Beatles

chậc, xin bổ sung thêm info của anh Tuấn. Hì, nếu Ringo Starr là người đóng film hay nhất( qua 3 bộ film) thì George Harrison cũng được mọi người nể trọng ở tư cách là nhà sản xuất film điện ảnh( sau khi Beat tan rã và mỗi người có một sự nghiệp riêng). Chẳng hạn như film Life of Brian năm 1979 và Shanghai Surprise năm 1986 do nữ ca sỹ Madonna và nam tài tử điển trai Sean Penn đóng vai chính:)B-)
 
Thành viên thứ ba: Paul McCartney

Cũng giống như John, Paul McCartney đã được thừa hưởng cái khiếu âm nhạc từ người cha – ông James McCartney. Ông tích chơi dương cầm và năm 17 tuổi ông đã sáng lập ra ban nhạc Ragtime và họ thường chơi trong các cuộc khiêu vũ. Ngày 18/6/1942, một ngày yên tĩnh sau cơn oanh tạc dữ dội của không quân Đức hôm trước, cậu bé Paul đã ra đời tịa nhà hộ sinh Walton (Liverpool), nơi nhiều năm mẹ cậu làm y tá. Ông James McCartney đã khóc vì thất vọng khi nhìn thấy đứa con trai của mình. Ông không thể ngờ lại sinh ra một đứa trẻ xấu xí như vậy. Ông làm sao có thể biết được đứa xấu xí đó sau 20 năm sẽ trở thành thành viên của nhóm The Beatles dễ thương nhất đối với các thiếu nữ Anh.
Cha của Paul một thời gian dài làm trong ngành than, ông cưới mẹ Paul – bà Mary Patricia Motrin năm 1941. Năm 1944, tức là hai năm sau khi Paul ra đời, họ lại sinh thêm được một đứa con trai nữa và đặt tên cho nó là Michael. Cả hai anh em, Paul và Michael đều là những học trò giỏi khi họ còn đi học. Paul có năng khiếu về mặt văn học. Cậu rất thích âm nhạc, vẽ và văn học Anh.
Năm 1955, gia đình Paul chuyển tới thành phố nhỏ Allerton và vào thời gian này mẹ Paul đã mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo: bệnh ung thư. Cuộc phẫu thuật đã không kéo dài được cuộc sống cho bà và ngày 31 tháng 10 năm 1956 bà Mary Patricia đã mất khi vừa 45 tuổi.
Tình cảnh mới thật là một vấn đề khó khăn với cha của Paul. Ông lúc đó đã vào tuổi 53 và với nghề nữ hộ sinh, mẹ Paul vẫn kiếm được nhiều tiền nuôi gia đình hơn ông. Thời gian đầu, những người bạn láng giềng thường sang giúp đỡ họ trong công việc nội trợ. Mùa đông, hai anh em Paul và Micheal phải tự đốt lò để sưởi và làm việc gia đình trong khi cha của họ thì chuẩn bị cho bữa ăn.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, Paul nhập học ở một học viện. Sau cái chết của mẹ, Paul mới phát hiện ra một điều là cậu rất yêu âm nhạc. Ngay từ ngày còn nhỏ, Paul đã tỏ rõ năng khiếu qua các giờ học dương cầm dưới sự hướng dẫn của bố. Paul cũng tham gia dàn đồng ca trong nhà thờ và ở nhà cậu tập trống theo Evergreen. Cậu có một thói quen: trèo lên giường, và rock-n-roll. Thời gian đó có nhiều ca sĩ nổi tiếng, có cả từ Mỹ tới biểu diễn ở Liverpool và Paul luôn có mặt trong các buổi biểu diễn đó, như Elvis Presley, cho đến buổi biểu diễn của Little Richard, rồi Eric Delancy, Lonnie Donegan, v.v… Sau khi xem những buổi biểu diễn, trở về nhà Paul thường nhớ lại và chơi các bản nhạc đó trên cây guitar của mình một cách miệt mài và hứng thú.
Một điều chắc chắn là Paul có nhiều kinh nghiệm âm nhạc và hiểu biết về văn học hơn ba thành viên khác của The Beatles sau này. Và trước hết Paul phải cám ơn người cha của anh về những gì anh có.
Sau này quen biết với John Lennon ở Woolton, John rất muốn Paul tham gia Quarrymen của anh và Paul đã nhận lời. Kể từ đó họ hằng bên nhau, John tự sắp xếp lại những ý định của mình và viết thành lời bài hát. Paul cũng tự sáng tác một số bài hát và vì có kỹ thuật chơi guitar tốt hơn nên anh cũng dạy thêm cho John các hợp âm guitar. Bởi Paul thuận tai trái nên những điều được Paul chỉ cho vào ban ngày thì John phải lập lại trước một tấm gương lớn ở nhà vào buổi tối để chỉnh cho đúng vị trí các ngón tay giữ hợp âm như Paul. Ngay trong năm đầu kết bạn họ đã soạn được cả trăm bài hát (điển hình là bài Love Me Do) và cứ mỗi lần hoàn thành được một ca khúc mới, họ lại hãnh diện viết lên góc cao của bản nhạc dòng chữ “Một tác phẩm nữa của John Lennon và Paul McCartney”.
Với sự phối hợp của John và Paul, Quarrymen đã thu được nhiều thắng lợi. Đó là lúc John chuyển tiếp lên học trường đại học nghệ thuật vào năm 1957. Tại đây John đã quen biết Cynthia Powell, người vợ tương lại của anh.
 
Thành viên cuối cùng: George Harrison

George là thành viên em út của hội. Anh sinh ngày 25/2/1943 trong một gia đình nề nếp. George lớn lên cùng với anh trai và chị gái trong mối quan hệ gắn bó. Cuộc sống gia đình George khá thuận lợi và không có mâu thuẫn. Cha của George, ông Harold Hargreaves Harrison cưới vợ năm 1930. Vợ ông, (tức là mẹ của George :D) là bà Louise French, nhân viên bán rau quả. Năm 1949, gia đình họ chuyển đến Liverpool, ở tại khu ngoại ô Spike, đường Upton Green, nhà số 25. George là cậu bé dễ xúc cảm, mỗi lần có điều gì tức giận đôi tai cậu lại vểnh ra. Mẹ cậu cho rằng cậu con út của bà thông minh, tự chủ và khá ngang bướng. George học tiểu học cùng một trường với John nhưng hồi đó họ không hề biết nhau.
George Harrison là người duy nhất trong The Beatles được trải qua những năm tháng thiếu niên có đủ bố mẹ và trong hoàn cảnh thuận lợi về kinh tế cũng như các mặt khác. Bốn anh chị em được cấp đầy đủ và riêng George thì được bố mẹ mua cho một cây guitar với giá 250 bảng. Bà mẹ khuyến khích cậu út tập chơi và bản thân bà là người có nhiều năng khiếu về âm nhạc và sân khấu. George cùng với anh cả, Peter lập ra nhóm nhạc 4 người lây tên là Rebels, anh biểu diễn thành công buổi đầu tiên trước công chúng và mỗi người được thưởng công 10 bảng.
Mùa xuân 1958, George tới dự buổi biểu diễn của Quarrymen do John và Paul đứng đầu. Sau buổi diễn, George đã tự trình diễn cho họ một bản nhạc không lời quen thuộc thời ấy, bản Raunchy, và thế là John và Paul liền mời George vào Quarrymen. Được giáo dục đầy đủ nên tuy còn rất trẻ nhưng George đã có một hiểu biết rất căn bản và sâu sắc về âm nhạc. Điều đó khiến John như được chắp thêm cánh và anh hài lòng nói: “Giờ chúng ta đã là bộ ba có cùng một suy nghĩ”.
 
THE BEALTES

1959

Vào một ngày, nhóm Quarrymen nhận giấy mời đến Manchester tham gia buổi ghi nhận những tài năng trẻ của hãng viễn thông Anh quốc. Ngay trên đường tới Manchester, nhóm ba người đã quyết định đổi tên thành Johny the Moondogs. John đã thuyết phục đuợc một người bạn cùng học cũ là Stuart Sutcliff mua một chiếc guitar bass và học chơi. Sutcliff gia nhập với ban nhạc và trong những tháng đầu, cậu lính mới Stuart cảm thấy tốt hơn là nên quay lưng về phía khán giả mà chơi guitar bass khi nhóm biểu diễn.
Ban nhạc lại tiếp tục đổi sang những cái tên khác: The Rainbows rồi The Silver Beatles. Bên cạnh ba cây guitar John, Paul, George và cây guitar bass do Stuart đảm nhiệm, nhóm mời thêm John Hutch làm tay trống cho ban nhạc và họ đã có những buổi diễn rất thành công. Sau đó nhóm nhận được một hợp đồng biểu diễn hai tuần ở Scotland. Tại đó The Silver Beatles thực sự đã gây được ảnh hưởng lớn.
Kết thúc hợp đồng trở về Liverpool, nhóm nhạc biểu diễn nay đây mai đó. Thù lao hàng đêm diễn mà họ nhận được là 15 bảng.
 
1960

Allan Williams, ông bầu của nhóm West in dischen Inseln, có một hợp đồng biểu diễn ở Hamburg. Ông đã ghé thăm câu lạc bộ Beat Locale và Kaiserkeller và nghe một nhóm nhạc người Đức biểu diễn. “Thật là buồn tẻ! Không ai thèm nghe và tôi đã nghĩ đến The Silver Beatles”, Williams phát biểu cảm tưởng sau khi xem buổi diễn. Trước đó, có một lần John, Paul và George đã biểu diễn thay cho ban nhạc của ông trong một đêm diễn và nhờ đó Williams đã biết tới Silver Beatles. “Ở Liverpool họ mãi mãi chưa phải là nhóm nhạc được ưa thích nhất, song ở Hamburg chắc chắn họ sẽ nổi danh”, Williams nói tiếp.
Trước khi Silver Beatles từ Liverpool đến Hamburg biểu diễn, ban nhạc còn một số vấn đề cần giải quyết. Trước hết đó là tay trống. Kể từ tháng 3/1960, Silver Beatles biểu diễn đều đặn và trở thành những người khách quen thuộc của câu lạc bộ. Peter được mời giúp cho ban nhạc trong chuyến đi biểu diễn sắp tới.
Trước Best, Silver Beatles thực sự cũng có một tay trống nữa tên là Ken Browth. Anh này tham gia ban nhạc cho tới tháng 8/1960, thì tự rời bỏ ra đi. “Một buổi tối, hình như giữa họ có xảy ra một cuộc cãi lộn lớn. Người gây ra vụ đó là Ken. Anh chàng đòi được hưởng 15 bảng cho buổi biểu diễn hôm trước mà thực tế thì Ken chỉ tham gia ít phút. Trong khi đó, cả nhóm Silver Beatles cũng chỉ nhận được tổng cộng 60 bảng. Và thế là Ken tuyên bố bỏ đi. Sự đòi hỏi quá đáng đối với một người chí lí như Paul là điều không thể chấp nhận được. Paul nổi cáu thực sự đòi phải ra đi ngay lập tức. Thế là tối hôm sau tôi đã chính thức trở thành tay trống của Silver Beatles.” – Peter Best đã viết như vậy trong cuốn hồi ký của mình.
(còn)
 
hoan nghênh bé Linh^^:x....ko có time đành phải nhờ bé kéo cái thread này lên hộ chị...sắp hết tháng rồi..ko nên để đến năm sauko là...chị bắt bé phải làm bù với chị đấy...
Anh mod đang đợi chị em mình hoàn thành thread này để đưa vào Rock Themes..vinh dự chưa:p
 
Rồi, được, ngon! Em post tiếp nè ;) :

1960

Từ 18/8 đến 16/10/1964, Silver Beatles rời quê hương sang biểu diễn ở Hamburg dưới sự bố trí của Allan Williams. Bố mẹ của các nhạc công Liverpool đã khkoong chia sẻ cảm hứng với các cậu con trai của họ. George lúc ấy mới có 17 tuổi, bố mẹ cậu coi Hamburg là một thành phố hư hòng. Paul thì không được cha mẹ đồng ý do điểm thi vào đại học không được tốt. Bà dì Mimi của John thì khăng khăng từ chối, bắt John phải từ bỏ ban nhạc. Thực tế thì các ông bố và bà mẹ chẳng lấy gì làm tự hào khi các cậu con trai của họ được đi biểu diễn ở nước ngoài. Williams phải vất vả lắm mới thuyết phục nổi họ để được chuyến đi này. Ở biên giới Hà Lan - Tây Đức họ lại gặp một trở ngại khác. Cả bốn nhạc sĩ đều không có một tý giấy tờ cho phép đi làm và theo luật thì họ không được phép công diễn. John đã trình bày: "Chúng tôi là sinh viên và muốn đi thăm bạn bè". Nhưng hải quan vẫn hoài nghi: "Còn những chiếc guitar?" John lại khéo léo đưa ra lý dó: "Chúng tôi là sinh viên và muốn đi thăm bạn bè". Cuối cùng thì hải quan cũng đồng ý để cho chiếc xe của Williams đi qua.
Ở Hamburg ban nhạc đến thế chân cho hội Rosy Storm and the Hurricans. Ngày 17/8 họ biểu diễn ở câu lạc bộ Indra và mỗi buổi buổi diễn thường kéo dài 6 đến 8 tiếng. Sau một tuần, họ chuyển tới câu lạc bộ Kaiserkeller và ở đó họ đã làm quen với tay trống của ban nhạc Rosy Storm là Ringo Starr.
Với sự gia nhập của Peter Best - con trai chủ câu lạc bộ Casbah ở Liverpool, The Silver Beatles cuối cùng đã thoát khỏi cái cảnh phải thuê mượn nhạc cụ. Tuy thế vị trí trống vẫn chưa phải đã hết vấn đề và có một thời ngắn, họ cũng đã phối hợp thử với Thomas Moore, nhưng rồi không ổn và Thomas lại ra đi.
Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, The Silver Beatles đã biến câu lạc bộ Kaiserkeller trở thành điểm tụ hội của những thính giả thích nhạc rock. Sinh viên, những người làm công tác nghệ thuật và giới trí thức đều tụ tập ở đây.
Sau chuyến xuất ngoại đầu tiên, John quyết định rút ngắn tên gọi của hội lại chỉ còn "THE BEATLES". Cậu học sinh John tinh nghịch thuở nào nay chơi chữ, tổng hợp từ hai từ Beetle (con bọ) và Beat (cú đập) làm thành tên gọi cho ban nhạc của mình. Đó là vào mùa đông năm 1960.
Ở Đức ban nhạc có thêm những người bạn mói, trong số đó phải kể dến họa sĩ và đồng thời là nhạc sĩ Klaus Woorman và cô bạn gái của anh ta - nhà nhiếp ảnh Astrid Kirchherr. Tháng 11/1960 Astrid và Stuart Sutcliff đã đính hôn với nhau. Cũng trong thời gian này, nhóm nhạc lại nhận được lời mời từ Hamburg, và lần này là câu lạc bộ Top Ten. Đó là một câu lạc bộ lớn nhất vùng Reperbahn của Hamburg. Khi ban nhạc tới Đức thì đột nhiên cảnh sát phát hiện George chưa đủ 18 tuổi và không có giấy phép biểu diễn hợp lệ. George phải rời Hamburg về nước. Rồi bỗng nhiên tấm thảm trong căn phòng Beatles ở bị bốc cháy. Cảnh sát đã bắt Paul, Peter một đêm và mặc dù không tìm ra nguyên nhân của vụ cháy, ban nhạc Beatles vẫn buộc phải quay về Liverpool.
Các chàng trai không hề thất vọng, họ tiếp tục sáng tác và biểu diễn ở Liverpool. Riêng Stuart muốn trở lại Hamburg với người yêu. Anh đã nhận được một học bổng của một trường nghệ thuật ở Hamburg và cưới Astrid Kirchherr ở đó. Vì thế Paul đành phải đứng ra đảm nhận vị trí bass guitar của Stuart.
Beatles với John, Paul, George và Best ngày một trưởng thành trên con đường nghệ thuật. Kỹ thuật chơi guitar và hát đạt được những bước tiến nhảy vọt và báo chí bắt đầu những lời ca ngợi trong các bài viết về Beatles. Câu lạc bộ Casbah ngày càng trở nên nhỏ bé với số người hâm mộ ngày càng tăng. Beatles quyết định chuyển đến câu lạc bộ Cavern lớn hơn. Beatles bắt đầu nổi tiếng ở Liverpool với phong cách biểu diễn sinh động và loại nhạc mà họ trình diễn bắt đầu được công chúng ưa thích khi những bản rock-n-roll đã phần nào nhàm chán. Mỗi khi các chàng trai xuất hiện, các cô gái gào thét một cách cuồng nhiệt.
 
1961

Cuối tháng 2, George Harrison tổ chức lễ sinh nhật lần thứ 18 của anh. Ban nhạc Beatles lại khăn gói trở lại Hamburg và biểu diễn tại câu lạc bộ Top Ten từ tháng 4 đến tháng 6. Chỉ sau một thời gian ngắn, bốn nhạc sĩ từ Liverpool đã chiếm được vị trí hàng đầu ở Hamburg. Họ bắt đầu để tóc theo kiểu đầu mà Astrid vẫn cắt cho Stuart: tóc dài, không chải hết ra đằng sau như Elvis Presley mà nửa chải ra đằng trước, tóc đằng sau và hai bên cắt bằng nhau. Đó chính là kiểu đầu "nấm", biểu tượng của Bealtes và nổi tiếng như chính Beatles vậy.
Tháng 5/1961, dưới sự đỡ đầu của nhạc sĩ Bert Kaempfert, Beatles đã được hãng đĩa hát của Đức Polydor mời đến thu đĩa. Bài Beats Brothers và Cry For Shadow của John và George cùng với My Bonnie và When the Saints Go Marching In được thu vào tháng 9.
Sang năm 1962, Beatles tiếp tục viễn du tới Hamburg, biểu diễn tại câu lạc bộ Star, vào tháng 1, 4 và 5. Tại các câu lạc bộ ở Hamburg họ đã thu lượm được những kinh nghiệm "nhà nghề" đầu tiên, họ biết cần phải hát những bài hát như thế nào để thu hút được thính giả.
Về sau, John Lennon đã hồi tưởng lại: "Không có Hamburg, chúng tôi sẽ không thể đạt được phong cách riêng của mình".
 
BA ĐĨA HÁT TẠI HAMBURG

Một buổi chiều thứ bảy ngày 15 tháng 10 năm 1961 vào quãng 3 giờ chiều, một chàng thanh niên với cái tên Raymond Jones nào đó trong bộ quần bò bạc, áo da đen đã tìm vào một hiệu đĩa hát ở trung tâm Liverpool hỏi mua chiếc đĩa có bài My Bonnie do ban nhạc Beatles trình diễn.
Người chủ cửa hàng, ông Bryan Epstein - 27 tuổi, tất nhiên biết đến bài dân ca Scotland quen thuộc đó, song còn Beatles? Đó là ban nhạc nào vậy? Một cái tên mà là người hiểu biết âm nhạc như ong, ít nhất là cũng trong thể loại pop, chưa hề nghe tới. Bryan liền gọi điện cho tất cả những người quen và cuối cùng thì ông cũng đã xác định được một nhóm nhạc, với cái tên như ông đã nghe thấy, xuất thân từ chính thành phố Liverpool của ông và họ mới đi biểu diễn ở Hamburg trở về. Hiện nhóm đang trình diễn trong một câu lạc bộ của thành phố.
Cái đĩa nọ mà người khách hàng muốn B. Epstein bán cho trong câu chuyện huyền thoại kia là một đĩa đơn (single) trong số 4 đĩa của Beatles do Bert Kaemmpfert ấn hành. Beatles với 4 thành viên (John, Paul, George và Best, không có Sutcliff) chơi đệm cho Tony Sheridan, một ca sĩ lừng danh ở Anh lúc bấy giờ, có phong cách hát phỏng theo vua nhạc rock-n-roll, Elvis Presley. Cả 8 bài hát trên 4 đĩa đơn đó sau này có mặt trên album The Beatles in Hamburg được xuất bản nhiều năm sau này.
Lần đầu một bài hát do chính Beatles sáng tác và thực hiện đã xuất hiện, đó là bài Cry For Shadow - một khúc nhạc không lời do John và George sáng tác. Cũng ở đây chúng ta được nghe giọng hát Lennon qua ca khúc Ain't She Sheet thuộc loại nhạc swing. Bài hát do một nhạc sĩ khác sáng tạo nhưng lần này được Beatles rock hóa một cách thành công.
Hamburg - Liverpool, đó không chỉ là hai thành phố cảng lớn với lối sống thoải mái mà còn là cái nôi sinh ra một thể loại nhạc mới, sắc sảo, không phụ thuộc vào thị hiếu âm nhạc của những người dân thủ đô. Tất nhiên nó cũng được phát sinh từ cội nguồn rock-n-roll và đó là lý do để các Ban nhạc trẻ của hai thành phố thưởng đổi đát "làm ăn" cho nhau.
Chúng ta có thể hiểu sâu hơn nữa về những năm tháng sơ khai của Beatles qua bộ đĩa The Beatles in Hamburg đã xuất bản năm 1977, tức là phải 7 năm sau khi Beatles không còn nữa. Ở đó 24 bài hát được thu trực tiếp trong một đêm diễn của Beatles tại câu lạc bộ Star (Đức). Việc xuất bản album có thể xem như một sự may mắn kỳ lạ bởi tất cả 27 bài hát đó được chủ một nhóm nhạc khác, nhóm Ted Kingsize Taylor and The Dominoes, thu trên chiếc máy ghi âm của ông ta và sau đó lại ngẫu nhiên mà không xóa đi để mấy năm sau, khi Beatles đã nổi danh ông bán lại cho B. Epstein, ông bầu của Beatles với giá vẻn vẹn 20 bảng. Cũng nhờ sự tình cờ nào đó mà lần ấy, ngồi sau bộ trống lại không phải là Peter Best mà là Ringo Starr, tay trống chính thức sau này của Beatles. Ngay trên album này chúng ta đã bắt gặp các sáng tạo của Beatles như I Saw Her Standing There, Ask Me Why hay các bài hát của các tác giả khác như bài Twist and Shout, Long Tall Sally, Matchbox, Roll over Beethoven hay Kansas City. Những bài hát này sau trở thành những nhạc phẩm quen thuộc của Beatles có mặt trên các album nhạc riêng của nhóm.
Chúng ta hãy quay về người chủ hiệu nọ, ông Bryan Epstein. Bryan Epstein vốn là một sinh viên y khoa bỏ học giữa chừng. Ông xuất thân trong một gia đình gốc người Do Thái, trước có một thời kỳ sống ở Ba Lan, sau này chuyển qua London. Bryan sau khi bỏ học đã tìm đủ mọi nghề để kiếm sống nhưng đều không thành đạt. Ngày 9/11/1961, Bryan đã đóng cửa hiệu, ra đi tìm kiếm ban nhạc Beatles kia. Cuộc ra đi đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông, nó đưa sự nghiệp âm nhạc của ông lên đỉnh cao chói lọi và tên tuổi Brian Epstein vẫn luôn luôn được người đời nhắc đến cùng Beatles.
Bryan cuối cùng đã lần mò ra được cái hầm rượu, đồng thời là một câu lạc bộ với cái tên Cavern, nơi Beatles đang phục vụ. "Một câu lạc bộ bẩn thỉu, tối tăm, thiếu không khí ở dưới lòng đất cùng những tiếng guitar chói tai", Bryan nhớ lại. Bản thân ông thích nhạc cổ điển và chẳng làm sao hiểu nổi cái gì ở đây đã khiến cho các cô gái vui sướng đến vậy. Bryan thuộc mẫu người luôn làm những gì thấy cần phải làm và bạn bè vẫn thường cười ông. Bryan đã mục kích thấy Beatles; bốn chàng trai vừa chơi đàn vừa nói chuyện riêng với nhau, huých chọc nhau và tất cả những thứ đó làm cho các cô gái rất thích thú. Bryan cũng lấy làm thú vị và liền đề nghị đứng ra làm ông bầu cho những nhạc công "vô danh" này.
Cuối cùng mọi điều đã được chấp thuận và Bryan chính thức trở thành ông bầu của nhóm Beatles vào thang 12/1961. Với ông bầu Bryan, 4 chàng trai bắt đầu làm việc một cách nghiêm chỉnh hơn và bắt đầu có những kế hoạch cho tương lai. Bryan bắt liên lạc với các hãng sản xuất đãi để mưu cầu họ chấp nhận thu các bài của Beatles. Vào thời kỳ 1961 - 1962, khi các bài hát của chính ban hạc xuất hiện thì ban nhạc vẫn không sao rời được một đãi hát nào mang đích tên họ. Bốn đĩa con nói đến trên núp bóng "cổ thụ" Tony Sheridan và Beatles chỉ ở đó với tư cách ban nhạc chơi đệm.
Bryan tới hãng đĩa hát Decca nổi tiếng đề nghị họ nghe thử một số bài hát của Beatles và ở đó người ta đã trả lời cho Epstein thế này: "Đã hết rồi cái thủa của các ban nhạc guitar. Tốt hơn hết là các anh hãy giữ lấy đất tổ của mình ở Liverpool".
Kết quả cũng chẳng có sáng sủa gì hơn khi họ tới gõ các hãng đĩa lớn khác như Pye, Columbia hay HMV. Ngót nửa năm trời, Bryan cùng các chàng trai của ông lang bạt khắp London.
Họa vô đơn chí, lại một tin sét đánh ngang tai đến với họ hôm 10/4/1962: Cây bass guitar cũ và một người bạn thân thiết của họ, chàng trai Stuart Stucliff, đã qua đời khi mới 21 tuổi tại Hamburg do bị khối u ở não.
Beatles mất phương hướng! Lòng tin giảm sút và ban nhạc có nguy cơ tan rã.
Thế nhưng tháng 6/1962, Beatles nhận được điện của Epstein gửi tới: "Xin chúc mừng các chàng trai - EMI mời thu. Xin các bạn hãy tập những bài hát mới".
Và cuối cùng, ngày 11/9/1962, Beatles tới trường thu Abbey Road của EMI, hãng sản xuất đãi hát lớn nhất nước Anh để thu đĩa. Đạo diễn George Martin được EMI giao trách nhiệm đạo diễn thu thanh. Cho đến lúc ấy, George Martin chủ yếu đạo diễn các chương trình hài hước và Beatles làm ông rất chú ý, chỉ trừ có một điều: người đánh trống. Và lập tức John gọi điện cho Ringo Starr, tay trống đã từng có những cộng tác với nhóm trước đây.
Thực ra cũng chẳng phải chờ tới George Martin, từ lâu nay cả John và Paul cũng có cùng một suy nghĩ như vậy. "Mọi việc đã bắt đầu từ cái buổi sáng hôm 16/8/1962 nọ, ngay trước lúc 10h. Bryan Epstein đã cho gọi tôi đến văn phòng của ông ta. Khi tôi vào, ông chỉ nhìn thoáng qua tôi rồi chỉ chỗ cho tôi ngồi. Ông ta cào cào tờ giấy lúng túng và một lúc sau mới lên tiếng: "Các chàng trai muốn anh tách khỏi hội", và quay đi nhìn nơi khác. "Tôi thật khó có thể thay đổi được ý kiến ấy. Anh cũng đã hiểu họ rất rõ. Hãy coi đó là sự thực. Những điều như thế thường xảy ra trong cuộc sống và chính vào lúc anh ta mọng đợi nhất" - Peter Best đã viêt như vậy trong hồi ký của mình sau này.
Đến nay khó có thể nói được nguyên nhân nào là chính đã khiến Best phải ra đi. Đó rất có thể là phóng cách và tài năng âm nhạc, đó cũng rất có thể là sự không tập trung, không cố gắng của Best dưới áp lực của gia đình muốn anh phải có nghề nghiệp có tên tuổi rõ ràng. Nhiều lần bố Peter Best đã than phiền: "Đến bao giờ mày mới có thể cắt đứt được quan hệ với mấy thằng lang thang lêu lổng đó. Mày không nghĩ rằng đã đến lúc tìm lấy công ăn việc làm cho nghiêm chỉnh mà tự xây dựng một cuộc sống tương lai hay sao?"
Song cho dù thế nào đi nữa thì Peter Best đã rời Beatles ra đi khi cánh cửa vinh quang và sự giàu có bắt đầu mở ra với Beatles. Sau này Peter đã nhiều lần phải tự dằn vặt mình. Nếu như đừng nghe theo lời bố thì có nhẽ anh đã có thể trở thành một nhạc công danh tiếng và một trong những triệu phú của thế kỷ 20.
Peter hiện vẫn sống ở Liverpool và làm trong một công sở Nhà nước giải quyết vấn đề thất nghiệp. Về quá khứ của mình, anh ta nói: "Tôi không thể cứ nghĩ mãi về việc tôi đx có thể trở thành gì. Vâng, tôi đã có thể trở thành một trong số những thành viên của Beatles và tôi đã không trở thành. Trước đây, cứ mỗi khi nghĩ đến điều đó là tôi đã cảm thấy điên cả người. Bật ti vi lên, tôi lại thấy họ, John, Paul, George, vẫn những chàng ấy, những chàng trai mà trước kia tôi đã từng sống với và nay đã là những người nổi tiếng thế giới. Và mỗi lần nhìn thấy Ringo ngồi sau dản trống là tôi lại thầm nghĩ: "Lý ra mình ngồi ở đó". Nhưng với thời gian tôi cũng nhận ra được cái điều thật vô nghĩa khi cứ nghĩ về quá khứ. Tôi đã cố gắng sống và làm theo cách của mình".
 
Híc, mất cả buổi tối cho cái bài này đấy, cộng điểm cho em đi :((
 
ÂM NHẠC VÀ VINH QUANG
SÂN KHẤU VÀ ĐĨA HÁT​

1962

Ngay từ đầu George Martin đã có mặc cảm với vị trí trống của Beatles nên ngay cả khi Ringo Starr được mời tới để thu chiếc đĩa đầu tiên cho ban nhạc, ông vẫn không cảm thấy yên tâm lắm. Để cho chắc Martin đã mời thêm một tay trống có hạng và trong suốt 17 lần Beatles đã thu thử, Ringo Starr chỉ được phân công chơi lúc lắc. Nhưng rồi cuối cùng thì họ đã đi tới quyết định chỉ để một mình Ringo điều khiển bộ gõ. Đó là một cái mốc quan trọng đối với Ringo Starr. Chỉ từ đấy anh mới thực sự có vị trí chắc chắn trong ban nhạc và ngược lại Beatles nhờ đạt được sự ổn định, mới toàn tâm nhìn lên phía trước.
Ngày 5/10/1962, chiếc đĩa hát đơn đầu tiên mang tên Beatles đã ra mắt thính giả với hai bài hát: Love Me Do và P.S. I Love You. Love Me Do chính là một trong số cả trăm bài hát ra đời năm năm trước trong thời kỳ đâu hai tác giả John Lennon và Paul McCartney mới quen nhau. Lúc đầu Martin dự tính lấy bài How Do You Do It của nhạc sĩ Murray in lên mặt B của đĩa, nhưng John Lennon thay mặt cả nhóm từ chối sự lựa chọn đó và cuối cùng họ đã nhất chí lấy bài P.S. I Love You của chính Beatles để in lên mặt sau của đĩa.
Love Me Do trong danh sách xếp hạng ở Anh chỉ chiếm một vị trí khá khiêm tốn, xếp thứ 17. Đối với Beatles lúc đó, thì điều này đã là một thành công mỹ mãn. Cách chơi kèn Armonica đơn giản, nhanh một cách vừa phải rất hài hòa với lời ca trẻ trung: "Hỡi em yêu, hãy yêu anh. Em biết rằng anh rất yêu em. Anh sẽ chung thủy với em. Vậy xin hãy yêu anh!".
Như để kỷ niệm lần thu đĩa đầu tiên đáng ghi nhớ ấy, cái mốc đánh dấu cuộc cách mạng mang tên Beatles trong lịch sử nhạc pop, đến nay người ta vẫn lưu truyền một giai thoại thú vị. Theo lời mời của G. Martin, Beatles quay lại trường thu để nghe lại thành quả lao động của họ. Martin hỏi cả bốn chàng trai xem họ có điều gì không được vừa ý với các bài hát và George Harrison đã dí dỏm trả lời: "Tôi xin được mở đầu nhé, chiếc cravat của ông làm chúng tôi không vừa ý".
Thành công của Beatles, ban nhạc chơi loại nhạc khá mới lạ đối với thị hiếu của thính giả Anh, vốn có tiếng là bảo thủ, trở thành tiếng công hiệu triệu các nhóm nhạc khác ở Liverpool đồng loạt trỗi dậy, làm nẩy sinh ra một trào lưu âm nhạc mới, trào lưu Mersey Beat hay Mersey Sound, được đặt theo tên con sông ở Liverpool. Thành phố Liverpool với một triệu rưỡi người dân đã có tới 300 ban nhạc lớn nhỏ theo trào lưu Mersey Sound. "Mersey Sound là âm thanh của 80.000 ngôi nhà đổ nát và 30.000 người thất nghiệp", tờ Daily Worker đã viết như vậy.
Số vụ án hình sự tại Liverpool, vốn là cái nôi khét tiếng của các loại tội phạm hình sự, giảm đi một cách đáng kể. Chả thế mà ông giám đốc cảnh sát thành phố đã phải tuyên bố: "Nếu có đủ tiền, tôi sẽ mua cho mỗi gia đình trong thành phố chúng ta một cây guitar."
Beatles, những người chiến thắng trong cuộc trưng cầu ý kiến độc giả tờ tập Mersey Beat vào thang 1/1962 thực sự là lãnh tụ tối cao của trào lưu mới nảy nở. Mỗi thành viên của nhóm trở thành thần tượng của thanh niên Anh quốc.
Ngày 23/8/1962, John làm lễ cưới Cynthia Powell tại một phòng đăng ký kết hôn ở Liverpool.
Tháng 11/1962, Beatles lần đầu tiên ra mắt khán giả truyền hình và từ ngày 18 đến 31 tháng 12, họ thực hiện chuyến viễn du thứ năm và cũng là chuyến đi cuối cùng tới Hamburg, biểu diễn tại câu lạc bộ Star.
 
1963 - PLEASE, PLEASE ME WITH THE BEATLES

Ba tháng sau khi đĩa đơn đầu tiên ra đời, ngày 12/1/1963, trên các quầy hàng bắt đầu xuất hiện đĩa đơn thứ hai của Beatles. Và đây, Please, Please Me đã chiếm ngay lấy đỉnh cao nhất. Bài hát đã được xếp thứ nhất trong bảng xếp hạng ở Anh, một kỷ nguyên vinh quang đã mở ra với Beatles và vị trí đó còn quay lại với họ tới 18 lần nữa.
Sau những thành công ban đầu, Beatles tuy thế vẫn còn quá non trẻ để có thể tự mình dảmdduwowng cả một đểmbieeu diễn. Vì thế chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi ta thấy trong đợt công diễn qua các thành phố ở Anh, Beatles vẫn chỉ đảm nhận vai trò "hâm nóng" thính giả cho đêm diễn của ngôi sao đang tỏa sáng lúc đó là nữ ca sỹ Helen Shapiro vào tháng 2/1963. Thậm chí chỉ vì những bộ quàn áo da mà họ còn bị đuổi khỏi các nhà hang.
Vượt lên tất cả, Bealtes không ngừng trưởng thành và mau chóng thành đạt tới tầm cỡ của mình. John và Paul đã thu thập từ cặp ca sỹ My Everly Brothers phương pháp đan chéo hai giọng hát của họ. Tháng 4/1963, một lần nữa, Beatles lại chiếm một vị trí thứ nhất trong cuộc trưng cầu về ban nhạc xuất sắc nhất của tờ tạp chí New Musical Express - tờ tạp chí âm nhạc có uy tín nhất nước Anh. Với John Lennon, thời kỳ này còn có một sự kiện quan trọng: ngày 9/4/1963 đứa con trai đầu lòng đã chào đời và John đặt cho nó cái tên Julian Lennon. Đến tháng 5, trong chuyến đi biểu diễn cùng ca sỹ Roye Orbinson và ban nhạc Garry and the Pacemakers, Beatles thực sự trở thành ngôi sao của đêm diễn. Rồi hôm 3/8/1963, lần cuối cùng và là buổi biểu diễn thứ 294, Beatles quay lại diễn ở câu lạc bộ Cavern, nơi chôn rau cắt rốn của họ.
Vào cuối năm 63, Beatles đạt được hai kỷ lục tuyệt vời. Thứ nhất, đĩa đơn thứ tư của hội với bài hát She Loves You đã có tới nửa triệu người đặt mua ngay từ trước khi đĩa được phát hành và cuối cùng đĩa bán được số lượng kỷ lục: 1 triệu 6 trăm ngàn chiếc. Thứ hai, chương trình biểu diễn của Beatles từ Palladium hôm 13/10 đã có tới 27 triệu người theo dõi qua màn ảnh tivi, còn nhiều hơn cả lễ đăng quang của hoàng hậu Anh. Sau chuyến đi biểu diễn năm ngày ở Thụy Điển, từ 24 đến 29/10, Beatles vinh hiển trờ về và đáp xuống sân bay đông kín những người ai mộ họ.
Đêm 4/11, Beatles được hoàng gia Anh mời tới biểu diễn và trên sân hoàng cung, vào cuối buổi biểu diễn, Lennon đã ra lệnh: "Những người ngồi ở hàng nghế rẻ tiền ở phía sau có thể vỗ tay theo chúng tôi. Còn những người ngồi phía trước hãy rung các đồ vang bạc trang sức của mình".
Những người ngồi ghế phía trước ở đây chính là các vị quý tộc trong hoàng gia.
Trong năm 1963, hãng Parlophone, một chi nhánh của tổ hợp công ty xuất bản khổng lò EMI đã tung ra thị trường 2 đĩa lớn và 5 đĩa đơn. Đó là album Please, Please Me xuất bản ngày 5/4/1963 và album thứ hai With the Beatles phát hành từ ngày 22/11/1963. Ngoài những ca khúc bất hủ của ban nhạc như: She Loves You; All My Loving; Please, Please Me; From Me to You; This Boy, cần phải thấy vai trò của I Want to Hold Your Hand mà ta sẽ nói đến sau này.
Beatles còn trình bày rất thành công, tất nhiên là theo sắc thái nhạc Beat của họ, các nhạc phẩm của các tác giả khác như: Boys và Baby, It's You (của nhóm ca sỹ da đen Mỹ Shireless); Chains (của Cookies); Roll over Beethoven (của ca sỹ da đen Chuck Berry) hay các bài khác như Twist and Shout, Please; MrPostman; You Really Go a Hold on Me... đại diện cho nền âm nhạc từ thành phố Detroit (Mỹ).
Người ta vẫn thường kể cho nhau nghe một câu chuyện khá thú vị, gọi là điệp khúc sau năm phút, về bài I Wanna Be Your Man của Beatles trên album With The Beatles. Ngày ấy, ban nhạc The Rolling Stones cũng đang chập chững vào nghề. Sau thành công của đĩa đơn thứ nhất do họ trình diễn, The Rolling Stones muốn có một bản nhạc hay để thu đĩa thứ hai. Và sự giúp đỡ đã tới với họ từ nơi không mong đợi nhất, từ Beatles. Thời điểm ấy, Beatles đã trở thành ban nhạc danh tiếng, các ngôi sao của nó đã rực sáng. Lennon và McCartney mang sáng tác của họ, bản I Wanna Be Your Man tới đề nghị bán cho Rolling Stones. Tất cả thành viên của Rolling Stones đều thích thú vởiban nhạc nhưng rồi Jones và Jagger bỗng có cảm tưởng rằng bản nhạc còn thiếu một cái gì đó mới được trọn vẹn. Hai tác giả trứ danh của Beatles trao đổi với nhau một cái nhìn thật nhan và John lên tiếng: "Các bạn hãy nghe đây, nếu thực sự các bạn thích và muốn mua nó thì phần tiếp theo của bài hát chúng tôi sẽ hoàn thành ngay tại đây". Rolling Stones đồng ý. John và Paul kéo nhau sang phòng bên cạnh và chỉ năm phút sau họ quay lại với điệp khúc đã hoàn thành cho bài hát. Và I Wanna Be Your Man sau đó đã mở đường cho Rolling Stones tới chân trời mới. Còn Beatles, tác giả của bài hát, cũng đưa nó vào album thứ hai của họ.
Nếu như trước đây, khi rock-n-roll với Elvis Presley còn đang thống trị thế giới nhạc POP, trong số những nhạc phẩm bán chạy nhất tại Anh, số nhạc phẩm từ Mỹ bao giờ cũng áp đảo Anh thì nay người Anh đã dẫn lại người Mỹ với tỉ số 12:8.
Trong thành công của ban nhạc Beatles còn phải kể đến sự đóng góp của hai người: Đó là ông bầu B. Epstein, người chăm lo, tổ chức các hoạt động của hội và ông G. Martin, người phụ trách toàn bộ chất lượng đĩa hát của Beatles mà nhiều khi người ta vẫn cho đó là thành viên Beatles thứ năm. Ông bầu Epstein đã xếp đặt những bậc thang chiến thắng trên bước đường của ban nhạc, ông đã tạo một trang phục riêng cho nhóm, đưa ra các nguyên tắc sinh hoạt nhưng lại không làm mất đi sự trẻ trung và tính sôi nổi của các chàng trai. Đó không phải là điều mấy ai có thể làm được hay đó chính là tài nghệ của Bryan. Còn G. Martin? Một thời gian dài ông không sao quyết định nổi: John hay Paul - ai sẽ là ca sĩ chính của nhóm. John có giọng hát khỏe và kỹ thuật già dặn song giọng hát hay thì nhất định thuộc về Paul. Theo thói quen thời đó thì mỗi một ban nhạc bao giờ cũng có một giọng hát chính đại diện cho bộ mặt của cả hội. Trong bối cảnh ấy, Martin đã đi đến một quyết định mới mẻ và đầy táo bạo: ở Beatles sẽ không có khái niệm ca sĩ độc tôn. Thời gian đã chỉ ra rằng đó là quyết định vô cùng đúng đắn. Bài hát sẽ do Paul hay John lĩnh xướng là hoàn toàn tùy thuộc vào sự thỏa thuậ rất tự nhiên giữa họ. Chẳng gì thì giữa họ đã tồn tại một giao ước đấy thôi: Cùng sáng tác và cùng ký tên dưới mỗi bài hát mà họ sáng tác.
Có một điều mà cho tới nay khó tìm được một lời giải thích cho trọn vẹn. Đó là: trước đây và ngay cả lúc này, khi Beatles đứng trên đỉnh cao của danh vọng, hai linh hồn của hội, John và Paul, chẳng một ai biết cách đọc và ghi nốt nhạc là như thế nào. Điều đó có vẻ không hề ảnh hưởng chút nào tới công việc và thành công của họ. John và Paul tiếp nhận trực tiếp từ nhau những sáng tạo trong hòa âm cũng nhu cách xây dựng tổng thể cho một bài hát. John huýt sáo, đánh nhịp để biểu lộ những suy tư sáng tác của anh cho Paul hiểu rồi ngược lại. Họ làm việc hăng say, sáng tác không biết mệt mỏi. Suốt trong năm 63, mỗi đĩa hát của Beatles gần như không lúc nào rời bỏ vị trí số 1 trong danh sách các đãi bán chạy nhất ở Anh, và họ đã bán được cả thảy hai triệu rưỡi đĩa hát, một kỷ lục chưa từng có ở Anh.
Từ biệt năm 63, Beatles tiếp tục chuyến công diễn ở nhiều thành phố ở Anh cùng với ca sĩ Peter Jay vả nhóm The Yaywalkers and The Brook Brothers vào tháng 11 và 12/1963.
 
1964 - A HARD DAY'S NIGHT BEATLES FOR SALE

Trong làng nhạc rock và pop, Anh và Mỹ được coi như hai cái nôi sản sinh ra các hội nhạc nổi tiếng nhất. Mỹ sản sinh ra ông vua rock-n-roll Elvis Presley, rồi Chuck Berry, Bob Dylan, các ban nhạc Beach Boys, The Eagle hay The Doors... Còn với nước Anh, có lẽ cũng không phải tốn thêm nhiều lời vì thực tế ta đang chẳng nói về đứa con ưu tú nhất của nó hay sao. Trong mối quan hệ như vậy, việc chiếm được vị trí số 1 ở cả hai nước này là niềm mơ ước của mỗi ban nhạc.
Ở Anh lúc đó Beatles đã trở thành những người hùng, ai ai cũng biết họ. Còn ở Mỹ, người Mỹ còn biết quá ít về họ, về thứ nhạc mới được Beatles sáng tạo. Hai đãi đơn xuất bản ở Mỹ đã không gây được một tiếng vang nào. Phải chờ đến đĩa đơn thứ 5 với ca khúc I Want To Hold Your Hand thành công mới đến với họ. Với bài hát này, Beatles cuối cùng đã dang được cánh tay của mình tới bên kia bờ Đại Tây Dương để nắm lấy thế giới nhạc POP ở đó, thống trị đất nước của nhạc rock và swing. Hãng Capitol - một trong những hãng sản xuất đĩa hát đầu đàn tại Mỹ đã bỏ ra cả nửa triệu dollars để quảng cáo cho chuyến viếng thăm của ban nhạc và phân phát tới 5 triệu băng dán quảng cáo "The Beatles đã đến". Tháng 2/1964, Beatles đã tới Mỹ với tâm trạng phần nào bị ức chế bởi thành công rất hạn chế tại Paris (Pháp), nơi minh tinh màn bạc Sylvia Vantan, cô gái tóc vàng gốc Bungari đã làm lu mờ họ. Khi họ hạ cánh xuống phi trường Kennedy - New York (Mỹ), mười nghìn cổ động viên nhiệt thành đã chờ sẵn họ. Những nhân viên phục vụ tại sân bay Kennedy đã nhớ lại: "Thật kỳ lạ! Chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến cảnh như vậy, ngay cả trong các chuyến viếng thăm của vua chúa và hoàng hậu các nước". Thủ tướng Anh thời đó, ông Douglas - Home đành phải hoãn chuyến đi của ông ta tới Washington cũng chỉ vì Beatles.
Beatles biểu diễn ra mắt công chúng Mỹ qua chương trình TV của Eda Sullivan. Có tới 73 triệu người theo dõi chương trình này. Người dẫn chương trình biểu diễn của Beatles đã thông báo thời gian theo phút Beatles và nhiệt độ theo thang đọ Beatles. Các buổi biểu diễn tiếp theo họ tại Coliseum (Washington) và Carnegie (New York) hôm 11 và 12/2 không còn có thể tìm được một chỗ trống. Xung quanh sự kiện Beatles công diễn lần đầu ở Mỹ, các nhạc sĩ hàng đầu của Mỹ đã đưa ra những lời bình trái ngược nhau. Frank Sinatra, một ca sĩ con cưng của người Mỹ cho rằng: "Trước tiên là phải để cho họ cắt tóc đi đã". Ý ông muốn nói tới những mái tóc trùm kín tai, một điều trước đây chưa từng có và ông ta hoàn toàn không ý thức được kiểu tóc ấy sẽ trở thành mốt thời thượng suốt trong hai thập niên 60 và 70 của thanh niên Âu - Mỹ.
Còn thiên tài nhạc Folk và Country, nhạc sĩ đồng thời là ca sĩ Bob Dylan, thì lại có ý kiến khác: "Tất cả đều nghĩ rằng Beatles chỉ hợp với những chàng trai và cô gái mới lớn và rồi cũng như những loại mốt quần áo, nó sẽ đi vào quên lãng. Nhưng tôi thì lại cho rằng âm nhạc của họ sẽ tồn tại mãi mãi và chính họ đã chỉ ra con đường mà âm nhạc sẽ phải trải qua".
Trong cuộc họp báo ngay tại sân bay Kennedy, các chàng trai đã khiến các ký giả hết sức ngạc nhiên bởi tính trẻ trung bằng những câu trả lời hóm hỉnh:
- Anh giải thích thế thành công của ban nhạc như thế nào?
John:
- Nếu biết được thì chúng tôi đã lập ngay một hội khác và chúng tôi sẽ là ông chủ.
- Khi nhìn vào hàng triệu khuôn mặt thính giả anh nghĩ gì?
John:
- Anh quả thực muốn biết sao?
- Làm thế nào các anh có thể biểu diễn trong tiếng gào thét hỗn độn của khác giả?
Paul:
- Khi chúng tôi không còn nghe thấy nhau nữa thì chúng tôi ngừng hát và chỉ đều đặn đóng và mở mồm mà thôi.
Ngoài hàng loạt buổi biểu diễn ở nhiều nơi, Beatles còn thực hiện bộ phim đen trắng dài 100 phút đầu tiên về họ. Đạo diễn cuốn phim A Hard's Day Night là Richard Lester. Ông đã thành công trong việc tận dụng âm thanh tuyệt vời và tính cách trai trẻ, năng động của họ. Khung cảnh vui nhộn đến điên loạn của bốn chàng trai trên một cái sân xi măng hay cái khung cảnh toa xe lửa, nơi Beatles vừa chơi bài vừa cùng nhau ca hát thật hợp với tinh thần của Can't Buy Me Love và I Should Have Known Better. Tất cả những ai đã xem cuốn phim chắc chắn sẽ không phản đối việc nhận xét này. Ringo Starr, bằng diễn xuất của bản thân đã biểu lộ một tiềm năng về điện ảnh. Từ ngày 2/3 đến 24/4/1964, Beatles tề tựu để cùng nhau thu album thứ ba của họ - đĩa A Hard Day's Night hay nhiều nơi còn gọi là Yeah Yeah Yeah theo chính đơn đặt hàng của EMI. Cũng như 2 album đầu, album số 3 cũng được xuất bản dưới nhãn đĩa của hãng Parlophone. Tại Anh, từ cuối năm 1963 và đến 1964, Beatlemania, cơn sốt về ban nhạc Beatles, bắt đầu nổi lên. Đâu đâu, ở bất kỳ lĩnh vực nào người ta cũng đều có thể bắt gặp cái tên Beatles. Giới trẻ, đặc biệt là thiếu nữ Anh, say mệ điên dại các bài hát của Beatles và cả chính bản thân ban nhạc. Beatles ngập đầu trong những đơn đặt hàng, thư từ tới tấp đến từ mọi chân trời góc biển và chương trình làm việ đã được bố trí sát sao nhất.
A Hard Day's Night (Đêm của một ngày làm việc vất vả) - riêng cái tên album đã toát lên bầu không khí và cơn sốt Beatlemania đang bao trùm quanh Beatles. Album là một bước ngoặt ghi nhớ trong lịch sử của ban nhạc. Chỉ đến khi này, Beatles mới đủ sức làm trọn một đĩa lớn và tất cả 14 bài hát có mặt trên đĩa này đều là các sáng tác của các thành viên ban nhạc. Nhiều nhà phê bình âm nhạc nhất trí coi đây là một tổng thể hoàn thiện và làm một trong những album thành đạt nhất của nhóm. Ta có thể cảm nhận ở đây tính trữ tình qua các bài hát như If I fell; And I Love Her. Cách xây dựng lời cho các bài hát đã tỏ ra một phong cách rất riêng, chỉ Beatles mới có. Kỹ năng hòa thanh của John và Paul, hai giọng hát chính của hội, đã đạt đủ đọ chín. Giọng hát của họ hòa quyện vào nhau, tôn nhau lên và nhiều chỗ ta khó có thể nhận ra đâu là John, đâu là Paul. Còn George Harrison với cây guitar 12 dây Rickenbacker cũng góp phần không nhỏ để tôn vẻ đẹp của các bài hát lên một bước. Phong cách chơi guitar của anh khá độc đáo và chính nó đã gây ảnh hưởng mạnh tới ban nhạc Byrds - một ban nhạc nổi tiếng ở Mỹ.
Bước ngoặt lịch sử do Hard Day's Night đem lại không chỉ diễn ra với Beatles mà với cả toàn bộ lịch sử âm nhạc thế giới. Album số 3 đã đóng một cái dấu chấm hết thời đại rock-n-roll và từ đây nhạc pop chuyển sang trang lịch sử mới: thời đại của nhạc rock.
Sau thành công vang dội của album A Hard Day's Night và một số ban nhạc phẩm tuyệt vời khác trên các đĩa đơn, các nhà làm đĩa ở EMI lo ngại các cậu bé vàng của họ sẽ kiệt sức. Do vậy EMI quyết định phải khai thác dè xẻn Beatles và đưa vào album tiếp theo của họ một vài sáng tác của các tác giả khác mà ban nhạc đã từng biểu diễn trong thời kỳ ở Hamburg. Ngay cả tựa đề của Album cũng thật ngộ nghĩnh: Beatles For Sale - "Beatles để bán". Trong tổng số 14 bài có mặt trên đĩa thì Beatles sáng tác 8 bài và 6 bài là của người khác. Ngày 27/11/1964, đĩa bắt đầu được phát hành rộng rãi ở Anh. Album thứ tư tất nhiên không thể đạt tới sự hoàn thiện về tổng thể như album trước nó. Chắc chắn đó là hậu quả của ý định thuần túy thương mại của những nhà tài chính ở Parlophone và EMI. Người nghe có thể dễ dàng nhận thấy ở đây vết tích của sự mệt mỏi, vội vã và một bầu không khí không còn tươi tắn như trước. Tuy nhiên Beatles vẫn kịp để lại những dấu ấn không hề sợ bị thời gian phai mờ qua các ca khúc trữ tình tuyệt đẹp như: I'll Follow the Sun, Eight Dáy a Week, Baby's in Black, hay Every Little Thing. Trên phương diện phối khí và hòa âm, họ cũng đạt được những tiến bộ mới. George Harrison cho đến lúc này vẫn chưa có sáng tác riêng nhưng kỹ thuật chơi guitar của anh đã tiến vượt bậc. Lần đầu tiên trong lịch sử POP và ROCK, anh là một trong số những người đầu tiên sử dụng phơ với hiệu ứng Feedback (phản hồi) trên guitar điện và cụ thể là trong bài: I Feel Fine. Beatles làm quen với Bob Dylan, ông trùm nhạc Folk và Country ở Mỹ, bằng chứng là sự ảnh hưởng của phong cách Dylan tới John qua bài I'm a Loser.
Đĩa Beatles for sale đứng đầu danh sách các đĩa bán chạy nhất ở Anh liên tục bốn tháng liền và chỉ sau hai buổi ra mắt, nguời ta đã bán được 750.000 đĩa. Trong danh sách 100 dĩad đơn bán chạy nhất tại Mỹ. Beatles chiếm giữ các vị trí từ 1 - 5, vị trí 16, 44, 49, 69, 79, 84, 88. Vào tháng 5/1964, họ thực hiện chuyến viễn du dài ngày qua nhiều châu lục và lần lượt biểu diễn tại: Đan Mạch, Hà Lan, Hồng Kông, Úc, New Zealand. Trong lần đó Ringo Starr bị ốm và Jimi Nicol đã thay anh trên vị trí trống. Tiếp theo đó Beatles lại biểu diễn ở Mỹ và Canada, họ đã có tới 31 buổi biểu diễn tại 24 thành phố vào tháng 8 và 9/1964. Cuối cùng, trước khi năm 1964 kết thúc, họ còn thực hiện một chuyến đi biểu diễn vòng quanh nhiều thành phố ở Anh cùng nữ ca sĩ da đen Mary Wells vào tháng 10 và 11. Lần hai, Beatles biểu diễn một chương trình riêng đón lễ Noel trên truyền hình Anh. Người đời vẫn thường nói: Mỗi một sự vật bao giờ cũng có mặt trái và mặt phải, ngay cả vinh quang cũng vậy. Cuộc sống của những chàng trai "vàng" không phải không có những khó chịu. "Chúng tôi càng nổi tiếng bao nhiêu thì lại càng phải tiếp xúc nhiều hơn với những việc sáo rỗng và người ta lại càng đời hỏi nhiều hơn từ phía chúng tôi, đến mức độ chúng tôi không chìa tay ra trước để bắt tay bà vợ một ông thị trưởng chẳng hạn thì lập tức bà ta chửi rủa và kêu là chúng tôi: "Chúng nó tự cho phép thế à!". John Lennon kể lại: "Một lần ở Mỹ, sau buổi biểu diễn, chúng tôi về nghỉ ở một khách sạn và bà vợ ngài thị trưởng đến chỗ chúng tôi, hống hách nói với ông bầu Epstein: "Anh hãy đưa những chàng trai ấy ra đây cho tôi làm quen với chúng!". Bryan trả lời: "Tôi không thể đánh thức họ dậy được". Và thế là bà ta kêu toáng lên: "Anh hãy đưa chúng ra đây nêu không tôi sẽ đưa các anh lên báo". Bao giờ cũng vậy, khi chúng tôi không muốn phải gặp gỡ với những đứa con gái hư đốn của họ, những cô gái kim cương đeo đầy người, thì bao giờ họ cũng đe dọa sẽ đưa chúng tôi lên báo chí. Chúng tôi liên tục gặp phải, lúc thì con gái người cảnh sát trưởng, khi thì con gái ông thị trưởng v.v... đại loại là những đứa trẻ không lấy gì làm dễ chụ bởi một lẽ đơn giản là ông bố bà mẹ chúng cũng một loại như vậy. Những loại này cứ bám đeo lấy chúng tôi. Tôi luôn phải dùng đến rượu say lướt khướt rồi nguyền rủa họ. Không thể chịu nổi!"
John Lennon đã tâm sự về mặt trái trong cuộc sống của Beatles như thế đấy. Còn sau đây là một vài trích dẫn các câu hỏi - trả lời các cuộc phỏng vấn vào thời kỳ nóng bỏng nhất của cơn sốt Beatlemania từ 4/7 đến 10/11/1964, Beatles đã biểu diễn tại 50 thành phố trên 4 lục địa.
- Tại sao các anh nói như người Anh mà lại hát như người Mỹ?
John: - Làm như thế dễ bán đĩa hơn.
- Ringo, tại sao anh đeo mỗi tay tới hai chiếc nhẫn thế?
Ringo: - Bởi tôi không sao đeo được bằng mũi.
- Các anh nghĩ thế nào nếu trong lúc máy bay hạ cánh ngày hôm nay động cơ bỗng dưng bị cháy?
Ringo: - Beatles, đàn bà và trẻ con, theo thứ tự đó mà ưu tiên.
- Có phải các anh không biết hát à?
John (chỉ tay sang Ringo): - Tôi biết còn anh kia thì không.
- Làm Beatles các anh có thích không?
John: - Có, khi mà chúng tôi không còn có thể là Rolling Stones được nữa.
- Các anh chuẩn bị sẽ cho ra các bài hát chống chiến tranh?
John: - Tất cả các bài hát chúng tôi đều chống chiến tranh.
- Khi hoàn thành một bài hát mới, làm thế nào quyết định được ai sẽ lĩnh xướng?
John: - Chúng tôi gặp nhau và ai thuộc bài hát hơn thì người đó sẽ lĩnh xướng.
- Sự hâm mộ của các cô gái trẻ có ảnh hưởng gì đến các anh không?
John: - Mỗi khi thấy hóng mặt, tôi liền nhìn sang Ringo và lập tức tôi biết rằng chúng tôi chẳng phải là những siêu nhân nào cả,
- Các anh đã nghĩ ra kiểu để tóc này ở đâu thế?
John: - Chúng tôi đã phải bịa ra biêt bao câu chuyện và bây giờ tôi chẳng nhớ nỏi một câu chuyện nào nữa.
- Các anh nghĩ sao về các chàng trai cô gái trẻ đeo những bộ tóc giả kiểu Beatles.
John: - Họ không bắt chước nổi chúng tôi bở chúng tôi không hề đeo tóc giả.
- Các anh sẽ hát cho chúng tôi nghe chứ?
Tất cả: - Không
- Bởi vì các anh không biết hát?
John: - Không phải như thế mà trước tiên là tiền đã.
- Các anh sẽ làm gì khi Beatlemania trôi qua?
John: - Đếm tiền.
- Ai đã nghĩ ra cái tên Beatles?
Paul: - Tôi.
- Tại sao là anh?
Paul: - Tại sao lại không?
- Có phải các anh hoàn toàn không biết đọc và ghi nốt nhạc không?
Paul: - Chẳng ai trong số chúng tôi biết đọc và ghi nốt nhạc. Chúng tôi soạn nhạc bằng cách huýt sáo. Tôi huýt sao cho John nghe và ngược lại John huýt sáo cho tôi hiểu.
Năm 1964 qua đi và ca sĩ Frank Zappa đã tổng kết lại như thế này: "Nếu như anh không chơi giống hoặc gần giống như Beatles thì các anh sẽ không thể tìm được kiểu nào khác."
Hay như lời tuyên bố của John Lennon vào tháng 11/1964: "Không thể tưởng tượng nổi là chúng tôi đã giữ được nhịp độ đó hơn một năm trời".
Để bước qua năm 65, cũng không nên quên rằng cơn sốt Beatlemania bùng lên và lan tràn khắp nước Anh trong năm 1964 thì đến nửa năm sau đó nó bắt đầu lan tới Mỹ và sẽ đạt tới đỉnh điểm trong năm đó.
 
1965 – Tột đỉnh vinh quang

Ngay từ đây, có lẽ cũng nên nói ngay rằng đó là năm Beatles đạt được tất cả những gì mà người ta có thể đạt được. Họ thực sự đạt tới đỉnh cao tột cùng của danh vọng.
Ngược lại dòng lịch sử của nhạc pop chúng ta thây một điều thú vị: Cho tới trước khi Beatles đạt được thành công, khái niệm ban nhạc là một khái niệm ít được biết đến. Vào những năm 50, người ta chủ yếu chỉ nghe các ca sĩ đơn ca và ban nhạc thường chỉ là cái nền, một phương thức để đệm cho các giọng hát. Điều đó có lẽ không có gì khó hiểu nếu chúng ta nhớ lại rằng, những năm 50 là những năm thống trị của vua rock-n-roll Elvis Presley. Và tất nhiên mọi việc quay vần theo mẫu hình đó. Cũng tồn tại những ba nhạc, như The Shadow chẳng hạn. Nhưng nó cũng không thể thoát ra khỏi chính mình và vẫn phải nhờ Cliff Richard làm ca sĩ chính.
Tất cả đều phải chờ tới Beatles! Chỉ với Beatles, khái niệm ban nhạc mới trỗi dậy, vượt qua tất cả để trở thành nguyên mẫu. Beatles là người khởi đầu trào lưu mới trong những năm 60 của thế kỷ này và trực tiếp đứng đầu nó. Theo gương Beatles, không chỉ có 300 ban nhạc nổi lên ở Liverpool mà còn hàng loạt các ban nhạc (sau này cũng đạt không ít tiếng tăm) khác ở khắp nơi như Manfred Mann ở Manchester, Animals ở New Castle và trước hết là ba ban nhạc của thủ đô London với những kỹ thuật gia guitar sừng sỏ: Jones và Richards (ban Rolling Stones), Eric Clapton và Beck (ban Yardbirds) và Townshend (ban The Who). Ở Mỹ có The Doors, Byrds, Lovin’s Spoonful và ngay cả Bob Dylan cũng lập ra một ban nhạc rock riêng.
Các hoạt động của Beatles trong năm này mở đầu bằng đám cưới của Ringo Starr với Maureen, cô thợ làm đầu người Liverpool hôm 11/2/1965.
Ngày 15/3/1965, Bealtes bắt đầu quay cuốn phim thứ hai về họ. Đạo diễn bộ phim màu với tựa đề Help vẫn là Richard Lester. Phim là một câu chuyện hài, không có thực xoay quanh chiếc nhẫn có phép mầu kỳ diệu của Ringo Starr có khả năng làm bé con người lại. Tham gia đóng phim, ngoài 4 nhân vật chính là John, Paul, George và Ringo còn có rất nhiều nam nữ diễn viên điện ảnh có tiếng ở Mỹ. Cuốn phim bắt đầu được quay tại vùng núi Alpeur thơ mộng của nước Áo và sau đó là trên các hòn đảo của vương quốc Bahama nhỏ bé. Rất nhiều cảnh trong phim được dựng khá công phu, nhưng chính nhứng người “hùng” của bộ phim thì lại không thấy thoả mãn với kết quả thu được. “Đó là một câu chuyện thật vui nhộn nhưng đó không phải là cuốn phim của chúng tôi. Ở đó chúng tôi như những người khách vậy.” Paul nhận xét về cuốn phim Help như vậy.
Trên màn bạc, các thành viên của ban nhạc liên tục xuất hiện và một lần nữa Ringo Starr tỏ ra xuất sắc hơn cả. Diễn xuất của anh tự nhiên, thoải mái như một minh tinh màn bạc chính hiệu vậy.
Khi cuốn phim Help được chiếu rộng rãi ở Anh thì tại các cửa hàng đĩa cũng xuất hiện album thứ 5 của ban nhạc đĩa Help theo tên của bộ phim. Lần cuối cùng trong lịch sử 13 album Beatles chính thức xuất bản, ta còn gặp ở đây một và ca khúc không phải do Beatles sáng tác.
Chúng ta hãy dừng lại đôi chút trước khi đến với Help để nhìn lại toàn cảnh tình hình nhạc Pop ở Anh - Mỹ hồi đó. Như đã nói ở trên, Beatles ra đời, trưởng thành rồi trở thành ngôi sao định tinh rực sáng trên nền trời nhạc rock ở cả Anh và Mỹ. Theo gương họ đã có không biết bao nhiêu ban nhạc, lớn có, bé có, nổi tiếng, ít nổi tiếng có. Tiếp thu hơi thở của Beatles, những ban nhạc mới đã nhanh chóng trưởng thành, tiếp tục tìm kiếm những con đường mới mẻ trong âm nhạc và trở thành những đấu thủ tranh tài với người tiền thân của chúng. Năm 1965 chính là năm mà những bông hoa trong vườn Anh - Mỹ nở rộ. Ở phía bên kia bờ đại dương xa xôi, Bob Dylan vừa cho ra đời cặp đĩa Blonde on Blonde mà ngày nay người ta cho rằng cùng với album số 8 sau này của Beatles, đó là thước đo mẫu mực trong toàn bộ lịch sử nhạc rock. Năm 1965 là năm cạnh tranh quyết liệt giữa các ban nhạc và vị trí số 1 lâu nay vốn luôn luôn thuộc về Beatles đã không ít lần phải lung lay. Chính đó là động lực buộc Beatles phải tiến lên nữa, làm cho Beatles phải bộc lộ hết mọi khả năng của họ và cũng chính điều đó đã làm nẩy sinh hàng loạt trường phái âm nhạc khác nhau.
 
Help!

Album được phát hành rộng rãi vào tháng 8/1965. Ngoài những bài hát đã gặp qua bộ phim màu cùng tên, ở đây còn có những ca khúc đạt trình độ rất cao mà trước hết đó là bài Yesterday.
Nói về Yesterday chúng ta có biết bao nhiên câu chuyện thú vị. Ngày nay, Yesterday đã trở thành một loại tác phẩm kinh điển. Đã có cả trên ngàn ca sĩ hoặc dàn nhạc thính phòng thể hiện lại Yesterday theo các phong cách khác nhau và vẫn tiếp tục còn những người tìm tòi cách thể hiện mới cho nhạc phẩm này.
Hát và đệm guitar gỗ ở bài hát này chỉ có một mình Paul McCartney. Vì thế từ Yesterday người ta bắt đầu lờ mờ ý thức được rằng đằng sau cái gọi là cặp tác giả Lennon – McCartney rất có thể chỉ có một tác giả trong số họ đã làm nên những ca khúc của Beatles. Lúc này có thể là Paul, lúc khác đó lại là bài của John. Thế rồi người ta cũng bắt đầu suy ngẫm và đưa ra những qui tắc để nhận biết: ngoài việc phân biệt theo giọng hát chính trong bài thì những bài có âm điệu mạnh, lời hát phức tạp, tiết tấu có phần rock hơn thường là sáng tác của John. Còn những bài của Paul, ngược lại, thường mềm mại, uyển chuyển và ít tính triết lý trong lời ca. Tuy vậy đó chỉ là ý phỏng đoán và không phải không có những nhầm lẫn.
Thoạt nghe Yesterday, không mấy ai bị cuốn hút ngay vào bài hát. Nhưng rồi càng nghe thì một sức mạnh vô hình nào đó đã quyện tâm hòn ta vào bài hát, bị lời ca và chất nhạc trữ tình, buồn man mác xô đẩy rồi cuốn đi theo nó. Vẻ đẹp của Yesterday thuộc vẻ đẹp được che phủ mà cứ mỗi lần nghe nó lại càng phát hiện ra những điều thú vị và những cảm xúc về nó dường như vô tận. Nét nhạc và lời ca phối hợp với nhau có thể nói là hoàn hảo. Paul mở đầu bài hát với cau: “Ngày hôm qua”, những nết nhạc ngân lên từ cây guitar gỗ cũng gần gũi như mới hôm qua đây thôi. Và khi Paul gấp rút tăng nhanh cao đọ, “Những nỗi phiền muộn dường như đã cách xa”, thì những âm thanh guitar cũng nhanh chóng chuyển tới các âm ca, rời xa nốt nhạc đầu…
Nhạc sĩ Mỹ, Brid Shank định chơi lại Yesterday theo nhịp 8 nhưng đã thất bại. Bài hát chỉ có thể chơi theo nhịp 7. Một nhạc sĩ được đào tạo chính qui sẽ chẳng khi nào sáng tác như vậy. “Nó hoàn toàn sai nguyên tắc về sáng tác nhưng nó thật tuyệt vời” – B. Shank đã nói như vậy. Rất nhiều thành công của Beatles đạt được chính là nhờ cách làm không sách vở ấy.
Khi thu Yesterday, đạo diễn G. Martin muốn sử dụng cả một dàn nhạc dây để đệm cho Paul. Song Paul thì lại sợ tất cả những gì liên quan tới cả một dàn nhạc to lớn và cuối cùng hai người đã đi tới một thoả thuận là sử dụng một bộ dây tứ tấu để đệm cho Paul, còn Paul thì trực tiếp hát và chơi guitar gỗ.
Nhìn chung, xét về mặt ca khúc thì Help có phần trội, đều tay hơn 4 album trước đó. Trái ngược với Beatles for Sale niềm vui và sự khoái cảm có mặt theo suốt 11 bài hát của Beatles. Một điều đáng tiếc là cho tới nay chưa bao giờ Help có được sự đánh giá đầy đủ của các nhà lý luận, phê bình.
 
RUBBER SOUL

Năm 1965, Beatles đã ra được 2 đĩa lớn là các album Help và Rubber Soul cùng 4 đĩa đơn khác. Có thể nói rằng những bài hát của Beatles được nhiều người biết đến nhất, trở thành những tác phẩm kinh điển đều nằm ở đây. Nếu trên Help là Yesterday thì ở đây trên Rubber Soul là Girl và Michelle. Nếu như trước đây đã từng một lần ở A Hard Day’s Night toàn bộ các bài hát trên một album đều là của Beatles thì tại Rubber Soul này, đã chấm dứt cái thời kỳ phải hát vay mượn các sáng tác của tác giả khác. Bắt đầu từ đây, đĩa Beatles là chỉ của Bealtes.
Album thứ sáu của ban nhạc được phát hành ngày 3/12/1965. Khi thu Rubber Soul, chẳng một ai trong số 4 chàng trai tỏ ra vội vã. “Một vài bài như You Won’t See Me hay Nowhere Man gần như đơn điệu!” - Tạp chí Melody Maker nhận xét. “Nếu như đó không phải là Beatles thì quá nửa số bài hát không đáng được xuất bản” - Một lời nhận xét khác của tờ Record Mirror. Ngay đối với cả các nhà phê bình, cũng không rõ liệu họ có hiểu được album hay không khi họ khen ngợi Beatles. Bất kể những nhận xét đương thời, không ai có thể phủ nhận được vai trò của các ca khúc như Girl, Michelle, Norwegian Wood hay In My Life. Sự trẻ trung, tinh nghịch đã bắt đầu nhường chỗ cho những tư duy già dặn hơn, những sợ mơ tưởng mới và Beatles bắt đầu có những triết lý riêng của họ. Tựa đề có phần khó hiểu “Tâm hồn cao su” của album cũng toát lên điều đó. Đã từng bước qua đi những cuộc vui nhộn để Beatles nghiêm túc với âm nhạc, bắt đầu tạo đà để đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Quả thực, hai năm sau đó, họ sẽ đạt đến đỉnh cao ấy.
Chỉ 2 năm sau khi ra đời, đã có tới 65 ca sĩ tìm cách thể hiện Michelle theo những cách khác nhau. Thậm chí, cũng chỉ bằng cách như vậy, ban nhạc Overlanders đã chiếm được vị trí đầu bảng các bài hát hay ở Anh trong một thời gian. Để sánh với Michelle của Paul, John cũng đã tạo ra một giai điệu không kém phần đẹp đẽ qua Girl. Đó là hai trong số những ca khúc xuất sắc nhất trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của John và Paul.
Nhưng sẽ là thiếu sót khi nói về album Rubber Soul mà chỉ nói đến Girl và Michelle. Ở đó còn có khúc dân ca trữ tình Norwegian Wood với tiếng đàn Sitar huyền bí. Đó là một thứ nhạc cụ cổ truyền của Ấn Độ và là thử nghiệm đầu tiên của Harrison. Cho tới lúc Rubber Soul, George mới chỉ có được một sáng trên album số 5 là bài I Need You thì nay, liền một lúc anh có hai nhạc phẩm trên đĩa này.
Trên một album mà phần lớn các bài hát đều sinh ra bởi John Lennon – Paul McCartney chúng ta có dịp tốt để nhìn lại, đánh giá và so sánh tài năng, phong cách sáng tạo giữa hai người. Ở John các bài hát toát lên sự triết lý, tự tin và một đầu óc giàu sức tưởng tượng. Đó là một tài năng rõ nét, một óc thẩm mỹ sắc sảo, một sự thoải mái, khích cảm và chờ đợi nguồn cảm hứng. Một cách đều tay hơn trong các sáng tác thì nhất định là Paul. Anh ham công việc hơn và thường có những sáng tác trải chuốt hơn. Paul nhanh nhạy trong các sáng kiến âm nhạc nhưng lại không biết cách đề xướng những điều thông thường nhất. Qua lời các tác phẩm của anh, ta có thể thấy Paul là người có tính cách quan sát sự vật một cách cần mẫn, tỉ mỉ và lời bài hát có hồn, sự vật.
Paul và John, hai con người, hai tính cách, hai phong cách khác nhau nhưng có chung với nhau một điều: họ đều là những nhạc sĩ tài năng. Cái mạnh mẽ, ngỗ ngược của John bị cái trữ tình, mềm mại của Paul kìm chân và ngược lại, nó không cho phép cái mềm mại của Paul trở nên ẻo lả. Họ đã bổ sung cho nhau một cách khéo đến tuyệt diệu để trở thành cặp tác giả thành công rực rỡ. Khó ai có thể nói được rằng John hay Paul, ai là người giỏi hơn. Giữa họ thực tế không co một giới hạn phân cách nào. Không tồn tại mảnh đất riêng của Paul hay của John. Những ai thường nghĩ rằng các bài hát mang tính rock mạnh mẽ là của John và cho rằng bài Drive My Car – bài hát mở đầu cho album Rubber Soul thuộc về John, thì người đó đã nhầm. Đáp số lại là nhạc phẩm thông minh của Paul. Ngay cái tựa đề có vẻ thuộc về anh chàng triết lý John Rubber Soul cũng lại là do Paul nghĩ ra. Paul đã chơi chữ, soul có nghĩa là tâm hồn vừa là tên của thể loại nhạc blues hay rock-n-roll vậy. Paul đặt cho album cái tên Rubber (cao su) để nhạo báng về sự mê mệt của dân Anh với loại nhạc Soul như một cái mốt.
Ngoài những sáng tác cân sức, cân tài của John và Paul (cả về chất lượng lẫn số lượng), có một điều thú vị trên album này là lần đầu tiên có một sáng tác của tay trống Ringo Starr cùng làm với Paul và John. Vậy là đến đây, mọi thành viên của Beatles đã bộc lộ hết khả năng của từng người trên mọi phương diện về nghệ thuật: sáng tác, kỹ thuật hát, chơi nhạc cụ, đóng phim. Qua các bài hát do Ringo hát, người ta thấy chất giọng của anh là chất giọng cho loại nhạc đồng quê (country).
Năm 1965, năm mà những người yêu chuộng Beatles, qua Yesterday, phần nào hiểu ra rằng khi dưới mỗi bài hát là chữ ký của John/Paul song không thực tế rất có thể nó chỉ có một tác giả duy nhất. Năm 1965 cũng là năm lần đầu tiên có những biến động nho nhỏ giữa những đứa con cưng của họ. Trên đĩa đơn số 11 của Beatles xuất bản ngày 3/12/1965 (cùng ngày Rubber Soul được xuất bản), mặt A là Day Tripper và mặt B với We Can Work It Out. Người ta vẫn nói rằng đó là Super Hit (tác phẩm loại siêu) của ban nhạc. We Can Work It Out (Chúng tôi có thể giải quyết được việc ấy) là một bài hát có âm điệu hay, đúng kiểu Beatles, song đó cũng là một kỷ niệm về những mâu thuẫn giữa Paul và John. Và những mâu thuẫn đó đã được hai chàng trai dẹp sang một bên, lấp lại những rạn nứt trong tình bạn của họ. Tất cả những điều đó không mảy may đe doạ bước đường công danh của ban nhạc mà chỉ thúc đẩy những chàng trai vồn được yêu chiều phải giải đáp cho được câu hỏi: làm vì nghệ thuật hay vì sự nổi tiếng; làm chính bản thân mình hay làm nhân vật mà thính giả muốn?
Chương trình hoạt động của bốn chàng trai năm 1965 thật sát sao và đầy sự kiện. Ngày 11/4 trên sân vận động khổng lồ Wembley với sức chứa 100 nghìn người ở trung tâm London, Beatles và Rolling Stones, những người giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu độc giả của tờ New Musical Express đã cùng nhau tô chức một cuộc biểu diễn chung. Ngày 12/6 Hoàng gia Anh ra thông báo quyết định trao tặng bốn chàng trai huân chương MBE (Members of the Order of the British Empire) - một huân chương cao quí có từ đời vua Anh George V. Trước một sự kiện mới mẻ, lần đầu tiên huân chương được trao cho bốn chàng trai còn chưa quá 25 tuổi đời, các nghị sỹ quốc hội phản đối, song John Lennon đã thẳng thắn trả lời: “Biết bao kẻ phản đối chúng tôi đã nhận được MBE do công giết người trong các cuộc chiến tranh. Còn chúng tôi, chúng tôi nhận được MBE do đem lại niềm vui cho mọi người. Tôi cho rằng chúng tôi xứng đáng với phần thưởng hơn tất cả bọn họ.” Còn Ringo Starr, trong niềm vinh hạnh thì lại sợ rằng: cùng với MBE rất có thể là lệnh quân dịch.
Từ ngày 20/6, họ tiếp tục những chuyến viễn du mới tới Phpá – Ý – Tây Ban Nha. Ngày 24/6, John cho xuất bản cuốn sách thứ hai của anh A Spaniard in the Works. Trước đó cuốn Lennon in his own Write đã ra đời ngày 23/3/1964. Bắt đầu từ 14/8/7965 Beatles lại tới Mỹ để đưa cơn sốt Beatlemania lên tới tột đỉnh Hôm 15/8 tại sân vận động Shea ở New York, Beatles đã biểu diễn cho một số lượng khán giả xem kỷ lục là 5.500 người trên sân.
Ngày 13/9 cậu ấm đầu lòng của Ringo Starr ra đời và chú bé được bố đặt cho cái tên Zak Starkey.
Ngày 26/10, tại cung điện Buckingham, lễ tổ chức trao tặng huân chương MBE được tổ chức trọng thể. Để trấn tính, các chàng trai Beatles đã phải lén hút những điếu thuốc lá tẩm thuốc phiện trong phòng vệ sinh trước lúc ra nhận phần thưởng cao quí từ chính tay nữ hoàng Elizabeth II. Trên huân chương lấp lánh dòng chữ bạc: “For God and the Empire” – “Vì Chúa và Đế quốc”.
Chuyến biểu diễn cuối cùng của ban nhạc trong năm 65 bắt đầu tại Glasgow hôm 3/12 và Beatles đã đi vòng khắp nước Anh để ai ai cũng có thể tận mắt thấy được thần tượng của họ và đồng thời là những người anh hùng của đất nước.
Trước khi chia tay với năm hào hùng nhất với Beatles, có lẽ cũng nên dành ít lời cho một đĩa nhạc nữa, đĩa The Beatles Hollywood Bowl. Đây là đĩa thu thanh trực tiếp tại sàn diễn – (live) và là đĩa chính thức duy nhất thuộc loại này đã ghi lại được không khí náo động của buổi biểu diễn. Sau này Beatles một vài lần có ý định làm các album live nhưng các dự an đó đều không thực hiện được. Chính vì thế mà bên cạnh đĩa live chính thức được Beatles cho phép xuất bản, trên thị trường đã thấy có một vài đãi live in trộm, không được sự cho phép của ban nhạc và nơi giữ bản quyền. Đĩa được EMI xuất bản vào tháng 4/1977. Trong số 13 bài hát ở đó thì có 6 bài được ghi trong buổi diễn ngày 23/8/1964 và 7 bài hôm 90/8/1965 trên sân vận động của Hollywood. Đạo diễn George cùng Geoff Emerick, kỹ sư âm thanh đã làm đĩa theo đơn đặt hàng của công ty Capitol (Mỹ). Họ sử dụng cuốn băng ghi âm được ghi trên một chiếc máy ghi 3 rãnh mà không khi nào người ghi nghĩ rằng sẽ dùng để xuất bản đĩa, họ khử tạp âm, pha trộn, điều chỉnh lại âm thanh mà lúc đầu chỉ chủ yếu nghe thấy tiếng hò reo không dứt của 17 nghìn người cuồng nhiệt. Kết quả vượt quá mọi tưởng tượng. Trên đĩa người ta thấy Beatles hát các bài hát của họ một cách thành đạt, không khác mấy so với trong trường thu, chỉ riêng một vài chỗ họ bị mất nhịp.
 
bravo em ^^ Nhưng em ơi bài của em toàn chữ ngại đọc quá xá >< :D
 
choáng 8-} sao chú mày lại có thể đủ sức bền + kiên trì để type từng này :eek: sao ko ra scan cha nó sách mà pốt cho nhanh ;)
 
:) thứ nhất là vì tư liệu của em Linh đã quá cũ rồi, đến nhìn qua còn chẳng thấy được chữ nữa là...scan lên thì nhòe nhoẹt lắmT_T

Với lại ngồi type những thứ tâm huyết như thế này thì kiên nhẫn có thừa:), bé Linh nhỉ:p:p;)...keke, xem điểm chất lượng của bé Linh kìa:p;;)

bé Đăng Linh đã viết:
Trước khi chia tay với năm hào hùng nhất với Beatles, có lẽ cũng nên dành ít lời cho một đĩa nhạc nữa, đĩa The Beatles Hollywood Bowl. Đây là đĩa thu thanh trực tiếp tại sàn diễn – (live) và là đĩa chính thức duy nhất thuộc loại này đã ghi lại được không khí náo động của buổi biểu diễn. Sau này Beatles một vài lần có ý định làm các album live nhưng các dự an đó đều không thực hiện được. Chính vì thế mà bên cạnh đĩa live chính thức được Beatles cho phép xuất bản, trên thị trường đã thấy có một vài đãi live in trộm, không được sự cho phép của ban nhạc và nơi giữ bản quyền. Đĩa được EMI xuất bản vào tháng 4/1977. Trong số 13 bài hát ở đó thì có 6 bài được ghi trong buổi diễn ngày 23/8/1964 và 7 bài hôm 90/8/1965 trên sân vận động của Hollywood. Đạo diễn George cùng Geoff Emerick, kỹ sư âm thanh đã làm đĩa theo đơn đặt hàng của công ty Capitol (Mỹ). Họ sử dụng cuốn băng ghi âm được ghi trên một chiếc máy ghi 3 rãnh mà không khi nào người ghi nghĩ rằng sẽ dùng để xuất bản đĩa, họ khử tạp âm, pha trộn, điều chỉnh lại âm thanh mà lúc đầu chỉ chủ yếu nghe thấy tiếng hò reo không dứt của 17 nghìn người cuồng nhiệt. Kết quả vượt quá mọi tưởng tượng. Trên đĩa người ta thấy Beatles hát các bài hát của họ một cách thành đạt, không khác mấy so với trong trường thu, chỉ riêng một vài chỗ họ bị mất nhịp.

Cũng chính vì kỹ thuật thu âm của Beat ở thập niên 50-60 này chất lượng âm thanh rất kém :( nên đã để lại sự tiếc nuối cho người nghe:(...và do hồi đó, máy radio-cát sét còn là 1 thứ đồ xa xỉ nên ông Martin tập trung thu âm vào đĩa....hix, quên mất cái loại đĩa tròn tròn, to đùng mà dùng cho máy hát hồi xưa ý:(:((- đây rồi, gọi là đĩa than...nên ko còn lưu giữ được:(...những chiễc đĩa CD ( hàng xịn bây h ý:D) cũng chỉ là được công ty EMI sao và phát hành lại thôi;)...tớ sẽ có 1 bài về vấn đề này và kho tàng khổng lồ gần 400 ( hình như thế, bâyh tớ ko nhỡ rõ...trong đầu bây h chỉ còn lì xì và bánh chưng thôi :mrgreen: :mrgreen:) giờ thu của Beat tại Abbey Road nhưng người nghe ko được thưởng thứcB-):(

But....bé Linh post tiếp đi:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây, bé Linh post tiếp đây ;) :D :

1966 – Năm cuối cùng của những buổi biểu diễn

Cũng như năm ngoái, đám cưới của George Harrison với cô người mẫu Pattie Boyd tổ chức tại Epson Register Office hôm 21/1 năm 1966 đã mở đầu cho các hoạt động của Beatles trong năm này.
Suốt mười tuần lễ liền, từ tháng tư cho đến tháng sáu, Beatles tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của album tiếp theo, album thứ bảy với tựa đề Revolver.
Tối hôm 1/5 – ngày quốc tế lao động, Beatles lại được độc giả tờ tạp chí âm nhạc New Musical Express bầu là ban nhạc được yêu thích và họ đã tổ chức buổi hoà nhạc đạp lại tại sân vận động Wembley. Không ai ý thức được rằng đó là buổi biểu diễn cuối cùng của ban nhạc trước những người đồng hương.
Ngày 10/6/1966, trên các quầy đĩa người ta bắt đầu thấy xuất hiện đĩa đơn thứ 12 của Beatles với bài Paperback Writer trên mặt A và Rain ở mặt sau. Đĩa lập tức chiếm đầu bảng ngay sau khi phát hành. Paperback Writer là bài hát về một nhà văn muốn xuất bản một cuốn sách li kỳ và chỉ vì thế đã thay đổi nội dung của cốt truyện. Paul sáng tác bài hát dựa theo câu chuyện có thật trên đường đi tới nơi John ở. Anh đã áp dụng vào đó lối đan giọng hát rất tinh vi của ban nhạc Mỹ Beach Boys và đặt vào bài hát tình thương trẻ nhỏ của anh. Một dàn đồng ca thiếu nhi đã tham gia hát câu vè Frère Jacques trong phần cuối bài, song đáng tiếc là trên phần lớn các đĩa xuất bản đều rất khó nghe thấy đoạn đồng ca này. Còn Rain – “cơn mưa” của John? “Beatles khi đó không mường tượng được sẽ phải tiếp tục như thế nào” – George giải thích – “Vì thế tôi đã lấy một đoạn băng ghi giọng hát của John và mở theo chiều ngược lại. Mọi việc dường như tuyệt vời… nó nghe thật có lý và thế là tôi đã giữ nguyên như vậy.”
Beatles thực hiện chuyến biểu diễn đầu tiên trong năm ở nước ngoài từ 23 đến 26/6 và lần này đến Đức. Tại sân bay, hàng trăm cổ động viên trung thành nhất đã đưa tiễn họ lên đường. Cơn sốt Beatlemania bắt đầu láng dịu ở Anh thì ở Đức nó đang lên đến đỉnh điểm. Beatles bị vây hãm trong các khách sạn họ ở, các thành viên của nhóm phải chuồn ra bằng cửa sau mỗi lần đi diễn hoặc cần ra ngoài. Ông bầu Epstein thậm chí phải làm nhiệm vụ ngăn cản phía sau và thường là người cuối cùng nhẩy lên đoàn tàu đang bắt đầu chuyển bánh đưa nhóm tới biểu diễn ở thành phố khác. Cảnh tượng các cổ động viên đánh nhau với cảnh sát để được gần Beatles (còn John thì với cảnh sát) diễn ra khắp mọi nơi ban nhạc đi qua. Trong số các thành phố Beatles đến biểu diễn có cả Hamburg nhưng vì lý do an toàn, các thành viên không được phép tới thăm lại các câu lạc bộ nơi mà cách đây chỉ hơn ba năm họ còn phải kiếm kế sinh nhai và là nơi mỗi thành viên Beatles đều có những người bạn trai và bạn gái cũ của mình. Astrid Kirchherr Temp đã gửi tặng cho John một món quà mà lý ra cô đã kiếm được không ít tiền nhờ nó. Đó là tập các bức thư của John viết cho Stuart Sutcliff, người chồng đã quá cố của chị đồng thời là thành viên chính thức của ban nhạc..
Từ Đức, Beatles bay qua biển thẳng tới thủ đo Tokyo (Nhật Bản) và trình diễn ở đó từ 24 đến 27/6.
Từ 30/6 đến 2/7, Beatles biểu diễn tại Philippines, trên sân vận động lớn nhất thủ đo Manila.
Hai ngày sau khi kết thúc đợt đi xa, ngày 4/7/1966, ban biên tập tờ Melody Maker hỏi Beatles liệu họ có thể ngừng biểu diễn để tập trung làm đĩa thôi không thì John đã trả lời: “Chừng nào những người hâm mộ chúng tôi còn luôn than vãn rằng họ không được xem chúng tôi thì chúng tôi chưa thể”.
Có lẽ chính Lennon cũng không ngờ được rằng tiếng trống mãn cuộc sắp điểm.
Ngày 12/8/1966, tại thành phố Chicago, Beatles bắt đầu chuyến biểu diễn khổng lồ qua 14 thành phố ở Mỹ và như mọi lần, bao giờ cũng hùng tráng. 25.000 khán giả cuồng nhiệt trên sân vận động Cleveland bằng sự cổ vũ “bão tố” của mình đã buộc buổi hoà nhạc phải gián đoạn trong nửa tiếng đồng hồ. Sau những buổi biểu diễn Beatles lại biến nhanh chóng vào khách sạn và mỗi buổi tối họ lại mở nghe đĩa nhạc Blonde on Blonde của Bob Dylan. Ngày 29/8/1966 tại công viên Landlestick (San Francisco) Beatles biểu diễn buổi cuối cùng trong lịch sử tồn tại của ban nhạc.
Trước đó ít ngày, hôm 5/8, album Revolver – album thứ 7 – đã phát hành rộng rãi.
 
Back
Bên trên