Đời sinh viên.. có cây đàn guitar..

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Chết chết, chú Tuấn mà đọc đến đây chắc lại ra đường nhặt lá cây cười 1 mình mất thôi :| Thương thay chú tuấn, vừa viết 1 bài .
 
Nguyễn Thị Kiều Minh đã viết:
Bác nào trả lời cho em với, tại sao sinh viên lại ngủ trên giảng đường nhiều như vậy? Có phải vì họ lười? Hay vì họ thiếu ngủ (do thức đêm học bài)? Hay do bài giảng không hấp dẫn?

Có một vài yếu tố tác động đến hiện tượng này, điểm sơ qua gồm có :

Giảng viên : Các giảng bài của giảng viên rất quan trọng. Nhiều người mới nói 1,2 câu đã thu hút được sinh viên, rồi dẫn dắt bài giảng rất khéo léo, pha trò đúng lúc. Ngược lại, có những giảng viên ru ngủ rất giỏi.

Nội dung môn học : Nhiều môn học rất hay, rất thiết thực, rất hấp dẫn. Trái lại, có những môn chẳng ai hiểu học để làm gì, ngủ thôi . :-<

Phương pháp dạy và học : Ở nước ta vẫn mang nặng phong cách giảng dạy truyền thống là "thầy đọc, trò chép", quá nặng lý thuyết. Thường thì phải đến năm cuối SV mới được thực tập, nhưng những năm trước đã không hiểu gì rồi thì thực tập có hiệu quả không ?

Sinh viên : yếu tố này bao gồm rất nhiều nguyên nhân. Có thể là do thiếu ngủ thường xuyên, có thể ý thức kém, chán học,..v..v.. Nhìn chung là còn do tác động của các yếu tố ở trên.

P.S : Cái chủ đề "chất lượng" thế này, lẽ ra phải cho sang "Thảo luận nghiêm túc" nhỉ :))
 
Em nghĩ sinh viên VN mình tràn đầy nhiệt huyết lắm chứ. Nhưng có lẽ là tại cái nền giáo dục nước nhà bác ạ. Chẳng hiểu sao em càng ngày càng thấy chán chán bác ạ. Những ngày đầu, khi mới bước chân vào giảng đưởng đại học, em cũng "máu" lắm chứ. Đi học đúng giờ, chẳng bùng buổi nào, ngồi học là không chú ý đến những thứ gì khác ngoài bài học. Nhưng cứ nhìn thấy những đứa khác gà gật rồi gục đầu ngủ vùi rồi em lại thấy chán. Lúc mình máu me tham gia các hoạt động tình nguyện thì những đứa bạn em nó lại "thôi, được ích lợi gì đâu". Không biết có phải em nhầm không, nhưng em thấy không thích lắm những sinh viên ngoại tỉnh. Bọn nó cứ ỉu xìu xìu thế nào ấy, chẳng được cởi mở như những sinh viên người Hà Nội. Bọn nó luôn muốn thu mình lại. Không biết có phải tất cả đều vậy không? Hay chỉ bọn bạn em mới thế? Bây giờ thì lên giảng đường là em cũng gật gù, gật gù, có khi gục hẳn (mặc dù đã cố gắng "nhoi" lên bàn đầu. ) Tại sao lại thế nhỉ?
Em thì nghĩ vấn đề ở bản thân hết chị ạ. Người nào có ý chí vươn lên thì khó khăn thế nào cũng thành công thôi.

Khi còn ở đại họ thì chưa xác định rõ cho mình con đường tiếp theo sau đại học là gì, chưa thật sự sẵn sàng chuẩn bị kiến thức ra ngoài đời ngay khi còn là sinh viên.
em thích câu này của anh Hải. Em thì em chẳng thấy việc sống hưởng thụ có gì sai trái cả, suốt ngày làm quần quật mà chả được vui chơi giải trí thì chán bỏ mẹ. Cái chính là đa số sinh viên học sinh mình chơi không ra chơi, làm không ra làm, chẳng có mục đích, tư tưởng sống gì cả. Bố mẹ bắt đi học đại học thì đi học, học xong làm gì thì cứ chờ đến lúc đấy bố mẹ lo cho. Chọn ngành nghề thì cứ nhằm ngành nào hot thì đâm đầu vào, đến khi tốt nghiệp thì mỗi ngày đến chỗ làm thì làm vớ vẩn cho xong...

Em viết có thể hơi negative quá, có thể hơi exaggerate 1 tí, nhưng hy vọng mọi người có thể hiểu được ý mà em muốn nói
 
Giải lao, mời bà con nghe tạm ca khúc giữa giờ nghỉ..

[music]mms://210.245.24.59/Music/NhacTre/VietQuang_ConTimLangQuen/wma[/music]

Test

(ơ sao HAO ko có media player để chơi trực tiếp nhỉ.. /:) )
 
Hạnh eo sexy đã viết:
em thích câu này của anh Hải. Em thì em chẳng thấy việc sống hưởng thụ có gì sai trái cả, suốt ngày làm quần quật mà chả được vui chơi giải trí thì chán bỏ mẹ. Cái chính là đa số sinh viên học sinh mình chơi không ra chơi, làm không ra làm, chẳng có mục đích, tư tưởng sống gì cả. Bố mẹ bắt đi học đại học thì đi học, học xong làm gì thì cứ chờ đến lúc đấy bố mẹ lo cho. Chọn ngành nghề thì cứ nhằm ngành nào hot thì đâm đầu vào, đến khi tốt nghiệp thì mỗi ngày đến chỗ làm thì làm vớ vẩn cho xong...

Suy cho cùng: sống nửa vời hay sống hết mình hoàn toàn không phải điều *đúng hay sai* trên phương diện cá nhân. Vì đấy là lựa chọn sống riêng của mỗi người, ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc theo cách của họ, miễn là không xâm phạm đến người khác.

Thế nhưng trên phương diện cộng đồng thì lối sống chậm rãi, dễ thỏa mãn của một bộ phận lớp trẻ bây giờ là sai. Nó chỉ có thể có chỗ, và được cho phép khi ít nhất là nước ta đã giàu, dân ta đã mạnh. Còn đặt trong bối cảnh, điều kiện dân và nước ta hiện nay thì nó là nguy hiểm, độc hại.
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Giải lao, mời bà con nghe tạm ca khúc giữa giờ nghỉ..
[music]mms://210.245.24.59/Music/NhacTre/VietQuang_ConTimLangQuen/wma[/music]
Test
(ơ sao HAO ko có media player để chơi trực tiếp nhỉ.. /:) )

* Cũng bắt chước Tống Tuấn: mời bà con cô bác giải lao với bài thơ Nghĩa rùa chế.

Cáo lỗi hương hồn Thâm Tâm với bài Tống Biệt Hành

Tống Tuấn Hành

Lập topic ta không tạo lít nhít
Cho nên có tiếng sóng ở trong lòng? (trong topic)
Nhạc Trịnh không độc không vô bổ
Sao đầy ác ý trong mắt anh?

Lập topic, ta chỉ lập ý chính
Một giả hô hào, một dửng dưng
- Tống Tuấn! Tống Tuấn! con chí nhỏ
Chí lớn chưa về đầy bàn tay
Thì thôi đừng post bài trở lại!
Ba tháng HAO già vẫn chờ mong

Ta biết Tuấn buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa thu lá rơi nhiều
Một chí, hai chí cũng như lá
Khuyên nốt Bác em luyện thêm công

Ta biết Tuấn buồn sáng hôm nay
Trời đã vào thu, buồn lắm thay
Em nhỏ trong HAO đôi mắt biếc
Gói trọn thương tiếc vào hosting…

Top (ic) đi! ừ nhỉ! Top (ic) đi thực!
HAO già coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu cay (với nầm dê…)

Chào Thân ái & Quyết thắng!

-----------------
Yêu Tống Tuấn nhất!
 
Nói chung là anh xúc động lắm ý. Phải nói là mấy hôm nay anh tuy bận, có lúc chỉ kịp đọc mà chưa trả lời hết được mọi người, nhưng cũng cảm thấy vô cùng áy náy. Bạn hiền Nga thì động viên (mà dạo này bạn Nga dịu dàng quá dịu dàng ko chịu nổi một cách dễ sợ), đến cả bác Nghĩa cũng ko giận em, rồi thì cả VIP Quỳnh, Đoàn Trang cùng toàn thể họ hàng nội ngoại ghé thăm, ân tình nghĩa nặng thế này ko biết đến bao giờ mới báo đáp hết.
Thiết nghĩ HAO giờ cũng có nhiều chú đồng chí nhỏ, thôi coi như mình có lúc là anh là chú, nói là dậy bảo thì nghe to tát, thì cũng ráng công mà chia sẻ quan điểm với chúng nó. Đọc bài chúng nó nhiều lúc vừa buồn cười vừa giận. Chú Tạ Nam Anh nói dạo này người lớn ít vào, trẻ em bơ vơ ko ai cho bú mớm khóc lóc toé loe, anh thì ko hoàn toàn nghĩ thế đâu, nhưng anh cũng cho rằng Forum HAO ngoài là chỗ để anh em giao lưu trao đổi ra, cũng có phần tác dụng như một giảng đường vỉa hè. Nhiều đứa vào chăm chỉ đọc bài bi bô cũng học ra khối điều. Giờ anh thấy đứa nào có ngu thì cũng ngu kiểu hiểu biết, bình luận đối đáp trích cú đâu ra đấy, chứ ko còn ngu kiểu bẩm sinh man di mọi dợ khó lòng đào tạo nữa. Nói chung khuyến khích các cháu các em nó trao đổi, giao lưu chia sẻ, đã là quan điểm thì phải dân chủ, ko phân biệt giới tính, xinh xấu, tuổi tác. Có như vậy HAO mới đời đời phát triển, tri thức trẻ HAO mới cập nhật, học hỏi lẫn nhau, ko bị trì trệ, có sức người sỏi đá cũng thành cơm, thép đã tôi thế đấy…

Quay lại chủ đề, nhân tiện đọc bài chú Hải có đề cập đến bọn Nhật, anh thấy nhận xét của chú khá chí lý. Có nhiều người tìm cách trả lời câu hỏi tại sao nước Nhật lại có thể hùng mạnh về kinh tế như bây giờ. Tất nhiên có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng một trong những cách người Nhật thành công, đó là họ rất thực tế, biết mình biết ta, và đã có cách dạy nhau khác hẳn với những gì mà VN chúng ta đã từng chỉ bảo con trẻ..

Chúng ta từng nhớ rằng, sau đại chiến II, nước Nhật vô cùng bi thảm, đất nược bị tàn phá, 2 quả bom nguyên tử thả xuống 2 thành phố làm chết hàng triệu người, nợ nần chồng chất sau chiến tranh của Nhật. Nước Nhật chìm đắm trong đống tro tàn và kiệt quệ..

Tuy nhiên, ngay sau đó, những gì mà sau đó thế hệ ông cha của Nhật bản giáo dục con cháu là: “Từ đống đổ nát này, hãy biết cúi đầu nhẫn nhìn mà làm lụng, phấn đấu, để nước Nhật sau này có thể ngẩng mặt lên với thế giới”. Lời hiệu triệu này có một tác dụng to lớn, nó thể hiện khát vọng ko ngừng vươn lên của người Nhật, ước muốn vươn lên ko ngừng, nhìn vào thực tại khách quan để mà gắng sức, chứ ko phải tự kỉ ám thị rằng mình là một cái gì đó hay ho để mà lạc quan tếu. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Nhật bản trở thành một siêu cường về kinh tế. Những con chip siêu nhỏ của Nhật nổi tiếng toàn thế giới, và nó là biểu tượng thể hiện cho sự luôn muốn hoàn thiện ko ngừng của người Nhật. Điều đó có được từ việc người Nhật luôn được giáo dục ko được hài lòng về bản thân mình, phải phấn đấu hơn nữa, học tập hơn nữa, làm việc hơn nữa, để non sông có thể được vẻ vang với thế giới, đó cũng chính là lời Bác Hồ đã từng nói với các thế hệ sinh viên học sinh chúng ta..

Thế mà sau chiến tranh, trẻ em Việt nam ta được học những điều ko tưởng, đôi khi hoang tưởng, nào là Rừng vàng biển bạc, đói cho sạch rách cho thơm, tung tăng em ca có Đảng cuộc đời nở hoa, hoặc to tát hơn là bắt trẻ con hô vang những điều mà chúng chưa bao giờ hiểu hoặc chưa muốn hiểu như vì lý tưỏng XHCN, hãy sẵn sàng, em lớn lên trong lò cách mạng, tư bản giãy chết, tự lực cánh sinh XHCN…

Đất nước chúng ta sẽ bị xâm chiếm nếu chúng ta buông lơi và ru ngủ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thời chiến sự xâm chiếm này được thể hiện bằng việc có mặt và chiếm đóng của quân đội nước khác trên lãnh thổ nước đó. Ngày nay, trong thời bình, Việt nam nhỏ bé của chúng ta đang phải chịu sự xâm chiếm trên tất cả các mặt trận kinh tế, thương trường, ngoại giao, đó là những mặt trận ko tiếng súng khi hàng rào biên giới bị xé bỏ và sự hội nhập đang đến gần. Đôi khi chúng ta tự ru ngủ và ko ý thức được rằng VN đang đến thế giới với hành tranh rách nát và miếng bánh lợi nhuận bèo bọt được chia, những người nông dân VN làm lụng vất vả một nắng hai sương chỉ để đổi lấy sự chèn ép của luật bán phá giá vô cùng bất công và khốn nạn. Với một luật chơi sòng phẳng và đôi khi tàn nhẫn, VN chúng ta sẽ bị xâm chiếm hơn nữa nếu thanh niên VN tiếp tục bị ru ngủ và lười biếng, trong thời đại tốc độ phát triển ko ngừng thế giới. Nếu chúng ta ko nhận thức được điều này, thì chính chúng ta sẽ có tội với ông cha chúng ta, thế hệ đã chấp nhận hi sinh vô bờ bến để đem lại hoà bình, ấm no hạnh phúc cho con cháu mình…

