Lê Anh Tuấn
(Sirius2607)
New Member
Hóa ra thương hiệu trường Ams đáng giá 410 tỉ đồng )
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
thế thì về thăm trg luôn bh đi anh )
TTVN - Những ngày gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều thông tin liên quan đến việc đổi tên trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Sự thực thế nào?
Ngôi trường lịch sử của trường Hà Nội - Amsterdam
Năm 1972, ngay khi đế quốc Mỹ sử dụng con bài chiến lược B52 rải thảm bom nhằm huỷ diệt Hà Nội, tạo thế thượng phong trên bàn hội nghị Pari, tiến sĩ Samkaden - thị trưởng Amsterdam đã vận động nhân dân Hà Lan quyên góp để xây tặng Hà Nội một trường cấp III đàng hoàng, to đẹp sau ngày chiến thắng. Trường THPT Hà Nội - Amsterdam ra đời nhờ sáng kiến của ngài Samkaden và tinh thần hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam - Hà Lan. Ngày 5/9/1985 là ngày khai giảng năm học đầu tiên của trường.
Sau gần 25 năm, trường đã có 81 em thi học sinh giỏi quốc tế và đạt 77 huy chương Vàng, Bạc, Đồng; hơn 1.000 giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; hơn 3.500 giải trong các kỳ thi học sinh giỏi thành phố; 95% học sinh đỗ đại học, nhiều em giành được học bổng du học của các trường danh tiếng trên thế giới. 30% giáo viên của trường là thạc sĩ, tiến sĩ.
Trường đã nhiều lần vinh dự được các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm. Và trường PTTH Hà Nội- Amsterdam đã trở thành một "thương hiệu" được người Hà Nội trìu mến gọi bằng một cái tên rất giản dị là "Trường Am "!
Dự án xây dựng mới trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Dự án xây dựng mới trường trường Hà Nội - Amsterdam là một trong 34 công trình trọng điểm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long của thành phố Hà Nội.
Dự án được khởi công vào ngày 19/5/2008. Tại lễ khởi công, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh: đây là công trình có ý nghĩa thiết thực với ngành giáo dục Thủ đô chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, 118 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xây dựng trên khu đất rộng 5 ha (50.000m2), tại khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng - phường Trung Hoà - quận Cầu Giấy, trường HàNội-Amsterdam được xây dựng theo hướng đồng bộ, đảm bảo các tiêu chí về cơ sở giáo dục hiện đại, ngang tầm với các trường trong khu vực và quốc tế. Cơ sở mới có quy mô 45 phòng học, với 1.800 học sinh chuyên hệ THPT học cả ngày, bao gồm nhiều khu chức năng phục vụ công tác quản lý điều hành, giảng dạy, học tập, nâng cao thể chất của thày và trò nhà trường...
Trường “Am”- Nguy cơ mất thương hiệu
Trường Am hiện nay.
Đổi tên trường hay không?
Tiến độ xây dựng trường được Ban giám hiệu thường xuyên cập nhật cho giáo viên, và cả hội đồng luôn háo hức chờ ngày về trường mới. Thế nhưng niềm vui đó đã không trọn vẹn...
Khoảng tháng 9/2008 nhà trường nhận được một công văn nói về vấn đề chuyển đổi tên trường, và yêu cầu nhà trường đề xuất một tên mới khi chuyển về địa điểm mới. Ngay sau đó, trường tổ chức họp Hội đồng giáo dục và kết quả là toàn thể hơn 150 cán bộ công nhân viên đang công tác tại trường đã kiến nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT và UBND thành phố giữ nguyên tên trường vì đó là vấn đề của lịch sử, và sau hơn 20 năm nỗ lực hoạt động tên trường đã trở thành một thương hiệu giáo dục lớn của Thủ đô và cả nước, được quốc tế biết đến.
Ngày 16/1/2010 trong cuộc họp sơ kết học kì I năm học 2009-2010 của trường Hà Nội - Amsterdam, ông Nguyễn Thành Kì, Trưởng phòng THPT, Sở Giáo dục Hà Nội đã đến dự. Trong lời phát biểu của mình tại hội nghị, ông cho biết địa điểm xây dựng mới đã cơ bản được hoàn thành. Ông cũng chính thức trình bày 2 phương án của Sở sẽ trình lên lãnh đạo thành phố.
Phương án thứ nhất là toàn bộ giáo viên và học sinh Trường Ams sẽ di chuyển đến trường mới, điều đó có nhiều thuận lợi là cả giáo viên và học sinh nhà trường sẽ được tiếp nhận một cơ sở trang thiết bị biện đại đáp ứng yêu cầu học tập và giảng dạy tốt; giáo viên có đủ điều kiện để phát huy năng lực, học sinh chuyên có đủ điều kiện để học tập được tốt hơn... Tuy nhiên, khi về trường mới thì phải chấp nhận phương án đổi tên trường.
Phương án thứ hai là Trường Hà Nội - Amsterdam vẫn ở chỗ cũ là số 1 phố Nam Cao và thành phố sẽ lập trường mới với tên gọi mới ở địa chỉ mới xây dựng.
Tại cuộc họp, đại diện Sở GD&ĐT đã phát cho mỗi giáo viên một phiếu thăm dò ý kiến và yêu cầu GV phải trả lời trắc nghiệm đồng ý hay không đồng ý phương án nào.
Phản ứng của giáo viên
Khi nhận phiếu thăm dò, nhiều giáo viên đã bày tỏ ý kiến không đồng tình.
Thứ nhất, quan điểm của nhà trường đã rõ ngay trong kỳ họp Hội đồng giáo dục từ tháng 9/2008 để trả lời công văn nói về vấn đề chuyển đổi tên trường, hội đồng đã kiến nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT và UBND thành phố giữ nguyên tên trường khi chuyển sang địa điểm mới, vậy sao giờ lại phải lấy ý kiến lại qua phiếu trắc nghiệm?
Thứ hai, tại sao lại chỉ có hai phương án cho giáo viên lựa chọn trong khi mọi người rất trông chờ ở phương án 3 thì lại không thấy. Phương án 3 mà mọi người mong muốn nhất là trường sẽ di chuyển về địa điểm mới và giữ nguyên tên gọi là Trường Hà Nội - Amsterdam.
Thứ ba, cấp trên chưa công khai lộ trình đầu tư cơ sở vật chất cũng như chỉ đạo chuyên môn, đặc biệt là lĩnh vực đặc thù trường chuyên ở Trường Hà Nội - Amsterdam ra sao nếu thực hiện theo phương án hai.
Thứ tư, tại sao ngay từ đầu tên dự án là đầu tư xây dựng mới Trường Hà Nội - Amsterdam để bao nhiêu giáo viên, học sinh vui mừng cảm động thì nay lại bắt họ phải lựa chọn một trong hai phương án mà trước nay họ không hề trông đợi?
Cô Vũ Việt Hoa - GV tiếng Pháp cho rằng, một vấn đề quan trọng như vậy không thể bắt giáo viên có quyết định ngay tức thì trong một bản test được. Còn cô Trịnh Minh Hằng phát biểu do không có phương án 3 (GV mong nhất) nên tuyên bố sẽ để phiếu trắng. Tuy nhiên, giáo viên đã được trấn an rằng ý kiến trong cuộc họp này chỉ có ý nghĩa "tham khảo" và cuối cùng cuộc trưng cầu đã diễn ra. Phiếu điều tra sau đó đã được đóng gói mang ngay về Sở mà không được kiểm tại chỗ nên không thể biết kết quả thế nào...
Những điều khó hiểu
Một ngôi trường nổi tiếng của thủ đô Hà Nội được quan tâm phát triển vì lịch sử và thành tích của nó để chào mừng đại lễ ngàn năm Thăng Long như mục đích ban đầu của dự án. Thiết nghĩ sao không thể cứ như Dự án được duyệt mà thực hiện lại phải có những thay đổi vô lý. Chính vì có điều gì đó thiếu minh bạch nên mới phát sinh ra "đề xuất". Thế nhưng những đề xuất đổi tên trường phải là từ BGH , giáo viên và học sinh, phụ huynh của ngôi trường đó chứ sao lại có chỉ thị cho nhà trường yêu cầu đề xuất?
Khi không nhận được yêu cầu đề xuất thì một loạt cái gọi là phương án được tung ra như một sự thách đố.
Dư luận nhân dân Thủ đô nói chung và giáo viên học sinh Trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam rất mong cơ quan hữu trách của TP. Hà Nội làm rõ lý do đổi tên ngôi trường có bề dày lịch sử và thành tích trên? Khu trường mới theo dự án là xây Trường PTTH chuyên Hà Nội - Amsterdam nay sao phải thay đổi mục đích với việc lập trường mới, tên mới?
Đề nghị UBND TP. Hà Nội sớm vào cuộc và có câu trả lời giải toả những bức xúc của xã hội.
TTVN I Báo Thị trường Việt Nam I Theo Xalo
Hèm, coi chừng đụng chạm là ko tốt đâuChắc chắn mấy bác trên TP đầu óc cũng chỉ bằng cái thằng post bài kia là cùng =))
bạn cho mình 1 cái số điện thoại mà không cho mình biết số đó là của ai thì mình bó tay thôi.