hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều quan tâm hay hành động về thay đổi khí hậu.
Hôm vừa rồi, em có đi 1 hội thảo năng lượng gió (one of the most important renewable energy to tackle climate change) ở Berlin, có gặp 2 anh chị là đại biểu của Việt Nam ở Cục điều phối điện lực trung ương (tên có thể sai). Họ nói là thị trường năng lượng ở Việt Nam vẫn là monopoly và thị trường năng lượng sạch rất hạn chế và hầu như chưa có. Vì thế hiện nay dù Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất vì thay đổi khí hậu, nước mình vẫn đang chờ chính phủ thông qua vài chính sách rồi mới bắt đầu được. Việt Nam có đường bờ biển dài, và rất có tiềm năng cho năng lượng gió (bão lũ thường xuyên đúng không ạ ^^ một bên thì nhà cửa chết chóc rất nhiều, một bên thì không biết biến năng lượng đấy thành năng lượng hữu ích), nhưng cả nước mới chỉ có hình như 1,2 pilot project in wind power plant ở Bình Thuận và Ninh Thuận, và là do Spain xây dựng. Phải sau khi chính phủ thông qua các chính sách thì nước mình mới bắt đầu chuyển giao công nghệ và tư nhân hóa thị trường năng lượng và năng lượng sạch. (note là Trung Quốc đã tiến hành cái này từ 2004,5 và sau 5 năm đã có 1 thị trường gió cực mạnh, almost full privatization, foreign company finds it hard to compete, etc)
Ngoài ra, tháng 10 vừa rồi có Nordic Climate Conference ở Copenhagen, là hội thảo của các công ti lớn chuẩn bị cho COP 15 tháng 12 tới, em có gặp đại diện của CDM (Clean Development Mechanism) thì họ nói ở Việt Nam đã có vài dự án nhưng rõ ràng không nhiều người biết đến.
http://en.wikipedia.org/wiki/Clean_Development_Mechanism
(note2 là Trung Quốc có rất nhiều CDM, và bán CO2 credit cho châu Âu với lượng cực lớn làm các bạn EU đang phản đối Trung Quốc ầm ầm vì Trung Quốc không có cap cho lượng CO2 thải ra, nên có thể bán thoải mái, trong khi EU có cap 20% cho năm 2020.)
(note3 em nói thêm 1 tí về cái CDM này và tình hình climate change: nói chung là nếu để tình trạng hiện nay tiếp diễn thì các nước đang phát triển và có nguy cơ như Việt Nam sẽ bị ngập lụt và refugees sẽ chạy tán loạn khắp nơi. Các nước EU đã có đủ vấn đề với refugees từ Iraq nên về vấn đề climate change, các bạn í đang muốn take initiatives, giúp các nước đang phát triển chống lại global warming, để không có quá nhiều hậu quả sau này làm chật chội đất nước các bạn í. CDM là một ví dụ trong đó đại khái là các nước đang phát triển sẽ được trả một số tiền cho lượng CO2 mà họ không thải ra.
Mặt khác, EU đặt ra mục tiêu 202020, tức là cho đến năm 2020, renewable energy sẽ chiếm 20% tổng số năng lượng tiêu thụ. Cái cap này làm cho nhiều công ti ở châu Âu khó khăn: họ phải giảm emission, tăng năng lượng sạch để đạt chỉ tiêu. Trong khi đó, Trung Quốc và Mĩ không chịu đặt cap, các công ti ở đấy có thể xả CO2 thoải mái. Thế mới có chuyện Trung Quốc có lợi nhuận lớn từ viêc bán CO2 credit cho các công ti ở EU vốn đang điên lên vì cap. Đến COP15 tháng 12 này, EU, Trung Quốc, Mĩ sẽ cái nhau để giải quyết tình trạng này. Một vấn đề quan trọng sẽ được bàn đến là các nước EU sẽ chi bao nhiêu tiền cho các nước đang phát triển để chuyển giao công nghệ, CDM, etc. Một nửa EU muốn trả để làm tiên phong giải quyết climate change, một nửa không muốn trả vì sợ Mĩ, Trung Quốc sẽ ngồi không chẳng làm gì. Chuyện của EU nhưng liên quan đến Việt Nam 1 tí vì một phần (nhỏ) số tiền đấy sẽ đến nước mình

)
Hiện nay về thay đổi khí hậu chỉ có các youth movements là visible. Vd hôm 24/10 vừa rồi có nhiều phong trào/hoạt động ở nước mình cho 350.org. vài youth forums, tăng hiểu biết. Nhưng tất cả mới gói gọn ở những movements này thôi, chứ chưa có gì thiết thực cả.