Vậy thì hãy đừng Trịnh Công Sơn với đàn guitar nhớ nhà nữa, cũng đừng dửng mỡ nữa, phải là chính mình, và hãy cố gắng. Đúng như lời cố Tổng bí Thư Lê Duẩn đã nói: “Chúng ta ko được sợ Mỹ, ko được sợ Liên Xô, chúng phải là chính chúng ta thì mới có thể đánh được Mỹ”.. và chính quan điểm này đã đem lại cho Liên Xô một niềm tin vững chắc là VN có thể đánh Mỹ, để từ đó có thể viện trợ vô bờ bến cho VN giúp phần ko nhỏ trong chiến thắng nước nhà.

Bài học năm nào có lẽ vẫn còn quý giá với thế hệ trẻ bây giờ..
 
Bác Nghĩa em vẫn lăn tăn vụ Trịnh Công Sơn nhỉ? Nói thật với bác là Trịnh là thứ nhạc mà ai cũng có thể nghe được, từ anh đạp xích lô, cô bán cá, em Kiều Minh, chú Xuân Bách.. đến người như bác Nghĩa em và hội HOà bình thế giới nghe đều khen hay, thế mà thằng Tuanbass cứ bảo đé.o là thế x nào:mad:) .

Thực ra nói bảo taste mỗi người khác nhau, quan điểm âm nhạc khác thì cũng có phần đúng. Nhưng em thấy cũng có một quy luật là thế này, âm nhạc nói chung, cũng chia ra nhiều cấp bậc cho nhiều đối tượng nghe của nó. Nhạc càng cao siêu, càng văn hóa, càng bác học, tác phẩm càng hiếm, càng chọn lọc đối tượng nghe hơn, số người nghe ít hơn. Buồn cười hồi trước em đọc bài một người ví về sự thẩm âm nhạc như là một cái tháp, càng lên cao nhạc càng kén người nghe, trên đỉnh tháp là Beethoven, Mozart, Magic Flute, Beatles... đòi hỏi người ta phải có một vốn văn hóa khá cao, dưới đáy thì có Mạnh, Trịnh, Chấn, Trường, Phúc...

Nói chung thì người ở trên người ở dưới thì cũng khó lòng cùng quan điểm với nhau được..:x. Bác thích nhạc Trịnh là hơn được nhiều ngươờ rồi đó..:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đến bây giờ em mới hiểu cái ý sâu sa của bác Tống Tuấn muốn truyền đạt đến bà con. Chà chà, hóa ra từ trước mình hiểu sai bác Tống, lại cho bác ý là phản động nọ kia. Khổ thân bác ý. :( Mà cũng tại bác ý cơ, tại bác ý dùng từ mạnh bạo quá nên mới bị hiểu nhầm. :p Đấy, nếu bác viết luôn thế này có phải hơn không?:D

Chú Xuân Bách, hóa ra cái bài viết của chị nó làm chú nhụt chí à.:( Ơ này, bình tĩnh đã, chị bảo cái. Chú đừng nhụt chí nhé. Cố lên. Chú biết trước thế thì sẽ tránh được. :D Đấy chỉ là 1 bộ phận nhỏ thôi. Có phải sinh viên nào cũng thế đâu. Nếu sinh viên nào cũng thế thì cái đất nước mình nó sẽ đi đâu về đâu đây.:p Đấy tuy là bộ phận nhỏ nhưng cũng đủ làm cho các sinh viên khác thấy chán nản. Nếu vững vàng lên thì mình bị lây cái bệnh chán của nó thế quái nào được.:D Mình học thì cứ học. Chúng nó không học chúng nó chết. :p Cố lên!:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Nghĩa em vẫn lăn tăn vụ Trịnh Công Sơn nhỉ? Nói thật với bác là Trịnh là thứ nhạc mà ai cũng có thể nghe được, từ anh đạp xích lô, cô bán cá, em Kiều Minh, chú Xuân Bách.. đến người như bác Nghĩa em và hội HOà bình thế giới nghe đều khen hay, thế mà thằng Tuanbass cứ bảo đé.o là thế x nào:mad:) .

Buồn cười hồi trước em đọc bài một người ví về sự thẩm âm nhạc như là một cái tháp, càng lên cao nhạc càng kén người nghe, trên đỉnh tháp là Beethoven, Mozart, Magic Flute, Beatles... đòi hỏi người ta phải có một vốn văn hóa khá cao, dưới đáy thì có Mạnh, Trịnh, Chấn, Trường, Phúc...

Nói chung thì người ở trên người ở dưới thì cũng khó lòng cùng quan điểm với nhau được..:x. Bác thích nhạc Trịnh là hơn được nhiều ngươờ rồi đó..:D
Bác Tống ạ, thế này thì em có không muốn lăn tăn cũng không được.[-x Tự ái rồi đấy nha! X( Em yêu cầu bác sì tốp vấn đề này.[-x Bác nói ai ở trên ai ở dưới hử? Em vừa mới khen bác được 1 câu. Hứ![-( Bác không thích nhạc Trịnh thì thôi, bác đừng nói người khác như thế. Em xin nhắc lại là bác là người lớn rồi đấy ạ![-x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dạ, xin phép chị Minh cho em chen ngang. Cái câu "bộ phận nhỏ" ấy ạ, nghe quen thật quen thuộc thân thương, như tiếng đàn ghita SV. Mọi người nhở.
Thế thôi. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bác Tuấn 8 đã viết:
Quay lại chủ đề, nhân tiện đọc bài chú Hải có đề cập đến bọn Nhật, anh thấy nhận xét của chú khá chí lý. Có nhiều người tìm cách trả lời câu hỏi tại sao nước Nhật lại có thể hùng mạnh về kinh tế như bây giờ. Tất nhiên có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng một trong những cách người Nhật thành công, đó là họ rất thực tế, biết mình biết ta, và đã có cách dạy nhau khác hẳn với những gì mà VN chúng ta đã từng chỉ bảo con trẻ..

Chúng ta từng nhớ rằng, sau đại chiến II, nước Nhật vô cùng bi thảm, đất nược bị tàn phá, 2 quả bom nguyên tử thả xuống 2 thành phố làm chết hàng triệu người, nợ nần chồng chất sau chiến tranh của Nhật. Nước Nhật chìm đắm trong đống tro tàn và kiệt quệ..

Tuy nhiên, ngay sau đó, những gì mà sau đó thế hệ ông cha của Nhật bản giáo dục con cháu là: “Từ đống đổ nát này, hãy biết cúi đầu nhẫn nhìn mà làm lụng, phấn đấu, để nước Nhật sau này có thể ngẩng mặt lên với thế giới”. Lời hiệu triệu này có một tác dụng to lớn, nó thể hiện khát vọng ko ngừng vươn lên của người Nhật, ước muốn vươn lên ko ngừng, nhìn vào thực tại khách quan để mà gắng sức, chứ ko phải tự kỉ ám thị rằng mình là một cái gì đó hay ho để mà lạc quan tếu. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó, Nhật bản trở thành một siêu cường về kinh tế. Những con chip siêu nhỏ của Nhật nổi tiếng toàn thế giới, và nó là biểu tượng thể hiện cho sự luôn muốn hoàn thiện ko ngừng của người Nhật. Điều đó có được từ việc người Nhật luôn được giáo dục ko được hài lòng về bản thân mình, phải phấn đấu hơn nữa, học tập hơn nữa, làm việc hơn nữa, để non sông có thể được vẻ vang với thế giới, đó cũng chính là lời Bác Hồ đã từng nói với các thế hệ sinh viên học sinh chúng ta..

Thế mà sau chiến tranh, trẻ em Việt nam ta được học những điều ko tưởng, đôi khi hoang tưởng, nào là Rừng vàng biển bạc, đói cho sạch rách cho thơm, tung tăng em ca có Đảng cuộc đời nở hoa, hoặc to tát hơn là bắt trẻ con hô vang những điều mà chúng chưa bao giờ hiểu hoặc chưa muốn hiểu như vì lý tưỏng XHCN, hãy sẵn sàng, em lớn lên trong lò cách mạng, tư bản giãy chết, tự lực cánh sinh XHCN…

..

Đoạn kết em toàn thân mình mẩy đồng tình hưởng ứng bác 8. Dưng mà riêng về chỗ đường lối tư tưởng của quân, dân ta và Nhật sau chiến tranh hơn thua thế nào, em xin phép có đôi nhời sau. Vì bây giờ em cho quan điểm giáo dục của lãnh đạo ta thời đấy là đúng, cần, và nên. Tại sao?

Nhật Bản thử hỏi dân và nước đã bị trải qua bao nhiêu cuộc đánh chiếm so với lịch sử của Việt Nam? Mà bác lại đòi đáng nhẽ ta phả áp dụng cái cách nhìn và nghĩ về hiện tại thời ấy của Nhật vào VN? Với một truyền thống bị xâm lăng, đô hộ triền miên, liên toọc của VN ta, lại cộng với một cái nhìn, cái cảm chung bi quan, tiêu cực toàn dân, toàn quân tại thời điểm lúc bấy giờ thì làm sao có thể giúp vực dậy tinh thần, ý chí nhân dân đây? hay nói ngoa lên 1 tí có thể hình dung ra một cuộc tự sát tầm quốc gia ắt hẳn là hệ quả đương nhiên, hị.:shy:

Có điều cái tư tưởng thời xưa ấy thì ở thời nay là đã lạc hậu, lệch lạc - thì điều này hoàn toàn và tuyệt đối không còn gì để bàn cãi và khỏi cần phải nói tầng lớp trí thức lớn nhỏ, già trẻ VN ai nấy cũng đều nhận thức, ý thức được rồi, phỏng bác? :shy:

Phải nói là thỉnh thoảng lại có bài kêu gọi, hô hào như của bác thế này cũng thấy tinh thần lên phơi phới ra phết đấy bác ạ! :mrgreen: Nên cũng kính mong bác mải vui tã lót mới mà vẫn không quên nhiệm vụ của đảng và nhà nước tin tưởng giao phó, đặt trao, ha bác! :>
 
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=33840&page=2
toàn các lời lẽ cao siêu cả !!!! em ko biết nói j` về đa số các vấn đề ở đây
em vào đây chửi đổng vài câu rồi cút cũng đc
nói chung mục đích xấu xa : chửi anh Tuấn đến muộn :| chúc anh rửa tai rửa mồm giặt tã ko thì nó khắm như nhau :| rồi lên HAO quán triệt cho anh em nghị quyết đảng X nhé :))
em ko chống phá j` CM nữa ;) ok
thôi =;
em đi
=====cáo các anh các chị các cô các chú =====
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Hoài Anh đã viết:
Ko hiểu hoạt động tình nguyện độc hại ở chỗ nào? Nếu ko muốn chia sẻ khó khăn giúp đỡ người khác hoặc coi công việc tình nguyện là dở hơi phí thời giờ anh Tuấn cũng ko cần buông 1 câu như thế. Câu nói của anh là xúc phạm đến những người muốn đem sức lực làm cái gì đó cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Anh nghĩ sinh viên "tốt" là ko làm tình nguyện ư?? Anh có cách nhìn thú vị thật đấy.

Hoài Anh em, anh có mấy ý kiến cá nhân về vấn đề tình nguyện:
1. Xác định xem là tình nguyện cái gì: Đi nhổ cỏ cho trường, đi đánh bàn ghế do bị sính viên vẽ bậy, đi chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đi dạy cho trẻ em miền núi... Có những việc bỏ ra vài chục nghìn là thuê được đứa làm thì ko đáng để tình nguyện. Nhìn cảnh SV hì hụi nhổ cỏ trong trường đại học, phơi mình giữa trời nắng giữ gìn giao thông (trong khi mấy anh CA ngồi quán uống nước tránh nắng) thì xin nói phung phí sức ko phải lối
2. Tùy từng nội dung việc tình nguyện mà xác định mục tiêu đi làm tình nguyện cho bản thân. Ở đây gạt qua 1 bên vấn đề về chính trị của người hold việc tình nguyện, chỉ nói về động cơ của cá nhân khi đi làm tình nguyện.
a) Đi làm tình nguyện vì không đi làm tình nguyện thì ở nhà cũng không biết làm gì, đi làm tình nguyện lại có tiếng giúp đời, ở nhà có khi lại chơi bời đú đởn vũ trường, hút hít...
b) Đi làm tình nguyện như 1 hoạt động ngoại khóa, 1 sở thích khi được giúp đỡ người khác, giúp tăng cường vốn sống.
c) Đi làm tình nguyện vì yêu việc tình nguyện, muốn sử dụng đa phần thời gian với việc đi giúp người khác

Với
loại 2a), mình có 1 lời khuyên là cuộc sống không thiếu cái phải làm, phải học: Toelf, SAT, IT... Nên nghĩ là dành thời gian cho những cái này trước khi dành thời gian nghĩ đến việc tình nguyện
loại 2b): Đánh giá mức độ ưu tiên cho việc tình nguyện, chỉ nên làm khi tất cả các công việc quan trọng khác đều đã được làm hoặc đều đã được lên plan
loại 2c): Join béng vào 1 tổ chức nào đấy, giúp đời cho chuyên nghiệp. Tổ chức về bảo vệ động vật thiên nhiên, môi trường, vì hòa bình... Đại loại là chuyên nghiệp hóa công việc giúp người 1 cách có tổ chức, trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng

Vài ý thô thiển thế thôi, ko biết em Hoài Anh có thấy hợp lí không :)

- Ngoài ra mình cũng thấy các bạn hay chê nên giáo dục đương đại hay xã hội đương đại của VN. Mình nghĩ rằng phàm những cái chúng ta khó tác động vào thì cứ quên nó đi. Bản thân 1 xã hội hay cả 1 nền giáo dục ko chuyển dời nhanh được đâu.

Cái cần quan tâm là ta sống trong 1 nền giáo dục như thế, 1 xã hội như thế thì ta phải làm gì để khỏi nhiễm những thói xấu mà nó mang lại: vô trách nhiệm đối với công việc và bản thân, chậm chạp trong việc thích ứng với sự thay đổi của công nghệ, thích an nhàn hưởng thụ - làm ít thôi mà lương cao...
Thanh niên, sinh viên trí thức hơn ai hết phải là lá cờ đầu trong việc rèn rũa bản thân, phải biết nhục khi nước nhà còn nghèo, phải thấy giận khi bản thân ta yếu đuối và dốt nát. Vứt phăng cái thói tự ru ngủ, thích hưởng thụ và ít chịu suy nghĩ đi, hãy làm việc điên cuồng, chơi ra chơi mà học ra học, hãy cho các dân tộc khác biết Việt Nam là thế nào, đừng để mang tiếng là 1 dân tộc cần cù chăm chỉ mà là chỉ cần cù và chăm chỉ làm những thứ vô bổ thôi.
 
em lại xin phép cắt ngang mọi người một giây ,
Đôi lời gửi đến anh Tống Tuấn :

(cái này em post bên "Tống Tuấn và những người bạn" rồi , nhưng sợ anh không vào đọc nên bây giờ em phải post lại ở đây )

em thành thật xin lỗi anh Tuấn do trước đây đã có lời lẽ vô lễ đối với người lớn tuổi như anh, vì em cũng như nhiều người khác đều không hiểu rõ ý tưởng của anh ra làm sao cả (nay đã hiểu thì muộn rồi) , nhưng em mong anh từ giờ khi muốn khuyên răn giới trẻ làm điều gì (nhất là những ý tưởng cao đẹp như bài viết ở trên ) thì cũng đừng dùng mấy chữ "đé.o " , "thủ dâm" ... , nghe thiếu thuyết phục lắm và dễ làm cho mọi người nghĩ rằng anh không nghiêm túc trong lời nói của mình !
và em nghĩ rằng từ nay tốt nhất là chúng ta không mang cái văn phong của Thăng Long mà áp dụng vào HAO nữa , sẽ tốt hơn !


Chúc anh sức khỏe để phục vụ cách mạng !
 
Bách việc gì phải xin nhỗi chú Tuấn thế, nếu em ko thích cách hành văn theo kiểu Thăng Long xì-tin thì em dùng văn phong của HAO ta để dập lại chú Tuấn, thế nó mới mấu b-)
Bài anh THanh HẢi viết hay quá(giải thích cho bài khen :p )
 
Beatles của bác Tuấn hay thì hay thật nhưng xếp ngang hàng với Mozart hay Beethoven e chưa đủ trình
 
Vụ tình nguyện nhắc lại lại nhớ đến tình yêu Quỳnh của anh. Quỳnh vẫn còn giận anh cái vụ anh Tuấn chỉ trích tình nguyện à. Nhìn Quỳnh bốt lại cái ảnh lúc anh em mình còn một lòng theo lá cờ của Đảng, anh em tâm đầu ý hợp ca hát dưới tượng Bác Hồ và ngọn cờ hòa bình, cùng ca bài ca Tiến lên đoàn viên, anh xúc động vô cùng. Nhớ anh Lê Mã Lương ngày xưa đã từng nói câu nói nổi tiếng: "Cuộc đời đẹp nhất là trên mặt trận diệt quân thù", nhìn bức ảnh này, và bồi hồi nhớ lại câu nói đó, có lẽ bây giờ và cả cuộc đời sau này anh sẽ luôn nói với mọi người rằng: "Cuộc đời mình đẹp nhất là những năm tháng được cùng sánh vai em Quỳnh ca hát cổ vũ chiến đấu, được cùng mặc áo xanh đi tình nguyện, và cùng...đi họp Đoàn”. Ôi..nhớ lại những năm tháng thân thương đó, anh ko khỏi trào nước mắt…

