Classical music (Ngo Van Sang)

Không biết các anh đã thử thưởng thức nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Việt Nam chưa? Nghe kinh khủng khiếp luôn ấy. Em nghe mà chẳng hiểu gì cả, chẳng cảm nhận được cái gì từ đấy cả. Em thanh lẫn lộn, lung tung, đúng là giao hưởng đấy nhưng mà nghe hỗn loạn chẳng giống với nhạc giao hưởng của mấy ông nhạc sĩ trên thế giới. Em nghe nhạc của Trọng Bằng, Đỗ Hồng Quân mà tưởng tượng ra một cái xã hội Việt Nam nhốn nháo(chẳng biết hiểu thế có đúng không).
Đúng là nhạc thời kỳ hậu cổ điển - tiền lãng mạn rất dễ nghe và dễ cảm nhận. Còn một số tác phẩm giai đoạn hiện đại em chưa được thưởng thức nhiều lắm nên không có gì để phát biểu cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài tường thuật của ký giả Lô-răng về vụ xờ xờ cờ căng đa nờ âm nhạc trường Ams:

Một tuần trước đây trên sân khấu âm nhạc trường Am xờ đã diến ra một màn kịch khá đặc biệt mang tên: đòn hội chợ. Các diễn viên của màn kịch này là những bộ mặt quen thuộc của làng phù thuỷ âm nhạc trường Ams như giáo hoàng Giăng Pôn Sáng, như nhà thầu lý thuyết âm nhạc cổ điển lỗi thời NA Tôn, ngoài ra còn đông đảo bọn biểu tình thuê cho vài con chữ hay thậm chí không thèm cả hạ bút. Nạn nhân là một thằng loong toong ngơ ngẩn cùi từ đầu đến chân không may đi lạc vào giáo khu của chủ tịch Sáng: Phạm Công Thiện. Theo các diễn viên kể trên thì tên Thiện đã mắc tội nghe nhạc bằng lý trí không nghe bằng trái tim. Và kẻ không có trái tim tất phải đền tội. (kiểm duyệt mất 5 dòng).

Các nhân chứng tại hiện trường cho biết ngay sau vụ này tên Thiện đã biến mất một cách khó hiểu. Chúng tôi đã điều tra và được biết hiện y đang nằm tại Biên Hoà bệnh viện với thương tích đầy mình. Hắn đã cho chúng tôi biết sẽ tiếp tục éc cờ ria. (Tự kiểm duyệt 3 dòng). Thật là tin mừng cho giới học sinh chúng ta. Đây là bài viết y ta vừa gửi cho chúng tôi khi còn đang trên giường bệnh.


Bản sonate cuối cùng của lão điếc người Đức ( dạ đấy không phải lời của em đâu ạ mà là lời của tiên sinh Tonxtoi di tặng cho Beethoven đấy ạ, mong anh chị nhẹ đòn.):

Sonate 32 gồm hai chương (rất đặc biệt so với hình thức sonate) không cân xứng về độ dài. Nửa thứ hai dài gấp đôi nửa thứ nhất (chưa từng có trong lịch sử sonate). Chương một: xúc động được xây dựng ít nhiều theo lối cổ điển của hình thức sonate. Chương hai: trầm ngâm viết theo hình thức các biến tấu (hình thức không quen thuộc trong một bản sonate). Không có đối lập giữa các biến tấu riêng biệt, chỉ có một sự tăng dần mức độ liên tục đưa thêm một biến thái mới vào biến tấu trước đó. Mở đầu bằng xúc động và kết thúc bằng một suy tưởng dài - hoàn toàn không còn vẻ căng thẳng xúc động trước đây rất quen thuộc với ông. Hình ảnh một cuộc sống ngắn ngủi và nỗi buồn thương tiếp sau không dứt.
 
tùy thôi, bác CT ạ. Bác có ý kiến của bác thì mặc xác bác. Nhưng bác chỉ thích nổi trội thôi. Bác chỉ thích ban phát lời nói của mình như kẻ am hiểu và nhìn khinh bỉ bọn thường dân nghe nhạc ko phải = lý trí. (túm lại là khác bác.)
bác thích thì bác cứ vung vít lời nói của mình. Bọn tôi ko thèm kiểm duyệt cái thứ đấy đâu. Giữ lại cho nó dân chủ, ko thì bắt lại post cho mấy topic nữa kêu bọn này ko ra làm sao.
Bác thật là giỏi đó. Tôi rất kính phục bác đó. Dù sao kẻ một mình chống lại tất cả cũng có cái gì đó ấn tượng. Bác thỏa mãn chưa? Đồ kiêu căng


(Bài này sẽ bị xóa trong vòng 4 ngày nữa.)
 
Phạm công Thiện hay Phạm Công Thiến thế, nghe bài gã này viết chả hiểu hắn tả về cái gì thế, chiến tranh ở Trung Đông à
 
Cần thiết phải căng thẳng thế này không?
Một tuần trước đây trên sân khấu âm nhạc trường Am xờ đã diến ra một màn kịch khá đặc biệt mang tên: đòn hội chợ. Các diễn viên của màn kịch này là những bộ mặt quen thuộc của làng phù thuỷ âm nhạc trường Ams như giáo hoàng Giăng Pôn Sáng, như nhà thầu lý thuyết âm nhạc cổ điển lỗi thời NA Tôn, ngoài ra còn đông đảo bọn biểu tình thuê cho vài con chữ hay thậm chí không thèm cả hạ bút. Nạn nhân là một thằng loong toong ngơ ngẩn cùi từ đầu đến chân không may đi lạc vào giáo khu của chủ tịch Sáng: Phạm Công Thiện. Theo các diễn viên kể trên thì tên Thiện đã mắc tội nghe nhạc bằng lý trí không nghe bằng trái tim. Và kẻ không có trái tim tất phải đền tội. (kiểm duyệt mất 5 dòng).
Các nhân chứng tại hiện trường cho biết ngay sau vụ này tên Thiện đã biến mất một cách khó hiểu. Chúng tôi đã điều tra và được biết hiện y đang nằm tại Biên Hoà bệnh viện với thương tích đầy mình. Hắn đã cho chúng tôi biết sẽ tiếp tục éc cờ ria. (Tự kiểm duyệt 3 dòng). Thật là tin mừng cho giới học sinh chúng ta. Đây là bài viết y ta vừa gửi cho chúng tôi khi còn đang trên giường bệnh.
Gã này ở đâu ra sao mà viết lăng nhăng thế không biết. Chẳng biết có phải dân Ams không. Nghe kể cứ như bàn chuyện chính trị, một kiếu phim trinh thám à. Thế mà gã không bíến mất luôn cho xong xuất hiện ở đây làm cái gì nữa không biết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bạn nỏi nhiều đến các nhạc cụ cổ điển truyền thống piano, flute, violin, mình muốn biết cảm nghĩ của các bạn về guitar. Mình cũng thấy nhiều tác phấm cổ điển được chơi bằnng guitar cũng hay lắm như Asturias, Romance, Seville, Recuerdos de la Alhambra... chang kém gì violin hay piano cả. Nhiều bản nhạc viết cho piano hay violin, đươc chuyển soan cho guitar nghe cũng rất hay. Các bạn nghĩ sao?
 
Mới thò đầu vào. Tớ cực lực phản đối ai kêu Richard Clayderman là nghệ sĩ piano cổ điển, lại còn rất nổi tiếng. May ra nổi ở Châu Á. Nhét vào dòng bán cổ điển hay Instrumental music là may phước lắm. Bác nào nói thế không sợ các cụ composers tủi thân khóc rưng rức à?

Em nào muốn hỏi về guitar cổ điển thế nhở? Đang tập guitar hả em? Trên này có mấy bác học guitar đấy em ạ hehe
 
hihi topic nhạc cổ điển mà cũng chiến thật đấy..:D :D

well tớ cũng không cho là R.Clayderman là nghệ sĩ piano cổ điển :D, ông này nổi tiếng đấy chứ, riêng gì châu Á, nhưng hỏi trong giới cổ điển thì có khi không biết thật :)

Mình cũng thấy nhiều tác phấm cổ điển được chơi bằng guitar cũng hay lắm như Asturias, Romance, Seville, Recuerdos de la Alhambra... chang kém gì violin hay piano cả

hi tớ chưa được nghe các tác phẩm này trên guitar cả nên ko biết thế nào -có vẻ hấp dẫn :)
nhưng :confused: đấy là guitar cổ điển hay classical music on guitar ??? hihi thế nên mới :confused:

đồng ý với bài trích dẫn của N.Anh Tôn về Strauss, tớ cũng rất thích 2 anh em ông này hehe - công nhận nghe rất tuyệt ,--(hì mình có con bạn viết hẳn một bài cảm nhận phân tích về Strauss - hihi hehe giờ ai kéo dược nó ra đây cho topic này thêm rôm rả ;) ha :D)

well còn bạn P.CThiện, đi nhà thương điều trị bệnh đã lành chưa thế bao h về topic xem nào :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mọi người đừng phỉ báng Clayderman quá. Tuy ông này chỉ đánh nhạc nhẹ là chính nhưng nhiều bài nghe cũng hay đấy chứ. Trong số những người chơi piano nhạc nhẹ thì mấy bài của Clayderman là có vẻ giai điệu đẹp nhất, ma lại dễ nghe hơn nhạc cổ điển.
 
Em giai nhạy cảm thế. Phỉ báng Richard cái quái gì. Nhét ông ấy vào đúng chỗ là tôn trọng không chỉ bản thân ông mà còn tôn trọng dòng nhạc ông chơi. Chả nhẽ cứ phải ca ngợi ầm ĩ đặt ông ngang hàng với những Rubenstein, Horowitz là ông sướng à?
 
ehe nội dung chính mà như trên thế này là lạc đề rồi đấy :)

well nhưng tớ thấyđề tài thread này không được rõ để dễ thảo luận cho lắm.

Nhạc cổ điển và classical music là khái niệm rất chung chung -không rõ là mọi người đang muốn nói về khía cạnh nào cơ.. Vì trong classical music có: nhạc giao hưởng, nhạc thính phòng, nhạc hòa tấu, ,đơn tấu ... như piano, violin, hay flute như nói đó.

Chứ Mỗi người nói trên một góc thì ông nói nọ bà nói kia ah

về phhía nhận xét thì có thể trên góc độ cảm nhận (thán thính giả ) hoặc từ cái nhìn có chuyên môn , vì hơi thấy là ngoài những cảm nhận cá nhân ra, nói chung là tớ thấy chưa mang tính thuyết phục lắm.
( có lẽ những người người ham mê yêu thích loai nhạc này thực sự chưa vào đây đến đây chăng ? )

well, đây là một topic hay, nên chia ra theo mục để nói thì phù hợp hơn

cũng đáng tiếc là tớ yêu thích loại nhạc này nhưng kiến thức thì còn sơ sài . - các bạn nghĩ thế nào?
 
Dang Hoang Vu đã viết:
Mọi người đừng phỉ báng Clayderman quá
Ai phỉ báng ông ta hả anh. Ông ta chơi nhạc cũng được nhưng mà chất cổ điển thì ít mà chất nhạc nhẹ thì nhiều thế nên xét về khía cạnh nhạc cổ điển thì sao mà sánh được bằng mấy ông chuyên chơi nhạc cổ điển.
Nguyen Lan Anh đã viết:
well, đây là một topic hay, nên chia ra theo mục để nói thì phù hợp hơn
Chị ơi! Chia thế nào đây? Mỗi người nói một kiểu thế này thì chịu thôi.

Hay là cứ để mọi người nói rồi ai thích góp ý về phần gì thì góp. Thế lại hay hơn đấy!
 
Toàn bàn về cách phát triển thread này mà chả em lào chịu bắn phát súng đầu tiên. Thôi thì để con này vác K59 làm một phát vậy :D
Đã ai nghe và thích Rachmaninoff, các bản concerto cho piano 2&3 của ông chưa? Các concerto này được sử dụng nhiều trong OST của Shine-phim về nghệ sĩ piano chơi Rach xuất sắc David Helgoff. Hay Meldenssohn concerto cho violin cung mi thứ chẳng hạn? Đấy là một trong số các nhạc phẩm cổ điển đầu tiên tớ được nghe nên ấn tượng rất sâu và lâu dài...
 
Trong các nhà soạn nhạc, mình thích nhất là Chopin. Nhạc piano ma Chopin soạn đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc. Mình thích nhất là nghe Valse, nhất la bản Valse số 1 (Grande Valse brillante in E flat major op.18). Mỗi khi buồn mình thương nghe bản nhạc này, và thế la cuộc đời lại tươi sáng trở lại!
 
TMinh đã viết:
Em giai nhạy cảm thế. Phỉ báng Richard cái quái gì. Nhét ông ấy vào đúng chỗ là tôn trọng không chỉ bản thân ông mà còn tôn trọng dòng nhạc ông chơi. Chả nhẽ cứ phải ca ngợi ầm ĩ đặt ông ngang hàng với những Rubenstein, Horowitz là ông sướng à?

Em không bảo cái thread này phỉ báng ông ý, mà là nói chung nhiều người có xu hướng như thế (theo kiểu "ông này bôi bác nhạc cổ điển"). Đúng là các tác phẩm cổ điển Clayderman đánh đều bị cắt cúp, "pop hóa" thật, nhưng như thế cũng có tác dụng phổ biến nhạc cổ điển đấy chứ - nhiều người không đủ kiên nhẫn ngồi nghe nguyên 1 bản nhạc dài thì nghe bản "cắt cúp" đấy cũng tóm được giai điệu chính rồi (không nói đến những bài hiện đại hoàn toàn, vì so sánh thế là khập khiễng).
 
Lê Minh Hoàn đã viết:
Trong các nhà soạn nhạc, mình thích nhất là Chopin. Nhạc piano ma Chopin soạn đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc. Mình thích nhất là nghe Valse, nhất la bản Valse số 1 (Grande Valse brillante in E flat major op.18). Mỗi khi buồn mình thương nghe bản nhạc này, và thế la cuộc đời lại tươi sáng trở lại!

Lần đầu mình nghe thế này đấy :)

Sao mình vẫn nghĩ là nhạc Choppin có chất buồn ghê lắm..
..nốt nhạc có cái thanh thoát và nhẹ nhàng như ngồi hàng hiên buổi chiều, nhưng nghe buồn vời vợi, và con nhiều bài thì rất dữ dội ... .. ..

well,chắc tại nghe chưa phải bài rùi .. :cool: ..
 
Nguyen Lan Anh đã viết:
Sao mình vẫn nghĩ là nhạc Choppin có chất buồn ghê lắm..
..nốt nhạc có cái thanh thoát và nhẹ nhàng như ngồi hàng hiên buổi chiều, nhưng nghe buồn vời vợi, và con nhiều bài thì rất dữ dội ... .. ..

well,chắc tại nghe chưa phải bài rùi ..
Không phải chị nghe chưa phải bài đâu mà đúng là nghe nhạc Chopin buồn thật đấy. Ai cũng cảm thấy thế mà. Nhưng mà nhạc ông ấy giàu tính lãng mạn nên khi người ta buồn người ta nghe nhạc Chopin cảm thấy cuộc đời tươi sang trở lại cũng là điều dễ hiểu mà. À nhưng mà buồn quá có khi nghe nhạc Chopin lại buồn thêm.:D Tùy người thôi chị ạ !
Lê Minh Hoàn đã viết:
Nhạc piano ma Chopin soạn đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc. Mình thích nhất là nghe Valse, nhất la bản Valse số 1 (Grande Valse brillante in E flat major op.18). Mỗi khi buồn mình thương nghe bản nhạc này, và thế la cuộc đời lại tươi sáng trở lại!
Em cũng thích nghe Valse Chopin lắm. Nghe mãi mà không biết chán. Nhưng mà em vẫn thích nghe Nocturne hơn vì nó nhẹ nhàng hơn. Chứ một số bài Valse nghe vẫn hơi nặng nề.
 
Anh thích nhất vài Valse số 7, nghe câu đầu như một thằng lang thang trong khu vườn và không biết đi về đâu, sau đó hình như hút nốt điếu thuỗc rồi cắm cổ chạy sang một thế giới khác :D
 
Sáng nay ngồi buồn nghe Vanse của Strauss, thấy cuộc đời tươi đẹp quá. Nhân tiện viết luôn thêm một bài cảm nhận về Strauss vậy. Các bạn có nghe nhiều Strauss, đặc biệt là Johan Strauss ấy. Nghe nhạc của Johan Strauss ta cảm tưởng như có một dòng suối chảy bất tận, những phép đối vị nhịp ¾ của các bản Vanse và Polka xô tới người nghe dồn dập, lúc vội vã lúc khoan thai, chìm đắm bồng bềnh. Ông xứng đáng với danh hiệu: Vua của các điệu Vanse và Polka. Ai mới từng bước đầu nghe classic thì nghe Strauss là dễ nghe nhất (nếu ai đã từng xem nhiều phim Hề Saclo thì sẽ thấy họ lồng rất nhiều các giai điệu Vanse của Strauss). Gia đình của Johan Strause còn có thêm ông bố Strause và người anh trai F. Strauss, cả ba đều là những người sáng tác lỗi lạc, trong đó ngôi sao sáng nhất dòng họ Strauss là Johan Strauss. Nhiều người đã từng biết đến bản sông Đanuýp quen thuộc, bản Voices of Spring, rôi Hunting, Vienna blood và đặc biệt là bản Van hoàng đế.... Nhạc strauss nếu xét về tổng thể thì sự kết hợp thành chủ đề là khá rời rạc, nó chủ yếu chỉ gồm những bản giai điệu đối vị ngắn gắn kết với nhau, cho nên người ta thường chỉ nhớ đến những nét nhạc đẹp trong các câu riêng lẻ chứ không phải là thuộc lòng cả bản nhạc. Nghe nhạc Strauss chúng ta cảm nhận được nét đẹp thuần khiết, trong trẻo, hiện ra một thế giới toàn màu hồng với rất nhiều giai điệu đẹp. Có người kể rằng đương thời khi Strauss có cảm hứng viết ca khúc, nhiều khi ngươi ta thấy ông vội chạy đi tìm bút để ghi lại những giai điệu vừa nảy sinh, chúng đến một cách dồn dập và nhiều đến nỗi, Strauss không thể nào ghi kịp, ông không có đủ thời gian để chép lại tất cả giai điệu từ những phút sáng tạo ấy. Không dữ dội và mạnh mẽ như Beethoven, không trong trẻo và sâu lắng như Mozart, nhạc Strauss có người nghĩ rằng chỉ là để giải trí. Nhưng thực ra giá trị giải trí của nó đã được xem xét một cách nghiêm túc vì tính nghệ thuật rất cao đạt được trong mỗi tác phẩm. Đương thời nhạc Strauss rất được ưu chuộng vì giới quý tộc không chỉ phải đến nhà hát để thưởng thức nó mà họ còn có thể có những buổi khiêu vũ cùng với các bản Vanse của Strauss. Ông được tung hô ở mọi nơi nhưng cuối cùng chỉ phát biểu một câu: “tôi chỉ là hạt cát nhỏ bé trong biển cả âm nhạc”.
Ở hà nội hiện giờ thấy có bán 2 đĩa collection là hay nhất, toàn bài đỉnh. Hoặc không các bạn có thể mua một đĩa MP3 the collection of classic chỉ có 10.000đ mà được nghe tận gần 200 bài cổ điển, trong đó có cả nhạc của Johan Strauss.
 
Rỗi rãi buồn anh em ta đàm đạo tí nhạc cái nhẩy:
Có lúc nào đó, chúng ta đã từng tự đặt câu hỏi: Ai là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân loại?
Bất cứ ai nghe nhạc cổ điển, đều chọn cho mình một cái gu riêng, và với cái gu đó, nhạc sĩ mình yêu mến là vĩ đại nhất. So sánh giữa các nhạc si với nhau quả là khó, và ai thích ai hơn thì lại càng khác nhau giữa từng người. Tuy không thể có một đánh giá chính xác cho từng người, vì mỗi người nghe sẽ có một sự cảm nhận khác nhau. Tuy nhiên, nếu lấy một ý kiến chung của mọi người, dựa trên số luợng tác phẩm đóng góp cho nhân loại, tính đến độ "khủng" của các nhạc sỹ, thì không thể không nhắc tới bốn vị đại gia vĩ đại trong làng cổ điển, có thể gọi là 4 tứ trụ của classic. Thiếu 4 tứ trụ này, nhạc classic dường như chả còn gì, đó là Bach, Mozart, Beethoven và Traicopxki.
Khối lượng tác phẩm của 4 vị đại gia trên thật là đồ sộ. Ý nghĩa đóng góp (về lượng và chất) của 4 nhạc sỹ này vượt qua và gấp nhiều lần tất cả các nhạc sỹ khác. Nếu để cho điểm, dựa trên đánh giá của nhiều người, dựa trên đóng góp của mỗi nhạc sỹ, thì Mozart và Beethoven xứng đáng với điểm 10, Bach và Traicopxki điểm 9. Tất cả các nhạc sỹ còn lại đều không quá được điểm 6.
Nhạc của Bach là loại nhạc phức tạp, nó dựa trên kết cấu hòa thanh chặt chẽ. Chính vì vậy để chơi được nhạc của ông, đặc biệt là chơi để ra được đúng "chất nhạc Bach" lại càng khó nữa. Chính vì sự chặt chẽ của nó mà nhiều người mới đầu cảm thấy khó nghe và cho răng nó khô cứng. Nhưng thực ra nghe kỹ vẻ đẹp nó mới toát lên dần dần, các kết câu chặt chẽ thể hiện một tư duy cao độ, khiến người nghe cứ từ từ mà khám phá. Nhạc Bach giống nhạc Chopin ở chỗ: thoạt đầu nghe bài nào cũng giống bài nào, nhưng thực ra chả bài nào giống bài nào. Bach cũng có công rất lớn trong việc khai phá, mở đầu cho kỷ nguyên nhạc cổ điển, chính ông đã sắp xếp các phím nhạc 12 cung, nền tảng cơ bản cho việc chế tạo đàn piano sau này
Bất cứ ai nghe nhạc Mozart đều biết được sơ qua về tiểu sử thần đồng của ông, và đã có không biết bao nhiêu câu chuyện thêu dệt về con người này. Mozart xứng đáng với cách ví von: Tinh cầu chói sáng. Để đạt tới cái đẹp nhất của âm nhạc thì chỉ có Mozart. Mozart được ví như Maradona trong âm nhạc vậy. Một tài năng tỏa sáng chói lòa rồi tắt sớm (chúng ta đều biết rằng Mozart và Chopin đều không sống quá 36 tuổi). Nhạc của Mozart thật đồ sộ với hơn 600 tác phẩm lớn nhỏ. Trong tất cả tác phẩm của ông đều ánh lên vẻ đẹp trong trẻo, một vẻ hồn nhiên tuơi sáng xuyên suốt. Tư duy nhạc của Mozart đã vượt thời đại và nó luôn được khám phá một cách mới mẻ. Đáng buồn là đương thời Mozart chỉ được biết đến như một cậu bé thần đồng chơi nhạc, về cuối đời ngưòi ta lãng quên ông, Mozart đã sống trong cảnh túng thiếu cho đến lúc chết ở tuổi 36, được chôn ở một nghĩa địa dành cho nguời nghèo và cho đến nay vẫn chưa ai biết được chính xác mộ ông nằm ở đâu.
Với nhạc Beethoven, thời trẻ không ai là không say đắm chất nhạc nóng bỏng và bốc lửa của ông. Ông có nhiều tác phẩm mang tính ca ngợi, có tính hùng tráng và đồ sộ. Đóng góp của Beethoven cho nhạc cổ điển là rất lớn lao. Ông là người xuất sắc nhất trong thể loại giao hưởng. Nếu nghe giao hưởng thì nên nghe Bet. Cả 9 bản symphony của ông phần lớn đều hay, trong đó đáng kể là bản 3,5,6,9. Nhạc của Bet là nhạc chuyển giao giữa thời kỳ cổ điến sang thời kỳ mới, thời kỳ lãng mạn. Đương thời, Beethoven khi còn là một cậu bé rất thích và khâm phục nhạc của Mozart (thời này ít ai hiều được giá trị nhạc của Mozart), và lịch sử nhận loại đã từng biết đến cuộc gặp gỡ lịch sử giữa 2 nhà nhạc sỹ vĩ đại, Bet đã từng tới gặp Mozart một lần khi Mozart đang viết vở nhạc kịch Đông Gioăng, và có ý nhận Mozart làm thầy, nhưng vì nhiều lý do cuộc gặp chỉ xảy ra ngắn ngủi trong vòng 1 tuần....
(còn tiếp)
Bạn nào có mẩu chuyện nào hay thì kể tiếp nhá. tớ đi ăn cơm cái
 
Back
Bên trên