Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Tư tưởng ham chiến là điều không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội loài người. Con người luôn bị chi phối bởi lợi ích. Lợi ích của nhóm người thân cận sẽ được đặt lên trên lợi ích của những nhóm người có luồng suy nghĩ khác. Chiến tranh và nạn phân biệt chủng tộc sẽ luôn tồn tại. Điều thế giới cần là một bộ luật hữu hiệu để trừng phạt những kẻ quá khích nhằm gìn giữ trật tự thế giới.
Trớ trêu thay, một bộ luật và một tổ chức hành pháp lý tưởng như trên không thể xuất hiện nếu các phe không xóa bỏ hiềm khích hay bỏ qua lợi ích của nhóm người mình. Đây chính là mâu thuẫn căn bản của xã hội loài người.
Phước chưa nghe danh anh Hưng ở Walla Walla rồi. Anh ấy lớn tuổi hơn Phước và hẳn đã đọc không ít.
Đọc xong bài vừa rồi của anh Hưng em thấy rất khó hiểu. Anh có vẻ là người theo chủ nghĩa nhân đạo như mấy bài lúc đầu. Tới bài vừa rồi, theo em hiểu thi anh bảo là chủ nghĩa nhân đạo không thể tồn tại và chiến thắng. Tức là anh chỉ trích thực tế và phủ định giải pháp? Vậy anh là một người duy ý chí, không tưởng nhân đạo?
Quan điểm của Phước là vì Israel là một chế độ dân chủ nên sẽ nắm tay các quốc gia Hồi giáo thân thiện (mà thực chất là các chế độ độc tài như Ai Cập và Saudi Arabia) và xây dựng Trung Đông thành một ốc đảo của hòa bình và ổn định. Vì vậy Israel chống khủng bố có thể biện minh được. Phải không?
Phước muốn cuộc tranh luận trở nên đa chiều, chị có thể đưa ra hai biện luận trái chiều nhau bởi vì chị nghĩ những biện luận đó có thể không được đưa ra nếu chị không đề cập tới. Cũng xin được nói thêm là chị không phải là người ba phải. Quan điểm của chị năm một trong hai biện luận này.
1. Vì hòa bình và ổn định của Trung Đông, Israel không nên tồn tại.
Về mặt tôn giáo, dòng Do Thái Giáo chính thống phủ nhận sự tồn tại của một vương quốc Do Thái trước khi Messiah quay trở lại mà Messiah thì vẫn biệt tăm biệt tích. Và vương quốc đó nếu có được thành lập thì cũng là một quốc gia thần giáo như kiểu Iran hoặc phong kiến do thái chứ không vô thần và dân chủ như Israel.
Kinh Thánh của Do Thái cũng ghi ba lời thề của người Do Thái và Thượng Đế rằng người Do Thái sẽ không nổi loạn chống lại những thế lực cầm quyền phi Do Thái, người Do Thái sẽ không đoàn đoàn lũ lũ hồi hương phục quốc mặc dù đi đơn lẻ thì được (nhưng cũng không được phục quốc) và các thế lực phi Do Thái sẽ không tàn sát người Do Thái. Mặc dù Thượng Đế không giữ lời thề của mình (Holocaust) nhưng điều đó không có nghĩa là người Do Thái được phá bỏ những lời thề của mình với Thượng Đế nếu họ còn là người theo đạo Do Thái và yêu Thượng Đế.
http://www.nkuk.org/. Mahmoud Ahmadinejad tuy bị báo chí phương Tây tuyền truyền tô vẽ là một người điên nhưng thực tế nếu suy nghĩ kỹ thì lập luận của ông ta có thể rất chính thống.
Về mặt thực tế, Israel trở thành cội nguồn của những xung đột ở Trung Đông. Điều này ai cũng biết.
Nói rằng chính sách bảo kê dân chủ của Mỹ sẽ hiệu quả cũng không hẳn đã đúng. Nó có thể đúng ở Tây Đức, Nam Hàn, Đài Loan.. điều đó không có nghĩa nó sẽ đúng ở Iraq hay nơi khác (sai về logic). Tùy vào từng nơi mà một kiểu trở nên hiệu quả. Một ví dụ của sự thất bại này chính là Lebanon và Palestine. Trước đây ở Trung Đông, khi còn Saddam thì Iran không phải là một vấn đề lớn bởi Iran-Iraq tranh chấp và cân bằng. Syria không nằm trong trục ma quỷ. Rốt cuộc hòa bình và ổn định cũng như đảm bảo quyền lợi của Mỹ ở Trung Đông không nằm trong tay những thể chế dân chủ mà bằng việc tạo ra những chế độ độc tài thân thiện như ở Saudi Arabia, Ai Cập hay như ở Nam Mỹ trước đây (dân chủ thêm một tí là mấy tay mị dân khùng khùng như kiểu Hugo Chavez, dạng anh hùng la-tinh lên nắm quyền).
Mặc dù chị không tin vào đảng Dân Chủ mị dân nhưng chị không ủng hộ chính sách ngoại giao của Bush. Như đã nói ở trên, nền tảng của chính sách này là sai. Và thậm chí cách làm cùng sai nốt. Không hành động theo kiểu diễn biến hòa bình như ở Đông Âu mà lại "lẩy bẩy như Cao Biên dạy non".
2. Suy nghĩ theo kiểu quyền lợi của Việt Nam
Mặc dù miệng thì có thể hô hào phản đối Israel cực lực nhưng cần tăng cường hợp tác về mọi mặt với Israel và trở thành một trong những đối tác chiến lược trên thực tế.