Nghĩ đến đây, anh ko thể ko quay lại giải thích cho em về cái vụ sinh viên tình nguyện đó, mà chính anh đã có lần tham gia. Về mục đích, sinh viên tình nguyện, đều rất tốt. Quả vậy, ko có gì đáng quý hơn ý tưởng các thanh niên Việt nam hoạt động tự nguyện, còn gì đáng trân trọng bằng khi họ đem một phần sức lực tuổi trẻ của mình đi giúp đỡ đồng bào, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Sự tương quan tương trợ này càng ý nghĩa hơn nữa, khi VN chúng ta là một đất nước Châu á với truyền thống yêu thương đùm bọc nhau, thể hiện đúng đạo lý thương thân thương ái, uống nước nhớ nguồn, thương nhau cởi cả quần áo cho nhau…

Tuy nhiên, giữa cái mục đích cao cả đó và cái thực tế hành động, đôi khi nó lại khác xa nhiều. Việc anh phê phán cái hiện thực sinh viên tình nguyện, cũng giống như có người từng ca thán về Chủ nghĩa xã hội, cho rằng nó hay đem lại nhiều chiến tranh và tội lỗi cho loài người. Thực ra ko có một chủ nghĩa hay một hành động tình nguyện nào là xấu xa cả. Chỉ có con người thực hiện nó mới có khả năng bóp méo và gây nên xấu xa mà thôi. Chủ nghĩa xã hội cũng có mục đích vô cùng cao cả, đó là con người sống bình đẳng trên mọi phương diện, ở đó ko có tù đầy, ko có chiến tranh, chém giết, chỉ có những con người yêu hoà bình yêu thương lẫn nhau như em..và anh J. Hoạt động tình nguyện cũng vậy, mục đích cao cả đẹp đẽ, nhưng nếu bảo anh nào tham gia nhé, mặc áo xanh về quê nhé, cầm đàn cùng vui ca Nối vòng tay lớn của Trịnh và cùng lên núi bổ củi nhé… anh xin chắp 2 tay và ca bài ca Nguời ơi buông áo anh ra ngay.. :D

Anh có thể khẳng định rằng 90% các hoạt động tình nguyện là ko hiệu quả. Cá nhân anh đã từng rất muốn tình nguyện, và cũng chỉ làm, đồng thời cũng khuyên các bạn chỉ có thể nên làm trong một số trường hợp sau:

- Đất nước thiên tai gặp kiếp nạn: Nước ta bão lũ, hạn hán tai hoạ khắp nơi, đồng bào nhiều lúc cần giúp đỡ và cứu trợ khẩn cấp. Rất cần sinh viên tình nguyện giúp sức trẻ, và chẳng bảo thì họ cũng tự nguyện làm, đấy mới là tình nguyện đích thực. Cá nhân anh đã từng đăng kí xin tình nguyện vào Huế năm 1999, nói thật là hồi đấy ko nghĩ gì, chỉ thấy cảnh Huế bị cắt đứt hoàn toàn, đồng bào chết trôi ko cầm lòng được..

- Tình nguyện hiến máu nhân đạo: Máu sẽ trở nên vô giá nếu người cần máu cần đúng nhóm máu của bạn, việc nhiều người tình nguyện làm việc này có thể sẽ cứu được rất nhiều người. Việc làm này có giá trị vô cùng lờn, nhưng chỉ đòi hỏi một sự hi sinh ko lớn lắm..

Ngoài ra sinh viên ko nên tham gia bất cứ một hoạt động hoành tráng nào khác trong các phong trào đoàn đội tại các trường ĐH Việt nam hiện nay. Nhiệm vụ của các bạn là học tập, và tham gia vào các hoạt động xã hội góp phần làm cho đất nước của chúng ta được văn mình hơn, điều này ko phải là xin đi làm tình nguyện, mà hãy thể hiện bằng chính phong cách sống văn minh của mình là được rồi (biết cám ơn, xin lỗi, ko vứt rác bừa bãi, thực hiện văn hóa xếp hàng nơi công cộng, kính trên nhường dưới, yêu những cái đẹp, hành động đẹp, cử chỉ đẹp…thế thôi). Chỉ cần các bạn sinh viên ai cũng làm như vậy thì đất nước ngàn năm văn hiến của chúng ta đã văn minh lên vài bậc rồi, thay mặt tổ quốc anh xin vô vàn cám ơn các đồng chí...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thế này mới là anh Tuấn với phong cách Amser_Haoer mà chúng ta mong đợi !
Đấy , anh cứ viết thế này , tất cả mọi người sẽ đồng cảm và thấy lời nói của anh cực kì có trọng lượng !
 
Chú Tuấn chứ có phải ... ứt đâu mà dám coi thường :))
(vỗ đùi đen đét)
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên