất nhiên C sẽ 'tends to' chọn option có lợi hơn cho nó mà không tự 'creates' ra một tỉ số khác để mặc cả. Thế là cả hai cùng có tiền. Còn nếu mà C cùn quá, tham quá, không chấp nhận bất cứ tỉ số nào thì...bó tay.

Ko có câu trả lời đúng. Cái chính là mình argue được với ông tutor là ok.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không hiểu sao bọn Tây rất hay đưa ra những câu hỏi mà có rất ít thông tin, mà thường là có vô số đáp án. Như mấy bài mọi người đang thảo luận là một ví dụ. Thế có phải là để kích thích sáng tạo không nhỉ??
 
Lê Thu Hoài đã viết:
Thật ra cũng không đủ dữ kiện thật sự để kết cho cái này vào game theory. Đây thật ra là một câu hỏi trong interview của oxford vừa rồi. Thật ra Hoài về kể cho ông hiệu trưởng thì được bác phán là game theory vì behaviour của B và C có thể dẫn đến các outcomes khác nhau cho câu hỏi. Trong đó mỗi player đều muốn maximise benefit cho mình.

Có một bạn trả lời 99:1, thế nhưng mà bị ông tutor gạ gẫm thế nào thay đổi quyết định liên tục. Chia đi chia lại. Tại vì nếu C nó nhiều tiền thì $1 đối với nó cũng như là chẳng có gì. Cũng có thể nó 'ghen ăn tức ở' nên 'mặc cả' để lấy nhiều hơn.

Có một câu trả lời mà Hoài thấy khá thông minh. Đưa ra 2 tí số chia cho C mà mình thấy là reasonable cho mình và cho nó. Mình có thể accept cả 2 tỉ số chia. Như vậy thì tất nhiên C sẽ 'tends to' chọn option có lợi hơn cho nó mà không tự 'creates' ra một tỉ số khác để mặc cả. Thế là cả hai cùng có tiền. Còn nếu mà C cùn quá, tham quá, không chấp nhận bất cứ tỉ số nào thì...bó tay.

Ko có câu trả lời đúng. Cái chính là mình argue được với ông tutor là ok.
@Thu Hoài: E&M? College? Decision?



Kể cả có đưa ra 2 tỉ lệ chăng nữa, thì cũng phải có một câu nói dối: Mày chỉ được chọn 1 trong 2 cái tao đã đưa ra.

Mấy cái này có vẻ là Psycho-Economics :biggrin:

@Đức Long: thằng nào đang tâm nhìn 1 đồng vàng bị vứt xuống nước :biggrin: Nếu cho một nhóm 3 đứa đúng 100 gói vàng rất nặng, không được mở gói để chia, thì đứa nào dám vứt :biggrin:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lý thuyết cơ bản của Game theory chia làm 2 nhánh : "Cooperative" và "Non- cooperative" Game Theory.

Đây là lý thuyết dùng để kiểm tra trí thông minh của mỗi cá nhân trong việc sử lí tình huống để đạt được mục đích một cách hiệu quả nhất .

Cooperative game theory : hợp tác 2 bên cùng có lợi.

Trong "cooperative game theory" có 2 trường hợp:
1. General equilibrium theory: 2 bên B và C cùng thỏa thuận công khai và chia theo tỉ lệ công bằng 50- 50 (áp dụng trong thị trường lớn, có sự can thiệp và giám sát của chính phủ, có sự liên quan đến chính sách tiền tệ và tài chính: tỉ giá hối đoái+ lợi tức ngân hàng)
2. Mechanism design theory (thuyết vụ lợi) : bên B thỏa thuận ngầm với bên A để lấy tỉ lệ cao hơn (99% hay 90% ... whatever > 50%). Áp dụng trong hợp đồng tư nhân, cho phép sự cạnh tranh + "thủ đoạn doanh nghiệp" + risk taking để nâng cao lợi nhuận một cách tối đa.
Tất nhiên, tỉ lệ chia tiền cũng còn liên quan tới khối lượng công việc mà B, hay C đảm nhiệm.

Non-cooperative Theory: B, và C không hợp tác, không ai được lợi từ bên A ----> hủy hợp đồng.

Đây chỉ là một ví dụ rất đơn giản trong kinh tế, nhưng từ những lý thuyết căn bản đơn giản này mà người ta đúc kết ra được những học thuyết lớn... <ko phải là một trò vớ vẩn như một số người nói ở trên đâu!!!>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, Economics tự thân nó đã là 1 khoa học dựa trên các assumption, đơn giản hóa các model để học các nét chính, nên làm sao có thể mô phỏng hoàn toàn cuộc sống và tâm lý được. Game theory dựa trên assumption quan trọng nhất là people are rational and try to maximize profit, but at the same time risk-averse. Chính vì thế 99:1 sẽ là 1 equilibrium, sẽ ko có chuyện C "dọa" sẽ ko accept vì C cũng risk adverse, và cũng sợ sẽ ko đựoc gì như B. (prisoner dilemma). Không thì cứ kẻ bảng pay off ra thế này:

Pay off
Player
B/C 100/0 99/1 98/2..............0/100

Cứ inspect từng cell sẽ thấy 99/1 là optimal cho cả 2, tức là ko thể có option nào tốt hơn được nũa. Nếu 100/0 thì opitmal cho B nhưng ko cho C >> ko được, nếu là 98/2 thì better for C nhưng không optimal cho B. Cứ thế, by that reasoning, 99:1 is the best possible => day la equilibrium.
Hì, tất nhiên đây là nhìn hoàn toàn theo cách academic của economics, còn những cái streetsmart khác mọi người cứ bàn tiếp.
 
Không thể như vậy được: tại sao lại chỉ có B được optimum? B là thằng chia tiền, nhưng trên lý thuyết, giá trị của quyết định của B và C là như nhau. Như vậy, người chia tiền không được quyền hưởng lợi thế gì hơn.
Nếu xét trên quan điểm đấy: Nếu là 99:1, với C không thể là chấp nhận được, vì C hoàn toàn có thể tăng lượng tiền bằng cách "dọa rồ". Như vậy quyết định chỉ có thể được thiết lập nếu như B và C biết rằng thay đổi sẽ chỉ dẫn đến tình huống sụp đổ -> 50:50

Cái này dựa trên giả thiết là B và C tham lam, không cam chịu "được một biết một, được hai biết hai"

Economics dựa trên tính tham lam của con người :biggrin:

Thêm cái này: lý thuyết tốt là lý thuyết giải thích được hành vi, thế nên nếu không giai thích được 50:50 thì không phải lý thuyết tốt :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tran Tuan Anh đã viết:
Không thể như vậy được: tại sao lại chỉ có B được optimum? B là thằng chia tiền, nhưng trên lý thuyết, giá trị của quyết định của B và C là như nhau. Như vậy, người chia tiền không được quyền hưởng lợi thế gì hơn.
Nếu xét trên quan điểm đấy: Nếu là 99:1, với C không thể là chấp nhận được, vì C hoàn toàn có thể tăng lượng tiền bằng cách "dọa rồ". Như vậy quyết định chỉ có thể được thiết lập nếu như B và C biết rằng thay đổi sẽ chỉ dẫn đến tình huống sụp đổ -> 50:50

Cái này dựa trên giả thiết là B và C tham lam, không cam chịu "được một biết một, được hai biết hai"

Economics dựa trên tính tham lam của con người :biggrin:

Thêm cái này: lý thuyết tốt là lý thuyết giải thích được hành vi, thế nên nếu không giai thích được 50:50 thì không phải lý thuyết tốt :D

B được optimum vì B là người đưa ra proposal và có quyền approve hoặc không, C chỉ có thể approve hoặc không. Như vậy đương nhiên là C đã có ít lựa chọn hơn B, không thể nói là vai trò cả 2 ngang nhau được.
50:50 thì B quá reasonable rồi, như vậy là B không maximize được profit của mình, vì rõ ràng B có thể có lựa chọn tốt hơn, VD: 60:40, C vẫn phải chấp nhận vì C có được đưa ra lụa chọn đâu, và nếu B ko chấp thuận thì C cũng chẳng được gì.
 
B không chấp nhận thì B cũng sẽ chẳng được gì :D Đề bài nói thế này này:

A offers B and C $100. B has to split the money with C. If C agrees, they can keep the money. But if C doesn't, nobody would have any money. If you were B, how would you split the money?

Như vậy B chỉ là thằng chia, còn thằng A mới là thằng có quyết định cho xu mẻ nào không :D
 
Cooperative game theory ----> theo tớ biết thì hình như là còn 1 nhánh nữa là Decision Theory, nói chủ yếu về one person game và dựa trên Bayes Law thì phải:D. Tớ chỉ đọc qua mấy cai này chứ không đi sâu nên cũng không rõ lắm, có gì bạn Hiền giải thích thêm nhá.
 
Phạm Anh Tuấn đã viết:
Cooperative game theory ----> theo tớ biết thì hình như là còn 1 nhánh nữa là Decision Theory, nói chủ yếu về one person game và dựa trên Bayes Law thì phải:D. Tớ chỉ đọc qua mấy cai này chứ không đi sâu nên cũng không rõ lắm, có gì bạn Hiền giải thích thêm nhá.

hihi, chào bạn Tuấn...lâu lắm không gặp!
Thực ra Decision theory thuộc về "tâm lý học kinh tế" , nói về cách mỗi cá nhân phân tích thông tin và tìm hiểu thị trường để đưa ra những quyết định chính xác nhất thôi. Decision Theory dựa trên Bayes Law ...phân tích sự khác nhau giữa cảm quan cá nhân và dữ liệu thực tế của thị trường, tránh những quyết định mang tính chủ quan, thiếu cơ sở thực tế.Ngoài ra decision theory cũng đề cập đến những trường hợp ngoại lệ _unexpected uncertainty có thể sảy ra. Nhưng decision theory ko áp dụng trong bài toán này được nên tớ ko nói đến !
 
Back
Bên trên