Climate Change va Vietnam

Trần Thiên Phước
(liveforadream)

Thành viên danh dự
Hôm nay mình vừa đọc 1 cái article:

http://www.nytimes.com/2009/09/24/world/asia/24delta.html?_r=1&ref=asia

Một vài điểm chính:

+ VN là nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh thứ hai (sau Bahama) bởi climate change
+ Nếu nước biểng tăng lên 3 feet (1m), theo dự tính trong vòng vài thập kỷ tới, thì 1/3 Mekong Delta sẽ bị ngập chìm và 11% dân số VN sẽ bị mất chỗ ở

Trước hết, có ai biết nhiều về vụ này kô? Mình cũng kô rõ lắm nhưng nghe thì rất là nghiêm trọng
 
hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều quan tâm hay hành động về thay đổi khí hậu.

Hôm vừa rồi, em có đi 1 hội thảo năng lượng gió (one of the most important renewable energy to tackle climate change) ở Berlin, có gặp 2 anh chị là đại biểu của Việt Nam ở Cục điều phối điện lực trung ương (tên có thể sai). Họ nói là thị trường năng lượng ở Việt Nam vẫn là monopoly và thị trường năng lượng sạch rất hạn chế và hầu như chưa có. Vì thế hiện nay dù Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất vì thay đổi khí hậu, nước mình vẫn đang chờ chính phủ thông qua vài chính sách rồi mới bắt đầu được. Việt Nam có đường bờ biển dài, và rất có tiềm năng cho năng lượng gió (bão lũ thường xuyên đúng không ạ ^^ một bên thì nhà cửa chết chóc rất nhiều, một bên thì không biết biến năng lượng đấy thành năng lượng hữu ích), nhưng cả nước mới chỉ có hình như 1,2 pilot project in wind power plant ở Bình Thuận và Ninh Thuận, và là do Spain xây dựng. Phải sau khi chính phủ thông qua các chính sách thì nước mình mới bắt đầu chuyển giao công nghệ và tư nhân hóa thị trường năng lượng và năng lượng sạch. (note là Trung Quốc đã tiến hành cái này từ 2004,5 và sau 5 năm đã có 1 thị trường gió cực mạnh, almost full privatization, foreign company finds it hard to compete, etc)

Ngoài ra, tháng 10 vừa rồi có Nordic Climate Conference ở Copenhagen, là hội thảo của các công ti lớn chuẩn bị cho COP 15 tháng 12 tới, em có gặp đại diện của CDM (Clean Development Mechanism) thì họ nói ở Việt Nam đã có vài dự án nhưng rõ ràng không nhiều người biết đến.

http://en.wikipedia.org/wiki/Clean_Development_Mechanism

(note2 là Trung Quốc có rất nhiều CDM, và bán CO2 credit cho châu Âu với lượng cực lớn làm các bạn EU đang phản đối Trung Quốc ầm ầm vì Trung Quốc không có cap cho lượng CO2 thải ra, nên có thể bán thoải mái, trong khi EU có cap 20% cho năm 2020.)

(note3 em nói thêm 1 tí về cái CDM này và tình hình climate change: nói chung là nếu để tình trạng hiện nay tiếp diễn thì các nước đang phát triển và có nguy cơ như Việt Nam sẽ bị ngập lụt và refugees sẽ chạy tán loạn khắp nơi. Các nước EU đã có đủ vấn đề với refugees từ Iraq nên về vấn đề climate change, các bạn í đang muốn take initiatives, giúp các nước đang phát triển chống lại global warming, để không có quá nhiều hậu quả sau này làm chật chội đất nước các bạn í. CDM là một ví dụ trong đó đại khái là các nước đang phát triển sẽ được trả một số tiền cho lượng CO2 mà họ không thải ra.
Mặt khác, EU đặt ra mục tiêu 202020, tức là cho đến năm 2020, renewable energy sẽ chiếm 20% tổng số năng lượng tiêu thụ. Cái cap này làm cho nhiều công ti ở châu Âu khó khăn: họ phải giảm emission, tăng năng lượng sạch để đạt chỉ tiêu. Trong khi đó, Trung Quốc và Mĩ không chịu đặt cap, các công ti ở đấy có thể xả CO2 thoải mái. Thế mới có chuyện Trung Quốc có lợi nhuận lớn từ viêc bán CO2 credit cho các công ti ở EU vốn đang điên lên vì cap. Đến COP15 tháng 12 này, EU, Trung Quốc, Mĩ sẽ cái nhau để giải quyết tình trạng này. Một vấn đề quan trọng sẽ được bàn đến là các nước EU sẽ chi bao nhiêu tiền cho các nước đang phát triển để chuyển giao công nghệ, CDM, etc. Một nửa EU muốn trả để làm tiên phong giải quyết climate change, một nửa không muốn trả vì sợ Mĩ, Trung Quốc sẽ ngồi không chẳng làm gì. Chuyện của EU nhưng liên quan đến Việt Nam 1 tí vì một phần (nhỏ) số tiền đấy sẽ đến nước mình :) )

