Classical music (Ngo Van Sang)

Nguyen Ngoc Minh đã viết:
Minh Tuan co li, lan dau tien minh nghe Rachmaninob cung khong hieu gi lam, nhung lang nghe ,lang nghe, den mot luc nao day ban thay nhac cua ong cung lang man...

Chắc mọi người đều nghe bài All By Myself, gần đây nhất là do Celine Dion hát. Nếu có ai yêu thích bài hát này thì hãy nghe chương 2 của Concerto số 2 cho Piano của Rachmaninov. Vì All By Myself được viết bằng giai điệu chính của Concerto số 2, phần lời nếu nhớ chính xác thì do nhạc sĩ Eric Carmen đặt. Hay lắm, bạn nào thích thì nghe thử.
 
Vào đây bốc phét về nhạc cổ điển tý không đúng thì thôi nhé:D
Nhạc cổ điển theo đúng nghĩa thì đó là loại nhạc của truớc thời Beethoven. Sau đó thì nhạc phát triển dần đến thể loại lãng mạn (nhạc Traicoxki và Chopin là lãng mạn, không phải cổ điển), sau đó còn tiếp túc có nhiều thể loại nữa như ấn tượng (tiêu biểu là mấy nhạc sỹ của Nga), phá cách v.v.v.
Thời cổ điển bắt đầu từ thời tiền cổ điển như Bach, Vivaldi, sau đó phát triển lên đến đỉnh điểm và đựoc gọi là triều đại cổ điển Viên mà đại diện là 3 nhà soạn nhạc cổ điển lớn: Haydon, Mozart, Beethoven.
Tuy nhiên, sau này, nghĩa của từ nhạc classic nó cũng thoáng đi, và nó mang một nghĩa khác để phân biệt với các loại nhạc hiện nay. Thường thì những bài nào không lời soạn theo kết cấu "kiểu cổ điển", tức là có kết cấu hòa thanh chặt chẽ chuẩn mực tuân theo một số nguyên tắc của cách soạn cổ điển, được chơi bằng các nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng, thì đều được gọi là nhạc cổ điển. Thậm chí mấy bài viết gần đây của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân của ta nếu sáng tác phối khí theo kiểu cổ điển cũng sẽ được gọi là cổ điển. Bài "bèo dạt mây trôi nếu phối khí theo kiểu cổ điển" cũng sẽ là nhạc cổ điển. Bạn mà nghe loại nhạc này sẽ thấy nó có kiểu cấu trúc khác hẳn với nhạc nhẹ mà ai cũng có thể nhận ra, nó bao gồm các bè chuyển theo trật tự, tuân theo luật đối vị rõ ràng, và theo một cách soạn duy nhất. Chẳng hạn bài Mente của Bach hay bài thư gửi Eli của Bet mà bạn nghe nhạc nhẹ phối lại thì sẽ không còn là cổ điển nữa, nó sẽ đúng là một bài hát ngày nay thực sự.
Đôi khi nhạc cổ điển cũng không phải là một cái gì mang tính hàn lâm: Một giai điệu flute dân ca nhẹ nhàng, vui tươi và đơn giản của Dvorak, hay một bản Etuyt "người nông dân vui vẻ" mà trẻ con hay hát của Schuman cũng được coi là nhạc cổ điển. Bạn nào hay nghe nhạc hiệu đài buổi chiều của Đài tiếng nói Việt nam cũng thấy bản flute trong vở Carmen của Bizet (hình như là chuơng 5 hay 6) có âm hưởng rất dân ca Việt nam, rất đơn giản và gần gũi. Nhưng vì nó ít mang tính dễ dãi trong phối khí nhạc nên người ta thường nghĩ nó có tính hàn lâm cao.
Tuy nghĩa về nhạc cổ điển rộng như vậy nhưng mấy bài mà Hải nêu trên vẫn chỉ là "Nhạc nhẹ không lời" mà thôi hehe
 
Anh Tuấn am hiểu cổ điển thế , Anh co chơi nhạc cổ điến không anh hihi;) :shock: cộng nhận .... đỉnh thật :D
 
Công nhận là anh Tuấn am hiểu thật đấy,anh nghe cô điển t­­u bao gio the? Hôm nay em đang vôi nên hôm sau sẽ kể cho mọi ng­uoi nghe mot so dieu ve co dien,Xin loi moi nguoi vi font chu dang co van de,đành đánh ko co dấu.
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Vào đây bốc phét về nhạc cổ điển tý không đúng thì thôi nhé:D
Nhạc cổ điển theo đúng nghĩa thì đó là loại nhạc của truớc thời Beethoven. Sau đó thì nhạc phát triển dần đến thể loại lãng mạn (nhạc Traicoxki và Chopin là lãng mạn, không phải cổ điển), sau đó còn tiếp túc có nhiều thể loại nữa như ấn tượng (tiêu biểu là mấy nhạc sỹ của Nga), phá cách v.v.v.
Thời cổ điển bắt đầu từ thời tiền cổ điển như Bach, Vivaldi, sau đó phát triển lên đến đỉnh điểm và đựoc gọi là triều đại cổ điển Viên mà đại diện là 3 nhà soạn nhạc cổ điển lớn: Haydon, Mozart, Beethoven.
Tuy nhiên, sau này, nghĩa của từ nhạc classic nó cũng thoáng đi, và nó mang một nghĩa khác để phân biệt với các loại nhạc hiện nay. Thường thì những bài nào không lời soạn theo kết cấu "kiểu cổ điển", tức là có kết cấu hòa thanh chặt chẽ chuẩn mực tuân theo một số nguyên tắc của cách soạn cổ điển, được chơi bằng các nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng, thì đều được gọi là nhạc cổ điển. Thậm chí mấy bài viết gần đây của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân của ta nếu sáng tác phối khí theo kiểu cổ điển cũng sẽ được gọi là cổ điển. Bài "bèo dạt mây trôi nếu phối khí theo kiểu cổ điển" cũng sẽ là nhạc cổ điển. Bạn mà nghe loại nhạc này sẽ thấy nó có kiểu cấu trúc khác hẳn với nhạc nhẹ mà ai cũng có thể nhận ra, nó bao gồm các bè chuyển theo trật tự, tuân theo luật đối vị rõ ràng, và theo một cách soạn duy nhất. Chẳng hạn bài Mente của Bach hay bài thư gửi Eli của Bet mà bạn nghe nhạc nhẹ phối lại thì sẽ không còn là cổ điển nữa, nó sẽ đúng là một bài hát ngày nay thực sự.
Đôi khi nhạc cổ điển cũng không phải là một cái gì mang tính hàn lâm: Một giai điệu flute dân ca nhẹ nhàng, vui tươi và đơn giản của Dvorak, hay một bản Etuyt "người nông dân vui vẻ" mà trẻ con hay hát của Schuman cũng được coi là nhạc cổ điển. Bạn nào hay nghe nhạc hiệu đài buổi chiều của Đài tiếng nói Việt nam cũng thấy bản flute trong vở Carmen của Bizet (hình như là chuơng 5 hay 6) có âm hưởng rất dân ca Việt nam, rất đơn giản và gần gũi. Nhưng vì nó ít mang tính dễ dãi trong phối khí nhạc nên người ta thường nghĩ nó có tính hàn lâm cao.
Tuy nghĩa về nhạc cổ điển rộng như vậy nhưng mấy bài mà Hải nêu trên vẫn chỉ là "Nhạc nhẹ không lời" mà thôi hehe

Tôi thì không cho rằng chỉ thời kỳ từ Beethoven về trước mới thực sự gọi là cổ điển. Tôi không biết là có định nghĩa của nhạc cổ điển hay không, nhưng các thời kỳ bác Tuấn nói chỉ là các thời kỳ phát triển của nhạc cổ điển, với một số đặc điểm khác nhau. Mà nếu tính thế thì classical music bắt đầu từ thời trung cổ (medieval), chẳng hiểu nhạc hồi đấy nó thế nào nhỉ (kiếm CD mà chẳng thấy)?

Nhạc cổ điển đúng là cũng chẳng cứ lúc nào cũng phải hàn lâm. Nhiều piece nghe chẳng khác gì dân ca cả (nhưng hình như dân ca của bọn tây nó cũng "hàn lâm" hơn dân ca minh thì phải ???!!!). Chẳng hiểu bài "bèo dạt mây trôi" phối khí kiểu cổ điển thì nghe sẽ thế nào nhỉ?
 
Tui nghĩ nhạc cổ điển chia làm 1 số giai đoạn. Đúng là Beet là ranh giới của 2 giai đoạn nhạc. Trước đó là Vivaldi, Mozart, Bach. Còn sau đó la Chopin, Tchaikovsky, Schumann, Liszt, Schubert. Tất nhiên la tui thích giai đoạn sau rùi. Nhất là Chopin!!
 
Em đính chính một tí nhé: Beethoven mới là người tiên phong mở đầu nhạc Lãng mạn, mà theo âm nhạc cổ điển thì chữ "Lãng mạn" ở đây là "phá cách" đấy chứ không phải "nhẹ nhàng tình cảm". Moonlight Sonata chính là bằng chứng, phần 1 nhẹ nhàng, phần 2 lại linh động, phần 3 gần như phức điệu, trong khi trước đây (lúc Beethoven chưa mở đầu cách mạng âm nhạc) thì phần 1 của 1 bản sonata bao giờ (rất khuôn mẫu) cũng là Linh động, phần 2 lắng xuống (chắc chắn 100%).....
 
:)

Đúng là các bác nghe nhạc Cổ điển nhiều mà vẫn chỉ hình dung thôi chứ chưa định nghĩa được nó là cái gì là phải .. vì chả có định nghĩa chính xác cho nó - đâu phải toán học hay vật lý đâu mà ;)
Sau một hồi tìm kiếm trên Net và đọc đọc gật gù gật gà thì có 1 vài cái định nghĩa sau:

What is classical music?
The term "classical music" generally refers to music written for a group of musicians who play orchestral instruments: strings (such as violins and cellos), woodwinds (such as flutes and clarinets), brass (such as trumpets and French horns), and percussion (such as the timpani, or kettledrums).
Most orchestral music is written in one of two forms: a symphony or a concerto. A symphony is a major work, played by the entire orchestra. Most symphonies have two or more parts, called "movements." Some of the best-known classical symphonies have four movements: the first is fast; the second is slow; the third is music for a dance, such as a minuet; and the last movement, or the finale, is fast. A concerto is a musical composition performed by the orchestra and a soloist - who play in dialogue with one another. Most concertos have three movements.

During the performance, there is a short, silent pause between each movement of a piece. You can determine how many movements there are in a piece, and how many silent pauses there will be, by looking at your program - the movements in each piece will be listed there. Applause is usually reserved for the end of the final movement of the piece, after the conductor has signaled the end of the final note with his or her baton or hand.

Source: http://www.newyorkphilharmonic.org/experience/prepare/index.cfm?page=home#classicalmusic


What is Classical Music?
Wait a minute! I know what classical music is. Its music from hundreds of years ago played by big orchestras with lots of violins and a old guy in a black suit waving a stick leading the whole show. Right? Wrong!

Well, partially right. Classical music can be like this, but it encompasses a whole lot more. Classical music includes Gregorian chant from a thousand years ago, but also the music of Philip Glass from just last month. It can be as simple as a single singer performing a song, a group of friends playing a string quartet, or an orchestra with hundreds of players. It can be background music, or it can wake you up and make you listen.

So what IS classical music?

Classical music is not so much from a particular time, as written for a particular reason. It is the art music of the Western World. If popular music is written to simply entertain, then classical music is written to express something significant or great. It is written to express an idea, explore a theme or let loose an emotion. Most importantly, it aims to transfer that idea or theme or emotion to the listener, and make them THINK.

This is not to say that classical music is any better than popular music. Their purposes are different. Popular music aims mainly to entertain and can do that sometimes better than classical music, but classical music has a deeper level. Remember that even during the times of Mozart and Beethoven, classical music was not popular in the sense that it was enjoyed by the masses. Only the wealthy classes who had the time and resources were exposed to classical music, while the general population made do with songs and bands that formed the popular music of their time. It is unfortunate that this elite divide persists today. Classical music is for everyone!

The same way that pictorial art is not always beautiful, so classical music can be dark, or dissonant, or difficult. Sometimes a piece of classical music is instantly attractive. Other pieces may take several listenings to appreciate what the composer is trying to say.


Source: http://www.good-music-guide.com/articles/beginnersguide01.htm

Và một vài định nghĩa khá thú vị:

You have to address this question from a number of different angles:

1. The Scholarly Answer: "If the Composer has been dead for over
50 years or so and the piece employs only acoustic instruments, and
if it got reviews in the trade publications, it's possibly Classical".

2. The Music Industry Answer: "If the Composer is dead or at least over
40 years of age and if there are lots of violins and someone in the ensemble poses well, even if he's a long-haired Greek dude who plays mundane chord sequences on a synthesizer, it's possibly Classical, as long as he flips his hair properly at the appropriate times".

3. The Practical Answer: "Works by dead Composers, living Composers,
almost-dead Composers, etc. that effectively evoke emotion using some degree of skill and complexity in regard to harmonic, melodic and rhythmic structure, and you'd be well advised to have an acoustic ensemble perform it in a live environment".

4. My Answer: "The works of Jeffrey Naness, James Combs and your humble servant as well as every other participant on this board, and we'll allow Bach in because he's dead and can't respond in outrage...however, Vivaldi was a wimp, so he's right out
of the picture and should be considered "New Age"".

Source: http://pub27.ezboard.com/fgroupdiscussionfrm7.showMessage?topicID=74.topic

:) Hy vọng các bác đọc và rút ra một khái niệm riêng cho mình, nói cho cùng mình muốn hiểu thể nào, ai muốn phản đối thì kệ họ thôi ;)

Một cái lạ nữa là trong khá nhiều định nghĩa về Classical Music được đưa ra, rất nhiều nhắc tới VIOLON và sự bắt buộc phải có của nhạc cụ này. Cũng như Classical Music có yếu tố "nhạc quý tộc" hay "nhạc hòang gia" vì xét cho cùng 300 năm trước thì nhạc này chỉ có các bác giầu có tự cho mình thông minh hơn mới nghe, còn dân đen thì nghe folk thôi :)

Cho nên tóm lại bác Tuấn nói mấy bài của em nhắc tới không phải là cổ điển cũng chẳng sai mà cũng chẳng đúng ;) j/k

Mạnh Hải
 
Mấy định nghĩa trên khá là đúng với các giáo trình giảng dạy của nhạc viện đấy.Violon là loại nhạc cụ không thể thiếu được,ở trong bộ dây.Bộ dây gồm violon,viola,xenlo va controbas.Ngoài ra,dàn giao hưởng cổ điển còn có bộ đồng,bộ gổ và bộ gõ.Khi cả dàn nhạc chơi phối cùng với một nhạc cụ như Piano.... thì gọi là concerto.Các nhạc sỹ nổi tiếng đều viết nhiều cả giao hưởng và concerto.Nhạc cổ điển xử dụng chất dân ca rất nhiều,các điệu dân ca cổ,các điệu nhảy cổ có khi trở thành 1 chương độc lập trong một tác phẩm,như menuyet,...
 
Úi trời,đúng là chúng ta có nhiều chủ đề liên quan đến nhạc cổ điển thật,áp đảo so với những thể loại khác,quả là tin vui,thế nhưng sao chỉ toàn duy trì được vài tháng là dừng thế nhỉ. Tôi nghĩ chúng ta nên nhất trí cùng xây dựng chủ đề này cho thật bền lâu mới gây được chú ý,từ đó mới có thêm người nghe chứ,vậy thì sẽ ngày càng vui,phải không mọi nguời?Mong các bạn coi đây như một diễn đàn mẹ,chuyên nói về nhạc cổ điển thôi,còn các chủ đề khác như piano,nhạc cụ mà không liên quan đến classical thì thôi nhé.Hoặc chúng ta có thể nói về những thứ mình quan tâm đặc biệt trước,rồi khi nào nhu cầu cao quá thì lập chủ đề khác,mọi người thấy thế nao?
Trước tiên,tôi xin khởi đầu nhé,các bạn nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa nhạc nhảy và nhạc cổ điển?Có một số người dịch sonate thành "bản tình ca",như vậy có phải là sai lè không?Xin các cao thủ trụ cột và người hâm mộ nhạc cổ điển cho biết ý kiến.
 
Trước tiên,tôi xin khởi đầu nhé,các bạn nghĩ thế nào về mối quan hệ giữa nhạc nhảy và nhạc cổ điển?Có một số người dịch sonate thành "bản tình ca",như vậy có phải là sai lè không?Xin các cao thủ trụ cột và người hâm mộ nhạc cổ điển cho biết ý kiến.
Mối quan hệ giữa giao hưởng và nhạc nhảy? Tại sao lại có câu hỏi này? Ý của tác giả là gì vậy?
Em chẳng rõ sonata là gì. Nói chung như thế này, khi học piano, quyển sách của em nói rằng sonata gồm có 3 chương và một số điều khác, không thấy đề cập đến giai điệu và nội dung. Thực ra, tất cả các thể loại giao hưởng đều có nội dung đa dạng, chắc gì tác giả đã viết về tình yêu mà dịch sonata là bản tình ca. Em nghe sonata Pathetique chẳng có tí gì yêu đương trong đấy cả (chẳng biết có đúng không).
 
Thứ nhất : Khái niệm "nhạc nhảy" mà chú đưa ra là quá chung chung, chưa đề cập đến đây là nhảy cổ điển hay pop/dance. Nhìn chung, khiêu vũ cổ điển có quan hệ mật thiết với nhạc cổ điển, nổi tiếng nhất là điệu Waltz được ra đời rất sớm và được rất nhiều những nhạc sĩ thiên tài đưa vào tác phẩm của mình. Tuy vậy, trong khiêu vũ, các bản nhạc cổ điển có thể được biến tấu cho phù hợp với điệu nhảy. Giả sử người ta có thể nhảy Waltz trên 1 bản nhạc không phải điệu Waltz,... Còn về "nhạc nhảy" kiểu dance/pop thì dĩ nhiên là không có liên quan gì. :D

Còn sonata là 1 thể loại của nhạc cổ điển, là nhạc thính phòng, bao gồm nhiều chương (>1) và được soạn cho 1 nhạc cụ độc tấu hay hòa tấu với 1 nhạc cụ chính. Nhìn chung là chẳng có cơ sở gì để gọi là "bản tình ca" (thứ nhất, không có "tình", thứ 2, không có "ca" :D ). Chú nào gọi thế chắc bị nhiễm từ phim "Winter sonata" (Bản tình ca mùa đông) mà thực ra tên tiếng Việt của phim này dịch chưa sát nghĩa.
 
Nguyễn Xinh Xô đã viết:
Nguyen Ngoc Minh đã viết:
Minh Tuan co li, lan dau tien minh nghe Rachmaninob cung khong hieu gi lam, nhung lang nghe ,lang nghe, den mot luc nao day ban thay nhac cua ong cung lang man...

Chắc mọi người đều nghe bài All By Myself, gần đây nhất là do Celine Dion hát. Nếu có ai yêu thích bài hát này thì hãy nghe chương 2 của Concerto số 2 cho Piano của Rachmaninov. Vì All By Myself được viết bằng giai điệu chính của Concerto số 2, phần lời nếu nhớ chính xác thì do nhạc sĩ Eric Carmen đặt. Hay lắm, bạn nào thích thì nghe thử.

Wầy, may hôm nay có người bới cái topic từ 3 năm trước đây này lên, mới để ý đoạn này của Xinh xô. Chả là đợt trước tết rồi, tớ đi xem một buổi hòa nhạc Rachmaninov tại Nhà hát lớn nhà mình, bản mở đầu là bản "Người về mang tới niềm vui" của Việt nam, sau đó dàn nhạc này (nhạc trưởng người Nhật) chơi đúng một bản tớ không nhớ rõ, nhưng rõ ràng là có giai điệu và một đoạn phối âm hưởng thì không còn gì khác là bài All by my self, nhất là đoạn đầu tiên của bài hát này. Lúc đấy bảo quái lạ chẳng nhẽ nó lại ăn cắp nhau thô đến thế. Thế hóa ra đúng thật là thế à ?
 
Có nhiều bản nhạc cổ điển được chuyển thể thành ca khúc lắm. Ví dụ như "Ave maria", "green sleeve" ,"La paloma",... nghe cũng hay.
 
Anh Phong à, cho em hỏi :một bản nhạc như thế nào thì được gọi là Waltz?
 
Waltz là thể loại nhạc quí tộc nhất, tồn tại lâu nhất, phát triển rực rỡ nhất với chủ yếu là các bản nhạc giao hưởng, cổ điển. Còn để định nghĩa 1 bản nhạc thế nào là Waltz thì cũng khó giải thích, nhưng chủ yếu dựa vào nhịp của bản nhạc. Điệu Waltz thường chia làm 3 nhịp 1, cứ 1 nhịp đi trước rồi 2 nhịp đi liền theo sau. VD : The beautiful blue Danube (Strauss), Back to sorento,....

Tiện đây xin giới thiệu luôn 1 số thể loại và style (phong cách ) âm nhạc khác nữa. Âm nhạc ảnh hưởng đến tính cách, tinh thần người ta rất nhiều. tùy vị trí địa lí, hoàn cảnh lịch sử muh người ta sáng tác rất nhiều bài hát theo rất nhiều thể loại nhạc :

4beats/8beats/16beats : thể loại đơn giản nhất hay được các nhạc sĩ nghiệp dư dùng đệm nhất.

Rock : thể loại này bây h đã quá phổ biến rồi, nếu muốn viết về Rock thì bao nhiều cũng là không đủ. Vì vậy tôi ko ba hoa nhiều nữa về thể loại này.

Ballad : thường là chậm, lãng mạn, luôn dễ nhúng chìm người nghe trong chủ đề, cảm xúc bản nhạc. ( tui bít thằng cha nghe nhạc muh khóc cơ đấy, nó nghe nhạc ballad Nam Phi ). vd: the Ballad of James Dean

Disco/house : ra đời & thịnh hành ở Mĩ từ những năm 70. Nổi tiếng có : ... (nhều lắm, không nhớ). :D

country : luôn rất thịnh hành ở Mĩ, rất nhiều ban nhạc country nổi tiếng thì đều có cái tên rất country như Hill, ... khi đi với các thể loại khác : Yesterday, Rhythym of the rain, ...(country Rock)

Fox : điệu nhạc không nhanh nhưng các nhịp liên tục làm người nghe luôn không kịp "trở tai". bài nhạc phim "the Godfather" được viết ở điệu slowfox.

Tradd : ra đời trong từng khu vực địa lí cách biệt nhưng được mọi người trên thế giới rất hưởng ứng. Như Tango (argentine), Samba(Brasil), Chachacha, Rhumba, ....

JaZZ : thể loại nhạc tự ngẫu, giai điệu thì do nhạc công hay ca sĩ tự nhẫu mà thành. Nhưng để đạt được trình độ như vậy thì họ phải có 1 tâm hồn trong sáng cũng như cần sự chăm chỉ cần mẫn nghe các grill nhạc. Grill nhạc nghĩa là những "thế" nhạc sẵn, mà ai hiểu âm nhạc thì có thể vd như thế này : F6-Am#9-Csus-Fsus-Am9 .... là 1 Grill tự ngẫu điệu jazz cung Fa trưởng. nói chung là nhạc Jazz thì tôi rất thích.

Blues : gọi nó là SlowRock thì cũng không sai, vì giai điệu của nó rất giống SR. giai điệu của nó cũng là ngẫu hứng nhưng có được chuẩn bị trước và giai điêu thì dễ nghe, dễ hiểu, dễ có cảm xúc hơn không chỉ jazz muh hơn tất cả các loại nhạc khác, do chủ yếu là grill của nhạc blues thì dù không có ca sĩ hát thì vẫn hay . Nói về Blues thì người ta hay nói đến grill Blues Sudan là giai điệu blues rất hay và dễ nghe, khi nào tui có đĩa hay tui mang lên đây cho muh nghe.
....

nói chung là còn nhều lắm , không thể kể hết ra đây được. Chỉ giới thiệu qua 1 số thể loại tôi quan tâm. Nếu có hứng thú các bác có thể tự tìm hiểu thêm.
 
Em phải công nhận là hiểu biết âm nhạc của anh Phong ghê gớm thật,tiện thể em xin hỏi luôn:có phải nhạc cổ điển là loại nhạc đầu tiên trên thế giới?Nếu đúng vậy thì trước đó người ta chơi nhạc gì?Mong anh giải đáp thắc mắc cho người nghe nhiều mà biết ít như em.
 
Mình không biết nhiều về nhạc cổ điển, chỉ thích nghe thôi, thích nhất là Mozart, Chaikovsky và các bản Valse Vienne của J Strauss. Mình có một thắc mắc: nhạc cổ điển bây giờ còn phát triển nữa không? Ý mình là các nhạc sĩ có tiếp tục sáng tác theo phong cách cổ điển nữa không, gần đây có nhạc sĩ nào có thể sánh vai với các bậc tiền bối hay không?
 
Hiện nay thì các nhà soạn nhạc trên thế giới vẫn viết rất nhiều những bản sonata, symphony,...theo phong cách cổ điển. Nếu hỏi nhạc cổ điển có còn phát triển nữa không thì câu trả lời là có. Nhạc cổ điển vẫn được rất nhiều người nghe và đón nhận, được sáng tác, được biểu diễn,...
Tuy vậy, các nhạc sĩ hiện nay không chỉ đơn thuần sáng tác theo phong cách cổ điển mà còn biết đem những sáng tạo của mình vào đó. Vì vậy hình thành nên một thể loại nhạc mới là classic-crossover( nhạc cổ điển có pha âm hưởng hiện đại: vd: chất liệu dân gian, nhịp hip hop, pop, rock, jazz...etc ) Nhiều người phản đối thể loại nhạc này, coi đó là sư xúc phạm đến nhạc cổ điển. Riêng tôi thì thấy những sự sáng tạo này rất đáng hoan nghênh, có những tác phẩm thậm chí nhờ pha trộn mới mang tư tưởng thời đại hơn. vd: Vanessa Mae, Bond, Josh Groban, Hayley Westenra, thậm chí Yo yo ma, một cellist nổi tiếng nữa, đánh rất nhiều nhạc cho Hollywood , hay cả Yosemith, Kevin Kern, Secret Garden,... Mặc dù những nhạc sĩ/ nghệ sĩ này không thể sánh với các bậc tiền bối nhưng những sáng tạo của họ cũng rất đáng nghe.
 
Trần Hoàng Hiệp đã viết:
Em phải công nhận là hiểu biết âm nhạc của anh Phong ghê gớm thật,tiện thể em xin hỏi luôn:có phải nhạc cổ điển là loại nhạc đầu tiên trên thế giới?Nếu đúng vậy thì trước đó người ta chơi nhạc gì?Mong anh giải đáp thắc mắc cho người nghe nhiều mà biết ít như em.

Điều thứ nhất anh muốn nói với chú là nghe nhạc không cần thiết phải biết nhiều, cái quan trọng là thích và cảm nhận được cái hay của nó thôi :)>-

Trả lời cho câu hỏi của chú : Đương nhiên nhạc cổ điển không phải là thể loại nhạc đầu tiên trên thế giới. Nhạc cổ điển lần đầu tiên xuất hiện có lẽ là từ thế kỉ 14-16, sau đó đến thời kì tiền cổ điển (thời kì Baroc) - TK 17, rồi đến thời kì cổ điển - TK18, thời kì lãng mạn - TK19,... Anh sẽ lập một chủ đề đề nói rõ hơn về lịch sử ra đời của nhạc cổ điển sau, không thể viết hết ở đây được. Còn âm nhạc thì ra đời từ rất sớm, có lẽ từ khi con người xuất hiện thì đã có âm nhạc rồi. Người ta đã sáng tạo ra những nhạc cụ tự tạo từ đơn giản nhất đến tương đối phức tạp để tạo ra những âm thanh có giai điệu. Mỗi khu vực, mỗi nên văn hóa sẽ có những cách chơi nhạc khác nhau. Nói chung là chưa hình thành thể loại cụ thể nhưng vẫn có thể gọi là "âm nhạc" được :)>- Mốc quan trọng nhất trong quá trình phát triển âm nhạc thì có lẽ là ở thời kì Hy Lạp - La Mã cổ đại. Ở thời kì này người ta đã sáng tạo ra 7 nốt nhạc và khuông nhạc 5 dòng kẻ để có thể ghi âm lại và sáng tạo ra các giai điệu. Đây là 1 thành tựu vô cùng quan trọng cho sự phát triển của âm nhạc sau này.
 
Back
Bên trên