Đào Văn Huy Phú
(Queen2110)
New Member
Đừng nói Italia như thế
Vậy là Italia đã vô địch thế giới tính đến nay đã sắp được 3 ngày nhưng dư âm về trận CK World Cup diễn ra giữa Italia và Pháp vẫn còn đang là 1 đề tài thời sự nóng bỏng và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người hâm mộ. Vì sao lại thế? Trước tiên thì cũng dễ hiểu thôi vì 4 năm mới có 1 VKC bóng đá thế giới và 4 năm mới có 1 trận CK đáng để cho người ta thưởng thức. Một trận CK World Cup luôn mang trong mình 1 ý nghĩa lịch sử cực kỳ to lớn. Nó là trận CK quan trọng nhất trong tất cả các trận CK của thế giới bóng đá.Nó có thể khiến cho 1 dân tộc, 1 quốc gia vui sướng đến phát điên và ngược lại nó làm cho 1 dân tộc khác, 1 quốc gia khác khóc hết nước mắt mà chưa hết buồn. Tuy nhiên nhìn ở 1 khía cạnh khác thì trận CK World Cup năm nay đã được bới móc trên mức cần thiết, mổ xẻ 1 cách quá đáng và thậm chí là lạc đề trầm trọng. Thay vì 1 sự tổng kết, đánh giá, nhận xét khách quan trung thực thì người ta lại tìm mọi cách xoáy sâu hơn, đi vào chi tiết hơn về 1 hoặc 1 vài tình huống nhỏ lẻ và vụn vặt của trận đấu để rồi qua đó đưa ra những kết luận vội vàng 1 cách xanh rờn và vô căn cứ.
Thật không thể hiểu nổi tại sao 1 tờ báo có uy tín hàng đầu như báo TT&VH với 1 nhà báo lâu năm có rất nhiều kinh nghiệm như nhà báo Hồng Ngọc lại có thể cho đăng ra trước công luận 1 bài báo mang đầy tính hằn học, sự cảm tính và hết sức thiếu công bằng đến như thế. Trong bài báo của mình có nhan đề "Mafia Italia" thì ngay trước khi bắt đầu chưa cần phải thêm mắm thêm muối gì, tác giả Hồng Ngọc đã kết luận luôn với đại ý như sau: "Thật hổ thẹn cho thế giới bóng đá khi Italia vô địch thế giới bằng những hành vi, biện pháp "không fairplay" chút nào trong trận chiến cuối cùng giành lấy vinh quang tột bậc". Điều này là đi ngược với quan điểm về thể thao chân chính mà FIFA đã tốn rất nhiều công sức xây dựng lên với 1 khẩu hiệu quen thuộc: My game is Fairplay. Và như thế là không xứng đáng, không công bằng. Nói "không Fairplay" là còn giảm nhẹ chứ nếu đúng như ý kiến của tác giả trong bài viết trên thì phải là: "thủ đoạn", "mọi rợ", "mafia" và "bẩn thỉu".
Đối với 1 nghề như nghề báo mà nói thì tiêu chí cần phải được xem trọng đầu tiên chính là sự tôn trọng bạn đọc. Vậy mà với 1 bài báo như trên người ta không thể tìm đâu ra "sự tôn trọng" đó trong suốt quá trình từ bắt đầu đến kết thúc của nó khi mà tác giả không hề có ý định đem sự khách quan, công bằng vào trong đó mà xuyên suốt quá trình viết bài của mình tác giả đã áp đặt tình cảm riêng, sự thiên vị riêng và cả những định kiến không hay về ĐTQG Italia và nền bóng đá của quốc gia này. Đã đành tác giả không thích Italia đi nữa nhưng không thể vì thể mà có thể sử dụng nghề nghiệp của mình mà gián tiếp hạ bệ vinh quang, bôi nhọ vinh quang mà ĐTQG Italia đã phải khổ công,nhọc sức hết mình mới có thể có được. Không ai trong chúng ta là không biết đã có rất nhiều chuyên gia bóng đá, BLV bóng đá hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới đều đã công nhân với nhau rằng: "Italia vô địch là rất xứng đáng và công bằng". Kể như đến những người hâm mộ thông thường thôi, dù cho họ có là các Fan hâm mộ của đội tuyển Italia hay không phải là Fan của Italia thì đều cũng đã tán đồng 1 ý kiến chung nhất:"Italia vô địch là 1 điều hợp lý".
Nhưng không hiểu tại sao, tác giả Hồng Ngọc lại không cùng chung 1 quan điểm đúng đắn như trên mà 1 mình "sáng tạo" ra 1 quan điểm mới đi ngược với sự thật, đi ngược với tình cảm, lí trí của rất nhiều con người.Điều này đã thực sự gây ra thất vọng không nhỏ cho rất nhiều bạn đọc thường xuyên của TT&VH. Không chỉ dừng lại ở mức độ tai hại khi đã "tạo dư luận" không tốt bằng những thành kiến, ác cảm của riêng mình về Italia đó mà tác giả đã vô tình đã làm tổn hại đến uy tín của cả 1 nền bóng đá lớn của thế giới, làm tổn hại đến niềm tin, sự tự hào và cả lòng tự trọng trong sâu thẳm trái tim của rất nhiều,rất rất nhiều những CĐV bóng đá Italia ở Việt Nam này-những người không có lỗi lầm gì với nhà báo cả.
Quay trở lại với bài báo trên, tác giả đã có nhận xét cảm tính rằng: ĐTQG Italia đã có những Chủ Trương Rõ Rệt nhằm triệt hạ cho được các ngôi sao quan trọng bên đội tuyển Pháp để giành lấy ưu thế về mình trong cuộc đấu sống còn với Pháp. Đích danh được chỉ ra là Cannavaro, Zambrotta và Materazzi còn nạn nhân thì không ai khác ngoài những Zidane, Henry và Vieira. Đó là những pha phạm lỗi ác ý, có hệ thống 1 cách thường xuyên và liên tục. Chắc tác giả đã không xem kỹ trận đấu hoặc đã cố tình bỏ qua sự khách quan mà 1 mực khẳng định 1 cách điên cuồng như thế. Ai cũng biết Zambrotta đã lao vào Vieira trong tình thế ham bóng 1 cách tự nhiên (sau này ở phút 57' Vieira đã ra sân khi chẳng 1 ai chạm vào anh cả). Ai cũng biết Cannavaro không hề lao thẳng đến Henry và nhảy lên tranh bóng với Zidane bằng những cùi trỏ được đưa ra phía trước. Tất cả chỉ diễn ra trong tích tắc 1 cách cực kỳ tự nhiên và đúng luật. Ai cũng biết sự việc "chiếc thẻ đỏ cuối cùng" của số 10 Zidane đến nay vẫn chỉ là bí ẩn. Ngay như Zidane-người trong cuộc đó đều chưa hề có 1 công bố chính thức nào chứng tỏ Materazzi đã "bẩn thỉu" khiêu khích như tác giả đã gợi ý cho bạn đọc. Và còn 1 điều này nữa :đội bóng phạm nhiều lỗi hơn trong trận CK vừa qua không phải là Italia mà chính là đội tuyển Pháp (17 so với 24), đội mà theo tác giả là đã chịu thiệt hại nhiều hơn trong suốt quá trình trận đấu. Việc va chạm, tranh cãi, khiêu khích trong các trận đấu là những điều quá bình thường, bình thường nhất trong những điều bình thường của 1 trận đấu thông thường. Ai cũng hiểu như thế và người ta chấp nhận để điều đó xảy ra. Họ đã có những điều luật nhằm ngăn chặn bạo lực và sự thiếu trung thực trên sân.
Không hiểu sao tác giả lại có thể mạnh mồm kết luận 1 cách vội vàng và vô căn cứ khi mà thử hỏi xem trên các phương tiện truyền thông, báo chí của nước nhà và thế giới đã có bao nhiêu bài báo, bao nhiêu ý kiến, bao nhiêu nhận xét, bao nhiêu sự đồng tình cho 1 vấn đề nhạy cảm như kiểu: "Italia đã có 1 âm mưu rất Mafia với đội Pháp". Ngay như chính Raymond Domenech (HLV trưởng đổi tuyển Pháp) hay Henry, Zidane, Vieira-những nạn nhân xấu số đó đều đã không có 1 phát biểu nào nói lên điều đó. Hay tất cả chỉ là sự bịa đặt không hơn không kém, hoặc giả sử là do tất cả chúng ta đều đã không có đủ khả năng, không có đủ dũng khí để 1 mình chống lại tất cả, 1 mình đi tìm sự thật giống như là những gì tác giả đã làm.
