Nguyễn Bảo Anh Thư
(annie_honey)
Điều hành viên
Đọc bài chị Thảo, tự nhiên lắng mình lại một chút, chợt nhận ra mình "lỗi" quá . Nhà em cũng đã 4 đời ở Hà Nội, tuy quê gốc ở Hà Nam, ko biết có được gọi là người gốc "Hàng" ko? Nhưng cũng cứ cho là mình cũng là một cô gái đã sống ở HN, lớn lên ở HN suốt thời thơ ấu, dưới vòng tay của bà nội và mẹ là hai người phụ nữ rất Hà Nội.
Cô gái Hà Nội ngày xưa đảm đang, chăm sóc gia đình như thế... Nhìn lại mình thấy có phần xấu hổ. Đổ lỗi cho học hành, cho những kì thi đội tuyển triền miên, cho những đêm dài thức học đến 2-3 giờ sáng.... để bù đắp cái đôi bàn tay 18 tuổi vẫn chưa biết nấu cơm. Ừ, có lẽ lí do cũng đáng thông cảm đấy, nhưng cái chất con gái Hà Nội có phải chăng đã vương mất phần nào? Bao lần mẹ gọi xuống dậy nấu ăn, là bấy nhiêu lần chạy vội đến bàn học nói với xuống "con bận học mà!".
Mẹ buồn, mình biết, mẹ lo về sau con gái lúng túng trước mặt mẹ chồng, mình biết. Nhưng sao ko một lần đủ can đảm tự giác xuống học mẹ nấu ăn? Phải chăng cái cuộc sống bận rộn công nghiệp đã làm cái tính ăn sẵn ăn sâu vào máu? Cứ nói đùa với mẹ: "sau này con thuê 10 osin, mẹ đừng lo", rồi nhe nhởn cười. Những lúc ấy mẹ chỉ lắc đầu.
Bây giờ đã đi xa rồi, ko chỉ chuyện nấu ăn mà cảchuyện đường ăn ý ở, đối xử với mọi người trong cuộc sống thế nào cho phải phép cũng ko còn có mẹ dìu dắt, bảo ban. Lúc này mới cảm thấy tiếc, mới hiểu mình đã thực sự để mất điều gì. Cái phần rất Hà Nội, rất dịu dàng, rất đáng trân trọng của cô gái Hà Nội mà mẹ muốn gửi vào mình thì mình đã vô tình ko nhận lấy. Nhiều lúc tức tưởi vì chả biết làm thế nào, để rồi thất thố lại ngồi gạt nước mắt nhớ lời mẹ dặn...
Kiếm tìm mãi mới được một quán ăn Việt Nam, vui sướng thấy quán ghi "đặc biệt: bún chả Hà Nội". Đến lúc món đã được dọn ra, và đầu lưỡi đã nếm thử miếng chả to đùng, béo ngậy trong bát, thì mới thấy cái niềm vui hứng khởi ban đầu dường như xẹp lại. Vị bún chả ko thơm chỉ thấy dày đặc thit, và nước chấm thì quá nhiều đường, ngọt lợ, khó chịu. Lại nhớ khi ở nhà mẹ dạy "pha nước chấm thì để mẹ dạy là nhất đấy", mà quả là lần nào ăn món gì có nước chấm của mẹ cũng ko chê vào đâu được, với mẹ nước chấm mới là tâm hồn của món ăn, chứ ko phải những miếng thịt dày sưng đầy mỡ kia.
Tự nhiên giữa cái bận rộn của cuộc sống tư bản, lòng lắng lại với những hoài niệm về gia đình, về mẹ, về Hà Nội yêu dấu. Tiếng nhạc bên tai là "Em ơi Hà Nội phố". Hà Nội sao mà day dứt, ám ảnh... Liệu có phải là cô gái Hà Nội theo đúng nghĩa? Thời gian sẽ trả lời...
Cô gái Hà Nội ngày xưa đảm đang, chăm sóc gia đình như thế... Nhìn lại mình thấy có phần xấu hổ. Đổ lỗi cho học hành, cho những kì thi đội tuyển triền miên, cho những đêm dài thức học đến 2-3 giờ sáng.... để bù đắp cái đôi bàn tay 18 tuổi vẫn chưa biết nấu cơm. Ừ, có lẽ lí do cũng đáng thông cảm đấy, nhưng cái chất con gái Hà Nội có phải chăng đã vương mất phần nào? Bao lần mẹ gọi xuống dậy nấu ăn, là bấy nhiêu lần chạy vội đến bàn học nói với xuống "con bận học mà!".
Mẹ buồn, mình biết, mẹ lo về sau con gái lúng túng trước mặt mẹ chồng, mình biết. Nhưng sao ko một lần đủ can đảm tự giác xuống học mẹ nấu ăn? Phải chăng cái cuộc sống bận rộn công nghiệp đã làm cái tính ăn sẵn ăn sâu vào máu? Cứ nói đùa với mẹ: "sau này con thuê 10 osin, mẹ đừng lo", rồi nhe nhởn cười. Những lúc ấy mẹ chỉ lắc đầu.
Bây giờ đã đi xa rồi, ko chỉ chuyện nấu ăn mà cảchuyện đường ăn ý ở, đối xử với mọi người trong cuộc sống thế nào cho phải phép cũng ko còn có mẹ dìu dắt, bảo ban. Lúc này mới cảm thấy tiếc, mới hiểu mình đã thực sự để mất điều gì. Cái phần rất Hà Nội, rất dịu dàng, rất đáng trân trọng của cô gái Hà Nội mà mẹ muốn gửi vào mình thì mình đã vô tình ko nhận lấy. Nhiều lúc tức tưởi vì chả biết làm thế nào, để rồi thất thố lại ngồi gạt nước mắt nhớ lời mẹ dặn...
Kiếm tìm mãi mới được một quán ăn Việt Nam, vui sướng thấy quán ghi "đặc biệt: bún chả Hà Nội". Đến lúc món đã được dọn ra, và đầu lưỡi đã nếm thử miếng chả to đùng, béo ngậy trong bát, thì mới thấy cái niềm vui hứng khởi ban đầu dường như xẹp lại. Vị bún chả ko thơm chỉ thấy dày đặc thit, và nước chấm thì quá nhiều đường, ngọt lợ, khó chịu. Lại nhớ khi ở nhà mẹ dạy "pha nước chấm thì để mẹ dạy là nhất đấy", mà quả là lần nào ăn món gì có nước chấm của mẹ cũng ko chê vào đâu được, với mẹ nước chấm mới là tâm hồn của món ăn, chứ ko phải những miếng thịt dày sưng đầy mỡ kia.
Tự nhiên giữa cái bận rộn của cuộc sống tư bản, lòng lắng lại với những hoài niệm về gia đình, về mẹ, về Hà Nội yêu dấu. Tiếng nhạc bên tai là "Em ơi Hà Nội phố". Hà Nội sao mà day dứt, ám ảnh... Liệu có phải là cô gái Hà Nội theo đúng nghĩa? Thời gian sẽ trả lời...
Chỉnh sửa lần cuối: