Cả làng mình có ai học piano ko?

Traumerei à, chị quá biết. :D
Mà Sonata ánh trăng có cả chương 2, 3 àh, thế mà chị ko biết, cứ tưởng đánh được chương 1 là xong rồi, lại còn đinh ninh là Moonlight gì mà dễ thế :))

Piano cổ điển thì mình (xưng là "mình" nhé vì ở đây có các em và cả anh hơn tuổi nữa) thích nhất CHopin và Beethoven.
Có mấy bài này của Chopin là mình thấy hay nè:
- Walt in C minor op.64, no.2
- Etude in E Major op.10, no.3
- Prelude in E Minor OP.28, NO.4
- Walt NO.3 in A minor OP.34, no.2
- Nocturne in E giáng Major OP.9, no.2
-cả Fantasie-Impromptu nữa (bài này hay nhất nhưng hơi khó).

Có ai xem phim "the Pianist"chưa, phim đó toàn chơi nhạc của Chopin thôi, mấy bản như "Nocturne in C-Sharp Minor", "Nocturne in E Minor OP.72, NO.1 đều được biên soạn lại dưới một hình thức đơn giản hơn. =D>

Thêm nữa, có ai chơi nhạc của Debussy ko? mình chưa chơi bao giờ, nhưng nghe nói hay lắm.

Mà này, mùa lạnh đánh đàn khổ nhỉ. >_<
 
Debussy có bài Clair De Lune hay lắm chị ạ, bài đấy là một trong những bài piano em tâm đắc nhất :)>- Chị nên tìm nghe :) Công nhận là rất rất hay :)>-
 
Mai Phượng Linh đã viết:
Traumerei à, chị quá biết. :D
Mà Sonata ánh trăng có cả chương 2, 3 àh, thế mà chị ko biết, cứ tưởng đánh được chương 1 là xong rồi, lại còn đinh ninh là Moonlight gì mà dễ thế :))

căn bản là trong các đĩa nhạc cũng chỉ đánh chương 1 thôi ... em cũng chẳng biết đến khi bà giáo bảo trình mình chỉ đánh nổi chương 1 thôi mới ngớ ra là còn có 2 chương nữa ... đều vãi tởm lợm ... :|

Clair De Lune thì hay, mà cũng dễ đánh nữa :D

có ai chơi bản A maiden's Prayer (hình như của Dvorak, ko nhớ nữa) chưa ? hay phết có điều em mãi vẫn ko đánh bài này với tốc độc cao được ... :| hic ... nghe đĩa đánh mà phát sợ :|
 
Dương Quang Long đã viết:
Mai Phượng Linh đã viết:
Traumerei à, chị quá biết. :D
Mà Sonata ánh trăng có cả chương 2, 3 àh, thế mà chị ko biết, cứ tưởng đánh được chương 1 là xong rồi, lại còn đinh ninh là Moonlight gì mà dễ thế :))

căn bản là trong các đĩa nhạc cũng chỉ đánh chương 1 thôi ... em cũng chẳng biết đến khi bà giáo bảo trình mình chỉ đánh nổi chương 1 thôi mới ngớ ra là còn có 2 chương nữa ... đều vãi tởm lợm ... :|

Công nhận, nếu chỉ mấy cái đĩa như Master Classic thì có khi chương I của Moonlight cũng chưa hẳn đã xịn :D

Hi, có điều này em rất bức xúc :D

Lẽ ra hầu hết các bản khí nhạc cổ điển, đều trừu tượng, chỉ đánh số để tiện phân biệt. Hoạ hoằn lắm nhà soạn nhạc mới đặt cho nó một cái tên, khi chủ đề của nó rất rõ ràng, còn nhiều khi là do người đời sau cứ thêm vào vì một lý do chủ quan nào đó.

Well, trong số 32 bản Sonata dành cho Piano, thực ra lúc đầu Beethoven chỉ đặt tên cho 2 bản là bản No.8 cung Đô thứ Op. 13 mang tên "Pathétique" và bản No.26, op. 81 cung Mi giáng trưởng"Les Adieux" (Das Lebwohl) (tên chương đầu tiên , còn 2 chương sau có tên lần lượt Abwesenheit (L’Absence) và Das Wiedersehn (Le Retour).

Riêng bản No.14, op.27, no.2 n cung Đô thăng thứ, không hiểu sao lại được gán tên là "Moonlight"? Các bản No.15 cung Rê trưởng op.28 "Pastorale", No.17 cung Rê thứ op.31 "La Tempête" , No.21 cung Đô trưởng op.53 "Waldstein" vv...vv.. cũng đều bị gán tên cho sau này.

Thật ra khi chơi Moonlight, em chưa lần nào liên tưởng đến Trăng, chỉ nghĩ đến Sóng biển :) Và biết đâu Beethoven cũng chưa từng nghĩ đến Trăng :D
 
có đấy em à
moonlight sonata được sáng tác dưới một đêm trăng nói về nỗi buồn của một người câm và điếc :)
moonlight là cảm hứng chủ đạo của bài này mà

việc đặt tên chắc cũng có một cái lý nào đó ... cũng do cảm nhận của mỗi ng`. Có thể là cảm nhận của số đông ? (trong những ng` nổi tiếng ^^) Thực ra cảm nhận âm nhạc cũng mang tính tương đối thôi ... có nhiều khi bà giáo bảo phải đánh thế này nhưng mình lại đánh thế khác hay hơn chẳng hạn. Nghĩ nhiều làm gì , làm sao để đánh cho ra chất bài nhất là ổn mà :)
 
Hi, câu chuyện về Beethoven và cô gái em cũng biết, nhưng vấn đề ở đây là: Tại sao không phải chính Beethoven đặt đề tựa Moonlight, mà là do sau này người ta (có thể dựa vào câu chuyện kia) thêm vào???

Và vì Beethoven cũng chưa hề nói thế, vậy thì ai có thể nói cảm nhận chủ đạo của bài này là Moonlight? :)
 
Phạm Mai Phương đã viết:
Hi, câu chuyện về Beethoven và cô gái em cũng biết, nhưng vấn đề ở đây là: Tại sao không phải chính Beethoven đặt đề tựa Moonlight, mà là do sau này người ta (có thể dựa vào câu chuyện kia) thêm vào???

Và vì Beethoven cũng chưa hề nói thế, vậy thì ai có thể nói cảm nhận chủ đạo của bài này là Moonlight? :)

nghe Moonlight Sonata thì iem chỉ thích nghe đoạn đầu thui ( phê dã man ). Bản sonate này được người đời sau đặt thì nàm sao mờ chính xác đuwocj. Tuy nhiên vấn đề là nó được sau bao lâu thôi :)) .
Piano classic có vô số kể bài hay. Nói thiệt, em chỉ học chơi mỗi bài hành khúc Thổ Nhĩ Kì của V.A.Mozart với For Elise của L.V.Beethoven. Ngoài ra còn có bản Etude 3 của Chopin nè (Ở VN hình như gọi là Nhạc Buồn, chắc dịch từ Dieu tristesse), Hungarian n 5 của J.Brahmes (có đúng không ấy nhẩy :-/ ), Entertainement.... À cả Gerry Schubert lữa, bản Going Home đỉnh thật. :)
 
Phạm Mai Phương đã viết:
Hi, câu chuyện về Beethoven và cô gái em cũng biết, nhưng vấn đề ở đây là: Tại sao không phải chính Beethoven đặt đề tựa Moonlight, mà là do sau này người ta (có thể dựa vào câu chuyện kia) thêm vào???

Và vì Beethoven cũng chưa hề nói thế, vậy thì ai có thể nói cảm nhận chủ đạo của bài này là Moonlight? :)

thế anh mới nói cảm nhận mỗi người một khác
thôi thì đúng là anh thấy đêm tối và ánh trăng khi đánh bài này nên cứ cho là nó đúng :D
vả lại các vị pro đánh bài này cũng cho là vậy thì mình cũng cứ nghĩ vậy đi, tìm làm gì cho nhức đầu ;)
 
tình hình là bài serenade của Schubert khi đánh đúng cách staccato tay trái của nó thì ko hay lắm ... có lẽ do trình mình chưa đủ T_T
sao nghi violin và piano bài này hay thế ko biết và đánh piano chay thì :((
 
Bây giờ em chỉ có ở nhà tập tác phẩm thôi, không phải tập Etude nữa rồi. Sao mà mình ghét Etude với cả nhạc của Bach thế.
Híc, anh thích nhất 2 cái này. Đặc điểm của ETUDE và BACH ... là ban đầu chơi thì khó, nhưng càng tập, càng chơi nhiều thì lại càng hay ... tuyệt với nhất ở chỗ đó. Bach đánh, và thể hiện rất khó... Nhưng khi tập nhuyễn rồi thì ... thực sự rất hay. Etude cũng thế :D
 
căn bản là trong các đĩa nhạc cũng chỉ đánh chương 1 thôi ... em cũng chẳng biết đến khi bà giáo bảo trình mình chỉ đánh nổi chương 1 thôi mới ngớ ra là còn có 2 chương nữa ... đều vãi tởm lợm ...
Anh thì khoái chương 2 hơn. Chương 1 nghe nhiều rồi, nhưng chương 2 thì anh vẫn tâm đắc hơn, một phần tay mình to nên đánh bài đó cũng không quá vất vả cộng thêm chương 2 lại nghe nhẹ nhàng ... (khó diễn tả quá nhỉ)
 
tay mình ko to lắm nên đánh mấy cái đấy khá vất vả T_T
 
Phan Việt Anh đã viết:
@ TÚ : tháng 3 này anh về chơi, em còn ở nhà không, anh em mình làm quả tập 4 tay đi. Nhất định lần này không thể bỏ lỡ cơ hội chơi 4 tay với ông em được. Lâu rồi anh không tập, tay nghê xuống thê thảm ! Nhưng sẽ cố gắng tập luyện để chơi 4 tay với em.

Em có thể tự chọn bài không. Nếu không thì anh sẽ liên hệ với cô giáo cũ của anh để lấy bài rồi về tập nhé :D. Hehe... sắp được hòa tấu 4 tay rồi ... nhớ quá !
Tháng 3 này anh về à, thế thì OK. Mà anh về bao lâu thế, nếu nhanh thì có khi mình chọn cái sonata cho piano 4 tay của Mozart hay mấy cái tiểu phẩm của Schubert ý. Còn nếu dài hơn thì thử cái Fantasie f-moll của Schubert, nhưng mà hơi khó[chắc không kịp]. Dạo này bận thi thế là em lại nghỉ, học hành cứ ngắt quãng thế này tệ quá.
 
Phạm Mai Phương đã viết:
Dương Quang Long đã viết:
Mai Phượng Linh đã viết:
Traumerei à, chị quá biết. :D
Mà Sonata ánh trăng có cả chương 2, 3 àh, thế mà chị ko biết, cứ tưởng đánh được chương 1 là xong rồi, lại còn đinh ninh là Moonlight gì mà dễ thế :))

căn bản là trong các đĩa nhạc cũng chỉ đánh chương 1 thôi ... em cũng chẳng biết đến khi bà giáo bảo trình mình chỉ đánh nổi chương 1 thôi mới ngớ ra là còn có 2 chương nữa ... đều vãi tởm lợm ... :|

Công nhận, nếu chỉ mấy cái đĩa như Master Classic thì có khi chương I của Moonlight cũng chưa hẳn đã xịn :D

Hi, có điều này em rất bức xúc :D

Lẽ ra hầu hết các bản khí nhạc cổ điển, đều trừu tượng, chỉ đánh số để tiện phân biệt. Hoạ hoằn lắm nhà soạn nhạc mới đặt cho nó một cái tên, khi chủ đề của nó rất rõ ràng, còn nhiều khi là do người đời sau cứ thêm vào vì một lý do chủ quan nào đó.

Well, trong số 32 bản Sonata dành cho Piano, thực ra lúc đầu Beethoven chỉ đặt tên cho 2 bản là bản No.8 cung Đô thứ Op. 13 mang tên "Pathétique" và bản No.26, op. 81 cung Mi giáng trưởng"Les Adieux" (Das Lebwohl) (tên chương đầu tiên , còn 2 chương sau có tên lần lượt Abwesenheit (L’Absence) và Das Wiedersehn (Le Retour).

Riêng bản No.14, op.27, no.2 n cung Đô thăng thứ, không hiểu sao lại được gán tên là "Moonlight"? Các bản No.15 cung Rê trưởng op.28 "Pastorale", No.17 cung Rê thứ op.31 "La Tempête" , No.21 cung Đô trưởng op.53 "Waldstein" vv...vv.. cũng đều bị gán tên cho sau này.

Thật ra khi chơi Moonlight, em chưa lần nào liên tưởng đến Trăng, chỉ nghĩ đến Sóng biển :) Và biết đâu Beethoven cũng chưa từng nghĩ đến Trăng :D
Em nói đúng đấy, thường thì trong nhạc cổ điển nhạc sĩ không đặt tên cho tác phẩm của mình. Nhưng đôi khi họ cũng đặt tên vì tác phẩm được gợi cảm hứng từ một chủ đề nào đó, càng về sau có thêm nhiều nhạc sĩ đặt tên hơn. Còn trước đó, tên [nickname hay title] của tác phẩm, nếu không do nhạc sĩ đặt, thì do những nhà phê bình, hoặc nhà xuất bản hoặc bạn bè của nhạc sĩ đặt và sau đó vẫn được giữ lại, cho dù có thể không hoàn toàn chính xác với tác phẩm. Khi mình chơi thì mình cảm nhận theo bản nhạc và theo cảm xúc của mình thôi, không nên gò bó vào cái tên hay vào cái câu chuyện của tác phẩm làm nó mất tự nhiên.
Về các sonata của Beethoven thì có khá nhiều cái có tên, anh bổ sung một tí liệt kê cho dễ nhìn:
-Piano Sonata no.8 Op.13 C minor "Pathétique": Cái tên xuất phát từ tựa đề của Beethoven khi xuất bản tác phẩm này là "Grande Sonate Pathétique" [diễn nôm: Sonat bi hùng]. Tên nó là tiếng Pháp vì tác phẩm này được xuất bản lần đầu ở Pháp. Tên này do Beethoven đặt, và nó cũng thể hiện cái cảm xúc của tác phẩm.
-Piano Sonata no.12 Op.26 A flat major "Funeral March": Cái tên xuất phát từ tên của chương 2 "Marcia funebre sulla morte d'un Eroe" [Tiếng Ý: Bản hành tang tưởng nhớ một vị anh hùng]. Tên của chương cũng do Beethoven đặt, nhưng ông không đặt nó cho toàn bộ tác phẩm. Sonata này cũng rất hay và mình rất thích nó.
-Piano Sonata no.14 Op.27 no.2 C sharp mimor "Moonlight": cái này chắc nhiều người nghe tên. Cái câu chuyện người ta hay kể về nó là một truyền thuyết, và độ xác thực của nó không cao lắm [cá nhân anh cũng không tin lắm]. Cái tên do một nhà phê bình đặt, và hình như cũng do liên tưởng đến bức thư tình của Beethoven trong đó có nhắc đến ánh trăng. Bản thân tác phẩm này được viết để tặng tiểu thư Guilietta Guicciardi để níu kéo mối tình giữa Beethoven và tiểu thư, nhưng không thành. Vì thế mà chương 3 Presto agitato rất dữ dội với tâm trạng thất tình của Beethoven. Nhưng cái tên vẫn được giữ lại, vì sự liên tưởng rất hay và vì tác phẩm lấy chủ đề và cảm hứng từ tình yêu. Còn trên giấy mực, tựa đề của nó, cùng với bản Sonata sinh đôi với nó số 13 Op.27 no.1 E flat major, là "Sonata quasi una fantasia" [Tiếng Ý: Sonat tựa như một fantasi - Fantasia là tên một thể loại, có nghĩa là mộng mơ].
-Piano Sonata no.15 Op.26 D major "Pastorale" [Đồng quê]: Tên này do nhà phê bình đặt từ cảm xúc của tác phẩm này tạo ra, và nó cũng khá chính xác. Sonata này có mang tính chất miêu tả khá rõ. Chương 1 du dương và đầy hơi thở tự nhiên, nhất là chủ đề 2 gợi ra hình ảnh một dòng nước, hay một cơn gió dìu dịu. Chương 2 u buồn rất tuyệt, nghe như tiếng mưa rơi trong đêm với phần giữa trong sáng [mình rất thích nó]. Chương 3 Scherzo rất nhảy nhót và nồng nhiệt. Chương 4 Rondo có nhịp điệu tròng trành như trên một con thuyền vậy, và phần kết nhanh trên nền nhịp điệu đó rất phóng khoáng và vui tươi.
-Piano Sonata no.17 Op.31 no.2 D minor "Tempest" [Giông tố]: Tên này cũng do một nhà phê bình đặt, có lẽ lấy cảm hứng từ chủ đề 1 chương 1 và chương 3. Nhưng mình không thích nó lắm, và cũng không hiểu cái tên này.
-Piano Sonata no.21 Op.53 C major "Waldstein": Người Pháp gọi nó là "Aurore" [Bình minh]. Còn cái tên kia được lấy từ tên công tước Waldstein, người mà Beethoven đề tặng tác phẩm này [người ta cũng có khi gọi tên tác phẩm nổi tiếng bằng tên của người mà tác giả tặng]. Tác phẩm này là tác phẩm mở đầu cho các Sonata thời kì giữa của sự nghiệp sáng tác của Beethoven, thời kì sáng tác nhiều nhất của Beethoven đặc trưng với tư tưởng tự do và chủ nghĩa anh hùng. Các Sonata thời kì này rất mạnh mẽ và rực lửa, qui mô lớn hơn và kĩ thuật khó hơn nhiều so với thời kì đầu, và rất rõ nếu so sánh với những tác phẩm của Mozart hay Haydn thời cổ điển [nhưng không có nghĩa là dễ chơi hơn đâu nhé]. Lúc này Beethoven đã tìm được nghị lực sống cho mình, sau một thời gian khủng hoảng vì bệnh điếc và thất tình, và định tự tử. Sự lạc quan và tin tưởng thể hiện rõ trong Sonata này, vì thế mới có tên như trên.
-Piano Sonata no.23 Op.57 F minor "Appassionata": Đây là sonata đặc trưng cho thời kì giữa, cũng rất nổi tiếng. Cảm hứng của nó cùng chung với 3 bản tứ tấu số 7,8,9 Op.59 "Razumovsky" bắt nguồn từ trận xích mích của Beethoven với Hoàng thân Lichnovsky, người vốn bảo trợ cho ông và được ông tặng nhiều tác phẩm trong đó có cả Sonat số 8, và sâu xa hơn từ tư tưởng tự do cuồng nhiệt của Beethoven. Tên của tác phẩm lấy từ tiếng Ý, cũng là một thuật ngữ chỉ sắc thái biểu hiện âm nhạc 'appassionato' [tức giận, căm hờn và đầy tình cảm], và do nhà phê bình đặt. Sonata này rất dữ dội và hết sức mãnh liệt, và cũng rất khó.
-Piano Sonata no.24 Op.78 F sharp minor: Đôi khi người ta gọi nó với tên "Theresie" theo tên Phu nhân một người bạn của Beethoven, Công tước Franz von Brunsvik [người mà ông đề tặng Sonat số 23]. Sonata này có 2 chương và có cảm xúc rất trong sáng.
-Piano Sonata no.26 Op.81a E flat major "Les Adieux": Đây là Sonata cuối cùng của thời kì giữa. Tên của nó lấy từ tựa đề của tác phẩm "Sonate caractéristique: Les adieux, l'absence et le retour" [Sonat với tính cách miêu tả: Lời từ biệt, Sự trống vắng và Sự trở về] tương ứng với 3 chương của tác phẩm [lại viết bằng tiếng Đức]: Ch.I. Das Lebewohl; Ch.II. Die Abwesenheit; Ch.III. Das Wiedersehen. Sonata rất hay và tình cảm với phần mở đầu trữ tình của chương I và chương III rất hân hoan.
-Piano Sonata no.29 Op.106 B flat major "Hammerklavier": Đây là sonata đặc trưng cho thời kì cuối của Beethoven: Qui mô tác phẩm rất lớn, chủ đề xoay quanh con người và ảnh hưởng của âm nhạc phức điệu. Đây cũng là Sonata dài nhất và kĩ thuật khó nhất của Beethoven. Tên của nó lấy từ tựa đề: "Grosse Sonate fuer das Hammer-Klavier" [Sonat lớn cho bàn phím gõ- tức là Piano, Hammer có phải là cái búa không hả anh Việt Anh?]. Tác phẩm này bắt đầu cho thấy sự đi sâu vào khả năng của nhạc cụ trong sáng tác của Beethoven.
Ngoài những tác phẩm này, Beethoven còn rất nhiều Sonata khác, trong đó có những sonata rất hay nhưng không có tên. Có thể nói những Sonata cho Piano của Beethoven là nơi bắt đầu của những kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Beethoven. Những tính chất, cấu trúc, cảm xúc của những kiệt tác cho dàn nhạc hay những tác phẩm thính phòng khác rất nổi tiếng đều đã xuất hiện từ những tác phẩm cho Piano của Beethoven ngay từ thời kì đầu tiên. Những cái tên chỉ cho thấy một phần nào đó của tác phẩm một cách cô đọng và súc tích. Song bắt đầu từ đấy người ta cũng có thể tiếp cận tác phẩm được.
 
Phan Việt Anh đã viết:
Bây giờ em chỉ có ở nhà tập tác phẩm thôi, không phải tập Etude nữa rồi. Sao mà mình ghét Etude với cả nhạc của Bach thế.
Híc, anh thích nhất 2 cái này. Đặc điểm của ETUDE và BACH ... là ban đầu chơi thì khó, nhưng càng tập, càng chơi nhiều thì lại càng hay ... tuyệt với nhất ở chỗ đó. Bach đánh, và thể hiện rất khó... Nhưng khi tập nhuyễn rồi thì ... thực sự rất hay. Etude cũng thế :D

Vâng, em thấy nhạc của Bach rất sâu lắng, đánh khó vì đòi hỏi kỹ thuật làm nổi bè phải rõ ràng, chủ đề hay. Tuy nhiên, em không thích nhạc của Bach vì các bài của ông mà em được học đều gây cảm giác buồn, có một cái gì đó khắc khổ, hơi chậm.

Em thích nhạc của Chopin nhất, nhạc nghe nhẹ nhàng, lãng mạn, đánh ở phòng trà hay đánh chơi một mình đều hợp cả.
CHo em hỏi thêm, thế bây giờ anh còn điều kiện để tập đàn nữa không?

Oài, bài của anh Tú dài nhỉ 8-|, em chưa đọc nên không rõ em có biết hết mấy bài anh đề cập đến không đây. Khi đọc khéo lại phải mang quyển sách ra tra tên bài cũng nên. ^_^
 
Em vừa đọc bài của anh Tú xong, rất có ý nghĩa. Thật thuận tiện nếu ta có thể nhớ các tác phẩm bằng tên thay vì phải nhớ bản nhạc là op. hay no. số mấy.

riêng về bản Moonlight thì em nhớ có đọc ở đâu đó đề cập đến nguồn gốc của tác phẩm này. Em nhớ qua loa là nó có liên quan đến một cô gái mù....
 
hic ... em ko có đủ bộ nhớ để tiêu hóa nhiều thứ đến thế :|

nhớ bản nhạc đã là cực hình :|

bản nhạc mình thích thì cứ đánh là nhớ
nhưng ko thích thì đánh mãi cũng vớ vẩn :|
ko biết làm thế nào ????
 
Hehe, không ngờ AMS mình nhiều người học paino nhỉ:D. Ai học nhạc viện thì có học mà Minh, bà Dung hày bà Hà không? Bà Minh là thầy của anh còn bà Dung là thầy của mẹ anh:p. Với cả ai học CDNT thì học ai thế? Cả bố mẹ anh đều đang làm ở đấy đấy. Mẹ anh là giáo viên Piano với cả đệm thi cho học sinh múa.
Hồi bé học mẹ chật vật mại không nên thân, từ ngon ngọt đến đũa cả, thắt lưng không thiếu gì nhưng vẫn bó tay thế là mẹ anh phải gửi đến bà Minh thì mới trị được:)). Tập cái chương 1 của Moonlight Sonata thì đúng là cực hình, chậm chạp điên cuồng.
Từ ngày đi du học đã 4 năm không sờ vào cái đàn, tay đã thành khúc gỗ:D. Khi nào có cơ hội nhất định sẽ học lại.
 
Mai Phượng Linh đã viết:
Phan Việt Anh đã viết:
Bây giờ em chỉ có ở nhà tập tác phẩm thôi, không phải tập Etude nữa rồi. Sao mà mình ghét Etude với cả nhạc của Bach thế.
Híc, anh thích nhất 2 cái này. Đặc điểm của ETUDE và BACH ... là ban đầu chơi thì khó, nhưng càng tập, càng chơi nhiều thì lại càng hay ... tuyệt với nhất ở chỗ đó. Bach đánh, và thể hiện rất khó... Nhưng khi tập nhuyễn rồi thì ... thực sự rất hay. Etude cũng thế :D

Vâng, em thấy nhạc của Bach rất sâu lắng, đánh khó vì đòi hỏi kỹ thuật làm nổi bè phải rõ ràng, chủ đề hay. Tuy nhiên, em không thích nhạc của Bach vì các bài của ông mà em được học đều gây cảm giác buồn, có một cái gì đó khắc khổ, hơi chậm.
Anh thì rất thích Bach vì tính phức điệu của âm nhạc của ông. :x Mặc dù là phức điệu nhưng âm nhạc Bach lại vẫn có những hòa âm rất đẹp và tự nhiên. 0:) Đúng là âm nhạc Bach dễ gây cảm giác buồn, chậm và khắc khổ, vì những tác phẩm của Bach sáng tác dưới mái vòm nhà thờ, dựa trên nền móng nhạc tôn giáo, cũng như các nhạc sĩ cùng thời. Em thử tưởng tượng nếu như âm nhạc Bach cũng hừng hực như Beethoven hay cũng lãng mạn như Chopin thì ngay lập tức [nói dại mồm] Bach sẽ bị đuổi ngay ra khỏi nhà thờ ý chứ. :)) Nhưng những tác phẩm của Bach vẫn có những ảnh hưởng rõ ràng từ âm nhạc dân gian và từ nhiều trường phái khác nhau và cả từ cuộc sống nữa. Song tất cả được kết hợp rất hài hòa, và âm nhạc Bach có tính chất cân bằng và suy ngẫm mà không tác giả nào có được.
 
Mai Phượng Linh đã viết:
Phan Việt Anh đã viết:
Bây giờ em chỉ có ở nhà tập tác phẩm thôi, không phải tập Etude nữa rồi. Sao mà mình ghét Etude với cả nhạc của Bach thế.
Híc, anh thích nhất 2 cái này. Đặc điểm của ETUDE và BACH ... là ban đầu chơi thì khó, nhưng càng tập, càng chơi nhiều thì lại càng hay ... tuyệt với nhất ở chỗ đó. Bach đánh, và thể hiện rất khó... Nhưng khi tập nhuyễn rồi thì ... thực sự rất hay. Etude cũng thế :D


Em thích nhạc của Chopin nhất, nhạc nghe nhẹ nhàng, lãng mạn, đánh ở phòng trà hay đánh chơi một mình đều hợp cả.
CHo em hỏi thêm, thế bây giờ anh còn điều kiện để tập đàn nữa không?
Chopin thì 10 người học đàn có đến 9 người thích còn gì nữa. Nó bộc bạch và nồng nàn, và rõ ràng là rất dễ đồng cảm. Nhất là khi đang yêu thì... ;;)
Hồi trước anh sợ Chopin lắm, vì khó, và chả thể nào hiểu nổi mạch của tác phẩm cả. 0:) Bây giờ thì mới thật sự thấy thích. Nếu chơi vào ban đêm thì thật mấy Dạ khúc hay Mazurka của ông không thể nào diễn tả được - nó thật quá tĩnh lặng, dù có những đoạn to nhưng vẫn là âm thanh vang lên giữa xung quanh im lặng. Thích nhất là khi kết tác phẩm, âm thanh cứ chìm dần mất hút đi thật êm...
Nói thế Chopin vẫn khó, Etude hay Ponlonaise của ông thì thật choáng ngợp 8-} .
 
Back
Bên trên