Xin hỏi, chỗ nào trong bài viết của mình post #40 mà bạn quote là mình chủ trương "make war"?
Nói rằng chính sách bảo kê dân chủ của Mỹ sẽ hiệu quả cũng không hẳn đã đúng. Nó có thể đúng ở Tây Đức, Nam Hàn, Đài Loan..điều đó không có nghĩa nó sẽ đúng ở Iraq hay nơi khác (sai về logic). Tùy vào từng nơi mà một kiểu trở nên hiệu quả. Một ví dụ của sự thất bại này chính là Lebanon và Palestine. Trước đây ở Trung Đông, khi còn Saddam thì Iran không phải là một vấn đề lớn bởi Iran-Iraq tranh chấp và cân bằng. Syria không nằm trong trục ma quỷ. Rốt cuộc hòa bình và ổn định cũng như đảm bảo quyền lợi của Mỹ ở Trung Đông không nằm trong tay những thể chế dân chủ mà bằng việc tạo ra những chế độ độc tài thân thiện như ở Saudi Arabia, Ai Cập hay như ở Nam Mỹ trước đây (dân chủ thêm một tí là mấy tay mị dân khùng khùng như kiểu Hugo Chavez, dạng anh hùng la-tinh lên nắm quyền).
Thứ nhất, xin hỏi tại sao dân chủ không hợp logic ở Iran?
Đúng, nếu mà spread democracy ngay lập tức thì phe cực đoan sẽ chiếm chính quyền, rồi sẽ dùng vũ lực để mà nắm giữ chính quyền mình, trở thành độc quyền và nhất định là sẽ theo chính sách đối lập với Mỹ. Lúc đó thay vì "one person, one vote" nó sẽ trở thành "one person, one vote, one time" --> bất ổn định.
Sự thất bại không phải ở chỗ spreading democracy mà là không tạo dựng một cơ sở kinh tế vững chắc và một xã hội ổn định để sự chuyển đổi đến democracy, để rồi không rơi vào tay bọn cực đoan (chính quyền mới không nhất thiết phải thân Mỹ, nhưng chắc chắn sẽ không đối lập với phương Tây bởi vì như thế theo logic sẽ không tốt cho họ trên sự phát triển kinh tế)
Nếu bạn lấy Lebanon làm ví dụ, thì nhìn lại lịch sử của Lebanon, gần 20 năm Israel chiếm đóng miền nam Lebanon gây ra rất nhiều tổn thất về tinh thần và vật chất dẫn đến sự đối lập trong người dân Lebanon, đặc biệt là người Shiites. Khi Israel rút đi theo hiệp định 1559 thì sao? Liên hiệp quốc và Israel không giúp đỡ xây dựng lại miền Nam Lebanon, trong khi Hezbollah được sự trợ cấp của Syria và Iran xây dựng lại miền nam Lebanon.
Cho nên 30% quốc hội Lebanon thuộc vào tay Hezbollah là không có gì ngạc nhiên (đa phần là những communities miền nam) khi người dân được bỏ phiếu. Tuy nhiên 70% còn lại của quốc hội ít nhất không có một chính sách chống đối trực tiếp Israel, và họ cũng là người đầu tiên phê phán sự tấn công Israel của Hezbollah, bởi vì nó làm vỡ hòa bình của 2 nước, nhưng phản ứng của Israel đẩy họ sang phe đối lập.
Ở đây, democracy không phải hoàn toàn thất bại, thất bại là sự thiếu thốn của một nền tảng vững chắc để cho nó thành công: hỗ trợ phát triển kinh tế.
Về Palestine, sự việc cũng tương tự. Palestine is landlocked bởi Israel, nghĩa là nếu nó muốn xuất khẩu hay nhập khẩu thì phải thông qua Israel, cái này không dễ dàng bởi vì Israel luôn gây khó khăn mỗi lần suicidal bombers tấn công thường dân Israel.
Hơn nữa, nền kinh tế Palestine phụ thuộc rất lớn vào Israel. Palestine có một đội ngũ công chức rất cao (trên 50% labor force) bởi vì ngoài cái đó ra, không có việc làm gì khác. Trước khi xung đột giữa hai bên tiến tới cực diểm, phần rất lớn người Palestine sang Israel để làm, và Israel đầu tư kinh tế rất nhiều ở Palestine. Tuy nhiên khi chiến tranh leo thang, Israel cấm người Palestinian sang Israel làm việc và đầu tư sang Palestine cũng giảm đi --> nền kinh tế suy sụp.
Một đất nước với một nền kinh tế không thành công vậy, người dân không có stake trong sự hòa bình của đất nước (rất nhiều người thất nghiệp) thì spread democracy ngay lập tức thì đương nhiên người dân sẽ ủng hộ chính sách đối lập. Tuy nhiên, thủ tướng Palestine và phe của ông ta chủ trương một chính sách thận trọng hơn.
Cho nên Democracy không nhất thiết là thất bại, nhưng phương pháp thất bại.
Còn về "trước đây" như bạn nói là ổn định, mình thật sự không nghĩ thế. Suốt thập niêm 80s Iran và Iraq tham chiến, có vẻ ổn định, tuy nhiên. Tuy nhiên, Saddam ủng hộ sự hủy diệt của Israel, hỗ trợ các tổ chức terrorist group thêm dầu vào lửa, ảnh hưởng rất lớn đế peace process. Nghiêm trọng hơn cuối những năm 80s, Saddam chuyển mục tiêu sang Arabia, trước tiên chiếm Kuwait, rồi chuẩn bị tấn công Saudi Arabia. Sau Operation Desert Storm của The Gulf War, Saddam tiếp tục xây dựng quân độc Iraq, gây bất ổn định cho vùng Trung Đông, cho dù ngay cả khi bị cấm vận và thông qua chương trình đổi dầu lấy lương thực.
Lý do Iraq sống lâu đến bây giờ là bởi vì Mỹ, và cả Châu Âu và Nhật Bản đều muốn giữ Iraq để cản Iran trong khi họ nghĩ ra một cách gì để giải quyết vất đề mà tất cả cùng đồng ý.
Nói tóm lại, bảo tồn độc tài để gìn giữ stability quả thật không sai, tuy nhiên không bền vững. Jordan, Egypt, United Arab Emirates tuy chưa phải là democratic, nhưng nó cũng là semi-democratic và đang phát triển kinh tế vững mạnh và sẽ là những chỗ dựa cho phương tây sau này.
Còn Venezuela, Ecuador hay Bolivia đều bầu cử thủ lãnh của họ thuộc phe cánh cực tả, tuy nhiên còn có Chile, Argentina và Brazil là những democratic countries với nền kinh tế rất phát triển, không nhất thiết là ủng hộ Mỹ, nhưng họ không theo chính sách chống Mỹ trực tiếp, và chắc chắn sẽ giúp Mỹ nếu như những nước kia làm ảnh hưởng đến regional stability.
Thời kì ủng hộ phe cực hữu một cách mù quáng để giữ stability đã phai nhạt đi rồi, không được sự ủng hộ của public và officials ở Washington cũng nhận thấy là không hữu hiệu cho lắm, chiến tranh lạnh đã qua rồi.
=> ủng hộ democracy với một tốt độ chậm rãi, hợp tác với sự nỗ lực giúp đỡ kinh tế để tạo ra nền tảng cho sự chuyển đổi là đúng.
Nếu bạn không nghĩ cách này là hợp lý nhất, xin hỏi bạn có ý kiến nào khác?