Chắc tác giả hẳn không quên hình ảnh Buffon đã chạy ra ôm lấy Zidane 1 cách rất thân thiện(cuối trận Buffon còn ôm lấy Barthez 1 cách rất fairplay nữa). Và khi Zidane nhận thẻ đỏ có bao nhiêu cầu thủ Italia vỗ tay tán thưởng. Con số đó là 0. Không có 1 ai vì họ không hề được chỉ đạo phải có "tư duy chiến thuật" như tác giả mong muốn nếu có chăng thì chỉ là 1 phương pháp kèm cặp sát sao dành cho 1 thiên tài bóng đá giống như Zidane bởi đến những HLV mới vào nghề cũng phải tự hiểu rằng để cho Zidane tự do đồng nghĩa với tự sát. Và để thêm phần hợp lý hơn tác giả cũng cho rằng có những cầu thủ Italia xung quanh Zidane và Materazzi đã biết điều gì xảy ra nhưng vẫn giữ im lặng vì hèn nhát. Thế mà băng hình quay chậm lại đoạn kể trên không cho thấy có 1 cầu thủ nào của Italia khác nằm trong bán kính 3 m giữa Zidane và Materazzi để có thể "lắng nghe" và "chia sẻ". Gần như chẳng 1 ai để ý đến pha bóng đó ngoại trừ nhưng người làm công tác truyền hình trực tiếp trên sân. Tất cả chỉ có như vậy mà thôi.
Và đỉnh điểm cao trào cho 1 nút thắt quan trọng trong vở kịch bôi bác đó chính là phần cuối cùng của bài báo: Tẩy rửa bóng đá Italia. Nói đến 2 từ tẩy rửa hẳn ai cũng thấy tính gởi tả của nó như thế nào rồi. Đây là 1 cụm động từ để chỉ sự xoá sạch, xoá không còn gì hết, xoá 1 cách thẳng thừng và không hề vương vấn 1 điều gì. Và điều tác giả muốn tẩy rửa ở đây chính lại là nền bóng đá mà mới đó chưa đầy 72 tiếng đồng hồ trước đã lên ngôi vô địch thế giới bằng tất cả sự nỗ lực, sự hy sinh, sự quên mình của mình và đang được thế giới ngợi ca và ghi nhận.
Tác giả viết rằng (xin được trích nguyên văn):"Những ai ngưỡng mộ nền văn minh Châu Âu đều không hiểu tại sao giữa trung tâm của nền văn minh nhân loại lại tồn tại 1 nền văn hoá bóng đá "mọi rợ" đến như thế". Thật không thể tưởng tượng nổi 1 nhà báo có kinh nghiệm lâu nay, có kiến thức chuyên sâu như nhà báo Hồng Ngọc lại có thể viết lên những điều tưởng như chỉ ở 1 thời kỳ đồ đá nào đấy. Tác giả nên nhớ rằng với những người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam ta thì từ già đến trẻ ắt hẳn cũng 1 lần được nhắc tới, 1 lần được hiểu thêm về cái gọi là bóng đá Italia và văn hoá bóng đá Italia. Đó là 1 nền bóng đá, 1 nền văn hoá bóng đá mang những nét đặc trưng riêng biệt không thể lẫn vào đâu được trên thế giới này. Thế nhưng bằng 1 bài báo không quá tệ về chữ nghĩa nhưng quá tệ về nội dung và bằng những câu văn không quá dồn dập nhưng quá mức thậm tệ và không thể nào chấp nhận nổi, tác giả đã có 1 kết luận quá tồi:"Mọi rợ". Không biết anh ta đã nghĩ gì khi viết ra 2 từ "mọi rợ" này đối với 1 nền văn hoá đáng nể như là Italia giữa 1 Châu Âu văn minh và hiện đại như thế. Phải chăng các Tifosi ở Italia đều là những kẻ mọi rợ vì văn hoá là do con người tạo ra mà.
Và cuối cùng của sự quá thể đó đã được nhà báo Hồng Ngọc đúc kết bằng cách nói hết sức mỉa mai như sau: "Nhưng thật trớ trêu thay chức vô địch thế giới mà họ giành được bằng tất cả những thủ đoạn bẩn thỉu đúng kiểu Italia lại là sự cứu rỗi cho những kẻ tội đồ đang chờ ngày nghị án, như Lippi, như Buffon". Những ngôi sao, người hùng bỗng trở thành những kẻ mafia đường phố,những HLV tài năng đáng được tôn vinh và học tập bỗng trở lên xấu xa,vô đạo đức. Liên tưởng đến điều này chúng ta sẽ còn cảm thấy xấu hổ hơn họ rất nhiều vì họ dù là ai, dù là những kẻ có tội (hiện nay vẫn chỉ là sự nghi ngờ của pháp luật) nhưng một khi đã ra thế giới, họ đã đoàn kết với nhau, chiến đấu với nhau nhằm đem lại niềm vui,vinh quang và hạnh phúc cho tổ quốc họ, cho dân tộc họ còn như chúng ta thì sao? Những tài năng trẻ được chăm bẵm từng ly từng chút như Văn Quyến, Quốc Vượng v.v.. lại dám đang tâm bán đứng cả ĐTQG,bán đứng cả màu cờ sắc áo chỉ vì những lợi ích kinh tế rẻ tiền và xấu hổ.
Italia đã vô địch thế giới đâu chỉ bằng những câu bình luận, những sự đánh giá ,nhận xét 1 cách qua loa và phù phiếm. Họ cũng đâu vô địch thế giới bằng những thủ đoạn âm mưu và cạm bẫy hết sức tinh vi và đểu giả. Họ vô địch thế giới bằng thực lực của chính mình, bằng niềm tin, sự khao khát mãnh liệt. Những CĐV Italia ở Việt Nam khi cầm trên tay bài báo này có lẽ không muốn trở thành kẻ thù của tác giả mà thật sự họ cảm thấy thất vọng cho báo chí nước nhà, thấy buồn thay cho chính họ và cho cả ĐTQG màu thiên thanh nữa. Thật không thể nói gì hơn khi đọc 1 bài báo gây ra sự bức xúc đến nhường này. Nếu như những gì viết ra trong bài báo là sự thật thì hoá ra từ bấy lâu nay chúng ta đã bị lừa dối, bị che dấu 1 cách quá dễ dàng hay sao.
Không! Tác giả cũng chỉ là 1 người hâm mộ bóng đá như mọi người. Không phải là chúa trời, không phải là 1 vị thánh sống. Mỗi người đều sẽ có những nhận đinh riêng,những cảm nhận riêng về từng đội bóng mà mình yêu thích nhưng có 1 điều quan trọng nhất vẫn phải là tôn trọng sự thật,công bằng với sự thật đã diễn ra như thế. Italia đúng là 1 đội bóng đáng thương và chịu nhiều bất công nhất thế giới. Chưa bao giờ có 1 đội bóng nào VĐTG mà phải hứng chịu nhiều sự công kích,dè bỉu và chế nhạo hơn thế. Người ta luôn cho rằng Italia vô địch đó chỉ là 1 sự ăn may, là 1 sự đe doạ với bóng đá nghệ thuật,là sự lên ngôi của chủ nghĩa thực dung,toan tính và không hề chân chính. Người ta luôn ca ngợi bóng đá, ca ngợi vẻ đẹp của bóng đá nhưng không hiểu tại sao người ta vẫn nhìn nhận nó 1 cách sai lầm và lệch lạc đến như thế. Không 1 chút giá trị, không 1 chút công bằng và không 1 chút sự thật nào là tất cả những gì đã có mà chúng ta đã đọc được trên bài báo nêu trên. Hãy trả lại sự trong sạch, sự công bằng cho Italia và cho các CĐV bóng đá của Italia trên khắp thế giới này đi !!!
(Bài viết này được viết ra nhằm phản đối bài báo "Mafia Italia" trên báo TT&VH số ra thứ 3,ngày 11/7/2006)
PS: Xin dùng đúng những từ ngữ mà tác giả đã dùng để thêm 1 nhận xét về bài báo: phải chăng khi WC2006 đã kết thúc, báo TT&VH buộc phải đăng những bài viết như thế này để tạo scandal nhằm gây sự chú ý của người đọc? Rõ ràng là bài báo cũng đã có chút tác dụng khi đi hầu hết các trang web hay các forum trên mạng đều thấy nhắc đến Hồng Ngọc hay TT&VH.. Và nói nào ngay chính bài viết này chắc cũng sẽ góp fần lăng xê 2 cái tên này. Đây quả là thủ đoạn hết sức mọi rợ, bẩn thỉu và có thể sẽ làm giảm số lượng người đọc trung thành của báo xuống mức thấp nhất nếu như báo không có khả năng gột rửa lại đội ngũ. Tiếc thay...
Vậy là Italia đã vô địch thế giới tính đến nay đã sắp được 3 ngày nhưng dư âm về trận CK World Cup diễn ra giữa Italia và Pháp vẫn còn đang là 1 đề tài thời sự nóng bỏng và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người hâm mộ. Vì sao lại thế? Trước tiên thì cũng dễ hiểu thôi vì 4 năm mới có 1 VKC bóng đá thế giới và 4 năm mới có 1 trận CK đáng để cho người ta thưởng thức. Một trận CK World Cup luôn mang trong mình 1 ý nghĩa lịch sử cực kỳ to lớn. Nó là trận CK quan trọng nhất trong tất cả các trận CK của thế giới bóng đá.Nó có thể khiến cho 1 dân tộc, 1 quốc gia vui sướng đến phát điên và ngược lại nó làm cho 1 dân tộc khác, 1 quốc gia khác khóc hết nước mắt mà chưa hết buồn. Tuy nhiên nhìn ở 1 khía cạnh khác thì trận CK World Cup năm nay đã được bới móc trên mức cần thiết, mổ xẻ 1 cách quá đáng và thậm chí là lạc đề trầm trọng. Thay vì 1 sự tổng kết, đánh giá, nhận xét khách quan trung thực thì người ta lại tìm mọi cách xoáy sâu hơn, đi vào chi tiết hơn về 1 hoặc 1 vài tình huống nhỏ lẻ và vụn vặt của trận đấu để rồi qua đó đưa ra những kết luận vội vàng 1 cách xanh rờn và vô căn cứ.
Thật không thể hiểu nổi tại sao 1 tờ báo có uy tín hàng đầu như báo TT&VH với 1 nhà báo lâu năm có rất nhiều kinh nghiệm như nhà báo Hồng Ngọc lại có thể cho đăng ra trước công luận 1 bài báo mang đầy tính hằn học, sự cảm tính và hết sức thiếu công bằng đến như thế. Trong bài báo của mình có nhan đề "Mafia Italia" thì ngay trước khi bắt đầu chưa cần phải thêm mắm thêm muối gì, tác giả Hồng Ngọc đã kết luận luôn với đại ý như sau: "Thật hổ thẹn cho thế giới bóng đá khi Italia vô địch thế giới bằng những hành vi, biện pháp "không fairplay" chút nào trong trận chiến cuối cùng giành lấy vinh quang tột bậc". Điều này là đi ngược với quan điểm về thể thao chân chính mà FIFA đã tốn rất nhiều công sức xây dựng lên với 1 khẩu hiệu quen thuộc: My game is Fairplay. Và như thế là không xứng đáng, không công bằng. Nói "không Fairplay" là còn giảm nhẹ chứ nếu đúng như ý kiến của tác giả trong bài viết trên thì phải là: "thủ đoạn", "mọi rợ", "mafia" và "bẩn thỉu".
Đối với 1 nghề như nghề báo mà nói thì tiêu chí cần phải được xem trọng đầu tiên chính là sự tôn trọng bạn đọc. Vậy mà với 1 bài báo như trên người ta không thể tìm đâu ra "sự tôn trọng" đó trong suốt quá trình từ bắt đầu đến kết thúc của nó khi mà tác giả không hề có ý định đem sự khách quan, công bằng vào trong đó mà xuyên suốt quá trình viết bài của mình tác giả đã áp đặt tình cảm riêng, sự thiên vị riêng và cả những định kiến không hay về ĐTQG Italia và nền bóng đá của quốc gia này. Đã đành tác giả không thích Italia đi nữa nhưng không thể vì thể mà có thể sử dụng nghề nghiệp của mình mà gián tiếp hạ bệ vinh quang, bôi nhọ vinh quang mà ĐTQG Italia đã phải khổ công,nhọc sức hết mình mới có thể có được. Không ai trong chúng ta là không biết đã có rất nhiều chuyên gia bóng đá, BLV bóng đá hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới đều đã công nhân với nhau rằng: "Italia vô địch là rất xứng đáng và công bằng". Kể như đến những người hâm mộ thông thường thôi, dù cho họ có là các Fan hâm mộ của đội tuyển Italia hay không phải là Fan của Italia thì đều cũng đã tán đồng 1 ý kiến chung nhất:"Italia vô địch là 1 điều hợp lý".
Nhưng không hiểu tại sao, tác giả Hồng Ngọc lại không cùng chung 1 quan điểm đúng đắn như trên mà 1 mình "sáng tạo" ra 1 quan điểm mới đi ngược với sự thật, đi ngược với tình cảm, lí trí của rất nhiều con người.Điều này đã thực sự gây ra thất vọng không nhỏ cho rất nhiều bạn đọc thường xuyên của TT&VH. Không chỉ dừng lại ở mức độ tai hại khi đã "tạo dư luận" không tốt bằng những thành kiến, ác cảm của riêng mình về Italia đó mà tác giả đã vô tình đã làm tổn hại đến uy tín của cả 1 nền bóng đá lớn của thế giới, làm tổn hại đến niềm tin, sự tự hào và cả lòng tự trọng trong sâu thẳm trái tim của rất nhiều,rất rất nhiều những CĐV bóng đá Italia ở Việt Nam này-những người không có lỗi lầm gì với nhà báo cả.
Quay trở lại với bài báo trên, tác giả đã có nhận xét cảm tính rằng: ĐTQG Italia đã có những Chủ Trương Rõ Rệt nhằm triệt hạ cho được các ngôi sao quan trọng bên đội tuyển Pháp để giành lấy ưu thế về mình trong cuộc đấu sống còn với Pháp. Đích danh được chỉ ra là Cannavaro, Zambrotta và Materazzi còn nạn nhân thì không ai khác ngoài những Zidane, Henry và Vieira. Đó là những pha phạm lỗi ác ý, có hệ thống 1 cách thường xuyên và liên tục. Chắc tác giả đã không xem kỹ trận đấu hoặc đã cố tình bỏ qua sự khách quan mà 1 mực khẳng định 1 cách điên cuồng như thế. Ai cũng biết Zambrotta đã lao vào Vieira trong tình thế ham bóng 1 cách tự nhiên (sau này ở phút 57' Vieira đã ra sân khi chẳng 1 ai chạm vào anh cả). Ai cũng biết Cannavaro không hề lao thẳng đến Henry và nhảy lên tranh bóng với Zidane bằng những cùi trỏ được đưa ra phía trước. Tất cả chỉ diễn ra trong tích tắc 1 cách cực kỳ tự nhiên và đúng luật. Ai cũng biết sự việc "chiếc thẻ đỏ cuối cùng" của số 10 Zidane đến nay vẫn chỉ là bí ẩn. Ngay như Zidane-người trong cuộc đó đều chưa hề có 1 công bố chính thức nào chứng tỏ Materazzi đã "bẩn thỉu" khiêu khích như tác giả đã gợi ý cho bạn đọc. Và còn 1 điều này nữa :đội bóng phạm nhiều lỗi hơn trong trận CK vừa qua không phải là Italia mà chính là đội tuyển Pháp (17 so với 24), đội mà theo tác giả là đã chịu thiệt hại nhiều hơn trong suốt quá trình trận đấu. Việc va chạm, tranh cãi, khiêu khích trong các trận đấu là những điều quá bình thường, bình thường nhất trong những điều bình thường của 1 trận đấu thông thường. Ai cũng hiểu như thế và người ta chấp nhận để điều đó xảy ra. Họ đã có những điều luật nhằm ngăn chặn bạo lực và sự thiếu trung thực trên sân.
Không hiểu sao tác giả lại có thể mạnh mồm kết luận 1 cách vội vàng và vô căn cứ khi mà thử hỏi xem trên các phương tiện truyền thông, báo chí của nước nhà và thế giới đã có bao nhiêu bài báo, bao nhiêu ý kiến, bao nhiêu nhận xét, bao nhiêu sự đồng tình cho 1 vấn đề nhạy cảm như kiểu: "Italia đã có 1 âm mưu rất Mafia với đội Pháp". Ngay như chính Raymond Domenech (HLV trưởng đổi tuyển Pháp) hay Henry, Zidane, Vieira-những nạn nhân xấu số đó đều đã không có 1 phát biểu nào nói lên điều đó. Hay tất cả chỉ là sự bịa đặt không hơn không kém, hoặc giả sử là do tất cả chúng ta đều đã không có đủ khả năng, không có đủ dũng khí để 1 mình chống lại tất cả, 1 mình đi tìm sự thật giống như là những gì tác giả đã làm.
Chắc tác giả hẳn không quên hình ảnh Buffon đã chạy ra ôm lấy Zidane 1 cách rất thân thiện(cuối trận Buffon còn ôm lấy Barthez 1 cách rất fairplay nữa). Và khi Zidane nhận thẻ đỏ có bao nhiêu cầu thủ Italia vỗ tay tán thưởng. Con số đó là 0. Không có 1 ai vì họ không hề được chỉ đạo phải có "tư duy chiến thuật" như tác giả mong muốn nếu có chăng thì chỉ là 1 phương pháp kèm cặp sát sao dành cho 1 thiên tài bóng đá giống như Zidane bởi đến những HLV mới vào nghề cũng phải tự hiểu rằng để cho Zidane tự do đồng nghĩa với tự sát. Và để thêm phần hợp lý hơn tác giả cũng cho rằng có những cầu thủ Italia xung quanh Zidane và Materazzi đã biết điều gì xảy ra nhưng vẫn giữ im lặng vì hèn nhát. Thế mà băng hình quay chậm lại đoạn kể trên không cho thấy có 1 cầu thủ nào của Italia khác nằm trong bán kính 3 m giữa Zidane và Materazzi để có thể "lắng nghe" và "chia sẻ". Gần như chẳng 1 ai để ý đến pha bóng đó ngoại trừ nhưng người làm công tác truyền hình trực tiếp trên sân. Tất cả chỉ có như vậy mà thôi.
Và đỉnh điểm cao trào cho 1 nút thắt quan trọng trong vở kịch bôi bác đó chính là phần cuối cùng của bài báo: Tẩy rửa bóng đá Italia. Nói đến 2 từ tẩy rửa hẳn ai cũng thấy tính gởi tả của nó như thế nào rồi. Đây là 1 cụm động từ để chỉ sự xoá sạch, xoá không còn gì hết, xoá 1 cách thẳng thừng và không hề vương vấn 1 điều gì. Và điều tác giả muốn tẩy rửa ở đây chính lại là nền bóng đá mà mới đó chưa đầy 72 tiếng đồng hồ trước đã lên ngôi vô địch thế giới bằng tất cả sự nỗ lực, sự hy sinh, sự quên mình của mình và đang được thế giới ngợi ca và ghi nhận.
Tác giả viết rằng (xin được trích nguyên văn):"Những ai ngưỡng mộ nền văn minh Châu Âu đều không hiểu tại sao giữa trung tâm của nền văn minh nhân loại lại tồn tại 1 nền văn hoá bóng đá "mọi rợ" đến như thế". Thật không thể tưởng tượng nổi 1 nhà báo có kinh nghiệm lâu nay, có kiến thức chuyên sâu như nhà báo Hồng Ngọc lại có thể viết lên những điều tưởng như chỉ ở 1 thời kỳ đồ đá nào đấy. Tác giả nên nhớ rằng với những người hâm mộ bóng đá ở Việt Nam ta thì từ già đến trẻ ắt hẳn cũng 1 lần được nhắc tới, 1 lần được hiểu thêm về cái gọi là bóng đá Italia và văn hoá bóng đá Italia. Đó là 1 nền bóng đá, 1 nền văn hoá bóng đá mang những nét đặc trưng riêng biệt không thể lẫn vào đâu được trên thế giới này. Thế nhưng bằng 1 bài báo không quá tệ về chữ nghĩa nhưng quá tệ về nội dung và bằng những câu văn không quá dồn dập nhưng quá mức thậm tệ và không thể nào chấp nhận nổi, tác giả đã có 1 kết luận quá tồi:"Mọi rợ". Không biết anh ta đã nghĩ gì khi viết ra 2 từ "mọi rợ" này đối với 1 nền văn hoá đáng nể như là Italia giữa 1 Châu Âu văn minh và hiện đại như thế. Phải chăng các Tifosi ở Italia đều là những kẻ mọi rợ vì văn hoá là do con người tạo ra mà.
Và cuối cùng của sự quá thể đó đã được nhà báo Hồng Ngọc đúc kết bằng cách nói hết sức mỉa mai như sau: "Nhưng thật trớ trêu thay chức vô địch thế giới mà họ giành được bằng tất cả những thủ đoạn bẩn thỉu đúng kiểu Italia lại là sự cứu rỗi cho những kẻ tội đồ đang chờ ngày nghị án, như Lippi, như Buffon". Những ngôi sao, người hùng bỗng trở thành những kẻ mafia đường phố,những HLV tài năng đáng được tôn vinh và học tập bỗng trở lên xấu xa,vô đạo đức. Liên tưởng đến điều này chúng ta sẽ còn cảm thấy xấu hổ hơn họ rất nhiều vì họ dù là ai, dù là những kẻ có tội (hiện nay vẫn chỉ là sự nghi ngờ của pháp luật) nhưng một khi đã ra thế giới, họ đã đoàn kết với nhau, chiến đấu với nhau nhằm đem lại niềm vui,vinh quang và hạnh phúc cho tổ quốc họ, cho dân tộc họ còn như chúng ta thì sao? Những tài năng trẻ được chăm bẵm từng ly từng chút như Văn Quyến, Quốc Vượng v.v.. lại dám đang tâm bán đứng cả ĐTQG,bán đứng cả màu cờ sắc áo chỉ vì những lợi ích kinh tế rẻ tiền và xấu hổ.
Italia đã vô địch thế giới đâu chỉ bằng những câu bình luận, những sự đánh giá ,nhận xét 1 cách qua loa và phù phiếm. Họ cũng đâu vô địch thế giới bằng những thủ đoạn âm mưu và cạm bẫy hết sức tinh vi và đểu giả. Họ vô địch thế giới bằng thực lực của chính mình, bằng niềm tin, sự khao khát mãnh liệt. Những CĐV Italia ở Việt Nam khi cầm trên tay bài báo này có lẽ không muốn trở thành kẻ thù của tác giả mà thật sự họ cảm thấy thất vọng cho báo chí nước nhà, thấy buồn thay cho chính họ và cho cả ĐTQG màu thiên thanh nữa. Thật không thể nói gì hơn khi đọc 1 bài báo gây ra sự bức xúc đến nhường này. Nếu như những gì viết ra trong bài báo là sự thật thì hoá ra từ bấy lâu nay chúng ta đã bị lừa dối, bị che dấu 1 cách quá dễ dàng hay sao.
Không! Tác giả cũng chỉ là 1 người hâm mộ bóng đá như mọi người. Không phải là chúa trời, không phải là 1 vị thánh sống. Mỗi người đều sẽ có những nhận đinh riêng,những cảm nhận riêng về từng đội bóng mà mình yêu thích nhưng có 1 điều quan trọng nhất vẫn phải là tôn trọng sự thật,công bằng với sự thật đã diễn ra như thế. Italia đúng là 1 đội bóng đáng thương và chịu nhiều bất công nhất thế giới. Chưa bao giờ có 1 đội bóng nào VĐTG mà phải hứng chịu nhiều sự công kích,dè bỉu và chế nhạo hơn thế. Người ta luôn cho rằng Italia vô địch đó chỉ là 1 sự ăn may, là 1 sự đe doạ với bóng đá nghệ thuật,là sự lên ngôi của chủ nghĩa thực dung,toan tính và không hề chân chính. Người ta luôn ca ngợi bóng đá, ca ngợi vẻ đẹp của bóng đá nhưng không hiểu tại sao người ta vẫn nhìn nhận nó 1 cách sai lầm và lệch lạc đến như thế. Không 1 chút giá trị, không 1 chút công bằng và không 1 chút sự thật nào là tất cả những gì đã có mà chúng ta đã đọc được trên bài báo nêu trên. Hãy trả lại sự trong sạch, sự công bằng cho Italia và cho các CĐV bóng đá của Italia trên khắp thế giới này đi !!!
(Bài viết này được viết ra nhằm phản đối bài báo "Mafia Italia" trên báo TT&VH số ra thứ 3,ngày 11/7/2006)
PS: Xin dùng đúng những từ ngữ mà tác giả đã dùng để thêm 1 nhận xét về bài báo: phải chăng khi WC2006 đã kết thúc, báo TT&VH buộc phải đăng những bài viết như thế này để tạo scandal nhằm gây sự chú ý của người đọc? Rõ ràng là bài báo cũng đã có chút tác dụng khi đi hầu hết các trang web hay các forum trên mạng đều thấy nhắc đến Hồng Ngọc hay TT&VH.. Và nói nào ngay chính bài viết này chắc cũng sẽ góp fần lăng xê 2 cái tên này. Đây quả là thủ đoạn hết sức mọi rợ, bẩn thỉu và có thể sẽ làm giảm số lượng người đọc trung thành của báo xuống mức thấp nhất nếu như báo không có khả năng gột rửa lại đội ngũ. Tiếc thay...