Cả làng mình có ai học piano ko?

Em học piano được non 10 năm, chỉ nghe có khái niệm "xướng âm", "ký âm", "hòa âm" chứ phối âm thì chưa nghe qua, cả ghi âm nữa (Grammy "Ghi âm của năm? :-/ :p), chắc là "ghi" đồng nhất với "ký" :)

Về hòa âm cho một bản nhạc thì em thấy ngay cả học nhạc viện, số người viết thành thạo được phần tay trái cho một bản nhạc cũng ít. Em học được 8 năm thì bắt đầu viết thử tay trái, đến nay thành công chỉ mỗi bản Happy New Year :((

My Immortal là do Amy tự chơi? :-/
 
thế mới có chuyên và ko chuyên
bà giác em bảo mấy cái đấy có vẻ ko quan trọng nhưng hình như cũng giúp nâng cao đáo để kĩ năng chơi đàn ---> ko hiểu tại sao, cứ học thôi :D
 
Hờ, "ký âm" với "ghi âm" là một, tức là ghi lại các âm thanh mà mình nghe được, bao gồm cao độ, bè, nhịp phách.
Còn "hòa âm" với "phối âm" chắc cũng là một, là phối hợp các nốt để tạo nên 1 hợp âm hoặc phối các nhạc cụ khác nhau để tạo nên 1 bản nhạc.

Học được mấy cái này thì chắc chắn là tốt rồi :D vì nếu ai giỏi ghi âm và hòa âm thì khi chơi nhạc, không cần nhìn kỹ bản nhạc cũng nghe ra là mình đánh sai hay đúng.

Em Phương mà viết được cả tay trái thì khá quá rồi. Cô chị bảo ai biết sáng tác và giỏi hòa âm được thì mới là "thầy", còn dừng ở mức chơi piano ko thì chỉ là "thợ" thôi.

Chị ko có ý định theo chuyên nghiệp nên chỉ cần làm "thợ giỏi" thôi là đủ. :p
 
hòa âm mà cứ dùng dải thì ko khó ... cái này em nghĩ ai cũng làm được (tiếc là em làm rất ngu :)) ) ... nhưng nghe nó cứ ... thường thường ...
còn làm theo kiểu cổ điển thì chịu ... em ko tinh tế đến thế :D
mệt nhất là xướng âm :|
 
Kiểu cổ điển là kiểu gì thế em?

Mà tình hình là bản forever của em Nguyệt hình như ko có ai trả lời. Thành thật chia buồn. :biggrin:

Chán nhỉ, ko biết mấy món nhạc cụ khác thì thế nào chứ ở VN mà muốn tìm bản nhạc piano của mấy bài hát đang nổi thật khó. Lấy ở trên mạng thì lại phải nộp xiền. :((

Cho hỏi luôn, có ai có sheet của nhạc VN ko?
 
kiểu cổ điển khó giải thích, nói chung là ko giống kiểu hiện đại :D
em cũng ko biết khác chỗ nào, chỉ biết khác :D

nhạc vn thì em chịu, sheet em toàn load ở gamingforce.com
có điều phỉa là member
 
Dương Quang Long đã viết:
hòa âm mà cứ dùng dải thì ko khó ... cái này em nghĩ ai cũng làm được (tiếc là em làm rất ngu :)) ) ... nhưng nghe nó cứ ... thường thường ...
còn làm theo kiểu cổ điển thì chịu ... em ko tinh tế đến thế :D
mệt nhất là xướng âm :|

Hơ, chú nói thế nào, chứ em nghĩ "dải" <hình như là "rải hợp âm" :D> không hề dễ, và cũng không hề thường.

Xét về dễ, làm sao nó dễ bằng kiểu hợp âm ABC như bài "Đàn gà" nhạc Pháp <em cá là bài này ai cũng biết>, 1-5-3-5, 1-5-3-5 :D

Xét về độ "thường", thì thực sự rất nhiều bản Walzt dùng hợp âm rải, vì nó phù hợp tiết tấu 3/4 <tất nhiên là trừ một số bản như Walzt Favourite hoặc Blue Danube>

Nói chung về chuyện hòa âm, em nghĩ rất khó đánh giá. Cùng một bản nhạc có thể hòa âm theo nhiều kiểu. Ví dụ như với bài "Nhạc rừng" tiết tấu nhanh, dùng hợp âm kép thích hợp, nhưng vẫn có người dùng hợp âm trải dài, nghe vẫn ổn :D Chỉ tính qui định về giọng trưởng hay thứ em mới nghĩ là cần chính xác :D

Em cũng không hiểu "kiểu cổ điển", chú giải thích hộ em với! T_T
 
Phạm Mai Phương đã viết:
Hơ, chú nói thế nào, chứ em nghĩ "dải" <hình như là "rải hợp âm" :D> không hề dễ, và cũng không hề thường.

Xét về dễ, làm sao nó dễ bằng kiểu hợp âm ABC như bài "Đàn gà" nhạc Pháp <em cá là bài này ai cũng biết>, 1-5-3-5, 1-5-3-5 :D

Xét về độ "thường", thì thực sự rất nhiều bản Walzt dùng hợp âm rải, vì nó phù hợp tiết tấu 3/4 <tất nhiên là trừ một số bản như Walzt Favourite hoặc Blue Danube>

Nói chung về chuyện hòa âm, em nghĩ rất khó đánh giá. Cùng một bản nhạc có thể hòa âm theo nhiều kiểu. Ví dụ như với bài "Nhạc rừng" tiết tấu nhanh, dùng hợp âm kép thích hợp, nhưng vẫn có người dùng hợp âm trải dài, nghe vẫn ổn :D Chỉ tính qui định về giọng trưởng hay thứ em mới nghĩ là cần chính xác :D

Em cũng không hiểu "kiểu cổ điển", chú giải thích hộ em với! T_T

cô nhỏ học đàn 10 năm này có vẻ hiểu nhầm í của mình thì phải :)), nói như em thì nghe chừng mọi chuyện có vẻ cao siêu quá, làm mình sợ :D

thế này nhé, anh bảo dùng kiểu rải là dễ vì chỉ cần có phần giai điệu là người ta có thể viết tay trái đệm dùng rải hết (theo kiểu bọn TQ hay làm, tất nhiên là ko chuyên nghiệp như bọn nó :)) ) còn thường là cái kiểu phổ biến chứ ko bảo nó tầm thường , got it ?

On the beautiful of Blue Danube em nói là bản transcribed của John Thompson hay Strauss ? khác nhau đấy ^^. Nhạc cổ điển cũng dùng rải nhưng gam của nó có vẻ bây giờ ko dùng nhiều. Và từng nốt người ta viết ra để phù hợp với cả nội dung lẫn tiết tấu của phần giai điệu chứ ko chỉ là âm thanh viết ra để phù hợp với nốt tay phải v..v...

vd

trong một bản phối bài lullaby thì tay trái cứ chạy rải ...
trong nguyên bản gốc (bài hát) thì ko chỉ là rải, có thể đang dùng rãi bỗng sử dụng những nốt khác nhau có thể ko thuộc 1 rải nhưng lại ... hay hơn (cảm nhận chủ quan :D )

đại khái là thế, nói chung là cũng tùy thuộc cảm nhận mỗi người, khó nói. Văn chương iem dốt và iem cũng chưa học đàn lâu như các chư vị lão làng nên viết hơi ngu và khó hiểu, mong mọi người hết sức thông cảm :) :D
 
Hi`, tại chú nói là "không khó" nên em nghĩ là không khó = dễ, dễ = thường >_<

Blue Danube của Strauss ạ :D

Uhm, em nghĩ việc viết được hòa âm cho piano thì căn bản nằm ở hợp âm khi học... organ :D Tất nhiên đây chỉ là ngu ý của em. Ví dụ như khi học organ, mìng đệm gam Gm (CEG) chẳng hạn, thì sang piano, cũng phần đó, mình có thể chuyển từ gam gốc Gm thành hợp âm rải cho 3 ngón (C-E-G), 4 ngón (C-E-G-C), hợp âm kép (C-EG) và vô thiên lủng những cái khác (C-E-G-E-C...vv..vv)

Bây giờ thì em hiểu ý chú Long rồi!!! :D Bất kì một bản nhạc soạn cho organ nào, ta cũng có thể từ đó mà suy ra cho piano, nếu chơi kiểu rải :D Hix, thâm ý cao siêu, bây giờ em nhận ra, múa rìu qua mắt thợ rồi :p
 
mọi người có thử đánh nhạc game bao giờ chưa, hay lém đấy :D
tất nhiên cũng chỉ phục vụ cho giải trí thôi chứ cũng chẳng học hành gì được từ mấy cái đấy ... chẹp, bà giáo mình cứ kêu là học kỹ thuật thì học nhạc cổ điển thôi chứ tập nhạc hiện đại chẳng ích gì ... nhạc hiện đại được mỗi cái giai điệu chứ ko tinh tế bằng ...
chẹp, mình hơi ngu nên mãi cũng chỉ thấy nhạc cổ điển vãi khó chứ tinh tế thì mới xơ xơ ... đúng là nghiệp dư :D
 
Ê!
Mọi người học piano thế nào?
Em học gần 5 năm mà vẫn ngu như bò ý. Có ai có sheet gì hay hay lên phổ biến cho anh em cái.
Có ai có bản piano của forever ko?
==> anh nói thật, đệm cái bài này là dễ nhất trong các thể loại nhạc nhẹ, nhạc phim HQ :D ... Em cố gắng tìm anh chị nào học trước em, thì biết ngay :D..

Ôi, em học có mỗi một năm. Sau mệt quá thôi luôn. Em chơi kém lắm.
Piano là một môn nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì bao giờ cũng đòi hỏi ít nhất vài yếu tố như : năng khiếu + lòng kiên trì + yêu nghề...
==> Nếu em thích thú .. thì phải cố gắng lên thôi ;)

Lúc đầu nhìn thấy tên Nguyệt ở đầu topic, hí hửng tưởng cái Nguyệt lớp mình ai dè là em Nguyệt.
Chị học piano gần 10 năm rồi nhưng mà ghi âm kém lắm, nghe một bài hát xong rồi cũng chỉ ghi được mấy nốt giai điệu thôi, còn bè đệm tay trái thì bó tay. Nếu chịu khó lần mò từng nốt thì chắc cũng được đấy nhưng mất thời gian lắm.

Còn chuyện phối âm thì cũng là cả một vấn đề đấy, không đơn giản đâu.
Em nói làm anh sợ. Em học piano 10 năm rồi mà còn kêu là phối âm cũng là vấn đề thì anh hoảng lắm. Học được 10 năm tức là tương đương với trung cấp 3. Nếu em học chuyên nghiệp thì em cũng đã học các môn âm nhạc cơ bản như : hình thức, hòa âm, trích giảng ... => thừa trình độ để phố khí một tác phẩm đơn giản như forever rồi em ơi.
Em khiêm tốn quá :(

Tự mình tìm cách đánh tốt hơn chứ em Cố gắng tự đánh đi, bài Forever anh thấy cũng ko phải quá khó mà!
Bạn hiền nói rất hợp với ý tớ... tự mình phối bao giờ cũng mang phong cách riêng của mình. Bao giờ cũng hấp dẫn hơn !

guitar và Piano là khác nhau
ghi âm thì ko phải ai học piano cũng học xướng âm và ghi âm
mình là 1 trong số xui xẻo vì phải học mấy cái này
nhưng cũng có nhiều lợi ích
Em học piano ở đâu mà không phải học ghi âm sướng âm :D ... Từ xưa đến giờ anh chưa thấy ai học piano mà không học ghi âm, sướng âm :D ... Không học cái đó thì em chơi đàn kiểu gì ... anh chưa tưởng tượng ra :D

ko chính quy nhưng bà giáo bắt học để phát triển
mà em thấy xướng âm đã khoai rồi ghi âm còn khoai hơn
đúng như chị nói, giai điệu thì được chứ đệm thì ... bó tay
mà kể cả giai điệu mà ghi được mấy cái nhạc cổ điển đánh vãi tởm lợm thì cũng bó tay (điển hình là chopin và johann bramhs và franz lizts )
nhạc dân tộc thì em chịu
Anh thích nhất nocture và Waltz của Chopin, các bài Etude Lizts, và các tác phẩm trong bình quân luật của Bach. Ngoài ra các tác giả khác thì chỉ thích theo tác phẩm : như Đi săn của Mendelson, Bốn mùa của Tchaikopzki v.v...

Em không có ý phân biệt đâu nhưng đúng là thường thì dân chơi đàn dây (trừ bọn violin ra)thì hầu hết có tai nghe cao độ kém hơn so với dân piano. Đơn giản là vì cao độ của đàn dây rất hay bị lệch, phô đi do bởi sự thay đổi khí hậu hoặc do các yếu tố cấu tạo của đàn. Vì thế trong một dàn nhạc, các nhạc cụ như cello, viola thậm chí cả violin đều phải dựa vào piano để lấy cao độ chuẩn.
Anh thì cho rằng giữa dây và piano thì thường là piano nghe chuẩn hơn (thường thôi chứ không phải tất cả.) đơn giản vì dân piano được nghe nó từ bé rồi. Còn dây thì ít nghe hơn. Còn cái nguyên nhân em nói ... là theo thời tiết hay gì gì đó thì anh không đồng ý tí nào. Đàn dây hấp dẫn mọi người ở chỗ nó là nhạc cụ "hút dẫn". Tính "hút dẫn" của nhạc cụ này rất cao. Đó chính là cái hay của nó. Nếu nó đánh như piano thì chẳng còn gì hay cả. Chính sự hút dẫn đó là điểm mấu chốt. Trên Đàn piano, các nốt phím đen và phím trắng cách nhau 4,5 côma ( tính bình quân luật ! ). Vd: C->C# (4,5 côma) . Nhưng trên cây đàn violon thì khác. Tùy vào tình cảm tác phẩm, tùy vào sự cảm nhận của người chơi, tùy vào nét giai điệu và xu hướng phát triển của hình thức tác phẩm mà người ta sẽ thể hiện C-C# là 5 côma hay chỉ là 4 côma, để làm tăng sự hút dẫn về âm đằng sau nó.
 
Em học piano được non 10 năm, chỉ nghe có khái niệm "xướng âm", "ký âm", "hòa âm" chứ phối âm thì chưa nghe qua, cả ghi âm nữa (Grammy "Ghi âm của năm? ), chắc là "ghi" đồng nhất với "ký"

Về hòa âm cho một bản nhạc thì em thấy ngay cả học nhạc viện, số người viết thành thạo được phần tay trái cho một bản nhạc cũng ít. Em học được 8 năm thì bắt đầu viết thử tay trái, đến nay thành công chỉ mỗi bản Happy New Year

My Immortal là do Amy tự chơi?
Em học piano nhạc viện à :-? ... và học được 10 năm ... hic hic ... thế mà chưa nghe mấy cái định nghĩa đó ... thì đúng là ... anh không thể tin được ! (sorry!)

Hờ, "ký âm" với "ghi âm" là một, tức là ghi lại các âm thanh mà mình nghe được, bao gồm cao độ, bè, nhịp phách.
Còn "hòa âm" với "phối âm" chắc cũng là một, là phối hợp các nốt để tạo nên 1 hợp âm hoặc phối các nhạc cụ khác nhau để tạo nên 1 bản nhạc.

Học được mấy cái này thì chắc chắn là tốt rồi vì nếu ai giỏi ghi âm và hòa âm thì khi chơi nhạc, không cần nhìn kỹ bản nhạc cũng nghe ra là mình đánh sai hay đúng.

Em Phương mà viết được cả tay trái thì khá quá rồi. Cô chị bảo ai biết sáng tác và giỏi hòa âm được thì mới là "thầy", còn dừng ở mức chơi piano ko thì chỉ là "thợ" thôi.

Chị ko có ý định theo chuyên nghiệp nên chỉ cần làm "thợ giỏi" thôi là đủ.
Ý kiến thêm phát nữa. Thợ hay thầy thì đều cần những hiểu biết cơ bản nhất về âm nhạc, và đặc biệt là các kiến thức âm nhạc cơ bản

==> trong nhạc việc các môn học của nó mới là : ( không nhớ chính xác lắm đâu )
Sơ cấp ( 7 năm ) : chuyên ngành piano + xướng âm + ghi âm
Trung cấp 1 ( năm thứ 8 ) : chuyên ngành piano + vỡ bài tại chỗ + xướng âm + ghi âm + trích giảng + lý thuyết âm nhạc cơ bản + dân ca
Trung cấp 2 ( năm thứ 9 ) : piano + hòa tấu 4 tay piano + x.âm + g.âm + trích giảng + hòa âm + dân ca + v.v...
Trung cấp 3 ( năm thứ 10) : piano + hòa tấu 4 tay piano + x.âm + g.âm + trích giảng + hòa âm + hình thức âm nhạc + v.v..
(nói chung là không nhớ chính xác ...mà đấy mới là trung cấp ... còn đại học thì nhiều môn lắm :D )

==> có muốn làm thợ thì cũng phải học tuốt !:D
 
@ TÚ : tháng 3 này anh về chơi, em còn ở nhà không, anh em mình làm quả tập 4 tay đi. Nhất định lần này không thể bỏ lỡ cơ hội chơi 4 tay với ông em được. Lâu rồi anh không tập, tay nghê xuống thê thảm ! Nhưng sẽ cố gắng tập luyện để chơi 4 tay với em.

Em có thể tự chọn bài không. Nếu không thì anh sẽ liên hệ với cô giáo cũ của anh để lấy bài rồi về tập nhé :D. Hehe... sắp được hòa tấu 4 tay rồi ... nhớ quá !
 
Lizt em thích nhất là bản liebestraum số 3 (giấc mơ tình yêu )... mỗi tội bây giờ đánh vẫn vấp nốt :))
Beethoven em tập mỗi sonate ánh trăng chương 1. Chương 2, 3 khó quá nên bỏ dở (chương một là cái chương mà sách nào cũng có, chương 2, 3 chẳng ai chơi nên ít sách in) ...
Felix mendelson thì em thích mấy bản Songs flying without words của ông í (venetian gondola song, spring song, spinning song ... ) và một cái concertor cung Em (chuyển qua piano rồi )
...
nói chung mình còn kém we' ... nhưng mà 11 rồi, muốn tập cũng ko có time :| :((
 
oài, bài trên viết nhầm concerto thành concertor :D
 
Em học piano ở đâu mà không phải học ghi âm sướng âm ... Từ xưa đến giờ anh chưa thấy ai học piano mà không học ghi âm, sướng âm ... Không học cái đó thì em chơi đàn kiểu gì ... anh chưa tưởng tượng ra
Dạ có đấy ạ :D, VD như là ở CĐNT, thằng em em phải học xã hội hóa, mỗi học kì đóng 3tr mà chỉ có học chuyên ngành thoai, ko ghi âm xướng âm gì hết.Em thì học hết SC cũng phải nhảy sang XHH, vì nếu muốn học theo chuyên nghiệp tiếp thì chỉ còn cách là chui vào đấy học văn hóa :(.
 
Phan Việt Anh đã viết:
Anh thích nhất nocture và Waltz của Chopin, các bài Etude Lizts, và các tác phẩm trong bình quân luật của Bach. Ngoài ra các tác giả khác thì chỉ thích theo tác phẩm : như Đi săn của Mendelson, Bốn mùa của Tchaikopzki v.v...

Em mới chỉ biết tổ khúc The Four Seasons của Antonio Vivaldi, chứ chưa biết Tchaikovsky cũng có một bản nào đó giống tên như vậy. Hi`, anh có thể nói rõ thêm hơn được không ạ? :D

Em học piano nhạc viện à ... và học được 10 năm ... hic hic ... thế mà chưa nghe mấy cái định nghĩa đó ... thì đúng là ... anh không thể tin được ! (sorry!)

Dạ không, em học piano ở nhà. Nhưng mà thật sự là em chưa nghe qua "phối âm" và "ghi âm" trong giới hạn của piano. Theo em hiểu, chỉ có "hòa âm" và "phối khí".

Còn "ghi âm" khác với "kí âm" - sau khi em đã hỏi lại - thì "ghi âm" là hình thức thu lại âm thanh,VD thu vào băng/đĩa <máy ghi âm = máy thu âm, như thế có logic hơn :) >, còn "kí âm" là chuyển từ âm thanh sang kí hiệu trên giấy, và không đồng nhất "ghi âm" và "kí âm" được :)

Nếu có gì sai, xin mọi người chỉ cho ạ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em mới chỉ biết tổ khúc The Four Seasons của Antonio Vivaldi, chứ chưa biết Tchaikovsky cũng có một bản nào đó giống tên như vậy. Hi`, anh có thể nói rõ thêm hơn được không ạ?
Cái bản bốn mùa của Vivaldi với "mùa xuân" (hay nghe ở chương trình dự báo thời tiết :D), "mùa hè", "mùa thu", và "mùa đông"...
Còn 4 mùa của Tchaikovsky thì bao gồm 12 tác phẩm với tên của 12 tháng. Nổi tiếng nhất vẫn là tháng 6, tháng 10, tháng 12 ...v.v... (trong tuyển tập 4 mùa của Tchaikovsky)

Còn mấy cái định nghĩa đó ... đều là những từ thường dùng trong âm nhạc thôi mà :D. Rất hoan nghênh tinh thần tìm hiểu của em :D ... Cố gắng lên !

Dạ có đấy ạ , VD như là ở CĐNT, thằng em em phải học xã hội hóa, mỗi học kì đóng 3tr mà chỉ có học chuyên ngành thoai, ko ghi âm xướng âm gì hết.Em thì học hết SC cũng phải nhảy sang XHH, vì nếu muốn học theo chuyên nghiệp tiếp thì chỉ còn cách là chui vào đấy học văn hóa .
Anh có bác dạy ở trường này, anh sẽ hỏi lại xem thực hư thế nào. Anh trước đây học nhạc viện nên không rõ CDNT Hà Nội nguoi ta dạy các em thế nào :D. Mẹ anh cũng có tham gia dạy bên đó, nhưng không phải chuyên ngành đó nên tạm thời chưa hỏi được :D. Cho anh hỏi cái Xã hội hóa là cái gì thế :D
 
có ai chơi các bản ký ức tuổi thơ của Schumann chưa ? hay lắm ... tuy hơi ngắn
điển hình là Traumarei ... hay kinh khủng ...
 
Phan Việt Anh đã viết:
Chị học piano gần 10 năm rồi nhưng mà ghi âm kém lắm, nghe một bài hát xong rồi cũng chỉ ghi được mấy nốt giai điệu thôi, còn bè đệm tay trái thì bó tay. Nếu chịu khó lần mò từng nốt thì chắc cũng được đấy nhưng mất thời gian lắm.

Còn chuyện phối âm thì cũng là cả một vấn đề đấy, không đơn giản đâu.
Em nói làm anh sợ. Em học piano 10 năm rồi mà còn kêu là phối âm cũng là vấn đề thì anh hoảng lắm. Học được 10 năm tức là tương đương với trung cấp 3. Nếu em học chuyên nghiệp thì em cũng đã học các môn âm nhạc cơ bản như : hình thức, hòa âm, trích giảng ... => thừa trình độ để phố khí một tác phẩm đơn giản như forever rồi em ơi.
Em khiêm tốn quá :(

Khiêm tốn gì đâu anh, em có sao nói vậy thôi. Đúng là em có học đàn 10 năm nhưng chỉ học ở CDNT đến nửa trung cấp 1 thôi vì thế mấy khoản hòa âm, hình thức, trích giảng..... là em bỏ tất. :D Phí thật.
Bây giờ em chỉ có ở nhà tập tác phẩm thôi, không phải tập Etude nữa rồi. Sao mà mình ghét Etude với cả nhạc của Bach thế.

Cái vụ Xã hội hóa ở Cao đẳng nghệ thuật thì hình như là mới có phải ko? ngày trước mình đi học đâu có thế. Nhưng mà như thế lại hóa hay ý chứ, dân nghiệp dư đỡ phải tốn thời gian vào một lô xích xông mấy môn ko cần thiết cho họ.

Về chuyện ghi âm với cả ký âm thì thế này nhé. HỒi đi học có thấy quyển sách giáo khoa đề là "Ký xướng âm" nhưng các cô đều gọi là "ghi âm" thay cho "ký âm" vì thế mình cho rằng chúng là một. Mà "ký" chẳng phải là từ Hán Việt của "ghi" sao? :D (như Tây Du ký ý:p)
 
Back
Bên trên