Chiến sự

Anh Linh có nhầm thời gian không ạ? 1940 là chiến tranh thế giới 2 chứ không phải Đông Du. Trong những người làm tay sai cho Nhật, bóc lột dân Việt Nam dẫn tới nạn đói chết người, em chả thấy có ai chí khí.

Á la hăm đú li là ít thờ na ta lít min lờ a khắc ráp li lơ ít sờ lăm lớ i lớ ha i al la. Tở má ba cu li nỏ vít ra tín A nam hả :p (hungmk học tiếng Ả Rập :)) )
 
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Anh Linh có nhầm thời gian không ạ? 1940 là chiến tranh thế giới 2 chứ không phải Đông Du. Trong những người làm tay sai cho Nhật, bóc lột dân Việt Nam dẫn tới nạn đói chết người, em chả thấy có ai chí khí.

Anh đang nói về thời kỳ Đệ nhị Thế chiến, có nhiều nhân sĩ của chính phủ Trần Trọng Kim bị coi là tay sai cho Nhật, Việt gian... (ko biết có phải em định ám chỉ vụ này ko?)

L.
 
Ngòai lề nhưng nên nói:p

Em không ám chỉ vụ này vì chính phủ Trần Trọng Kim tương đối chính nghĩa (chỉ tội không có sức lực thôi) Ngoài ra, chính phủ của Trần Trọng Kim đã biết trước được thất bại của quân Nhật và chuẩn bị chiến lược thương thảo đòi độc lập Việt Nam từ tay Pháp. Chính phủ này không phải là chính phủ chạy theo kẻ thắng :) Thôi, không khen Trần Trọng Kim nhiều nữa không lại bị hiểu lầm :p

Dẫu sao chính phủ này không có tí quân lực hay sức mạnh chính trị, kinh tế gì cả, sụp đổ cũng không có khả năng kêu ca gì nhiều Đảng Cộng Sản với Chủ tịch Hồ Chí Minh lên nắm quyền được ủng hộ của triệu triệu nhân dân. Khi chưa là chính phủ cầm quyên, Đảng đã biết đắc nhân tâm, cứu rỗi dân trong nạn đói, biết thiết lập quan hệ với dân nghèo, đổ máu đòi công bằng cho xã hội Việt Nam. Chưa cần đánh giặc Pháp lợn và Mĩ lợn. Đảng ta đã có hào khí chính nghĩa từ trong trứng rồi :D

Còn về những người em nói đến ở đây là thể loại bán nước cầu vinh, chạy theo kẻ thắng. Còn kẻ nào thì thôi, không nên chỉ mặt :p
 
Bây h thì thế chứ kể cả khi WWIII thì các bác nhà mình cũng chỉ hô hào vo ve thôi. Như bọn Malaysia nó chẳng tuyên bố gì gửi luôn 1 nghìn em cảm tử kamikaze sang chung vui. So sánh thì bảo khập khiễng nhưng có bao h tiếng nói Việt Nam có trọng lượng, chả thay đổi được đek jề, chẳng khác j một nước trung lập, chỉ có cái khác là mình vô duyên hơn các nước trung lập khác thôi.

Ngay cả cái việc sơ tán 100 người từ Lebanon về VN, cũng có cái vô lý. Cái lúc đi làm giàu thì giấu giấu giếm giếm. Đến lúc sắp chết thì lại đòi nhà nước lai về. Chết thì chẳng ai nói, đằng này về cứ bảo chẳng lấy được tiền. Đến là bó tay =.=''

Động thái nhẩn nha của US & FR:

05 Tháng 8 2006 - Cập nhật 19h49 GMT
Pháp Mỹ nhất trí dự thảo nghị quyết HĐBA


UN hy vọng nghị quyết của HĐBA sẽ giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Lebanon
Pháp và Hoa Kỳ đã đạt được thoả thuận về ngôn từ dùng trong nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, kêu gọi chấm dứt giao tranh tại Israel và Lebanon.

Sau nhiều tuần bất đồng sâu sắc và rơi vào thế bế tắc, thì nay, Pháp cùng Hoa Kỳ đã có chung tiếng nói.

Tổng thống Chirac và Tổng thống Bush, thông qua các vị đại sứ của mình tại Liên Hợp Quốc, đã giải quyết được mối bất đồng trong chuyện chọn chính xác từ ngữ để kêu gọi chấm dứt giao tranh ngay lập tức, cùng nghĩa vụ của tất cả các bên để tiến tới một biện pháp giải quyết toàn diện.

Chi tiết chính xác vẫn chưa được công bố, nhưng lời lẽ mà Hoa Kỳ và Pháp đã đồng ý với nhau nay sẽ được đưa trước toàn thể Hội Đồng Bảo An, chuẩn bị có phiên họp đặc biệt để tham vấn tình hình.

Nếu bản dự thảo của Pháp và Hoa Kỳ được toàn bộ hay đa số trong tổng số 15 thành viên Hội Đồng, thì dự kiến, việc biểu quyết sẽ được thực hiện trong vài ngày tới.

Ngoại trưởng các nước tham gia Hội Đồng Bảo An dự kiến sẽ tới New York để biểu quyết, nhằm tạo sức mạnh chính trị tối đa đối với lời kêu gọi của toàn cầu gửi tới các bên tham chiến, kêu gọi ngừng giao tranh và tôn trọng các điều khoản ngừng bắn.

Trong lúc đó, chi tiết về kế hoạch gửi lực lượng cảnh sát đa quốc gia tới kiểm soát khu vực vẫn đang được xem xét cùng với giải pháp chính trị dài hạn cho khu vực.


Source: BBCVmese
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có điều này thắc mắc, là sao đến giờ quân đội Lebanon vẫn đứng ngoài cuộc nhỉ :-/? Cứ như là Israel đang đánh phá ở đâu ý chứ kô phải ở Lebanon :-/. Ai biết giải đáp giúp cái. Mong.
 
:) Anh tưởng em ám chỉ chính phủ Trần Trọng Kim nên mới góp ý chút thôi. Còn nếu em chỉ nói chung chung những kẻ "bán nước cầu vinh", "chạy theo kẻ thắng" (hội này nhiều lắm, ko chỉ là thời Pháp - Nhật!) thì anh ko có ý kiến gì.

Tuy nhiên, ai lại "nhân tiện" ca ngợi vô độ Đảng "ta" thế??? :))

L.

Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Ngòai lề nhưng nên nói:p
Em không ám chỉ vụ này vì chính phủ Trần Trọng Kim tương đối chính nghĩa (chỉ tội không có sức lực thôi) Ngoài ra, chính phủ của Trần Trọng Kim đã biết trước được thất bại của quân Nhật và chuẩn bị chiến lược thương thảo đòi độc lập Việt Nam từ tay Pháp. Chính phủ này không phải là chính phủ chạy theo kẻ thắng :) Thôi, không khen Trần Trọng Kim nhiều nữa không lại bị hiểu lầm :p
Dẫu sao chính phủ này không có tí quân lực hay sức mạnh chính trị, kinh tế gì cả, sụp đổ cũng không có khả năng kêu ca gì nhiều Đảng Cộng Sản với Chủ tịch Hồ Chí Minh lên nắm quyền được ủng hộ của triệu triệu nhân dân. Khi chưa là chính phủ cầm quyên, Đảng đã biết đắc nhân tâm, cứu rỗi dân trong nạn đói, biết thiết lập quan hệ với dân nghèo, đổ máu đòi công bằng cho xã hội Việt Nam. Chưa cần đánh giặc Pháp lợn và Mĩ lợn. Đảng ta đã có hào khí chính nghĩa từ trong trứng rồi :D
Còn về những người em nói đến ở đây là thể loại bán nước cầu vinh, chạy theo kẻ thắng. Còn kẻ nào thì thôi, không nên chỉ mặt :p
 
Ðức Phật dạy: "Lấy oán trả oán, oán mãi chất chồng; lấy ân trả oán, oán liền tiêu diệt."

Cứ cho chú này (nước này) sai trước, chú kia (nước kia) sai sau, rồi đem chiến tranh ra chọc nhau, rồi giết người. Người chết càng thêm chết.

Trả thù vì bị đánh ư, trả thù cũng là giết người. Bảo vệ công lý ư, bảo vệ công lý bằng cách đem súng đạn quân đội đi đánh nhau cũng là giết người.
Có cái giết người đúng và cái giết người sai ư?


Đúng hay sai, không dám bàn luận, nhưng cô chú bác nào cứ sử dụng chính kiến của mình, để tham gia các cuộc cãi nhau, thì hãy chú ý đọc lại điều kiên tham gia H-A-O.

Xin cảm ơn nhiều.
 
* Chúc mừng Anh Linh đã trở lại chiến sự của HAO, quyết định đi công vụ về mệt là thế nhưng vẫn thừa sức chiến đấu, nghĩ vài ngày đã anh Linh.

* Dự định đưa tiếp tin tức tình hình người Việt Nam trở về từ Li băng nhưng Nghĩa thấy cuộc tranh luận hay và có tính chuyên môn, khoa học cao nên tạm gác lại tất.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Có điều này thắc mắc, là sao đến giờ quân đội Lebanon vẫn đứng ngoài cuộc nhỉ ? Cứ như là Israel đang đánh phá ở đâu ý chứ kô phải ở Lebanon . Ai biết giải đáp giúp cái. Mong.

Chỉ là nhận xét riêng của mình, có gì sai xót xin chỉ bảo.

Quân đội Lebanon vẫn đứng ngoài cuộc cho tới bây giờ bởi vì sự yếu kém của sức mạnh quân đội, sự không vững chắc ở sức mạnh chính trị, và thiếu "legitimate claim."

Quân đội Lebanon có ba sự lựa chọn, 1) phản công Israel, 2) tấn công Hezbollah, 3) chờ quân đội của Liên Hiệp Quốc đến giúp.

1) Phản công Israel: cái này thứ nhất là quân đội Lebanon thiếu legitimate claim bởi vì Lebanon không tước vũ khí Hezbollah như thỏa thuận. Thứ hai, quân đội của Lebanon rất yếu, không đủ mạnh để mà nắm quyền cả đất nước Lebanon, bằng chứng là họ không tước được vũ khí của Hezbollah, cho nên nếu phản công thì sẽ cũng sẽ bị Israel đánh nát tan trong vòng vài ngày. Không những thế, nếu quân đội Lebanon và vào phe Hezbollah chỉ làm Israel thêm quyết tâm thôi.

2) Tấn công Hezbollah: chính quyền Lebanon có thể kêu Israel ngừng bắn để mà đính thân tước vũ khí Hezbollah, cái này gần như không thể bởi vì thứ nhất, nó không đủ mạnh (Israel biết điều đó cho nên Israel gần như sẽ không chấp nhận), thứ hai quyết định này sẽ làm cho những người cầm quyền Lebanon rất là politically vulnerable trong Lebanon.

Hoặc chính quyền Lebanon có thể đề nghị Israel "giúp" tấn công Hezbollah, cái này có thể làm lúc đầu, nhưng bây giờ hình như không thể vì chắc chắn chính quyền Lebanon sẽ bị "voted out of office," không thì cũng bị đảo chánh.

3) Theo tình hình thì chọn phe nào, quân đội và chính quyền Lebanon cũng thiệt hại nặng nề cả, cho nên có thể họ nghĩ là cách tốt nhất của họ là chờ peacekeeping force của Liên Hiệp Quốc giúp đỡ.

Đó cũng là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Lebanon những ngày đầu của cuộc chiến. Cái này không một nước nào vui vẻ bằng lòng lắm, cho nên đa phần chỉ kêu gọi ngừng bắn thôi chứ không phải việc đưa quân đội tới để tước vũ khí Hezbollah và gìn giữ trật tự. Vì thế cho nên Israel vẫn tiếp tục tấn công và cũng không một nước nghiêm túc chỉ trích Mỹ bảo vệ Israel.

Nhưng hình như bây giờ đã có thây đổi rồi, Pháp, Mỹ, Anh và ngay cả Đức cũng đã mở rộng ý kiến đưa quân tới miền Nam Lebanon. Chỉ có điều ambassadors của Pháp và Mỹ ở Liên Hiệp Quốc nói là sẽ hy vọng sự quân đội Lebanon sẽ tham gia tích cực và dẫn đầu nếu quyết định được thông qua, có thể là muốn quân đội Lebanon thật sự nắm quyền đất nước mình cũng có thể là không muốn đóng góp nhiều quân.
 
Nguyen Hoai Nghia đã viết:
* Chúc mừng Anh Linh đã trở lại chiến sự của HAO, quyết định đi công vụ về mệt là thế nhưng vẫn thừa sức chiến đấu, nghĩ vài ngày đã anh Linh.
Chào Thân ái & Quyết thắng!

Cám ơn Nghĩa đã hỏi thăm. Mình đi xa 2 tuần, ko hề truy cập Net, nên về nhà là phải chạy lên ngay xem có gì lạ.

Quả là có nhiều sự lạ thật :))

Sẽ "chiến" lại, từ từ, trên HAO :)

L.
 
To Phước:

1. Nếu anh nghĩ em là một người Mỹ, thì điều đó cũng không phải là vì anh nghĩ là em "yêu tự do". Mặt khác giả sử anh có nghĩ em là người Mỹ cũng chưa chắc anh đã thực sự nghĩ là em sẽ yêu tự do.

2. Trong bài của mình anh đã cố tình tránh không gọi/coi em là một người Mỹ, bởi vì anh cũng không hề chắc về việc này. OK?

3. Chỉ là mượn lại lời của em để nêu lên một thực tế đáng buồn khác mà thôi.

Quay trở lại đề tài của chúng ta: Chính phủ Lebanon không dám chống lại Israel, có lẽ chủ yếu nhất là vì quân đội của Li băng quá yếu.

Do đó trong tình hình này thật ra quân đội Li Băng tham chiến có thể là sẽ có hại nhiều hơn là có lợi (ít nhất là đối với ông thủ tướng). Nói như Phước có lẽ đúng, là Li Băng đang tìm cách đợi cho LHQ đưa quân vào giúp đỡ. Trong tình hình này nếu Li Băng muốn đánh lại thì chỉ có cách là "toàn quốc kháng chiến" và phát động "chiến tranh nhân dân" mà thôi. Nhưng với tinh thần chiến đấu của người Ả rập nói chung (xét theo lịch sử của thế kỷ 20) thì khó nói lắm.

Nói gì thì nói tình trạng một nước hai quân đội quả thực là hết sức không ổn định.
 
Tin ngắn: Ngày thứ 25 về cuộc chiến này.

Mưa rocket đổ xuống Israel, 10 người chết

Du kích Hezbollah hôm qua (6/8) đã phóng khoảng 80 quả rocket vào bắc Israel, làm ít nhất 10 người tại một nông trại thiệt mạng, 8 người khác bị thương. Đây là vụ tấn công tồi tệ nhất nhằm vào Israel kể từ khi giao tranh bùng phát ngày 12/7. Tính đến nay, số thương vong ở phía Israel đã lên 89 người.

Các nhân chứng cho hay, một quả rocket đã rơi gần đường vào nông trại Kfar Giladi ở gần biên giới Israel và Libăng, làm 10 người chết. Theo Kênh 2 Israel, trong số các nạn nhân có 9 lính dự bị.

Vụ tấn công diễn ra vài giờ sau khi Mỹ và Pháp thống nhất về khung của một nghị quyết của HĐBA nhằm chấm dứt giao tranh tại Libăng. Các nguồn tin cho hay, HĐBA sẽ nhóm họp và bỏ phiếu về nghị quyết này vào thứ hai hoặc thứ 3 tuần tới. (VNN)
 
Trên tintucvietnam có bài nói về chuyện quân đội không tham gia này:

http://www5.dantri.com.vn/Thegioi/2006/8/133955.vip

Nói gì thì nói chứ chuyện có quân đội nước ngoài vào để xâm lược mà quân đội không ra chống lại thì cũng phi lý thật. Như thế tức là chính phủ và quân đội đâu có làm tròn trách nhiệm của mình. Thế thì giải tán quân đội cho xong. Mọi người nghĩ sao?
 
Có bài này nên đọc để tham khảo.

Chiến tranh, nhìn từ rất xa

Tôi đã giáp mặt với chiến tranh. Như nhiều người Việt Nam khác từng sống trên mảnh đất quê hương. Nhưng ba mươi năm qua tôi nhìn chiến tranh từ xa, qua màn hình, qua những trang báo.

Ngày tôi rời bỏ đất nước, tưởng như chiến tranh đã tàn, hòa bình đến rồi. Nhưng trên quê hương cũ âm vang bom đạn nào đã tắt. Chỉ vài năm sau Châu Đốc, Mỏ Vẹt, Cao Bằng, Lạng Sơn lại bùng lên khói lửa sau thời âm ỉ, trở thành chiến địa tàn khốc.

Tôi còn nhớ rõ ngày bộ đội Trung Quốc tràn qua biên giới. Buổi sáng xuống phòng ăn của ký túc xá, đọc tờ San Francisco Chronicle chạy tin nơi trang nhất với hình ảnh đi kèm và lời kêu gọi hai bên tự kiềm chế của Hoa Kỳ mà lòng tôi quặn đau. Đất nước ơi! Quê hương ơi! Sao hoà bình lại chạy trốn dân tôi! Như tôi đã chạy trốn chiến tranh để rồi thành người biệt xứ. Các bạn sinh viên ở chung xúm xít hỏi: người Việt vừa đánh bại Mỹ, giờ lại phải đương đầu với quân Trung Quốc, anh nghĩ sao? Tôi bị giằng co giữa nhiều suy tưởng, ở quê nhà nỗi thống khổ của người dân dưới chế độ cộng sản ngày một dâng cao trong khi quan hệ Mỹ-Trung mới được chính thức nối lại. “Việt Nam từng bị Trung Quốc đô hộ cả ngàn năm mà rồi cũng giành được độc lập”. Đó là điều tôi đã nói với các bạn, như là một chân lí lịch sử. Mấy tuần của cuộc chiến, tối tôi coi ti-vi, sáng đọc báo xem tình hình thế nào. Lại cảnh người dân gánh gồng sơ tán, phố thị, làng xã bị bom đạn tàn phá trở nên hoang tàn. Trong cuộc chiến, người dân luôn là kẻ hy sinh, chịu đựng nhiều nhất.

Thời sinh viên, cũng như sau này ra đời, khi chiến tranh xảy ra ở bất kì nơi nào trên thế giới, bạn đồng nghiệp thường hỏi: “Anh đã trải qua những năm tháng sống trong chiến tranh, anh hiểu được thế nào chứ?”. Vâng tôi hiểu lắm về lòng khao khát hoà bình của tôi, của dân tôi, nên tôi chẳng ủng hộ chiến tranh.

Đời sống nước Mỹ hiện đại, thông tin nhanh chóng với hình ảnh tường thuật tại chỗ được gửi đi trong giây phút. Nhưng trong bất cứ bản tin chiến sự nào, nếu gạt bỏ ra ngoài tên những quốc gia, những địa danh, thì cuộc chiến nào cũng mang lại những hệ lụy giống nhau cho người dân. Tan cửa. Nát nhà. Mất người thân. Angola, Nicaragua, Somalia, Kosovo, Iraq và giờ đây Lebanon đều gieo nỗi kinh hoàng cho người dân như thế.

Cảnh mạn bắc của Israel bị pháo kích không giống sao những đêm Sài Gòn có hỏa tiễn 122 li bay vào. Cảnh máy bay Israel ồ ạt ném bom Lebanon thì có khác gì đâu khi Mỹ oanh tạc Hà Nội 12 ngày đêm dịp Giáng Sinh 1972. Quân Israel tràn qua biên giới giống như những vùng chiến trận ở Hạ Lào, Mỏ Vẹt, ở phía nam sông Bến Hải, ở biên giới Việt-Trung.

Đã ba mươi năm theo dõi tin chiến sự từ xa qua những hình ảnh, dòng chữ, nhưng tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo canh cánh bên lòng của những người dân phải sống những chuỗi ngày bên cạnh đạn bom.

Vì tôi đã từng đối mặt với chiến tranh.

(Bùi Văn Phú)

© 2006 talawas
 
Bài viết của bác Việt kiều này hay quá. Nhưng hình như bác ấy chỉ nhấn mạnh vào hậu quả của cuộc chiến mà quên đi là lý do của cuộc chiến thì khác nhau.
Anyway, em thích cái cách bác nhắc đến bọn Trung Quốc:D
 
Tin tức về cuộc chiến:

Israel thay tư lệnh chiến dịch Libăng

Tối ngày 8/8, quân đội Israel bổ nhiệm thiếu tướng Moshe Kaplinksi làm chỉ huy cao nhất các chiến dịch tại Libăng, vị trí mà trên thực tế người đứng đầu bộ tư lệnh miền bắc Israel Udi Adam đảm đương trong suốt 4 tuần xung đột vừa qua.

Tuyên bố của quân đội Israel về quyết định trên cho biết, tổng tham mưu trưởng Dan Halutz cử một vị phó của ông là tướng Moshe Kaplinksi nắm vị trí mới nhưng vẫn "hoàn toàn tin tưởng" vào tướng Udi Adam.

Tướng Adam tỏ ra không hài lòng với quyết định trên khi khẳng định với truyền hình Israel rằng, ông sẽ không từ chức vì chiến sự chưa chấm dứt. "Vẫn còn những binh sĩ đang chiến đấu dũng cảm trên chiến trường. Tôi không nghĩ tôi có thể bỏ họ vào lúc này", tướng Adam tuyên bố. (VNE)
 
Sau khi Israel thay tư lệnh chiến dịch Libăng thì Israel đã tạm ngừng chiến dịch tại Libăng!? Một tin đáng mừng! hãy chờ xem những ngày tiếp theo.

Hôm qua (10/8), quân đội Do Thái đã chiếm được một thành phố chiến lược tại miền nam Libăng nhưng vẫn quyết định hoãn tiến quân về phía bắc, do các nhà ngoại giao tuyên bố nghị quyết của Liên Hợp Quốc sẽ được biểu quyết sớm. Trước đó, nội các Israel đã cho phép Thủ tướng Ehud Olmert mở rộng chiến dịch tại Libăng.

Trong khi binh lính Israel đang tiến tới rất gần Beirut, các nhà ngoại giao tại Liên Hợp Quốc khẳng định họ sắp vượt qua thế bế tắc và có thể đạt thoả thuận ngừng bắn. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Bolton nhận định rằng phiên bỏ phiếu có thể diễn ra trong ngày hôm nay. "Chúng tôi đã khép lại một số bất đồng với Pháp", Bolton tuyên bố. (VNE/AP)
 
Điều dự đoán đã xẩy ra:

Israel thực hiện nghiêm chỉnh lệnh ngừng bắn

Lệnh ngừng bắn tại miền nam Libăng đã chính thức có hiệu lực kể từ 12h hôm qua 14/8 (giờ VN), bất chấp các cuộc giao tranh dữ dội giữa Israel và Hezbollah vẫn diễn ra trước đó ít giờ.

Israel đã ngưng tất cả các cuộc tấn công nhằm vào du kích Hezbollah sau khi nội các nước này tán thành một lệnh ngừng bắn của LHQ, nhằm tiến tới triển khai một lực lượng giữ gìn hoà bình quốc tế tại miền nam Libăng. Chỉ khoảng nửa giờ sau lệnh ngừng bắn, các máy bay chiến đấu của Israel đã không còn xuất hiện trên bầu trời Libăng. Một số đơn vị bộ binh đã rời Libăng, tuy nhiên, một số đơn vị khác lại đến tiếp quản. Israel tuyên bố thực hiện nghiêm chỉnh lệnh ngừng bắn của LHQ nhưng cho biết không lập tức rút quân về nước và sẽ có những hành động tự vệ nếu bị tấn công.

Hiện chưa có thông tin nào cho biết du kích Hezbollah có còn bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel nữa hay không. Trước đó chỉ vài giờ, Hezbollah đã bắn ít nhất 250 quả tên lửa vào vào lãnh thổ Israel ở mức độ ác liệt nhất kể từ khi cuộc chiến nổ ra. (DT)

Vấn đề bây giờ là:

Dân chúng Libăng đổ xô hồi hương
Nguồn VOA

Dân tị nạn quay trở về nhà sau khi cuộc ngưng bắn ngày hôm nay có hiệu lực
Hằng ngàn người di tản vì cuộc xung đột tại Liban đang lũ lượt hồi cư tại miền Nam nước này. Đợt sóng dân tị nạn hồi hương đã gia tăng nhanh chóng sau khi cuộc ngưng bắn ngày hôm nay bắt đầu có hiệu lực, mặc dầu Israel cảnh báo rằng lệnh cấm lưu thông trên đường vẫn còn hiệu lực trong khu vực này.

Tuần trước, Israel đã loan báo rằng bất cứ ai di chuyển ở phía Nam sông Litani mà không có phép sẽ bị nghi là giúp đỡ cho các du kích quân Hezbollah, và có thể bị tấn công.

Các giới chức quân sự nói rằng những hạn chế này vẫn còn có hiệu lực nhằm giới hạn sự di chuyển của các chiến binh Hezbollah. Các cơ quan cứu trợ cũng tái tục công tác phân phối phẩm vật cứu trợ tại miền Nam Liban.

Chương Trình Thực Phẩm Thế Giới cho biết họ đã gởi 24 xe tải chở phẩm vật cứu trợ từ Sidon xuống cảng Tyre ở xa hơn về phía Nam. Các xe tải này chở tiếp liệu y tế, thực phẩm, nước uống cho cư dân ở miền Nam Liban bị cô lập vì cuộc giao tranh mới đây.


Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Trần Thiên Phước đã viết:
Bạn có thể tìm đọc lịch sử của Israel và Trung Đông, nó có sẵn ở các thư viện. Nếu bạn thật sự hứng thú thì có thể take History courses về nó. Hoặc theo dõi discussion của Brooklyn Institute ở C-Span, dạo này họ có đặc quan tâm rất lớn đến vấn đề này.

Còn về World Politics và International Relation, có rất nhiều sách nói về nó như Why GLobalization Works của Martin Wolf, cuốn sách mình đang tính đọc; world is flat của Friedman, hoặc là "Does America needs a foreign policy" của Henry Kissenger, trong đó có 1 chapter nói về The Politics of Globalization.

Cũng có một số sách khác rất hay vình vừa được giới thiệu từ 1 người mà mình admired, cũng về politics...nếu bạn hứng thú, thì mình sẽ gửi list cho.
Em còn bé lắm(mới vào trường) nhưng rất muốn tìm hiểu những vấn đề này.Anh chị nào cóa tài liệu hay (0 phải bằng Tiếng Anh),nhất là anh Phước thì post link cho em nha.Em cảm ơn nhiều
Làm phiền anh chị
 
Back
Bên trên