Classical music (Ngo Van Sang)

Anh Tuấn kể tiếp đi :) Em thì không thích Beethoven lắm, nhạc Mozart với Traicopxki hợp em hơn.
Với lại anh có biết nhiều về Grieg không, kể cho em với? Em rất thích ông này, nhạc không "vĩ đại" nhưng nghe cũng hay.
 
Ban thích nghe nhạc Mozart phải không? Hãy đi kiếm ngay mấy đĩa Piano Concerto đi! Hay nhất là Piano Concerto no.23 đó.
Còn nhạc Tchaikowsly thì... hơi mạnh mẽ 1 chút! Nếu thích, bạn có thề kiêm đĩa giao hưởng số 2, 5, 6 của ông í, còn muốn tìm thứ nhạc êm đềm thì có Ballat: Swan Lake, Sleeping Beauty, The Nutcracker.
 
(tiếp theo kỳ truớc)
PIOT ILICH TRAICOPXKI

So với 3 đại gia trên trong làng cổ điển, P.I Traicopxki là một hiện tượng đầy nghịch lý. Bản thân trong ông không có mấy định hướng âm nhạc chuyên nghiệp ngay từ thời còn trẻ. Ông đã theo học ngành luật tư pháp cho đến hơn 20 tuổi mới chuyển sang làm nhà soạn nhạc chuyên nghiệp. Tài năng âm nhạc của Piot không phải đến một cách ngẫu hứng thần đồng như Mozart, mà nó kết hợp bao gồm cả tài năng sáng tạo và ý thức làm việc chịu khó tìm tòi của P.I. Thời bấy giờ một nhạc công Nga, hay một thầy giáo dạy nhạc ở Nga là không có vị thế cao trong xã hội đương thời, thế nên gia đình đã hướng ông chọn ngành luật, Piot đã ở vị trí này suôt những năm đại học, và sau khi tốt nghiệp cậu cũng đã đi làm ở vị trí này mặc dù có đuợc học nhạc từ nhỏ. Trước thời Traicopxki vị thế của nhạc Nga trên thế giới cũng không được mấy chú ý. Niềm đam mê âm nhạc chỉ thực sự đến với cậu từ năm 20 tuổi, và nó đã giằng xé suy nghĩ của cậu cho đến năm 24 tuổi cậu "quyết định làm lại cuôc đời" bằng cách nộp đơn theo học truờng nhạc, và chúng ta đã phải cám ơn cái "làm lại cuộc đời" này của Piot Ilich.
Di sản âm nhạc của Traicopxki để lại cho nhân loại không phải nhiều về mặt số lượng như 3 đại gia trên, nhưng chất lượng thì hoàn toàn xứng đáng được sánh hàng với họ, và vượt trên tầm các nhạc sỹ còn lại trong thời kỳ lãng mạn. Traicopxki đã đưa chất nhạc mang âm hưởng dân ca Nga giới thiệu với toàn thế giới. Nhạc của ông mạnh mẽ mà du dương, đằm thắm đầy tính âm hưởng Nga, tính cách Nga. Nó khác với âm hưởng của Beethoven ở chỗ nhạc của Bet thì thoạt đầu nghe du dương nhưng lại dữ dội và hoành tráng. Chúng ta hẳn không thể không thấy xúc động, không thể không trông thấy vẻ đẹp yên bình của nước Nga qua tiếng flute trong các bản: Chèo thuyền, âm thanh nuớc Nga, Vanse of flower. Ở nhạc Traicopxki, ta cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh, đầy chất lãng mạn đúng như thời kì của ông. Hầu như ai cũng cảm nhận được từ nét nhạc của ông một thoáng buồn man mác, cảnh vật yên bình đẹp và sang trọng. Traicopxki đã để lại cho nhân loại chỉ với 6 bản giao huởng, cũng giống như Bet chúng đều là những kiệt tác (không giống như Mozart viết hơn 41 bản symphony nhưng chỉ 1/5 số đó là hay). Tổ khúc giao hưởng 4 mùa của Traicopxki thật suất sắc không kém gì 4 mùa của nhạc sỹ tiền cổ điển người Ý Vivaldi, và nó mang âm hưởng hoàn toàn lãng mạn. Ông thật suất sắc ở thể loại viết nhạc cho múa Bale, và đã đưa nó lên tầm nghệ thuật chuẩn mực ngang tầm với giao hưởng và nhạc kịch của Mozart. Ai đã từng nghe Traicopxki thì không thể không yêu thích bản Hồ thiên Nga, đuợc ông viết trong thời kỳ đầu sáng tác của mình. Nhưng có lẽ vở thành công và đuợc ông yêu thích nhất là bản "Nàng công chúa ngủ trong rừng (sleeping beauty), dựa theo chuyện cổ tích về nàng công chúa ngủ 100 năm vì lời nguyền, được đánh thức bởi một hoàng tử. Rồi bản "Con đầm Pich", chúng đều là những kiệt tác về thể loại này mà không ai có thể sanh được vơi Piot Ilich
Nếu ai từng học Piano không thể không biết đến bản Piano Concerto No1 của Traicopxki, nó thường đựoc lấy làm bài thi mẫu mực ở Nga. Chất mạnh mẽ và du dương của nó được thể hiện rất rõ. Cứ nghe bài này, tồi lại thấy âm hưởng của nó rất giống với bài hát Nga "đôi bờ", bạn có thể biết đến bài này vì nó đựoc dùng làm nhạc hiệu của chương trình dạy tiếng Nga trên VTV. Bản "chèo thuyền" nếu mà chơi bằng piano cũng vậy, cảnh đẹp và yên bình đến lặng người.
Nếu bạn nghe Traicopki, hẳn bạn thế nào cũng sẽ yêu nuớc Nga
 
Chào các anh chị và các bạn, mình rất thích nhạc cổ điển nhưng hôm nay mới chui vào đây nên tham gia hơi muộn.Dạo này chương trình TRÒ CHƠI ÂM NHẠC trên VTV3 có nhiều lần hỏi về nhạc cổ điển,bạn nào quan tâm thì theo dõi chương trình đó sẽ thu thập đuợc nhiều kiến thức khá hay đấy.Nhạc của Moda,Strauss, Vivaldi ...đều đã được sử dụng.Ngoài ra còn nhiều thông tin khác ,ví dụ như bản AVEMARIA của Gunuop có điêug gì đặc biệt, ai biết chăng?
 
Ai thích nghe cổ điển thì ngoài hai đĩa collection mà ai đấy đã giới thiệu thì cũng nên mua đĩa của từng tác giả về mà nghe.Có đĩa riêng của Moda, Betthoven.......Bethoven có đĩa ghi bài giao hưởng số 9 có chương 4 rất đặc biệt vì trong đó có cả hợp xướng,điều này là một sự phá cách ,bởi vậy nó đặc biệt.Ngoài ra,muốn hỏi xem có ai thích PHIÊN CHỢ BA TƯ không nhỉ, mình thì cực kì mê bài này.
 
phạm hà vân đã viết:
Ngoài ra còn nhiều thông tin khác ,ví dụ như bản AVEMARIA của Gunuop có điêug gì đặc biệt, ai biết chăng?

Có phải nó đặc biệt vì nó dùng phần nhạc nền của nhạc Bach không, theo anh bài này thì phần nhạc đệm của Bach còn hay hơn là của Gunuop, hehe. CŨng đúng thôi, tại ông Gunuop này thấy bản kia hay quá nên mới thêm phần giai điệu vào, mà thêm như thế cũng là quá hợp và giỏi rồi. Sự phối hợp này giống như kiểu sáng tác phối hợp của John Lennon vơi Paul McCartney vậy :)
 
Minh Tuan co li, lan dau tien minh nghe Rachmaninob cung khong hieu gi lam, nhung lang nghe ,lang nghe, den mot luc nao day ban thay nhac cua ong cung lang man nhu Chopin nhung voi mot ngon ngu thoang dat hon, tu do hon.
Am nhac cung gan nhu hoi hoa ay.Am nhac cua Bach nhu tranh cua Vinci truong phai Classic, con nhac thoi can hien dai thi giong tranh cua Picasso,ban cu hay nghe Bach, bethoven, den mot luc nao do tu trong ban se nay sinh nhu cau muon duc nghe mot cai gi moi, thi luc doc cac ong Richart Strauss... se tim den
 
Avemaria cua Gunuop.Ong gia nay theo minh da lam mot viec la lay ban Evamaria cua Schuber lam giai dieu va ban Etude nao do cua Bach lam nen.Nhu vay co nen khen ong nay khong nhi?
 
Ngọc Minh ơi, nhầm mất rồi,Avemaria của Sube là tác phẩm độc lập viết cho thanh nhạc.Còn tác phẩm của Gunoup thì đúng là đã lấy phần nhạc đệm là bản Freluyt số 1,giọng đô trưởng trong tập "bình quân luật số 1'' của Bach.Nhờ có 2 tập Bình quân luật của Bach mà chúng ta có cái đàn Piano và Organ cấu tạo như bây giờ đấy các bác ạ. Ngày xưa cấu tạo của chúng cồng kềnh lắm.
 
Havan khogn nham day chu, vi Minh chi nghe Tac pham ay cua Schubert choi piano va dan day thoi ma.
 
Vân không nhầm đâu, đúng là bài Avemaria của Suber không có liên quan gì ở đây cả. 2 Bài Maria này là hoàn toàn khác nhau đấy
 
Moi nguoi cho toi dia chi va dien thoai duoc khong, tet nay toi ve choi, muon duoc mot hom nao do cung cac ban nghe nhac chang han, toi cung co nhieu dia hay lam.
 
Bản für elise của beethoven cũng đỉnh lắm !! chứ
Hoặc bản Clair de lune , From " Suite Bergamasque " cua Debussy cung hay lắm
Schubert có bản Impromptu in A flat No 2 la mình thích nhất :D :D
 
:)

Chào mọi người,

Mọi người bàn luận vui ghê, mà Bác Tuấn viết bài hay thế, chả biết có đúng không nhưng đọc cuốn hút lắm :D

Mình thì không nghe cổ điển nhiều lắm, nhưng cũng có vài bài thích như là

Souvenirs d'efance nghe rất vui!!!! Nhớ lại tuổi thơ bao giờ chả hay nhỉ? ;)

Love story bài này có đoạn chạy ngón ( như bản của Richard Clayderman đánh ) dài 12s nghe xong dài cả cổ luôn!!!

Ballade pour adeline bài này vui hơn Love story nhưng chạy ngón có khoảng 6s :cool: Chả biết các bác nghe nhạc thế nào chứ mình nghe bài nào có kịch tính lên cao chạy ngón, rải, fill in hay là thích lắm.

Marriage D'Amour chả biết của ai? nghe khá dịu dàng và êm ái!?!?!

Pachelbel's Canon In D bài này mình nghe đầu tiên là chuyển soạn cho Guitar nghe hay thế! Sau rùi nghe Piano lại thấy không hay bằng ... nhưng quả thật là rất thích bài này. Có ai thích không? Canon In D của Pachelbel Nghe rất êm ái, rất đầy đặn, không nặng nề chút nào cả.

Hồi Audio Galaxy còn, mình hứng lên đi load vài trăm bài Classical các loại cả Piano và Guitar :mrgreen: may mà không cháy modem nhưng load phải đến hơn 500 bài ( chưa kể nhạc khác!!! ) Giờ thì thôi vậy. ;)

Nhưng không biết các bác nghe nhạc cổ điển thế nào chứ nghe cổ điển dường như .. thời gian chậm lại :D nhưng có lẽ thế mà cũng thấy " ì người" ra ;) hay tại mình lười sẵn rồi!!! Hay bản thân nhạc cổ điển với khả năng biểu cảm và truyền cảm rất lớn khiến cho người ta nghe nếu thích là mê luôn khỏi nghĩ đến cái khác .. như là thôi miên ấy nhỉ? ;) Thôi mình ít nghe, để dành cho các bạn "phát biểu cảm tưởng" khi nghe nhạc cổ điển nhé. :) Mong được đọc bài các bạn cảm nhận khi nghe 1 tác phẩm cổ điển cụ thể nào đấy. Như thế có lẽ hay hơn và đỡ căng thẳng hơn là nói ai hay hơn ai... ;)

Mạnh Hải
 
Mấy bài Hải nghe chưa gọi là cổ điển đâu, nhạc đấy để cho Richarch Creyman (viết sai mặc kệ) đánh thì hợp
Mấy chú Nguyễn Anh Tôn với Ngô Văn Sáng (luckiluck) đâu rồi nhỉ, chán cổ điển rồi à?
 
