Có thật APEC tổ chức thành công thế ko

đọc giọng điệu của báo chí Mỹ thấy rất buồn cười , và cũng khá là thâm đấy chứ !
 
Chiến lược của 2 tổng thống, 2 đảng khác nhau. Hồi 2004 nếu Kerry lên chắc chắn quan hệ Việt-Mỹ sẽ phát triển hơn bây giờ, có khi PNTR đã được thông qua từ rất lâu rồi. Bush lần này sang VN nhưng tâm điểm của chuyến đi lại là về vấn đề Bắc Triều Tiên và hợp tác kinh tế đa phương trong APEC (điển hình là nối lại đàm phán Doha), còn các vấn đề song phương với VN thực sự là ko được nhắc tới nhiều lắm. Nếu hôm vừa rồi PNTR được thông qua thì có lẽ tình hình đã khác. Và thực sự là tất cả các hãng thông tấn nước ngoài như CNN, BBC, Reuters... nó cũng toàn đưa tin Bush hội kiến với Putin, Abe, Roh... bàn về vấn đề BTT, Nga gia nhập WTO, chống khủng bố, Doha là chính. Cảm thấy quan hệ Việt Mỹ ko được cải thiện lắm như hồi Clinton. Tuy nhiên xét về các mặt khác, như quảng bá hình ảnh VN ra nước ngoài và các hợp đồng kinh tế được ký kết thì trên nhiều phương diện APEC đã thành công.

Quay lại vấn đề về tổ chức APEC. Em thấy anh Tuấn viết rất đúng, vài chuyện nhỏ nhặt như vậy ko thể nói lên được gì và càng ko thể nói rằng chúng ta đã tổ chức thất bại, nhìn tổng thể thì APEC đã rất thành công. Và tất cả những TNV cũng ít ai cho rằng chúng ta thất bại chỉ vì chuyện thẻ an ninh hay thiếu đồ ăn ở Văn Miếu, nhưng cái họ muốn nói đến ở đây là thái độ phiến diện, một chiều của báo chí trong khi đăng tin về APEC, và hơn nữa là sự thiếu trách nhiệm, chậm chạp của một bộ phận cán bộ tổ chức APEC khi có vấn đề xảy ra. Mà cái cách làm việc quan liên, tắc trách như vậy thì đương nhiên ko thể tồn tại ở một hội nghị lớn như APEC, càng phải được mọi người biết để rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn, chứ ko phải bưng bít để đấy rồi tự cho rằng chúng ta đã tổ chức rất hoàn hảo.

Đọc lại cái blog của anh Phúc, xin lỗi nhưng thực sự em chỉ nói được một câu “thối *** ngửi được”. Xin lối anh lần nữa, tuy biết anh học ở trường Công an, hàng ngày hàng giờ được nhồi nhét lập trường cách mạng, triết học Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh, lập trường giai cấp, vân vân và vân vân... để rồi chốt lại là luôn phải tuyệt đối trung thành với Đảng, trung thành với CNXH (chứ trung thành với Tổ quốc, với nhân dân hay ko thì em ko biết) nhưng ít ra anh cũng còn được lên mạng, được tiếp cận với tất cả các luồng thông tin trên thế giới, trong phần feedback ở blog của anh cũng có tin của BBC tiếng Việt, tức là anh ko chỉ ngồi uống chè đọc mấy tờ báo Đảng như Nhân dân, Lao Động... mà còn biết đọc những nguồn tin khác mà những tờ báo này ko dám nhắc tới. Em đã tưởng anh cũng có được cái nhìn cởi mở hơn, khách quan hơn là chỉ chăm chăm bảo vệ Đảng, bảo vệ CNXH như hàng ngày anh được dạy, nhưng khi đọc blog của anh thì em đã nhầm và thất vọng.

Thưa anh, việc nhìn vào sai lầm để biết mà sửa thì chẳng liên quan gì đến “tầm nhìn thiển cận , những suy nghĩ kém cỏi về chính trị , sự non nớt của 1 bộ phận không nhỏ sinh viên về chính trị , lập trường quan điểm , về thái độ nhận thức đánh giá vấn đề” cả. Xã hội phát triển, mọi người ko còn bị bưng bít về thông tin nữa, ai cũng có quyền đánh giá vấn đề theo cách riêng của họ, ko phải lúc nào lập trường quan điểm của Mác Lê cũng đúng, ko phải lúc nào những thứ triết học, tư tưởng anh được nhồi nhét ở trường cũng áp dụng được cho thực tế. Ngay đến Đảng bây giờ cũng phải khuyến khích “tự kiểm điểm, tự đánh giá” (dù chỉ là trên hình thức) để tự nhận ra sai lầm mà sửa chữa. Báo chí là nơi phải nói lên sự thật, họ tập trung đưa tin về thành công của APEC, nâng cao vị thế của đất nước là hoàn toàn đúng, nhưng nếu họ dám chỉ ra những sai sót nữa thì mới thực sự hoàn hảo. Việc chỉ ra cái sai mà sửa ko thể gọi là "thừa hơi chọc ngoáy" như anh nói được, đó mới chính là cái nhìn khách quan, tránh phiến diện một chiều, mới thực sự là việc phải làm của ngôn luận, chứ ko phải là bưng bít thông tin để cho nó trôi qua như một sự kiện “thành công tốt đẹp”, ko có gì phải bàn cãi.

Em cũng ko hiểu giọng điệu “phản động” ở đây anh nói là gì, chẳng lẽ nói lên một sự thật là chính quyền của ta thực sự quan liêu, thối nát là phản động? Nếu anh ko cho rằng một chính quyền tham nhũng tràn lan, cửa quyền độc đoán, nhũng nhiễu người dân, làm đất nước trì trệ là một chính quyền quan liêu, thối nát thì có lẽ anh nên nhìn lại mình xem từ “phản động” đó nên dùng với ai, và anh có xứng đáng với danh hiệu Công an nhân dân, xứng đáng là một con người bào vệ nhân dân (chứ ko phải bảo vệ Đảng, bảo vệ CNXH) hay ko?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hấp dẫn đấy chứ :) Người ngoài cuộc thì ko biết được mấy chi tiết đó, cảm ơn các bạn TNV, vì dù sao đi nữa, APEC lần này là thành công. Ít ra là ko có ông đại biểu nào bị làm sao cả, mấy chuyện nhỏ đổi lấy nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của đất nước, các bạn nên thấy tự hào.
Cha ông bỏ xương máu cho độc lập tự do, còn các bạn TNV bỏ chút mồ hôi công sức và bực dọc cá nhân để cho đất nước có cơ hội mới, còn gì vui hơn nhỉ? có gì mà phàn nàn?
 
riêng bản thân tôi hơi thất vọng vì vấn đề nhân quyền và dân chủ ít được đề cập trong chuyến thăm lần này của Bush , có thể nó ko phải là chủ đề của Apec summit , nhưng ít ra là trong các cuộc tiếp xúc riêng của Bush với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam , Bush nên nhớ rằng , ko phải vì Mỹ đã đưa Vn ra khỏi danh sách đen CPC , thì có nghĩa là chắc chắn từ đây , tự do tôn giáo , và cả các quyền tự do chính trị khác sẽ luôn được nhà cầm quyền VN tôn trọng . Hợp tác kinh tế , thương mại , hợp tác nhân đạo giữa 2 nước là vô cùng cần thiết , bản thân tôi là Sv kinh tế nên rất quan tâm, nhưng các vấn đề về nhân quyền , dân chủ ko vì thế mà bị lu mờ , mà nó cần một sự tiếp cận khéo léo , mềm dẻo nhưng cũng phải cương quyết về lập trường và cần có sức ép liên tục từ phía Mỹ và cộng đồng quốc tế !

Đọc bài viết của Trung mới nhận ra rằng anh Phúc là công an , ko hiểu anh ta là công an gì , công an chính trị theo kiểu Gestapo ,NKVD chăng, mà ăn nói như đúng rồi ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hấp dẫn đấy chứ :) Người ngoài cuộc thì ko biết được mấy chi tiết đó, cảm ơn các bạn TNV, vì dù sao đi nữa, APEC lần này là thành công. Ít ra là ko có ông đại biểu nào bị làm sao cả, mấy chuyện nhỏ đổi lấy nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của đất nước, các bạn nên thấy tự hào.
Cha ông bỏ xương máu cho độc lập tự do, còn các bạn TNV bỏ chút mồ hôi công sức và bực dọc cá nhân để cho đất nước có cơ hội mới, còn gì vui hơn nhỉ? có gì mà phàn nàn?

nhưng họ phàn nàn có đúng ko anh??
có cảm giác chúng ta chỉ chăm lo chu đáo cho những nguyên thủ quốc gia, còn các doanh nghiệp hình như chưa có sự quan tâm đúng mức (như từ các bài viết trên blog..) . Ko thể hoàn toàn tự hào và vui mừng khi chính họ mới là những người đem lại cơ hội, tiền bạc cho chúng ta.
Ví von 1 tí, chỉ có cái phần trên của cái nón APec là được quan tâm chú ý.
 
@admin: Người ta tranh luận thì để cho người ta tranh luận, thấy bài nào chối quá thì để người ta công kích, hơi một tí thì đã sợ đụng chạm nọ kia rồi xóa bài người ta rồi nói là không cần thiết, thôi thì tự xóa luôn bài này đi cho nó xong. Bái bai ko quay lại nữa


Nhưng mà xin lỗi chứ mình cũng là người theo trường phái ôn hòa nhưng cũng thấy cái blog của ông Phúc thối không rắm nào tả nổi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thôi đi, bắt đầu loãng và lạc đề rồi đấy. ở đây toàn đàn ông con trai cả nói chuyện cả nhau làm sao để cho người ngoài nhìn vào không bảo mình quá mấy con đàn bà chứ? :)
 
Nhìn lại APEC thật ra mà nói cái được nhiều hơn và coi như là thành công cũng không quá. Với 1 Hội nghị tầm cỡ như thế này thì khó tránh khỏi những thiếu xót nhưng đáng tiếc ở đây là những thiếu xót không đáng lại rơi vào lề thói làm việc quan liêu. Một tư tưởng phong kiến chạy trên một nền hành chính Pháp trị.

Thử bàn 1 chút về bài viết trong Blog mà Huy Kiên post:

1. Về Thẻ An Ninh (security pass): Đúng là hiện đại hại nhiều người, thật vớ vẩn nhất trong APEC chính là cái vụ thẻ. Bởi quá chủ quan không có phương án dự phòng tốt. Còn tất cả các bộ phận trừ thẻ ra phương án dự phong khá chu đáo:D

2. Việc các TNV hay bị hỏi nhiều hay việc thuyên chuyển vị trí của một số các Tình nguyện viên đó cũng đó cũng chỉ vì vấn đề An ninh, không thể vì một vài TNV bị hỏi nhiều mà đâm ra bực mình, hỏi 10 lần hay nhiều hơn nữa cũng vui vẻ.. bởi chúng ta là Tình nguyện viên. Hay việc thuyên chuyển hãy xem như là việc bình thường ngoài ý muốn.

3. Hôm qua lại có một số đồng chí là lãnh đạo các tỉnh trong Nam ra nói là có giấy mời đến dự Apec và hỏi han một số chuyện.Hai đứa thấy lạ nên check lại. Đúng là họ có giấy mời dự Apec thât và đúng là họ là các vị chủ tịch tỉnh. Vì không được tập huấn trước lại không có thông tin nên hai đứa phải hỏi lại quản lí cấp trên xem thê nào và sau đây là những chỉ đạo của anh:

TNV: Alô, dạ chúng em là TNV Apec làm ở khách sạn XYZ ạ
Trưởng ban chỉ đạo (TBCĐ): Alô, alố, nói to lên.
TNV: Dạ, chúng em là TNV Apec làm ở khách sạn XYZ ạ. Chúng em cần hỏi một việc ạ
TBCĐ: Ừ, có việc gì thế?
TNV: Dạ ở đây có mấy bác chủ tịch tỉnh có giấy mời đi dự Apec ạ. blah blah blah
TBCĐ: ơ, lạ nhỉ, sao chủ tịch tỉnh lại đi Apec, (anh hỏi em thì em biết hỏi ai)
TNV: dạ các bác ấy đều có giấy mời cả và sáng mai sẽ đến dự một hội nghị trên NCC nên muốn hỏi ....
TBCĐ: (vẫn chưa hết bàng hoàng) ơ, sao lại thế nhỉ, Apec thì làm gì có chủ tịch tỉnh
TNV: Dạ chúng em kiểm tra thì đúng là họ có giấy mời thật ạ. Họ muốn ...
TBCĐ: Sao lại thế nhỉ, chủ tịch tỉnh làm gì được dự Apec đâu. (Ối giời ơi, thế ông là ông nào thế, chúng tôi tổ chức hay ông tổ chức)
TNV: Dạ, thế cuối cùng phải giải quyết thế nào ạ?
TBCĐ: Ôi, thế này thì anh cũng không biết đâu, em phải hỏi chỗ này chỗ kia. Rụp!
Đấy, cái đấy người ta gọi là sự chỉ đạo ... của ban tổ chức đấy, sướng chưa!


* Tôi không thể biết chính xác người nghe điện thoại là ai nhưng gọi là Trưởng Ban chỉ đạo là không thật chính xác bởi: Giấy mời các vị lảnh đạo tỉnh có tổ chức Hội nghị APEC (cụ thể hôm đấy có: chủ tịch UBND Thành phố HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hà Nội) do Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn MinhTriết và.. mời, trong giấy mời ghi rõ là ràng và cụ thể tên từng vị, trang phục, cổng vào... và kèm theo cả sơ đồ số bàn ngồi, giấy phép xe ôtô ra vào cổng và có cả 2 tờ A4 hướng dẫn cụ thể của Vụ trưởng vụ lễ tân... ký, được thông báo chi tiết đến từng bộ phận có liên quan nên không thể có Ông Trưởng ban chỉ đạo nào lại mù thông tin đến vậy???????

Chào Thân ái Và Quyết thắng!
 
Đồng ý 2 tay với bài anh Tuấn . Chúng ta mỗi người nắm giữ 1 quan điểm riêng của bản thân , có quyền đưa ra suy nghĩ của mình , có quyền nhận xét vấn đề , tùy các bạn , nhưng với mình xỉ vả đất nước " quan liêu , thối nát , cung cách " là một điều khó có thể chấp nhận được . Với mình , tổ quốc luôn được đặt lên hàng đầu , cũng có thể coi gia đình mình như 1 gia đình cơ bản cũng được , quân đội , cảnh sát , viên chức , tất cả người gia đình mình đều thuộc những thành phần đó . Cũng có thể cho mình nhận xét & đưa ra cái nhìn dưới góc độ Bonsevic , cũng có thể đúng , mình cũng được đào tạo , cũng được dạy bảo trong một môi trường chính trị mà bọn phản động gọi là " chỉ có 1 đảng duy nhất trong một đất nước ", xây dựng lên lập trường quan điểm riêng của mình ,& chắc chắn, sau này mình cũng là 1 thành viên của bộ máy quyền lực trên đất nước này .
Là người trong cuộc , có thể nói là hiểu sâu , biết sâu hơn khá nhiều người về nội tại chính trị , cung cách làm việc của bộ máy đất nước này . Mình hoàn toàn thừa nhận là có rất nhiều yếu kém , sai sót , rất nhiều đấy , nhiều khi mình cũng cảm thấy uất ức thay cho người khác , cũng đặt câu hỏi với lãnh đạo cao hơn câu hỏi " tại sao chúng ta không lột xác luôn đi , thay đổi hẳn đi ,tại sao chúng ta nói lâu rồi mà ko làm ngay đi ? ".Mình cũng là 1 công dân trẻ như các bạn thôi mà , mình cũng nghĩ nếu được trao cơ hội cải tổ lại cung cách làm việc , mình sẽ lột xác toàn bộ , nhanh thôi , rất nhanh , thẳng tay .
Nhưng cái suy nghĩ đó của mình thực ra chỉ là suy nghĩ thiển cận của 1 đứa hoàn toàn non nớt về chính trị . Chính trị thực ra không đơn giản , ai cũng biết nó không đơn giản , nó đặc biệt phức tạp . Tình hình an ninh đất nước ta hiện nay chưa cho phép chúng ta có thể thẳng tay , làm mạnh , nhanh chóng như mong muốn của nhân dân . Chúng ta đã , đang làm rất nhiều , cũng đạt được nhiều thay đổi tích cực không nhỏ , nhưng như các bạn nói , vẫn chưa thể lột được nhiều bộ phận xấu khỏi cơ thể đất nước.Nguyên nhân , mình được trả lời , vì là người trong cuộc , mình được trả lời cặn kẽ với những dẫn chứng về an ninh & chính tri mà mình xin phép không thể nói ra. Chỉ mong các bạn biết rằng , đất nước chúng ta vẫn đang thay đổi lại cơ chế làm việc , nhiều khi hơi chậm , nhưng vẫn không phải là không thay đổi , thụt lùi , không tiến bộ lên , mà mong các bạn hãy hiểu rằng , các bạn hãy cho những người lãnh đạo thời gian , vì mỗi động thái chính trị , bộ máy chính quyền của chúng ta còn liên quan đến rất nhiều vấn đề , liên quan đến an ninh , độc lập của tổ quốc mà có lẽ , chỉ những bạn được học trong các Học viện chính trị may ra , may ra thôi , có thể biết được...
& mình cũng xin có ý kiến , đoạn mà mình quote blog của Pittypat mob cũng nên lưu ý , vì đó là vấn đề đụng chạm chính trị , rất có thể ảnh hưởng đến 4r của chúng ta ... Thanks ..
 
Tổ chức APEC là 1 niềm vinh dự của đất nước Việt Nam. Hà Nội lại là thành phố thay mặy cho 64 tỉnh thành còn lại tổ chức => Rất vinh dự + tự hào.
Để làm tốt việc đấy, Hà Nội đã làm rất nhiều công việc (Xâydựng TT Hội nghị quốc gia, nâng cao ý thức của ng` dân...) => N~ công việc đó đã gây cho ng` dân Hà Nội lòng háo hức mong chờ APEC, niềm vinh dự khi là ng` dân thành phố Hà Nội.
Mọi ng` dân Hà Nội, các cấp lãnh đạo đã tin tưởng lớp thanh niên hiện nay, các snih viên trong các trg` ĐH có danh tiếng Hà Nội, giao nhiệm vụ đón đoàn đại biể cấp cao về dự hội nghị => Đó cũng là niềm tụe hào của thanh niên, họ đã được sự tín nhiệm mọi ng` dân Hà Nội, của các cấp lãnh đạo từ TW => Địa phương. Đáng lẽ ra họ phải là n~ ng` ủng hộ APEC, làm đẹp mặt thủ đô, con ng` Việt Nam. Một chức trách wan trọng, nó có thể làm thay đổi cái nhìn về con ng` VN của nước ngoài. Gánh trên mình trọng trách quan trọng như thế mà họ bảo là nhục. Mặc dù đây là lần đầu tiên VN đăng cai tổ chức hội nghị cấp cao như thế này ( mặc dù đã từng tổ chức ASEM nhưng nó ko được quy mô như trên.. ) nên còn có nhiêu thiếu sót, đây cũng là chuyện thường tình (Có cái j hoàn hảo được 100% đâu ?) => mọi người nên coi lại khi mình được chọn là các TNV, mang trong mình uy tín, trách nhiệm như vậy mà kêu là nhục ??? Đây là công việc làm vì Tổ Quốc, vì bộ mặt đất nc Việt Nam, làm sao cho xứng đáng là dân trg` THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
 
thưa anh Phúc , em xin mổ xẻ phân tích (có thể ko được liền mạch) để thấy rõ những cái vô nghĩa trong bài viết của anh :
Là người trong cuộc , có thể nói là hiểu sâu , biết sâu hơn khá nhiều người về nội tại chính trị , cung cách làm việc của bộ máy đất nước này ... Nguyên nhân , mình được trả lời , vì là người trong cuộc , mình được trả lời cặn kẽ với những dẫn chứng về an ninh & chính tri mà mình xin phép không thể nói ra.

Vẫn biết , anh có cái nhìn dưới góc độ chuyên môn của mình mà người khác ko có điều kiện tiếp cận , nhưng nếu chỉ nói như thế và rồi chẳng có một dẫn chứng cụ thể nào , thì ko bao giờ thuyết phục được người nghe cả .

Một điều thứ hai nữa mà anh nên nhớ , TỔ QUỐC phải được đặt lên hàng đầu (đúng như câu nói của anh) , nhưng khi mọi người phê phán cung cách làm việc của HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ là quan liêu , thối nát ... , thì đó ko phải là xúc phạm đến TỔ QUỐC, bởi nó ko làm tròn trách nhiệm với TỔ QUỐC , tóm lại phải phân biệt cho rõ 2 khái niệm đó và ko bao giờ được phép đặt ngang hàng CHẾ ĐỘ (dù là chế độ nào) với TỔ QUỐC .

Còn nữa , chẳng hiểu anh đưa ra cái thông tin là "gia đình anh là gia đình cơ bản của đất nước Việt Nam" thì có ý nghĩa gì ở đây . Bản thân gia đình em ,cũng toàn là viên chức nhà nước , sỹ quan quân đội , có người là lão thành cách mạng cả , do đó , nó chẳng giải thích được cái gì hết .Hay anh cho rẳng , chỉ những người có thành phần xuất thân gắn bó với "cách mạng" như anh mới có quan điểm đúng đắn , còn những người khác là "phản động" ?

Lại thế này nữa , anh bảo là
được dạy bảo trong một môi trường chính trị mà bọn phản động gọi là " chỉ có 1 đảng duy nhất trong một đất nước "
??? Bọn phản động nào đây ? Thế ko phải như vậy à , hay còn có Đảng phái nào khác còn được hoạt động công khai ở cái đất nước này ? Thật hết sức vớ vẩn trong câu nói của anh !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình hình an ninh đất nước ta hiện nay chưa cho phép chúng ta có thể thẳng tay , làm mạnh , nhanh chóng như mong muốn của nhân dân . Chúng ta đã , đang làm rất nhiều , cũng đạt được nhiều thay đổi tích cực không nhỏ , nhưng như các bạn nói , vẫn chưa thể lột được nhiều bộ phận xấu khỏi cơ thể đất nước.Nguyên nhân , mình được trả lời , vì là người trong cuộc , mình được trả lời cặn kẽ với những dẫn chứng về an ninh & chính tri mà mình xin phép không thể nói ra. Chỉ mong các bạn biết rằng , đất nước chúng ta vẫn đang thay đổi lại cơ chế làm việc , nhiều khi hơi chậm , nhưng vẫn không phải là không thay đổi , thụt lùi , không tiến bộ lên ,
các bạn hãy cho những người lãnh đạo thời gian , vì mỗi động thái chính trị , bộ máy chính quyền của chúng ta còn liên quan đến rất nhiều vấn đề , liên quan đến an ninh , độc lập của tổ quốc mà có lẽ , chỉ những bạn được học trong các Học viện chính trị may ra , may ra thôi , có thể biết được...

Xin hỏi bạn Phúc, chẳng lẽ ý của bạn là chỉ có những nhà chính trị Việt Nam hay các sinh viên của Học Viện Chính Trị Việt Nam mới biết cách phát triển và cải cách đất nước?

Trong cái forum này, cũng có rất nhiều người học political science, macroeconomics, global business management vv.. vậy ý của bạn là mọi người đều không có một chút kiến thức chuyên môn gì, và không có tư cách để bàn luận?

Tình hình an ninh đất nước ta hiện nay chưa cho phép chúng ta có thể thẳng tay , làm mạnh , nhanh chóng như mong muốn của nhân dân . Chúng ta đã , đang làm rất nhiều , cũng đạt được nhiều thay đổi tích cực không nhỏ , nhưng như các bạn nói , vẫn chưa thể lột được nhiều bộ phận xấu khỏi cơ thể đất nước. Nguyên nhân , mình được trả lời , vì là người trong cuộc , mình được trả lời cặn kẽ với những dẫn chứng về an ninh & chính tri mà mình xin phép không thể nói ra.

Nếu không có thể đưa ra một giải thích rõ ràng với những dẫn chứng cụ thể, thì chính phủ Việt Nam, và cụ thể ở đây là bạn Phúc nên đổi cách giải thích khác, không nên cứ bám rễ vào cái cách nói này mãi được để mà biện hộ cho các hành động của mình (chính phủ VN).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mọi người nhẹ nhàng tí, xin mãi mới được mở lại topic. :D Có gì nói về APEC thêm tí nữa nhỉ.

@ A Phúc: Có gì cần nói em viết trong blog a rồi, thôi khỏi cho lên đây nữa ;).
 
nói về chuyện APEC,dù sao cũng cám ơn các bạn TNV đã cho thấy 1 khía cạnh khác của APEC,nhưng cũng thật đáng tiếc khi các bạn nói câu ''chúng tôi đã quá rõ lối làm ăn cửa quyền,dốt nát...của cái đất nước này'' câu nói này nếu 1 người nước ngoài nói ra đã là sự xúc phạm ghê gớm,chứ đừng bảo bạn là sinh viên VN
Cũng phải hiểu,ko hề dễ dàng khi cùng 1 lúc đón tiếp hàng chục nhà lãnh đạo các quốc gia,hàng trăm các CEO,đại diện các cty lớn của thế giới...nhưng công nhận,công tác tổ chức của Vn là chưa thật hoàn hảo,nếu so sánh với ASEM 5 hay hội nghị Pháp ngữ ngày trước,đơn cử như việc trung tâm hội nghị quốc gia hay cái đường Láng Hòa Lạc bị chậm tiến độ,hay như hồi ASEM các đại biểu được đi toàn Mẹc nhập nguyên chiếc :D
còn bài ông Phúc 8-} quả thật...chả biết nói sao.Hạn chế của VN mọi người đều nhìn thấy,chta có quyền góp ý kiến của mình làm XH tốt đẹp hơn,cho nên cũng đừng hô hào là thông cảm hay phải hiểu cho,ai cũng muốn tốt cho nước mình cả,và ko phải chỉ có mình bạn mới hiểu chính trị nó phức tạp thế nào(mấy cái này các thầy trường Kinh tế nói hay lắm)
APEC lần này,ấn tượng mỗi cảnh bác thủ tướng Úc chạy bộ ở Hồ Hoàn Kiếm :)
 
Nói qua nói lại thì vẫn chỉ là một chuyện: Việt Nam ta ở nhiều mặt còn kém so với thế giới, nhất là kém so với năng lực có thể của chính chúng ta. Song, chúng ta tự hào là người Việt Nam, trẻ, không chịu buông xuôi trước cái chậm chạp, quan liêu của một bộ phận lãnh đạo (chỉ 1 một bộ phận thôi, xin đừng thuận miệng mà nhổ bừa vào cả XH như thể mình biết và bao quát đc tất thảy). Mọi thay đổi có cái cần mạnh tay nhưng khôn ngoan. Như dạy con, trong nhà đánh con đau để mà con tiến bộ; nhưng khôn khéo và quyết đoán để con ko ức quá mà chống đối lại, cả nhà mất vui; kẻ ngoài nhìn vào không biết coi khinh, thậm chí lợi dụng mà khích bác, phá hoại hạnh phúc gia đình.

Cá nhân tôi cho rằng các ý kiến (đa phần là chê bai) từ các bạn Tình nguyện viên là xác thực nhưng thường thiên về chê trách thuần túy. Các bạn ấy cũng chẳng đưa ra 1 giải pháp nào cả (ko phải giải pháp chung chung kiểu như đôi lãnh đạo hay phát biểu "chúng ta phải loại trừ nạn quan liêu"--> làm sao?). Dù bây giờ chưa có người cải thiện theo các bạn, thì ít nhất cũng đem lại cho người tiếp nhận (những người đọc blog chẳng hạn) một suy nghĩ tích cực, nhất là các bạn trẻ sau này nắm quyền điều hành đất nước. Còn về vấn đề tự do ngôn luận, cũng như tự do hóa, toàn cầu hóa có mặt tốt mặt xấu, quan trọng là các bạn cần tiếp thu thông tin nhiều chiều để có một cái nhìn chính xác nhất, tự tìm cho mình một giải pháp hướng tới một Việt Nam tốt đẹp hơn.

Rất mong tại HAO, các diễn đàn và cộng đồng blog VN giữ được tinh thần Thảo luận nghiêm túc, Tôn trọng ý kiến cá nhân và quan trọng nhất là Dẫn dắt mọi người nghĩ và hành động tích cực.

Mọi lí thuyết đều mang màu xám xịt, chỉ cây đời là mãi mãi tươi xanh
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thật ra thông qua các bạn tình nguyện viên trẻ này thì chúng ta cũng nhìn thấy được những mặt trái, hoặc nói đúng hơn là mặt thiếu sót của APEC. Ngoài ra cũng nên thấy mừng vì các bạn trẻ tỏ ra có nhiệt huyết với đất nước, với dân tộc. Trái với những gì bạn Phúc nói, những lời nói của các bạn tình nguyện viên không cho thấy rằng họ "không yêu tổ quốc". mà trái lại phải thấy rằng họ rất yêu tổ quốc mới đúng. Vì có yêu thì họ mới thấy xót xa, hoặc, một cách cực đoan, mới thấy "nhục".

Mặt khác bản thân tôi cho rằng ý kiến nói các bạn tình nguyện viên "có cái nhìn thiển cận" cũng có cái lý của nó (nói rõ thêm là dù thế tôi không đồng ý chút nào về những nhận xét nặng nề mang tính chất chụp mũ của bạn Phúc). Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì nếu điểm qua một số báo chí có đưa tin về APEC (như là BBC, hoặc một số báo khác, như là the economists, hoặc the wall street journal (mỗi báo này tôi có thấy đưa tin, dù không nhiều lắm, chủ yếu chỉ như là điểm tin mà thôi), thì họ nói chung nhận xét là chúng ta tổ chức khá thành công. Ngoài việc ký kết một vài thỏa thuận, hợp đồng, thì họ cũng nhắc cả đến những thành công về mặt quảng bá hình ảnh nữa. Điều này cho thấy ít nhất là trong lần này, thì những thiếu sót mà chúng ta bàn ở đây cũng đã được "các bạn" lượng thứ (cần nói thêm là báo chí nước ngoài không có cái khoản ngoại giao đâu - chính phủ nước ngoài thì có thể ngoại giao, còn báo chí thì không).

Tóm lại là điều cần làm là VN mình cần phải rút kinh nghiệm về những thiếu sót của mình (vì người ta chỉ lượng thứ cho mình 1, 2 lần thôi). Tuy vậy các bạn có lẽ cũng không cần thiết phải có một cái nhìn quá cực đoan về những sự việc này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phạm Ngọc Minh đã viết:
Cá nhân tôi cho rằng các ý kiến (đa phần là chê bai) từ các bạn Tình nguyện viên là xác thực nhưng thường thiên về chê trách thuần túy. Các bạn ấy cũng chẳng đưa ra 1 giải pháp nào cả (ko phải giải pháp chung chung kiểu như đôi lãnh đạo hay phát biểu "chúng ta phải loại trừ nạn quan liêu"--> làm sao?)

Rõ ràng TNV của mình đã được huấn luyện kỹ càng về việc hướng dẫn, cung cấp thông tin cho khách nhưng hình như không được huấn luyện cách xoay sở trong những tình huống ngoài dự kiến, ví dụ như chuyện không phát kịp thẻ an ninh cho khách. Đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi, là nếu như những anh chị TNV đó THỰC SỰ làm việc một cách linh động và quyết liệt hơn nữa đv VCCI thì có thể khách quốc tế sẽ hiểu rằng "À, tụi này nó có sơ suất trong chuẩn bị thật. Nhưng mà chúng nó cũng cố gắng hết cỡ để giúp mình rồi...". Cái này không thể đòi hỏi quá cao ở những tình nguyện viên được, bởi đơn giản họ cũng chỉ là những người TÌNH NGUYỆN - không được huấn luyện chuyên nghiệp bài bản về nghiệp vụ tiếp tân.

Cái quan trọng là ở đây, TNV đều có lửa, đều có quyết tâm + tự hào dân tộc cực to (thế nên mới đi tình nguyện ^_^), nên khi gặp phải những tình huống như thế, thấy khách nước ngoài cư xử phản ứng như vậy, tất lẽ những TNV kia sẽ cảm thấy bị ức chế. Không thể nói việc viết lên những dòng bày tỏ trên blog của họ là thiển cận, nhưng đấy là một cách xử lý non nớt.

Còn về những chuyện như Báo trí và Quan liêu, đã được HAOers mình đề cập quá nhiều lần ở quá nhiều topic rồi. Biết là sai thì phải nói ra để mà sửa, nhưng mà nói nhiều quá thì sớm muộn gì cũng gây nên hệ quả không tích cực. Em rất thích câu này của anh Ngọc Minh:


Rất mong tại HAO, các diễn đàn và cộng đồng blog VN giữ được tinh thần Thảo luận nghiêm túc, Tôn trọng ý kiến cá nhân và quan trọng nhất là Dẫn dắt mọi người nghĩ và hành động tích cực.
P/S:
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Vụ APEC này rôm rả nhỉ?

Việt Nam mình là chúa hay... lươn lẹo! Vấn đề được đặt ra là khâu tổ chức của APEC có nhiều "sạn", thậm chí "bê bối". Một số ví dụ đã được TNV nêu ra (mà ko thấy ai bác bỏ?)

Vậy thì BTC cứ việc nhận lỗi để "rút kinh nghiệm", "sửa chữa". Tại sao lại cứ phải vin vào chuyện "APEC thành công rực rỡ về cơ bản", "Việt Nam ký được nhiều hợp đồng"... (là những cái trời ơi đất hỡi ko liên quan gì đến vấn đề các TNV đặt ra - vì ko ai bảo APEC... thất bại, ko ai bảo Việt Nam ko ký được hợp đồng có lợi... :)), để lẩn đi, tránh những cái yếu kém của mình?

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi không muốn nói đến công tác tổ chức. Cái tôi buồn và cảm thấy thực sự thất vọng là thái độ của các bạn TNV trong các bài viết đấy. Các bạn đang thực sự là đại diện cho một thế hệ trẻ Việt Nam thích ca thán và luôn đòi hỏi. Tôi đọc đến những đoạn nào là: "phải đi ăn 5000 kem trừ bữa", "được phát cho cái bánh mỳ dai nhách", "hàng ăn gần nhất cách khách sạn 2km" vv... mà thấy buồn cười quá. Chẳng hiểu các bạn nghĩ gì về 3 chữ TÌNH NGUYỆN VIÊN nữa. Xách laptop, ngồi phòng họp điều hòa và ăn buffet chăng? Các bạn than thở BTC không tính đến chuyện ví dụ có những đoàn như Trung Quốc không biết nói tiếng Anh để điều một người biết tiếng Trung đến làm việc mà chẳng thấy ai tự nhủ: "giá mình biết thêm một vài thứ tiếng thì đã đâu đến nỗi". Các bạn nói rằng có những lúc xấu hổ quá mà nói nhầm ngữ pháp be bét, ngượng chín cả mặt mà chẳng thấy ai thừa nhận: "vốn tiếng Anh của mình quá kém và lẽ ra mình đã phải chuẩn bị tốt hơn cho một sự kiện như thế này". Tất cả luôn là lỗi của BTC, trách nhiệm của Nhà nước, của Đảng và Chính phủ. Ôi thôi! Tự nhiên tôi thấy xót xa cho cái thế hệ "Tình Nguyện Viên" cách đây nửa thế kỷ quá, cái thế hệ mà chúng ta vẫn gọi bằng cái tên Thanh Niên Xung Phong ấy. Họ bỏ lại cả tuổi thanh xuân, một phần cơ thể và có khi cả mạng sống của mình trên những con đường mà chẳng ai than thở lấy nửa lời. Họ vẫn gồng mình lên với bom đạn, đói khát và những trận sốt rét giữa rừng. Họ vẫn say sưa hát. Bởi vì họ TÌNH NGUYỆN. Và họ hạnh phúc vì sự TÌNH NGUYỆN đó.

Vô phép nói vài câu mà nhiều người sẽ cho là giáo huấn, dạy đời. Đã chót thì chét vậy, gửi đến các bạn câu hát quen thuộc này: "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay"
 
Anh lại nghĩ khác. Tinh thần các bạn TNV như vậy là rất yêu nước, rất có trách nhiệm. Yêu nước mới (tình nguyện) nỗ lực như vậy. Ko ai vì đói, vì bực bội, bất mãn mà bỏ việc, mà sao nhãng. Chỉ sau khi mọi thứ kết thúc và khả năng là ko thấy ai nói đến "hạt sạn" trong tổ chức, họ mới bức xúc...

Ko thể so sánh TNV bây giờ với TNXP ngày xưa. Ngày xưa là thời chiến, người ta (buộc phải) hy sinh tất cả (kể cả cái "tôi", kể cả những tính cách riêng...) cho chiến đấu (ở đây anh ko nói đến chuyện lý tưởng). Đó là thời chiến. Ko so được một hành động của thời chiến với một hành động thời bình, vì nó ko cùng 1 cơ sở, một hoàn cảnh.

Qua những bài viết, anh ko thấy các bạn TNV đòi hỏi gì ghê gớm cả. Họ chỉ muốn được tôn trọng (ở mức độ rất bình thường), được làm việc một cách khoa học hơn, có trật tự hơn... Đó là những yêu cầu rất hợp lý mà ở bất cứ đâu trên thế giới, BTC lập tức phải tiếp thu ngay, không kêu ca, trình bày "hoàn cảnh"...

Vả lại, những điều các bạn TNV nói ra cũng có tính "đối trọng" cho những thông tin một chiều (dễ hiểu là vì sao, và cũng dễ thông cảm :)) về việc APEC đã được tổ chức hoàn thiện.

Nếu gọi là muốn nói cho nó có đầu có đuôi, anh nghĩ rằng không thể phủ nhận được rằng kể từ thời chiến tranh đến giờ, chưa bao giờ Việt Nam lại được ở tâm điểm của sự chú ý trong vùng và quốc tế, như trong những ngày APEC 2006 vừa qua. Việt Nam hẳn đã nỗ lực hết sức để giới thiệu cho thế giới "bộ mặt thân thiện", như cách nói của báo chí trong nước, và hẳn là điều này đã thành công ở một mức đáng khích lệ.

Tuy nhiên, công tác tổ chức, như lời thuật lại của những người trong cuộc - các bạn TNV, theo anh là những trí thức trẻ tâm huyết và gắng sức vì thể diện đất nước trong những ngày qua - còn rất nhiều điều phải bàn. Xuất phát từ chỗ Việt Nam chưa bao giờ - và do đó, chưa thể có nhiều kinh nghiệm - tổ chức một sự kiện quốc tế trọng đại như vậy, đến việc một số thành viên BTC (cũng như khách mời Việt Nam) còn rất thiếu ý thức, thiếu sự lịch lãm và tự trọng cần thiết trong cư xử, cả về "đối nội" lẫn "đối ngoại", những thiếu sót, "tồn tại" trong khâu tổ chức là điều dễ hiểu, có thực, và chúng ta cũng cần trực diện với chúng để khắc phục trong những dịp tương lai.

L.

TB. Cái này Việt Nam cũng phải học Tây nữa này (dù ko đến mức "học như là học bố", ý của Hoàng Long :) ): thấy mình sai, người ta góp ý, ko nhận và cảm ơn, lại đi quy kết người ta là "phê bình ko mang tính... xây dựng", "chỉ biết nhìn cây, ko thấy... rừng", "đi vào tiểu tiết"... Trò này cũng rất lươn lẹo và đặc trưng cho kiểu... tiểu nông của Châu Á. ;)

Tôi không muốn nói đến công tác tổ chức. Cái tôi buồn và cảm thấy thực sự thất vọng là thái độ của các bạn TNV trong các bài viết đấy. Các bạn đang thực sự là đại diện cho một thế hệ trẻ Việt Nam thích ca thán và luôn đòi hỏi. Tôi đọc đến những đoạn nào là: "phải đi ăn 5000 kem trừ bữa", "được phát cho cái bánh mỳ dai nhách", "hàng ăn gần nhất cách khách sạn 2km" vv... mà thấy buồn cười quá. Chẳng hiểu các bạn nghĩ gì về 3 chữ TÌNH NGUYỆN VIÊN nữa. Xách laptop, ngồi phòng họp điều hòa và ăn buffet chăng? Các bạn than thở BTC không tính đến chuyện ví dụ có những đoàn như Trung Quốc không biết nói tiếng Anh để điều một người biết tiếng Trung đến làm việc mà chẳng thấy ai tự nhủ: "giá mình biết thêm một vài thứ tiếng thì đã đâu đến nỗi". Các bạn nói rằng có những lúc xấu hổ quá mà nói nhầm ngữ pháp be bét, ngượng chín cả mặt mà chẳng thấy ai thừa nhận: "vốn tiếng Anh của mình quá kém và lẽ ra mình đã phải chuẩn bị tốt hơn cho một sự kiện như thế này". Tất cả luôn là lỗi của BTC, trách nhiệm của Nhà nước, của Đảng và Chính phủ. Ôi thôi! Tự nhiên tôi thấy xót xa cho cái thế hệ "Tình Nguyện Viên" cách đây nửa thế kỷ quá, cái thế hệ mà chúng ta vẫn gọi bằng cái tên Thanh Niên Xung Phong ấy. Họ bỏ lại cả tuổi thanh xuân, một phần cơ thể và có khi cả mạng sống của mình trên những con đường mà chẳng ai than thở lấy nửa lời. Họ vẫn gồng mình lên với bom đạn, đói khát và những trận sốt rét giữa rừng. Họ vẫn say sưa hát. Bởi vì họ TÌNH NGUYỆN. Và họ hạnh phúc vì sự TÌNH NGUYỆN đó.

Vô phép nói vài câu mà nhiều người sẽ cho là giáo huấn, dạy đời. Đã chót thì chét vậy, gửi đến các bạn câu hát quen thuộc này: "Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay"
 
Back
Bên trên