Beatles

Trần Linh Chi
(run_jump113)

CTV Ban Thông Tin
Beatles quá nổi tiếng. Nhưng đâu phải ai cũng hiểu hết về họ.

Em là một đứa mới nghe Beatles cũng một phần vì sự nổi tiếng của họ. Em mới nghe trọn vẹn được đĩa More Beatles, và thực ra cái đĩa đó cũng chẳng phải là của em b-) .

Fan của Beatles ko phải là ít. Ai có thể giúp em viết một bài tổng hợp về Beatles bao gồm biography, albums/ lyric( nếu có thể :) ), bài cảm nhận...

Trong suốt 10 page từ khi thành lập đến nay của HARC, em chưa thấy có một thread nào về Beatles ( còn trong CLB ÂM nhạc thì em ko rõ). Hy vọng mọi người ủng hộ :) ;)

Beatles là một huyền thoại
 
Hờ hờ, em gặp được fan cuồng của Beatles rùi đấy.
SÁng tác của họ đơn giản nhưng rất dễ nghe, tớ rất thích tiếng hát của Paul, tiếng solo của G. Harrision, những sáng tác rất hay của Lennon. Tớ phải nghe đến ngót 200 bài của Beatles và đang sở hữu một quyển lyrics viết tay của Beatles do cô cậu tớ hồi xưa chép.
Beatles đúng là một huyền thoại
 
hehe, viết về Beatles dài lắm, nhưng nếu em chi đặt hàng + tiền công ổn ổn thì anh viết cho, đăng ký độc quyền luôn :D.

em thử vào rockvn mà search, trong đó thì nhiều, đọc cho sướng.


nói thể chứ anh vẫn kết let it be nhất :D.
 
dạo này có mốt nghe beatles
:))
mốt của những người đang iiu
tao thik nhất From Me To You , F&ee like a bird, yellow st mary, oopladi, v.v...
ghét cay ghét đắng yesterday
:D
 
em chẳng biết gì, Paul đỉnh thế còn gì, em thử hát lại giai điệu bài đấy đi, thấy hay ngay, có mấy bài ko hát lại thì cảm thấy chán, nhưng hát lại bằng giọng mình ===> đồng cảm =====> hay hơn :D.
 
Có bài Woman ngày xưa vẫn làm nhạc nền cho cái quảng cáo nước hoa gì gì ý :D nghe hay :D
 
beatles em mới nghe 1it'
thấy cũng hay nhưng nhạc nhìu bài nghe bùn wa'
 
hehe, sao tự nhiên hôm nay anh Hà nổi hứng vào đây thế? mới thu xong bài Bed Of Roses nên sướng hả? :D.
 
Căn bản là thằng ôn enemy không đội trời chung của mình nghe Beatles, khườm khườm... Ờ, thích nhất là Nowhere Man ;). Nếu ai thích Beatles chắc chắn biết bài này.
 
Em thích I am the walrus nhất, nghe vừa quái quái vừa có lí.
Công nhận nghĩ ra lời bài hát như thế thì quá giỏi.
 
Còn chuyện thích Paul hơn hay John hơn thì hơi khó nói.
Lúc đang buồn thì thích Paul hơn mà lúc đang điên thì thích John hơn.
 
THE BEATLES
Một người bạn thân từ thuở bé có kể với người viết bài này về những ký ức của anh về nhóm The Beatles: " Hồi ấy tớ mới dược9, 10 tuổi gì đó. Nhà sống ở xứ lạnh nên bố tớ cho tớ để tóc dài che ót, che tai. Cứ ba, bốn tháng mới đến tiệm hớt tóc, ngồi vào chiếc ghế bành cao, to cho người ta tỉa sơ sơ thôi. Ông thợ hớt tóc khoảng 30 tuổi lần nào thấy bố dắt tớ đến cũng nói oang oang lên rằng: "Bác để tóc Beatles cho em nó hả?". Tớ nghe thế bực lắm, chẳng hiểu Beatles là ai, là cái gì mà người ta lại cứ tưởng bố tớ muốn tớ để tóc Beatles. Hồi ấy, dì tớ còn trẻ cũng rất mê nghe nhạc. Dì tớ thường nghe Elvis Presley, Cliff Richard, Pat Boone, Paul Anka, Nat King Cole, Dean Martin. Nhưng sau đó dì tớ quên hết những ca sỹ này mà chỉ còn nhắc đến hai từ Bít- tơn mà thôi".



THUỞ BAN ĐẦU
So với Rolling Stones thì The Beatles ko những hiền lành hơn mà còn thuộc giai cấp " lao động" nhiều hơn. Trẻ trung, để tóc dài, họ chơi nhạc với trang phục là những bộ veston đen lịch thiệp. Họ gồm 4 chàng trai cùng sinh trưởng tại thành phố cảng Liverpool ở miền duyên hải Tây- Bắc của Anh Quốc. Đó là John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr.

John Lennon sinh năm 1940. Bố anh là thủy thủ và bị mất tích khi John còn rất nhỏ, Không may cho John là sau đó ko lâu thì anh lại bị mất đi người mẹ. Mồ côi sớm, và phải tự lo cho bản thân nên John nhanh chóng trở nên láu lỉnh và khi cần thì cũng có thể ra tay chôm chỉa để có tiền ăn uống& giải trí, vì dì của anh, người lo nuôi anh ăn học cũng chẳng giàu có gì. John Lennon lúc ấy là một chàng trai rất dễ cáu giận, thỉnh thoảng còn mang lòng hận đời. Âm nhạc là thú tiêu khiển và cũng là niềm an ủi duy nhất đối với anh.
Tuy nhỏ hơn John Lennon 2 tuổi nhưng Paul cũng đã trải qua một mất mát lớn: mẹ anh qua đời vì ung thư khi anh còn đang ở tuổi vị thành niên. Và như John, Paul cũng chỉ có âm nhạc là niềm vui trong đời. Tuy nhiên, Paul ko hận đời như John và tính tình của anh cũng dễ thương, con người anh cũng niềm nở, rộng rãi hơn.
John đứng ra thành lập nhóm Quarrymen vào năm 1957. Năm sau, Paul McCartney và bạn của anh là George Harrison ( lúc ấy mới 14 tuổi) nhập ban và Quarrymen chuyên chơi nhạc tại Liverpool. Thứ nhạc nhóm hay chơi thời ấy là một sự pha trộn các loại nhạc Anh thời thập niên 50 gồm pop, folk và nhạc phòng trà. Nhưng họ lại chủ yếu nghe và thích thể loại Rock'n'roll Mỹ những năm cuối thập niên 50, và các thần tượng của họ là Chuck Berry và Buddy Holly. John và Paul cùng nghe rock Mỹ và rồi cùng nhau tập tành sáng tác rock Anh ngay từ năm 1957. Đến năm 1960, nhóm chính thức đổi tên thành Long John & The Silver Beatles, và thưởng chơi nhạc ở quán Cavern Club tại Liverpool.
Giữ nhịp trống cho nhóm lúc ấy là Peter Best trong khi guitar bass thì do Stuart Sutcliffe đảm trách. Họ dần trở thành một ban nhạc trẻ và thường trình diễn ở các club và quán bar địa phương. Họ thường trình diễn những ca khúc của các rocker Mỹ thập niên 50 như Chuck Berry, Little Richard, Buddy Holly, Eddie Cochran. Thỉnh thoảng họ cũng xen vào vài ca khúc của riêng John và Paul. Chơi nhạc ở Liverpool ko đủ tiền sống, cả nhóm bay sang diễn ở các club chuyên phục vụ binh lính Mỹ đồn trú tại thành phố Hamburg. Năm 1962, Peter Best được thay chỗ bởi một chàng trai khác cũng sinh trưởng tại Liverpool, Ringo Starr ( tên thật là Richard Starkey, sinh năm 1940). Stuart Sutcliffe sau khi tách khỏi band đã chết sớm ( 21 tuổi) bởi xuất huyết não. Cũng năm ấy, qua sự dẫn dắt của ông bầu Brian Epstein, Long John & The Silver Beatles có cơ hội được ghi âm single đầu tiên với nhánh Parlophone của hãng EMI. Đó là bài Love Me Do, 1 thành công vừa phải cho một nhóm nhạc hoàn toàn mới lạ với đám đông giới trẻ Anh. Tháng 1/1963, single thứ hai của họ, bài Please Please Me vọt lên hạng nhất trên hit Parade ở Anh. Phong trào cuồng nhiệt Beatles ra đời khiến cả nước Anh phải xáo động

* * *
TỪ ANH, CƠN SỐT BEATLEMANIA LAN SANG MỸ VÀ ĐI KHẮP THẾ GIỚI

Khởi đầu năm 1963 từ xứ sở của Hoàng gia Anh, phong trào cuồng nhiệt 4 chàng trai tuyệt với ( Fab Four), tên gọi thân mật mà các fan và giới báo chí ANh dành cho nhóm The Batle, đã nhanh chóng lan sang Mỹ vào mùa đông năm 1964. Tháng giêng năm ấy, ca khúc I Wanna Hold Your Hand, một trong những bài rock'n'roll chủ chốt đánh dấu sự thành công ban đầu của Beatles, đã nhảy vào Topten nước Mỹ trước sự ngạc nhiên xen lẫn ghen tị của nhiều nghệ sỹ, ban nhạc Mỹ khác( đĩa này được tung ra tại Mỹ ngày 29/12/1963 và đến ngày 18/1/1964 đã có mặt trên Top it Mỹ). Họ sẽ còn phải sửng sốt và bực tức nhiều hơn khi chỉ 1 tuần sau đó She Loves U của Tứ Quái lại leo lên Top. Chưa hết, một tuần sau lại đến bài Please Please me. Đến tháng 4/1964, cả năm ca khúc đứng đầu Top Ten Singles ở Mỹ đều là những ca khúc của những chàng trai nước Anh. Và đến cuối năm 1964, tổng cộng Beatles đã có 29 ca khúc lọt vào Top ở Mỹ ( và nếu tính đến hết năm 1966 thì Beatles có tất cả 12 ca khúc đứng đầu Top Ten Mỹ)- điều ko thể tưởng tượng nổi và cũng là điều ko thể chấp nhận được với giới nghệ sỹ và giới kinh doanh biểu diễn Mỹ. Nhưng đó lại là sự thật và cũng là mô hình chìa khóa mởi đường cho sự ham muốn rồi sự ra đời trong những thập niên sau này của những ban nhạc trẻ muốn được như The Batles. 4 chàng trai tuyệt vời được giới trẻ Mỹ đón nhận nồng nhiệt như thế có phần nhờ vào công lao của Ed Sullivan, 1 chuyên gia của ngành kinh doanh biểu diễn Mỹ, chủ nhiệm chương trình tạp kỹ cùng tên trên truyền hình Mỹ. Tháng 10/1963, trong một lần ghé ngang Luân Đôn, Ed đã chứng kiến cảnh đám đông thanh thiếu niên Anh nháo nhào mừng rỡ khi đón T.Beatles tại sân bay Heathrow. " T.Beatles là cái quái gì thế này!" Ed Sullivan với cái lưng gù đặc biệt đã thắc mắc như thế. Và rồi ông tìm cách mời họ sang Mỹ diễn trong show truyền hình của ông. Những ngày cuối tháng 1/1964, Beatles lần đầu tiên được mới diễn trên Olympia Stage ở Paris. Tại đây, 1 bức điện của hãng đĩa gửi đến báo tin vui cho họ: chỉ trong thời gian 5 weeks T.Beatles đã bán được hơn 1,5 triệu bản đĩa I Wanna Hold Ur Hand riêng tại Mỹ. Kết quả là vào ngày 7/2/64, T. Beatles lần đầu tiên bay sang Mỹ để có mặt trong The Ed Sullivan Show. Cả New York đều biết tin họ đang trên đường đến Mỹ diễn vì các áp- phích quảng cáo đã được dán đầy các con đường trong khi các đài phát thanh thì cứ ra rả nói mãi cũng chỉ về tin nóng hổi này. Tại N.York, TBeatles được đưa đến nghỉ tại Plaza Hotel. Từ một suite có 10 fong` lớn, thỉnh thoảng các chàng trai bước ra bao lơn nhìn xuống đường, nơi đang tụ tập đám đông mấy ngàn thanh niên nam nữ Mỹ. Thấy bóng dáng một chàng Beatles nào là đám đông ấy la hét, tung hô. Beatlemania đang dâng lên ngay tại NYork. Ngày T.Beatles trình diễn là 1 ngày thời tiết rất lạnh. Mọi người dân NYork dường như đều đóng cửa và ngồi ở nhà bật tivi theo dõi The Beatles xuất hiện trong The Ed Sullivaan Show. Ước tính đêm ấy đã có khoảng 73 triệu khán giả Mỹ theo dõi show này. Mở đầu buổi trình diễn, người ta đã đọc cho khán thính giả nghe lá thư mà Vua Rock'n Roll Elvis Presley viết ngợi khen các chàng trai Beatles. Cả nước Mỹ dường như lên cơn sốt Beatlemania từ sau đêm diễn đáng nhớ ấy, chỉ có riếng giới báo chỉ Mỹ vẫn ngờ vực ko tin rằng T.Beatles sẽ kéo dài thành công to lớn ấy lâu hơn một năm.
Sau hai tuần ở Mỹ, ngày 22/2/64, T. Beatles lên đường trở về Luân Đôn và sau đó là về Liverpool, quê hương của họ. Ngày hôm sau, hình ảnh của họ đã xuất hiện trên trang bìa tuần báo thời sự quốc tế Newsweek, tờ báo ghi nhận " sức trẻ và tài năng của các chàng trai trong Hiện tượng Những Con Bọ". Nhưng T.Beatles đã bắt đầu nổi tiếng hơn cả thần tượng lớn nhất của thế giới trẻ Mỹ thời đó là Elvis Pesley. Và sau đó ko lâu, cùng với Rolling Stones, Beatles đã khởi xướng cho làn sóng nhạc Anh " xâm lược" Mỹ, nay thường được nhắc đến như là trào lưu British Invasion. Theo gương Beatles, tất cả các nghệ sỹ, band Anh sau này dù có thành công lớn đến đâu chăng nữa ở chính quốc và chưa qua được Mỹ biểu diễn và chinh phục các tai nghe khó tính Mỹ thì xem như họ cũng chưa là những nghệ sỹ thực sự lừng danh.

" Bạn của người viết kể tiếp: "Mãi đến năm 1969, tớ mới lần đầu biết Bít-tơn là gì. Lúc ấy tớ khoảng 14,15 tuổi và đang học ở trường Tây. Trường rất rộng, học sinh đông nên để tiện cho các thầy cô giáo ko phải di chuyển nhiều từ phòng học này--> phòng học khác, sau mỗi giờ dạy, học sinh lại phải cuốc bộ qua các hành lang dành cho tiết học sau. Và ở lớp học nào của học sinh tụi tớ cũng khắc đầy tên những ca khúc và tên họ các thành viên của Bít-tơn. Nào là hey Jude, Come Together, Let It be, Ob-la-di Ob-la-da, Get Back, Michelle And I Love Her, She Loves U, All My Loving, Can't buy Me Love,Yesterday....Và trong một buổi chiếu film cho cả trường xem vào chiều t7, lúc giải lao, người ta đã để cho học sinh nghe bài Don't Let me Down. Đấy là lần đầu tiên tớ thưởng thức giọng ca của Bít-tơn mà lúc ấy giới trẻ gọi vui là Bít-lù-bít-lèo:)"

Theo First News
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vỗ tay tán thưởng, khá đấy chứ. Đúng là bây giờ cần thành viên nhiệt tình thế này :D
 
Ui.... Dz cùng cuồng Beat nhắm ^^ Cuồng đc hơn 1 năm nay rùi... Kết nhất bài We Can Work It Out , Do you wanna hear my secret? , Let it be, Here come the Sun , Hey Jude .etc.
 
nhiều fan của Beatles thế nhỉ

count on me với

mọi người biết blackbird do ai sáng tác ko
 
báo cáo là em mới nghe T.Beatles được 1 tuần:(. Mà trong HARC có rất nhiều người nghe Beatles rất lâu mà ko chịu post bài lên cho em được nhờ:>:>B-):(:(

Em chưa nghe đầy đủ 4 đĩa đã được phát hành của T.Beatles , và cả những bài siêu bất hủ em cũng chưa được nghe b-) b-) . Em thích No Reply, 8 days a week, Baby's in black, If feel, And I love her...Tạm thời là như thếB-)
*2 sếp: sếp oai, đừng " thư ký hát sếp khen hay " thế chứB-)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:-?
Tuần trước chị cũng tập tọe nghe Beatles, mượn của bạn cái đĩa gì đấy có 27 bài, bài nào cũng ngắn ngắn.
Tai nhạc của chị cũng không phải tồi lắm nhưng hình như bài nào tiết tấu cũng giống bài nào à :-?:p Nghe cứ giống nhạc đồng quê với cả nhạc của các ông cao bồi thế nào ý :D
Chắc là cái đĩa đấy nó không hay :-? Chứ cả trăm bài của Beatles hay tất làm sao được :D
Nổi lên trong đấy (ý là cái bài chị nhớ được giai điệu) là bài gì mà yellow submarine .... :D với cả bài gì nữa mà "I say yes, you say no" .... :D , uh , cả say jude gì đấy nữa ... :D

Còn những bài khác, đại loại là những bài mà mình đã có hân hạnh được nghe , thì có bài Oh my love :x , Girls , All my loving là hay nhất . Nghe nhắng nhắng :x
 
THE BEATLES- HÀO QUANG VÀ SỨC HÚT VỚI CÁC CÔ GÁI


Từ khi từ Mỹ trở về, Beatles thấy tiền của và danh vọng ập đến với họ. Nếu trước đó họ từng nhận 100.000 bảng Anh thì nay mỗi lần trình diễn họ nhận được bạc triệu. Các chàng trai tuyệt vời hiểu ra sức mạnh cuốn hút của họ có thể đem lại cho họ những gì. Nhưng họ ko được vui lắm vì theo luật thuế ở Anh thời đó, người có thu nhập cao phải nộp đến 94% lợi tức cho chính phủ. Như vậy họ chỉ nhận được 6% trên mỗi bảng Anh thu được và sau khi trừ thù lao cho Brian Epstein, thực thu của họ chỉ còn là 4,5% của mỗi bảng Anh. Sự khắc nghiệt của luật thuế này khiến Brian Epstein bật ra ý tưởng giúp T.Beatles có thể hưởng được chính công sức và thành quả của họ nhiều hơn, nhất là khi họ đang còn ở thời kỳ sung mãn và nổi danh nhất. Chủ nhân các nhà hát nào cũng muốn có The Beatles đến diễn vì bốn chàng trai này có lực hấp dẫn với giới trẻ rất mạnh, nhất là giới trẻ nữ. Và để có thể mời T.Beatles đến với rạp của mình, từng giám đốc đến gặp Brian và đưa riêng một phong bì mà bên trong thường là 1000 bảng Anh. Số tiền từ phong bì này T.Beatles ko phải khai báo thuế. Dưới sự sắp đặt của Brian, Tứ Quái đi diễn 7 đêm mỗi tuần trong các tour diễn có khi kéo dài đến 5 tuần lễ liền. Tiền của cứ thế tới tấp bay vào túi các chàng trai này. Ngày 2/3/64, túc là chưa đầy 2 tuần sau khi từ Mỹ về, TB bắt tay vào việc làm cuộn film đầu tiên của họ. Dự án này tạm thời mang tên Beatlemania. Sau 6 months mệt lả với những buổi diễn bất tận, 4 chàng trai tưởng như họ đang được hưởng thái bình thật sự trong thời gian làm film này. Giữa những lần thu hình, họ ngồi vào phòng nghỉ và uống rượu, hút thuốc, xem film, và...tiếp các cô gái đẹp đã được chọn lọc kỹ tham gia dự án film nay muốn đến kết thân riêng với các thành viên của Tứ Quái. Chính trong thời gian này, George Harrison đã phải lòng Patti Boyd, 1 cô gái xinh đẹp tóc vàng 19 tuổi và đang làm người mẫu cho Mary Quant ( 1 nhà thiết kế thời trang trẻ đã lăng xê ra mốt mini jupe). George mua một căn nhà ở miền quê rồi dọn đến đó sống chung với Patti Boyd.
Cũng vào mùa xuân năm 64, lần đầu tiên kể từ khi TB trở nên nổi tiếng, Cynthia Powell mới được chính thức xuất hiện bên cạnh John Lennon với tư cách là vợ của anh. Cynthia lúc ấy đã sinh cho John 1 bé trai tên là Julian. Ko lâu sau đó, John bỏ ra 40.000bangr để mua một căn nhà ở khu ngoại ô Weybridgem, cách Luân Đôn 30 km về hướng Tây- Nam. Thêm 30.000 bảng khác cũng được John chi ra chỉ để tu sửa và trang trí cho ngôi nhà ấy. Đối với Cynthia, căn nhà này đúng là món quà trời ban cho. Cô đã có thể rút khỏi bóng tối phía sau John để đưa con trai Julian đến đó sống trong sự bình yên và hy vọng nơi đó sẽ trở thành " mái ấm hạnh phúc" của cô và John.
Lúc ấy Paul McCartney vẫn còn sống độc thân dù cho anh được nhiều cô gái xinh đẹp mê mệt hơn các bạn. Paul chính là " Chàng Beatles dễ thương nhất" trong nhóm. Anh cũng có nhiều cuộc tình và cũng nhiều lần phải chịu trận trước các vụ kiện tụng từ các người đẹp cho rằng bố của đứa bé họ đang mang là Paul. Những chuyện như thế thì chàng chàng Beatles nào cũng đã phải gánh chịu nhưng Paul là bị nhiều nhất.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên