Beatles

anh nói đùa , cái PS sến đấy mà cho vào kho thì vái sống các bác mod
Anh muốn nói đến mấy bài cảm nhận của nhiều người cơ , kể cả mod hay ko có mod thì chuyện + điểm chất lượng trong cái box này ( và vườn cười ) luôn luôn khó khăn hơn !

Hờ hờ , chứ bảo lôi bài chất lượng lên , gọi mấy anh chị em điểm cao mà anh quen biết vào chấm cho thì bây h chắc anh đã vác bút đi chấm người khác rồi !
 
Sẽ nói: có biết bài nào đâu mà thik

đừng có câu bài ở đấy chứ con heo này:nono:

Anh muốn nói đến mấy bài cảm nhận của nhiều người cơ , kể cả mod hay ko có mod thì chuyện + điểm chất lượng trong cái box này ( và vườn cười ) luôn luôn khó khăn hơn !

Hờ hờ , chứ bảo lôi bài chất lượng lên , gọi mấy anh chị em điểm cao mà anh quen biết vào chấm cho thì bây h chắc anh đã vác bút đi chấm người khác rồi !

đùa gì thì đùa, anh Bit nói thế em ko nghe đc.Em công nhận là việc + điểm chất lượng ở đây và cả VC của bác Vũ khó hơn vì em thấy bài viết vừa ít vừa kém chất lượng thì mod cộng vào đâu?? Mà lại còn phải xoay vòng + điểm nữa chứ, mod phải chấm 5 người khác rồi mới được quay lại + điểm cho anh.
Còn những bài " của nhiều người" mà họ ko được cộng là thiếu sót của mod, chúng ta bàn đến quyền hạn của mod làm gì hả anh>?
còn câu dưới, kinh dị quá, thế 26 điểm chất lượng của anh là những ai chấm cho anh:-/
 
Wa, mới có mấy ngày đi chơi về không lên net được mà mọi người bàn tán sôi nổi quá, em post nốt bài này về Beatles, tổng hợp + tóm lược lại về band này ;) :

The Beatles vào Đại sảnh vinh danh âm nhạc Anh

Ban nhạc huyền thoại The Beatles là đại diện Anh quốc duy nhất có tên trong Đại sảnh Vinh danh âm nhạc Anh

Buổi lễ trọng thể sẽ được phát trên chương trình kênh 4 vào mùa thu tới, có sự góp mặt của cả Elvis Presley, Madonna, U2 và Bob Marley. Những nghệ sĩ được công chúng bình chọn vì ''đóng góp quan trọng, đặc biệt'' cho ''văn hóa âm nhạc Anh''.
Danh sách đưa ra còn gồm Sir George Martin, Trevor Nelson, Paul Gambaccini, tay bass Blur - Alex James, cựu thành viên Eurythmic - Dave Stewart, huyền thoại Manchester - Tony Wilson và nhà tổ chức Lễ hội Glastonbury - Emily Eavis.
Malcolm Gerrie, người đứng đầu công ty sản xuất Initial, cho hay: "Đây là một sự kiện âm nhạc trọng đại, bởi nó làm cho tên tuổi, ảnh hưởng và đóng góp của những nghệ sĩ bất diệt''.
Chương trình phát sóng thành 5 show, mỗi show kéo dài hai giờ để giúp người xem có cơ hội chọn lựa 10 người xứng đáng đưa vào Đại sảnh. Mỗi nghệ sĩ được xướng tên sẽ đại diện cho cả một thập niên âm nhạc.
Đại diện âm nhạc Anh

Beatles, nhóm nhạc có quá nhiều điều để nói và viết, những câu chuyện của họ luôn luôn là huyền thoại, và chưa thể có một tổng kết nào gọi là đầy đủ về chiều dài sự nghiệp, cùng vinh quang họ gặt hái được. Từ lúc bắt đầu, Beatles đã là một nhóm ảnh hưởng lớn nhất, vĩ đại nhất trong kỷ nguyên rock, một nhóm phổ biến hơn bất kể rock band nào thế kỷ 20. ''Quyền uy tối thượng'' như những biểu tượng rock họ khắc ghi trong lòng người hâm mộ chưa từng thay đổi tới ngày nay, cho dù nhiều thập niên đã trôi qua kể từ khi họ tan rã năm 1970.
The Beatles ra đời tại Liverpool. Tay guitar và ''gã thanh niên nổi loạn'' John Lennon thành lập một nhóm nhạc gọi là "The Quarrymen". Đến giữa 1957, Paul McCartney gia nhập nhóm. Vài ngày sau đó là George Harrison. "The Quarrymen" đổi tên thành Silver Beatles năm 1960, rồi thành "Silver" và tên cuối cùng là "The Beatles".
Đĩa đơn đầu tiên của họ "Love me do" phát hành năm 1962 không mấy thành công, nhưng năm 1963 và 1964, vị thần hạnh phúc đã mỉm cười với họ. Năm 1963, kể từ khi "Please Please Me," giành ngôi quán quân trong bảng xếp hạng Anh (30 tuần liên tiếp), hầu như ở bất cứ nơi nào của Anh quốc, người ta đều thấy cái tên The Beatles.
Sự thành công ở Mỹ đến chậm hơn, vào năm 1964, khi ca khúc "I want to hold your hand" đứng đầu bảng xếp hạng các bài hát hay ở Mỹ. Năm ấy, The Beatles cũng chiếm hết 5 thứ hạng đầu trên bảng xếp hạng ở Mỹ cùng với 7 ca khúc khác trong Top 100, đây là một kỷ lục từ đó đến nay chưa ai sánh kịp.
Trên thực tế, ban nhạc đã không thu âm ở tư cách nhóm khoảng tháng 8/1969, mỗi thành viên Beatles lại bắt đầu theo đuổi những hướng đi riêng. Harrison đi lưu diễn cùng Delaney & Bonnie, Starr đóng phim Magic Christian, McCartney ra album solo... Ngày 10/4/1970, McCartney thông báo rời nhóm, gây cú sốc lớn với cả thế giới âm nhạc (đặc biệt là giới trẻ).
Suốt thập niên 70, có nhiều tin đồn ban nhạc sẽ đoàn tụ. Song mọi hy vọng lại thấy The Beatles huyền thoại xuất hiện trở lại trên sân khấu đã tiêu tan khi J.Lennon bị ám sát tại New York City tháng 12/1980.
 
Những nhận định về Beatles

Nhìn lại lịch sử phát triển 30 năm qua của nhạc pop ta có thể nói rằng thập kỷ 70 thuộc về nhạc rock, thập kỷ 80 thuộc về đại diện các làn sóng mới và thập kỷ 60 thì hoàn toàn thuộc về Beatles.
Nhà phê bình âm nhạc Aaron Coplan đã từng phát biểu: “Nếu người ta muốn tái lập sắc thái tiêu biểu cho thập niên 60, thì chỉ cần mở những nhạc phẩm của ban nhạc Beatles”.
Thật vậy, chính Beatles là người đã xây dựng tiền đề cho việc thành lập và phát triển của biết bao ban nhạc cùng thời cũng như các ban nhạc khác sau này. Ánh sáng Beatles không chỉ làm sáng các nhạc phẩm của chính họ mà còn tỏa vào hàng loạt các ban nhạc khác. Beatles đã châm ngòi nổ cho nền văn hoá giải trí phát triển cao cùng các vấn đề xã hội phức tạp. Cũng như trong các lĩnh vực âm nhạc khác, trong âm nhạc cũng có những tác động qua lại, Beatles đưa ra những hướng mới cho các ban nhạc khác phát triển thì ngược lại các hậu sinh lập tức cạnh tranh với Beatles trên chính những hướng đó và buộc Beatles luôn phải vượt lên chính mình để tồn tại và nổi tiếng. Tất cả những điều đó đã tạo ra kỷ nguyên vàng trong lịch sử nhạc pop. Giữa những ban nhạc không kém tiếng tăm khác như Rolling Stones, The Who, Beach Boys, … Beatles vẫn nhất trí được tôn sùng là đại diện của họ. Âm nhạc của Beatles không hề già nua qua năm tháng và người ta vẫn luôn tìm được những phát hiện mới mẻ từ những thứ tưởng chừng như đã quá quen thuộc ở Bealtes.
Không mấy khi một giáo sư âm nhạc, tác giả của nhiều cuốn sách viết về nhạc giao hưởng và các mối quan hệ giữa chủ nghĩa lãng mạn với âm nhạc thế kỷ 20 lại bỏ từng ấy thời giờ để làm một khảo cứu hết sức nghiêm túc và đầy trách nhiệm phân tích các tác phẩm của một ban nhạc pop. Đó chính là trường hợp của giáo sư Wilfrid Mellers, trưởng khoa âm nhạc của trường đại học tổng hợp New York (Mỹ). Cuốn sách của ông với tựa đề Twilight of Gods (Hoàng hôn của các vị Chúa trời) xuất bản năm 1973 tại London không viết về ai khác ngoài Beatles.
Kể từ sau thế chiến thứ nhất, các nhà soạn nhạc cổ điển đã tự đặt cho mình câu hỏi: chức năng của họ trong thế giới ngày nay là gì và tại sao họ lại phải tiêu tốn chừng ấy công sức cho một lượng khán giả ngày càng thu nhỏ. Chỉ 40 hoặc 50 năm trước đây thôi, vào những năm 30 và 40 của thế kỷ này, hẳn một nhà soạn nhạc cổ điển chắc chắn sẽ từ chối đi vào lĩnh vực của nhạc giải trí để tìm kế sinh nhai. Điều đó được coi như là sự phản bội lại sứ mạng nghệ thuật cao quí. Thế nhưng tình thế ngày nay đã khác hẳn. Mặc dù các nhà soạn nhạc cổ điển có thể vẫn coi nhạc pop là một thứ nhạc công nghiệp thương mại, song họ khó lòng phủ nhận được một sự thực: nhạc pop ngày nay bao gồm cả một thể loại không đơn thuần chỉ dùng để giải trí. Loại nhạc đó chính là thứ nhạc tuyệt vời với cái tên Beatles.
Còn sau đây là ý kiến nhận xét về Beatles của một số các nhạc sĩ kể từ nhạc sĩ cổ điển cho đến nhạc sĩ đại chúng (pop).

Theo ca sỹ Adam:
“Tôi vẫn còn nhớ mãi một kỷ niệm trong những năm 60 mà gia đình tôi đã gặp phải. Đó là những cuộc tranh cãi giữa các thế hệ già trẻ trong nhà khi đứa con gái tôi bị thầy giáo tịch thu một bức tranh ở trường. Bức tranh không được phù hợp với phong cách lúc bấy giờ và đó là Beatles.
Âm nhạc, điều mà tôi đã làm suốt cả cuộc đời, cần mang đến cho con người niềm vui và sức lực, làm cho cuộc sống đẹp hơn. Các bài hát của Beatles đã cho thấy một tiềm năng sáng tạo to lớn của họ và chúng được thể hiện một cách hoàn hảo, tuyệt vời”.
Leonard Bernstein, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng New York và là nhà soạn nhạc (phát biểu sau cái chết của John Lennon ngày 9/12/1980):
“Tôi và John Lennon không chỉ là những người bạn mà còn là láng giềng của nhau. Tôi cũng sống ở Dakota. Tôi vô cùng xúc động và tốt nhất là không nói gì về bất kỳ một ai. Tất cả chúng tôi trong toà nhà này đều lo ngại về sự an toàn.
Lennon là một trong những thiên tài hiếm có trong nền văn hoá của chúng ta. Tôi biết tất cả các khuynh hướng của nhạc pop và phải nói rằng từ lâu nay nó đã thiếu sự thúc đẩy mới. Bốn nhạc sĩ từ Liverpool với cái tên Beatles đã trở thành đỉnh cao, nguồn động lực mới và họ đã trở lại trong tôi như một thước đo mẫu mực. Khi còn trẻ tôi đã biết họ cũng như các bài hát của họ. Hiện tại có thể hát trôi chảy 70 bài Beatles. Với tư cách là nhà soạn nhạc, John Lennon có thể so sánh với Rachmaninov hay Schubert. Chẳng hạn bài If I fell của John có thể so sánh với bài Winter reise của Schubert.
Một điều chắc chắn là các tác phẩm của Lennon sẽ sống mãi như các tác phẩm của Brahm, Beethoven hay Bach. Theo tôi, một trong những bài hát hay nhất của Lennon là bài She said, she said trong album Revolver. Cái chết của Lennon là một tổn thất lớn. Thế giới lại mất đi một tài năng đầy sáng tạo và lôi cuốn.
Trong Beatles, giong hát nữ tính và đầy quyến rũ của Paul McCartney bổ sung một cách lý tưởng cho John. Hai người tạo thành cặp đôi với những sáng tạo lạ thường ở thời điểm này. Ringo Starr là một nhạc sĩ tài năng và vui vẻ, còn tài năng của George Harrison có phần huyền diệu, bí ẩn. Nhưng John và Paul như là linh hồn Johannes và Paulus. Họ đã mang lại hạnh phúc cho triệu triệu người. Beatles không bao giờ mất và sẽ còn sống mãi trong ký ức chúng ta.”
Mick Jagger - Thủ lĩnh nhóm Rolling Stones:
“Beatles nổi tiếng trước khi người ta biết đến Rolling Stones và khi chúng tôi xuất hiện, đã có những người hâm mộ chúng tôi và đến nay vẫn vậy. Họ phân biệt rõ chúng tôi với Beatles. Chúng tôi chưa từng cạnh tranh với nhau nhưng ganh đua thì có. Song rất ít. Chúng tôi không hề sợ Beatles và Beatles cũng vậy. Quan điểm về âm nhạc của chúng tôi khá khác nhau nhưng chúng tôi tôn trọng lẫn nhau bởi vì chúng tôi đều rất mạnh”.
 
Thay cho phần kết

The Beatles không còn tồn tại nữa, song mỗi thành viên của nó vẫn tiếp bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật.
John Lennon đều đặn ra các đĩa nhạc riêng của anh cùng với ban nhạc The Plastic Ono Band. Trong vòng bảy năm, kể từ 1968 đến 1975, anh đã cho ấn hành 10 album nhạc và một đĩa tuyển tập. Tất cả các nhà phê bình âm nhạc đều thống nhất cho rằng album xuất bản năm 1970 – John Lennon Imagine (Hãy tưởng tượng) và album xuất bản năm 1970 – John Lennon Plastic Ono Band là hai đĩa hay nhất của John thời kỳ hậu Beatles. Sau năm xa lánh âm nhạc, dành toàn bộ thời giờ để nuôi dạy Sean Lennon, đứa con của John với Yoko Ono, anh quay về với âm nhạc bằng album Double Fantasy (Trí tưởng tượng kép) vào năm 1980. Trong cuộc trả lời phỏng vấn, Lennon đã nói rằng anh muốn xa lánh âm nhạc một thời gian để rũ bỏ mọi âm hưởng của Beatles và tìm tòi những hướng đi mới. Giữa lúc tất cả những người hâm mộ người nghệ sĩ tài ba, con chim đầu đàn của Beatles thuở xưa, đón chờ ở anh những trào dâng mới thì ngày 8/12/1980, một kẻ tâm thầm rất hâm mộ Lennon đã giết chết anh ngay trước cửa nhà riêng tại thành phố New York (Mỹ). John Lennon ra đi ngay trước khi sắp sửa hoàn thành một album mới và đĩa Double Fantasy nhận được sự đánh giá tốt đẹp.
Paul McCartney có phần nào lúng túng vì hai đĩa riêng của anh sau khi Bealtes tan rã không đem lại kết quả mong đợi. Song tài năng âm nhạc của anh một lần nữa được nhanh chóng khẳng định. Năm 1971, Paul cùng vợ lập ra ban nhạc Wings (Đôi cánh) và album của ban nhạc xuất bản năm 1973 với tựa đề Band on the Run (Ban nhạc chạy trốn) đã thu được kết quả rực rỡ. Kể từ đó cho đến nay anh đều đặn cho ra các đĩa nhạc và đều đặn nhận được các đĩa vàng giải thưởng.
George Harrison đã gặt hái được những thành đạt riêng ngay từ những năm đầu sau thời kỳ Beatles. Bộ 3 đĩa All Things Must Pass (Mọi việc rồi sẽ qua đi) ra năm 1970 được các nhà lý luận, phê bình âm nhạc đánh giá cao. Trong vòng 19 năm (1968 – 1987) anh đã xuất bản tổng cộng 13 album nhạc và tham gia biểu diễn từ thiện.
Ringo Starr tiếp tục sự nghiệp nghệ thuật bằng việc đóng phim và ra một vài album nhạc. Xem ra thì cả hai đều không thu được kết quả cao lắm đặc biệt là các đĩa nhạc, vì thế nên anh đã ngừng việc xuất bản đĩa vào năm 1983, chỉ thỉnh thoảng hợp tác với Paul hoặc George trong các dự án của họ. Sau cái chết của John Lennon, năm 1982 thành phố Liverpool đã ghi nhớ công lao của bốn thành viên ban nhạc bằng việc lập bảo tàng, dựng tượng Beatles và đặt tên bốn đường phố theo tên những đứa con của nó: J. Lennon Drive, P. McCartney Way, G. Harrison Close và R. Starr Drive. Năm 1986 để kỷ niệm 30 năm kể từ khi Quarrymen của John gặp Paul McCartney, các bản nhạc của Beatles được dàn nhạc giao hưởng Hoàng gia Anh dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Barry Griffith trình diễn tại Hoàng cung… Và còn biết bao điều khác nữa….

THE END
 
cậu này làm kỳ công nhỉ, sưu tầm ở đâu mà ko ghi rõ nguồn thế :|
giờ ở Vn cũng bán nhiều tuyển tập về Beatles lắm mà, tiểu sử từng thành viên, từng album có hết luôn

trước đây nhà tớ còn có 1 bức tranh có chữ ký của Tứ Quái :)
có ai biết bài nào được BBC phát sóng nhiều nhất ko? ai đoán được có thưởng :))

PS: phần thưởng thì....:-" [té thôi, biết lấy gì làm quà đây -___-']
 
^.^...band nhạc thế kỉ đây mà, nhưng tiếc là mất thành viên trụ cột [ bị crazy fan bắn]....bài Yesterday hay thật :D, đánh thử bằng piano giai điệu cũng ko bằng guitar.
 
có ai biết bài nào được BBC phát sóng nhiều nhất ko? ai đoán được có thưởng

PS: phần thưởng thì....:-" [té thôi, biết lấy gì làm quà đây -___-']

mạn phép xin được nói:D: đó có phải là bài All U need Is Love. Bài hát này được viết cho chương trình “Our World” phát vào tháng 6 năm 67. BBC đã đánh giá nó như là “sự liên kết năm lục địa lại với nhau và đem nhân loại xích lại gần nhau hơn.” Đã có hơn 200 triệu người trên 80 quốc gia khác nhau đã nghe bài hát này. Brian kể lại rằng nó đã làm cho ông nhiều đêm mất ngủ vì “Nó đã càng ngày càng đến gần mà họ vẫn chưa viết một chữ nào cả. Khoảng 3 tuần trước ngày phát sóng, họ (The Beatles) đã viết và hoàn thành bản thu trong 10 ngày.”
Nếu đúng yêu cầu tác giả đưa ra phần thưởng=P~
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Linh Chi đã viết:


mạn phép xin được nói:D: đó có phải là bài All U need Is Love. Bài hát này được viết cho chương trình “Our World” phát vào tháng 6 năm 67. BBC đã đánh giá nó như là “sự liên kết năm lục địa lại với nhau và đem nhân loại xích lại gần nhau hơn.” Đã có hơn 200 triệu người trên 80 quốc gia khác nhau đã nghe bài hát này. Brian kể lại rằng nó đã làm cho ông nhiều đêm mất ngủ vì “Nó đã càng ngày càng đến gần mà họ vẫn chưa viết một chữ nào cả. Khoảng 3 tuần trước ngày phát sóng, họ (The Beatles) đã viết và hoàn thành bản thu trong 10 ngày.”
Nếu đúng yêu cầu tác giả đưa ra phần thưởng=P~
hic, rất tiếc là .....ko đúng rồi :D
All You Need Is Love đi kèm với câu nói của John "chúng ta đưa cho các nhà chính trị hai hạt sồi và hãy xem họ gieo hạt như thế nào"....(ko hiểu lắm ý nghĩa câu này cho đến khi đọc bài của bạn ở trên)
bài được phát thanh nhiều nhất trên BBC cơ mà^^ cho đoán lại một lần nữa đóa :p
 
:)) chưa vào Đảng ko dám nhận từ đồng chí đâu^^

đóa là bài A Day In The Life, bài cuối cùng trong album Sergent Peppers Lonely Heart Club Band
ko biết "đồng chí" đã nghe bài này chưa nhưng mà lần đầu nghe thấy tóc gáy dựng hết lên, hòa nhạc hay quá mà :p

...{sigh} ko biết Thiên chúa giáo và Rock `n Roll cái nào sẽ biến mất khỏi trái đất này trước ?? :|
 
--------Rock n' Roll------- 8-} :(( :((
trời dài quá,65 trang. :-s Tối nay lại mệt rồi!!! :-s :-s :-s
 
Nguyễn Vinh Lê đã viết:
có ai biết bài nào được BBC phát sóng nhiều nhất ko? ai đoán được có thưởng :))
PS: phần thưởng thì....:-" [té thôi, biết lấy gì làm quà đây -___-']

0 biết BBC còn phát bài này trước khi vào ct Việt Ngữ 0 nhỉ, ngày xưa (89-90)hồi anh nghe thì hôm nào cũng có The Word.

The Word
(Lennon/McCartney)

Say the word and you'll be free
Say the word and be like me
Say the word I'm thinking of
Have you heard the word is love?
It's so fine, it's sunshine
It's the word, love

In the beginning I misunderstood
But now I've got it, the word is good

Spread the word and you'll be free
Spread the word and be like me
Spread the work I'm thinking of
Have you heard the word is love?
It's so fine, it's sunshine
It's the word, love

Everywhere I go I hear it said
In the good and bad books that I have read

Say the word and you'll be free
Say the word and be like me
Say the word I'm thinking of
Have you heard the word is love?
It's so fine, it's sunshine
It's the word, love

Now that I know what I feel must be right
I'm here to show everybody the light

Give the word a chance to say
That the word is just the way
It's the word I'm thinking of
And the only word is love
It's so fine, it's sunshine
It's the word, love

Say the word, love
Say the word, love
Say the word, love
Say the word, love

:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bài này hình như cover của ai đó chứ có phải sáng tác của John/Paul đâu nhỉ .....
chả rõ nữa, ông anh nói thế thì biết thế vậy....ah ah, có lẽ gọi bằng chú???? o_O
 
Nguyễn Vinh Lê đã viết:
bài này hình như cover của ai đó chứ có phải sáng tác của John/Paul đâu nhỉ .....
chả rõ nữa, ông anh nói thế thì biết thế vậy....ah ah, có lẽ gọi bằng chú???? o_O
Hehe The Word chính là sáng tác của John/Paul đấy, nằm trong đĩa Rubber Soul, bên cạnh những Girl, Michelle, Nowhere Man, In My Life và Drive My Car, chắc vì thế nên ít được nghe, anh cũng toàn tua qua bài này :)
 
ô, vậy hóa ra trong Rubber Soul, em toàn nghe mấy album như Magical Mystery Tour, White album, Let it be, Albbey Road....

Album thích nhất vẫn là album trắng :D
 
Re: Mỗi ngày một ca khúc Beatles

Hiz!Nợ mọi người bài "Across the universe" lâu quá rùi :">
Beatles%20-%20across%20the%20universe.gif


Có bao h bạn ngồi trong căn phòng ngột ngạt mà mơ ước mình đang đứng ngoài kia,trên 1 đỉnh núi ...ngắm nhìn cả thế giới thu gọn trong tầm mắt mình và hét lên rằng “thế giới này là của ta”???...có bao h bạn ngồi ngắm bầu trời đêm mà ước rằng mình được vươn đến những ngôi sao kia... được chu du trong vũ trụ bao la, được đến những nơi mà chưa ai từng đến????...Có bao h bạn tự hỏi vũ trụ này đâu là tận cùng???...cuộc đời này đâu là dấu chấm hết???...Có bao h???...

Words are flying out like endless rain into a paper cup
They slither while they pass
they slip away across the universe...


ý cứ theo lời mà tuôn trào ra thôi...từng câu từng chữ...như cơn mưa vĩnh cửu rơi vào chiếc cốc giấy...lại tuôn ra...lại bay đi...trượt lên làn gió...leo đến những đám mây...rồi lẩn trốn vào khôgn gian...chảy qua vũ trụ bao la...
Hư vô...tất cả chỉ là hư vô...

Pools of sorrow
Waves of joy are drifting through my open mind
Possessing and caressing me


Buồn!!!...qua rồi những nỗi buồn...chúng cứ đến...rồi đi...cũng có thể sẽ hok đi...như một tất yếu của tự nhiên vậy...
Những gợn sóng mừng vui đang trôi qua tâm trí...chiếm lấy tôi...vuốt ve,mơn trớn tôi...cảm giác thật bình yên...

Jai guru deva om...
Nothing’s gonna changed my world


Cảm ơn Người...cảm ơn Người đã đến...cảm ơn Người đã chỉ lối...

Ta là con người Tự Do...vs thế giới tự do...hok j` có thể thay đổi thế giới của ta...

Images of broken light which dance before me like a million eyes
That call me on and on across the universe


những mảnh vỡ ấy...nhưng hình ảnh ấy cứ nhảy múa trước mắt tôi như hàng nghìn đôi mắt chói loá...như đang mời gọi tôi đến vs vũ trụ bao la ngoài kia...

Thought’s meander like a restless wind inside a letter box
They tumble blindy as they make their way across the universe


Dòng suy nghĩ rắc rối quanh co như làn gió bất tận...thổi mãi thổi mãi hok ngừng nghỉ...
Chúng cứ lăn mãi trên con đường của mình tìm đến vs vũ trụ...

Đây là thế giới của tôi,thế giới của riêng tôi thôi...và hok j` có thể xâm phạm đc...

Sound of laughter
Shades of earth are ringing my open views inciting and inviting me


Âm thanh của tiếng cười...hạnh fúc và bình yên
Bóng đêm đang bao vây lấy tôi...thúc giục và mời gọi...

Limitless undying love which shines around me like a million sums
It call me on and on across the universe


Có những thứ tình yêu bất tử và vô giới hạn đương toả sáng xung quanh tôi...mời gọi tôi đến với vũ trụ ngoài kia....

Jai guru deva om...

Thế giới này là của tôi,và hok j` có thể thay đổi...


Vẫn là thứ âm nhạc quen thuộc của Beat đấy thôi,giản dị,nhẹ nhàng...không chút cầu kỳ hoa mỹ...mà sao nghe thanh thản nhẹ nhõm làm vậy...

Guitar cứ rải đều...con người thì cứ tha hồ mà mơ tưởng...
Một ngày mưa bụi,một căn nhà trống,một cửa sổ mở rộng,một bài hát đc bật với volume vừa đủ...còn j` hơn thế...
Có lẽ sẽ thật khó để cố gắng hiểu tường tận ý nghĩa của ca khúc này...nhưng có quan trọng gì đâu...Ca từ giản dị là vậy...chỉ có thể hiểu theo cách của chính mình thôi...

Mỗi người có một thế giới của riêng mình...nơi trí tưởng tượng thoả sức bay bổng,nơi những khát khao thoả sức vút cao...nơi những tâm sự chất đầy thành cả thế giới, nơi mà hok ai có thể xâm phạm,hok j` có thể thay đổi...

Đến vs “Across the universe” để quay trở lại vs thế giới của chính mình...


Jai guru Beatles om!!!


beatles.jpg
 
Re: Mỗi ngày một ca khúc Beatles

NOWERGIAN WOOD

I once had a girl, or should I say, she once had me
She showed me her room, isn't it good, norwegian wood?

She asked me to stay and she told me to sit anywhere
So I looked around and I noticed there wasn't a chair

I sat on the rug, biding my time, drinking her wine
We talked until two and then she said, "It's time for bed"

She told me she worked in the morning and started to laugh
I told her I didn't and crawled off to sleep in the bath

And when I awoke I was alone, this bird had flown
So I lit a fire, isn't it good, norwegian wood?

====​

Tôi từng có 1 cô gái hay đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi
Cô đưa tôi vào phòng và bảo tôi ngồi đâu cũng được
Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy 1 chiếc ghế nào …
Chúng tôi ngồi nói chuyện mãi trên sàn nhà uống rượu giết thời gian
Cô cười bảo tôi là đã đến giờ đi ngủ vì sáng ngày mai cô phải đi làm
Tôi cũng nói là tôi chả lấy làm phiền nếu phải ngủ trong bồn tắm
Sáng hôm sau thức dậy , tôi chỉ có 1 mình , con chim ấy đã bay đi mất rồi …

Tớ nghe bài hát này sau khi đọc tiểu thuyết "Rừng Nauy" của Murakami. Thật ra phải dịc là "Gỗ Nauy" mới đúng.
"Trong giữa thập niên 1960, có một số gia đình trung lưu tại London bắt đầu sửa nhà của họ cho mới hơn. Vì những người này mới có tiền (thay vì là các người đã giàu lâu) họ không có khả năng mua các loại gỗ đắt tiền (như mahogany, oak) và lúc đó có một loại gỗ từ Na Uy đang được giới thiệu vào Anh (đây là gỗ pine) mà mọi người lúc đó gọi là Norwegian wood, hay "gỗ Na Uy", nên họ đã mua loại gỗ đó để sửa nhà.
Từ đó, cụm từ Norwegian wood mang nghĩa là các người, hay các sản phẩm, "theo thị hiếu của thành phần trung lưu ở Anh" -- một nhóm được xem là không có gì đặc biệt vì không có các tính "cứng"/"đặc sắc" của giới lao động mà cũng không có tính "mềm"/"tế nhị" của giới thượng lưu.

John Lennon dùng Norwegian wood trong nghĩa đó -- lúc đó John đang có một affair với một người đàn bà thuộc loại trung lưu, không có gì đặc biệt, không có gì để làm John nhớ... tựa như "gỗ Na Uy" trong phòng của cô ta:| "
(Wikipedia)

Bài hát nói về mối tình chớp nhoáng của đôi trai gái, vụt đến rồi vụt đi...để lại dư vị buồn thương cùng một chút tiếc nuối :|
 
cho tí cảm nhận đi mày :)

Trong "Rừng Nauy", "Nowergian Wood" chính là bài hát đc nhắc đến nhiều nhất.Cũng chính là bài hát tôn lên cái âm hưởng buồn bã bế tắc của cả tác phẩm...
 
Back
Bên trên