Thôi nào, mọi người không chat nữa nhé... Quay lại topic = bằng viết này của tớ nhé...
10 Lời khuyên: Học gì, CHọn ngành nào
<sưu tầm từ báo Tri Thức trẻ>
1. Nên đầu tư cho việc học
Bill Gates đã nói:"Hãy đầu tư cho việc học ĐH. Đấy là cách đầu tư khôn ngoan nhất cho mình"...
Theo số liệu nghiên cứu của viện Lâo Động Đức , trong năm 2001, số người không có việc làm có bằng Đh chỉ chiếm 6,4 % người thất nghiệp tại các nước liên minh Châu Âu, ngược lại, số người thất nghiệp có bằng phổ thông hoặc trung cấp chiếm tới 39% và số người thất nghiệp mới học xong trung học cơ sở và trường dạy nghề chiếm 22,4%...
Trường Đh MichiGan cho thấy, những người tốt nghiệp Đh thường có lợi thế trong việc tìm việc làm. Một người có bằng Đh mất trung bình 10 tháng mới tìm được việc làm, trong khi đó người có bằng trung cấp phải mất đến 17 tháng. Giáp sư E. Krynska cho rằng:"Thậm chí những người có bằng ĐH không tìm được công việc phù hợp với chuyên môn của mình, họ vẫn là những người "đa năng" và có "nhiều khả năng" học nghề một cách nhanh chóng."
2. Không học chạy theo "Mốt"
Nhiều bạn trẻ suy nghĩ để chọn nhành trước khi ghi tên vào một trường nào đó . ĐH Luật hay Sư Phạm?? Ngành nào đây, ngành nào ra trường có việc làm. "Bạn đừng băn khoăn về điều đó . Bạn hãy nhớ rằng thị trường Lao Động là thị trường luôn chuyển động. Sau 5 năm Đh , tình hình trên thị trường LĐ sẽ biến động rất nhiều"- Ý kiến của ông Marek Suchar, chuyên gia tư vấn nhân sự của Công ty IPK. Ông cho rằng học ĐH không chỉ cốt kiếm được việc làm mà phải nghĩ rằng học để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đấy. Do đó, bạn nên thi vào ngành nào mà bạn cảm thấy yêu thích và phù hợp với bản thân mình...
...
3.Một chuyên Ngành vẫn còn là quá ít
Một vấn đề mà mỗi người treong quá trình tìm cho mình một hướng đi trong cuộc sống không phải là học ngành gì mà phải làm gì? "Tôi khuyên các bạn trẻ bằng câu châm ngôn: Có chuyên môn, tính đa năng và tính năng động "- ĐÓ là lời của của giáo sư Xã Hội học M. Simon, giảng viên London Business School...
Những người học những chuyên môn đa ngành vẫn là nhưng người có nhiều cơ hội tuyển dụng. "Các bạn vẫn có thể học 2 chuyên ngành khác nhau trong cùng một trường Đh"-Đó là lời khuyên của ông A. Regiec. Chắc chắn sẽ có thêm nhiều cơ hội tuyển dụng với các kỹ sư kĩ thuật lại có thêm bằng chuyên ngành kinh tế hay tài chính.
Bà Iwona Kwasna khẳng định: "Nếu những lập trình viên vi tính lại học thêm chuyên ngành kế toán hay ngân hàng thì đối với họ thật là tuyệt vời".
Việc kết hợp kiến thức đa ngành và các kĩ năng sẽ làm cho các ứng viên "sáng giá" hơn trong thị trường Lao Động.
4. Học đi đôi với hành. Hãy tìm nơi thực tập
Theo số liệu được công bố của một số doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế như Fiat, General Motor...thif khoàng 75% số người được tuyển dụng đều đã trải qua các đợt thực tập từ 1 năm trở lên.
Việc thông qua các đợt thực tập hay tập sự đã đưa cho các nhà tuyển dụng một thông tin quý giá là các ứng viên sẽ biết xử lý tốt trong các tình huống có stress, biết hợp tác và hòa đông với môi trường xung quanh, nắm được cơ chế hoạt động kinh doanh về mặt thực tiễn.
Ông Regiec khuyên sinh viên nên đi thực tập ngay năm thứ II.
...
5.Hãy thể hiện là mình biết làm việc.
Bà Magda, giám đốc Công ty tư vấn nhân sự "Amro Hever Group" cho rằng :"Trong thời gian học tập, nên dành thời gian đi làm thêm, có thể ở các cửa Hàng McDonald's". Các cửa hàng của nước ngoài bán fastfoods hoạt động theo những chuẩn mực nghiêm ngặt. Làm việc ở đay sẽ tạo cho con người có ý thưch chấo hành nghiêm túc những chuẩn mực về thời gian, phong cách tiếp xúc với khách hàng..v...v
..
Có kiến thức và biết làm việc- Đó là những hành trang cần thiết của mỗi bạn trẻ khi bước vào đời...
6.Không tự đại, nên khiêm tốn
...
Chỉ cần thiếu khiêm tốn là các nhà tuyển dụng sẽ sẵn sàng gạt bạn sang một bên đấy...
...
7. Hãy chứng tỏ tính cách của mình
...
Tôi là một lập trình viên, không thể nói với nhà tuyển dụng là tôi chỉ cần biết đến bàn phím vi tính là đủ. Còn phải biết quan hệ, biết hợp tác , biết trung thực trong công tác...
Nói chung các nhà tuyển dụng đều muốn tiếp nhận những ứng viên NHIỆT TÌNH học hỏi cái mới, biết nhanh chóng hòa nhập với môi trường xung quanh..
8.Phải biết viết sơ yếu lý lịch.
Ngoài viẹc quan tâm đến chất lượng đào tạo, các trường Đh nên quan tâm tới việc dạy cho SV : Phải làm gì để tìm được việc làm?
Theo giáo sư E. Krynska, các trường Đh nên ssuwa vào chương trình những tiết giảng như : Viết sơ yếu lý lịch như thế nào, cần chuẩn bị gì cho phỏng vấn và cách xử lý các tình huống trong phỏng vấn như thế nào.
9. Không nên quá tin vào các thị trường lao động.
Chỉ nên đọc tham khảo các dự đoán đó để tham khảo. Vì những dự đoán này ko có tinh đảm bảo nhiều.
Thị trường Lao Động với vốn dĩ của nó luôn chuyển động và chuyển động theo những hướng khó có thể dự đoán được.
10.Hãy sẵn sàng chuyển nghề.
Trong tòa soạn báo "Polityka" rất nhiều kỹ sư bác sĩ , cử nhân vật lý, cử nhân luật, kỹ sư địa chất đang làm việc với chức danh của nhà báo, biên tập viên, sửa bài... Rõ ràng ở đây không ai hỏi học ngành gì mà chỉ quan tâm tới tính năng động trong công việc , khả năng phát hiện cái mới , cạh tư duy sáng tạo, biết phát hiện các đề tài...
Trong cuộc đời cũng cần pahir chấp nhận các thách thức, tức là sẵn sàng chuyền nghề . Đấy cũng là sự bất cập của XH hiện đại, song cũng phải nhìn trong đó những sắc màu muôn vẻ.