Đổi tên trường????

Đã có quyết định gì đâu :-/
Các ông còn cãi nhau om sòm cái đấy chỉ là ý kiến 1 số giáo viên trong trường thôi
 
ko có qđịnh mà dám nói trc toàn cuộc họp à
ko tin thì thôi
khi nào có qđịnh đổi tên hẵng hay
 
Các em Amser cũng bảo là trên hội đồng đưa ra cho giáo viên 2 phương án lấy biểu quyết, nôm na một là giữ tên, hai là giữ tiền.:)) Suy nghĩ trong 10'.=))
 
ý a Lộc là có thế mà cũng fải suy nghĩ 10p ấy :))
chậm hiểu quá :))
 
Chí phải, chí phải, đổi tên thì coi như cái trường chết rồi, 400 tỉ có ý nghĩa gì nữa.
 
Trường Ams vẫn sẽ dẫn đầu thủ đô, mặc cho có thành lập bn trường chuyên đi nữa.
 
Cái đấy mới là vấn đề cốt lõi ở đây em ạ.:)) Không phải cứ hô 1 câu là xong đâu.:))
 
quyết định chính thức rồi
99% rồi
á á á á á á
đổi tên rồi
THPT CHUYÊN HÀ NỘI
tôi chết mất
 
Trường Chuyên Hà Nội còn đỡ đụt hơn Năng khiếu Thăng Long :|
 
nhưng dù theo cách nào đi chăng nữa đó vẫn là 1 sự bội bạc vô ơn với những đóng góp của nhân dân Amsterdam!
 
Chuyên Hà Nội là tạm đc rồi,còn hơn là thiểu năng Thăng Long.Các cô giáo cũng đồng í rồi.Nếu ko đồng í thì sẽ có trường chuyên mới thành lập.Giáo viên ams sẽ bị sang đấy còn hs ams ở lại tự học8-}
 
Về lại trường xưa một sớm ngày
Khung cảnh hòan mỹ chẳng đổi thay
Vẫn tinh thần ấy, Ams bất diệt
Mà ai vô ý, nỡ phủi tay

Có những thứ người ta phải đánh đổi biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt, tinh thần và biết bao năm tháng, thế hệ mới xây dựng được, nhưng lại có thể trở thành công dã tràng xe cát chỉ trong nháy mắt bởi một hành động vô tình hữu ý hay một niềm tin duy ý chí. Trường Ams có thể trở thành một ví dụ rõ nét cho nhận xét ấy, một nạn nhân xấu số của sự độc đoán. Chẳng phải bề dày truyền thống, văn hóa, niềm tự hào mà thày trò trường Ams vun đắp suốt hai mươi lăm năm nay sẽ bị phủ định bởi một hành động đó hay sao?

Trong kinh doanh, người ta nói nhiều đến vấn đề thương hiệu, trong triết học Phương Đông, tính chính danh được đề cao, từ góc nhìn văn hóa, tên gọi đã tự nó bao hàm lịch sử, triết lý và niềm tin, là cách một tập thể và mỗi cá nhân trong tập thể nhìn nhận và xác định bản thân. Đánh mất tên gọi, vì thế, là đánh mất mặt tinh thần của một thực thể, nghĩa là một cách nhanh gọn đưa thực thể ấy vào dĩ vãng. Tóm lại, đây không chỉ là vấn đề thay đổi tên gọi, mà là vấn đề thay đổi những giá trị đáng lưu giữ, là vấn đề tước đi quyền tồn tại của trường Ams.

Phải chăng những người chủ trương thay đổi tên trường Ams không hiểu điều này? Qua quá trình bàn luận về tên gọi mới, chúng ta có thể kết luận rằng họ có hiểu, nhưng vẫn cố gắng đưa ra những giải pháp tình thế mang tính đối phó (Từ "PT Năng Khiếu Thăng Long” tới “Trường chuyên Hà Nội” và rồi chịu giữ “tên giao dịch quốc tế” là “Hanoi-Amsterdam”) nhưng vẫn không chấp nhận một thực tế: Chỉ có một lựa chọn- Giữ tên trường Trung học phổ thông chuyên Hanoi-Amsterdam và chuyển trường sang địa điểm mới khang trang hơn. Lựa chọn giữ tên trường và giữ nguyên địa điểm cũng không hợp lý, vì người ta đã mượn danh trường Ams để xây nên ngôi trường mới, không thể nào lấy cơ sơ vật chất ấy dành cho trường khác, chẳng khác nào cướp mất quả trứng từ gà mẹ.

Vậy tại sao nhận thức và hành động khác nhau đến vậy, chỉ có một giải thích, người ta đã thương mại hóa sự tồn tại của trường Ams, đem nó ra so sanh, cân đo đong đếm với những giá trị khác. Gía trị ấy là gì? Là sự kỉ niệm 1000 năm Thăng Long. “Năng khiếu Thăng Long”, “ trường chuyên Hà Nội”,… chẳng phải đó đều là những quyết định bức tử trường Ams để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đó hay sao? Lối suy nghĩ này có hai vấn đề:

Trước hết, sự tồn tại của trường Ams không thể bị đưa lên bàn cân. Ams từ lâu đã trở thành một đức tin, học sinh trường Ams từ bao năm nay nhận mình là “Amser”, ý thức tự hào Ams đã thấm sâu vào từng hàng cây ngọn cỏ, từng viên gạch phiến đá xây dựng nên ngôi trường, và hơn hết, từng con người thuộc về ngôi trường này. Từ khi nào chúng ta đưa đức tin lên bàn cân?

Hơn thế nữa, việc hi sinh một đức tin cho lễ kỉ niệm nghìn năm Thăng Long, dù xuất phát từ tấm lòng muốn góp vui cho sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, song có thể mang lại những hậu quả phản tác dụng không mong muốn. Ta vui mừng khi thấy một ngôi trường mới được dựng nên, nhưng sẽ cảm thấy thế nào khi biết rằng sự bắt đầu ấy cũng đem lại một kết thúc đáng tiếc? Ta biết ăn nói với những người dân Amsterdam thế nào, phải chăng chúng ta chỉ biết ơn ân nhân khi họ còn gíup chúng ta? Họ sẽ đánh giá thế nào về hành động này, họ sẽ nhìn nhận về thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta ra sao? Cách hành xử của chúng ta là kỉ niệm hay mang lại hình ảnh xấu cho chính Thăng Long? Chẳng phải việc xây dựng một địa điểm mới và chấp nhận giữ lại tên gọi chính là một việc làm chính nghĩa thể hiện tấm lòng người Hà Nội, chẳng phải là cách thiết thực kỉ niệm ngàn năm Thăng Long đó sao?

Tôi đã gửi một mảnh hồn mình lại trường Ams, xin hãy để lại một nơi cho mảnh hồn ấy nương náu. Mong những người có quyền quyết định hãy giữ lại tên gọi cho ngôi trường. Chỉ bằng cách ấy chúng ta mới có thể tiếp nối truyền thống, mở ra tương lai.
 
chuyên Hà Nội :-? mấy lão ý nghĩ gì vậy, nếu đã đồng ý giữ 2 từ Hà Nội và tên giao dịch quốc tế thì việc dek gì phải đổi cho nó phiền phức, sính chữ àh :-?
 
Đấy, ngay chính 1 số người đứng đầu 1 thủ đô của 1 quốc gia còn đưa ra cái lí do lãng xẹt, vô ơn đó là đổi tên do ko có sự đóng góp của nhân dân Amsterdam nữa, thì có lẽ, ko biết đến bao giờ, thủ đô của ta mới có thể phát triển thành 1 đô thị văn minh, hiện đại ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên