Classical music (Ngo Van Sang)

Bùi Lê Chi
(metalrocker)

Ban quản lý diễn đàn<br><a href="http://www.hn-ams
Không biết ở Ams có ai hay nghe và thích nhạc cổ điển không nhỉ? Tôi rất mong được cùng thảo luận về thể loại nhạc này trong H.A.O.
_________________
\" I'm the one who want to be with you. Deep inside I hope you feel it too...\" (Ngo Van Sang)
 
Bài của Hoang Phuong Hanh :

Chao ban
Toi la nguoi thich nhac co dien, thich danh dan Piano. NHung nhieu luc toi cam thay minh khong co nhieu kien thuc co ban ve nhac co dien de ban luan ve loai nhac nay. MOng co dip duoc hoc hoi tu cac ban.
Dang Thai Son hien dang song o Montreal va co mot vai lan bieu dien. O cho toi o moi nguoi ham mo nhac co dien mot cach ghe gom. Tham chi co ca nhung chuong trinh giao duc nhac co dien cho tre con hoc lop mot.
Toi rat thich cac Da khuc cua Sopanh , co mot vai lan tap qua mot vai ban nhung rat kho the hien vi giai dieu, be , phoi am rat phuc tap va het suc tinh te. Cang tap nhac cua Sopanh cang cam thay rang minh con non not, con tho so, xu xi nhu mot khuc go chua duoc deo got, cang cam thay con lau minh moi truong thanh. Dac biet la danh nhac cua Sopanh luc ban ngay thay khac ma ban dem thay khac. Ban ngay, cung mot ban nhac ay nhung thay trong long em ai , duong nhu moi xo bo cua doi thuong tan bien dau mat, nhung neu danh ban nhac do vao ban dem thi thay nho nha mot cach da diet, thay am anh boi nhung ky niem xa xua, nhieu khi thay run ray boi nhung xuc cam khong noi len loi.
Dao Dang Thai Son biet dien o nha hat lon minh co di nghe. KHi ay minh con be lam nhung vi cac nha di , di ca 3 dem nen minh cung di 3 dem. Minh nho la dem thu nhat minh vua nghe thay nhac la ngu, khong biet troi dat la gi ca. Den dem thu hai thi ngoi nghe lac lu, den dem thu 3 thi minh nho la ngoi nghe ha hoc mom . Tu do yeu nhac Sopanh.
Thu that la nhieu luc chang hieu gi lam, chi cam thay bi cuon hut nhu thoi mien thoi. KHo dien ta thanh loi.
 
Bài của Ngo Van Sang :

Đọc bài viết của chị, em cảm thấy xấu hổ bởi vì kiến thức về nhạc cổ điển quá hạn hẹp của mình. Em chưa nghe nhiều nhạc của Chopin, em lại cũng không biết chơi nhạc, nên em thấy rất vui khi được biết những cảm xúc của chị. Em thì từ trước đến nay chỉ nghe nhiều nhạc của Beethoven vì bố em là người rất thích nhạc của Beet. Hồi nhỏ, em nhớ cứ đến bữa ăn tối là bố em lại bật giao hưởng. Lúc đầu em nghe thấy buồn ngủ, giống y như chị, rồi dần dần thì thấy hay và thích Beet từ lúc nào cũng chẳng rõ. Em thấy là hình như nếu mình chịu khó tìm hiểu về lịch sử bản nhạc, hoàn cảnh sáng tác, và nếu có được kiến thức về âm nhạc như chị chẳng hạn thì sẽ dễ cảm nhận hơn. Có gì xin được chị chỉ bảo thêm.
_________________
\" I'm the one who want to be with you. Deep inside I hope you feel it too...\"
 
Bài của Bùi Linh Ngân :


Tôi phải công nhận những lúc cần sự yên tĩnh thì không gì bằng nghe nhạc cổ điển. Tôi thích nhạc của Vivaldi và Beethoven. Nhạc của Bach khá là hay. Nhưng mà bản mà tôi thích nhất vẫn là :"Carmen". Tuyệt hay. Có lẽ do tôi thích những tiếng nhạc vui vẻ nên Carmen hợp với tôi hơn cả. Dù sao thì nhạc cổ điển vẫn là loại nhạc không thể thiếu đối với tôi, đôi khi còn quan trọng hơn cả Rock đối với tôi.

Mà mọi người ơi, TV station của VN lấy Bản "bốn mùa" của Vivaldi làm nhạc nền đấy.
_________________
ROCK, it's what we're all about,it's what we live for, c'mon and shout it out
 
Bài của Ngo Van Sang :

Đúng đấy, chương trình thời tiết lấy một đoạn trong chương Mùa xuân của giao hưởng bốn mùa. Ngân cũng thích nghe Carmen à? Ngoài Carmen không biết Bizet có còn tác phẩm nào nổi tiếng nữa không nhỉ?
_________________
\" I'm the one who want to be with you. Deep inside I hope you feel it too...\"
 
Bài của Bùi Linh Ngân :

Carmen làm lu mờ tất cả những bản nhạc khác của Bizet.
_________________
ROCK, it's what we're all about,it's what we live for, c'mon and shout it out
 
Bài của Phan Thu Hà :

Ôi chao, cảm ơn Sáng hết sức vì đã mở đầu cái post này. Tớ cũng mê nhạc cổ điển lắm, dù rằng cũng chẳng có kiến thức gì, mà cũng không nghe một cách hệ thống. Carmen thì tớ cũng mê mẩn, mấy năm rồi. Nghe liên tục mà lần nào cũng bị cuốn hút, cũng thấy hào hứng vô cùng. Bạn thân của tớ mê nhạc cổ điển kinh khủng, nên mình cũng bị "lây". Đúng là vào ban đem, nếu được ở một mình mà nghe nhạc thì không còn gì bằng. Tớ rất thích piano và violin. Những người trẻ tuổi bây giờ cũng nghe nhạc cổ điển khá nhiều. Tất nhiên là không nhiều như nghe pop, nhưng đôi khi gặp được những người có tâm huyết thì sung sướng vô cùng. Ở Hà Nội có cafe Nhạc Tranh hay tổ chức các buổi hoà nhạc cổ điển. Hồi trước chỉ có ghita cổ điển thôi, bây giờ có thêm violin nữa. Vì nghe violin khó hơn và cũng ít người nghe hơn nên cũng không đơn giản để nuôi được chương trình. Tuy thế, anh Sơn chủ quán đó là một người vô cùng có tâm huyết. Hy vọng mọi người sẽ nói chuyện nhiều hơn nữa về chủ để này. Còn ai nghe nhạc cổ điển nữa không ạ, lên tiếng đi nào!!!
_________________
Is it love, that I'm feeling?
 
Bài của Ngo Van Sang:

Nghe violon sao lai kho hon nhi? That ra nghe am thanh du duong cua violon toi lai thich hon am thanh piano. Cac ban thu nghe Concerto pour violon cua Beethoven xem.
_________________
\" I'm the one who want to be with you. Deep inside I hope you feel it too...\"
 
Bài của Bùi Linh Ngân :


Violon có tiếng thật là hay, êm dịu. Tuy nhiên tôi không thích Vanessa Mae lắm. Style của cô ta mang nhiều phong cách hiện đại quá. Dù sao thì có lẽ người chơi Piano được biết đến nhiều nhất là Richard Clayderman (không biết viết có đúng không). Tôi thích Bach nhất. Nhạc của Chopin thì không hợp tai tôi lắm.
_________________
ROCK, it's what we're all about,it's what we live for, c'mon and shout it out
 
CHU THUC HIEN đã viết:
Classical khac Instrumental o diem nao vay?:confused:

Chưa từng bao giờ đọc một định nghĩa chính xác và cụ thể. Không hiểu bạn định so sánh theo khía cạnh nào?
 
Anh Sáng và anh Chi đang tái tạo lại cái board nhạc cổ điển ở forum cũ đấy à? Hay quá đi thôi ! Xin góp ý kiến luôn.
1/ Bài của Linh Ngân trước đây:
Violon có tiếng thật là hay, êm dịu. Tuy nhiên tôi không thích Vanessa Mae lắm. Style của cô ta mang nhiều phong cách hiện đại quá. Dù sao thì có lẽ người chơi Piano được biết đến nhiều nhất là Richard Clayderman (không biết viết có đúng không)
Vanessa Mae mang phong cách hiện đại quá nhiều không thể được coi là chơi nhạc cổ điển.
Tôi không cho rằng Richard là một nghệ sĩ tầm cỡ thế giới.Những bản nhạc Clayderman chơi có chút gì đó đã hòa lẫn với pop.Nhưng có một điều đáng buôn rằng, rất ít nghệ sĩ chơi piano được biết đến. Nhưng tôi để ý thấy rằng có những người còn không biết Richard là ai mặc dù họ có nghe nhạc cổ điển.
2/ Nói qua một chút về Carmen của Bizet. Phải nói rằng đó là một tác phẩm tuyệt vời. Em đã được nghe Carmen từ khi còn bé tí ti cơ.Âm hưởng của Carmen không dễ gì để người ta nghe xong rồi lại quên đi. Lúc thì hoàng tráng, lúc thì dịu dang êm ái, lúc thì gay gắt... Ấn tượng nhất là bản "Habanera"( một phần nhỏ của bản Carmen). Hình như bản Carmen có lịch sử của nó. Khá hay ! Ai biết thì kể cho em nghe với ! Em đã được nghe nói nhưng không được đầy đủ cho lắm.
Theo em được biết, ngoài Carmen, Bizet còn một số bản nữa ví dụ như là "L' Arlesiennre"(không biết có đúng không). Nhưng những bản đó hơi khó nghe và không dễ đi vào lòng người như Carmen.
3/ Bây giờ nói đến tiếng đàn Violin và Piano. Mỗi tiếng đàn đưa đến cho người nghe một cảm xúc khác nhau nhưng em nghĩ đều này còn tùy thuộc vào người chơi nhạc. Thường thì tiếng đàn violin dễ đi vào lòng người hơn bởi sự du dương, êm ái của nó. Ai đã từng nghe Niccolo Paganini thì biết rồi đấy. Ông chơi đàn hay như vậy thì hỏi xem có ai mà không xúc động cơ chứ? Giống như người ta bảo "bóng đá là môn thể thao vua" thì violin chính là vua trong tất cả các loại nhạc cụ âm nhạc. Bản thân em là một người chơi piano nhưng có khi em lại thích violin hơn. Nhất là khi piano và violin cùng hòa tấu. Khi ấy dường như những gì tinh túy của nhạc cổ điển đạt đến đỉnh cao của nó.
 
Nguyễn Anh Tôn đã viết:
Anh Sáng và anh Chi đang tái tạo lại cái board nhạc cổ điển ở forum cũ đấy à? Hay quá đi thôi ! Xin góp ý kiến luôn.
1/ Bài của Linh Ngân trước đây:

Vanessa Mae mang phong cách hiện đại quá nhiều không thể được coi là chơi nhạc cổ điển.
Tôi không cho rằng Richard là một nghệ sĩ tầm cỡ thế giới.Những bản nhạc Clayderman chơi có chút gì đó đã hòa lẫn với pop.Nhưng có một điều đáng buôn rằng, rất ít nghệ sĩ chơi piano được biết đến. Nhưng tôi để ý thấy rằng có những người còn không biết Richard là ai mặc dù họ có nghe nhạc cổ điển.
2/ Nói qua một chút về Carmen của Bizet. Phải nói rằng đó là một tác phẩm tuyệt vời. Em đã được nghe Carmen từ khi còn bé tí ti cơ.Âm hưởng của Carmen không dễ gì để người ta nghe xong rồi lại quên đi. Lúc thì hoàng tráng, lúc thì dịu dang êm ái, lúc thì gay gắt... Ấn tượng nhất là bản "Habanera"( một phần nhỏ của bản Carmen). Hình như bản Carmen có lịch sử của nó. Khá hay ! Ai biết thì kể cho em nghe với ! Em đã được nghe nói nhưng không được đầy đủ cho lắm.
Theo em được biết, ngoài Carmen, Bizet còn một số bản nữa ví dụ như là "L' Arlesiennre"(không biết có đúng không). Nhưng những bản đó hơi khó nghe và không dễ đi vào lòng người như Carmen.
3/ Bây giờ nói đến tiếng đàn Violin và Piano. Mỗi tiếng đàn đưa đến cho người nghe một cảm xúc khác nhau nhưng em nghĩ đều này còn tùy thuộc vào người chơi nhạc. Thường thì tiếng đàn violin dễ đi vào lòng người hơn bởi sự du dương, êm ái của nó. Ai đã từng nghe Niccolo Paganini thì biết rồi đấy. Ông chơi đàn hay như vậy thì hỏi xem có ai mà không xúc động cơ chứ? Giống như người ta bảo "bóng đá là môn thể thao vua" thì violin chính là vua trong tất cả các loại nhạc cụ âm nhạc. Bản thân em là một người chơi piano nhưng có khi em lại thích violin hơn. Nhất là khi piano và violin cùng hòa tấu. Khi ấy dường như những gì tinh túy của nhạc cổ điển đạt đến đỉnh cao của nó.

Về Bizet thì đây cũng chẳng phải là một nhân vật quá nổi tiếng. Ông ta không quá nổi tiếng ngay cả ở Pháp. Ngoài Carmen đúng là một đỉnh cao thì ông này cũng còn có một bản giao hưởng nghe được. Nhưng nói chung là chẳng gây được ấn tượng gì.
Paganini thì khỏi phải nói rồi. Bọn ghen ghét ông cắt đứt dây đàn violon của ông, chỉ để lại có một dây mà ông vẫn biểu diễn được thì còn gì để nói nữa đây?
Tôi cũng thích nghe violon hơn piano. Thực ra trong một dàn giao hưởng thì violon cũng như anh em của nó (viola, violoncelle, contrebass) là những nhạc cụ giữ vai trò chủ yếu. Thỉnh thoảng mới có một tác phẩm có sự tham gia của piano (như các concertos viết cho piano hòa tấu cùng dàn nhạc, ...).
Tiếng violon nghe vô cùng da diết, nhưng cũng có thể đầy sự hào hùng, hoành tráng. Nếu bạn nghe serenade của Schubert bạn sẽ có cảm giác như bạn đang đắm mình trong hoàng hôn cạnh một bờ hồ vắng chờ người yêu :) bởi những tri thức khác của bạn sẽ bị tiếng nhạc reo rắt, tha thiết cuốn bay đi hết. Còn nếu bạn nghe violin sonata "Spring" của Beethoven thì dù bạn đang ở vào giữa mùa đông, bạn vẫn sẽ như cảm giác được cái ấm áp, vui vẻ của mùa xuân dường như đang tràn về.
Nếu bạn chưa từng nghe nhạc cổ điển, hãy thử nghe một lần, bạn sẽ tìm thấy ở đó một thế giới tràn đầy sắc màu âm nhạc, có đủ cả sự mạnh mẽ của rock, sự nhẹ nhàng của pop, cả giai điệu vui vẻ của những bài dân ca nữa. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người chơi nhạc, thì việc bắt đầu nghe dưới sự chỉ điểm của một người sành nhạc cổ điển sẽ giúp bạn dễ khám phá hơn những điều kỳ diệu, và sẽ tránh cho bạn sự chán nản giữa chừng khi bạn cảm thấy dường như nhạc cổ điển "hàn lâm" quá, "khó hiểu" quá.
Bon courage.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đề nghị các ngài nếu nói cần nói rõ hơn nữa về nhạc cổ điển. Vì sao nó hay, hay ở điểm nào. Điểm nhìn mỹ học của tác giả nằm ở đâu. Không nên miêu tả chung chung rằng nó hay nó đẹp, tôi thích nghe loại này, tôi thích nghe loại kia.

Nghe các vị nói mà tôi phải đóng cửa đi vào WC sớm. Quanh đi quẩn lại lượn lên lượn xuống du côn du kề vẫn chỉ vài ba mống: Beethoven, Chopin, Bizet ...Thế có nghĩa là các vị nghe qua tai người khác. Xin hỏi các vị các vị biết gì về âm nhạc các thế kỷ 12, 13, 14, 15 những Pérotin, Dufey rồi Guillaume de Bachaut... Còn âm nhạc hiện đại thí sao, nền âm nhạc sau Richard Wagner (tiện đây xin nói thêm chả thấy mống nào chịu hạ mình đưa một lời cho Wagner). Trường phái ấn tượng với Claude Debussy. Nhạc 12 âm của Arnold Schonberg. Igor Stravinsky với câu nói đầy tai tiếng của ông: Âm nhạc không có tác dụng biểu hiện tình cảm. Rồi nhà tân cổ điển Richard Strauss. Tạm ngừng ở đây không các vị lại bảo là khoe kiến thức.

Các vị nói cứ như những cụ nhạc sĩ đắc đạo. Thực tình nghe rất sến. Marie sến. Các vị nói đến mùa xuân đang tràn về, rồi thế giới tràn đầy âm sắc, rồi tiếng violon êm dịu. Thưa các vị thế là các vị đã chính thức khai tử cho ông nhạc sĩ xấu số các vị vừa nghe, một cái chết thứ hai. Nghe các vị nói tiếp chắc tôi hộc máu mà chết.

Theo tôi chúng ta cứ nói thẳng: từ bé không học nhạc giờ không nghe được. Nếu bạn ta có tặng ta một đĩa nhạc thì cứ xin mời anh vào sọt rác. Thôi ta lại cứ về với mấy thứ pop, rock mà gào rú cho sướng.

Tôi xin hỏi các ngài các ngài có đủ sức chịu đựng sự lố bịch của các ngài không ?
 
Pham Cong Thien đã viết:
Đề nghị các ngài nếu nói cần nói rõ hơn nữa về nhạc cổ điển. Vì sao nó hay, hay ở điểm nào. Điểm nhìn mỹ học của tác giả nằm ở đâu. Không nên miêu tả chung chung rằng nó hay nó đẹp, tôi thích nghe loại này, tôi thích nghe loại kia.

Nghe các vị nói mà tôi phải đóng cửa đi vào WC sớm. Quanh đi quẩn lại lượn lên lượn xuống du côn du kề vẫn chỉ vài ba mống: Beethoven, Chopin, Bizet ...Thế có nghĩa là các vị nghe qua tai người khác. Xin hỏi các vị các vị biết gì về âm nhạc các thế kỷ 12, 13, 14, 15 những Pérotin, Dufey rồi Guillaume de Bachaut... Còn âm nhạc hiện đại thí sao, nền âm nhạc sau Richard Wagner (tiện đây xin nói thêm chả thấy mống nào chịu hạ mình đưa một lời cho Wagner). Trường phái ấn tượng với Claude Debussy. Nhạc 12 âm của Arnold Schonberg. Igor Stravinsky với câu nói đầy tai tiếng của ông: Âm nhạc không có tác dụng biểu hiện tình cảm. Rồi nhà tân cổ điển Richard Strauss. Tạm ngừng ở đây không các vị lại bảo là khoe kiến thức.

Các vị nói cứ như những cụ nhạc sĩ đắc đạo. Thực tình nghe rất sến. Marie sến. Các vị nói đến mùa xuân đang tràn về, rồi thế giới tràn đầy âm sắc, rồi tiếng violon êm dịu. Thưa các vị thế là các vị đã chính thức khai tử cho ông nhạc sĩ xấu số các vị vừa nghe, một cái chết thứ hai. Nghe các vị nói tiếp chắc tôi hộc máu mà chết.

Theo tôi chúng ta cứ nói thẳng: từ bé không học nhạc giờ không nghe được. Nếu bạn ta có tặng ta một đĩa nhạc thì cứ xin mời anh vào sọt rác. Thôi ta lại cứ về với mấy thứ pop, rock mà gào rú cho sướng.

Tôi xin hỏi các ngài các ngài có đủ sức chịu đựng sự lố bịch của các ngài không ?

Tùy bạn thôi, bạn có quyền nói cái mà bạn thích. Tất nhiên, tôi cũng có thể nói rằng sau khi đọc xong bài của bạn, tôi muốn chui vào toilette. Nhưng tôi không muốn nói như thế.
Mỗi người có quyền yêu thích và thưởng thức âm nhạc theo cách mà họ muốn. Bạn cho rằng bạn có nhiều kiến thức, những người khác là sến, đấy là quan điểm của bạn, thế giới quan của bạn. Nên nhớ rằng không phải ai cũng có điều kiện được tiếp xúc một vấn đề nào đó một cách hệ thống, chính quy. Tôi nghe nhạc cổ điển, trong khi tôi chẳng hiểu gì nhiều về nhạc lý cả. Cái tôi có chỉ hoàn toàn là những cảm nhận và kinh nghiệm cá nhân.
Phân tích tiếp nhé. Bạn nói là những người ở đây chỉ là nhại lại lời của một số người khác nữa, suy ra cần phải có ý kiên của riêng mình chứ gì? Vậy tôi hỏi bạn, việc bạn đang định lôi một lô những thông tin về các trường phái, các thời kỳ phát triển của nhạc cổ điển có phải là bạn đang nhại lại lời người khác không?
Tôi chỉ hỏi bạn một câu thôi: bạn nghe nhạc cổ điển được bao lâu rồi? Nghe được nhạc của những ai rồi, và cảm nghĩ của bạn thế nào?
Nên nhớ rằng đến với một cái gì đó trước hết phải bằng sự say mê. Kiến thức hả, bạn có thể search trên net, hoặc vào thư viện, bạn sẽ chẳng thiếu cái gì đâu. Còn cảm xúc hả? Nếu bạn chỉ chăm chăm muốn biết nhạc cổ điển là gì, Debussy là ai, mỗi thời kỳ có những ông nào, viết được tác phẩm gì, ... mà bạn không chịu nghe, và để cho chính bản thân bạn kiểm chứng thì nói thật với bạn, trước sau bạn cũng sẽ chỉ có thể trở thành một người phê bình âm nhạc, mà sự phê bình thường nhiều hơn sự đóng góp chứ chẳng bao giờ thành người yêu nhạc thức sự đâu.
Cuối cùng, nếu bạn muốn khoe kiến thức, hoặc muốn khoe rằng bạn giỏi tìm thông tin, thì bạn không cần trở lại mục này nữa. Nếu bạn muốn thể hiện, đọ xem ai am hiểu hơn, tôi sẵn sàng tiếp chuyện bạn, nhưng không phải ở đây. Đây là dành cho những ngưỡi thích nghe nhạc, chứ không dành cho những ngưỡi nghĩ rằng mình sành âm nhạc.
Bon, chào bạn.
 
Strongly agree ! :cool:
Em cũng cho rằng đây là nơi dành cho những người thích nghe nhạc và mình nói về những bản nhạc, những giai điệu mà mình yêu thích. Không nói về cái đấy thì biết nói về cái gì đây. Phần lớn tất cả những con người ở đây không am hiểu lắm về lý thuyết âm nhạc cổ điển vì vậy nếu bàn luận ở đây về nhạc lý, trường phái nọ trường phái kia thì rất có thể cái topic này sẽ trở nên nhàm chán.
Nếu quả thực anh Cong Thien cho rằng mình sành nhạc cổ điển thì thử nói vài lời về bản "Clair de lune" đi. Bản nhạc nổi tiếng của Claude Debussy đấy. Thử xem cảm nhận của ông anh như thế nào mà sao nói về các trường phái có vẻ ghê thế.
Thực ra, người ta yêu nhạc không nhất thiết phải tìm hiểu qua sâu về thứ âm nhạc đó. Một người nào đó bảo rằng mình thích pop, lại có người bảo rằng mình thích rock... Thế thì họ thich là vì sao? Họ thích là vì họ nghe thấy thích, họ cảm thấy mình phù hợp với thể loại nhạc đó. Nếu nói như kiểu ông anh Cong Thien:
Vì sao nó hay, hay ở điểm nào. Điểm nhìn mỹ học của tác giả nằm ở đâu. Không nên miêu tả chung chung rằng nó hay nó đẹp, tôi thích nghe loại này, tôi thích nghe loại kia.
Quả thực là nghe rất sến. Marie sến. Có đúng như thế không hả ông anh?
Nói thật nhé, nếu ông anh thực sự am hiểu về nhạc cổ điển sao không viết một bài về lý thuyết âm nhạc cổ điển lên đây đi. Trái lại ông anh lại đi nhận xét về cái topic này phải chăng không có một chút am hiểu gì nên chỉ dám viết đến đây là dừng? Theo em thì chúng ta có gì cứ post bài lên đây chứ nói xuông như ông anh thì ai chẳng nói được.
Theo tôi chúng ta cứ nói thẳng: từ bé không học nhạc giờ không nghe được. Nếu bạn ta có tặng ta một đĩa nhạc thì cứ xin mời anh vào sọt rác.
Lại nói sai nữa. Em không hiểu ông anh định nói về nhạc gì nhưng em đây là topic về nhạc cổ điển nên em sẽ nói về nhạc cổ điển. Cần gì từ bé phải học nhạc mới nghe được nhạc cổ điển. Có rất nhiều người khi còn là thanh niên rất thích nghe pop, rock,...nhưng khi đã đứng tuổi lại thích cái gì nó nhẹ nhàng hơn để giải trí và họ đã tìm đến với nhạc cổ điển. Như vậy chẳng phải là không học nhạc mà vẫn nghe được nhạc đó sao. Tiếp nhé, trẻ con có nhiều đứa từ bé được bố mẹ cho nghe nhạc cổ điển và nó đã quen với thứ nhạc bác học đó khi lớn lên phần lớn là vẫn nghiền nhạc cổ điển và không thể nghe nổi nhạc pop, rock... vì chúng đã ưa sự nhẹ nhàng từ khi còn bé. Thế không phải là từ bé không học nhạc mà vẫn nghe được đó còn gì.
Cuối cùng xin nói như anh Sáng:
Mỗi người có quyền yêu thích và thưởng thức âm nhạc theo cách mà họ muốn
Em cũng tôn trọng ông anh Cong Thien thôi nếu quả thực ông anh yêu nhạc bằng cái cách nghiên cứu trường phái nọ trường phái kia hay nói chung là nhạc lý. Nhưng xin nói thêm rằng nghiên cứu nhiều về nó quá ông anh sẽ không có cái cảm nhận âm nhạc như những người yêu nhạc cổ điển khác đâu.
Kết thúc bài viết xin hỏi ông anh Cong Thien một câu: nếu quả thực ông anh thích nhạc cổ điển thì ông anh thưởng thức nó theo cách gì? Thưởng thức một cách cứng nhắc qua những hiểu biết về nó à?
 
Bài của Tong Minh Tuan:


Mọi người ở đây có ai nghe nhiều Strauss không? Nhạc ông này dễ nghe vì nó là nhạc nhảy Dance chủ yếu nhưng được hắn đưa lên tầm nghệ thuật đỉnh cao. Nhạc của strauss có thể nói là trữ tình đắm say nhất, nghe phiêu linh từ đầu đến cuối, nét nhạc dồn dập nhau, ý tưởng và giai điệu thì rất phong phú. Mọi người nếu ai lung được đĩa Vol1 và Vol2 của Strauss thì hay lắm đấy, vì trong đó có rất nhiều bài Polka và Vanse tiêu biểu, đảm bảo nghe không phê không lấy tiền. Bạn nào mà cảm thấy khó nghe với Classic thì nên nghe Strauss trước.
 
Thú thực là khi nghe các tác phẩm của một số tác giả thời kỳ cận, hiện đại, tôi vẫn chưa cảm thấy thích. Có lẽ tính trừu tượng cao quá. Tôi vẫn thích nghe nhạc thời kỳ hậu cổ điển - tiền lãng mạn (Beethoven, Schubert, Strauss, Dvorak, ...). Tôi cảm thấy nhạc thời kỳ này đơn giản và dễ cảm nhận.
Không biết có bạn nào hay nghe các tác phẩm của giai đoạn hiện đại thì phát biểu một vài cảm nghĩ với mọi người nhỉ?
 
Dung la nghe cac the loai classic tien co dien tu giai doan Bach va Vivadi den het thoi lang man la con de nghe, chu con cai thoi gan day nghe thu may ong tac gia cua Nga kinh qua, cha hieu gi...
 
Back
Bên trên