Đại Hội Đảng X

--Thêm 1 cái nguy hiểm mà mình cảm thấy là nhiều người còn sợ cường quyền quá. Chừng nào mình còn sợ cường quyền thì chừng đó mình chưa giải quyết xong tham nhũng, chưa giải quyết xong tham nhũng thì chưa nắm được "dân chủ" đâu. "Dân chủ" thì có ngay trước mắt, vấn đề là do sợ mà nhiều người cứ tưởng là k0 có . Chúng ta còn trẻ mà lại bị nhiễm bệnh sợ, ngại va chạm thì k0 hay 1 tí nào.
:)) Vậy nghĩa là sao :-? . Nói thì dễ lắm,cũng có người đã làm nhưng 1 cây làm chẳng nên non :)). Không hiểu ngày xưa thế nào nhưng bây h cảm giác dân tình,nhất là thanh niên bây h ko tin vào Đảng lắm :-s... mà cũng khó đi, bầu cử j mà chỉ mang tính chất hình thức, các ứng cử viên dán qua mấy cái thông tin vớ vẩn rồi để dân đi bầu ( mà thực ra là chỉ mang tính hình thức,có lẽ ai được đều được ở " trên " quyết định cả rồi ). Mấy vụ chống tham nhũng gần đây có lẽ cũng do đấu đá thôi,bao h chẳng gần đại hội thì lại chẳng có đấu đá :)), thể nào chẳng lôi ra được vài vụ. Truyền hình và báo chí chẳng qua cũng chỉ là " công cụ " mà thôi.
 
Nước mình là dân chủ lắm
Phát biểu sai đường lối của Đảng thì bạn là phản động. Cứ chê bai đi rồi sẽ biết +____+
Nước ta chả ai dám đi biểu tình phản đối cả vì thế nào cũng lại coi là có hành động chống lại Nhà nước, Chính quyền 8-} cũng là vô khám như chơi
Cho nên chính sách đưa ra thì dân kêu thì cứ kêu còn Nhà nước thực hiện thì cứ thực hiện có cần quan tâm gì đâu
bắt đầu buồn ngủ rồi |-)
 
Truyền hình và báo chí muốn làm j
Cũng phải xin ý kiến lãnh đạo
Mục đik là khiến ng` dân tin vào Đảng,vào nhà nc'
K thể hiện đc. vai trò của mình

Thái độ của ng` dân cũng là 1 nguyên nhân
Thế nhg chưa có ng` tiên phong
Ai dám thực hiện dân chủ
 
Ngô Tố Giao đã viết:
Em Phương post bài vậy để giúp những người xa quê như chị còn đọc, còn biết chứ không làm sao mà biết được ở nhà các bác nói gì.

:) Có nhất thiết phải đọc để biết ko? Vì anh thấy cách đây 10 năm, 20 năm... các cụ cũng nói y xì như thế mà, có gì khác đâu. Và cái "hay" là cụ nào cũng nói vậy (tức là Báo cáo chính trị ko phụ thuộc cá nhân cụ nào đọc - bao giờ nó cũng như nhau cả, trí tuệ tập thể mà :)

L.
 
Đỗ Hoàng Nam đã viết:
Truyền hình và báo chí muốn làm j
Cũng phải xin ý kiến lãnh đạo
Mục đik là khiến ng` dân tin vào Đảng,vào nhà nc'
K thể hiện đc. vai trò của mình

Thái độ của ng` dân cũng là 1 nguyên nhân
Thế nhg chưa có ng` tiên phong
Ai dám thực hiện dân chủ

Hihi, từ từ thôi chứ, em vội thế, làm được gì đâu. Bàn luận ở topic thế này, cũng là dân chủ và thực hiện (một phần) dân chủ rồi đấy.

Bắt đầu từ những cái nhỏ nhặt thế này thôi...

L.
 
Mà đại hôi lần này hình như có mỗi bầu cử thui
Chả làm cái j ra hồn cả
 
Hôm nay thấy đọc tên 1 đốg tên mấy ông bà về hưu thì fải! Chán, hết ôg nè bà nó lại có ôg nọ bà kia! :)|
 
Mà đại hôi lần này hình như có mỗi bầu cử thui
Chả làm cái j ra hồn cả
Đến 1 bé 9X cũng phát biểu được như thế :)
Đọc 160 cái tên mà ko bỏ đi được chữ "ủy viên trung ương", kiểu như sợ ko có cái đấy thì người ta ko nhận ra là active :|
Đổi mới từ những cái nhỏ nhặt nhất chứ?!

Ờ nhưng mà rõ ràng mình phàn nàn hơi nhiều, mọi người có để ý ko?
Mình với bố hay cãi nhau, nhưng có một lần bố nói: "Đang KTTH thì tham nhũng là ĐƯƠNG NHIÊN, muốn được thì phải mất, muốn đi lên thì phải trật ra một số thằng". Mẹ mình nói đấy là những cá nhân "lao động sáng tạo". Mình cũng chịu. Đúng là nước nào cũng thế, VN hơi đặc biệt 1 tí thôi :).

Mình thấy chị Giao nói đúng, U18 thì chỉ nên tham khảo thôi, ko nên bày tỏ ý kiến bừa bãi quá, cuối cùng phá topic. vì chính trị là cái nhạy cảm, nhiều người lấy cái tôi ra mà suy xét - ko chịu nhìn nhận vấn đề toàn cục. Mà nếu có đặt vị trí mình vào vị trí lãnh đạo - thì tất cả những gì mình đóng góp đều là vô thưởng vô phạt.

Chán thì chán thật đấy nhưng cũng phải đối diện với sự thật là thế hệ 8X, 9X sẽ gánh vác cái nước VN trong vài chục năm tới. Cũng khó hình dung lúc đấy mọi thứ nó thế nào, có theo được mô hình trong dự thảo ko...

Tin thôi. Bất mãn thì chẳng được việc gì, dễ thành phản động :D j/k
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ khóa X gồm 14 đồng chí:

1. Đồng chí Nông Đức Mạnh

2. Đồng chí Nguyễn Minh Triết

3. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng

4. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng

5. Đồng chí Trương Tấn Sang

6. Đồng chí Lê Hồng Anh

7. Đồng chí Phạm Quang Nghị

8. Đồng chí Phạm Gia Khiêm

9. Đồng chí Phùng Quang Thanh

10. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng

11. Đồng chí Lê Thanh Hải

12. Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng

13. Đồng chí Nguyễn Văn Chi

14. Đồng chí Hồ Đức Việt

Ông Trương Tấn Sang cũng cho biết, kết quả bầu cử tại Hội nghị TƯ lần thứ nhất Ban chấp hành khóa X đã bầu đồng chí Nông Đức Mạnh là Tổng Bí thư Ban chấp hành TƯ khóa X.

Danh sách Ban Bí thư Trung ương gồm 8 đồng chí:

1. Đồng chí Nông Đức Mạnh

2. Đồng chí Trương Vĩnh Trọng

3. Đồng chí Nguyễn Văn Chi

4. Đồng chí Trương Tấn Sang

5. Đồng chí Tòng Thị Phóng

6. Đồng chí Lê Văn Dũng

7. Đồng chí Phạm Quang Nghị

8. Đồng chí Tô Huy Rứa

Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng gồm 14 đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Văn Chi

2. Đồng chí Nguyễn Thị Doan

3. Đồng chí Trần Văn Truyền

4. Đồng chí Phạm Thị Hải Chuyền

5. Đồng chí Trần Hòa

6. Đồng chí Phạm Chí Hòa

7. Đồng chí Phạm Thị Hòe

8. Đồng chí Lê Trọng Liêm

9. Đồng chí Lê Văn Giản

10. Đồng chí Nguyễn Văn Đảm

11. Đồng chí Sa Như Hòa

12. Đồng chí Nguyễn Minh Quang

13. Đồng chí Bùi Văn Thể

14. Đồng chí Tô Quang Thu

Đồng chí Nguyễn Văn Chi được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ khóa X.

Kết quả Tứ trụ:

1. Đồng chí Nông Đức Mạnh - Tổng Bí thư

2. Đồng chí Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch nước

3. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng chính phủ

4. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch Quốc hội

Cập nhật Sáng 25/04/2006

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đại hội đã kết thúc.
Và đúng là chả giải quyết đc vấn đề gì cả
Chưa từng thấy cuộc họp chíng trị của 1 nước nào mà khi hỏi có đồng chí nào không tán thành không thì chả có ai giơ tay cả.
 
kết quả tứ trụ có phải thông tin chính thức ko ạ??Em chưa thấy anh ghi nguồn tin.
 
Hoàng Anh Tú đã viết:
kết quả tứ trụ có phải thông tin chính thức ko ạ??Em chưa thấy anh ghi nguồn tin.


Phải đấy, mình cũng thắc mắc. Danh sách tứ trụ thì giang hồ đồn đoán lâu rồi, chính xác cả. Nhưng nguồn tin chính thức thì vẫn chưa thấy đâu.
 
Đào Trọng Hiệp đã viết:
Đại hội đã kết thúc.
Và đúng là chả giải quyết đc vấn đề gì cả
Chưa từng thấy cuộc họp chíng trị của 1 nước nào mà khi hỏi có đồng chí nào không tán thành không thì chả có ai giơ tay cả.

Cái này gọi là nhất trí cao độ mà. Chứng tỏ Đảng ta rất đoàn kết, đồng tâm đồng lòng.

:)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Kim Vũ đã viết:
Mình thấy chị Giao nói đúng, U18 thì chỉ nên tham khảo thôi, ko nên bày tỏ ý kiến bừa bãi quá, cuối cùng phá topic. vì chính trị là cái nhạy cảm, nhiều người lấy cái tôi ra mà suy xét - ko chịu nhìn nhận vấn đề toàn cục. Mà nếu có đặt vị trí mình vào vị trí lãnh đạo - thì tất cả những gì mình đóng góp đều là vô thưởng vô phạt.

Hihi, nên bày tỏ ý kiến chứ. Tham chính là chuyện của toàn dân, ko đợi tuổi [thành niên] (ví dụ: Thánh Gióng, Vừ A Dính, Kim Đồng, Lý Tự Trọng...)

Nếu cứ sợ "chính trị nhạy cảm" thì hồi xưa làm sao Đảng ta hoạt động được? :))

L.
 
Có ai bảo sợ chính trị nhạy cảm mà ko đóng góp đâu?!
Cái chính bày tỏ khác với phát biểu bừa bãi, ko chính kiến
 
Nguyễn Kim Vũ đã viết:
Cái chính bày tỏ khác với phát biểu bừa bãi, ko chính kiến

Như thế nào là "bừa bãi", "ko chính kiến"?

Bày tỏ đụng chạm một số taboo, nhạy cảm, có phải là "bừa bãi" ko? :)

L.
 
Thấy người lớn kêu ca nhiều.
Em chả bít và ko care mấy đến chính trị!
Nhưng cái chính là chưa solve đc hết những vấn đề bức bối!
Điển hình là công tác giáo dục... vô cùng bê bối!
 
Chào Đại Hội Đảng X, chủ đề của bạn Lê Đức Phương!

Mấy ngày qua chủ đề này thật sôi nổi trên tình thần mong muốn tiến đến cái "chân, thiện & mỹ", các bạn bàn về những vấn đề vi mô và cả vĩ mô nữa.

Có 1 điều rất mừng là các bạn đều mong muốn có 1 sự thay đổi về luật pháp, văn bản, nghị định... nào đó thực tiển hơn, đi vào cuộc sống hơn chứ không phải vấn đề nhân sự.

Dù sao cũng rất vui mừng & hân hoan bởi Đại hội Đảng thành công tốt đẹp.

Theo ý của mình nếu các Bạn 8x, 9x còn quan tâm đến chủ đề này thì các bạn, nhất là 7x, 6x hoặc hơn nữa sẽ gửi cho 8x & 9x những bài có tính chất vĩ mô hơn 1 chút để các bạn tham khảo!

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
BÀI TOÁN CHÍNH TRỊ
Nguyễn Cường

Chính trị thường ảnh hưởng đến con người trong suốt cả cuộc đời, ở bất kỳ không gian hay thời gian nào, vậy mà hình như đa số chúng ta thiếu sự hiểu biết tường tận hay biết rất ít, kể cả những người đang nắm giữ quyền lực chính trị trong tay. Mới thoáng nghe có vẻ như một nghịch lý, nhưng lại là sự thật. Ngoài một thiểu số những học giả, chuyên gia nghiên cứu, đa số thường đến với chính trị như là do sự sắp đặt trước của định mệnh. Nói đúng hơn, ngay cả những chính trị gia nổi tiếng, dù thành công hay thất bại, thường bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình bằng những lý do hết sức tầm thường, vì cảm tính cá nhân hay lý do sinh kế nhiều hơn là sự lựa chọn tự nguyện thuần lý trí. Ða số chánh khách thường dấn thân vào sinh hoạt chính trị trước khi hiểu rõ những cơ cấu vận hành của nó, về mặt lý thuyết cũng như thực hành.

Thử lấy nước văn minh tự do dân chủ nhất thế giới như Mỹ làm thí dụ. Hỏi bất kỳ một công dân Mỹ nào: Tại sao ông bà chọn đảng Cộng Hòa hay Dân Chủ v.v? Câu trả lời thường nghe là vì tôi thích thế này thế nọ. Nhưng đúng nhất là đa số chịu ảnh hưởng của gia đình từ lúc còn nhỏ, vì giống như tôn giáo, thường là cha mẹ theo đạo nào thì con cháu sẽ chịu ảnh hưởng để theo cùng một đạo. Và một khi có đủ trí khôn để tìm hiểu, thì hầu như đã bị gắn chặt vào quyền lợi của tập thể rồi, phải đi theo và lệ thuộc vào tư duy chung, dù có muốn nghĩ khác và làm khác cũng không phải là chuyện dễ.

Ðối với người dân ở những nước nghèo và kém phát triển, thì việc tự do chọn lựa thể chế chính trị lại là chuyện hiếm thấy xảy ra. Hầu hết đa số người dân trong những xã hội chậm tiến thường là không có quyền, hay không có cơ hội chọn lựa lập trường chính trị trong suốt cả cuộc đời. Do đó trong quá khứ cũng như hiện tại, các nhà làm chính trị thường giải thích lý thuyết chính trị theo sự hiểu biết giới hạn của cá nhân, hay nói theo quan điểm chung được viết ra bởi tập đoàn lãnh đạo cao cấp. Sau cùng, nếu may ra có cơ hội vương lên tới đỉnh cao của quyền lực, nắm chính quyền trong tay, thì chắc chắn cũng sẽ dựa vào những chủ thuyết quen thuộc đó để cai trị nhân dân.

Toán học, như chúng ta thường thấy áp dụng vào hai bộ môn khoa học Xã hội và Chính trị, là nhờ vào hai môn Thống kê và Xác xuất. Tuy vậy, hai môn học về Toán nói trên thường chỉ được xử dụng cho các nhu cầu làm thống kê xã hội, để thăm dò dư luận trong các cuộc bầu cử, và rồi cũng chỉ tới một giới hạn nào đó mà thôi. Bộ môn toán vẫn chưa có cơ hội đi sâu vào tận trong cốt lõi của vấn đề chính trị để phân tích, lý giải và áp dụng vào những chủ thuyết chính trị một cách khách quan chính xác hơn.

Sau một thời gian nghiên cứu với chủ đích là dùng ngôn ngữ của Toán học để diễn tả những khái niệm về chính trị, người viết đã tìm ra một phương pháp mới trong việc ứng dụng toán hình vào cơ cấu chính trị. Phương pháp này nhắm vào ba mục tiêu: Thứ nhất là phân tích và giải thích sự khác biệt cơ bản giữa những chủ thuyết chánh trị, điển hình cho hai đối cực là Tư bản và Cộng sản. Kế đến, dùng những hệ luận về Toán đễ lý giải và minh chứng cho ưu và khuyết điểm của hai chủ thuyết chánh trị. Sau cùng, là đưa ra giới thiệu một công thức tối ưu về chính trị cho mỗi quốc gia, dựa trên hoàn cảnh thực tế hiện tại nhất là cho Việt Nam.

Chủ thuyết Chính trị và Mục tiêu

Không kể đến những mưu đồ tham vọng của cá nhân hay của một thiểu số, do bị thao túng và khống chế bởi ngoại nhân, mục tiêu chính trị tối hậu của bất cứ nhà nước hay đảng cầm quyền, dù theo chủ thuyết hay chế độ nào, cũng đều nhắm vào một chuyện duy nhất: Làm sao cho dân giầu nước mạnh và mang lại ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, một khi đa số nhân dân hài lòng với cuộc sống và chính quyền cai trị có được lòng dân rồi, thì dù những người lãnh đạo có phạm phải một vài sai lầm nghiêm trọng, chế độ cũng vẫn còn có cơ hội để tồn tại.

Từ đó, mục tiêu của chính trị đã được hiểu rõ và là chuyện đương nhiên rồi, không cần phải nhấn mạnh hay nói thêm ở đây. Vấn đề còn lại nếu có thắc mắc, là nhà cầm quyền hay cá nhân lãnh tụ có khả năng và bản lãnh để thực hiện hay không, và họ xử dụng phương tiện gì, hay bằng con đường nào, để đạt tới được mục đích duy nhất nói trên? Dĩ nhiên, muốn thì bao giờ cũng dễ, nhưng làm có được hay không mới là chuyện đáng đặt thành vấn đề ở đây.

Mô hình xã hội

Bất cứ chủ thuyết chính trị nào cũng phải được bắt đầu từ một mô hình xã hội. Một trong những mô hình không hề thay đổi từ khi có xã hội loài người, là theo bậc thang Kinh tế: Thượng, Trung và Hạ lưu, hay dưới một dạng phổ thông là Giàu, Trung bình và Nghèo. Mặc khác, dù xã hội có muốn chia ra nhiều hay ít giai cấp, hay phân chia giai cấp dưới bất kỳ hình thức như thế nào, mô hình theo bậc thang Kinh tế nói trên luôn luôn phỏng theo dạng hình khối nón chóp. Ðơn gỉan và thực tế hơn cho dễ hiểu, là hình tam giác cân chiếu trên mặt phẳng. Trong đó, nằm ở phần đáy của hình tam giác là thành phần Nghèo bao giờ cũng chiếm số nhiều, kế đến lên cao hơn là Trung bình, và dĩ nhiên sau cùng ở chóp đỉnh nhọn và ít nhất là thành phần Giàu.

Dù sao trước hết cũng cần biết định nghĩa thế nào là thuộc diện Nghèo? Câu trả lời đúng là tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng xã hội. Tuy nhiên, một cách tổng quát nếu dựa theo những tiêu chuẩn thông thường của xã hội loài người thì gồm có ba yếu tố chính ăn mặc, chổ ở và những tiện nghi tối thiểu cho đời sống, thí dụ:

· Không được ăn uống no đủ thường xuyên hay áo quần thiếu thốn là Nghèo.
· Không có chổ cư trú hợp pháp với những phương tiện vệ sinh tối thiểu là Nghèo.
· Không có khả năng tiếp cận dễ dàng và xử dụng những tiện nghi vật chất cần thiết sau đây cho đời sống (riêng cho VN): Máy thu băng (Cassette) nghe nhạc, Tivi, và xe tự động hai bánh (Honda, vv) là Nghèo.

Một đặc tính khác rất quan trọng cần được giải thích ở đây, nếu không muốn có sự hiểu lầm. Ba thành phần xã hội trên đây có thể tiêu biểu cho cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Dưới cái nhìn toàn diện và thực tế cho xã hội hay quốc gia, Giàu về tài sản vật chất thường đi đôi với Giàu về kiến thức hay trí tuệ. Nói cách khác giống như sự trao đổi giữa vật chất và năng lượng. Những người có nhiều vốn về kiến thức hay trí tuệ thì dễ làm giàu về tài sản vật chất. Hay ngược lại, những người có thể làm giàu về vật chất thì cần phải có trí tuệ để bảo vệ tài sản và của cải. Ngoại trừ một thiểu số những trường hợp quá đặc biệt bị hạn chế bởi tín ngưỡng hay quan niệm sống của cá nhân, như các tu sĩ tôn giáo tự chọn đời sống khổ hạnh, không được phép tích lũy tài sản riêng cho mình.

Riêng cho những trường hợp ngoại lệ, những người giàu về trí tuệ nhưng nghèo vật chất, hay những người giàu về tài sản vật chất nhưng lại thiếu trí tuệ, do thừa hưởng gia tài v.v, nếu gom lại hết số người như vậy cũng có quá ít, so với toàn thể xã hội nói chung. Do đó, phải chấp nhận một độ sai số (khoảng dưới 0.1%), vì trên thực tế trên bình diện khoa học xã hội không thể nào đạt tới mức chính xác hoàn toàn được.

Bài Toán Chính trị

Dựa vào mô hình xã hội và đặc tính của hình tam giác nói trên, dữ kiện về những thông số sau đây sẽ được dùng để ứng dụng cho bài toán Chính trị:

- D là chiều dài cạnh đáy, thay mặt cho thành phần nghèo nhất trong xã hội. D sẽ được biểu thị bằng con số tính theo đầu người. Thí dụ Việt nam có khoảng 39% dân số (81.3 Triệu) còn thuộc diện nghèo đói, vậy D sẽ có chiều dài đáy gần bằng khoảng 31.7 (triệu người -- thay cho đơn vị hàng Triệu). Riêng đối với những nước giàu như Mỹ thì dùng giới có lợi tức Thấp (Low income), và con số là cũng gần 40 Triệu trên tổng số khoảng hơn 291 Triệu dân Mỹ.

- H là chiều cao, chỉ lợi tức trung bình hàng năm (LTTBHN) của tầng lớp giầu nhất. (Xin dùng Ðôla Mỹ làm chuẩn cho dễ so sánh)

- S là diện tích của hình tam giác, và cũng chính là Tổng lợi tức hàng năm (GNI ) của cả nước. Dữ kiện về con số GNI này thường dễ dàng có được từ cơ quan thống kê của các quốc gia, hay các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới (World Bank).

Như vậy là chúng ta có một liên hệ lý thuyết bằng toán Hình học giữa ba thông số D, H và S. Theo công thức tính diện tích của hình tam giác là: Chiều cao H nhân cho cạnh đáy D chia cho hai ( S = 0.5 H x D).

Xin được chứng minh như sau (quí đọc giả nào không muốn nhức đầu vì Toán thì xin bỏ qua phân đoạn này)

Gọi S3 là tổng sản lượng trung bình hàng năm của giới Nghèo.
H3 là Lợi Tức Trung Bình Hàng năm của giới Nghèo.
D3 là số dân Nghèo.
Chúng ta có S3 = H3 x D3.
Tương tự như trên cho tổng sản lượng trung bình hàng năm của hai giới Trung bình và Giàu là: S2 = H2 x D2 ; và S1 = H1 x D1
Như vậy Tổng sản lượng của cả nước sẽ là S = S1 + S2 + S3, hay:

S = H1.D1 + H2.D2 + H3.D3

Ðẳng thức trên có thể được viết lại như sau:

S = (H1.D1/ D3 + H2.D2 / D3 + H3) x D3 = Ht. D3 = (2.Ht.D3) / 2

Theo đó nếu đặt H = 2.Ht và D3 = D; sẽ cho ra

S = H . D / 2 (Trong đó H = 2 (H1.D1/ D3 + H2.D2 / D3 + H3))

Hình 1.- Ba tầng lớp xã hội được thay thế tương đương bằng mô hình tam giác cân.

Mục đích của chứng minh trên cho thấy là diện tích tổng cộng của ba hình chữ nhật chồng lên nhau như trong hình vẽ bao giờ cũng có thể thay thế được bằng diện tích tương đương của một hình tam giác (cân), mà cạnh đáy D là tổng số dân thuộc diện Nghèo trong cả nước.

(Ghi chú: Trường hợp muốn chi tiết hơn như chia xã hội ra 7 giai cấp kinh tế hay nhiều hơn: Rất Nghèo, Nghèo, Dưới Trung, Trung, Trên Trung, Giàu, và Thật Giàu, thì vẫn có thể dùng phương pháp trên để đưa về dạng tương đương của một hình Tam giác cân)

Thí dụ cụ thể để kiểm chứng lại công thức trên cho Việt nam và Mỹ. Theo dữ kiện mới nhất của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank Data 2003) về GNI cho Việt nam là khoảng 480 đôla một năm cho một người (con số mới nhất cho năm 2004 có thể thay đổi), vậy tổng sản lượng cả nước là : S = 480 x 81.3 triệu. Chúng ta cũng đã biết có khoảng 31.7 triệu dân thuộc diện nghèo đói, hay D = 31.7 triệu. Suy ra lợi tức trung bình hàng năm (LTTBHN) của một người thuộc giới giàu ở VN là: H = 2 . S / D = 2 x 480 x 81.3 Triệu / 31.7 Triệu = 2462 đôla một năm. Nhưng 2462 đôla là tính chung cho cả người lớn và con nít. Giả sử một gia đình VN trung bình có khoảng 5 người ( Chồng, Vợ, 2 con và theo truyền thống gia đình phải phụng dưỡng một Cha hay Mẹ già), thì LTTBHN của một gia đình VN cần phải có là 2462 x 5 =12.310 ngàn một năm mới được coi như là thuộc giới Giàu cò Trường hợp nếu chỉ có một người chồng đi làm thì lợi tức hàng tháng phải là khoảng 1000 đôla hay hơn 17 triệu đồng VN. Nếu tính ra số tiền tương đương với đời sống ở Mỹ thì cũng bằng với một người đi làm có lương khoảng 5200 / tháng, thuộc giai cấp Trung lưu hạng thấp (Lower miÇle Class) của Mỹ. Tương tự tính như trên cho nước Mỹ, H = 2 x 37600 x 291 triệu dân / 40 triệu dân = 547060 đôla. Và nếu tính trung bình gia đình Mỹ chỉ có 3 người thì LTTBHN của giới Giàu ở Mỹ phải là khoảng hơn 1.5 triệu đôla một năm.

Từ hai bài toán mẫu khá chính xác đã trình bày, có thể dùng công thức trên để kiểm chứng lại cho các quốc gia khác. Thí dụ cụ thể như con số của Thái Lan đưa ra là khoảng 15 triệu dân thuộc diện nghèo trong số 62.0 triệu dân. ( Do đó nếu dùng công thức trên với GNI của Thái Lan là 2190 đô một người, thì sẽ cho ra LTTBHN của giới Giàu ở Thái Lan phải là hơn 18100 đô la một năm. Hay cho một gia đình trung bình là 5 người, thì LTTBHN của giới Giàu ở Thái Lan phải là khoảng 90500 ngàn đôla một năm, tương đương với LTTBHN 308000 đô ở Mỹ, thuộc giới Trên Trung Bình (Upper Middle Class).

Mô hình tam giác và các chủ thuyết chính trị

Trong tiểu mục kế tiếp sau đây, người viết sẽ dùng những hệ luận Toán trong hình tam giác nói trên để trình bày về các chủ thuyết chính trị Khái niệm cơ bản thực hành để phân biệt các lý thuyết chính trị có thể quy về một điễm chính duy nhất là: Sự phân chia tài nguyên quốc gia nói chung, hay phân chia lợi tức của một xã hội đến với mọi tầng lớp nhân dân.Thí dụ như tổng ngân sách chi tiêu của quốc gia hàng năm, sẽ có được bao nhiêu phần trăm phân phối chia ra cho ba (3) thành phần của xã hội. Hay ba thành phần đó được phép chia xẻ bao nhiêu phần trăm lợi tức chung của nhà nước(?) Thoạt nhìn thì có vẻ như là đơn giản, nhưng thực tế thì có hơi phức tạp hơn nhiều Chính vì quan niệm khác biệt về sự phân chia không đồng đều cho hai tầng lớp nhân dân, tiêu biểu nhất là Giầu với Nghèo, mà trong thế kỷ vừa qua, thế giới đã phát sinh ra hai chủ thuyết tương phản với nhau như hai đối cực, Tư bản và Cộng sản.

Vấn đề nêu trên sẽ trở thành đơn giản và dễ hiểu hơn nếu đem áp dụng công thức Toán vào mô hình tam giác chính trị đã giới thiệu trong những trang trước đây. Xin trở lại công thức tính diện tích của hình tam giác, S = 0.5 . H . D, và từ công thức đó tính độ sai số gia tăng (phần trăm) của diện tích tam giác như sau:

DS = 0.5 (DH + DD) => DH + DD = 2 . DS

Trong công thức trên: DS , chỉ số tăng trưởng lợi tức hàng năm của quốc gia. DH, chỉ số mức gia tăng LTTBHN của tầng lớp Giàu nhất. DD, chỉ số gia tăng số dân Nghèo.

Xin chú ý quy ước về dấu là (+) Tăng, và (-) Giảm.

Bắt đầu bằng sự đơn giản nhất và dựa theo thuần công thức toán trên, nếu muốn gia tăng diện tích hình tam giác, thì có thể phải theo một trong ba trường hợp sau:

1- Chỉ gia tăng H (Chiều cao); Nếu DD = 0, DH = 2 . DS , trường hợp này H thu lấy hết.
2- Chỉ gia tăng D (Cạnh đáy); Nếu DH = 0, DD = 2 . DS . DS , trường hợp này D lấy hết.
3- Cùng gia tăng (hay giảm) cả hai H và D theo một tỷ lệ thích hợp.

Như vậy nếu hoàn toàn dựa theo lý thuyết để mô tả ba trường hợp:

Trường hợp 1: Chỉ gia tăng H (Chiều cao)

Biểu thị cho chủ nghĩa tư bản bảo thủ không hạn chế ở vào đầu cuối của thành phần, còn gọi là cực hữu. Chủ nghĩa tư bản này dành đặc quyền đặc lợi và ưu đãi tối đa cho giới thượng lưu giàu có, nhằm làm cho đất nước tiến nhanh và giàu mạnh, giống như chỉ gia tăng chiều cao H của hình tam giác.

Ưu điểm: Ðiều này hoàn toàn đúng trong tầm nhìn ngắn hạn. Một khi tài nguyên quốc gia được xử dụng tối đa để khuyến khích, cho phép dân tự do làm giàu không hạn chế, thì chắc chắn sẽ tạo ra thêm nhiều những công dân giầu cò Từ đó sẽ sinh ra nhiều thêm giới trung lưu theo kết quả dây chuyền ảnh hưởng từ trên xuống dưới, và chắc chắn là sẽ giảm số dân nghèo đói xuống thấp trong một thời gian ngắn nhất.

Khuyết điểm: Nếu để tự do phát triển và làm giàu không hạn chế kéo dài lâu đời qua nhiều thế hệ, sẽ đưa đến tình trạng "Mạnh được Yếu thua". Kết quả, khoảng cách giầu nghèo sẽ càng ngày càng xa cách, và là đầu mối của sự mất quân bằng và thiếu ổn định trong xã hội, dù theo chế độ nào. Về diện cơ học vật lý, hình tam giác trên sẽ tiến cao lên gần như cây que thẳng đứng, trở thành yếu đuối, và dễ bị gẫy ngang hay bị lật nhào do bất cứ một ngoại lực nào tác dụng vào. Nhưng đó là theo nghĩa bóng.

Nghĩa đen thật sự là một thí dụ cụ thể cho thấy hiện tượng thiếu hụt trầm trọng nhân công cho các công việc làm ở hạ tầng cơ sở và cần dùng nhiều đến sức lao động. Kết quả, sản phẩm làm ra sẽ khó cạnh tranh vì có giá vốn cao do trả tiền nhân công cao, vv. Hãy thử tưởng tượng chuyện gì đã xảy ra trong vòng 100 năm qua, nếu nước Mỹ không nhận vào cả trăm ngàn di dân hàng năm để thỏa mản nhu cầu cần nhiều nhân công với mức lương trả thấp hơn (?).

Tuy vậy, gần đây do vấn đề di dân quá phức tạp vì nạn khủng bố, nên giới chủ nhân các công ty đã thay đổi chiến lược bằng cách xuất cảng những công việc không quan trọng qua các xứ có nhân công rẽ với mức lương trả thấp. Hiện tượng thiếu hụt nhân công với mức lương thấp đã thấy bắt đầu xuất hiện nhiều hơn tại các cường quốc kinh tế khác trong thế kỷ này. Bởi vậy nên chiến lược Toàn cầu hóa có cái lợi trước mắt là các nước nhà giầu sẽ không phải thu nhận di dân vào thêm cho nặng gánh xã hội, và dân Nghèo ở các nước chậm tiến cũng có được công việc làm để kiếm ăn.

Trường hợp 2: Chỉ gia tăng D (cạnh Ðáy)

Trường hợp 2 nói trên tiêu biểu cho chủ nghĩa Cộng sản nguyên thủy (hay cực đoan). Một khi giới Giàu bị hạn chế (hay trường hợp còn bị san bằng hạ xuống thấp hơn) không được phép tích lũy thêm tài sản, thì tài nguyên hay lợi tức của quốc gia sẽ tự động được phân phối xuống dưới cho các thành phần nghèo hơn trong xã hội. Giống như đỉnh cao của tam giác bị chận lại, và đương nhiên là hình tam giác sẽ nở to ra theo chiều ngang, càng xuống dưới thì cạnh đáy càng dài thêm ra.

Ưu điểm: Cũng trong tầm nhìn ngắn hạn thì đây là một chủ nghĩa có tính nhân đạo theo lý thuyết, mong cứu vớt và nâng đỡ những thành phần yếu đuối hay kém may mắn trong xã hội, nhất là tránh chuyện cá lớn nuốt cá bé. Trong xã hội Cộng sản thuần túy trước đây, thường không có hay hiếm thấy cảnh các ông bà chủ hà hiếp bốc lột sức lao động của công nhân. Khoảng cách giàu nghèo cũng bị thu ngắn dần để tiến tới một xã hội lý tưởng là "Thế Giới Ðại Ðồng" hay còn gọi là "Chuyên Chính Vô Sản".


Khuyết điểm: Theo thời gian chừng vài thế hệ thì tầng lớp người Nghèo càng ngày sẽ càng nhiều hơn lớp người Giàu. Kết quả đưa đến là năng lực sản xuất của giới giàu do bị hạn chế, cũng không đủ khả năng để thỏa mản nhu cầu nữa. Tất nhiên sẽ đưa đến tình trạng xã hội bị khủng hoảng, chậm tiến và bế tắc. Giống như một đoàn tầu xe lửa cứ cho thêm nhiều toa xe vào mà lại không thêm một đầu máy kéo nào khác!

Nhân đây cũng nên nhắc đến một dữ kiện lịch sử để minh chứng cho trường hợp 2 của thuyết tam giác nói trên. Trong một bài viết về người cha là cựu TBT Lê Duẫn, bà con gái của TBT Lê đã kể lại là trước khi qua đời, ông vẫn còn thắc mắc không hiểu tại sao một Liên Sô với tài nguyên thiên nhiên và khả năng con người phong phú đa dạng như thế, mà lại không thành công trên con đường tiến tới XHCN(!?).

Câu trả lời chỉ có thể dựa vào lôgích của tam giác nói trên để giải thích. Một khi tầng lớp đa số dân nghèo tận cùng của xã hội được lo cho ăn no và chăm sóc sức khỏe đầy đủ, thì điều dễ nhất mà họ có thể cạnh tranh, làm được khá hơn hay bằng với giới giàu, là khả năng sinh sản con cháu! Như vậy suy ra sau mỗi thế hệ, dân số của giới Nghèo sẽ tăng nhiều hơn của giới Giàu. Kết quả sau cùng là xã hội sẽ bị kiệt lực đuối sức, không thể tiến thêm được nữa, vì dân số tăng lên thì nhiều mà khả năng sản xuất lại không tăng hoặc tăng thêm rất ít . Ðơn giản chỉ có vậy, giống như biểu tượng của ba hình tam giác trên.

Thí dụ lịch sử cụ thể hơn là hiện tượng bùng phát về dân số của Nga sau Thế chiến 2, của Trung quốc sau 1949, hay Việt Nam (1976) sau khi thống nhất. Ngược lại, đó chính là lý do giải thích tại sao các đảng Bảo Thủ và Cực Hữu ở các nước đã phát triển, thường chủ trương cắt giảm những chi phí quốc gia về an sinh xã hội hay bảo hiễm sức khỏe công cộng. Bởi vì theo họ, chỉ có cách đó mới hạn chế được mức sinh sôi nẩy nở quá nhiều của giới Nghèo, như đã minh chứng trong thuyết tam giác.

Trường hợp 3: Cùng tăng (giảm) cả hai H và D

Cuối thế kỷ vừa qua, thế giới đã lần lượt chứng kiến sự ra đi hay giải tán những chế độ cực đoan của cả hai bên Tả và Hữu. Hầu như mọi người đều thấy hậu quả tai hại của cả hai trường hợp cực đoan nói trên. Dù đã đáp ứng được hoàn cảnh lịch sử trong một thời gian, kết quả cuối cùng cho thấy đều không thành công theo như ý muốn. Chính nhờ những bài học trước mắt đó, đã cho phép các nhà cầm quyền tiếp nối phải uyển chuyển và linh động mềm mỏng hơn trong việc chọn lựa chế độ chính trị.


I___________I___________I___________I_______________I

Cộng Sản XH Ðịnh Hướng XH Cấp Tiến Tư Sản Dân Chủ TB Bảo Thủ
Cực Tả Tả Khuynh Hữu Khuynh Cực Hữu

(Xin nói thêm ở đây là hai từ "Tả & Hữu" chỉ là một qui ước thông thường về phương hướng chung. Dựa vào một trục đường thẳng nằm ngang theo hình vẽ như trên, một người từ phía ngoài trang giấy nhìn vào hai bên tay "Trái" và tay "Phải", đại diện cho hai chủ thuyết tương phản với nhau là Cộng sản và Tư bản)

Kinh nghiệm chiến tranh cùng với hiểu biết nói chung của con người trong thế kỷ vừa qua cho thấy, cần có một sự dung hòa quyền lợi và hợp tác tối thiểu nào đó giữa hai lập trường đối cực của xã hội, Giàu và Nghèo. Nhân loại cũng rút ra được bài học quý giá cho thế kỷ này: Một chế độ chính trị muốn thành công thì cần phải có sự điều tiết thay đổi, trong một khoảng cách cho phép hợp lý nào đó, giữa hai bên Cực Tả và Hữu.

Vấn đề được đặt ra đây, bằng lý thuyết và xử dụng phương tiện nào để đạt tới mục tiêu đã đưa ra? Câu trả lời là đối với các nước đã phát triển dưới những chính thể tự do dân chủ thì vấn đề nêu trên giải quyết không khó. Dùng hệ thống chính trị đa nguyên hay đa đảng để điều tiết chánh sách chung cho quốc gia. Nói cách khác, nếu xã hội hay quốc gia bị nghiêng nhiều về phía cực Hữu, thì dân chúng sẽ bầu người lãnh đạo thuộc về cánh Tả để kéo lui lại, hay ngược lại, nếu chính quyền thiên nhiều về phía Tả. Thí dụ điển hình trong thế kỷ 20 vừa qua, đa số các chế độ Tư bản độc tài chuyên chế hay Bảo thủ Giáo điều lần lượt đã được thay đổi bằng các chế độ Tư Sản Dân Chủ, gồm hai hay nhiều đảng phái, đại diện cho cả hai khuynh hướng thiên về Xã Hội cũng như Tư Bản. Lý do để có nhiều đảng là tạo cho người dân có cơ hội làm công việc thay đổi, quân bằng cán cân về quyền lực chính trị giữa hai bên tả phái và hữu phái. Bởi vậy nên được gọi chung là Tư Sản Dân Chủ.

Ðồng thời ở phía đối diện bên tay trái là những nước đã theo chủ nghĩa Cộng sản truyền thống (hay Xã hội bảo thủ) cũng phải thay đổi hướng về bên phải một chút, để có lý do tồn tại. Từ đó, chế độ chính trị tại những quốc gia này được mang vào một tên mới là Xã Hội Cấp Tiến, hay kín đáo hơn một chút thì gọi là "Chũ Nghĩa Xã Hội Ðịnh Hướng" như ở Việt nam hay Trung quốc. Tưởng cũng cần giải thích thêm về lý thuyết tại sao nhà nước VN lại thường nhấn mạnh đến từ Chủ Nghĩa Xã Hội Ðịnh Hướng. Theo đúng ý nghĩa chính trị thì nhà nước sẽ thả lỏng cho dân trở thành tư sản và làm giàu tự do. Tuy nhiên, một khi xét thấy rằng cả nước đi quá đà qua bên kia biên giới của Tư sản Dân chủ, thì theo đúng lý thuyết hành động, Ðảng hay Nhà Nước sẽ có biện pháp để kéo lui trở lại về bên phía Tả của XHCN. Bởi vậy nên mới gọi là "Ðịnh Hướng". Nhưng hướng nào? Thì đó là câu trả lời mà người dân muốn biết : XHCN.

Ðiều khác nhau rỏ nhất là đa số (Thiên tả) thường không đồng ý khái niệm "Dân Chủ" nói trên của phái Hữu. Những người lãnh đạo theo phái Tả luôn nghĩ rằng chính họ có thể sáng suốt tự tổ chức và làm lấy công việc định hướng, quân bằng cán cân Giàu Nghèo một cách hiệu quả, mà không cần đến một thế lực chính trị đối lập nào khác.Nhân đây cũng cần giải thích luôn một hiện tượng thực tế mọi người đều biết, tại sao những quốc gia đã chọn theo Cộng Sản hay nằm trong hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa thường phải cần duy trì chế độ độc tài? Câu trả lời đơn giản là dựa vào thực tế xã hội. Lấy thuế hay "bóc lột" dân Nghèo thì bao giờ cũng dễ hơn rất nhiều so với chuyện "bóc lột" giới nhà Giàu. Thời nào cũng vậy, giới Nghèo thì "thấp cổ bé miệng", trong khi tập thể dù số ít của giới nhà Giàu, nhưng bao giờ cũng có cả hai vũ khí lợi hại nhất để bảo vệ quyền lợi của họ, tài sản và trí tuệ.

Hậu quả đưa đến là nhà nước hay giới cầm quyền của các nước XHCN, do vì không có đủ tài nguyên và nhân sự khôn khéo để chơi trò dân chủ, nên phải chọn giải pháp ngắn gọn, tiết kiệm thì giờ và hiệu quả nhất là dùng võ lực. Bỡi lẽ giản dị là họ, vốn đa số xuất thân từ giai cấp vô sản chuyên chính, không muốn bị dân chống đối hay lật đổ bỡi những thế lực lãnh đạo và được bảo trợ từ giới nhà Giàu rất nguy hiểm.

Thông Số Chính Trị

Trở lại trường hợp 3 nói trên, câu hỏi đưa ra là khoảng cách cho phép giữa hai tầng lớp Nghèo và Giầu như thế nào để gọi là hợp lý, và đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu phát triển tối ưu cho quốc gia? Ðể trả lời câu hỏi trên, xin dựa vào lý thuyết sau đây: Dùng VN tiêu biểu cho các quốc gia ở bên phái tả thì tỷ số chênh lệch giữa Giàu và Nghèo (G/N) là 5.13 (2462 / 480). Trong khi Thái Lan có Tỷ Số G/N là 8.22 (18100/2190), và Mỹ G/N = 14.6 (Ghi chú: Công thức để tính tỷ số G/N có thể rút gọn lại là 2 N / D, trong đó N là tổng cộng dân số, và D là số dân nghèo).Dựa vào con số lý thuyết của Tỷ Số G/N bên phía cực tả là 0 (thế giới Ðại Ðồng hay Vô Sản chuyên chính) và hiện tại của nước Mỹ, tiêu biểu cho những quốc gia ở bên phía cực Hữu, giàu nhất thế giới là 14.6, chúng ta có được con số trung bình là 7.3, hay dùng gọn thay cho nguyên số là 7.

Do từ kết quả trên, con số 7 của Tỷ Số G/N trên có thể được ước chừng coi như là lằn ranh chuẩn ở giữa để phân biệt hai bên Tả Hữu cho các chế độ chính trị. Nói cho rõ hơn là có thể dùng Tỷ Số G/N để phỏng định được chế độ chính trị của một nước có còn là XHCN hay thiên về tư bản rồi.

Thí dụ cụ thể cho Việt nam với Tỷ Số G/N = 5.14 nhỏ hơn 7, nên còn thuộc về phía Tả, hay XHCN. Từ đây, xin gọi Tỷ số G/N là Thông số Chính Trị (TSCT = 2 N / D).(Một sự liên tưởng hay trùng hợp ngẩu nhiên xin được ghi nhận sau đây cho dễ nhớ. Trong hóa học có một thử nghiệm về nồng độ Acid rất phổ thông, còn gọi là thử nghiệm nồng độ pH (Litmus Test). Nhúng một mẫu giấy thử vào một dung dịch lỏng, nếu nó đổi ra màu đỏ là dung dịch có chất Acid với pH nhỏ hơn 7. Nồng độ pH càng nhỏ thì Acid càng cao nên màu Ðỏ càng đậm. Nếu pH lớn hơn 7 thì mẫu giấy đổi dần ra màu xanh thuộc loại có chất Kiềm (Base). Vì vậy xin nhớ là nếu TSCT ( 2 . N / D) nhỏ hơn 7 thuộc phe XHCN có màu Ðỏ, và nếu TSCT lớn hơn 7 thuộc về phe Tư bản có màu xanh của tờ giấy đôla !?)

Thường tiêu chuẩn nhắm tới đích của bất cứ quốc gia nào trên thế giới là sẽ đuổi kịp và bằng Mỹ về sự giàu sang thịnh vượng , cho dù một vài chục năm hay vài trăm năm nữa!Những ai có ý tưởng như đã nói ở trên thì thật là một sự lầm lẫn tai hại cho tương lai, nếu vị đó đang nắm vận mệnh của đất nước trong tay. Hiện nay TSCT = 14.6 của nước Mỹ có thể coi như là con số cao quá độ cho phía cực hữu, chắc không ngưng ở đó và sẽ tiếp tục tăng lên mãi. Dựa vào dữ kiện là chỉ cách đây mới hơn 25 năm (1977), TSCT của Mỹ chỉ mới có gần 10.9 (Việt Nam vào năm 1977 có TSCT là 2.4). Nghĩa là chỉ trong vòng một phần tư thế kỷ, TSCT của Mỹ đã tăng lên 34%. Nếu cứ tiếp tục tăng trưởng đều như trên và không giới hạn thì cuối thế kỷ 21 này, TSCT của Mỹ sẽ vào khoảng 46. Chuyện gì sẽ xảy ra một khi hình tháp nón trở thành mỏng manh thẳng đứng như hình thân cây Dừa?
Kết quả dẫn từ hệ luận nói trên cho thấy, TSCT tối ưu cho VN hay bất cứ một quốc gia nào khác là con số 7. Xin nhấn mạnh ở đây một lần nữa để tránh sự hiểu lầm, TSCT chỉ cho biết độ cách biệt giữa hai giai tầng xã hội Giàu Nghèo, không nhất thiết phải là con số cao để đất nước được giàu mạnh. Thí dụ cụ thể là Việt Nam vẫn có thể có một TSCT là 10, nếu số dân nghèo giảm xuống chỉ còn khoảng 16 - 17 triệu (Tuy thực tế thì khó xảy ra vì không thể có một quốc gia nào trên thế giới hiện nay có TSCT = 10 mà con số GNI chỉ có 480 đô la!).

Giải pháp và phương tiện để đạt tới TSCT tối ưu

Phương tiện thông dụng đầu tiên ai cũng biết là dùng Thuế vụ. Thuế đánh vào đâu, trên mặt hàng tiêu thụ nào, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều hay ít đối với ba giới: Giàu, Trung bình, và Nghèo. Ngoài ra còn có thuế đánh trực tiếp vào lợi tức cá nhân, và dù cho có kết quả liền, vẫn không làm cho dân hài lòng. Mặc khác, tuy việc xử dụng Thuế thật tinh vi và phức tạp nhất thế giới này chỉ có Mỹ là dẫn đầu, nhưng cũng nhờ vào hệ thống thuế linh động như vậy nên không có, hay có rất ít xáo trộn xã hội một khi thay đổi giới lãnh đạo đang cầm quyền.

Phương tiện thứ hai thuộc về xã hội cũng rất có hiệu quả cho các nước Nghèo và đang phát triển, nếu biết áp dụng triệt để. Ðó là hạn chế sinh sản hay còn gọi "kế hoạch hóa gia đình". Trong khoảng vài chục năm qua, nhờ tổ chức Liên Hiệp Quốc kêu gọi và hổ trợ hết mình các nước Nghèo hạn chế bớt sinh sản, nên công việc "xóa đói giảm nghèo" có nhiều phần thay đổi tốt đẹp. Thí dụ cụ thể là ở các nước đông dân như Trung quốc, Ấn độ, Việt Nam v.v.

Dù vậy kết quả vẫn chưa đạt tới mức chuẩn tối ưu như trường hợp cho VN chẳng hạn. Hiện nay ở VN, chính quyền khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có tối đa hai (2) con là vẫn còn chưa đạt mức tối ưu. Nếu muốn khai thác tối ưu chánh sách trên thì số con trong gia đình phải thay đổi tùy theo khả năng nuôi dưỡng và trình độ học vấn của cha mẹ. Thí dụ cụ thể đề nghị cho VN như sau:
- Những gia đình thuộc diện nghèo đói, và nếu cả vợ chồng đều có học vấn không hơn bậc Tiểu học thì không nên có con.
- Nếu cả hai vợ chồng đều có trình độ không hơn bậc Trung học Phổ Thông, chỉ nên có một (1) con.
- Nếu cả hai vợ chồng đều có trình độ sau Ðại học thì nên khuyến khích tăng giới hạn lên ba (3) con, và nhà nước sẽ đặc biệt tăng thêm phụ cấp lương bắt đầu từ đứa con thứ hai.
Chỉ cần áp dụng triệt để "kế hoạch hóa gia đình" nói trên, dám chắc sau một hay hai thế hệ sẽ có ngay kết quả tốt.

Nhớ lại "Giai thoại" của Khổng Tử sau khi diện kiến với Lão Tử về, được các môn sinh hỏi ý kiến của ông như thế nào, thì chỉ trả lời là ...Như con Rồng! Chẳng hiểu dựa vào đâu mà Khổng Tử lại nói như vậy(?) Chỉ biết dự đoán rằng theo đúng như câu chuyện, Lão Tử đã thẳng thắn khuyên Khổng Tử nên về nhà vui sống theo Ðạo, còn hơn là đi làm Thầy thiên hạ, chẳng được cái tích sự gì, mà còn bị vua chúa khi dễ! Nhưng rồi xem ra kết quả cho thấy hơn hai ngàn năm sau, trong khi Khổng Tử được tạc tượng tôn sùng như bậc thầy của Trung quốc, thì Lão Tử chỉ là cái bóng mờ đứng bên cạnh như một Triết gia. Thành ra những gì mà Lão Tử nói sau đây, không biết là nói cho Khổng Tử nghe, hay là nói cho chính ông:

Thượng đức bất đức, thị dĩ hữu đức.
Hạ đức bất thất đức, thị dĩ vô đức.

Nghĩa là:

Ðức lớn thì không thấy có Ðức, nhưng sau cùng lại có Ðức.
Ðức nhỏ thì thấy có Ðức, nhưng sau cùng là không có Ðức.

Có thể nào dùng ý tưởng trên cho cả hai chủ nghĩa Tư Bản và Cộng Sản?

PS: còn có cả biểu đồ minh họa nhưng mình chưa biết cách đưa vào bài viết.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Back
Bên trên