Đúng là mấy bài của Hải ko gọi là nhạc cổ điển được,gọi là nhạc ko lời thôi.Nhưng mà nghe vẫn hay,công nhận là thế.Dạo này Hà nội đang lạnh và mưa nhiều khiến nhiều khi chẳng muốn đến lớp,chỉ muốn nằm nhà nghe nhạc .Mấy bạn ở xa có nhớ HN nhiều không vậy? HN trời càng lạnh thì hoa sữa càng thơm,lạ thế đấy.Xin lỗi các bạn vì tự dưng lại đi lạc chủ đề,nhưng Vân chắc các bạn yêu nhạc thế thì tâm hồn cũng không thể khô khan được, và sẽ ko ai phản đối khi Vân muốn tản mạn vài điều về HN.Nếu các fan nhạc cổ điển thích nghe nói chuyện về HN,Vân sẽ kể các bạn nghe.Còn không thì Vân chuyển phần này sang bên văn thơ chẳng hạn.
 
Người ta nói rằng những ai đam mê dòng nhạc cổ điển thừơng là những người sâu sắc.Mình thì không chắc về điều ấy lắm,chỉ biết là mỗi khi bật nhạc lên nghe,luôn luôn chọn nghe nhạc cổ điển.Nhiều khi nhắm mắt lại và thả hồn theo tiếng nhạc,thấy quên đi mọi điều phiền muộn chất chứa trong lòng.Nghe nhạc cổ điển thì ít khi thấy sự hân hoan và phấn khởi như khi nghe các dòng nhạc khác,nhưng thật sự thấy được một cảm giác sâu lắng,êm dịu trong lòng.Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà người ta có các đĩa nhạc cho trẻ em,gồm rất nhiều đoạn nhạc cổ điển nổi tiếng.Bởi vì nhạc cổ điển có tác dụng ổn định cảm xúc,và thậm chí là phát triển chí thông minh của trẻ nhỏ.Ngoài nhạc cổ điển ra,mình rất mê nhạc Trịnh và nhạc tiền chiến nữa,vì tìm thấy ở đó cảm giác như với nhạc cổ điển,một sự đồng cảm kì lạ.Nhiều khi nghe For Elise của Beethoven,cứ tưởng tượng ra cảnh ngoài trời mưa mưa và có một chàng trai ,tóc tai ướt lướt thướt ,tới gõ cửa và ....tỏ tình với mình.Hi Hi sến kinh khủng nhưng có ai cấm được ai tưởng tượng đâu nhỉ.Mình đã từng đọc ko biết bao nhiêu lần bộ truyện Ngàn lẻ một đêm nên rất mê Phiên chợ Ba tư,thấy trong đó không khí của ngàn lẻ một đêm,thấy sự huy hoàng,thấy những tình yêu vừa lãng mạn vừa huyền bí và cũng đầy nguy hiểm....Có lẽ đây là bản cổ điển duy nhất mà khi nghe mình thấy rất háo hức,vui vẻ,phấn khích nữa.
 
;)

Bác Tuấn và Hà Vân nói đúng, đa số các bài mà em nhắc tới thì không thực sự được liệt kê là Cổ điển chính thống, tuy vậy các bài cũng cổ rồi, và chơi Piano rất hay, không phải chỉ chi Richard đánh đâu. Dân chơi piano chắc chắn biết mấy bài này, tuy không phải là những bài hay nhất. Còn bài Canon in D của Pachebell thì chắc đúng là cổ điển đấy .. em thấy nó được ghi cùng danh sách với Mozart, Bach, Beethoven ....

Tiện thể em hỏi, mọi người định nghĩa thế nào là nhạc cổ điển ạ? Đúng là Mozart, Bach, Beeth, Traicopxki, Strauss v.v. là những nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng, nhưng không phải chỉ có nhạc của các ông đấy là cổ điển, thế nhạc như thế nào nữa thì gọi là cổ điển a?

P.S To Hà Vân: Em có thể mở một topic mới bên Nghệ thuật, Tâm sự vui buồn hay Văn thơ, đang mùa đông bên các nước Âu và Mỹ.. sao ai mà không nhớ cái rét không nơi nào có được của Hà Nội chứ. Đảm bảo là sẽ có nhiều người vào chia sẻ cùng Vân đấy, ;)

Mạnh Hải
 
Khái niệm chuyên môn về nhạc cổ điển thì em nghĩ là khá hẹp (chắc phải nhờ anh Tuấn :D ) nhưng em đoán "nhạc cổ điển" theo cách đa số mọi người (không chuyên về nhạc) vẫn nghĩ thì có thể gọi là nhạc hàn lâm.
 
:D

Thế nhạc hàn lâm là nhạc gì thế? Anh càng thấy khó tưởng tượng :D
Có ai biết không nhỉ?
 
Back
Bên trên