Hiện nay về thay đổi khí hậu chỉ có các youth movements là visible. Vd hôm 24/10 vừa rồi có nhiều phong trào/hoạt động ở nước mình cho 350.org. vài youth forums, tăng hiểu biết. Nhưng tất cả mới gói gọn ở những movements này thôi, chứ chưa có gì thiết thực cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dù vấn đề này được đề cập nhiều trên truyền thông nhưng mà cũng chẳng hiểu biến đổi khí hậu là gì
 
Trái với mong đợi của nhân dân thế giới về 1 sự kiện mang tính bước ngoặt, quyết định vận mệnh của loài người, hội nghị Copenhagen đã gần kết thúc nhưng chắc chắn sẽ ko có 1 thỏa thuận mang tính cách mạng nào được đưa ra.
http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2009/12/3BA16DB5/

Các quốc gia lạc hậu và bán khai, dựa dẫm vào công nghệ nhiên liệu hóa thạch thô sơ, nhưng nắm giữ kinh tế, chính trị thế giới là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil đơn phương đưa ra thỏa thuận riêng, bất chấp dư luận các nước khác tham gia hội nghị.
Thỏa thuận chỉ dừng ở việc chấp nhận thực tế hiểm họa trái đất nóng lên, nhưng ko đưa ra bất cứ quy định, hiệp ước nào bắt buộc các bên phải tuân thủ để giảm phác thải. Các anh ấy cứ nói mồm, còn làm hay ko thì ko ai bắt các anh ấy được
Các nước này đưa ra 1 quỹ hỗ trợ khẩn cấp 30 tỷ đô trong 3 năm tới, và hứa hẹn sẽ tăng lên 100 tỷ đô đến năm 2020.

Bình luận: sư bố chúng mày, đến 2020 nước chúng ông chúng bà chìm sach rồi, 100 tỷ đô của chúng mày cứu được mấy người mà tưởng là to?

Bên lề: trong quá trình hội nghị diễn ra, ko ít nước nghèo đã ko thể chấp nhận nổi thái độ của các nước giàu và đã phải uất ức bỏ ra ngoài.
 
Dù vấn đề này được đề cập nhiều trên truyền thông nhưng mà cũng chẳng hiểu biến đổi khí hậu là gì

Mình xin giải thích ngắn gọn vậy. Nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu (climate change) là green house effect (hiện ứng nhà kính).

Green house (nhà kính) là một phương pháp trồng rau ở xứ lạnh. Họ xây một cái nhà kính rồi trồng rau trong đó. Nhà kính có 2 tác dụng:
1) vẫn để ánh sáng vào (cho photosynthesis)
2) gìn giữ độ nóng cho cây. Bởi vì kính cho ánh nắng vào, làm nóng ở bên trong; tuy nhiên nó sẽ giữ độ nóng này ở bên trong.

Mấy thập kỷ gần đây nhiều nhà khoa học phát hiện là CO2 cũng có tác dụng như là cái kính. Nó cho ánh sáng vào, tuy nhiên nó sẽ giữ độ nóng ở bên trong chứ không cho thoát ra khỏi trái đất. Mà bạn biết hầu như tất cả các hoạc động của xã hội sinh ra rất nhiều CO2 (nhà máy, xe cộ, nhiều phương pháp sản xuất điện vv) --> trái đất nóng dần lên.

Nó có nhiều hậu quả, tuy nhiên hậu quả lớn nhất đó là làm tan đi băng trên thế giới, đặt biệt nhất là ở bắc cực, nam cực, greenland và glaciers ở các dẫy núi lớn. Băng tan --> nước dâng lên --> chìm những vùng nào kô cao (ví dụ như Việt Nam).

Thật ra còn nhiều hậu quả khác, tuy nhiên bài báo này thì nói về hậu quả nước dâng lên làm chìm 1 phần lớn VN nếu VN kô chuẩn bị. Kiểu giống như Hà Lan với lại Venice vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình có nghe nhiều nhưng ko biết là nó lại nghiêm trọng thế này.
 
CO2 không phải là khí duy nhất gây nên hiệu ứng nhà kính. CO2 là sản phẩm tất yếu của công nghiệp. để phát triển thì con người cần phải tạo ra CO2. nó giống như cơ thể người thôi, ai cũng phải hít thở.

trong 6 loại khí nhà kính, thì NOx, CFC và CH4 có thể áp dụng công nghệ và giảm thiểu được. nên tập trung theo hướng này. ngoài ra, khi đầu tư công nghệ mới thì nên chú ý đến tính hiệu quả khi sử dụng năng lượng.

Việt Nam có potential về renewable energy (hydro, solar, wind, geothermal), nhưng còn quá ít. 1 là do không ai chú ý đến nguồn năng lượng này mà chỉ nhìn vào dầu khí và than đá. 2 là đầu tư cho renewable energy cực cao, mà lợi nhuận thu về chỉ thấy được sau 15-20 năm.

CO2 neutral không gây hiệu ứng nhà kính. trong quá trình quang hợp, cây sử dụng một lượng nước, CO2 và năng lượng mặt trời để tái tạo và phát triển. khi đốt gỗ, vỏ cây, năng lượng được giải phóng và thải ra môi trường CO2 và hơi nước. gỗ và vỏ cây như trong trường hợp này được gọi là biomass, một trong những nguồn renewable energy. năng lượng thu được khi đốt có thể coi là năng lượng mặt trời, được chuyển sang dạng khác thông qua quá trình quang hợp.

khác với nguyên liệu hóa thạch (dầu khí, than đá), lượng CO2 tạo ra khi đốt biomass là CO2 có sẵn trong tự nhiên. do đó nó được coi là không gây nên hiệu ứng nhà kính. CO2 tạo ra khi đốt các sản phẩm từ dầu thô, khí tự nhiên, than đá, là lượng CO2 hóa thạch, lưu trữ trong lòng đất từ lâu. khi bị thải ra khí quyển, sẽ gây thêm hiệu ứng nhà kính.

cái đáng lo ngại nhất khi nói về Global warming là tính một chiều. sóng thần phá hoại, có thể xây lại được. nước dâng lên, có thể xây đê đập để chắn nước. nhưng băng ở cực đã tan ra, thì không thể làm cho nó đông lại như cũ được. vì thế, muốn giảm hiệu ứng nhà kính, thì có lẽ nên bắt tay làm càng sớm càng tốt.

ở VN, điều nên làm đầu tiên, có lẽ là chỉnh đốn lại cái Environmental law implementation, và tạo cho người dân ý thức về vấn đề môi trường. chả nói đâu xa, Việt Nam năm ngoái tham gia event Earth hour. thay vì bật điện ở nhà xem phim nghe nhạc, các bạn trẻ ra đường đốt vài lít xăng.
 
Ăn chay là biện pháp hữu hiệu nhất, nhanh chóng nhất để giảm hâm nóng toàn cầu.

Ăn chay, có thể nói là lối sống xanh nhất lại ít thấy ai đề cập đến và nhấn mạnh tầm quan trọng.

Tất cả những vấn đề về môi trường, động vật quý hiếm, hâm nóng toàn cầu, phát triển bền vững chỉ quay xung quanh 2 vấn đề: cần giảm tối đa việc sử dụng các nguồn năng lượng có hạn và chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Ăn chay giải quyết được vấn đề đầu tiên.
 
em xin lỗi, ăn chay có làm cho các động vật đã bị tuyệt chủng sống lại hay ko? ăn chay có làm cho băng tan do global warming đông lại hay ko?
 
em xin lỗi, ăn chay có làm cho các động vật đã bị tuyệt chủng sống lại hay ko?
Không, nhưng có thể hạn chế số loại sẽ bị tiệt chủng trong tương lai.

ăn chay có làm cho băng tan do global warming đông lại hay ko?
Không, nhưng có thể kéo dài thời gian tan băng hơn. Cũng như mạng sống của con người, biết rằng ai rồi cũng phải chết, nhưng chúng ta giữ gìn sức khỏe để không chết quá sớm.
 
ăn chay có làm cho băng tan do global warming đông lại hay ko? Có.


Rừng sẽ không bị phá nữa để trồng bắp, ngũ cốc, lúa để nuôi súc vật và để làm đồng cỏ cho bò gặm. Mà rừng là nơi hấp thụ những khối lượng khí CO2 khổng lồ.
 
Không, nhưng có thể hạn chế số loại sẽ bị tiệt chủng trong tương lai.
Làm ơn phân tích rõ hơn :D mình ăn ko chay nhưng mình cũng có ăn mấy loài động vật sắp tuyệt chủng đó đâu :D

Rừng sẽ không bị phá nữa để trồng bắp, ngũ cốc, lúa để nuôi súc vật và để làm đồng cỏ cho bò gặm
Em ko hiểu lắm câu này. Trồng lúa và ngũ cốc liên quan gì đến việc phá rừng? Và ăn chay thì liên quan gì đến bò và súc vật?
 
Làm ơn phân tích rõ hơn :D mình ăn ko chay nhưng mình cũng có ăn mấy loài động vật sắp tuyệt chủng đó đâu :D
Vì anh đề cập đến vấn đề các loài động vật đã bị tuyệt chủng nên em mới trả lời về các loài sẽ bị tuyệt chủng ạ. Trên thực tế thì con người giết hại nhiều loài động vật hoang dã để phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có ăn uống, tiêu biểu là rùa, rắn và gấu.
Việc ăn chay thì sẽ giúp giảm một lượng lớn các khí nhà kính (cacbonic và mêtan), góp phần làm chậm lại sự nóng lên của trái đất.

ăn chay có làm cho băng tan do global warming đông lại hay ko?
Anh Nghĩa nghĩ sao về câu trả lời bên trên của em cho câu hỏi này của anh ạ?
 
Làm ơn phân tích rõ hơn :D mình ăn ko chay nhưng mình cũng có ăn mấy loài động vật sắp tuyệt chủng đó đâu :D


Em ko hiểu lắm câu này. Trồng lúa và ngũ cốc liên quan gì đến việc phá rừng? Và ăn chay thì liên quan gì đến bò và súc vật?

Vấn đề diet và climate change thì vẫn còn đang trong vòng tranh cãi, vội vàng phán như anh Việt và anh Trung thì tiêu cực quá. Em cũng đọc vài papers về vấn đề này, đầy đủ số liệu thống kê và phân tích,thiên hướng thì sẽ về suistainability (phân chia tỉ lệ ăn chay, ăn thịt hợp lí) chứ không phải toàn thế giới ăn chay, hoặc toàn thế giới ăn thịt.

Đây là 7 papers em đã đọc sơ qua có liên quan đến ảnh hưởng của diet lên climate change, chắc trường anh Nghĩa cũng phải có subscription, khỏi cần em download hộ. Đây toàn là academic papers cả, tức là người viết phải có trình độ trên dưới PhD, Msc chứ không phải như mấy bọn báo lá cải chém gió, hoặc như chúng ta đang vào forum chém gió với nhau. Trả lời câu hỏi của anh sát nhất là paper số 5

1. Nonhebel. S. 2004. On resource use in food production systems: the value of livestock as ‘rest-stream upgrading system’. Ecological Economics. 48, 221-230.
2. Goodland, R. 1997. Environmental sustainability in agriculture: diet matters. Ecological Economics. 23, 189-200.
3. Smil, V. 2002. Worldwide transformation of diets, burdens of meat production and opportunities for novel food proteins. Enzyme and Microbial Technology. 30, 305-311
4. Carlsson-Kanyama, A. 1998. Climate change and dietary choices, how can emission of greenhouse gases from food consumption be reduced? Food Policy. 23, 277-293.
5. White, T. 2000. Diet and the distribution of environmental impact. Ecological Economics. 34, 145-153.
6. Dyer, J.A. and Desjardins, R.L. 2003. The impact of farm machinery management on greenhouse gas emissions from Canadian agriculture. Sustainable Agriculture. 20, 59-74
7. Stehfest, E., Bouwman, L., van Vuuren, D.P., den Elzen, M.G.J., Eickhout, B., and Kabat, P. 2008. Climate benefits of changing diet. Journal of Climate Change.

Tổng hợp bởi Trần Tâm Phương, không đi copy từ bất kì nguồn nào khác, nếu cần download có thể liên hệ trực tiếp.

Không phải coi thường ai, nhưng sẽ có nhiều người click vào những cái link này không đủ trình độ tiếng Anh hoặc academic background để đọc hiểu các papers này, thế nên không thể tiếp tục tranh luận. Nói chung là box Thảo Luận Nghiêm túc thì nên có intelligence level cao hơn một chút, tranh luận lôi academic papers ra mà bảo vệ luận điểm của mình, chứ lập luận suông hoặc đưa ra mấy cái link của non-academics, wikipedia, press, or blog ra thì có rất ít giá trị, they are not credential. Người post cần động não và thu thập thông tin đáng tin cậy trước thì mới nên post, người đọc cũng phải nghiền ngẫm thật kĩ và cần có 1 background nhất định để hiểu người post, chứ không đốp chát như mấy bà ở chợ được, thế có phải thú vị hơn không.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề diet và climate change thì vẫn còn đang trong vòng tranh cãi, vội vàng phán như anh Việt và anh Trung thì tiêu cực quá. Em cũng đọc vài papers về vấn đề này, đầy đủ số liệu thống kê và phân tích,thiên hướng thì sẽ về suistainability (phân chia tỉ lệ ăn chay, ăn thịt hợp lí) chứ không phải toàn thế giới ăn chay, hoặc toàn thế giới ăn thịt.
Hình như là anh em mình chưa trao đổi cụ thể về việc này, và anh cũng chưa có 1 lời nào nói rằng "toàn thế giới phải ăn chay". Thế là em đã thấy anh "phán" gì nhỉ?
Trên kia anh chỉ trả lời đúng câu hỏi của anh Nghĩa thôi mà. Em xem lại để không vội vàng hiểu nhầm ý anh nhé!
 
Hình như là anh em mình chưa trao đổi cụ thể về việc này, và anh cũng chưa có 1 lời nào nói rằng "toàn thế giới phải ăn chay". Thế là em đã thấy anh "phán" gì nhỉ?
Trên kia anh chỉ trả lời đúng câu hỏi của anh Nghĩa thôi mà. Em xem lại để không vội vàng hiểu nhầm ý anh nhé!

Oh really, tại em thấy anh ủng hộ ý tưởng hô hào của anh Trung trong topic này
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?p=2816230#post2816230

Chúng ta quên mất rằng chúng ta đều là đồng sở hữu, không phải là người chủ duy nhất của địa cầu này. Đó là lý do tại sao chúng ta không được giết thú vật, không được ăn chúng, và đặc biệt là không được sát hại các sinh linh khác.
 
Không, nhưng có thể kéo dài thời gian tan băng hơn.
câu trả lời không là chính xác, vì quá trình băng tan là không thể đảo ngược. còn việc kéo dài thời gian, anh ko có nhận xét gì vì anh vẫn không hiểu câu dưới đây.

Việc ăn chay thì sẽ giúp giảm một lượng lớn các khí nhà kính (cacbonic và mêtan)

có thể sau khi đọc các tài liệu Phương cung cấp (cám ơn Phương), anh sẽ hiểu ra. Nhưng hiện tại là chưa.

Mình chưa bao giờ nghĩ đến việc ăn chay có quan hệ đến global warming. Sau khi đọc đc ý kiến đó từ anh Trung thì có một vài thắc mắc đã hỏi ở các post phía trên. Hiện tại đang ở nhà, nên chưa thể đọc đc các tài liệu Phương cung cấp. Sẽ đọc và có ý kiến sau :D

Cá nhân em/anh phản đối việc ăn chay với mục đích ngăn chặn/giảm bớt hiệu ứng nhà kính. Con người sử dụng năng lượng trong sưởi ấm, giao thông, thắp sáng v..v.. và để tạo ra năng lượng đó con người đốt các nhiên liệu tạo ra CO2 và hơi nước, gây nên hiệu ứng nhà kính. Vậy để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, phải chăng con người nên ngừng sử dụng năng lượng. Câu trả lời là không. Con người nên thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch bằng các renewable energy source. Ví dụ khác là bản thân con người hít thở, hít vào O2 và thở ra CO2. Vậy phải chăng để giảm hiệu ứng nhà kính con người nên hít thở ít hơn?
 
hì chủ đề này có vẻ nóng ghê :D vậy các anh cho em hỏi chút liệu đã có phương án nào về sử dụng các chuỗi phản ứng hóa học và sử dụng các biện pháp hóa học để làm giảm CO2 chưa ạ :D
 
Có em ạ. Đơn giản và cực kì hiệu quả: Quang hợp :D
 
Quang hợp này là thiên nhiên hay nhân tạo hả anh :|
Em học hóa dốt lắm nên em không rõ về mấy cái hóa học nhưng em thấy có nhiều phản ứng biến CO2 thành 1 chất khác :D hoặc tách ra :D liệu nó có hiệu quả không ạ :D
 
Back
Bên trên